Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan từ năm 2014 đến nay và quá trình giải quyết của Chính phủ Thái Lan, dé từ đó đánh giá tác động của vấn d
Trang 1NGUYEN THỊ NGỌC ANH
XUNG ĐỘT TÔN GIÁO TẠI MIÈN NAM THÁI LAN
TU NĂM 2014 DEN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUOC TE HỌC
Hà Nội —- 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ NGỌC ANH
XUNG ĐỘT TÔN GIÁO TẠI MIÈN NAM THÁI LAN
TỪ NAM 2014 DEN NĂM 2020
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310601.01
XÁC NHAN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SUA THEO QUYET NGHỊ CUA
HỘI DONG CHAM LUẬN VAN
Người hướng dan khoa học Chủ tịch hội đồng chấm
Luận văn Thạc sĩ
GS.TS Hoàng Khắc Nam GS.TS Phạm Quang Minh
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Khắc Nam.
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên
cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
nay là trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nao Tôi
xin chịu trách nhiệm vê công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 4LỜI CÁM ƠNNha thơ từng đoạt giải Nobel William Butler Yeats từng nói: “Education is
not the filling of a pail, but the lighting of a fire’ Trong qua trình hoc tập và trau
dồi kiến thức, đã có những giây phút em đánh mat ngọn lửa của mình, song các thay
cô ở Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn là nguồn cảm hứng to lớn, là những người dẫn đường quý giá và đáng trân trọng đối với em Với tất cả lòng biết ơn, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS Hoàng Khắc Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành cuốn luận văn này Cảm ơn thầy vì đã dùng tất cả tâm huyết, sự kiên nhẫn,
tận tình và chuyên môn sâu rộng của mình dé diu dắt em suốt hai năm vừa qua.
Ngoài ra, em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Quốc tế học vì đã hướng dẫn, truyền thụ những kiến thức mới, định hướng những kĩ năng nghiên cứu và đồng hành cùng em từ những ngày đầu tiên Những tri thức vô
cùng quý báu đó đã tạo điều kiện để em hoàn thành cuốn luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn anh Bùi Trọng Khởi, học viên Cao học Khóa 2019 vì đã
luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm và phiên dịch tài liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các thầy cô, anh chị đồng nghiệp tại Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự ủng hộ
vô điều kiện để em có thê hoàn thành khóa học Thạc sĩ cũng như cuốn luận văn này.
Dù vậy, do còn nhiều khiếm khuyết về kinh nghiệm và trình độ lý luận cũng như sự
hạn chế về tài liệu tiếng Việt, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ các quý thầy cô đề luận văn trở
nên hoàn thiện hon Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Noi, ngày tháng năm 2021
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngọc Anh
il
Trang 5MỤC LỤC
0962710722575 :::‹::ạ |
1 Lý do lựa chọn đỀ tài - ¿5c s+S<+EE2E2EEEEEEE2E12112121211211 2171111 1
2 Lich sử nghiên cứu vấn đề -¿- ¿+ s+k+E+k£EE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkrei 3
3 Mục tiêu nghién CỨU - <6 1E E991 8831189111 99111 vn vn ng rry 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiÊn CỨU <5 6 + 11k **S VEE+Eseekkkesseereee 9
5 Phuong phap nghién CUWU 01 9
6 Cấu trúc luận VAN ceeceecessessessessesssssssssssessessessessessussussusssessessessessessessssesees 10
Chương 1 LICH SU VÀ NGUYÊN NHÂN XUNG DOT TON GIÁO Ở
MIEN NAM THÁI LAN 2- 525222 2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrrrrkee 11
1.1 Lich sử quá trình xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan 121.1.1 Quá trình hình thành tình trạng đa tôn giáo, đa sắc tộc ở miền Nam Thái
—.- 12
1.1.2 Quá trình hình thành xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan 161.2 Nguyên nhân xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan 21
Tiểu kết chương I 2-2 S<+S22ESSESEEEEE2EE2EEEEEE121121E7171 111.1 ee 26
Chương 2 VAN ĐÈ XUNG DOT TON GIÁO Ở MIEN NAM THÁI LAN
ý L1 28
2.1 Thực trạng xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan 28
2.1.1 Sự phát triên vê lực lượng và cơ câu tô chức của lực lượng Hôi giáo cực
2.1.2 Sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các tô chức Hồi giáo quốc tế 36
2.1.3 Hoạt động của các lực lượng Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan
Trang 6Tiểu kết chương 2 - 2-2 SsSE2EE2EEESEEEEE21121717121121171 11111 1e Ty 52 Chương 3 TÁC DONG, DỰ BAO VÀ KHUYEN NGHỊ 54 3.1 Tác động đối với khu vực và Việt Nam - 5 csccccccce 54
3.1.1 Tác động với khu VỰC - 5c s11 vn ng rrkp 54 3.1.2 Tác động với Việt Nameo.ccccccccssesssessessessessessssssesssessessecsessessesssseseeeees 60
3.2 Du DAO 4 62
3.3 Khuyến nghị đối với Việt Nam eseeseeeseeeesessesesseseseeees 673.3.1 Giải pháp về chính tric cecccccccccccsssssessessesssssesessessessesssessessesesssseeseeses 673.3.2 Giải pháp về kinh tẾ -¿- 5s +SE+EEEE#EEEE2EEEEEE711121 112111 re 70
3.3.3 Giải pháp về quốc phòng - an ninh -2: 5: 5++s++s++z+z+zced 70
3.3.4 Giải pháp về ngoại giaO -¿-:- +22 ctEEEE2121 21211121 re 72
3.3.5 Hợp tác trong phòng chống khủng bố - 2 2 2 s+z+£z£cxeẻ 72 KET LUẬN - - 5c St E1 1 1111111111111 11111111 1111111111111 tre 74
TÀI LIEU THAM KHAO 2- 5 ©5£+S£2EE+EE£EE£EEEEEEEEerErkerrerrkrrkd 71
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN
DEN LUẬN VĂN - S221 21 1E21212212112121121211 1121111211111 11 111 re 87
IV
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
ADMM Asian Defence Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN
AMMTC ASEAN Ministers Meeting on Transnational Crime
Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN về Tội phạm xuyênquốc gia
ARF ASEAN Regional Forum
Dién dan khu vwc ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đồng Nam Á
BERSATU Barisan Kemerdekan Patani (United Front for the
Independence of Pattani)
Mat trận thong nhất độc lập PaHani
BIPP Barisan Islam Pembebasan Pattani
Mat trận giải phóng Hồi giáo Pattani
BNPP Islamic Front for the Liberation of Pattani
Mat trận Giải phóng Dân tộc Pattani BRN Barisan Revolusi Nasional
Mat trận Cách mang Dân tộc EAS East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông A
EU European Union
Liên minh châu Âu
FULRO Front Uni de Lutte des Races Opprimées
Mat trận Thống nhất Đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức
GMIP Gerakan Mujahideen Islam Patani
Phong trào Hồi giáo Mujahideen Pattani
Trang 8GMP Gerakan Mujahidin Patani
Phong trao Mujahideen Pattani ISIS Islamic State of Iraq and Syria
Nhà nước Hoi giáo Iraq va Syria
NCPO National Council for Peace and Order
Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan
NSC National Security Council
Hội dong An ninh Quốc gia
PULO Pattani United Liberation Organisation
Tổ chức Giải phóng thong nhất Pattani
PULO MKP | Majlis Kepimpinan Pertubuhan
Hoi dong Lãnh đạo Pattani
RKK Runda Kumpalan Kecil
Tổ chức vũ trang Hồi giáo
SBPAC The Southern Border Provinces Administrative Centre
Trung tam Hành chính các tỉnh Biên giới miên Nam
Mái
Trang 9MỞ ĐẦUTrong những năm qua, tình hình an ninh khu vực, thế giới có nhiềudiễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đặt ra nhiều nguy cơ, thách
thức mới cho các nước khu vực Đông Nam Á Một trong những thách thức
an ninh lớn nhất hiện nay đang được quan tâm là chủ nghĩa khủng bố và vấn
đề xung đột tôn giáo.
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Ý nghĩa thực tiễn
Thái Lan một nước trung tâm của khu vực Đông Nam Á với bờ biển
thông ra cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối từ lục địa ra cácnước Đông Nam Á và Nam Á, là điểm quá cảnh của nhiều đường bay quốc tếcũng như là vị trí đầu cầu để các nước thâm nhập vào châu Á, không những
về kinh tế mà cả về quân sự Tuy nhiên, tình hình chính trị Thái Lan trong
nhiều năm gan đây luôn bất ổn, van đề xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan vẫn diễn biến phức tạp Sự bat ổn kéo dai này đã tác động, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh của Thái Lan nói riêng và môi trường an ninh trongkhu vực nói chung Khu vực miền Nam Thái Lan có xu hướng trở thành điểmnóng về hoạt động khủng bố, đấu tranh đòi ly khai, tự trị sẽ kích động cácphân tử, tô chức cực đoan ở các nước trong khu vực đây mạnh hoạt động đấutranh chống Chính phủ, khiến tình hình an ninh trong khu vực trở nên phứctạp và khó kiểm soát Đặc biệt có một số điểm nóng có thé kể tên như: Hoạt
động chống Chính phủ của các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số miền Bắc
Myanmar; phong trào đấu tranh đòi thành lập “Nhà nước “H'mông độc lập”
tại Lào; vấn đề người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đòi thành lập “Nhà nước Dé-ga tự trị” tai Việt Nam, van đề khủng bố ở Mindanao - Philippines, tinh Aceh - Indonesia và một số tỉnh của Malaysia, v.v Đáng chú ý, các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam A tham gia vào lực lượng khủng bố “Nhà
nước Hồi giáo IS tự xưng” tại Syria và Iraq sẽ tìm cách quay trở về quê
Trang 10hương, trong đó có miền Nam Thái Lan dé khôi phục lại hoạt động Theo đó,van đề khủng bố trong khu vực sẽ trở thành van đề quốc tế, tạo điều kiện chocác nước lớn như Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh đây mạnh canthiệp vào khu vực với danh nghĩa chống khủng bố.
Ngoài ra, hiện Chính phủ Thái Lan đang có ý định xây dựng một kênh
đào để rút ngắn thời gian di chuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dươngvới tên gọi là Kra Nếu được xây dựng, kênh đào Kra sẽ trở thành tuyếnhàng hải quan trọng hàng đầu thế giới với khoảng 100.000 chuyến tàu lưuthông hàng năm; rút ngắn thời gian (2 ngày), khoảng cách (1.200 km) từ Ấn
Độ Dương đến Thái Bình Dương do không phải đi vòng qua eo biển
Malacca Lúc này, Thái Lan chắc chan sẽ trở thành tâm điểm của khu vực.
Điều này sẽ tạo ra thách thức đối với Thái Lan nói riêng và ASEAN nóichung trong việc giải quyết mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và bảo đảm anninh quốc gia, khu vực
Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, cùng trong khối ASEAN vàđặc biệt là cũng có vấn đề liên quan đến xung đột tôn giáo, nên những diễn
biến phức tạp ở Thái Lan cũng phần nào có tác động ít nhiều đến Việt Nam.
Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến xung đột tôn giáo ở miền Nam
Thái Lan từ năm 2014 đến nay và quá trình giải quyết của Chính phủ Thái
Lan, dé từ đó đánh giá tác động của vấn dé này đối với khu vực và Việt Nam
có ý nghĩa quan trọng, giúp ta có được bài học trong xử lý các vấn đề liênquan đến tôn giáo, góp phan thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 11chất, quy mô, cách tiếp cận Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứumột cách hệ thống gồm đầy đủ nguyên nhân, diễn biến, kết quả, đặc biệt làchỉ ra được tác động của van đề đối với khu vực và Việt Nam Do vậy, luậnvăn sẽ là đóng góp mới trong cách tiếp cận và tư liệu, góp phần làm rõ thêmnguyên nhân, diễn biến vấn đề xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan giaiđoạn năm 2014 - 2020 Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu thêm về các biệnpháp giải quyết của Chính phủ Thái Lan, qua đó đóng góp thêm bai học kinhnghiệm cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo, dân tộc ở nước ta.
Xuất phát từ những lý do trên, có thê thấy vấn đề tôn giáo ở miền NamThái Lan là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn Vì
thế, em chọn “Xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan từ năm 2014 đến
2020” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình Việc nghiên cứu đề tàinày không chỉ giúp làm rõ nguyên nhân, diễn biến xung đột tôn giáo ở miềnNam Thái Lan từ năm 2014 đến nay và quá trình giải quyết của Chính phủ
Thái Lan, mà còn giúp chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm trong xử lý
các van dé tôn giáo hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan những năm gần đây
nhận được khá nhiều sự quan tâm, theo dõi sát sao của các nhà nghiên cứu,
phân tích chính trị trên thế giới và các nước trong khu vực
2.1 Các công trình nghiên cứu của học gia nước ngoài
2.1.1 Các công trình nghiên cứu của học giả Thái Lan
Bài tạp chí “/21281271214711W/M111A21118217110128011⁄4/W17'
(tạm dịch: Phân tích về tình hình và nguyên nhân của vấn đề bất ôn ở miềnNam Thái Lan năm 2010) của Trung tâm Điều phối hỗ trợ, giúp đỡ những đối
tượng bị tác động, ảnh hưởng từ tình trạng bất ôn ở miền Nam Thái Lan
(Deep South Coordination - DSCC) đăng tải năm 2010 đã đưa ra thực trạng, nguyên nhân phat sinh vân đê bat ôn ở miễn Nam Thái Lan; nói vê đôi tượng
Trang 12mâu thuẫn dẫn tới căng thăng khu vực trong suốt thời gian dài mà chưa códấu hiệu sẽ giải quyết dứt điểm, như mâu thuẫn giữa chính quyền và cácnhóm lợi ích, các nhóm đấu tranh đòi ly khai, giữa các nhóm sắc tỘc, V.V
Bài tạp chí “421⁄⁄1022⁄/11M1Ø77161LM21104/717) (tạm dịch: 04
nguyên nhân bất ôn miền Nam và 06 phương hướng giải quyết) của Tawee
Sodsong - Giám đốc Trung tâm Điều hành, quản lý các tỉnh biên giới phía
Nam (The Southern Border Provinces Administrative Centre) đăng trên thời
báo Bangkokbiznews năm 2014 Bài viết nói đến 04 nguyên nhân chính khiến
tình hình bat 6n ở miền Nam Thái Lan kéo dài, chưa thể giải quyết dứt điểm
và 06 phương hướng thúc day giải quyết và phát triển khu vực các tỉnh thànhmiền Nam nhằm đảm bảo tính vững mạnh, chiến thắng cho tất cả các bên
Bài viết về “Các chính sách của chính phủ đối với các tỉnh biên giớiphía Nam từ năm 1997 đến nay "của Ban thư ky Hạ viện Thái Lan được đăngtải trên website chính thức của Quốc hội Thái Lan năm 2015 đề cập đến bối
cảnh lịch sử dẫn đến xung đột ơi các tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan,
nguyên nhân trên các mặt chính tri, kinh tế, giáo dục, văn hoá xã hội, v.v., các
chính sách của Chính phủ từ 1997 đến nay, đồng thời phân tích và kiến nghị,
đề xuất các giải pháp phù hợp cho tiến trình hòa bình ở khu vực này
Bài tạp chí “anludaudaruaulatusay 13 i:
AIINAU CAUNIIAUINAD INFUULTIUALZNAIUVAILNAUNUIAUAAN INIA 17
(tam dich: Mau thuẫn tai các tỉnh miền Nam trong vòng 13 năm: Tinh phức
tạp của mặt trận bạo lực và sức mạnh của thỏa thuận đàm phán hòa bình Patani) của Giáo sư Srisompob Jitpiromsri đăng trên trang tap chí của Trung
tâm cảnh báo tình hình miền Nam (Deep South Watch) năm 2017 Bài viết
nêu ra một cách tông quát tình hình bat ôn ở miền Nam Thái Lan từ năm 2004
- 2017; sơ đồ hình ảnh sự kiện bạo lực của cả khu vực, từng tỉnh thành, quận
huyện qua từng năm; nguyên nhân của các vụ bạo lực qua đó phản ánh hình
Trang 13ảnh hệ thống xung đột; các thỏa thuận đàm phán hòa bình; nguy cơ tiềm ân vàtính phức tạp của van dé.
Bài tạp chí “2⁄9220Í221MÏ401! ludtonia¢meuauniala”’ AU
“1/2329110511181A` (tam dịch: Sự kiện bat ổn tại các tỉnh miền Nam Thái
Lan và lịch sử đau thương) cua tác giả Charnvit Kasetsiri đăng trên tờ tạp chí
Silapawattanatham (Nghệ thuật văn hóa) năm 2017 Bài viết nói về vấn đề bất
ồn ở Oba tỉnh miền Nam Thái Lan qua góc nhìn lịch sử; diễn biến tinh hình và
các vụ khủng bó, bạo loạn đẫm máu trong lịch sử, qua đó đưa ra những góc nhìn chân thực, đường hướng giải quyết về van dé bất ôn kéo dai cho tới hiện tại.
Bài tạp chí “* 391i7⁄92/1£11181/2)10) Lor ALOU 5
wtatunrsunludayur7 wie” (tạm dich: Các tỉnh miền Nam: năm nút that
trong giải quyết vấn đề bất ổn) của Rungrawi Chaloemsiphinyorat - nhànghiên cứu tự do về giải quyết mâu thuẫn, đăng trên tờ báo BBC NewsThailand năm 2019 Bài viết nói năm nút thắt trong việc giải quyết van đề bat
ồn ở các tỉnh miền Nam Thái Lan, gồm: các van đề khủng bố ở miền Nam
liên quan đến ma túy; người dân dẫn đường cho quân đội; gỡ bỏ lệnh thiết
quân luật; xem xét khả năng cho phép chuyên gia nước ngoải (International Observers) tham gia quá trình dam phán hòa bình; hình thức quản lý phù hop.
2.1.2 Các công trình nghiên cứu của học giả quốc gia khác
Nghiên cứu “Conflict in Southern Thailand - Islamism, Violence and
the State in the Pattani Insurgency” (tam dich: Mau thuẫn ở miền Nam TháiLan - Hồi giáo, Bao lực và Chính quyền trong cuộc nổi dậy Pattani) của tacgiả Neil J Melvin được xuất ban bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tếStockholm, Thụy Điển xuất bản năm 2007 đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng
của xung đột bạo lực tôn giáo ở ba tinh Pattani, Yala va Narathiwat, Thái Lan
với hơn 2000 mạng sống bị cướp đi từ năm 2004 đến 2007 Bạo lực đã gây ra
bât ôn an ninh nghiêm trọng, cùng với đó là cuộc đảo chính quân sự vào tháng
Trang 149 năm 2006 đã làm tình hình Thái Lan ngày càng bất ôn Mặc dù Chính phủThái Lan khi ấy đã chọn cách tiếp cận mang xu hướng hòa giải nhiều hơn làdau tranh vũ trang, song xung đột vẫn tiếp tục căng thăng leo thang và không
có dấu hiệu hạ nhiệt
Bài viết “Religion and Conflict in Southern Thailand: Beyond
Rounding Up the Usual Suspects” (tạm dịch: Xung đột tôn giáo ở Nam Thái Lan: Hơn cả những nghi phạm thông thường) của tác giả Christopher M Joll
do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore đăng tải năm 2010 đã đặt ra câu
hỏi về "nghi phạm thông thường", bắt đầu bằng một mô tả về các phong trào
Hồi giáo đã góp phan làm cho cộng đồng Hồi giáo ở Nam Thái Lan ngày càng chia rẽ và ít có khả năng ngăn chặn và hạn chế bạo lực Bài viết cũng
nghiên cứu các thông tin về các cuộc nồi dậy và phân biệt trong chính cộngđồng những người Hồi giáo, qua đó lập luận về một quá trình có sự tham giacủa nhiều đối tượng như phe Hồi giáo cực đoan chống lại các tôn giáo khácPhật giáo, như một cách tiếp cận dé nghiên cứu bạo lực ở miền nam Thái Lan
Nghiên cứu “The Dynamics of Conflict in Southern ThaiLanđ” (tam
dich: Những động lực của xung đột tại miền Nam) của tác gia Anders Engvall
thuộc trường Kinh tế Stockholm, Thụy Dién xuất bản năm 2014 đã thu thập
dữ liệu thống kê của phần lớn các vụ xung đột bạo lực liên quan đến tôn giáo
tại Nam Thái Lan từ năm 2004, qua đó so sánh và phân tích mức độ ảnh
hưởng của sự phân biệt tôn giáo và sắc tộc đến các mô hình bạo lực
2.2 Cac công trình nghiên cứu của học gia trong nước
Với diễn biến ngày càng nghiêm trọng và có khả năng ảnh hưởng trựctiếp tới Việt Nam, vẫn đề xung đột tôn giáo ở Thái Lan vẫn luôn nhận được
sự quan tâm của các học giả trong nước, điển hình như bài viết “Về cuộckhủng hoảng tôn giáo ở miền Nam Thái Lan - Một số nguyên nhân và tác
động” của tác giả Phạm Thị Thúy đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á năm 2007 Ngoài các phân tích về quá trình phát triển và nguyên nhân dẫn
Trang 15đến xung đột của cuộc khủng hoảng này, tác giả cũng đã đề cập đến nhữngtác động của nó đối với không chỉ riêng Thái Lan mà cả khu vực Đông Nam
Á Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ xoay quanh thời điểm từ năm 2006 đồ lại.
Luận văn “Xung đột sắc tộc và tôn giáo ở ba tỉnh miễn Nam Thái Lan”của Trần Thị Bích Ngân, Trường Đại học Cần thơ năm 2009 đã chỉ ra rằngnguyên nhân sâu xa của sự xung đột này là do những sai lầm của các chínhquyên trong lịch sử khi phân chia ranh giới quốc gia mà coi nhẹ van đề tôn
giáo, cố tình ép buộc chia cắt và đồng hóa một bộ phận tôn giáo bằng tôn giáo khác chiếm ưu thế hơn Song, dù đi vào nghiên cứu khá sâu về bản chất vẫn
đề, tác giả chỉ đề cập đến tác động của xung đột đối với nội bộ Thái Lan chứ chưa đưa ra bat cứ phân tích hay dự đoán nào đối với các nước trong khu vực
nói chung và Việt Nam noi riêng.
Bài viết “Giải quyết xung đột tôn giáo - sắc tộc ở miễn Nam Thái Lan
từ thời kỳ Thủ tướng Ying Luck đến nay” của tac giả Nguyễn Hồng Quang
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 9, xuất bản năm 2015 đã phân tích
các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột tôn giáo, sắc tộc ở miền NamThái Lan: yếu tổ lịch sử, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, sự quản lý yếu kém của
chính phủ và chủ trương ly khai khỏi Thái Lan; những giải pháp của Chính
phủ Thái Lan đối với việc giải quyết xung đột tôn giáo - sắc tộc ở miền Nam
từ 2011 đến 2015 qua thời kỳ thủ tướng Yingluck Shinawatra cầm quyền vàthời kỳ lãnh đạo của Thủ tướng tạm quyền Prayuth ChanO-Cha Tuy nhiên,cũng tương tự như hai nghiên cứu trên, việc dự đoán thực trạng vấn đề sau 5năm - tức thời điểm năm 2020 hiện tại, là vô cùng khó khăn và phức tạp
Bài viết “Thuc hu về các phan tử khủng bó Hoi giáo IS ở Thái Lan”
của tác giả Trung Hiếu đăng trên Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam tháng
3 năm 2017 đã đề cập đến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - một vẫn
đề nóng vào thời điểm lúc bay giờ Song song với việc IS đã mở rộng chân rết vào khu vực Đông Nam Á, bài viết đã phân tích mức độ dính líu của IS vào
Trang 16xung đột ở miền Nam Thái Lan và phần nào khăng định Tổ chức Hồi giáo cựcđoan IS chưa có hành động nào chính thức ở đất nước này Tuy nhiên, tác giả
cũng chỉ ra rằng nếu các mâu thuẫn ở Thái Lan không sớm được giải quyết
một cách thấu đáo, có nguy cơ rất cao các thế hệ đời sau của các phần tư lykhai cứng rắn ở đây sẽ gia nhập hoặc hợp tác với IS, làm tăng mức độ đẫmmáu trong các vụ khủng bố ở miền Nam Thái Lan
Qua phan lịch sử nghiên cứu van đề nêu trên, có thé thay rằng số lượng
các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về xung đột tôn giáo tại miền NamThái Lan là chưa nhiều Hơn nữa các công trình này đa phần tập trung vào cáckhía cạnh khác nhau của van dé, chưa có tính toàn điện và tổng hợp Ngoài ra,các nghiên cứu và bài viết chuyên sâu hầu hết đều thuộc về giai đoạn trước
năm 2017 và ít có công trình nghiên cứu cập nhật.
Vậy nên, luận văn nay bên cạnh việc nghiên cứu bản chất và nguyênnhân dẫn đến xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan một cách toàn điện và
có chiều sâu, cũng sẽ tập trung nhắn mạnh thực trạng, diễn biến phức tạp của vấn đề tại thời điểm năm 2020 Qua đó, phân tích, dự báo những tác động của
xung đột đối với khu vực, những hệ lụy, nguy cơ về xung đột tôn giáo có théxảy ra ở Việt Nam đề kiến nghị những biện pháp đối phó phù hợp trong xử lí
van dé tôn giáo.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích, làm rõ vấn đề xung đột tôn giáo ở miềnNam Thái Lan giai đoạn từ năm 2014 đến 2020 dé từ đó đưa ra khuyến nghị
cho khu vực và Việt Nam.
Đề đạt được mục tiêu chung nói trên, đề tài sẽ thực hiện những mụctiêu cụ thể sau:
Một là, phân tích và làm rõ nguyên nhân xung đột tôn giáo ở miền Nam
Thái Lan;
Hai là, trình bày và làm rõ diễn biến, kết quả giải quyết vẫn đề xung
đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020;
Trang 17Ba là, chỉ ra tác động của xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan đối
với khu vực và Việt Nam;
Bon là, đưa khuyên nghị giải pháp cho Việt Nam.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2014
đến năm 2020 Lý do chọn mốc thời gian này là vì năm 2014 ở Thái Lan đã
diễn ra cuộc đảo chính quân sự khiến cho tình hình chính trị ở Thái Lan hoàntoàn thay đổi Từ khi lên năm quyền, chính quyền quân sự rất chú trọng đến
việc giải quyết các vấn đề xung đột tôn giáo, đặc biệt là ở miền Nam Thái Lan.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu về nguyên nhân và diễn biến, luận văn có sự mởrộng thời gian về quá khứ dé làm rõ hơn nguồn gốc và tính lịch sử của van đề
- Phạm vi không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu chủ yếu là Thái
Lan, Tuy nhiên, khi đánh giá nguyên nhân và tác động, phạm vi nay có mở rộng hơn ra bên ngoài Thái Lan.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng cách tiếp cận liên ngành
và đa ngành bởi xung đột tôn giáo là vấn đề đa nguyên nhân, đa lĩnh vực.Cách tiếp cận khác là quan hệ quốc tế bởi nguyên nhân và tác động của van
đề gắn bó chặt chẽ với quan hệ quốc tế.
Dé nghiên cứu xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan kết hợp một sốphương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử gồm lịch đại và đồng đại để làm rõlịch sử phát triển của Hồi giáo và nguyên nhân xung đột tôn giáo ở miền Nam
Thái Lan trong giai đoạn 2014 - 2020;
Phương pháp logic-lịch sử được sử dụng để giúp lý giải sự vận độngcủa vấn đề nghiên cứu, giúp tìm ra những nhân tố khách quan và chủ quan tác
động đên các xung đột ở miên Nam Thái Lan;
Trang 18Phương pháp phân tích chính sách để phân tích mục tiêu, chủ trương,biện pháp chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với van dé;
Phương pháp khu vực học nhằm hiểu rõ sự tác động của xung đột ởmiền Nam Thái Lan đối với Việt Nam và khu vực;
Phương pháp dự báo dé đưa ra những dự báo về tình hình diễn biến xung
quanh vẫn đề xung đột tôn giao ở miền Nam Thái Lan trong thời gian tới;
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp thống kê, so sánh, tổng hợp để xử lý, phân tích các tư liệu một cách
khoa học và có hệ thống về vấn đề xung đột tôn giáo ở khu vực này.
6 Cau trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lịch sử và nguyên nhân xung đột tôn giáo ở miền Nam
Thái Lan Chương 1 chủ yếu làm rõ lịch sử quá trình hình thành và phát triểnxung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan để từ đó tạo tiền đề cho việc phântích những nguyên nhân gây ra tình hình bất 6n trong thời gian qua
Chương 2: Vấn đề xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan 2020) Chương 2 làm rõ thực trạng bat 6n ở miền Nam Thái Lan vốn tập trung
(2014-ở các tỉnh biên giới nhưng đang có xu hướng lan rộng, cũng như các biện
pháp giải quyết của Chính phủ Thái Lan bao gồm cả đàm phán hòa bình và an
ninh vũ trang.
Chương 3: Tác động, dự báo và khuyến nghị Chương 3 đưa ra những đánh giá đối với tác động của xung đột tại miền Nam Thái Lan tới khu vực
nói chung và Việt Nam nói riêng Đồng thời, chương này cũng đưa ra những
dự báo về tình hình xung đột trong thời gian tới Trên cơ sở đó, chương 3 đưa
ra những khuyến nghị cho Việt Nam
10
Trang 19Chương 1 LICH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT TON GIÁO O
MIEN NAM THÁI LAN
Miền Nam Thái Lan là một bộ phận lãnh thổ của đất nước Thái, nối vớimiền Trung bởi eo đất Kra hẹp Miền Nam Thái Lan tọa lạc ở bán đảo
Malaysia với diện tích khoảng 70.713 km2, bao bọc phía Bắc bởi Eo đất Kra
là phần hẹp nhất của bán đảo Phần phía Tây là bờ biển đốc hon, trong khi
phía Đông là đồng bằng châu thé chiếm ưu thế Sông lớn nhất của phía Nam
là Tapi, cùng với Phum Duang có lưu vực hơn 8.000 km?, hon 10% diện tích
của Nam Thái Lan Các sông nhỏ hơn bao gồm Pattani, sông Sai Buri, Krabi
và Trang Hồ lớn nhất của phía Nam là Hồ Songkhla (1.040 km?), hồ nhân tạo
lớn nhất là Chiao Lan (đập Ratchaprapha) với 165 km? trong Vườn quốc gia
[Deler J.P., Hubert J.P., 2004, tr.31]
Địa hình miền Nam chủ yếu là đồng bằng và bờ bién, các đảo ven bờ
với cảnh quan đẹp, khí hậu mang tính nhiệt đới hải dương rất thích hợp cho
Trang 20việc phát triển du lịch tự nhiên Bên cạnh đó đất đai màu mỡ, khí hậu thuậnlợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời nơi đây cũng cómột số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như thiếc, dầu khí thuận lợi chophát triển công nghiệp khai khoáng Rừng cũng là một tài nguyên thế mạnhcủa miền Nam, với nhiều loài sinh vật đa dạng được quy hoạch trong các khubảo tồn và vườn quốc gia.
Về phân chia đơn vị hành chính thì miền Nam gồm có 14 tỉnh/77 tỉnh,
với dân số 3.721.744 người (2020), mật độ dân số miền Nam khoảng 122
người/km2 Về xã hội, đây là nơi sinh sống của người Thái theo đạo Phật vàphan lớn người Mã Lai theo Hồi giáo (ở ba tỉnh cực Nam giáp Malaysia) Domâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc và nhiều nguyên nhân khác nữa, nên từ tháng
01/2004 trở lại đây, khu vực nảy trở thành một điểm nóng về xung đột bạo lực đẫm máu Về kinh tế, đây vẫn còn là vùng có nền kinh tế kém phát triển nhất
trong cả nước, với nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, chủ yếu phát triển dựa
vào nguồn tài nguyên du lịch về tự nhiên nhưng hiện nay do tình trạng bất ôn
mà ngành “công nghiệp không khói” ở đây đang lâm vào tình trạng khốn đồn
1.1 Lịch sử quá trình xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan
1.1.1 Quá trình hình thành tình trạng đa tôn giáo, đa sắc tộc ở miền Nam
Thái Lan
Lịch sử Thái Lan được chia thành 4 thời kỳ qua các triều đại:Sukhothai, Ayutthaya, Thonburi và Rattanakosin (Bangkok) Theo cuốn
“Insight Guides: Thailand” do Insight Publication phát hành và tái bản năm
2016, thời ky dau của triều dai Sukhothai (1237-1456), Phat giáo đã được xem la quốc giáo của dân tộc Thái Hiện tại, tổng số 95% dân chúng được ghi
nhận là tín đồ Phật giáo, hầu hết là theo truyền thống Theravada Thống kêtrong cuốn sách cũng chỉ ra rằng, ước tính có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnhthành của Thái Lan Con số tăng sĩ cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ
12
Trang 21hiện diện trong mùa nhằm vào mùa kiết đông an cư của chư tăng Thái, từtháng 7 đến tháng 9 mỗi năm [Insight Guide, 2016, tr 64-65].
Theo cuốn “Lich sử Phật giáo thé giới (tập 2)” của Pháp sư Tinh Hải,Phật giáo được truyền vào Thái Lan vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch theosau cuộc truyền bá Chánh pháp quy mô của nhà vua Phật tử Asoka (A Dục)đến Tích Lan và Miễn Điện Phật giáo Thái Lan về sau còn tiếp nhận thêmnhiều nhà truyền bá đến từ Mién Điện vào năm 1044 và các pháp sư đến từTích Lan vào năm 1155, hầu hết là theo truyền thống Phật giáo Theravada.Tuy vậy, Phật giáo chỉ thực sự đặt lại nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâurộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothai (1237-1456) Trong thời kỳ
này có rất nhiều vị vua tín ngưỡng Phật Pháp, xây dựng chùa chién, ủng hộ
việc đào tạo tăng tài để phát triển Chánh pháp, thậm chí có nhiều vị xuất gia
tu học luôn, như Vua Ramkhamheng và Vua Lithai Đặc biệt, Vua Lithai là
một ông Vua Phật tử anh minh, từ ai, thương dân như con của minh, kế cảnhững kẻ đối đầu với mình, những người chống lại Thái Lan Ông đã có côngxây chùa và đúc tượng Phật rất nhiều trong thời ông trị vì Những tượng đồng
thật lớn hiện nay vẫn còn tôn thờ ở Chùa Buddhajinarai, Chùa
Phrarinatnahadhatu, Chùa Sadassana v.v đều được đúc từ thời của ông
Tiếp đến là các triều đại Ayudhya (1350 - 1766), Thonburi (1766-7) và
triều đại Bangkok (1782 cho đến nay) do vua RamaI thiết lập, Phật giáo đãtiếp tục phát triển mạnh trong mọi lĩnh vực Đặc biệt các vị Vua trong triềuđại Bangkok, có nhiều vị đã xuất gia tu học và sáng tác nhiều tác phẩm vănhọc Phật giáo giá trị dé công hiến cho đời
Có thể nói triều đại Bangkok là một triều đại ủng hộ cho Phật giáo pháttriển mọi mặt Nhất là Vua Rama IV (vua Mongkut) đã xuất gia tu học ở ChùaBovoranives, ông đã tổ chức biên tập lại Tam Tạng Thánh Điển Phat giáo,băng tiếng Pali vào năm 1888, đến năm 1893 hoàn thành với 39 quyền Đây làmột bộ Tam Tạng Thánh Điền Phật giáo đầu tiên trên thế giới băng tiếng Pali
13
Trang 22được in trên giấy (trước đây chỉ viết trên lá bối) Bộ Tam Tạng này sau đóđược ấn tống ra rất nhiều dé gửi tặng các nhà tu hành trên thé giới Nhà vuacũng cho thành lập hệ phái Dhammayuttika gồm các tu sĩ tu hạnh đầu đà, vẫncòn hoạt động cho đến ngày nay ở miền Đông Bắc, song song với hệ pháichính là Maha Nikaya là hệ phái của đa số tu sĩ Thái.
Bên cạnh đạo Phật, đạo Hồi cũng là một tôn giáo phố biến ở Thái Lan.
Theo các nhà nghiên cứu của Thái Lan, đạo Hồi ở Thái Lan xuất hiện từ trướckhi Vương quốc Sukhothai hình thành, chủ yếu do người Thái gốc Mã Lai du
nhập vào Thái Lan Ban dau tôn giáo này phổ biến ở tỉnh Pattani năm sát biên
giới Thái Lan - Malaysia, sau đó lan rộng ra các tỉnh ở miền Nam bao gồm
Narathiwat, Yala, Satun và Songkhla Nhóm người Thái gốc Mã Lai chiếm tỷ
lệ lớn nhất trong cộng đồng Hồi giáo ở Thái Lan hiện nay, khoảng 1.6 triệungười [Văn phòng Thống kê Quốc gia Thái Lan, 2021]
Theo cuốn “History of the Malay Kingdom of Pattani’” (tam dịch: Lịch
sử vương quốc Mã Lai tai Pattani) của Ibrahim Syukri, Conner Bailey và John
N Miksic xuất bản năm 1985, một nhóm người Hồi giáo cũng khá đông đảo
khác có nguồn gốc từ Ba Tu (Iran ngày nay) Khoảng 400 năm trước, những
thương gia Ba Tư đầu tiên đã đến vương quốc Xiêm buôn bán, trong đó cóthương gia Amad Kumi - được xem là người đầu tiên tuyên truyền giáo lý đạo
Hồi dong Shiite vào Thái Lan và được vua Song Tham tin dùng, trao cho
quyên cai quản việc buôn ban của các tàu thuyén ra vào cảng Xiêm Ong cũng
là người sáng lập ra các dòng họ Hồi giáo gốc Ba Tư giàu có và sinh sống dọcsông Chao Phraya, cửa ngõ tấp nập của các tàu thuyền buôn bán quốc tế ravào Thái Lan thuở bấy giờ
Nhóm thứ ba có nguồn gốc từ đảo Java nhập cư vào Thái Lan từ thời
vua Chulalongkorn vào nửa cuối thế kỷ 19 Những người Hồi giáo từ
Indonesia tìm đến Vuong quéc Xiêm để kiếm việc làm, bởi mức thu nhập ở đây cao gấp ba lần so với ở đảo Java Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân
14
Trang 23đội Nhật Bản đã đem tù binh từ Java tới Thái Lan và xây dựng nên tuyếnđường sắt bắc qua sông Kwai nối giữa Thái Lan và Myanmar Sau khi quân
đội Thái Lan bại trận, những người Java đã ở lại Thái Lan Ngày nay, người
Hồi giáo gốc Java sống chủ yếu ở Bangkok và là nhóm người Hồi giáo lớnthứ hai ở Thái Lan, chỉ sau nhóm gốc Mã Lai
Nhóm thứ tư có nguồn sốc từ Nam Á, chủ yếu là người An Độ,
Bangladesh, Pakistan va Afghanistan Theo Chuleeporn Virunha trong bài bao “Past Perception of Local Identity in the Upper Peninsular Area: A Comparative Study of Thai and Malay Historical Literatures” tại Hội nghị
Quéc tế Dai hoc Walailak (ngày 5-7/2/2004) (tam dịch: Nhận thức trong quá khứ về bản sắc địa phương ở khu vực thượng bán đảo: Nghiên cứu so sánh
văn học lịch sử Thái Lan và Mã Lai), một số lượng tầng lớp thương nhân giàu
có người Hồi giáo An Độ đã được hình thành dưới triều đại Ayutthaya vànhanh chóng mở rộng ra khắp cả nước Ngoài ra, còn một nhóm nhỏ hơn lànhững người Hồi giáo nhập cư trái phép vào Thái Lan qua đường biên giớivới Trung Quốc, định cư ở các tỉnh Chiang Rai, Chiang Mai, Lamphun vàMae Hong Son từ thời vua Chulalongkorn khoảng 100 năm về trước
Hau hết người Hồi giáo tại miền Nam nói tiếng Thái, cho con cái theo
học trường học của Chính phủ và làm các công việc như người Thái bản địa.
Tuy nhiên, họ vẫn giữ văn hóa gốc, trong các nhóm người Hồi giáo, văn hóa
Mã Lai nổi trội hơn cả Người theo đạo Hồi vẫn nói tiếng Mã Lai, ăn mặc,sinh hoạt theo phong tục cổ truyền của người Mã Lai
Theo nghiên cứu “Chính sách của Thái Lan với dân tộc thiểu số”, TháiLan vào năm 2019 có 23 dân tộc Trong đó dân tộc Thái chiếm 75%, ngườigốc Hoa chiếm 14% và 3% là người Mã Lai; số còn lại là những dân tộc thiêu
số khác như Môn, Khơ-me, v.v Với hơn 60 nhóm ngôn ngữ và sự tồn tại
song song của hai tôn giáo lớn là đạo Phật và đạo Hồi, Chính phủ Thái Lan sẽ
cân có những no lực lớn trong việc thực hiện chính sách hội nhập đôi với các
15
Trang 24khu vực dân cư không phải người Thái Lan gốc (non-Tai) Những thách thứcđặt ra liên quan đến hai nhóm dân tộc thiêu số có xu hướng bảo lưu ngôn ngữ,
văn hóa và tôn giáo của riêng họ, đó là nhóm các dân tộc ở vùng núi, vùng
sâu vùng xa; và nhóm người gốc Mã Lai — thuộc nhóm các cư dân theo đạoHồi, những người muốn sử dụng tiếng Mã Lai hơn tiếng Thái và từ chối việc
cải đạo sang đạo Phật [Viện Hàn Lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2019].
Với việc có thêm người Hồi giáo đến từ các nước khác nhau cing
chung sống với người theo Đạo Phật sống đã tạo ra tình trạng đa tôn giáo, đa sắc tộc ở khu vực miền Nam Thái Lan.
1.L2 Quá trình hình thành xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan
Ba tỉnh ở khu vực miền Nam Thái Lan (Pattani, Narathiwat, Yala) vàmột số bang phía Bac Malaysia hiện nay vốn là lãnh thé của Tiêu Vương quốcHồi giáo Pattani có từ thế ky XIII Đến thé kỷ XVI, do nhiều nguyên nhânphức tạp về lịch sử, dân tộc và địa lý, một phần của Vương quốc này bị sápnhập vào Vương quốc Siam (từ ngày 11/5/1949 đổi tên là Thailand - Thái Lanngày nay) Sau khi sáp nhập, Chính phủ Siam đã thực hiện nhiều chính sách
nhằm đưa người Hồi giáo hòa nhập vào cộng đồng và làm yếu đi bản sắc Hồi
giáo Luật Hỏi giáo Shariah bi thay thé bằng luật Sian; các trường Hỏi giáo bị
chuyền thành các trường học thế tục và sử dụng tiếng Thái Lan để giảng dạy Những người lãnh dao địa phương cũng được thay thé bằng các thống đốc Thái
Lan, người dân không được phép nói tiếng Mã Lai Tất cả những biện pháp này
đã gây nên nhiều phản ứng trong cộng đồng Hồi giáo ở đây
Với tham vọng lập Nhà nước Hồi giáo Pattani (khôi phục tiểu quốcPattani), một số phong trào Hồi giáo đòi ly khai đã hình thành Đặc biệt là,khi Chính phủ Thái Lan ra quyết định đặt tất cả các trường học Hồi giáo ởmiền Nam dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ, vì cho rằng các trường nay là nơitập trung tuyên truyền của những phần tử ly khai, thì một trường ở Narathiwat
16
Trang 25có hành động quân sự đầu tiên phản đối, tuyên bố sẽ trang bị vũ khí, vào rừnglập căn cứ và dấy lên phong trào chống Chính phủ trong toàn khu vực.
Năm 1959, một phong trào ly khai bi mật đã lập ra Mặt trận Giải phóng Dân tộc Pattani (BNPP) với mục tiêu giành độc lập hoàn toàn và thành lập
một bang Hồi giáo Suốt những năm 1960 đã diễn ra nhiều cuộc xung đột vũ
trang xen giữa các cuộc thương lượng đứt đoạn giữa chính phủ và người ly
khai BNPP Do mâu thuẫn nội bộ, BNPP bị chia đôi Theo đó, những ngườimuốn xây dựng một quốc gia Hỏi giáo độc lập đã lập ra tô chức Hồi giáo
thuộc Mặt trận Cách mạng Dân tộc (BRN), còn số khác lập ra Tổ chức Giải
phóng Thống nhất Pattani (PULO) Cả hai tổ chức này đều coi chính phủ Thái
Lan như một thế lực thực dân bản địa không thể thỏa hiệp và đối với họ, sựlựa chọn duy nhất là đấu tranh vũ trang Tuy nhiên, vì một số bất đồng, hainhóm nay đã tiễn hành các hoạt động du kích độc lập mà không phối hợp vớinhau Dé đối phó với các phong trào ly khai Pattani, Chính phủ Thái Lan mộtmặt dùng lực lượng quân sự đàn áp quân du kích, mặt khác điều chỉnh chínhsách dé đáp ứng một số yêu cầu của ho
Năm 1961, trước làn sóng phản đối của người theo Đạo Hồi ở miền
Nam Thái Lan, Chính phủ Thái Lan đã bãi bỏ sắc lệnh tập tục Thái Lan(Chính phủ thực hiện nhiều chính sách nhằm đưa người Hồi giáo hòa nhập
vào cộng đồng và làm yêu đi bản sắc Hồi giáo) và cho phép cả hai loại giáo
dục thé tục và giáo dục Hỏi giáo hoạt động Vào những năm 1970, Chính phủThái Lan trao một số đặc quyền cho những người Hồi giáo Đã có một số chỉtiêu nhất định cho phép những người Hồi giáo được vào dai học và được làmviệc tại các văn phòng chính phủ Các hội đồng tỉnh và hội đồng quốc gia vềnội vụ của người Hồi giáo, các chuyên du lịch nghiên cứu của người Hồi giáođến Bangkok và tiền trợ cấp của chính phủ và các hội đồng bang về nội vụ
của người Hồi giáo là những biện pháp cụ thé được thực hiện Chính phủ Thái
Lan còn đưa ra một số dự án kinh tế lớn để xây dựng đường xá, trường học
17
Trang 26phổ thông và đại học ở các tỉnh có đông người Hồi giáo Tuy nhiên, khôngphải tat cả người Hồi giáo ở đây đều có cái nhìn tích cực về các biện phápnay Họ coi đây là những chính sách “mi dân” của chính phủ Thái Lan dé cóthê thâm nhập vào đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của Pattani và vẫn duy
trì các hoạt động du kích.
Năm 1997, các nhà hoạt động chính trị dưới các hình thức khác nhau ở
Pattani đã cùng nhau thành lập một tô chức bí mật có tên là Hội đồng Nhândân Hỏi giáo Pattani (MPRMP) Lay cảm hứng từ sự thành công của ngườiMoro (Philippines), họ tiếp tục gây sức ép doi chính phủ Thái Lan có một
thỏa ước với người Hồi giáo Pattani Cũng trong thời gian này, lực lượng ly khai đã vạch ra kế hoạch bảy bước dé đấu tranh đòi quyền tự trị, cụ thê:
Bước 1: Xây dựng ý thức hệ trong dân chúng trên các khía cạnh như
tôn giáo (đạo Hỏi), dân tộc (Mã Lai), lãnh thổ tô quốc (Pattani) bị xâm lược,chiếm giữ và đàn áp
Bước 2: Thành lập các tổ chức quần chúng như trường truyền đạo,trường nuôi day trẻ, trường dạy học giáo dục Hồi giáo, Uy ban lãnh đạo (Ủyban Lãnh đạo Hồi giáo thường trực tỉnh), hợp tác xã, hội thể thao, v.v
Bước 3: Thành lập các tô chức đấu tranh (lực lượng vũ trang).
Bước 4: Thành lập các lực lượng trí thức Điển hình, lực lượng vận động
tuyên truyền đã lôi kéo được hơn 3.000 thanh niên tham gia hoạt động quân sự.
Lực lượng này phải có trình độ kiến thức, được huấn luyện và trung thành
Bước 5: Xây dựng ý thức dân tộc, tập trung vào các đối tượng là côngchức Hồi giáo Thái Lan, người dân Malaysia làm ăn, cư trú ở miền Nam Thái
Bước 6: Chuẩn bị sẵn sàng (châm ngòi ngọn lửa cuộc đấu tranh vàchọn ngày nỗ súng)
Bước 7: Tổng nổi dậy (khi có cơ hội) dựa vào các lực lượng dau tranh,
lực lượng chính tri, lực lượng quần chúng, sức mạnh kinh tế (tự lực) và lựclượng quân sự [Hội Đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, 2020]
18
Trang 27Nguồn tài chính của các nhóm ly khai từ hoạt động buôn lậu qua biêngiới Thái Lan - Malaysia (phần nhiều là ma túy) và một số người theo đạoHồi ở miền nam Thái Lan và miền Bắc Malaysia chu cấp, tiền chuyên đếndưới danh nghĩa phát triển tôn giáo và giáo dục từ nước ngoài Các nhóm nàylôi kéo tầng lớp thanh niên ở địa phương, nhất là những người chưa có việclàm Thanh niên qua đảo tạo từ các trường Hồi giáo nước ngoài trở về được
ưu tiên tuyên mộ.
Một thời gian dai các nhóm ly khai chủ yếu tiến công những cơ sở của
chính quyên, đồn bốt cảnh sát, doanh trại quân đội Tin tức về những vụ tiến
công, đánh bom, phục kích nhằm vào binh sĩ, cảnh sát, những người có chức
sắc ở địa phương, công nhân, nhà sư, giáo viên nay được đăng tải gần như
hàng ngày trên các phương tiện truyền thông của Thái Lan Có nhóm tay súngcòn quay video ghi lại cảnh bạo lực nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ, bất
ổn tại khu vực này Theo nhiều nhà phân tích, các tay súng ngày cảng có tổchức hơn, liều lĩnh hơn và tiến công hiệu quả hơn [Trường Sơn, 2012]
Từ cuối năm 2001 đến 2003, tình hình an ninh khu vực miền Nam TháiLan trở nên phức tạp khi các sự việc gây mất ôn định an ninh chính trị diễn raliên tiếp như giết hại cảnh sát, trộm cướp, buôn bán vũ khí quân dụng, đặt mìn
ga xe lửa, v.v., và có chiều hướng ngày càng gia tăng Trong đó, điển hình là một số vụ việc như lực lượng khủng bố tấn công cướp vũ khí của tiểu đoàn
kiêm lâm vườn quốc gia Bang Lang tinh Yala năm 2002; lực lượng Hồi giáocực đoan thuộc PULO đã đốt 21 trường học, giết bốn binh sĩ và cướp 400khâu súng các loại tại kho vũ khí của tiêu đoàn phát triển kinh tế số bốn ngày04/01/2003; ngày 06/12/2003, tổ chức Al Qaeda đã giao cho tô chức Hồi giáoGlobal Islamic League, một tổ chức khủng bồ liên quan đến đạo Héi khác vậnchuyển chất nỗ, min, súng máy từ Myanmar vào Thái Lan để tiến hành cáchoạt động chống phá Chính phủ
19
Trang 28Từ đầu năm 2004 đến năm 2014, tình hình bat 6n tai các tỉnh biên giớimiền Nam Thái Lan vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, không ngừng gia tăng cả
về quy mô, tính chất và được tô chức chặt chẽ với sự tham gia của đông daodân chúng Tình hình trở nên phức tạp từ khi xảy ra sự kiện lực lượng Hồigiáo cực đoan đã tấn công cướp súng của tiểu đoàn phát triển kinh tế tại tinhNarathiwat ngày 01/04/2004, vụ tấn công vào nhà thờ Hồi giáo tại huyệnRueso (Narathiwat) ngày 28/04/2004 Trong thời gian nay, lực lượng Hồi giáo
cực đoan tiễn hành đây mạnh các hoạt động chống đối chính phủ, trực tiếp
làm cho tình hình bat 6n tại các tỉnh biên giới phía Nam ngày càng leo thang
và kéo dài Mỗi năm, tại miền Nam Thái Lan có hàng trăm người bị chết,
hàng nghìn người bị thương, gồm thường dân theo Phật giáo, Hồi giáo, cảnhsát, binh lính và cả lực lượng khủng bó, trong đó đông nhất là thường dân, tàisản của Nhà nước và người dân bị phá hủy, hư hại chưa thống kê được Trong
đó, một số vụ tiêu biéu như: Vào ngày 25/10/2011, lực lượng Hồi giáo cựcđoan đã tiễn hành ba vụ tập kích, 26 vụ nỗ min, làm năm người chết, 87 người
bị thương, trong đó có hai quân nhân Ngày 07/03/2012, lực lượng phiến quân
Hồi giáo đã tấn công một nhóm công nhân nông trường cao su tại tỉnh Yala
làm nhiều công nhân bị thương; ngày 09/03/2012 đã xảy ra vụ đụng độ giữaphiến quân Hồi giáo với lực lượng quân đội Thái Lan tại tỉnh Narathiwat,khiến 12 quân nhân bị thương Van dé này ngày càng trở thành điểm nóng
trong tình hình an ninh nội địa của Thái Lan trong thời gian nay [Srisompob Jitpiromsri, 2017, tr 10].
Nhu vậy, mặc dù là quốc gia đa tôn giáo, nhưng Thai Lan coi Dao phật
là Quốc đạo, được tạo điều kiện thuận lợi phát triển so với các đạo khác Một
số tỉnh ở khu vực miền Nam Thái Lan vốn là lãnh thé của Tiểu Vương quốcHồi giáo Pattani, bị sáp nhập vào Thái Lan từ thế kỷ XVI Sau khi sáp nhập,Chính phủ Siam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đưa người Hồi giáo hòa
nhập vào cộng đông va làm yêu di ban sac Hôi giáo Dưới sự kích động của
20
Trang 29một số phan tử Héi giáo cực đoan cộng với sự bất mãn đối với chính quyền,một số phong trào Hồi giáo đòi ly khai đã hình thành với tham vọng lập Nhànước Hồi giáo Pattani (Tiểu Vương quốc Hồi giáo Pattani) Dé thực hiệntham vọng trên, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã thành lập các tổ chức đấutranh, lôi kéo tầng lớp thanh niên ở địa phương, nhất là những người chưa cóviệc làm tham gia Nguồn kinh phí được tai trợ từ các hoạt động buôn lậu qua
biên giới.
Ban dau, hoạt động chủ yêu của lực lượng Hồi giáo cực đoan là gây sức
ép đòi chính phủ Thái Lan có một thỏa ước với người Hồi giáo Pattani; thành lập các tổ chức quần chúng như trường truyền đạo, trường nuôi dạy trẻ, trường day học giáo dục Hồi giáo; sau đó là thành lập các tổ chức đấu tranh
du kích Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, phong trào đã có sự phát triển theohướng mới, cực đoan hơn Đó là tiến hành đánh bom khủng bố nhằm vàonhững nơi công quyên, nơi tập trung đông người dé tạo tiếng vang, khuếchtrương thanh thế Đây là mối đe dọa lớn đối với an ninh khu vực miền NamThái Lan nếu chính quyền địa phương không kiểm soát chặt chẽ an ninh
1.2 Nguyên nhân xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan
- Thông qua các sự kiện khủng bố, bạo động diễn ra trong thời gian kéo
dài, có thé rút ra nguyên nhân đầu tiên của các tô chức Hồi giáo tại miền Nam Thái Lan là nguyên nhân sắc tộc, liên quan đến sự khác biệt về ý thức hệ giữa
tư tưởng của người dân miền Nam Thái Lan và người bản địa Thái Lan Ởmiền Nam Thái Lan, người dân theo đạo Hồi chiếm đa số (80% dân số ở miềnNam), nhưng họ lại là thiểu số (gần 4%) trong đa số dân Thái Lan theo Phậtgiáo [Văn phòng Thống kê Quốc gia Thái Lan, 2021] Tuy nhiên, Chính phủThái Lan chưa quan tâm đúng mức đến yếu tô văn hóa khu vực này Cácchính sách về ngôn ngữ, văn hóa Malayu luôn bị coi nhẹ Đa số những chức
vụ quan trọng trong bộ máy hành chính được giao cho người dân Thái Lan
bản địa trong khi chính sách đồng hóa của Chính phủ khiến người Hồi giáo bị
21
Trang 30mat đất đai, ngôn ngữ và văn hóa truyền thống Từ đó, họ luôn tìm cáchchống lại, tao ra những bất ổn của khu vực miền Nam Thái Lan làm hàngngàn người thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo với cảnhsát kế từ khi cuộc chiến tranh du kích đòi ly khai bùng phat trở lại vào tháng01/2004 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu lăng xuống.
- Đi kèm với nguyên nhân sắc tộc là nguyên nhân tôn giáo Phật giáoluôn được chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện phát triển Đến nay,Thái Lan là quốc gia duy nhất mà nhà nước thực hiện việc trả lương cho các
nha sư [Ngô Văn Doanh, 2002, tr.59] Trong khi đó, các tôn giáo khác, nhất là
Hồi giáo lại không được chính quyền địa phương quan tâm, thậm chí là bị tâychay Chính những điều nay đã thúc day hình thành phong trào ly khai củangười Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan phát triển Những người Hồi giáo cho
là bị chính quyền địa phương đối xử một cách không công bằng nên đã vùnglên đấu tranh dé đòi quyền lợi Những cuộc cải cách Hồi giáo (đặt biệt là cuộccách mang Iran) từ những năm 1970 nhấn mạnh đến sự khác biệt văn hóa vớicác nước Phật giáo láng giềng đã thúc day việc tăng cường và củng cé tínhchính thống của Hỏi giáo ở miền Nam Các tổ chức nổi dậy đã đóng một vaitrò quan trọng băng cách liên tục mở rộng và tăng cường các hoạt động tạimiền Nam Thái Lan nhằm gây sức ép với chính phủ đòi ly khai [NguyễnHồng Quang, 2015] Sự lan tỏa của phong trào Hồi giáo cực đoan ở các quốcgia đạo Hồi như Iraq va Syria dang bắt đầu dịch chuyển một cách mạnh mẽ
sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á, thể hiện ở việc số lượng các vụ khủng
bồ liên quan đến yếu tố tôn giáo, đặc biệt là đạo Hồi, ngày càng gia tăng một
cách chóng mặt.
- Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân lịch sử Ba tỉnh ở khu vực miềnNam Thái Lan (Pattani, Narathiwat, Yala) có nguồn gốc không thuộc Thái
Lan, do đó, người dân Hỏi giáo ở đây muốn đấu tranh tách khỏi sự quản ly
của Thái Lan đê thành lập quôc gia riêng Các mâu thuân trên đêu có một quá
22
Trang 31trình lâu dai và chưa được giải quyết, những vết thương trong lịch sử vẫn còn
trong ký ức của người dân và ho vẫn hình dung ra một ngày nao đó sẽ khôi
phục lại vương quốc Pattani Những vết thương này đã được nhóm Hồi giáo
ly khai tận dụng, và là một trong những lý do cho sự kích động những người
Hồi giáo khu vực này vào cuộc xung đột hiện nay
- Nguyên nhân thứ tư dẫn đến cuộc xung đột không hồi kết nay lànguyên nhân chính trị Không khó dé nhận thấy mục tiêu xuyên suốt của cácnhóm Hồi giáo cực đoan là thành lập một nhà nước độc lập hoặc là ít nhất làgiành được một vi trí nhất định trong cộng đồng các dân tộc Do đó, dé datđược mục tiêu trên, chúng đã phải chọn các biện pháp gây xung đột dé gây áp
lực chính trị Các tổ chức cực đoan tận dụng tối đa sự phát triển khoa học
công nghệ, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chủtrương của Chính phủ Thái Lan nhằm hạ thấp uy tín Chính phủ, đồng thời kêugọi, lôi kéo tầng lớp trẻ tham gia hoạt động chống đối Chính phủ, đòi quyền
tự trị ở khu vực Bên cạnh đó, thủ đoạn hoạt động của các tô chức cực đoan
ngảy càng tinh vi, khả năng sử dụng các loại vũ khi thành thạo hơn làm tang
mức độ nguy hiểm cũng như thương vong tăng lên.
Tình hình xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh
mẽ từ xu thế toàn cầu hóa Thư nhất, việc Đông Timor được Hội đồng Hiệp
thương Nhân dân Indonesia (MPR) phê chuẩn kết quả bỏ phiếu ngày
30/8/1999 và được chính thức chấp nhận tách ra khỏi Indonesia vào tháng
10/1999 đã day lên ngọn lửa về kha năng ly khai và đòi quyền tự trị của cácnhóm thiêu số Thứ hai, vụ khủng bố ngày 11/09/2011 do tổ chức khủng bố
Hồi giáo cực đoan Al-Qeada gây ra đã tác động mạnh mẽ đến thế giới Hồi
giáo Đây như là sự kiện cô vũ tinh thần cho các hoạt động đấu tranh đòiquyên tự trị của lực lượng Hồi giáo nói chung và lực lượng Hồi giáo ở miềnNam Thái Lan nói riêng để hướng đến mục tiêu cuối cùng là lập Nhà nướcHồi giáo Pattani
23
Trang 32- Nguyên nhân thứ năm là nguyên nhân kinh tế Miền Nam Thái Lan,nhất là ba tỉnh biên giới với Malaysia (Pattam, Narathiwat, Yala) là khu vựckhó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng thấp kém, tình trạng đói nghèo, thấtnghiệp, trình độ học vấn, giáo dục thấp, khả năng phát triển quá chênh lệch sovới các vùng miền khác trong nước Khu vực này ít được sự quan tâm củachính phủ và có những thời kỳ gần như bị lãng quên dẫn đến kinh tế kém phát
triển, cơ sở hạ tầng cũng như không được đầu tư Trong khi đó, đa phần các
chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính và cảnh sát địa phương do
những người theo Phật giáo nắm giữ và làm nghề kinh doanh nên có mứcsống cao hơn so với những người Hồi giáo Những nhân tố này đã tạo thêmtâm lý bất mãn trong đa số người Hồi giáo [Nguyễn Hồng Quang, 2015] Đặcbiệt, tình trạng đói nghèo, mâu thuẫn giữa các cá nhân và tô chức, giữa người
dân và chính phủ, dẫn đến việc người dân bị một số phần tử Hồi giáo cực
đoan lợi dụng, kích động và lôi kéo nhằm thực hiện các âm mưu của mìnhkiến những người Hồi giáo dé dàng tin theo sự dan dụ của các tổ chức khủng
bố, các tổ chức tội phạm, nhất là khi khả năng nhận thức của họ vẫn còn quá
thấp
- Nguyên nhân thứ sáu là nguyên nhân từ phía chính quyển Sự lan
rộng của mạng lưới Hồi giáo cực đoan đã bộc lộ sự hạn chế, yếu kém của
chính quyền Thái Lan, đặc biệt là cơ quan an ninh khi mạng lưới này đã được
tổ chức hoạt động tại hơn 1⁄2 trên tổng số 1900 làng bản của ba tỉnh biên giới
phía Nam.
Chính phủ, quân đội Thái Lan siết chặt sử dụng các luật quản lý cứng
rắn ở nhiều khu vực trên địa bàn miền Nam Thái Lan chưa phù hợp, khiến người dân cảm thấy bị kiểm soát, mat lòng tin với Chính phủ, tạo cớ cho các
nhóm phần tử hồi giáo cực đoan kích động thù địch dân tộc, lôi kéo vào hoạt
động chống đối có tô chức Mặc dù Chính phủ đã đề nhiều chính sách hỗ trợ ngân sách dé cải thiện đời sống cho người dân khu vực miền Nam, nhưng do
tình trạng tham nhũng nên các chính sách này đã không mang lại kết quả
24
Trang 33Chính phủ Thái Lan lại cố tình bung bit thông tin, hướng dư luận các vụ gâybạo lực miền Nam Thái Lan là do lực lượng của phe đối lập dé phuc vu thuđoạn chính trị, khiến các nhóm phan tử Hồi giáo cực đoan được cớ gia tănghoạt động chống phá Chính phủ.
- Cuối cùng, nguyên nhân quốc tế cũng không thé bỏ qua Dau thé ki
XX, các phong trào Hồi giáo trên thế giới liên tục có xu hướng nóng lên vàphát triển mạnh mẽ Khi đường biên giới quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phixuất hiện, hệ tư tưởng “Hồi giáo chính trị” cũng cũng bắt đầu hình thành vàxuất hiện Những người theo “Hồi giáo chính trị” đã kết hợp Hồi giáo với sựnghiệp xây dựng quốc gia và các yếu tố chính trị Hỏồi giáo bỗng nhiên trởthành một yếu tố cau thành bản sắc quốc gia theo quan niệm hiện đại, khôngcòn đơn thuần chỉ là một tôn giáo mà đã tham gia vào cuộc chiến chính trị do
các dé quốc phương Tây áp đặt Một số trí thức Hồi giáo yêu nước thành lập
ra các đảng chính trị Bước sang thế kỷ XXI, Hỏi giáo chính trị có bước
chuyền biến đột phá, đó là một số tô chức Hồi giáo nguyên gốc chấp nhận tham gia các cuộc tông tuyển cử theo truyền thống dân chủ phương Tây, với
mục tiêu giành chính quyền tại các quốc gia mà Hồi giáo nguyên gốc vốnkhông chấp nhận hình thái chính quyền ấy [Nguyễn Ngọc Hùng, 2014]
Hiện Chính phủ Thái Lan đang có ý định xây dựng một kênh đào dérút ngắn thời gian di chuyển từ An Độ Dương sang Thái Bình Dương với tên
gọi là Nếu được xây dựng, kênh đào Kra sẽ trở thành tuyến hàng hải quan
trọng hàng đầu thế giới với khoảng 100.000 chuyến tàu lưu thông hàng năm;rút ngắn thời gian (2 ngày), khoảng cách (1.200 km) từ An Độ Dương đếnThái Bình Dương do không phải đi vòng qua eo biển Malacca Lúc này,Thái Lan chắc chắn sẽ trở thành tâm điểm của khu vực Điều này sẽ tạo rathách thức đối với Thái Lan nói riêng và ASEAN nói chung trong việc giải
quyết mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và bảo đảm an ninh quốc gia, khuvực.
25
Trang 34BỊ ảnh hưởng bởi xu thế chung của thế giới, mặc dù thực hiện chủtrương đàm phán thông qua đối thoại, hòa bình, nhưng Chính phủ Thái Lan lo
ngại quốc tế hóa vấn đề, nên luôn tìm cách bác bỏ nguyện vọng của các nhóm
Hồi giáo yêu cầu các Tổ chức quốc tế hoặc Quan sát viên quốc tế tham giavào quá trình đàm phán Điều này khiến các cuộc đàm phán giữa Chính phủ
với các tô chức cực đoan ở miền Nam Thái Lan liên tục bế tắc, không đạt được nhiều tiến triển Việc Mỹ và đồng minh lợi dụng cuộc chiến chống
khủng bố, chủ yếu nhằm vào người Hồi giáo trên thế giới đã làm cho phongtrào chống lại người Hồi giáo trên toàn cầu và khu vực ngày càng tăng, khiếncác tổ chức, nhóm Hồi giáo cực đoan gia tăng hoạt động dé đáp trả, trong đó
có các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở miền Nam Thái Lan
Sự hợp tác của Chính phủ Malaysia trong vai trò trung gian hòa giải
giữa Chính phủ Thái Lan với các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở miền Nam Thái
Lan không hiệu quả Khu vực miền Nam tiếp giáp với Malaysia là nơi luôntiềm an các yếu tô mat ôn định và được xem là điểm yếu về an ninh trên tuyến
biên giới của Thái Lan, đặc biệt là khu vực giáp bang Kelantan và Kedah của
Malaysia Do đó, dé giải quyết tình trang bất 6n, Chính phủ Thái Lan cần sự
hỗ trợ của Chính phủ Malaysia Tuy nhiên, mặc dù đồng ý phối hợp chặt chẽ
với phía Thai Lan dé giải quyết dứt điểm bat ôn, nhưng mức độ thực hiện của
phía Malaysia còn hạn chế Chính phủ Malaysia vẫn muốn khu vực miềnNam Thái Lan bất ồn, tạo ra “vùng đệm” giữa hai quốc gia và sử dụng vấn đềnày để mặc cả lợi ích với Chính phủ Thái Lan Do đó, các cuộc đàm phán giảiquyết van đề miền Nam Thái Lan luôn đi vào bế tắc, kế cả do Chính phủ
Malaysia tô chức trong vai trò trung gian hòa giải.
Như vậy, do mâu thuẫn tôn giáo, kinh tế kém phát triển, cộng với sự
quản lý yếu kém của chính phủ, chủ trương ly khai khỏi Thái Lan là cơ hội
cho những phần tử Hồi giáo cực đoan tập hợp lực lượng, tạo nên những nhóm hoạt động chống đối chính quyền.
Tiểu kết chương 1
26
Trang 35Xung đột tôn giáo tại miền Nam Thái Lan đã được hình thành từ lâu.
Do mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc, đi kèm với các nguyên nhân về lịch sử,kinh tế, chính trị, quốc tế cộng với sự quản lý yếu kém của chính phủ, dưới sự
kích động của các phần tử Hồi giáo cực đoan, lực lượng Hồi giáo tại miền
Nam Thái Lan chủ trương ly khai khỏi Thái Lan thành lập Nhà nước Hồi giáo
Pattani (Tiểu Vương quốc Hồi giáo Pattani) Để thực hiện tham vọng trên, bên cạnh việc thành lập các nhóm và tổ chức nhằm tập hợp lực lượng, các
phan tử Hồi giáo cực đoan bắt đầu tiến hành các vụ đánh bom khủng bố.Hàng năm, tại miền Nam Thái Lan có hàng trăm người bị chết, hàng nghìnngười bị thương, gồm thường dân theo Phật giáo, Hồi giáo, cảnh sát, binh lính
và cả lực lượng khủng bố, trong đó đông nhất là thường dân, tài sản của Nhà
nước và người dân bị phá hủy Đây là mối đe dọa lớn đối với an ninh miền
Nam Thái Lan nếu chính quyền địa phương không kiêm soát chặt chẽ an ninh
trong khu vực này.
27
Trang 36Chương 2 VÁN ĐÈ XUNG ĐỘT TÔN GIÁO Ở MIÈN NAM THÁI LAN
(2014 - 2020)
2.1 Thực trạng xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan
2.1.1 Sự phát triển về lực lượng và cơ cấu tổ chức của lực lượng Hải giáo
cực đoan
Mặc dù Chính phủ Thái Lan dưới các thời kỳ, nhất là từ năm 2014(dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Prayuth) rất quan tâm và muốn giải quyếtdứt điểm tình trạng xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan, nhưng lực lượng
Hồi giáo cực đoan tại các tỉnh miền Nam Thái Lan vẫn có sự phát triển về lực
lượng và tô chức Theo thống kê của cơ quan Cảnh sát quốc gia Thái Lan (2020), hiện có khoảng 6.000 đối tượng của các lực lượng Hồi giáo ly khai có
liên quan đến các hoạt động gây bat ôn định an ninh chính trị ở các tỉnh miền
Nam Thái Lan và có khoảng 10.000 dân chúng ủng hộ, trong đó có sự tham
gia của một số nhà chính trị, cụ thể: Tỉnh Pattani khoảng 1.197 đối tượng (25tên cam đầu và 95 đối tượng cần đặc biệt quan tâm); tinh Narathiwat khoảng4.503 đối tượng (23 tên cầm đầu và 125 đối tượng cần đặc biệt quan tâm);tỉnh Yala khoảng 147 tên (19 tên cầm đầu) Ngoài ra, còn có sự tham gia của
khoảng 300 thành viên thuộc lực lượng Hài giáo cực đoan (số này đã được
huấn luyện quân sự và trang bị vũ khí) Về tổ chức, Cảnh sát Thái Lan đã xác định được một số tổ chức đang hoạt động tại đây như sau [Văn phòng Thống
kê Quốc gia Thái Lan, 2020] :
- Tổ chức BNPP, thành lập năm 1959, năm 1960 đổi tên thành “Mặttrận giải phóng Hồi giáo Pattani” (BIPP) Day là một trong những tô chức Hồigiáo cực đoan đầu tiên tại ba tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan Địa bàn hoạtđộng chủ yếu của nhóm là Malaysia, từ đó chi phối hoạt động của các thành
viên tại Thái Lan.
28
Trang 37- Tổ chức PULO, thành lập năm 1968, đến năm 1992 tổ chức này chia
thành 2 nhóm “PULO cũ” và “PULO mới” Hai nhóm này có căn cứ ở
Malaysia và hiện đang phối hợp hoạt động tại các tỉnh miền Nam Thái Lan
- Phong trào Mujahideen Pattani (BNP), thành lập năm 1985, căn cứ đặt
tai Malaysia, mục tiêu là đầu tranh giải phóng các tỉnh miền Nam Thái Lan
- Phong trào đoàn kết vì độc lập Pattani (BERSATU), thành lập năm
1989 trên cơ sở tập hợp các nhóm quá khích lại với nhau, trụ sở bí mật tại
Kuala Lumpur/Malaysia Tổ chức này có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động
ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước và tô chức Hồi giáo quốc tế
- Phong trào hồi giáo Pattani (GMIP), thành lập năm 1995 (thực chất là
một bộ phận của tô chức JI và al-Qaeda), nhóm này có quan hệ mật thiết với
to chức Mujahideen, Malaysia (KMM), có nhiệm vụ đấu tranh đòi tự trị ởmiền Nam Thái Lan
- Tổ chức Permudo: Trực tiếp đảm nhiệm các hoạt động gây bạo loạntại ba tỉnh miền Nam Thái Lan Đến nay, lực lượng này đã huấn luyện đượckhoảng 15.000 thành viên và được cài cắm lực lượng đến hầu hết các xã của
ba tỉnh miền Nam Thái Lan (Pattani, Yala và Narathiwat) và một số huyện
thuộc tinh Songkhla.
- Phong trào Hồi giáo JASA (Jamaah Salafiyah) là phong trào du kích
Hồi giáo đấu tranh đòi độc lập, thành lập tháng 05/2005 Mục tiêu của JASA
là khôi phục lại các giá trị truyền thống của đạo Hồi, kiên định với luậtMadshahub Hammarby (đạo luật của Hồi giáo), khuyến khích các tín đồ sửdụng bạo lực đấu tranh bảo vệ và khôi phục các giá tri truyền thống của đạoHi tiến tới đấu tranh khôi phục Nhà nước “Hồi giáo tự trị Pattani" Phong
trào JASA chủ trương coi trọng các biện pháp dau tranh bang bạo lực (hành
động đánh bom liều chết) Phong trào JASA thường xuyên nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ của các lực lượng Hồi giáo quốc tế Hiện JASA đang tích cực
29
Trang 38đây mạnh các hoạt động tại các tỉnh miền Nam Thái Lan nhằm thống nhất thếgiới Hồi giáo.
- Nhóm PULO 4 (nhóm PULO cũ hay nhóm PULO 4 sao), có nguồngốc từ tổ chức PULO (Tô chức Liên minh Giải phóng Pattani tự do) Tổ chức
PULO được thành lập vào tháng 01/1968, sau đó tách ra thành các nhóm,
gồm: PULO 4, PULO mới (PULO I sao), nhóm PULO liên minh (PULO 5
sao), nhóm PULO MKP (Majlis Kepimpinan Pertubuhan hay Party Leadership Council), nhóm PULO Perpaduan và nhóm PULO DSPP (Dewan Syura Pimpinan Pertubuhan hay Consultative Council Leadership Party, tam
dich là Hiệp hội Suro vì PULO) Dia ban hoạt động của PULO 4 chu yếu ở batỉnh biên giới miền Nam Thái Lan, gồm: Pattani, Yala và Narathiwat Ngoài
ra, nhóm còn các chi nhánh hoạt động tại các nước Malaysia, Indonesia, Thụy
Điển, Đức, Libya, Syria và Jordan Năm 2009, nhóm này đã thành lập lực
lượng Quân đội giải phóng Pattam (PLA - Pattani Liberation Army) với mục
tiêu nâng cao tầm ảnh hưởng và vai trò chủ đạo trong đàm phán hòa bình với
Chính phủ Thái Lan.
- Nhóm PULO MKP (Majlis Kepimpinan Pertubuhan hay Party
Leadership Council), được tách ra từ tổ chức PULO, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Malaysia Nhóm có mối liên hệ chặt chẽ với PULO mới ở trong Thái
Lan PULO MKP là nhóm có các hoạt động khủng bố mạnh mẽ nhất tronggiai đoạn 2012-2013 tại khu vực miền Nam với các mục tiêu hoạt động bao
hàm cả chính trị và quân sự Bên cạnh đó, nhóm còn có nhiệm vụ tuyển chọn
lực lượng từ các thanh thiếu niên Hồi giáo trong độ tuổi 18-25 để đưa sangMalaysia huấn luyện
- Hiệp hội Suro vì PULO (PULO DSPP), cũng có nguồn gốc từ tô chức
PULO Các chi nhánh của nhóm này được đặt tại các nước: Malaysia,
Indonesia, Thụy Điển, Đức, Libya, Syria và Jordan Mục tiêu hoạt động củanhóm là hỗ trợ cho lực lượng Mặt trận cách mạng quốc gia Malayu — Pattani
30
Trang 39(BRN) thực hiện các vụ khủng bố và tham gia quá trình đàm phán hòa bìnhgiữa BRN với chính phủ Hiện, một số thành viên của nhóm tại Syria và ThụyĐiền dang tìm cách móc nối với các tổ chức khủng bồ quốc tế.
- Phong trào Mujahideen Pattani (GMP), ra đời từ năm 1986 Nhóm
được tách ra từ hai tô chức BRN và BIPP Địa bàn hoạt động chủ yếu ở các
tỉnh biên giới Malaysia giáp với Thái Lan Hiện, nhóm này đang có xu hướng
sáp nhập trở lại với BRN nhằm tăng cường khả năng thực hiện các vụ tấn
công khủng bố tại các tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan.
- Phong trào Mujahideen Islam Pattani (GMIP) Dia bàn hoạt động chu
yếu ở ba tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan Mục tiêu hoạt động là phá hủy các cơ sở kinh tế và thương mại địa phương, gây thiệt hại về vật chất và gây
hoang mang trong dư luận GMIP không trực tiếp thực hiện các vụ tấn cônggiết hại người dân Hiện, nhóm đang nhận được sự hậu thuẫn về kinh tế rấtlớn từ các doanh nghiệp Hồi giáo địa phương và đóng vai trò quan trọng trong
quá trình đàm phán hòa bình.
- BRN, được thành lập vào năm 1960, địa bàn hoạt động chủ yếu ở batỉnh biên giới miền Nam Thái Lan Đây có thể coi là một trong những tô chức
Hồi giáo có lịch sử lâu đời và đáng chú ý nhất tại Thái Lan cho tới thời điểm
hiện tại khi đứng sau rất nhiều vụ khủng bố “có tiếng” với lực lượng thành
viên đông đảo Đây cũng là nhóm đại diện cho các tô chức Hồi giáo cực đoan
trên bàn đàm phán với Chính phủ Thái Lan.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Viện phòng thủQuốc gia Thái Lan năm 2019, do Thiếu tướng phum-chay lêc-sủn-ca-con
(WAaAINIAMS ATita ta2Iá113103) soạn thảo, hiện nhóm đã xây dựng trụ sở
hoạt động ở cả Malaysia và Indonesia Lực lượng khoảng 9.385 người, trú ântại 321 làng bản dọc ba tỉnh biên giới miền Nam Thái Lan Tài liệu này cũngcho nhận định nhóm BRN là nhóm khủng bố có lực lượng quân sự mạnh nhất
3l
Trang 40tại khu vực phía Nam Thái Lan, thường xuyên tổ chức các cuộc tấn côngkhủng bố và là mục tiêu chính của Cơ quan Tình báo Thái Lan.
Chủ trương của BRN là kiên quyết dựa vào dân, xác định người dân lànên tảng, tô chức lực lượng theo hệ thống dọc nhằm ngăn chặn và hạn chếviệc Chính phủ điều tra phát hiện ra các đối tượng cầm đầu phong trào
Mục tiêu chính của BRN là đấu tranh thành lập nhà nước Pattani tự tri
ở miền Nam Thái Lan Để thực hiện mục tiêu này, lực lượng BRN triệt dékhai thác mối quan hệ giữa người Hồi giáo Malaya (Hồi giáo Malaysia),Pattani (Hồi giáo Thái Lan) và Islam (đạo Hồi) làm nền tảng tập hợp và gắn
kết nhân dân cùng nguồn gốc Hồi giáo, gắn đấu tranh “giải phóng” nhà nước Pattani với các hoạt động đấu tranh vì cộng đồng Hồi giáo dé hợp thức hóa va
kêu gọi sự ủng hộ của tổ chức Hỏi giáo quốc tế nhằm chống lại kẻ thù chung
là Chính phủ Thái Lan.
Về mặt chiến lược, BRN xác định phải sử dụng bốn nguồn sức mạnhchính để chiến thắng Chính phủ, bao gồm sức mạnh nhân dân, sức mạnhchính trị, sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự
Về mặt chiến thuật, lực lượng BRN chú trọng các hoạt động quân sự từcấp độ gây rỗi, bạo loạn đến khủng bố nhằm tao sự lo sợ đối với dân chúng,
kết hợp day mạnh hoạt động tuyên truyền về mục đích và lợi ích của sức
mạnh nhân dân trong cuộc chiến đối đầu với chính phủ Thái Lan Mục tiêutan công của cuộc chiến được BRN xác định là cơ quan, t6 chức chính quyềnThái Lan và các tổ chức Hồi giáo đi ngược lại với lợi ich của phong trào Đặcbiệt, lực lượng này còn sử dụng cả thanh thiếu niên Thanh thiếu niên cònnhỏ, không thể trực tiếp tham gia các hoạt động chiến đấu, sẽ được sử dụng
làm các tuyên truyền viên để lôi kéo phát triển lực lượng, hoặc xuyên tạc sự
that theo ý đồ của BRN, rải truyền đơn gây hoang mang, mâu thuẫn dé lôi kéo
nhân dân hợp tác tham gia lực lượng BRN.
32