1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết xã hội học

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng quan điểm về toàn cầu hóa của Anthony Giddens để phân tích ví dụ trong thực tế
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 470,14 KB

Nội dung

Các nhân tố tạo nên toàn cầu hóa: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, các nhân tố kinh tế, những biến đổi chính trị, tranh luận về toàn cầu hóa, hệ quả của toàn cầu hó

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC 

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VỀ TOÀN CẦU HÓA CỦA

ANTHONY GIDDENS ĐỂ PHÂN TÍCH VÍ DỤ TRONG THỰC TẾ

Giảng viên: PGS.TS NGUYỄN TUẤN ANH Sinh viên: NGUYỄN THU TRANG Email: 22031601@sv.ussh.edu.vn

Lớp: K67 Xã hội học MSV: 22031601

Hà Nội, tháng 5/2023

Trang 2

2

MỤC LỤC

1 Tác giả Anthony Giddens 3

2 Nội dung quan điểm toàn cầu hóa của Anthony Giddens 3

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa 3

2.2 Các nhân tố tạo nên toàn cầu hóa 3

2.3 Tranh luận về toàn cầu hóa 4

2.4 Hệ quả của toàn cầu hóa 4

3 Vận dụng quan điểm của Anthony Giddens về toàn cầu hóa để phân tích ví dụ trong thực tế: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 4

3.1 Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 4

3.2 Việt Nam gia nhập WTO – Những cơ hội và thách thức 5

4 Kết luận 8

5 Danh mục tài liệu tham khảo 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 10

Trang 3

3

1 Tác giả Anthony Giddens

Anthony Giddens sinh ngày 18 tháng 1 năm 1938, là một nhà xã hội học người Anh nổi tiếng trên thế giới Là một nhà lý thuyết xã hội học đương đại, ông được biết đến nhiều với lý thuyết cấu trúc, khám phá mối liên hệ giữa các cá nhân

và các hệ thống xã hội cùng với quan điểm tổng thể về xã hội hiện đại Nhờ vào vốn hiểu biết sâu rộng, ông đã có nhiều đóng góp nổi bật cho ngành xã hội học,

có thể kể đến như Xã hội học (tái bản lần thứ 5, 2006), Châu Âu trong Thời đại Toàn cầu (2007), Over to You, Mr Brown – How Labour Can Win Again (2007)

Ông hiện đang công tác và giảng dạy tại Đại học Cambridge, Giáo sư Danh dự tại LSE (London School of Economics and Political Science – Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London)

2 Nội dung quan điểm toàn cầu hóa của Anthony Giddens

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa

Theo Giddens, toàn cầu hóa không hoàn toàn là một quá trình về kinh tế Đó

là "sự tăng cường của các mối quan hệ xã hội trên toàn thế giới liên kết các địa phương xa xôi theo cách mà các diễn biến địa phương được định hình bởi các sự kiện ở xa và, đến lượt nó, các sự kiện ở xa được định hình bởi các diễn biến địa

dẫn đến việc tái thiết các thể chế hiện đại

Như vậy, có thể thấy rằng toàn cầu hóa là khái niệm phản ánh thế giới chúng

ta đang sống trong đó các cá nhân, các nhóm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau Toàn cầu hóa là quá trình bắt đầu từ rất lâu trong lịch sử loài người chứ không chỉ giới hạn trong xã hội đương đại Các nhân tố tạo nên toàn cầu hóa: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, các nhân tố kinh tế, những biến đổi chính trị, tranh luận về toàn cầu hóa, hệ quả của toàn cầu hóa

Biểu hiện của toàn cầu hóa có thể dễ dàng thấy ở việc thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tăng cao, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

2.2 Các nhân tố tạo nên toàn cầu hóa

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông: sự ra đời của điện

thoại di động, truyền hình cable, Internet đã thúc đẩy tiến trình phát triển cho ngành công nghiệp điện tử thông qua đó tác động đến quá trình toàn cầu hóa

Những biến đổi chính trị: Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo nhiều sự thay

đổi mang tính chất toàn cầu tiêu biểu là đường ranh giới giữa các nước, sự phát triển các thể chế khu vực và quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Những vấn đề này có mối liên hệ mật thiết với nhau, có tác động trên phạm vi toàn thế giới

Các nhân tố kinh tế: Sự bành trướng của các tập đoàn xuyên quốc gia giúp

cho việc thúc đẩy nhân công lao động quốc tế đi vào chi tiết hóa Sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia đã tạo ra mạng lưới liên kết kinh tế

Trang 4

4

quốc tế Các quốc gia có thể tham gia vào mạng lưới liên kết này và có mối quan

hệ phụ thuộc lẫn nhau

Tương ứng với các nhân tố tạo nên toàn cầu hóa là ba kiểu toàn cầu hóa: toàn cầu hóa văn hóa, toàn cầu hóa chính trị, toàn cầu hóa kinh tế Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác

2.3 Tranh luận về toàn cầu hóa

Bàn về toàn cầu hóa, có nhiều quan điểm khác nhau:

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi: Toàn cầu hóa được đánh giá quá

cao, sự phụ thuộc lẫn nhau hiện nay không phải là chưa có tiền lệ

Những người Hyper Globalizer: Toàn cầu hóa là hiện tượng thực, đầy sức

mạnh và đe dọa làm xói mòn các chính phủ quốc gia

Những người Transformationalist: Toàn cầu hóa đang làm chuyển đổi nhiều

chiều cạnh của trật tự toàn cầu hiện đại, nhưng những khuôn mẫu cũ vẫn được duy trì

2.4 Hệ quả của toàn cầu hóa

Về cơ hội, toàn cầu hóa làm tăng nguồn vốn đầu tư cho các nước đang phát

triển và kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ở các ngành công nghiệp

và dịch vụ, nâng cao trình độ kỹ công nghệ - kỹ thuật cho các lao động trong nước,

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và mạnh mẽ

Về thách thức, toàn cầu hóa tạo ra những thách thức xuyên biên giới và vượt

tầm của các cấu trúc chính trị hiện tại Ngoài ra còn các vấn đề về gia tăng dân số,

ô nhiễm môi trường, … cũng cần được giải quyết

3 Vận dụng quan điểm của Anthony Giddens về toàn cầu hóa để phân tích

ví dụ trong thực tế: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO)

3.1 Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) viết tắt là WTO được thành lập và hoạt động vào 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch Tính đến nay tổ chức này

đã có 164 thành viên

Từ khi ra đời đến nay, tổ chức này đã gặt hái được vô số thành tựu Mối liên kết giữa các thành viên WTO đã giúp thay đổi quan hệ kinh tế quốc tế Các quy định về thương mại toàn cầu trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển nhanh của kinh doanh biên giới Từ năm 1995, giá trị thương mại trên thế giới đã tăng 4 lần trong khi khối lượng giao thương mở rộng gấp 2,7 lần Con

số này gấp hai lần tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới (GDP) cùng thời kỳ

Sự phát triển của những chuỗi giá trị toàn cầu là yếu tố nền tảng hỗ trợ tăng trưởng toàn diện tại những nền kinh tế đang phát triển, đồng thời thúc đẩy phát

Trang 5

5

triển sức mua và mở rộng cơ hội tiêu dùng tại tất cả các quốc gia trên thế giới Không ngẫu nhiên khi tỷ lệ đói nghèo đã giảm nhanh nhất trong vòng 25 năm qua: cách đây 20 năm, 1/3 dân số hành tinh sống dưới mức nghèo cùng cực nếu chuẩn Ngân hàng Thế giới là 1.90 USD/người Ngày nay, tỉ lệ nghèo đói đã giảm xuống dưới 10%, thấp nhất trong lịch sử nhân loại

Những năm gần đây, các thành viên WTO đã đồng ý đơn giản hóa các thủ tục giao thương xuyên biên giới bằng việc thông qua Thỏa thuận về tạo thuận lợi thương mại nhằm giúp hoạt động giao thương đạt mức 1000 tỷ USD/năm Các nước cũng xúc tiến tự do hóa các hoạt động mua bán sản phẩm công nghệ thông tin và bãi bỏ những trợ cấp xuất khẩu mang tính nguy hại

Song song với đó, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra mà tổ chức này cần phải vượt qua Trong hơn 2 năm qua, chính phủ các nước đã tiến hành nhiều hoạt động hạn chế thương mại – tác động lớn đến hoạt động giao thương quốc tế - tương đương 747 tỷ USD giá trị nhập khẩu năm 2018 Sự bất định dâng cao liên quan đến thị trường đang khiến các doanh nghiệp ngừng đầu tư, đồng thời gây tâm lý

lo lắng cho tình trạng tăng trưởng cũng như tiềm năng phát triển của kinh tế toàn cầu Cách thức các quốc gia thành viên đối mặt với thách thức sẽ định hình con đường đi phía trước của nền kinh tế thế giới hàng thập niên tiếp theo

Trong xu thế toàn cầu hóa, WTO trở thành một cầu nối quan trọng trong việc giao lưu, liên kết giữa các nước với nhau Tầm quan trọng của việc giao thương giữa các nước thành viên sẽ thúc đẩy cho kinh tế phát triển

3.2 Việt Nam gia nhập WTO – Những cơ hội và thách thức

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức chủ yếu Việt Nam gặp phải khi gia nhập WTO Qua đó chứng minh rằng Việt Nam gia nhập WTO là một xu thế tất yếu khách quan của toàn cầu hóa và những cơ hội

và thách thức Việt Nam nhận được chính là hệ quả của nó

Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này Đặc biệt

là khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mang đến những bước tăng trưởng kinh tế vượt trội, sự chuyển mình mạnh mẽ về mặt kinh tế

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình thấp Bước ra từ sau chiến tranh, Việt Nam đã cố gắng có nhiều bước chuyển mình nhưng tuy nhiên nước ta vẫn còn là nước có nền kinh tế yếu, chưa có sự phân chia

cơ cấu các nhóm ngành hợp lý, tỷ trọng nhập khẩu so với xuất khẩu vẫn còn quá lớn Bởi vậy, việc gia nhập WTO là một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thị trường thương mại thế giới, củng cố địa vị trên trường quốc tế, tạo bước đệm cho hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế Gia nhập WTO nghĩa là Việt Nam chấp nhận các quy tắc, các quy chế pháp lý của Tổ chức này cùng với những hiệp định song phương và đa phương được ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho Việt Nam Điều đó được trình bày dưới đây:

Trang 6

6

Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng vững mạnh, có sự đầu tư hỗ trợ từ các nước phát triển Trở thành thành viên WTO, Việt Nam ngay lập tức đã nhận được hơn

40 lời mời tham FTA Đây là con số đáng mừng cho nền kinh tế của Việt Nam bởi tham gia vào các FTA giúp mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việc tham gia các sáng kiến khu vực, toàn cầu như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê Công – Lan Thương (MLC), Vành đai và Con đường (BRI), Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) … giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi phát triển và kết nối các tuyến hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối phó với thách thức biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhận được nhiều nguồn đầu tư, nguồn vốn đến từ các nước phát triển, hỗ trợ cho các dự án, các kế hoạch kinh tế, được đầu tư đổi mới các cơ sở sản xuất kỹ thuật

Thứ hai, tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại tân tiến, các thị trường tiêu dùng tiềm năng, tiếp thu và vận dụng các chiến lược phát triển của các nước đi trước Nền kinh tế Việt Nam vực dậy sau chiến tranh chưa được bao lâu, cần có một chiến lược, kế hoạch phát triển lâu dài

để kéo nền kinh tế đi lên Vì vậy, gia nhập WTO là một lựa chọn hợp lý để Việt Nam có thể rút ngắn quá trình phát triển bởi khi vào WTO, Việt Nam có môi trường thuận lợi hơn, được hỗ trợ về mọi mặt, tiếp cận sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại bậc nhất thế giới, trao đổi tiếp thu các kinh nghiệm sản xuất Bên cạnh đó còn có những chính sách đặc biệt hỗ trợ cho nước ta: hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo, sử dụng máy móc và con người; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất,

cơ sở hạ tầng; giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, tạo cơ hội được hợp tác song phương và đa phương với các nước thành viên Thứ ba, Việt Nam khi tham gia vào WTO là cơ hội lý tưởng để mở rộng quan

hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ đối ngoại kinh tế với các nước thành viên Thực

tế lịch sử đã chứng minh, không có một nước nào có thể tồn tại và phát triển mà không có quan hệ, kết nối với các quốc gia khác Việt Nam cũng như vậy Trước khi trở thành thành viên WTO,Việt Nam đã rất nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với các nước là Mỹ và Trung Quốc thông qua việc ký kết một số bản hiệp định thương mại song phương Đây được coi là bước đệm để Việt Nam có thể tiến hành gia nhập WTO một cách thuận lợi hơn, và sau khi gia nhập, dễ dàng đạt được các thỏa thuận, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, khu vực và vùng lãnh thổ Cụ thể, sau 16 năm gia nhập (2007–2023), tính đến tháng 5/2023,

đã có 15 FTA có hiệu lực, 1 FTA đã hoàn tất đàm phán (Việt Nam–Israel, khởi động đàm phán tháng 12/2015 và hoàn tất đàm phán tháng 4/2023), 3 FTA đang được đàm phán là Việt Nam–EFTA (Thụy Sĩ, Nauy, Iceland, Liechtenstein), ASEAN–Canada, Việt Nam–UAE (các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất) Từ việc ký kết hợp tác với nhiều nước thành viên như vậy, Việt Nam có cơ hội củng

cố thêm mối quan gắn bó thân thiết với các nước.

Trang 7

7

Thứ tư, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được củng cố và khẳng định

có thể sánh ngang với các nước thành viên WTO đặc biệt trong một số trường hợp liên quan đến các tranh chấp về kinh tế, Việt Nam có thể ra mặt giải quyết Thông qua điều này, Chính phủ và Đảng có thể sáng suốt đưa ra những quyết sách hợp

lý, đề xuất thay đổi cơ cấu quản lý nhà nước đồng thời cũng tuân thủ các quy chế của WTO có thể làm giảm các hiện tượng tham nhũng, hối lộ kinh tế Từ đó khiến

bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn Chỉ trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO (2006–2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng được sửa đổi Gần đây nhất, Luật Quản lý ngoại thương 2017 là văn bản luật có tính ổn định, thống nhất trước nền ngoại thương của Việt Nam được ra đời

Đứng trước những cơ hội khi tham gia vào WTO, Việt Nam cũng đã chấp nhận đối mặt với các thử thách được đặt ra:

Một là, Việt Nam cần phải thực hiện đồng loạt các cam kết, thỏa thuận song phương, đa phương đã ký kết, thực hiện hiện đầy đủ các quy chế của WTO Khi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam cần phải áp dụng và đưa các quy chế của WTO vào thực tế Trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện đầy đủ các văn bản luật, quy chế pháp lý, các chính sách, sắp xếp lại bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với khung mẫu của WTO Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào và tăng mạnh sau mỗi năm, tuy nhiên lại có năng lực và trình độ thấp Vì vậy, nhà nước cần đưa ra các chính sách bồi dưỡng hợp lý, chuẩn bị cho quá trình tiếp thu công nghiệp hóa hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu về quản lý bộ máy nhà nước đa năng và chuyên nghiệp hóa sau này

Hai là, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao Các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn khá yếu kém, chủ yếu vẫn là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, chưa được đầu tư đào tạo sâu về mặt kỹ thuật cho nên khi

mở cửa thị trường, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt

từ phía các doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh về sản phẩm, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế lớn về nguồn vốn, sức cạnh tranh, sản xuất nên chất lượng và giá

cả phong phú thu hút người tiêu dùng Trong khi đó, Việt Nam sức cạnh tranh chưa cao, sự cạnh tranh này khiến doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với tình trạng

dễ phá sản, bị đào thải khỏi thị trường nếu doanh nghiệp đó không có đủ tài lực

để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, nếu biết tận dụng cơ hội, chấp nhận cạnh tranh, liên tục đổi mới về công nghệ và chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đó có thể chiếm lĩnh uy thế và đứng vững được trên thị trường Như vậy, việc gia nhập vào WTO đều đem đến những cơ hội và thách thức cho Việt Nam Đón nhận cơ hội để đất nước được phát triển và đối mặt với thách thức để khắc phục các khuyết điểm còn tồn đọng chính là sự kết hợp ăn ý bổ sung hoàn thiện lẫn nhau Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập thế giới sẽ tìm ra được cách tận dụng triệt để cơ hội và ghi nhớ các thách thức để phát triển cao hơn

Trang 8

8

Từ những điều trên chứng minh được rằng Việt Nam gia nhập WTO là một

xu thế tất yếu khách quan của toàn cầu hóa và những cơ hội thách thức đó chính

là hệ quả của toàn cầu hóa Việt Nam có mưu cầu lớn về sự phát triển không chỉ kinh tế mà còn về chính trị, đời sống văn hóa xã hội Toàn cầu hóa diễn ra sẽ cho Việt Nam nhiều cơ hội được thúc đẩy nền kinh tế bị trì trệ, giải quyết các vấn đề

về chính trị, đời sống nhân dân Toàn cầu hóa bao gồm các yếu tố về sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, những biến đổi chính trị, các nhân tố kinh

tế, mà Việt Nam là một nước còn yếu về nền kinh tế, chính trị cần được củng cố vững chắc và yêu cầu về sự phát triển công nghệ và truyền thông rất cao Đối chiếu với các điều kiện trên, Việt Nam có đầy đủ sự tác động từ các yếu tố đó, vấn đề gia nhập WTO chỉ còn là vấn đề về thời gian Do đó việc Việt Nam gia nhập WTO chính là một xu thế tất yếu khách quan của toàn cầu hóa Việt Nam muốn phát triển được nhanh và mạnh hơn nữa, bắt buộc phải tham gia vào tiến trình này và việc gia nhập WTO là một bước đệm khiến quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy nhanh hơn Những cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt khi trở thành thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam trưởng thành về mọi mặt, sẵn sàng ứng phó với các tác động khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa

4 Kết luận

Từ quan điểm về toàn cầu hóa của Anthony Giddens và ví dụ thực tế của tác giả có thể thấy được tầm quan trọng trong việc hiểu và giải thích sự thay đổi của toàn cầu hóa Giddens đưa ra lý thuyết này nhằm phản ánh sự mối quan hệ phụ thuộc, sự liên kết, tương tác giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay Đây sẽ là tiền đề để sau này chúng ta có thể dựa vào đó để tìm hiểu, nghiên cứu và phát hiện ra các khía cạnh khác của toàn cầu hóa để áp dụng vào thực tế Chính vì vậy, các quốc gia khi đứng trước cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa cần biết ứng phó linh hoạt, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, tích cực chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nghiêm túc đối diện với các thách thức và rút ra các bài học thực tế cho các thế hệ sau này Để dù diễn biến tình hình có thay đổi ta vẫn có đủ bản lĩnh, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để vượt qua nó

Trang 9

9

5 Danh mục tài liệu tham khảo

1 Ashley Crossman Anthony Giddens

Được truy lục từ: https://vi.eferrit.com/anthony-giddens/

2 Giddens, A (2006) Xã hội học: Ấn bản lần thứ năm Vương quốc Anh: Chính trị

3 Hoàng Phước Hiệp (2008, 12 02) Gia nhập WTO – Những cơ hội, thách thức trong đổi mới tư duy lập pháp Được truy lục từ:

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid= 2efe3dec-92d7-4ac9-a305-be6f95212468&groupId=13025

4 Phạm Lữ (2020, 01 03) 25 năm WTO: Thành tựu nhiều, thách thức lớn

Được truy lục từ: https://thanhnien.vn/25-nam-wto-thanh-tuu-nhieu-thach-thuc-lon-185914284.htm

5 Nguyễn Quốc Trường (2023, 01 30) Nhận diện toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đặt ra với Việt Nam Được truy lục từ:

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM263681

6 Mai Phương Hoa (2003, 02 01) Gia nhập WTO – Những cơ hội và thách thức Được truy lục từ:

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208937

7 Trung tâm WTO và Hội nhập (2023, 05 09) Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2023 Được truy lục từ:

https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018

8 Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM (2021, 01 16) WTO: 25 năm thành tựu và thách thức Được truy lục từ:

http://hoinhap.org.vn/chuyen-de-hoi-nhap/25231-wto-25-nam-thanh-tuu-va-thach-thuc.html

Trang 10

10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa

Ngày đăng: 05/10/2024, 16:24