1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của kỹ năng mềm tới cơ hội việc làm của sinh viên

24 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Người hướng dẫn THS. Phạm Thị Minh Tâm
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Niên luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 367,25 KB

Nội dung

Chào các bạn. Đây là bài niên luận được thực hiện bởi sinh viên đến từ khoa xã hội học. Bài niên luận này được thực hiện bằng cách tổng quan nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện, mình vẫn còn gặp nhiều sai sót do đó nếu mọi người đọc và nghiên cứu tài liệu mình có vấn đề xin hãy góp ý. Mình mong bài viết của mình sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn học tốt!

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA XÃ HỘI HỌC

-

SINH VIÊN: NGUYỄN THU TRANG

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN

NIÊN LUẬN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2022-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS PHẠM THỊ MINH TÂM

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do lựa chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

1 Dẫn nhập 4

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm 5

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa kỹ năng mềm và việc làm 7

Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về việc bồi dưỡng kỹ năng mềm 14

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam hiện tại đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh mẽ, gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế Thị trường lao động Việt Nam cũng vì thế mà có nhiều biến động mạnh mẽ, thị trường tìm kiếm việc làm diễn ra rất sôi nổi và các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao yêu cầu tuyển chọn người lao động Trong đó kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm là hai yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm Theo Fox Business, các chuyên gia chỉ ra kỹ năng mềm bao gồm nhiều kỹ năng phi kỹ thuật, gắn liền với khả năng lãnh đạo, giao tiếp giữa các cá nhân, khả năng thích ứng, sáng tạo và năng suất "Kỹ năng mềm rất quan trọng, thậm chí có phần quan trọng hơn các kỹ năng cứng như trình độ học vấn, kinh nghiệm Thông qua kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng có thể xác định cách bạn làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý nhiệm vụ hay quản lý đội nhóm",

bà Ciara Harrington, Giám đốc nhân sự của Skillsoft (công ty công nghệ giáo dục của Mỹ), nhận định Các ứng viên ngoài việc trang bị cho bản thân các kỹ năng chuyên môn còn cần phải nắm chắc những kiến thức về kỹ năng mềm liên quan tới công việc

Tại hội thảo chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập do

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với ILO tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm

2014, bà Nicola Connolly, Chủ tịch phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, phàn nàn rằng lao động Việt Nam thiếu đi các kỹ năng mềm phục vụ công việc, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại trước khi sử dụng Qua nhiều nghiên cứu và các nguyên nhân được chính những nhà tuyển dụng đưa ra chính là do ứng viên mới chỉ có những kiến thức căn bản về công việc và rất yếu ở các kỹ năng mềm, khó có thể hòa nhập được với công việc Điều này gây ảnh hưởng đến các bạn sinh viên chuẩn bị bước vào thị trường lao động

và có thể làm giảm cơ hội việc làm của sinh viên nếu như không đáp ứng được các yêu cầu

của nhà tuyển dụng Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của kỹ năng

mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên” làm đề tài nghiên cứu

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay và ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên thông qua các nghiên cứu đi trước về vấn đề này

- Đưa ra kết luận chung và đánh giá của bản thân về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến

cơ hội việc làm của sinh viên

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, cụ thể là tìm kiếm và đọc các tài liệu từ các nguồn chính thống, uy tín như luận văn, luận án, sách, báo, tạp chí

có liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên

Từ đó, phân tích các tài liệu trên và đưa ra những nhận xét đánh giá

Trang 5

và phát triển kỹ năng mềm có thể tạo ra tác động tích cực đến khả năng xin việc, phát triển

sự nghiệp và thậm chí có thể tạo ra sự khác biệt trong thành công của sinh viên Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều tài liệu và nghiên cứu đầy đủ về tương quan giữa kỹ năng mềm và

cơ hội làm việc của sinh viên Điều này đã tạo ra nhu cầu nghiên cứu và đánh giá về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đối với cơ hội làm việc của sinh viên đại học Đặc biệt, đề tài này

đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giảng viên và chuyên gia trong ngành nhằm cung cấp các thông tin và phương hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, từ đó giúp họ nắm bắt cơ hội nghề nghiệp và đạt được thành công trong sự nghiệp

của mình Đề tài "Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên" tập

trung khám phá mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và khả năng sinh viên tìm kiếm việc làm trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sự thành công nghề nghiệp của sinh viên và cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách các kỹ năng mềm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm

Trang 6

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ở phần này, tác giả sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chủ

đề “Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên” Trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, để dễ dàng làm nổi bật được chủ

đề nghiên cứu và tách biệt với các nghiên cứu khác, tác giả sẽ chia phần tổng quan tài liệu

thành các nhóm nghiên cứu như sau:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm

• Lý thuyết về kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được hiểu đơn giản là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới, khả năng thích ứng với môi trường sống, môi trường làm việc, học tập,…đó là những yếu tố mang lại thành công bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn Hay kỹ năng mềm là sự kết hợp của những kỹ năng gồm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, học tập suốt đời

Ở một vài bài viết có cùng chủ đề, kỹ năng mềm dùng để chỉ các kỹ năng liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử

áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức và hướng đến hiệu quả hay đỉnh cao của công việc và các hoạt động của con người (Nguyễn Thị Oanh, 2006) Hay theo Lê Thị Hoài Lan (2017), kỹ năng mềm là hệ thống các kĩ năng được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hay tương tác với xã hội, cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, tổ chức của mỗi cá nhân, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc và thành đạt trong cuộc sống

Trang 7

và khoa sư phạm của một vài trường đại học ở khu vực phía Nam Khi so sánh tự đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết đối với kỹ năng mềm và đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên - những người trực tiếp quản lý và giảng dạy sinh viên thì lại có khoảng “chênh” đáng kể Cụ thể, trong 20 kỹ năng mềm được đưa ra nghiên cứu, sinh viên tự đánh giá mình đạt mức cao với 18/20 kỹ năng mềm, đạt mức trung bình với 2/20 kỹ năng mềm với điểm trung bình tự đánh giá là 3,59 Đây là con số đáng mừng khi các bạn sinh viên đã nắm chắc trong tay những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống Tuy nhiên, khi đối chiếu với đánh giá của các cán bộ quản lý, giảng viên điểm trung bình chung lúc này chỉ là 3,23 đạt mức trung bình ở tất cả 20/20 kỹ năng mềm, một con số thấp hơn so với điểm tự đánh giá của sinh viên Ở nhận định của cán bộ quản lý, mức độ kỹ năng mềm của sinh viên mới chỉ dừng lại ở mức trung bình và cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa

Kết quả nghiên cứu này có thể xem là bức tranh khái quát để nhìn nhận chung về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm Phần lớn các sinh viên vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong việc thực hành các kỹ năng mềm Kết quả nghiên cứu này cũng đã đặt ra những thách thức và nhiệm vụ quan trọng cho lãnh đạo, giảng viên nhà trường trong công tác giảng dạy và phát triển triển kỹ năng mềm cho sinh viên

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Anh năm 2019 về “Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường đại học Hà Nội” Tác giả nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên

trường đại học Hà Nội - từ vấn đề nhận thức, mức độ hiểu biết, sự đánh giá về các nhóm

kỹ năng mềm hiện tại của sinh viên Bài viết cung cấp cho người đọc thông tin về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Hà Nội kết hợp với việc đề cập đến một số giải pháp trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Ngoài ra tác giả tập trung vào các số liệu từ kết quả khảo sát thực tế Đối tượng khảo sát được lựa chọn gồm 593 sinh viên trường đại học Hà Nội thuộc các khoa/chuyên ngành khác nhau Phương pháp nghiên cứu chính

là phân tích số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi, phỏng vấn cá nhân và nhóm trọng điểm

để đánh giá thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Nhìn chung, các kỹ năng của sinh viên hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết và ý thức trong việc rèn luyện kỹ năng mềm,

Trang 8

nhưng để thật sự hiệu quả thì cần phải có một định hướng cụ thể và quá trình tham gia rèn luyện nâng cao năng lực thường xuyên Cụ thể, các sinh viên cho rằng mình có khả năng tốt nhất ở các kỹ năng lắng nghe, quản lý bản thân, làm việc nhóm với tỷ lệ trả lời ở mức

độ tốt ở kỹ năng lắng nghe là 66%, kỹ năng quản lý bản thân là 53% và làm việc nhóm là 57% Ngoài ra các nhóm kỹ năng khác hầu như có tỷ lệ chưa tốt khá cao, đối với kỹ năng phát triển cá nhân có tỷ lệ chưa tốt là 68% và tốt chỉ có 22% Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu làm rõ nguyên nhân cho việc bồi dưỡng kỹ năng mềm còn nhiều hạn chế Có thể kể đến là môi trường sinh sống và học tập phức tạp, nhà trường đã có chính sách về việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng chưa thực sự làm tốt vai trò khi tổ chức các buổi tập huấn, một số giảng viên chưa ý thức được vai trò của mình trong việc hướng dẫn sinh viên học tập, số lượng trung tâm đào tạo tư vấn còn ít, chưa có nhiều khóa học, hình thức học phù hợp, đa dạng, Nghiên cứu này cũng đưa ra một số khuyến nghị thiết thực dành cho các trường đào tạo Ví dụ, đối với giảng viên, cần lồng ghép việc trang bị kiến thức kỹ năng mềm thông qua việc giảng dạy các học phần kiến thức chuyên ngành - kỹ năng cứng Hay đối với sinh viên, cần chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân, chủ động định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tự trang bị cho bản thân bằng cách tham gia các hoạt động tổ chức đào tạo kỹ năng mềm

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa kỹ năng mềm và việc làm Nghiên cứu của Trần Trung Chuyển, Nguyễn Thị Thu Tâm và Nguyễn Tri Khiêm

“Đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên trường đại học Nam Cần Thơ sau khi tốt

nghiệp” trên tạp chí khoa học và kinh tế phát triển trường đại học Nam Cần Thơ năm 2023

Với mục tiêu là nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên trường đại học Nam Cần Thơ sau tốt nghiệp, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện qua thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn nhanh 30 sinh viên tốt nghiệp bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Khảo sát được thực hiện trên 300 sinh viên, kết quả sau khi thu hồi phiếu khảo sát đạt

270 phiếu hợp lệ dùng để phân tích Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu khảo sát 270 sinh viên tốt nghiệp cho thấy kỹ năng mềm là nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến cơ

Trang 9

hội việc làm Các nhân tố còn lại là khả năng làm việc, kiến thức chuyên môn, kết quả học tập, quan hệ xã hội lần lượt được xếp theo thứ tự từ ảnh hưởng mạnh thứ hai đến ảnh hưởng yếu nhất Điểm hạn chế của nghiên cứu này cũng được chính các tác giả chỉ ra, đó chính

là cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ và mới chỉ đưa được 5 nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của cựu sinh và số lượng sinh viên được khảo sát không quá lớn Do đó, kết luận của nghiên cứu này chỉ áp dụng cho mẫu mà nó đã nghiên cứu, không thể tổng quát hóa cho tất cả sinh viên ở Việt Nam Sau đó nghiên cứu đã đề xuất nhiều hướng nghiên cứu cho những đề tài tiếp theo như: mở rộng phạm vi, tăng cỡ mẫu nghiên cứu và xem xét đưa thêm những nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp” của nhóm tác giả Lê Phương Lan,

Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Trinh tại tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (2018) Nhằm giúp sinh viên và người làm công tác quản lý và giảng viên trong trường có cái nhìn cụ thể về khả năng xin việc của sinh viên trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, bài viết đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc của sinh viên đại học Ngoại thương Bài viết sử dụng hai mô hình Logit, Probit kết hợp với các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ cuộc điều tra bằng phiếu khảo sát với các bạn sinh viên nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các yếu tố tới khả năng

có việc của sinh viên đại học Ngoại thương Trong đánh giá các yếu tố tác động, tác giả có

đề cập đến yếu tố kỹ năng mềm của sinh viên Kết quả nghiên cứu và thảo luận cho thấy các sinh viên khi đi học chủ động tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm cần thiết, là cơ hội tốt để tìm được công việc và mức lương phù hợp Các số liệu cũng cho thấy kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng đánh giá khả năng có việc làm của sinh viên Qua phân tích các kết quả thu được, tác giả chỉ ra những sinh viên trong quá trình đi học có tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các khóa học kỹ năng mềm và đi làm thêm trước tốt nghiệp có xác suất có việc làm cao hơn các sinh viên không tham gia các hoạt động trên Tác giả cho rằng, điều này hoàn toàn phù hợp với

xu thế hiện nay khi các nhà tuyển dụng có xu hướng ngoài các kỹ năng cứng về chuyên

Trang 10

môn thì các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình cũng rất quan trọng Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ là môi trường lý tưởng để các bạn sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân Ngoài ra nó còn giúp cho các bạn sinh viên

có sức khỏe và năng động, giúp người tuyển dụng đánh giá xem liệu các bạn có phù hợp với công việc hay không Nghiên cứu này không chỉ cung cấp cho người đọc cái nhìn cụ thể về khả năng có việc làm của sinh viên Ngoại thương mà còn đề xuất cho người đọc một

số giải pháp để sinh viên nâng cao kỹ năng mềm, quan trọng nhất vẫn là sinh viên cần phải tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa để có môi trường thực hành, rèn luyện

kỹ năng mềm

Tiếp theo là công trình nghiên cứu của nhóm các tác giả Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Thu

Trang, Phạm Minh Trang, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Phương năm 2022 với đề tài

“Nghiên cứu mối liên hệ giữa kỹ năng mềm và cơ hội việc làm của sinh viên trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội” Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá tầm quan

trọng của kỹ năng mềm đối với sự thành công trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ hội việc làm, mục tiêu là nghiên cứu mối liên hệ giữa kỹ năng mềm và cơ hội việc làm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Phương pháp phân tích và tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt bài viết Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát, và quan sát các lớp học, mục tiêu chính là phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của

kỹ năng mềm có xu hướng cao hơn so với những sinh viên chưa xác định được và đánh giá thấp các kỹ năng cần thiết này Các số liệu từ nghiên cứu cho thấy tín hiệu đáng mừng khi các chỉ số đánh giá về kỹ năng cần thiết trong công việc đối với sinh viên đều khá đồng đều Qua phân tích các kết quả thu được, tác giả kết luận rằng việc mở các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho sinh viên như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán thương lượng, là điều rất cần thiết Nghiên cứu này không chỉ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tầm quan trọng của kỹ năng mềm mà còn thúc đẩy sự thay đổi trong cách tiếp cận giáo dục tại các trường đại học Các tác giả khuyến nghị rằng các trường

Trang 11

đại học nên cân nhắc về việc mở các khóa đào tạo kỹ năng mềm để tăng cường việc rèn luyện cho sinh viên ngay trong quá trình học tập để sinh viên cảm nhận được sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành Điều này không chỉ giúp sinh viên đạt được điểm cao mà còn tạo ra một môi trường để sinh viên rèn luyện, trau dồi các kỹ năng còn yếu kém, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh khi bước chân vào thị trường lao động Ngoài ra trong quá trình viết bài tác giả cũng đã tìm hiểu, phân tích và chỉ ra các nguyên nhân cũng như hạn chế trong quá trình phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Những phân tích này của tác giả cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về quá trình phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Điều này không chỉ góp phần giúp các bạn sinh viên trường đại học công nghiệp Hà Nội phát hiện và nhìn nhận lại những điểm hạn chế của bản thân mà còn giúp khắc phục, nâng cao cơ hội việc làm trong bối cảnh thị trường lao động đang có nhiều biến động hiện nay

Nghiên cứu của tiến sĩ Jessy John “Study on the Nature of Impact of Soft Skills

Training Programme on the Soft Skills Development of Management Students” trên

Tạp chí Kinh doanh Thái Bình Dương (2009) (tạm dịch: Nghiên cứu bản chất tác động của chương trình đào tạo kỹ năng mềm đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên quản lý) Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá tác động của chương trình đào tạo kỹ năng mềm đối với sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên quản lý, cung cấp thông tin quan trọng về hiệu quả của các chương trình đào tạo kỹ năng mềm trong việc chuẩn bị cho công việc và sự nghiệp sau tốt nghiệp Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chương trình đào tạo kỹ năng mềm lên sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên chuyên ngành quản lý, từ đó xác định các yếu tố quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ năng mềm có liên quan đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Thêm vào đó nghiên cứu còn giúp phân tích những thay đổi trong hành vi và thái độ của sinh viên sau khi tham gia chương trình đào tạo kỹ năng mềm.Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thực hiện với tổng số mẫu nghiên cứu là 80 sinh viên, được chia thành hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 40 sinh viên được đưa vào nhóm đối chứng sẽ được lấy làm mẫu để đối chứng với nhóm 40 sinh viên thực nghiệm chương trình đào tạo có các

Trang 12

buổi học về kỹ năng mềm, sử phương pháp lấy mẫu đơn giản Khảo sát được tiến hành ngay sau khi chương trình kết thúc để đánh giá tác động của chương trình đào tạo lên sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành viên trong nhóm thử nghiệm có điểm kỹ năng mềm cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng Các dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy chương trình đào tạo kỹ năng mềm đã có những tác động đáng

kể lên sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Điều này đã chứng minh bằng cách cung cấp các khóa học đào tạo kỹ năng mềm, các tổ chức quản lý có thể cải thiện việc làm của sinh viên lên một mức độ cao hơn nhiều Bài báo cáo đã chứng minh được rằng bằng cách cho sinh viên thường xuyên tiếp xúc với các buổi đào tạo kỹ năng mềm sẽ có thể cải thiện đáng kể kỹ năng mềm và nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên Nghiên cứu này không chỉ cung cấp thông tin về hiệu quả của chương trình đào tạo kỹ năng mềm đối với sinh viên chuyên ngành quản lý mà còn giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm và khám phá được cách phát triển và nâng cao kỹ năng của mình để nâng cao

cơ hội nghề nghiệp Các kết quả từ nghiên cứu có thể được áp dụng vào thực tế để cải thiện chất lượng đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực quản lý Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn giới hạn về nghiên cứu khi chỉ tập trung vào sinh viên thuộc chuyên ngành quản

lý, do đó các kết quả nghiên cứu chỉ có thể áp dụng được đối với nhóm đối tượng nghiên cứu mà không áp dụng được cho các ngành học khác Và thời gian của nghiên cứu cũng giới hạn trong một khoảng nhất định, vì vậy không thể đánh giá tác động của chương trình đào tạo kỹ năng mềm trong thời gian dài sau khi sinh viên tốt nghiệp

Nghiên cứu của Succi, C., & Canovi, M năm 2019 “Soft skills to enhance graduate employability: comparing students and employers’ perceptions” Mục đích

của bài viết này là cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các kỹ năng mềm trong môi trường thay đổi liên tục, cũng như kiểm tra nhận thức của người sử dụng lao động và sinh viên/sinh viên đã tốt nghiệp Những phát hiện của tác giả càng khẳng định thêm về sự chú trọng ngày càng tăng vào các kỹ năng mềm trong 5–10 năm qua bởi cả người sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp, đồng thời thể hiện sự khác biệt lớn trong nhận thức của

cả hai nhóm Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu, trong đó

Ngày đăng: 05/10/2024, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Huỳnh Văn Sơn (2012), “Thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm”, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, 39, 22-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm”, "Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn
Năm: 2012
3. Huỳnh Văn Sơn (2013), “Thử nghiệm một vài biện pháp phát triển một số kỹ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm”, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, 50, 68- 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm một vài biện pháp phát triển một số kỹ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm”, "Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn
Năm: 2013
4. Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên đại học Ngoại thương sau tốt nghiệp”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên đại học Ngoại thương sau tốt nghiệp”, "Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
Tác giả: Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Khánh Trinh
Năm: 2016
5. Lê Thị Hoài Lan (2017), “Phát triển Kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Kinh tế trường đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Đồng Nai, 6, 80-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Kinh tế trường đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra”, "Tạp chí khoa học Trường Đại học Đồng Nai
Tác giả: Lê Thị Hoài Lan
Năm: 2017
6. Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2019), “Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường đại học Hà Nội”, Tạp chí khoa học, 30, 77-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường đại học Hà Nội”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2019
7. Huỳnh Kim Sơn và các cộng sự (2020). Giáo dục kỹ năng mềm và tư vấn tâm lý cho học sinh trung học. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng mềm và tư vấn tâm lý cho học sinh trung học
Tác giả: Huỳnh Kim Sơn và các cộng sự
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2020
9. Dương Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Giáo dục kỹ năng mềm cho tăng ni sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 4 (66), 27-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng mềm cho tăng ni sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Dương Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2021
11. Nguyễn Thị Huyền Trang, Điêu Thị Tú Uyên, Nguyễn Huyền Anh (2022), “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc qua hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng”, Tạp chí Giáo dục, 22(7), 47-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc qua hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang, Điêu Thị Tú Uyên, Nguyễn Huyền Anh
Năm: 2022
12. Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Thu Trang, Phạm Minh Trang, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Phương (2022), “Nghiên cứu mối liên hệ giữa kỹ năng mềm với cơ hội việc làm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, Tập san SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, 12, 308-314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kỹ năng mềm với cơ hội việc làm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, "Tập san SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tác giả: Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Thu Trang, Phạm Minh Trang, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Phương
Năm: 2022
13. Trần Trung Chuyển, Nguyễn Thị Thu Tâm và Nguyễn Tri Khiêm (2023), “Đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ sau khi tốt nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Kinh tế Phát triển, 18, 125-136.II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ sau khi tốt nghiệp”, "Tạp chí Khoa học và Kinh tế Phát triển
Tác giả: Trần Trung Chuyển, Nguyễn Thị Thu Tâm và Nguyễn Tri Khiêm
Năm: 2023
8. Vũ Thị Phương Lê, Phạm Thúy Hồng (2021). Bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 Khác
1. Jessy John (2009). Study on the Nature of Impact of Soft Skills Training Programme on the Soft Skills Development of Management Students. Pacific Business Review, pp. 19-27 Khác
2. Achmad Fajar Hendarman and Jann Hidajat Tjakraatmadja (2012). Relationship among Soft Skills, Hard Skills, and Innovativeness of Knowledge Workers in the Knowledge Economy Era. Social and Behavioral Sciences, 35-44 (52) Khác
3. Succi, C., & Canovi, M. (2019). Soft skills to enhance graduate employability: comparing students and employers’ perceptions. Studies in Higher Education, 45 (9) Khác
4. Mareque, M. , de Prada Creo, E. , & Gonzalez - Sanchez, M. B. (2019). Fostering creativity and communicative soft skills through leisure activities in management studies Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w