1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghịch lý tiktok tác Động tiêu cực và tích cực Đối với học sinh trung học

15 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghịch Lý Tiktok: Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Đối Với Học Sinh Trung Học
Tác giả Họ Và Tên Nhóm Tác Giả
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học TRƯỜNG...
Chuyên ngành Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Dự Thi
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đằng sau bức màn sáng tạo và kết nối xã hội, TikTok cũng mang lại các tác động tiêu cực như: Áp lực về hình thể, thiếu hụt thời gian cho các hoạt động học tập, và nguy cơ gặp

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI NGHỊCH LÝ TIKTOK: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC Lĩnh vực dự thi:

Họ và tên nhóm tác giả:

Giáo viên hướng dẫn:

BÀI DỰ THI NGHIÊN CỨU KHKT CẤP

DÀNH CHO HỌC SINH … NĂM HỌC 2024- 2025

Năm 2024

Trang 2

Lời cảm ơn

Qua quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, chúng em xin gửi lời cảm

ơn tới:

• Ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học

• Quý thầy, cô giáo trường trung học , giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy/cô là giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em

có thể hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học này

• Toàn thể các bạn học sinh đã nhiệt tình đóng góp và ủng hộ cho bài nghiên

cứu khoa học của chúng em

Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài nghiên cứu khoa học của chúng em không tránh khỏi những sai sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy, cô trong hội đồng giám khảo và ban tổ chức cuộc thi để chúng em hoàn thiện hơn bài nghiên cứu khoa học này

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu

Học sinh:

Trang 3

Mục lục

A Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tính mới của đề tài 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Mục tiêu nghiên cứu 2

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

B Nội dung nghiên cứu 5

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 5

1.1 Cơ sở lí luận về mạng xã hội 5

1.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của học sinh nói chung 8

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9

Chương 2: Thực trạng tác động tích cực và tiêu cực của TikTok đối với học sinh Trung học 12

2.1 Quá trình nghiên cứu 12

2.2 Kết quả thu được 12

Chương 3 Giải pháp giúp học sinh sử dụng mạng xã hội TikTok một cách hữu ích 20

C Kết luận, kiến nghị 23

1 Kết luận 23

2 Kiến nghị 24

D Tài liệu tham khảo 26

Trang 4

Danh mục bảng, biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Thời gian sử dụng Tiktok trong một ngày 12

Biểu đồ 2.2 Thời điểm sử dụng Tiktok trong ngày 13

Biểu đồ 2.3 Mục đích sử dụng Tiktok 14

Biểu đồ 2.4 Nội dung thu hút học sinh trên Tiktok 15

Biểu đồ 2.5 Hành động của học sinh khi sử dụng Tiktok 15

Bảng 2.1 Tác động tích cực của việc sử dụng Tiktok 16

Bảng 2.2 Tác động tiêu cực của việc sử dụng Tiktok 18

Trang 5

1

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ ngày nay, sự bùng nổ của các nền tảng truyền thông xã hội đã mở ra một thế giới mới, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên Trong

số các ứng dụng thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, TikTok đã nổi bật như một hiện tượng với ảnh hưởng to lớn đối với giới trẻ Tuy nhiên, sự thịnh hành của TikTok cũng mở ra nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của nó đối với học sinh trung học

Đối với tác động tích cực, không thể phủ nhận rằng TikTok có vai trò góp phần vào việc kích thích sự sáng tạo và thể hiện bản thân của học sinh Việc chia

sẻ kỹ năng nghệ thuật, âm nhạc, và nhiều loại nội dung khác không chỉ giúp phát triển tài năng cá nhân mà còn tạo ra cơ hội giao tiếp và kết nối xã hội mới Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển xã hội và tinh thần của học sinh trung học

Tuy nhiên, đằng sau bức màn sáng tạo và kết nối xã hội, TikTok cũng mang lại các tác động tiêu cực như: Áp lực về hình thể, thiếu hụt thời gian cho các hoạt động học tập, và nguy cơ gặp phải nội dung không lành mạnh đều là những thách thức mà học sinh phải đối mặt khi sử dụng ứng dụng này

Việc nghiên cứu đề tài "Nghịch lý TikTok: Tác động tích cực và tiêu cực

đối với học sinh trung học" sẽ chú trọng vào việc hiểu rõ cả các khía cạnh tích

cực lẫn tiêu cực của ứng dụng này đối với đối tượng trẻ tuổi đang trong giai đoạn hình thành tâm lý và xã hội Bằng việc thăm dò sâu vào nghịch lý này, nhóm nghiên cứu sẽ không chỉ có cái nhìn tổng quan về tác động của TikTok đối với học sinh trung học mà còn có thể đưa ra những gợi ý cụ thể để tận dụng những lợi ích tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực Qua đó, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần vào việc hiểu rõ hơn về quá trình định hình tâm lý và xã hội của thế hệ trẻ trong thời đại số hóa ngày nay

Trang 6

2

2 Tính mới của đề tài

Trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng hiện đại, việc nghiên cứu về tác động của TikTok đối với học sinh trung học đang trở nên ngày càng cấp thiết

Sự phổ biến và ảnh hưởng của ứng dụng này đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đồng thời, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc để định hình một môi trường số an toàn và tích cực cho thanh thiếu niên Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc phân tích thói quen sử dụng nền tảng này của học sinh, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý

và giáo dục Mục tiêu là không chỉ hiểu rõ hơn về các tác động tích cực và tiêu cực mà còn đề xuất những hành động cụ thể để tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro Bằng cách này, nhóm nghiên cứu có thể định rõ hơn vai trò của TikTok trong cuộc sống học đường và xã hội của học sinh trung học, hỗ trợ cho việc phát triển chính sách và chiến lược giáo dục thích hợp cho thế hệ trẻ tiến sâu vào thế

kỷ 21

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để có thể thực hiện các mục tiêu cụ thể nói tổn nhà nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi nhằm định hướng cho đề tài đã chọn các câu hỏi được đề xuất như sau:

- Các bạn học sinh có thói quen sử dụng Tiktok như thế nào?

- Việc sử dụng tiktok có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với học sinh?

- Giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực giúp học sinh sử dụng mạng xã hội Tiktok một cách lành mạnh hơn là gì?

4 Mục tiêu nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu cụ thể như

sau:

- Xác định tần suất, nội dung và hành động của học sinh khi sử dụng Tiktok

- Đánh giá thực trạng về nhận thức của học sinh đối với các tác động tích cực và tác động tiêu cực của Tiktok

- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực, nâng cao tác động tích cực giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Tiktok một cách lành mạnh hơn

Trang 7

3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Những tác động tích cực và tiêu cực của Tiktok ảnh hưởng học sinh trung học

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: ……

- Phạm vi không gian: ……

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Rà soát và phân tích các nghiên cứu, báo cáo, và công trình khoa học đã công bố liên quan đến mạng xã hội Tiktok

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Nhóm nghiên cứu thiết kế bộ câu hỏi khảo sát để thu thập thông tin từ học sinh về thói quen sử dụng Tiktok, cũng như thái

độ và nhận thức của học sinh về các tác động tích cực và tiêu cực mà Tiktok mang lại

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm thống kê để phân tích

dữ liệu từ khảo sát

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Kết hợp dữ liệu từ phiếu khảo sát để

có cái nhìn toàn diện về vấn đề, đồng thời xác định các kết luận chính và đề xuất các khuyến nghị cụ thể

7 Ý nghĩa khoa học đề tài

Nghiên cứu về "Nghịch lý TikTok: Tác động tích cực và tiêu cực đối với học sinh Trung học" không chỉ nghiên cứu một hiện tượng xã hội ngày càng phổ biến mà còn cung cấp những cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của nền tảng truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên Qua việc phân tích tác động tích cực và tiêu cực, nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách TikTok đang hình thành nhận thức, giá trị, và hành vi của học sinh trung học Ý nghĩa khoa học nằm ở việc xây dựng cơ sở kiến thức chặt chẽ về tác động của công nghệ truyền thông lên tâm lý và xã hội của thế hệ trẻ Bằng cách này, đề tài không chỉ góp phần mở rộng tri thức về quan hệ giữa truyền thông xã hội và giáo dục mà còn đề xuất những hướng tiếp cận và giải pháp hữu ích cho giáo dục và quản lý học sinh trong

Trang 8

4 thời đại số hóa, tạo ra những căn cứ chắc chắn cho việc định hình chính sách giáo dục phù hợp với thực tế đương đại

Trang 9

5

B Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Cơ sở lí luận về mạng xã hội

1.1.1 Mạng xã hội

Mạng xã hội là một thuật ngữ được dịch ra từ khái niệm của “Social Network” Hàm ý chỉ các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng để kết nối và tương tác với nhau qua internet Mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra các hồ sơ cá nhân, thêm bạn bè hoặc người theo dõi khác vào danh sách của mình Và sau đó, người dùng có thể viết bài, đăng hình ảnh hoặc chia sẻ nội dung đa phương tiện với những người khác

Mạng xã hội hiện nay là một trong những công cụ vô cùng quan trọng giúp kết nối mọi người một cách nhanh chóng, đóng góp một vai trò và chức năng đối với cuộc sống ngày nay như sau:

Góp phần phát triển nhận thức con người: Mạng xã hội chính là nơi người dùng có thể chia sẻ cũng như tiếp nhận các kiến thức từ bên ngoài một cách nhanh chóng Chỉ cần một vài thao tác đơn giản người dùng sẽ dễ dàng nhận được các kiến thức về mọi lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt làm việc

Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa cộng đồng: Nhờ việc có thể chia sẻ niềm vui, tình cảm với mọi người, vai trò của mạng xã hội đã thúc đẩy sự kết nối của cộng đồng

Đẩy quá trình hội nhập quốc tế: Nhờ đặc điểm có thể kết nối với nhau 1 cách

dễ dàng mà không bị ảnh hưởng bởi không gian đã giúp cho cho mọi người trên thế giới có thể giao lưu tiếp xúc, nói chuyện Cũng nhờ đó mà mà mọi người trên thế giới biết được các giá trị văn hóa phong phú của Việt Nam

Mạng xã hội tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có thể giao lưu với nhau, hoặc có sự kết nối, chia sẻ thông tin hữu ích trên nền tảng Internet, nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết, tích lũy được nhiều kiến thức càn thiết Bên cạnh đó, mạng xã hội còn hướng đến mục tiêu tạo nên một cộng đồng có giá trị,

Trang 10

6

nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong việc xây dựng các mối quan hệ, thiết lập các nhóm người có chung mục đích, sở thích…

Mạng xã hội mang đến cho người dùng những tiện ích như:

Cập nhật tin tức nhanh chóng: Thông qua các mạng xã hội người dùng sẽ cập nhật một cách nhanh chóng những vấn đề được quan tâm ở mọi lĩnh vực Đồng thời có thể cập nhập tin tức, xem phim, video ca nhạc trên mạng xã hội

mở mang sự hiểu biết

Tạo được nhiều mối quan hệ: Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là thúc đẩy

sự tương tác giữa mọi người Trò chuyện thông qua mạng xã hội sẽ giúp dễ dàng, gắn bó với nhau hơn Mạng xã hội giúp người dùng thoải mái liên lac với bạn bè, người thân ở bất cứ đâu

Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội trong thời đại công nghệ

số, nhưng nếu để mạng xã hội chi phối quá nhiều vào cuộc sống, không kiểm soát được cũng để lại những hậu quả khôn lường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện mạng xã hội rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia, thuốc lá Vì khi nghiện mạng xã hội sẽ khiến con người mất dần đi khả năng giao tiếp, cảm thấy cô đơn, mắc các bệnh

về tâm sinh lý như trầm cảm… Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội sai cách, sai mục đích sẽ tác động tiêu cực đến bản thân về sức khỏe, tinh thần, suy nghĩ lệch lạc…

Có thể kể đến một số tác hại nếu sử dụng mạng xã hội không đúng cách như: Xao nhãng mục tiêu cá nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm; hạn chế tương tác giữa người với người; mất ngủ, mất kiểm soát quyền riêng tư, có xu hướng bạo lực… Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các mạng xã hội để lừa đảo, đưa các thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận Vì vậy, khi dùng mạng

xã hội, người dùng cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin, tránh để sơ hở, lộ thông tin Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như:

Facebook: là mạng xã hội phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Với Facebook người dùng có thể tạo tài khoản bằng cả email, lẫn số điện

Trang 11

12

Chương 2: Thực trạng tác động tích cực và tiêu cực của TikTok đối với học

sinh Trung học

2.1 Quá trình nghiên cứu

Bước 1 Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Đầu tiên, cần phải xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể của nghiên cứu và đối tượng học sinh mà nghiên cứu

sẽ tập trung vào

Bước 2 Thiết kế khảo sát và thu thập dữ liệu: Thiết kế bộ câu hỏi nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng Tiktok của học sinh

Bước 3 Thu thập dữ liệu thực tế: Tiến hành khảo sát trực tuyến với học sinh bằng Google forms

Bước 4 Phân tích dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích để đánh giá dữ liệu thu thập được

Bước 5 Đề xuất giải pháp: Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể giúp học sinh sử dụng Tiktok một cách hiệu quả hơn

Bước 6 Hoàn thiện báo cáo: Viết báo cáo đầy đủ về nghiên cứu, bao gồm phân tích, kết luận và khuyến nghị dựa trên nghiên cứu

2.2 Kết quả thu được

2.2.1 Thực trạng thói quen sử dụng TikTok của học sinh

Biểu đồ 2.1 Thời gian sử dụng Tiktok trong một ngày

Từ biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu có thể quan sát một sự phân bố khá đều các khoảng thời gian mà các bạn học sinh dành cho việc sử dụng mạng xã hội

Trang 12

13

TikTok trong một ngày Cụ thể, có 20% học sinh trả lời họ chỉ sử dụng TikTok dưới một giờ mỗi ngày, 23.3% học sinh sử dụng Tiktok từ 1h-2h mỗi ngày và 33.3% học sinh sử dụng Tiktok trên 2h mỗi ngày Đáng chú ý nhất là, có 23.3% học sinh tham gia khảo sát trả lời rằng các bạn sử dụng TikTok chủ yếu vào những lúc rảnh rỗi, không theo một khuôn khổ cố định nào Những con số này cho thấy

ở các bạn học sinh có thói quen sử dụng Tiktok khá linh hoạt, với khoảng thời gian sử dụng như vậy thì có thể thấy Tiktok đang đóng một vai trò như một phương tiện giải trí phổ biến đối với các bạn học sinh

Biểu đồ 2.2 Thời điểm sử dụng Tiktok trong ngày

Một phần ba só học sinh sử dụng Tiktok trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết, cho thấy TikTok được sử dụng như một cách để giải trí và thư giãn nhanh chóng giữa các tiết học căng thẳng Nhóm thứ hai sử dụng TikTok trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy Cuối cùng, một phần ba các bạn học sinh còn lại sử dụng Tiktok sau khi tan học, khung thời gian này là khung thời gian học sinh tự

do hơn và không bị gián đoạn bởi các hoạt động học tập Tỉ lệ này cho thấy TikTok đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các bạn

Trang 13

14

Biểu đồ 2.3 Mục đích sử dụng Tiktok

Theo kết quả từ biểu đồ khảo sát về mục đích sử dụng TikTok của 30 bạn học sinh, có 12 bạn cho biết các bạn sử dụng Tiktok với mục đích chính là “Giao lưu xã hội” Nhóm thứ hai gồm những bạn sử dụng TikTok để giải trí, chiếm 23.3% Có 20% bạn học sinh khác sử dụng TikTok để theo dõi các xu hướng, và cuối cùng, 5 người (16,7%) sử dụng nền tảng này cho việc học tập và thông tin Phân tích cho thấy TikTok chủ yếu được xem là một phương tiện giải trí, vừa dùng để giao lưu xã hội, vừa cung cấp các video giải trí, nhưng cũng đáng chú ý

là có một tỉ lệ không nhỏ các bạn học sinh sử dụng nó với các mục đích khác nhau như cập nhật thông tin và xu hướng Mặc dù TikTok không phải là nguồn thông tin chính thống, nhưng việc một số bạn tìm đến nền tảng này để học hỏi cho thấy

sự đa dạng trong cách tiếp nhận và tương tác với nội dung trên mạng xã hội Điều này phản ánh một xu hướng rộng rãi trong việc sử dụng các nền tảng trực tuyến không chỉ với mục đích giải trí mà còn vì các mục đích thông tin và giáo dục

Ngày đăng: 05/10/2024, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w