1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng môi trường dạy học an toàn trong hoàn cảnh dịch bệnh covid – 19 bùng phát nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Covid - 19, Nhằm Xây Dựng Môi Trường Dạy Học An Toàn Góp Phần Nâng Cao Hiệu Qủa Giáo Dục Toàn Diện Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Tại Trường Trung Học Phổ Thông Mường Quạ
Tác giả Người Thực Hiện
Trường học Trường THPT Mường Quạ
Chuyên ngành Quản lý
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 797,25 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Trường THPT Mường Quạ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19, NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC AN TOÀN GÓP PH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

Trường THPT Mường Quạ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19, NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC AN TOÀN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QỦA GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU

SỐ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MƯỜNG QUẠ

Lĩnh vực: Quản lý Người thực hiện: -

Năm học: 2021 - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ: Trang

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2

3 Khả năng ứng dụng của đề tài: 3

B NỘI DUNG

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:

1 Huyện Con Cuông: 4

2 Trường trung học phổ thông Mường Quạ: 7

II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1 Vai trò lãnh đạo của Chi bộ là yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả

phòng chống dịch Covid – 19: 8

2 Công tác tuyên truyền là khâu then chốt nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống

dịch Covid – 19: 11

3 Quản lý tốt học sinh mắc kẹt từ vùng dịch trở về học tập: 12

4 Phát huy vai trò tổ chức Công đoàn trong thực hiện nhiệm vụ tổ phòng chống dịch Covid – 19: 16

5 Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ tổ phòng

chống dịch Covid-19: 19

6 Thực hiên tốt công tác phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng

chống dịch bệnh Covid - 19: 22

7 Kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh: 26

8 Giáo viên và học sinh ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch

Covid – 19: 27

9 Thực hiên tốt công tác vệ sinh khử khuẩn nhằm nâng cao ý thức phòng chộng

Covid -19: 30

10 Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí, vật tư phòng chống dịch: 32

11 Quản lý tốt số học sinh bị nhiễm Covid – 19 tránh lây lan đảm bảo môi

Trang 3

trường dạy học an toàn: 33

12 Thực hiện linh hoạt, phù hợp khuyến cáo 5K của Bộ y tế: 33

13 Tiêm vắc xin đầy đủ, kịp thời cho viên chức, người lao động và học

sinh: 34

14 Thực hiện các hình thức dạy học, giáo dục linh hoạt: 34

15 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong công tác phòng chống dịch: 35

16 Gắn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid – 19 vào thi đua khen

thưởng: 36 III Kết quả đạt được

1 Xây dựng được môi trường dạy học an toàn: 36

2 Kết quả xếp loại hai mặt của học sinh dân tộc: 37

3 Một số chỉ tiêu khác: 37

C Kết luận

1 Kết luận: 38

2 Đề xuất, kiến nghị: 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BĐDCMHS: Ban đại diện cha mẹ học sinh

2 CHDCNDL: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

3 KT - XH: Kinh tế xã hội

4 KT - XHĐBKK: Kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

5 DT: Dân tộc

6 GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

7 BCHCĐ: Ban chấp hành Công đoàn

8 ĐVTN: Đoàn viên thanh niên

9 CNTT: Công nghệ thông tin

10 HSDT/TSHS: học sinh dân tộc trên tổng số học sinh

11 THCS: Trung học cơ sở

12 THPT: Trung học phổ thông

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng môi trường dạy học an toàn là mục đích hướng tới của tất cả các nhà trường vì nó đảm bảo cho người dạy, người học sự tự tin, thoải mái, cảm giác được chăm sóc bảo vệ mỗi khi học tập và giảng dạy Xây dựng môi trường dạy học an toàn tạo uy tín cho Nhà , sự yên tâm của phụ huynh khi con em học tập rèn luyện tại các nhà trường Trong bối cảnh hiện nay tiểm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn trong đó có yếu

tố mới phát sinh từ cuối năm 2019 đến nay Dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới đã đặt nhân loại trước thử thách sinh tồn, nó để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế và nhân mạng con người

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hơn sáu triệu người

tử vong, nền kinh tế nhiều nước bị tàn phá nặng nề đẩy hàng trăm triệu người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các nước mở cửa giao thương

về kinh tế, văn hóa do đó khi dịch bệnh bùng phát nó nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách mở cửa do đó những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19 nhanh chóng lan truyền và bùng phát tại Việt Nam Dịch bệnh

Trang 5

Covid – 19 đã gây thiệt hại lớn trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân Ngành giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng rất lớn, dịch bệnh bùng phát đã làm thay đổi hình thức dạy học truyền thống Để xây dựng môi trường dạy học

an toàn, vừa dạy học vừa phòng chống dịch bệnh nhưng phải đảm bảo tiến độ chương trình, đảm bảo chất lượng giáo dục Trước tình hình đó nhiều giải pháp sát thực hiệu quả được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như tinh giản chương trình, kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học

Qua tìm hiểu thực tiễn tại một số trường THPT, khi dịch bệnh bùng phát nhiều trường đã lựa chọn giải pháp an toàn là cấm tất cả các hoạt động giáo dục tập trung đông học sinh, tổ chức dạy học trực tuyến Hình thức dạy học trực tuyến có một một số mặt tích cực như: Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho học sinh và giáo viên, thích ứng với xu thế toàn cầu Tuy nhiên hình thức dạy học này cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế, nhất là đối với các trường miền núi vùng cao và đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số: Nhiều học sinh sau khi hoạc trực tuyến kéo dài đã có các biểu hiện bất thường về tâm sinh lý như tự kỷ, lãnh cảm, xa rời thực tế, bạo lực học đường, dễ sa ngã hoặc bị lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật như đánh bạc qua mạng, dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào các tệ nạn

xã hội hoặc là nạn nhân bị lừa đảo qua mạng vì các em thiếu những kỹ năng ứng xử cần thiết, chưa có sức đề kháng với những văn hóa độc hại trên không gian mạng Ngoài những tác hại đó thì trong hoàn cảnh và điều kiện hạ tầng ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An chất lượng dạy học trực tuyến còn nhiều hạn chế vì cơ sở hạ tầng mạng, phương tiện học tập còn yếu và thiếu

Trường THPT Mường Quạ đóng trên địa bàn huyện Con Cuông, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp khó lường do có đường biên giới giáp nước Lào nên nhân dân thường qua lại giữa hai nước, mặt bằng dân trí thấp nên công tác phòng chống dịch bệnh của nhân dân còn nhiều hạn chế Hàng năm số lượng người lao động đi làm

ăn xa theo mùa vụ rất nhiều, số lượng học sinh tranh thủ nghỉ hè đi làm ăn ở các tỉnh thành khác nhiều dẫn đến nguy cơ làm lây lan dịch bệnh rất cao

Trước tình hình đó Chi ủy, Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên đã trăn trở và đề

ra nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid – 19 hiệu quả nhằm xây dựng môi trường dạy học an toàn để ưu tiên cho dạy học trực tiếp, hạn chế tối đa hình thức dạy học trực tuyến và chỉ xem hình thức dạy học này là giải pháp trong hoàn cảnh bất khả kháng chứ không lạm dụng

Với quyết tâm cao, từ năm học 2020 – 2021 đến nay Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, hình thức

Trang 6

dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bùng phát chỉ thực hiện tối thiểu để đảm bảo tiến độ chương trình

Theo số liệu tổng hợp tại Trung tâm Y tế huyện Con Cuông, tính đến tháng 4 năm

2022 cả huyện có gần mười nghìn ca nhiễm Covid – 19

Tt

Tổng số ca nhiễm Covid – 19 (tính đến 20 tháng 4 năm 2022) Toàn

huyện

Xã Môn Sơn

Xã Lục

Dạ Học Sinh trường

THPT Mường Quạ

Giáo viên trường THPT Mường Quạ

Là một giáo viên công tác nhiều năm tại trường, bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở và luôn đặt cho mình câu hỏi: Làm thế nào để "xây dựng môi trường dạy học an toàn trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid – 19 bùng phát nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số" nơi đây Từ nhận thức đó tôi đã tiến hành nhiều giải pháp mà bản thân cho là rất phù hợp để cùng trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Điểm nổi bật là đề tài đã cụ thể hóa đối tượng cần tác động hỗ trợ đó là bộ phận học sinh dân tộc ít người sinh sống tại vùng biên giới như học sinh người dân tộc Đan Lai, dân tộc Tày, dân tộc Thái

Từ kết quả nghiên cứa của đề tài có thể áp dụng các giải pháp tại các trường vùng biên giới có học sinh dân tộc thiểu số khác trong tỉnh Nghệ An và cả nước

3 Khả năng ứng dụng của đề tài

Đề tài có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, phạm vi ứng dụng của đề tài rộng Đề tài không chỉ áp dụng cho trường THPT Mường Quạ mà còn áp dụng cho nhiều trường, đặc biệt là những trường ở các huyện miền núi có đặc điểm tương đồng trong tỉnh Nghệ

An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu

B NỘI DUNG

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

1 Đặc điểm địa lý, dân cư huyện Con Cuông

Con Cuông là huyện miền núi tây nam tỉnh Nghệ An, diện tích tự nhiên của huyện

là 1.738,53km2 Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, đến nay toàn huyện có 12 xã và 1

Trang 7

thị trấn Địa giới hành chính phía bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 55,5 km, phía đông và đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí là điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại

Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị Xưa kia, khúc sông

Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất Chiều chiều, đàn Công ở trên các cánh đồng thường tụ tập về nhảy múa Vì vậy người dân gọi vùng đất này là Con Công Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông Con Cuông được biết đến với "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu; Tranh sơn thuỷ một màu ai khéo vẽ" như câu thơ khắc hoạ của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan; bởi địa danh Trà Lân sôi sục "trúc chẻ tro bay" của Bình Ngô đại cáo

Toàn bộ lãnh thổ Con Cuông phân cách bởi sông Cả tạo thành 2 vùng hữu ngạn và

tả ngạn rõ rệt: Vùng hữu ngạn sông Lam (các xã Môn Sơn, Lục Dạ Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê, Bồng Khê và thị trấn Con Cuông), độ cao trung bình trên 150m Vùng tả ngạn sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn Vùng này địa hình thấp, ít hiểm trở hơn, có nhiều thung lũng và khe suối Con Cuông nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; xen giữa là hai mùa chuyển tiếp Mùa

hạ chịu tác động mạnh mẽ của gió Phơn tây nam bị biến tính rất khô và nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh, có mưa phùn Con Cuông đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết miền núi tây nam Nghệ An nên có những đặc trưng riêng về các yếu tố thời tiết Rét đến sớm và mùa khô hanh thường kéo dài Vì xa biển nên Con Cuông ít có bão nhưng địa bàn huyện thường có lốc xoáy xẩy ra bất ngờ Mùa khô thường bị hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh

Tài nguyên đất ở Con Cuông khá đa dạng Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng của huyện Con Cuông là 158.000ha, chiếm 90,89% tổng diện tích tự nhiên, phần còn lại là diện tích sông suối núi đá

Là huyện miền núi nên tiềm năng rừng của Con Cuông rất lớn Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 154.086,59 ha (chiếm 88,64% diện tích tự nhiên của huyện khoảng 16,82% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh) Trong đó đất rừng sản xuất có 61.041,47 ha chiếm 39,51% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ 18.869,32 ha chiếm 12,28% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng 74.176,80 ha chiếm 48,21% diện tích đất lâm nghiệp Tỷ lệ che phủ là 75,12% (năm 2010)

Trang 8

Con Cuông là 1 trong 3 huyện nằm trong khu rừng đặc dụng Pù Mát (cùng với Anh Sơn và Tương Dương) Đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn, đa dạng về sinh thái, tài nguyên động thực vật phong phú Rừng đặc dụng Pù Mát Phân bố tại 4 xã của huyện Con Cuông là Lạng Khê, Chi Khê, Lục Dạ, Môn Sơn

Nhìn chung điểm xuất phát về kinh tế của huyện còn ở mức thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sản xuất công nghiệp chưa phát triển, kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường và khả năng cạnh tranh chưa có hiệu quả cao Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thị trường tiêu thụ, các cơ sở chế biến nông sản nhỏ lẻ Đời sống kinh tế, thu nhập của đại bộ phận người dân còn ở mức thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, tỉ trọng về công nghiệp và dịch vụ rất thấp Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, liên lạc gặp rất nhiều hạn chế yếu kém do chậm đổi mới, phong tục tập quán và phương thức canh tác còn lạc hậu.Toàn huyện có 11/13 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn Để đột phá trong phát triển KT-XH cần có nhiều giải pháp linh hoạt trong mỗi giai đoạn để thực hiện

Về dân số huyện Con Cuông có tổng dân số 69.321 người; bao gồm 5 dân tộc anh

em cùng chung sống là: người Thái, người H’Mông, người Hoa, người Đan Lai và người Kinh Dân tộc thiểu số 49.109 người chiếm 70,8%, người Kinh chiếm tỉ lệ dưới 29 % (Chủ yếu ở vùng Thị trấn và một số xã do dân miền xuôi lên phát triển kinh tế và cán

bộ lên công tác) Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, văn hóa của dân tộc Thái Con Cuông là một trong những di sản quý giá kết tinh qua bao đời sáng tạo của cha ông, phản ánh một cách chân thực trong sáng, tế nhị cuộc sống đấu tranh, xây dựng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của bà con trong quá trình phát triển

Sự hình thành dân cư: Với địa hình chủ yếu là đồi núi, các dân tộc anh em đã cùng nhau tạo dựng cuộc sống nơi đây, cư dân ở đây chủ yếu là người Thái, Đan Lai, Nùng với mật độ dân số là 57 người/km2 , mật độ dân số tương đối thấp so với các khu vực khác và trong cả nước Xét về địa hình cư trú thì người Thái, người Đan Lai, Nùng chủ yếu cư trú trên địa hình cao, đồi núi nhiều, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa lũ Do đó kinh tế chủ yếu của họ là trồng trọt trên nương rẫy và phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn thả

Người dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở những nơi trung tâm, những nơi có địa hình thấp và bằng phẳng, giao thông đi lại thuận lợi như thị trấn, trung tâm xã, chợ Riêng hai địa điểm thị Trấn và xã Bồng Khê có trên 9 nghìn người sinh sống chiểm 54% số người Kinh trên địa bàn huyện Con Cuông

Trang 9

Về Lịch sử: Con Cuông là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, theo sử sách ghi chép lại thì từ xa xưa con người nơi đây đã anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng lãnh thổ biên thùy của tổ quốc, lập nên chiến công hiển hách với:"miền Trà Lân trúc chẻ tro bay" Đến thời kỳ cách mạng, Con Cuông là nơi Chi bộ đảng đầu tiên của miền tây xứ Nghệ được thành lập Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có

500 người con ưu tú của huyện Con Cuông anh dũng hi sinh để bảo vệ tổ quốc, 157 thương binh, 140 bệnh binh, 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 01 anh hùng lực lượng vũ trang (Vi Văn Cường), 01 người hai lần được phong anh hùng lao động là (Nguyễn Ngọc Lài)

Về giáo dục: Con Cuông là địa bàn miền núi cao, cư dân chiếm đa số là người dân tộc Thái Tuy cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng với tư chất thông minh sáng tạo, tinh thần hiếu học và dễ thích ứng nên giáo dục Con Cuông tương đối phát triển so với các huyện miền núi khác trong cả nước và trong tỉnh Nghệ An Tuy nhiên

so với chất lượng giáo dục các vùng đồng bằng, thành thị trong Tỉnh Nghệ An nói riêng

và trong cả nước nói chung thì còn có sự cách biệt khá lớn

2 Địa bàn tuyển sinh trường trung học phổ thông Mường Quạ

Toàn bộ lãnh thổ Con Cuông phân cách bởi sông Cả tạo thành 2 vùng hữu ngạn và

tả ngạn rõ rệt: Vùng hữu ngạn Sông Lam gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê, Bồng Khê và thị trấn Con Cuông) Địa hình gồm các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao trung bình trên 150m

Con Cuông đất không rộng, diện tích chủ yếu là rừng núi, đất sản xuất nông nghiệp

ít và cằn cỗi Thung lũng lớn nhất là cánh đồng Mường Quạ, nơi có dòng sông Giăng trong xanh đem nước tưới tiêu quanh năm Nơi đây nổi tiếng với giống lúa nếp Hin thơm ngon và cá Mát sông Giăng có vị đắng đặc trưng đã làm nức lòng bao thực khách Bởi thế nên có câu ca ngợi những đặc sản đó: "cơm kẻ Quạ, cá sông Giăng"

Địa bàn tuyển sinh của trường gồm hai xã Môn Sơn và Lục Dạ, trên mảnh đất này

có 4 dân tộc anh em ( Kinh, Thái, Đan lai, Mông), trong đó dân tộc Thái chiếm đa số Nhìn chung 4 dân tộc anh em sống hòa đồng, gắn bó mật thiết từ buổi khai sơn phá thạch cho đến ngày nay

Kinh tế, văn hóa:

Xã Lục Dạ thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn gồm 11 thôn bản nằm rải rác cách

xa nhau, tổng số 1811hộ dân với 7813 nhân khẩu trong đó hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới chiếm 55% Địa hình của xã về mùa mưa thường bị chia cắt bởi khe Mọi

Trang 10

và khe Cạn nên việc đi lại của người dân rất khó khăn Hiện nay tuy đã làm cầu tràn nhưng hiện tượng lũ ống lũ quét thường xuyên xảy ra vào mùa mưa khiến xã Lục Dạ bị chia cắt, cô lập Đặc biệt là bản Xằng, bản Mọi cách trường hơn 10 km, về mùa mưa bị

cô lập với bên ngoài do nằm phía hữu ngạn khe Mọi, chưa có cầu, tràn để nhân dân qua lại, học sinh thường phải nghỉ học dài ngày hoặc ở trọ trong nhà dân gần trường vì đi lại rất nguy hiểm

Môn Sơn là xã biên giới đặc biệt khó khăn ( cách thị trấn 20km) về phía Tây Nam, địa hình phức tạp, tổng số 2039 hộ dân với 8672 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo và cận nghèo đa phương diện chiếm 72,8% Cả xã gồm 14 thôn bản và có 3 dân tộc anh em sinh sống gồm: Kinh, Thái , Đan Lai Trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 85% dân số Địa hình xã Môn Sơn rất phức tạp, bị chia cắt thành 3 khu vực là tả ngạn khe Mọi, hữu ngạn sông Giăng, và một khu vực nằm giữa khe Mọi và sông Giăng do đó giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt về mùa mưa thường bị chia cắt và cô lập bởi sông Giăng và khe Mọi Bản Yên, bản Cò Phạt nằm cách trường hơn 13 km, lại phải qua sông suối nên học sinh đi lại rất khó khăn vất vả và nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa lũ

Nhìn chung người dân sinh sống trên địa bàn hai xã Môn Sơn- Lục Dạ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản nên đời sống còn nghèo nàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp do đó cái nhìn của họ rất thiển cận, là cơm áo gạo tiền hàng ngày, họ chưa nhận thức đúng vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế, văn hóa nên việc quan tâm chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế Giáo dục:

Từ những khó khăn về kinh tế, giao thông cách trở nên điều kiện vật chất và tinh thần để tài trợ cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông rất khó khăn Công tác tuyển dụng giáo viên tuy đủ về số lượng giáo viên dứng lớp nhưng chât lượng không cao, một

số giáo viên có tay nghề thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ miền núi đã chuyển về công tác ở những nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn Hơn nữa do Nhà trường nằm ở khu vực địa hình cách trỡ nên việc giao lưu chuyên môn với các trường bạn gặp nhiều khó khăn, chất lượng học sinh thấp do đó việc giáo viên viên không có ý thức cao trong việc học hỏi, nâng cao tay nghề sẽ dễ dẫn đến tụt hậu về kiến thức, phương pháp không sát hợp với đối tượng học sinh

Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp nên công tác giáo dục tại địa phương được chú trọng và có nhiều biến chuyển tích cực Nhiều chế độ chính sách được Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho giáo viên công tác tại vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như chế độ thu hút theo Nghị định 61 Những chế độ chính sách trên đã góp phần quan trọng động vên giáo viên tích cực bám lớp, bám trường, tích cực học tập nâng cao tay nghề Tuy

Ngày đăng: 04/10/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w