Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Dịch chuyển việc làm của nhân viên văn phòng trong bối cảnh đại dịch Covid-19” nhằm khám xu hướng cũng như các tác động trong bối cảnh
Trang 14_ | Hỗ Nguyễn Phương Hoa 31900029 100%
Thanh pho Hé Chi Minh, thang 9 nim 2022
Trang 2MỤC LỤC
L PHẦN MỞ ĐẦU 2c 1221221 1121121121211 1 1111 tr nêu 3 1.1 Lý đo chọn để tài - tt E111 1111 11 1112121121112 111 11 nguyen 3 1.2 Tông quan tài liệu - - 5c tt E1 11EE1211112111121111111111111 11 111gr ray 4
1.2.1 Thực trạng dịch chuyến việc làm của người lao động trong bối cảnh đại
1.2.2 Các yếu tố tác động đến việc dịch chuyền việc làm của người lao động trong bối cảnh đại địch Covid-1Ô9 - c1 2121211212111 121.12112111211 211121 xre 6
1.2.2.1 Yếu tố chủ quan -::222++22221122221112221112211112211111211111 11 re 6
1.2.2.2 Yếu tố khách quan 52 1S121111211111111111111111111 111111 11 tru §
1.2.3 Các giải pháp, khuyến nghị hỗ trợ người lao động dịch chuyên việc làm trong đại dịch Covid-9 c c2: 11121112211 121 11121115211 101111 0111101118111 01 111011111 9
1.2.4 Điểm mới của đề tài s22 tt 21 0111112110 rrre 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu - - ccc 2: 2 2 0201111011113 1131111 11111111111 1111 1111111 tt 11
1.3.1 Muc tidu téng quate ceccccccccccccscssesecsesscsessesessesscsessesessesevsesevsesisevevevscsesen ll
1.3.2 Mục tiêu cụ thé cceccceneseeseseessneseesseseessnseesseeeessinessunserseenessnnesaneeenes ll
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên CU ccc cece ccee cette ceteececeeesenteneseeeses II 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - St T1 E111 1121211211112111111111 ra II
1.4.2 Khách thể nghiên cứu -s- + s1 1 1E 11EE121E1121111211112112111121 1111 ye II
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu - - 2 2.12201112111321 1 121111211 15211 1111111111181 1 key II 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - c1 222122211211 11211 1521112111 1211 1522111115281 1 1122k 12
1.6 Giả thuyết nghiên cứu s- 5s tn 1 E211112111121111111 11 1 He rre 12
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu + 5s 2xx 2112117111 221711 11211212111 errrrri 12
1.7.1 Ý nghĩa lý luận - 5-5 St T22122111111121771211211 7111272121212 rrey 12
1.7.2.Y nghĩa thực 12
Trang 3II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN - 22522222 c22Excerree 13
2.1 Thao tac hoa khat niém wi ee cccceccesecsesseetteesttsescueeecsececeseeseeuaaanees 13
QLD Dich Chuy nn ic.cceccccccccsceccsecsesseseseeseceesessesecsecscsessesesssecsusensessesevsnsevecseses 13
PA N/( sL daiaadiaiadaiađiiadiiiiiiẢẢiÃÝßÃỶÃỶÃỶÃẢÃÝÃÝÃỶÃÔỶÃÝIÃIỶÝÝẢỶÝIIÝÝ 13 2.1.3 Nhân viên văn phòng - - - 2L 2.11020111211121 1111111111111 1 151211111211 xk cay 13
2.1.4 Bối cảnh đại dịch Covid- LÔ - c: 222122211222 11111 14
2.2 Lý thuyết tiếp cận 1n T1 SE1E1111211211112111111111101 121211 tre l5
2.2.1 Lý thuyết về sự lựa chọn duy lý 2c 12222112111 1221212 ra 15 2.2.2 Di dOng XA NGL ce cece ceenececeeecneescaeceeececaenecnaeeeeeeeneeeeeneenseees 16 2.3 Khung phân tích - - L L2 2 2212201112011 1211153115111 1511 1511111111011 55111 xà 18 2.4 Phương pháp nghiên cỨu 2 221222011131 11101 111113111 11513111 1111111312 19
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu và quy trình thu thập đữ liệu 5- 52s szzs2 19
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu -.- 5 S1 S12 11 S11E122111111111111 221112111 re 19 2.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu - L2 Q22 02221120111 1111111121111 1112112 19 2.5 Bồ cục bài báo cáo dự kiến -Á TS S21 1 111111111 11111 1212111111151 51111 sg 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 222211222221111221211112211111122111111112 111 te 20
Trang 4I PHAN MO DAU
1.1 Ly do chon dé tai
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại dịch Covid-19 đã thể hiện hàng loạt diễn biến phức tạp Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động trong nước và hàng loạt kế hoạch đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài Tổng cục Thống kê đã nhận định trong hai tài liệu “Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2021” và “Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm, quý II năm 2021” như sau: “Những con số thống kê trên đã phản ánh những khó khăn
và biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng trong thời gian qua Đây là thách thức rất lớn đối với các nỗ lực của Chính phủ trước chủ trương hoàn thành tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa chiến thắng đại dịch”
Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm, quý III năm 2021, Tổng cục Thống kế đã trình bày biến động của thị trường lao động trong nước như sau: “Kể từ khi đại dịch
Covid-19 bắt đầu khởi phát cho đến nay, Việt Nam đã trải qua bốn
đợt bùng phát của đại dịch, trong đó đợt bùng phát thứ nhất và đợt thứ tư ảnh hưởng nặng nề nhất đến thị trường lao động Dịch Covid-
19 diễn biến kéo dài cùng với việc thực hiện các Chỉ thị 15 và Chỉ thị
16 khiến hàng nghìn doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, một số hoạt động cầm chừng chỉ với 30-50% số lao động do phải đảm bảo yêu cầu giãn cách” Thực tế, sau đại dịch thị trường có nhiều thay đổi bao gồm nhu cầu của người tiêu dùng cũng như phương thức vận hành của các doanh nghiệp Vì vậy, để có đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như chi phí sinh hoạt nhiều lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và
đang có ý định dịch chuyển việc làm trong thời gian tới
Trang 5Nhận thấy tình hình này đang là một vấn đề nan giải, cùng với
đó, Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh là trung tâm thu hút lao động nhập cư đến làm công nhân tại các khu công nghiệp mà còn trung tâm hành chính tập trung nhiều lao động có hàm lượng tri thức cao của cả nước Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài
“Dịch chuyển việc làm của nhân viên văn phòng trong bối cảnh đại dịch Covid-19” nhằm khám xu hướng cũng như các tác động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đến sự dịch chuyển việc làm của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Tổng quan tài liệu
1.2.1 Thực trạng dịch chuyển việc làm của người lao
động trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Năm vừa qua, do ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch Covid-19
mà nền kinh tế thế giới nhìn chung đã trải qua một năm với nhiều khó khăn và mở ra thêm nhiều vấn đề đòi hỏi có những giải pháp mang tính cấp thiết Sự nhìn nhận kịp thời từ các tổ chức thế giới trong đó có Ngân hàng Thế giới đã giúp Việt Nam có thêm động lực
và cơ hội tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình trong giai đoạn khó khăn này Cụ thể, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được Ngân hàng thế giới dự đoán tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,8% trong khi mức chung của thế giới ở mức 4% Tuy vậy, sự tác động tiêu cực của đại dịch lên nền kinh tế và tình hình lao động tại Việt Nam vẫn cần nhận được sự quan tâm sát sao từ các cơ quan ban ngành Theo số liệu báo cáo quý I năm 2021 của Tổng cục thống kê, dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán đã làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với quý trước và ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động giai đoạn trong và sau dịch tại Việt Nam
Báo cáo của Tổng cục Thống kê về Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2021, trong tổng số 9,1
Trang 6triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập Lao động khu vực thành thị chịu tác động tiêu cực từ đại dịch nhiều hơn khu vực nông thôn 5,2% Trong đó, nhóm lao động thất nghiệp chịu tác động mạnh mk nhất khi 36,3% trong số họ vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực, tiếp đó là lao động có việc làm (15,5%), chỉ có 4,3% lao động không hoạt động kinh tế còn chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch này Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7,5% lao động cho biết chịu tác động tiêu cực của đại dịch Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng với 16,5% lao động bị ảnh hưởng Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20,4% Bên cạnh đó, đối với những người lao động còn trụ lại được trong thị trường, sự cải thiện về mức thu nhập trung bình là một dấu hiệu đáng được ghi nhận Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu đồng, tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước
Tương tự, xu hướng dịch chuyển việc làm cũng diễn ra trong
bối cảnh Covid-19 ở các quốc gia phát triển nhưng ít nghiêm trọng
hơn Thực tế cho thấy, xu hướng dịch chuyển việc làm của các quốc gia này thường nằm ở nhóm lao động trong nhóm nhân viên văn phòng có mong muốn phát triển sự nghiệp của bản thân trong bối cảnh bình thường Tuy nhiên trước tác động của bối cảnh đại dịch Covid-19, môi trường kinh tế tại các quốc gia này bị đặt trong tình trạng thiếu ổn định trong một chừng mực nào đó (Black, S., & Chow,
E., 2022) Đây là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh các quốc
gia đều phụ thuộc lẫn nhau bất kể trình độ phát triển như thế nào và
điều này dẫn đến quyết định dịch chuyển việc làm của người lao
Trang 7động, đặc biệt là trong nhóm lao động tự do và công nhân Trong đó, mục tiêu chuyển đổi công việc của nhóm nhân viên văn phòng (còn gọi là lao động trí óc) thường xuất phát từ nhu cầu bản thân thì đối với nhóm lao động là công nhân (còn gọi là lao động tay chân) lại
liên quan đến vấn đề cắt giảm nhân sự mà xuất phát của nó đến từ
mục tiêu ổn định doanh nghiệp của nhóm lao động trí óc (Parent- Lamarche, A., 2022)
Như vậy, từ những số liệu nêu trên, có thể thấy người lao động
là đối tượng chịu những tác động trực tiếp từ những khó khăn và biến động trong giai đoạn đại dịch Từ đó, đặt ra những thách thức
mang tính thời sự đối với Chính phủ trong việc cải thiện các vấn đề
trên, đưa thị trường lao động quay trở lại mức cân bằng, cải thiện mức độ khôi phục việc làm và thu nhập của người lao động
1.2.2 Các yếu tố tác động đến việc dịch chuyển việc làm
của người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Nhiều nghiên cứu đã quan tâm phân tích mối liên hệ giữa đại dịch Covid-19 và người lao động và cho ra các kết quả đa dạng Qua
quá trình tìm hiểu thông tin từ các dữ liệu thứ cấp thu thập được, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nhìn chung sự dịch chuyển việc
làm của người lao động chịu ảnh hưởng từ hai nhóm yếu tố cá nhân
và môi trường sống
1.2.2.1 Yếu tố chủ quan
Trên phạm vi thế giới, theo nghiên cứu của Công ty tư vấn quản
lý toàn cầu (McKinsey Global Institute) thực hiện năm 2021 tại 8 quốc gia có các mô hình thị trường lao động và kinh tế đa dạng: Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ Qua nghiên cứu, quy mô và tính chất của quá trình chuyển đổi lực lượng lao động trong những năm tới sk còn nhiều thách thức Cụ thể, hơn 100 triệu công nhân sk phải tìm một nghề nghiệp khác vào năm
2030 Con số này nhiều hơn 12% so với ước tính trước khi đại dịch
xảy ra, và có thể lên đến 25% ở các nước có nền kinh tế tiên tiến
Trang 8Nghiên cứu này cũng cho thấy các đặc điểm nhân khẩu mang tính chất tiên quyết trong nghề nghiệp như độ tuổi, trình độ hay thậm chí
là giới tính và xuất thân cũng được cho là tác nhân trong vấn đề tiếp cận việc làm nói chung và dịch chuyển việc làm nói riêng Tại Mỹ,
những người không có bằng đại học có nhu cầu chuyển đổi nghề cao
hơn 1,3 lần so với những người có bằng đại học Tại Pháp, Đức và Tây Ban Nha, tỷ lệ chuyển đổi công việc cần thiết do Covid-19 đối với phụ nữ cao gấp 3,9 lần so với nam giới Tương tự, nhu cầu thay đổi nghề nghiệp sk ảnh hưởng đến lao động trẻ hơn lao động lớn tuổi và những người không sinh ra ở Liên minh châu Âu nhiều hơn lao động bản địa
Ngoài ra còn một số đặc điểm nhân khẩu đặc ảnh hưởng đến vấn đề lao động được chỉ ra trong các nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Bình (2021) về “Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm ở một số nhóm dễ bị tổn thương”, Việt Nam có hơn 70% dân số có việc làm vẫn đang làm các công việc phi chính thức (bao gồm cả các việc làm nông nghiệp), phần lớn những lao động này không được hưởng các hình thức bảo
vệ cơ bản khi làm như: nghỉ ốm, thu nhập, chăm sóc y tế Trong khi
đó, lao động phi chính thức bị giảm thu nhập nhiều hơn so với lao động chính thức (tương ứng là 8,4% và 4,7%) so với thời điểm năm ngoái Người lao động mà có bằng cấp trình độ cao hơn người dân lao động chân tay sk ít bị giảm thu nhập hơn Nhóm lao động nữ được đánh giá là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong đại dịch Covid-19, đây là nhóm lao động chiếm chủ yếu trong
cấu phần của nhóm lao động nghèo
Trong nghiên cứu về “Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới lao động di cư: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Đồng Thanh Mai và cộng sự (2021) cho thấy các đặc điểm như giới tính, khu vực, nhóm tuổi chịu ảnh hưởng khá nặng nề trong đại dịch Lao động nữ làm các công việc phụ như
Trang 98
lao công, đầu bếp, trợ lý với tỉ lệ cắt giảm thời gian làm việc là
72,31% Lao động tự do là đối tượng bị mất việc làm nhiều nhất với
tỉ lệ 29,17% do xuất phát từ chủ trương giãn cách xã hội Xét về độ
tuổi thì lao động lớn tuổi là nhóm người bị mất việc làm nhiều hơn lao động trẻ với tỉ lệ 33,33% ở độ tuổi 45-60 so với 5,08% ở độ tuổi
18-24 Đối tượng ít chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 về vấn đề việc làm tập trung ở nhóm công chức - viên chức nhà nước Tuy nhiên, một số đối tượng làm trong các lĩnh vực y tế, an ninh bị tăng giờ làm do họ làm việc trong công tác phòng chống dịch bệnh
Ngoài ra, nhu cầu bản thân cũng được đề cập đến khi xét đến khía cạnh dịch chuyển việc làm, khi công việc hiện tại không thể đáp ứng được kỳ vọng của bản thân thì “nhảy việc” gần như là nhu cầu tất yếu với nhiều người Những đòi hỏi mới về điều kiện và quyền lợi làm việc là cơ sở hình thành nên nhu cầu dịch chuyển việc làm (Nam Giang, 2021) Người lao động sẵn sàng tìm kiếm công việc nặng nhọc hơn và mang tính cạnh tranh hơn như là một cách để phát triển sự nghiệp hoặc có thể để cải thiện tình trạng bấp bênh trong giai đoạn Covid-19 (Black, S., & Chow, E., 2022)
Như vậy có thể phân chia yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc
dịch chuyển việc làm của người lao động thành 2 nhóm yếu tố chính: những yếu tố nhân khẩu học mang tính di động (nghề nghiệp, trình
độ học vấn, nhu cầu bản thân, ) và những yếu tố nhân khẩu học mang tính cố định (độ tuổi, giới tính chủng tộc, )
1.2.2.2 Yếu tố khách quan
Trên thế giới, cũng theo báo cáo của McKinsey Global Institute (2021) về “Tương lai của lao động sau đại dịch Covid-19” (Tiếng Anh: The future of work after COVID-19), sk có hơn 25% người lao động có thể phải chuyển đổi việc làm so với trước khi đại dịch xảy
ra Báo cáo này chỉ rõ, trước đại dịch chỉ khoảng 6% người lao động
có nhu cầu “nhảy việc” để tìm kiếm mức lương cao hơn Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, một tỷ lệ lớn người lao động có thể phải
Trang 109
chuyển đổi việc làm vì những công việc trước đây không còn phù
hợp bối cảnh mới Thậm chí, nhà tuyển dụng còn đưa ra những yêu cầu nâng cao như đòi hỏi người lao động trang bị thêm các kỹ năng mới, tay nghề chuyên môn Mặt khác, với 8 quốc gia trọng tâm (Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Ấn Độ) hơn 100 triệu công nhân sk phải tìm một nghề nghiệp khác vào năm 2030 Con số này nhiều hơn 12% so với ước tính trước khi đại dịch xảy ra, và có thể lên đến 25% ở các nước có nền kinh tế phát
triển
Bên cạnh đó, yếu tố chính sách của địa phương cũng thúc đẩy
sự chuyển dịch việc làm và cơ cấu việc làm của người lao động theo
chiều hướng tích cực Sau bối cảnh bình thường mới, các địa phương
đã bắt đầu chương trình chuyển đổi, tạo việc làm mới cho người lao
động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, tỉnh Sơn La đã huy động 27,082 tỷ đồng với 556 dự án
để tạo ra việc làm cũng như sự chuyển đổi cơ cấu trong việc làm
theo hướng giảm tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng
tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - du lịch trong tổng lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội là 66,86% (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2022)
Có thể thấy chính sách mở cửa đóng vai trò then chốt đến quá trình dịch chuyển việc làm của ngành du lịch, việc di chuyển của xã hội và hoạt động kinh doanh chỉ được giới hạn trong các dịch vụ thiết yếu là tác nhân chính buộc doanh nghiệp bị thu hẹp phạm vi hoạt động, từ đó trực tiếp dẫn đến ý định di chuyển khỏi môi trường làm việc hiện tại để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tương ứng hoặc mới hoàn toàn (Munawar HS, 2021) Trước bối cảnh tác động của tình hình đại dịch Covid-19, các biến tác động đến quyết định dịch chuyển trong ngành du lịch thường thấy là thu nhập, điều kiện làm việc, nhận thức rủi ro và triển vọng nghề nghiệp (Akeh, L B., 2021)
Trang 1110 1.2.3 Các giải pháp, khuyến nghị hỗ trợ người lao động
dịch chuyển việc làm trong đại dịch Covid-19
Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích tài liệu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy an sinh xã hội và tiêm ngừa vaccine cho người lao động là 2 lĩnh vực được đề xuất hàng đầu trong các giải pháp
Theo bài báo “Đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ thu hút người lao động trở lại làm việc” 2021, để đưa người lao động trở lại làm việc thì doanh nghiệp cần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đó
là nhiệm vụ tuyên truyền cho người lao động những lợi ích khi gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp, chia sẻ cùng với doanh nghiệp trong lúc khó khăn này Khuyến khích doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ
người lao động về tiền lương, các chế độ bảo hiểm, tiền ăn ca, các phúc lợi xã hội (bảo hiểm, nghỉ ngày lễ ) để giữ chân người lao
động Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ nhà ở, phòng trọ, lương thực,
thực phẩm cho người lao động yên tâm làm việc Đẩy mạnh công tác
tiêm vaccine phòng chống Covid-19 cho người lao động
Hay theo nghiên cứu “Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2020) đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ
sự phục hồi của người lao động sau đại dịch Covid:
‹e Công đoàn cơ sở và công đoàn địa phương cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ người lao động bị đối xử không công bằng
‹ Tăng cường đối thoại xã hội cả người sử lao động và người lao động đóng vai trò quyết định để tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả hai bên và phòng ngừa tranh chấp lao động
‹e Công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội, cần xác định nhóm người lao động dễ bị tổn thương cần hỗ trợ nhất
Trang 12Covid-19" do Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện
năm 2021, để góp phần cải thiện đời sống, giúp người lao động vượt qua các khó khăn về nhiều mặt do đại dịch Covid 19 gây ra thì cần
ưu tiên thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi Covid-19
sớm đưa xã hội quay lại trạng thái bình thường mới Bên cạnh đó phối hợp triển khai các chính sách khuyến khích người lao động quay lại làm việc, chăm lo đời sống, phục hồi sản xuất, nâng cao tay nghề, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới trong thời điểm dịch bệnh Chính phủ cũng cần chung tay với địa phương doanh nghiệp thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành để cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ lao động và thu hút lao động
1.2.4 Điểm mới của đề tài
Tóm lại, các báo cáo thống kê đã chỉ rõ thực trạng và các bài báo khoa học, tạp chí, công trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã thu thập được đã chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng và những đề xuất khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu Song, các số liệu báo cáo đều phản ánh tình trạng dịch chuyển việc làm của đối tượng khách thể là nhân viên y tế trên phạm vi cả nước Mặt khác, phần lớn các tài liệu nhóm
nghiên cứu tổng quan thành công chủ yếu là báo cáo nhanh tác
động của đại dịch Covid-19 đến việc làm của người lao động nói chung và nhân lực ngành y tế nói riêng Trong giới hạn cho phép,
nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy đề tài nào có nghiên cứu về dịch
chuyển việc làm trong phạm vi hẹp hơn, cụ thể là đối lượng nhân viên y tế trong phạm vi thời gian và không gian tương ứng với định hướng của đề tài
Trang 1312 Với đề tài, nhóm nghiên cứu lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu và phân tích vấn đề nghiên cứu vì đây là một trong những trung tâm phát triển bậc nhất tại Việt Nam tập trung đa dạng các ngành nghề, nhân viên y tế có thể có nhiều định hướng khác nhau
trong vấn đề dịch chuyển, qua đó có thể khám phá các khía cạnh
mang tính đặc thù của khu vực này Tóm lại, đề tài này tập trung tìm
hiểu thực trạng, các yếu tố tác động đến việc dịch chuyển việc làm
của nhân viên y tế trong bối cảnh hiện nay nhằm khai thác và làm
cơ sở xây dựng, cải thiện chính sách cho nhân viên y tế dịch chuyển việc làm trong bối cảnh Covid-19
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các yếu tố tác động đến việc dịch chuyển việc làm của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị mang tính chính sách nâng cao năng lực quản lí của các cơ sở y tế và hỗ trợ việc làm cho nhân viên y tế trước bối cảnh đại dịch Covid-19
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Dịch chuyển việc làm của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Trang 1413
1.4.2 Khách thể nghiên cứu
Nhân viên y tế
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
e Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
e Phạm vi thời gian: Đề tài dự kiến khảo sát nhân viên y tế đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021- đến hiện nay)
e Phạm vi nội dung: Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ tập trung mô tả thực trạng dịch chuyển việc làm và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc dịch chuyển việc làm của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19
1.5 Câu hói nghiên cứu
Câu hỏi 1: Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình dịch
chuyển việc làm của nhân viên y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn
ra như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến việc dịch chuyển việc làm của nhân viên y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19?
Câu hỏi 3: Nhà nước và các cơ sở y tế đã có những giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng việc làm của nhân viên y tế trước diễn biến của đại dịch Covid-19?
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhân viên y tế
là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nên xu hướng dịch chuyển việc làm diễn ra phổ biến
Giả thuyết 2: Điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm công việc và
đặc điểm nhân khẩu là các yếu tố tác động đến việc dịch chuyển
việc làm cuả nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Giả thuyết 3: Nhà nước và cơ sở y tế chưa có giải pháp hỗ trợ
và cải thiện sự gắn bó của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Trang 151.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.7.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa
củng cố thêm nguồn tri thức và góp phần bổ sung thông tin làm phong phú, đa dạng tư liệu liên quan đến chủ đề dịch chuyển việc
làm của người lao động nói chung và của nhân viên y tế nói riêng trong bối cảnh đại dịch Covid-19
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài này, nhóm nghiên cứu sk khái quát thực trạng và các yếu tố tác động đến dịch chuyển việc làm của nhân viên y tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Thông qua đó làm cơ sở đề xuất xây dựng chính sách đối với ngành y tế, góp phần cải thiện tình trạng làm việc của nhân viên y tế trong tương lai
II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Thao tác hóa khái niệm
2.1.1 Dịch chuyển việc làm
Dịch chuyển
Dịch chuyển là sự thay đổi vị trí từ vị trí này đến vị trí khác Đây
là thuật ngữ được hiểu tùy vào bối cảnh khi được sử dụng (Từ điển