1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án ôn tập thể loại truyện (ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 - 2025)

16 37 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập thể loại truyện
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2025
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,68 MB
File đính kèm Giáo án Word Ôn tập thể loại truyện.rar (123 KB)

Nội dung

Bài giảng powerpoint Ôn tập thể loại truyện dùng để ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn lớp 12 theo chương trình mới. Các nội dung chính: - Ôn tập tri thức về truyện - Đọc hiểu văn bản truyện - Viết đoạn văn NL về tác phẩm truyện - Viết bài văn so sánh hai đoạn trích truyện

Trang 1

Ôn tập thể loại truyện

Tiết ôn tập: 1,2,3

Trang 2

  Các yếu tố Nội dung

1 Phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học

2 là vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn biểu đạt, thể hiện sự tìm tòi, phát hiện về cuộc sống của nhà văn.

3 Được tạo nên bởi chuỗi các sự kiện (Những sự việc, biến cố phản ánh các mối quan hệ, xung đột xã hội, bộc lộ tính cách và số phận nhân vật).

4 - Là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện.- Hai ngôi kể: Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

5

- Con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật

- Được miêu tả thông qua các phương diện: Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tậm, tính cách, phẩm chất

1. Các đặc trưng cơ bản của truyện

Đề tài

Chủ đề

Cốt truyện

Người kể chuyện

Nhân vật

Trang 3

  Các  yếu tố Nội dung

6 Lời  văn  nghệ 

thuật

- .: Miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá, bình luận, dẫn dắt câu chuyện

- : lời nói trực tiếp của nhân vật

- : Lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật

- : Tái hiện tiếng nói bên trong của nhân vật

- : Mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai, bông đùa

7

- Vị trí quan sát, trần thuật, đánh giá của người kể chuyện để kể lại được câu chuyện

- Phân loại: của người kể chuyện/ của nhân vật được kể/ bên ngoài/ bên trong/ không gian / thời gian

Lời người kể chuyện

Lời nhân vật Lời nửa trực tiếp

Lời độc thoại nội tâm

Lời nhại

Điểm nhìn

Điểm nhìn

Trang 4

Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, hướng

tới khắc hoạ một hiện tượng trong

đời sống, cốt truyện diễn ra trong

thời gian, không gian hạn chế

Là loại tác phẩm tự sự quy mô lớn, có khả năng

thể hiện các nội dung đa dạng và bao quát một phạm vi hiện thực rất rộng, trải ra trên nhiều không gian, thời gian khác nhau.

Thường có ít nhân vật, nội dung

cô đúc, tình huống bất ngờ, chi

tiết đặc sắc

Thường dành sự chú ý đặc biệt cho đời tư hay

số phận của con người cá nhân Nhân vật có tính cách, tâm lí phức tạp

Có kết cấu nhiều tầng lớp, có sự đan xen của nhiều yếu tố ngôn ngữ.

Trang 5

- Nhận biết và phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản

- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm

Trang 6

- Bước 1: Đọc ngữ liệu, chú ý nhan đề, đọc và gạch chân trọng tâm của câu

hỏi

- Bước 2: Căn cứ vào đặc trưng của truyện hoặc tìm trong ngữ liệu để trả lời

câu hỏi ở mức độ nhận biết.

- Bước 3: Trả lời các câu hỏi ở mức độ thông hiểu trên cơ sở hiểu nội dung,

nghệ thuật của văn bản.

- Bước 4: Trả lời câu hỏi ở mức độ vận dụng bằng cách nêu quan điểm/ ý

kiến của cá nhân trên cơ sở hiểu nội dung văn bản và liên hệ với cuộc sống, với bản thân, với thời đại

Trang 7

Câu 1 Xác định câu chuyện được kể trong đoạn trích trên?

Câu 2. Chỉ ra điểm nhìn trần thuật trong câu văn:

Cụ Hồng lúc ấy đã nhắm nghiền hai mắt lại người bồi tiêm thuốc phiện.

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ nói mỉa trong câu văn sau:

Người nào cũng đã lên gác chỗ có giường cụ cố tổ, chứ không phải chỉ có người ốm.

Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích?

Câu 5. Từ hiện thực xã hội được nhà văn tái hiện trong đoạn trích, hãy liên hệ với thực

trạng xã hội hiện nay và nêu quan điểm của anh/chị về vấn đề này?

Trang 8

Câu 1 Câu chuyện được kể: Sự chuẩn bị của các thành viên trong và ngoài gia đình cụ

cố Hồng cho một đám tang mà họ đang rất mong chờ

Câu 2 Điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn bên ngoài

Câu 3.

- Phép tu từ nói mỉa: bệnh nhân mà chết thì thực là đáng mừng

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Phơi bày bản chất của những kẻ đạo đức giả

+ Lên án sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận tầng lớp thượng lưu thành thị đương thời

Trang 9

Câu 4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích:

- Miêu tả nhân vật qua lời nói, hành động, suy nghĩ

- Sử dụng nghịch ngữ và nói mỉa làm nổi bật chân dung trào phúng và lột trần bản chất bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu của các nhân vật

Câu 5

- Hiện thực xã hội trong đoạn trích: Những người mang danh trí thức thượng lưu nhưng lại bất nhân, bất nghĩa, háo danh, hám tiền

- Liên hệ với thực trạng xã hội hiện nay: Vẫn còn tồn tại đâu đó sự giả tạo, coi trọng tiền bạc, của cải, danh lợi hơn tình thân

- Quan điểm:

+ Hiện trạng trên rất đáng lên án

+ Chúng ta cần sống có lương tâm, đạo đức, không để vật chất làm mất đi tình người,

tính người

Trang 10

1. Yêu cầu chung của kiểu bài

- Hình thức: đoạn văn

- Nội dung:

+ Đảm bảo bố cục: Mở đoạn giới thiệu được vấn đề; Thân đoạn triển khai vấn đề; Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề

+ Phân tích, đánh giá đúng yêu cầu của đề bài: Thường là một khía cạnh của tác phẩm/ đoạn trích truyện, ví dụ: Chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, lời kể, ngôi kể )

+ Có lí lẽ dẫn chứng phù hợp, rõ ràng, khoa học, mạch lạc

Trang 11

2. Cấu trúc đoạn văn:

a. Mở đoạn: giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát

của người viết về vấn đề cần làm rõ.

b. Thân đoạn: Phân tích, làm rõ khía cạnh cần nghị luận:

- Nêu và chỉ rõ biểu hiện của khía cạnh trong tác phẩm/ đoạn trích.

- Đánh giá giá trị, ý nghĩa của khía cạnh trong việc thể hiện nội dung/ chủ

đề của tác phẩm/ đoạn trích.

c.  Kết  đoạn: Tóm lược được các nhận định trong tác phẩm phần thân

đoạn, có thể nêu bài học rút ra từ chủ đề của tác phẩm.

Trang 12

Dàn ý chi tiết:

a Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

b Thân đoạn:

- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Ba Hoành

+ Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường

+ Vẻ đẹp yêu nước, căm thù giặc

- Nêu được nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật của đoạn trích.

- Khẳng định ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật

c Kết đoạn: Khái quát vấn đề và nêu cảm nhận chung của bản thân.

Trang 13

IV. Rèn kĩ năng viết vài văn so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

1. Cấu trúc bài văn:

Trang 14

* Thông tin về từng tác phẩm:

- Truyện "Ông ngoại":

+ In trong tập truyện cùng tên

+ Cốt truyện: Nhân vật Dung ở với ông ngoại khi cậu mợ đi Mỹ, ban đầu Dung thấy ở với ông rất nhàm chán, nhưng sau dần Dung hiểu được tình yêu thương của ông dành cho mình, khi ông bị ốm, Dung càng trân trọng ông hơn

- Truyện "Giàn bầu trước ngõ":

+ In trong tập truyện "Xa xóm Mũi"

+ Cốt truyện xoay quanh gia đình của nhân vật "tôi" với giàn bầu mà bà nội trồng trước ngõ Dường như con cháu trong gia đình không có sự đồng cảm thấu hiểu với

bà Cho đến khi bà bị ốm, không còn có ý thức mà chỉ nhớ về quá khứ, nhân vật tôi mới ngỡ ra nhiều điều về bà, về giàn bầu với nỗi nhớ quê của bà

Trang 15

* Điểm giống nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua hai đoạn

trích:

- Cốt truyện đơn giản, thời gian ngắn, không gian nhỏ hẹp, xoay quanh cuộc sống đời thường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Cách đặt nhan đề: Mộc mạc hướng đến nhân vật, đề tài, góp phần thể hiện chủ đề.

- Các nhân vật hiện lên qua lời nói, hành động, suy nghĩ

- Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

- Cùng làm nổi bật chủ đề: Sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình

- Có sự giống nhau là bởi phong cách viết truyện của Nguyễn Ngọc Tư: nhẹ nhàng, ấm áp, thể hiện khát vọng đem tình người hóa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách

Trang 16

* Điểm khác biệt:

- Truyện ngắn: “Ông ngoại”

+ Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện toàn tri cho phép người kể chuyện quan sát được tất cả các nhân vật.

+ Điểm nhìn trần thuật đặt ở nhân vật Dung - là người cháu đã có sự thay đổi để rút ngắn khoảng cách thế hệ với ông, biết yêu thương ông hơn.

- Truyện ngắn “ Giàn bầu trước ngõ”

+ Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật "tôi" - người cháu.

+ Điểm nhìn trần thuật đặt ở nhân vật "tôi", từ đó hình ảnh người bà và sự xa cách giữa hai thế hệ cũng được hiện lên qua cảm nhận của "tôi".

- Sự khác nhau đó xuất phát từ yêu cầu đối với văn chương: Không chấp nhận sự lặp lại.

Ngày đăng: 03/10/2024, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w