Trong quá trình giáo dục, muốn con người phát triển về mọi mặt thì người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý trong học tập, cũng như sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng
Trang 1I TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“Một số phương pháp nâng cao kĩ năng Vẽ tranh đề tài lớp 7 ”
II LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, MÔ TẢ NỘI DUNG:
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Thực trạng hiện nay:
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chú trọng ươm mầm và nuôi dưỡng những năng lực, phát huy năng khiếu Sự phát triển ngày nay đòi hỏi con người phải phát triển cả về đức, trí, thể
và mĩ (nghĩa là rèn đức, luyện tài) Chính vì vậy Mĩ thuật không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ
Thực tế khi giảng dạy chương trình Mĩ thuật ở THCS, tôi thấy rằng môn Mĩ thuật
đã giúp các em có nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật Ở đây chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó người ta có thể bắt gặp được những ước mơ, khát vọng biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình ảnh đầy chất trẻ thơ Hay đơn giản hơn là các em vận dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, trao đổi và học hỏi nhau về những điều văn minh hơn trong học tập, sinh hoạt ở trường Đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, để hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp, luôn vươn tới cái đẹp
Với môn Mĩ thuật ở trường THCS, các em đã được làm quen với nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác, vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn Không phải cứ giáo viên nêu yêu cầu
là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành Trong quá trình giáo dục, muốn con người phát triển về mọi mặt thì người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý trong học tập, cũng như sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng Khi vẽ tranh, đòi hỏi phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo Vậy, trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, hình vẽ đó không chỉ là những gì thực tế, mà còn có sự sáng tạo, hình ảnh sinh động, hồn nhiên, ngây thơ của các em Vì thế, khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng, góp phần tạo ra hứng thú và
kỹ năng cần thiết trong khi làm bài Phần lớn các em vẽ theo cảm tính, không theo kỹ năng vẽ cơ bản Thể hiện nội dung chưa sát với đề tài; cách sắp xếp bố cục còn sơ sài, lỏng lẻo không chặt chẽ; hình vẽ còn lặp lại, chưa sinh động, chưa có tính sáng tạo; màu sắc chưa hài hòa
Song song đó, năm nay do tình hình dịch covid – 19 diễn biến rất phức tạp, các
em hoàn toàn bị động trong việc tìm tư liệu từ thực tế ( kí họa những nơi có phong cảnh đẹp)
1
Trang 2Từ những suy nghĩ đó, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp hướng dẫn học sinh nhằm nâng cao kĩ năng vẽ tranh ( đối tượng là học sinh lớp 7 ) Qua thời gian thực hiện, đã đạt được kết quả như sau:
- Hứng thú học tập:
+ Lớp 7/1 tăng từ 18 lên 38 học sinh (đạt 100%);
+ Lớp 7/5 tăng từ 17 lên 37 học sinh (đạt 100%)
- Các kỹ năng thực hành:
+ Lớp 7/1 tăng từ 18 lên 35 học sinh (tăng 92,1 so với khảo sát đầu năm)
+ Lớp 7/5 tăng từ 17 lên 37 học sinh (tăng 89,2 % so với khảo sát đầu năm)
Qua những lý do trên, bản thân tôi thấy được việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 7 nói riêng và học sinh THCS nói chung là thực sự cần thiết Góp phần đưa chất lượng dạy - học ngày một đi lên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học
của nhà trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp nâng cao kĩ năng Vẽ tranh đề tài lớp 7 ”.
1.2 Mục đích và đối tượng viết đề tài:
- Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hứng thú vẽ tranh và hiệu quả vẽ tranh của học sinh lớp 7 nhằm phát hiện năng lực, năng khiếu để bồi dưỡng tài năng cho học sinh Thông qua việc hướng dẫn kỹ năng vẽ tranh cho học sinh giúp học sinh nắm vững
kiến thức bài học và giáo viên nâng cao khả năng áp dụng phương pháp mới, công
nghệ mới trong dạy học Đồng thời giáo viên hoàn chỉnh hơn phương pháp dạy học Mĩ
thuật
- Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 7 thực hiện các kỹ năng vẽ tranh thông qua sự hướng dẫn của giáo viên trong các tiết vẽ tranh đề tài ở trường THCS
2 MÔ TẢ NỘI DUNG:
- Sử dụng các biện pháp tích cực để nâng cao kĩ năng vẽ tranh: Kĩ năng chọn nội dung đề tài; kĩ năng sắp xếp bố cục; kĩ năng vẽ hình, mảng, đường nét; kĩ năng vẽ màu được nâng cao
- Học sinh có hứng thú say mê môn học hơn; kỹ năng bắt dáng nhanh, thể hiện ở các dáng động, dáng tĩnh về người và cảnh vật xung quanh; biết chọn những hình ảnh đẹp, tiêu biểu để ráp vào tranh vẽ được hiệu quả hơn
- Tính thực nghiệm của học sinh cũng được nâng cao hơn: Về khả năng tư duy, kỹ năng mở rộng nội dung qua các đề tài; kỹ năng xây dựng bố cục chặt chẽ, thể hiện nhịp điệu trong bố cục; kỹ năng vẽ hình, mảng, nét sinh động, phong phú, sáng tạo hơn; kỹ năng vẽ màu có cảm xúc, tươi vui và hài hòa hơn
- Giáo viên đã đẩy mạnh và thực hiện một cách liên tục khâu kiểm tra đánh giá học sinh Chính vì vậy, hứng thú học tập và kỹ năng thực hành (kỹ năng tạo hình, nét
vẽ, phối màu) cũng được nâng cao so với đề tài trước
III NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Trang 3Để đạt được những yêu cầu chất lượng giáo dục đã đặt ra, khắc phục được kết quả thực trạng của phân môn vẽ tranh đề tài lớp 7 ở trường THCS Nguyễn Khuyến, tôi
đã lên kế hoạch để nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài và đã đạt được kết quả cao
Sau đây tôi xin được nêu ra các bước tiến hành trong quá trình thực hiện để đồng nghiệp tham khảo và cùng chia sẻ kinh nghiệm
1 Nâng cao tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh
Nâng cao chủ động, sáng tạo trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 7 nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung Từ đó, giúp giáo viên có thêm kỹ năng và nâng cao chất lượng dạy - học Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo
Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy có hiệu quả hơn thông qua đợt bồi dưỡng thường xuyên
Tự làm đồ dùng dạy học; tìm tòi, sáng tạo, tìm ra những phương pháp tích cực nhất trong dạy và học
Thông qua việc nâng cao kỹ năng vẽ, giúp học sinh học tâp môn mĩ thuật có hiệu quả, hứng thú, say mê hơn với môn học
2 Kiểm tra kỹ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 7
Qua việc kiểm tra giáo viên có thể nắm bắt được tình hình vận dụng các kỹ năng vào vẽ tranh của học sinh, để có hướng điều chỉnh trong quá trình dạy học, giúp các
em đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập
Từ đó, giáo viên thấy được sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng vẽ trong phân môn
vẽ tranh đề tài, có hướng uốn nắn và rèn luyện từ bản thân giáo viên và học sinh trong từng tiết lên lớp
2.1 Kiểm tra cách vận dụng các bước cơ bản và kỹ năng vẽ của học sinh trong bài vẽ tranh đề tài
Để nghiên cứu đề tài đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học sau khi nghiên cứu chọn đề tài, bản thân tôi đã tiến hành lập dàn ý và nghiên cứu
Trước tiên, tôi tiến hành kiểm tra cách vận dụng các phương pháp cơ bản và kỹ năng của học sinh trong bài vẽ tranh thông qua tiết học, để có những nhận định chính xác về khả năng vẽ tranh của các em Sau đó, kiểm tra học sinh: Các bước cơ bản khi tiến hành một bài vẽ tranh đề tài?
Qua việc phát phiếu kiểm tra học sinh lớp 7/1 và lớp 7/5 có 75 học sinh (HS) Kết quả: 25 HS (33,3%) đã trả lời được yêu cầu đặt ra Còn lại 50 HS (66,7%) chưa nêu được đầy đủ và đúng các bước vẽ cơ bản Chủ yếu các em nắm được kiến thức một cách thụ động, còn dựa vào cơ sở lý thuyết để vẽ tranh theo đúng các bước hướng dẫn xây dựng bố cục một bài vẽ tranh hợp lý thì phần lớn các em chưa thực hiện được
Cụ thể: Qua phác thảo bố cục của bài vẽ tranh đề tài “tự do” của 75 học sinh lớp 7/1 và lớp 7/5
3
Trang 4- Còn lại 51 HS (68%) phác thảo bố cục chưa hoàn thiện hoặc chưa phác thảo được
Như vậy, số học sinh chưa đạt chiếm tỷ lệ khá cao Do đó, một số vấn đề đặt ra là phải làm gì ? Để phấn đấu 100% các em đều có được kỹ năng vẽ tranh thành thạo và đạt hiệu quả cao, biết chọn hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài, biết cách xây dựng
bố cục hợp lý, và tự mình rút ra được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, qua đó phát huy được khả năng tư duy của học sinh, kích thích được tính tích cực sáng tạo, say mê học tập của các em
2.2 Kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên
Qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy Mĩ thuật ở các trường bạn, đa số các trường còn gặp những khó khăn về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy còn thiếu, đặc biệt là tranh tham khảo chưa có Cho nên, tiết học còn trầm, không phát huy được hết khả năng tư duy tích cực của học sinh Do đó, để có được bức tranh đề tài đạt kết quả cao, thì học sinh cần phải có một trí tưởng tượng tốt Vì thế, giáo viên cần phải trang
bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết, đồ dùng trực quan phong phú, khoa học,
sử dụng các phương pháp phù hợp, tích cực, để giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là quan sát, ghi nhớ và tưởng tượng, sáng tạo
3 Sử dụng các giải pháp để nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài
3.1 Sử dụng phương pháp kí họa
Ngay từ đầu năm học tôi dành riêng cho các em một ít thời gian ngoài chương trình học để giới thiệu với các em về kí họa Giúp các em hiểu được, kí họa là ghi chép mọi sự vật, hiện tượng, hoạt động của con người từ tĩnh đến động Từ đó, các em có thể tự ghi chép được thực tế để lấy tư liệu cho việc xây dựng bố cục tranh, tạo cảm hứng sáng tác; giúp các em phát triển khả năng quan sát, nhận xét, có cái nhìn bao quát, nắm bắt nhanh đặc điểm, hình dáng của người và mọi vật xung quanh, luyện nét,
vẽ hình nhanh và chính xác Ngoài việc hướng dẫn cho các em các bước cơ bản của kí hoạ về dáng người và cảnh vật xung quanh, để các em dễ hiểu và nắm được phương pháp kí hoạ tốt hơn tôi đã kèm theo một số tranh đề tài với các bài kí hoạ để phân tích
Ký họa:
Sau đó tôi yêu cầu mỗi em phải có một quyển sổ tay để ghi chép kí hoạ Mỗi ngày phải vẽ ít nhất một dáng (có thể là nhà, cây, người, con vật ) sau một tuần đến tiết học thì các em đem bài kí họa lên để kiểm tra Để động viên khích lệ việc học kí hoạ này tôi thường xuyên chấm bài cho các em, ban đầu tôi chấm theo số lượng, sau là vừa số lượng vừa chất lượng.Tuyên dương những em chăm chỉ, chịu khó, kí hoạ đẹp Có thể
là cả bài phong cảnh hoặc chỉ cây cối, nhà cửa, con đường Sau đó các em ráp lại thành bố cục của một bức tranh Có thể kí hoạ điểm màu nếu các em thích Và kết quả của bài vẽ tranh đề tài phong cảnh đạt kết quả khả quan hơn, các em vẽ nhanh hơn có nhiều em hoàn thành bài tại lớp, có nhiều bài khá đẹp bởi các hình ảnh các em vẽ rất gần gũi với thực tế
Bài ký họa của học sinh khối 7
Trang 5
Để có những bố cục đẹp, chặt chẽ, sinh động, các em đã ráp lại từ những bài ký họa dáng người trong tập ký họa của các em, thể hiện ở đề tài vệ sinh môi trường
5
Trang 6Ráp bài ký họa thành tranh đề tài của học sinh khối 7.
3.2 Tạo hứng thú cho học sinh
Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng hơn Những xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà kết quả của nó là
hệ quả của rất nhiều yếu tố như: Cách tổ chức tiến hành bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói của giáo viên…
+ Khuấy động tư duy của học sinh
Có rất nhiều cách thức để chúng ta thực hiện, một câu hỏi mang tính cách gợi mở của giáo viên thực tế sẽ khuấy động được tư duy của học sinh và không khí của lớp học Nói gợi mở nghĩa là nó sẽ mở ra nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến khác nhau, định hướng và sắp xếp lại, đó là công việc của người giáo viên
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài: “ Cuộc sống quanh em”
Tôi đã dẫn dắt học sinh vào bài mới ngay từ đầu tiết bằng một đoạn clip về các hoạt động ở xung quanh các em và đã gây được sự chú ý, quan tâm của học sinh trong tiết học, giúp các em nhớ bài được lâu và được khắc sâu một cách có khoa học
+ Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả:
Sau khi giới thiệu bài xong tôi cho học sinh quan sát tranh về đề tài khác nhau
Tranh tham khảo:
Trang 7Đề tài trò chơi dân gian Đề tài mẹ của em
7
Trang 8Đề tài ngày tết và mùa xuân Đề tài vệ sinh môi trường
Để tìm hiểu nội dung đề tài “cuộc sống quanh em” tôi cho học sinh hoạt động theo nhóm, các em nhận biết về nội dung, bố cục, hình ảnh, màu sắc… qua việc khai thác các đề tài trên
Ví dụ:
- Nhóm 1: h.4a,b
-Nhóm 2: h.4c,d
- Nhóm 3: h.4e,f
? Tranh thể hiện nội dung gì?
? Hình ảnh trong tranh thể hiện cuộc sống xung quanh như thế nào?
? Đâu là mảng chính, mảng phụ của tranh?
? Hình ảnh nào là tiêu biểu?
? Màu sắc thể hiện như thế nào?
? Đậm nhạt trong tranh?
Cụ thể: Nhóm 1 đại diện trả lời:
quê
góc của bức tranh
H.4b: Tranh thể hiện nội dung “Mẹ chăm sóc gia đình bên mâm cơm”
- Thể hiện cuộc sống đầm ấm, quay quần bên bữa cơm gia đình
Đề tài gia đình Đề tài an toàn giao thông
Trang 9
-Mảng chính là cả nhà bên mâm cơm, mảng phụ là tường, cửa…
mơ và hi vọng một cuộc sống tươi đẹp
Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét Sau đó giáo viên tổng hợp lại Qua việc chia nhóm giúp học sinh tích cực học tập hơn
Tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể khác nhau, sẽ có sự định hướng riêng Song
về cơ bản, hướng người học phát huy trí tưởng tượng qua đồ dùng trực quan sẽ đóng vai trò làm tư liệu, giúp ích trong việc vẽ tranh của học sinh là rất quan trọng
+ Tổ chức trò chơi
Tôi cho học sinh tìm ra những hình ảnh cần vẽ về đề tài “cuộc sống quanh em” nhóm nào tìm được nhiều sẽ được ghi điểm và các em đã rất hào hứng Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi, nhằm vui chơi giải trí, góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập cho học sinh, làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng vẽ tranh của học sinh bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn
+ Tổ chức thực hành
Khi học sinh thực hành cũng cần tạo cho học sinh không khí thoải mái, không gò
Bài vẽ tranh đề tài “Cuộc sống quanh em” của học sinh khối 7
9
Trang 10
+Tổ chức nhận xét - đánh giá
Tôi cho học sinh đính bài lên bảng, mỗi nhóm năm bài và hướng dẫn học sinh nhận xét – đánh giá chéo theo nhóm về: Chọn nội dung đề tài, cách sắp xếp bố cục, hình vẽ thể hiện, màu sắc Giáo viên tổng hợp lại, đánh giá, cộng điểm, khuyến khích,
động viên học sinh
Nhận xét, đánh giá giúp học sinh nhận biết và phân biệt được chỗ đúng, sai, xấu, đẹp, chưa đẹp về hình dáng, bố cục, đặc điểm, màu sắc của đề tài Từ đó, học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của cái đẹp và tự trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản, cần thiết, thêm hứng thú, say mê môn học hơn
3.3 Sử dụng các giải pháp tích cực để nâng cao kỹ năng vẽ tranh
Thông qua việc sử dụng các biện pháp tích cực trong bài giảng vẽ tranh đề tài, giáo viên sẽ tích lũy được những kinh nghiệm, trau dồi được biện pháp phù hợp, để nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh Qua đó, giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức một cách chủ động và khắc sâu vào bài học, cũng như tất cả các bài vẽ tranh tiếp theo, các
em sẽ say mê, hứng thú sáng tạo trong môn học
+ Kỹ năng chọn nội dung đề tài
Ví dụ: Tiết 16: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn