1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay tại hà nội

20 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay tại Hà Nội
Tác giả Hoa Đình Minh
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn Năng lực Thông tin
Thể loại Bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 247,61 KB

Nội dung

Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

VĂN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

Đề tài: Văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay tại Hà Nội Giảng viên: Trịnh Khánh Vân

Lớp: NMNL Thông Tin – LIB1050

Họ và tên sinh viên: Hoa Đình Minh

Mã số sinh viên: 23030598

Điện thoại: 0947961975

Ngành học: Khoa học quản lý

Hà Nội – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I, MỞ BÀI:……….3

1 Lí do chọn đề tài……….3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu……… 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 5

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu……… 7

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu……….7

6 Phương pháp nghiên cứu……… 8

II, THÂN BÀI……… 1.

Trang 3

I, MỞ BÀI

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay toàn thế giới đang hướng đến xây dựng một cộng đồng văn minh văn hóa Là một thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày chúng ta vẫn không ngừng tiếp thu những tri thức để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất và vốn văn hóa cho bản thân Văn hóa không đơn thuần chỉ hiểu là những kiến thức

về văn học nghệ thuật, mà nó còn mang nội hàm rộng hơn rất nhiều Văn hóa có thể được hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người làm ra Và

dĩ nhiên trong phạm trù văn hóa rộng rãi như thế có hàm chứa cả giao thông và văn hóa giao thông

Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị

đe dọa bởi tai nạn giao thông Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông song có lẽ ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông còn hạn chế chính là nguyên nhân lớn làm gia tăng số lượng cũng như “chất lượng” của các vụ tai nạn giao thông ở nước ta cao hơn so với các nước và khu vực trên thế giới

Để duy trì nếp văn hóa giao thông là công việc của toàn xã hội trong đó vai trò của giới trẻ như chúng ta là rất lớn Chính vì thế mà tôi đã quyết định lựa chọn đề tài

“Văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay tại Hà Nội”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhiều năm trở lại đây, an toàn giao thông (ATGT) luôn là vấn đề “nóng” Ở khắp nẻo đường, khẩu ngữ “ATGT là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng

là cảnh báo với những người tham gia giao thông Tuy nhiên, hằng ngày, hằng giờ tai nạn giao thông vẫn xảy ra và thực sự là vấn nạn khiến gây nhức nhối Trong nhiều nguyên nhân gây tai nạn, nguyên nhân hàng đầu (chiếm trên 85% số vụ) là

do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông

Trang 4

Trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; đi xe không có biển số, giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, bóp còi inh

ỏi hoặc vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại Bên cạnh đó,

có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, lạng lách, đánh võng Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977

vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có

974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế tai nạn giao thông Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như:

Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có

va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng giao thông đường bộ tại Hà Nội Văn hóa tham gia giao thông của người dân và đặc biệt là của giới trẻ hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa tham gia giao thông

- Đánh giá hiện trạng giao thông hiện nay tại Hà Nội

- Đưa ra hướng tiếp cận và giải pháp hợp lý

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ

4.2 Khách thể nghiên cứu

Người tham gia giao thông đặc biệt là giới trẻ

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 2/2024

- Không gian: 50 bạn sinh viên hiện đang sinh sống tại khu vực quận Thanh Xuân

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phải làm gì để tham gia giao thông có văn hóa?

- Phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng văn hóa giao thông của đất nước?

- Tình trạng giao thông hiện nay như thế nào?

Trang 6

5.2 Giả thiết nghiên cứu

- Ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông đang ngày càng xấu đi và là tác nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức và thái độ của người dân khi tham gia giao thông

- Thanh niên các trường cần tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

II, THÂN BÀI

1 Cơ sở lý luận về Văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay tại quận Thanh Xuân, Hà Nội

1.1 Khái niệm văn hóa giao thông

Khái niệm Văn hóa giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hóa nói chung Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi vật thể, ở việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc…Văn hóa giao thông là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là Văn hóa giao thông, có người lại bảo nội dung Văn hóa giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói Văn hóa giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông…

Văn hóa giao thông là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước Văn hóa giao thông là một hệ thống tổng hòa các quy chuẩn về mặt đạo đức, ý thức tự giác có vai trò chi phối và điều tiết toàn bộ quá trình tham gia giao thông của cá nhân và cộng đồng Xây dựng và hoàn

Trang 7

thiện văn hóa iao thông là một quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự kết hợp nhiều điều kiện, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan với nhau Khi đã xây dựng

và hoàn thiện văn hóa giao thông, nó sẽ trở thành biện pháp hữu hiệu nhất trong việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông

Thông qua bài viết này, ThS Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia tập trung phân tích, làm rõ nội hàm của văn hóa giao thông, các vai trò của văn hóa giao thông đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn khi tham gia giao thông sau đây: nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành Luật Giao thông; là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; duy trì và kiểm soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Văn hóa giao thông chính là hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông “Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”

Trên cơ sở khái niệm văn hóa và khái niệm giao thông (đường bộ), chúng ta

có thể thống nhất với nhau rằng: văn hóa giao thông là hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động ứng xử của con người khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có liên quan đến giao thông; các quy chuẩn về cơ sở vật chất phục vụ giao thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn được cộng đồng thừa nhận

ThS Nguyễn Thanh Tuấn, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia tập trung làm rõ 03 nội dung về văn hóa giao thông: văn hóa giao thông giúp nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành luật giao

Trang 8

thông; văn hóa giao thông là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông văn hóa giao thông duy trì và kiểm soát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người khuyết tật

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cách tiếp cận nội quan với tiếp cận ngoại quan, tác giả đã nhìn nhận và phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu một cách khách quan Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả phân tích và làm rõ các vai trò của văn hóa giao thông đối với công tác đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đường bộ

Theo TS Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông Đó chính

là sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác,

có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm

Theo TS Phạm Ngọc Trung: “ Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả” Khái niệm của TS Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực tiếp tham gia giao thông Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của người tham gia giao thông

Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “ Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn

Trang 9

tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện nay

Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực thi pháp luật giao thông…

Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên

cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người

2 Tiêu chí của Văn hóa giao thông

2.1 Tiêu chí chung:

1 Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;

2 Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;

3 Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;

Trang 10

4 Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;

5 Đi đúng làn đường, phần đường quy định;

6 Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;

7 Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông

8 Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;

9 Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn

2.2 Tiêu chí cụ thể:

2.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông

- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn,

có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực hiện

- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, đảm bảo

mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông

- Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền

- Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự

cố giao thông

2.2.2 Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Trang 11

- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông.

- Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự

- Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông

- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực thi hành công vụ

- Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ

2.2.3 Đối với người tham gia giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự,

an toàn giao thông

2.2.4 Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w