1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận phương pháp học tập hiệu quả và Định hướng chuyên ngành phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn, Đạt thành tích cao trong học tập và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp học tập hiệu quả và định hướng chuyên ngành phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn, đạt thành tích cao trong học tập và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm
Tác giả Phạm Thanh Thảo
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập Môn Năng Lực Thông Tin
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 821,28 KB

Cấu trúc

  • I. Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài (5)
  • II. Mở bài (5)
  • III. Thân bài (9)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận (9)
  • Chương 2: Thực trạng về vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường và những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện ở giảng đường đại học (11)
    • 2.1. Thực trạng về vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường (11)
    • 2.2. Thực trạng về những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện ở giảng đường đại học (13)
  • Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp (20)
    • 3.1. Nhận xét (20)
      • 3.1.1. Nguyên nhân (20)
    • 3.2. Giải pháp (24)
    • IV. Kết luận (28)
    • V. Thảo luận (29)
  • Phụ lục (31)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỀ TÀI PHẠM THANH THẢO - 23030625 Phương pháp học tập hiệu

Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài

Chủ đề rộng Học tập

Chủ đề hẹp Phương pháp học tập

Chủ đề giới hạn Lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp với đam mê, năng lực của bản thân và xây dựng kế hoạch học tập cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HàNội.

Mở bài

-Lý do chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cũng càng ngày càng tăng Việc tuyển chọn ứng viên có năng lực và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trong việc đào tạo nhân viên mới, bởi vậy nên các nhà tuyển dụng đều chú trọng tuyển chọn đúng người, đúng vị trí cho công ty nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực vững mạnh cho doanh nghiệp.

Bởi vậy nên cơ hội tìm kiếm việc làm đối với các bạn sinh viên mới ra trường càng trở nên mong manh hơn Hầu hết các sinh viên trong giai đoạn vừa tốt nghiệp đại học đều cảm thấy mất phương hướng trong việc tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp Điều này là dễ hiểu vì trong suốt quá trình học tập,không phải sinh viên nào cũng có khả năng tích lũy cho mình những kinh nghiệm thực chiến trong công việc mà ngành học của mình hướng đến Thậm chí nhiều bạn sinh viên còn gặp khó khăn ngay từ khi tìm kiếm hướng chuyên ngành mình mong muốn, cảm thấy chán nản với ngành mình đang học, mất hết động lực trong học tập, dẫn đến việc học tập không thực sự đạt được hiệu quả theo đúng như kì vọng Kiến thức chuyên môn được giảng dạy trên giảng đường các bạn còn mơ hồ thì chắc chắn rằng việc tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau này là điều không thể.

Có rất nhiều lí do khiến cho sinh viên trở nên mất phương hướng trong học tập. Tình trạng ấy có thể xuất phát từ việc các bạn chọn ngành học không phù hợp với đam mê, năng lực của bản thân, không có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong học tập, học theo phong trào, cảm thấy mệt mỏi, áp lực trong học tập dẫn đến chán nản hay gặp các vướng mắc về tâm lí, có khắc phục được những vấn đề đó thì sinh viên mới có thể đạt được kết quả cao nhất trong học tập, có động lực để học hỏi thêm những kiến thức mới, tích lũy thêm kinh nghiệm, cải thiện các kĩ năng mềm để có nhiều lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc làm sau này Chính vì điều đó, tác giả thực hiện bài viết này nhằm đưa ra những phương pháp giúp các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐHKHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có cho mình những định hướng cụ thể từ sớm trong việc lựa chọn hướng chuyên ngành để có kế hoạch học tập hợp lí, tích cực tham gia các khóa thực tập để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm và rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết Có xây dựng được một kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng thì sinh viên mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất, tích lũy đầy đủ những hành trang để đáp ứng các yêu cầu khắc khe của các nhà tuyển dụng cũng nhưng vững vàng đương đầu với những khó khăn, thách thức, áp lực công việc trong tương lai.

-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Mục đích nghiên cứu: Với đề tài “ Lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm kiếm việc làm cho sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN”, tác giả có mục đích nghiên cứu sau: Thứ nhất, bài viết này sẽ chỉ ra những thực trạng, nguyên nhân của tình trạng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường khó khăn để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với bản thân và chuyên ngành học, tình trạng làm trái ngành, trái nghề đang ngày càng diễn biến phức tạp Thứ hai, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp giúp cho sinh viên có định hướng học tập rõ ràng, tích cực tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để có nhiều lợi thế hơn trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân, giảm tình trạng làm trái ngành, trái nghề ở đối tượng sinh viên mới ra trường. + Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thực trạng học tập của các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN.

Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN bị mất phương hướng, mất động lực, gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình học tập.

Nhiệm vụ 3:Tổng hợp và đề xuất một số giải pháp giúp cho các bạn sinh viên có phương pháp, kế hoạch cụ thể trong học tập để đạt được những kết quả cao nhất.

-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: cách lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp với năng lực, đam mê của sinh viên và lập kế hoạch học tập hiệu quả cho sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Phạm vi không gian: Khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Phạm vi thời gian: từ 3/4-15/4/2024.

Phạm vi nội dung: việc lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp và xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả cho sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

+ Sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý cần phải làm gì để có kết quả học tập cao nhất và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp?

+ Những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải trong học tập là gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập của sinh viên năm nhất?

+ Ngoài những kiến thức được cung cấp trên giảng đường, sinh viên cần phải rèn luyện cho mình những kĩ năng nào để phục vụ cho công việc sau này?

+ Tại sao lại cần phải xác định rõ định hướng chuyên ngành và việc làm ngay từ khi là sinh viên năm nhất?

-Tổng quan tài liệu: Để thực hiện bài viết này, người viết đã tìm hiểu và nghiên cứu những nhóm tài liệu sau:

Thứ nhất là nhóm về các khái niệm của các từ khóa ở trong tên đề tài được lấy từ các trang từ điển tra cứu trực tuyến, và trực tiếp.

Thứ hai là các tài liệu nghiên cứu về thực trạng bao gồm: “ Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giai đoạn 2015-2020 tại tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Tô Duẩn, Hương Xuân Nguyên; “ Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên đại học Giáo dục” của Lê Ngọc Hà, Nguyễn Phương Nhung; “ Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Mai Quốc Việt, Lý Mỹ Tiên.

Thứ ba là tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng có “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việ làm của sinh viên sau khi ra trường” của Lương Thanh Hà;

Cơ sở lý luận

- Phương pháp học tập là cách thức xây dựng một lộ trình học tập cụ thể để giúp mỗi người hiểu và nắm rõ nội dung bài học Từ đó hướng tới đạt được những mục tiêu và thành tích cao trong học tập [3] Việc áp dụng phương pháp học tập hiệu quả không chỉ giúp bạn nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất mà còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

- Định hướng là việc xác định mục tiêu, hướng đi hoặc mục đích mà một cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống mong muốn đạt được Điều này liên quan đến việc xác định những hướng đi, quyết định hoặc lựa chọn cần phải được thực hiện để thực mục tiêu hoặc tiến tới những trạng thái mong muốn [1] Bằng cách xác định đúng định hướng, bạn có thể hướng tới sự phát triển cá nhân và đạt được những thành tựu trong cuộc sống Đặc biệt, trong ngữ cảnh giáo dục, định hướng còn có vai trò qua trọng chuẩn bị hành trang tốt nhất cho thế hệ trẻ để vững vàng bước vào những chặng hành trình tiếp theo của cuộc sống. [13]

- Chuyên ngành là khái niệm nhỏ hơn, chi tiết hơn ngành, đó là tập hợp những kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về một phương diện cụ thể của ngành học [8] Ví dụ như ngành Khoa học quản lý của trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN có 5 hướng chuyên ngành là Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý khoa học và công nghệ, Quản lý sở hữu trí tuệ, Văn hóa và đạo đức quản lý, Quản lý cấp cơ sở và chính sách kinh tế - xã hội Những kiến thức chuyên ngành sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn làm việc hiệu quả, chính xác, xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong công việc.

- Theo Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý làm chủ biên thì từ “thành tích” có nghĩa là kết quả tốt đẹp do cố gắng mà đạt được.[14,tr,1531] Thành tích mang ý nghĩa tích cực, có vai trò làm động lực thúc đẩy cá nhân hay tập thể không ngừng cố gắng, nỗ lực để vươn lên, đạt được những kết quả theo như mong muốn.

Khắc phục khó khăn là tìm ra các phương án hiệu quả, triệt để nhằm vượt qua những trở ngại, thách thức trong cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

- Cơ hội tìm kiếm việc làm là thời cơ có khả năng tìm được công việc phù hợp với đam mê, sở thích, khả năng và nhu cầu của bản thân mỗi người. Tìm kiếm việc làm là mong muốn và nhiệm vụ của tất cả mọi người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.

Như vậy, có được phương pháp học tập hiệu quả và định hướng chuyên ngành phù hợp là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho sinh viên khắc phục những khó khăn, đạt được những thành tích cao trong học tập và mở rộng cơ hội, tăng khả năng cạnh tranh trong vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học.

Thực trạng về vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường và những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện ở giảng đường đại học

Thực trạng về vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường

2.1.1 Những yêu cầu của nhà tuyển dụng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế được chú trọng, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên tri thức thì việc xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng nhận được sự quan tâm từ phía các chủ doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng Theo Phạm Thị Thu Hà, cách hiểu định lượng về nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của mình; theo cách hiểu định tính, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận lực lượng lao động, họ có năng lực, trình độ, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của mình, có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu của công việc từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kế cho sự phát triển của xã hội.[6] Đó chính là lí do mà những người đứng đầu doanh nghiệp luôn mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp của mình.

Bước đầu tiên và đồng thời là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao là việc tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào Tuyển dụng được những nhân sự nắm vững kiến thức, có kĩ năng và kinh nghiệm trong công việc sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo nhân sự mới, nhanh chóng hòa nhập với văn hóa và phong cách làm việc của doanh nghiệp, tạo hiệu suất cao trong công việc Điều này đặt ra thách thức lớn đối với cả những ứng viên và cả với các nhà tuyển dụng Bởi lẽ các nhà tuyển dụng sẽ gặp phải nhiều khó khăn để đưa ra các tiêu chí và mức độ của những tiêu chí đó khi tuyển chọn các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, tư duy cầu tiến, kĩ năng ra quyết định, những kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản, Những yêu cầu này không chỉ gây khó khăn cho nhà tuyển dụng mà còn tạo nên áp lực rất lớn cho các ứng viên Bởi lẽ không phải ai cũng có điều kiện để đáp ứng đủ các yêu cầu trên, nhất là ở đối tượng sinh viên mới ra trường.

2.1.2 Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường.

Hiện nay,có nhiều sinh viên sau quá trình học tập 4 năm tại các trường đại học, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc, loại Giỏi, loại Khá và đã tìm kiếm thành công cho bản thân một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành mà mình đã theo học Đây là tín hiệu đáng mừng, là nguồn động lực để khích lệ sinh viên cố gắng nỗ lực hơn nữa trong học tập và thúc đẩy các trường đại học, các giảng viên không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng giảng dạy.

Kết quả khảo sát trong giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy 83,33% sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội tìm được việc làm ngay sau khi ra trường, với 75% công việc phù hợp ngành đào tạo Tuy nhiên, một số sinh viên lựa chọn làm trái ngành, chấp nhận mức thu nhập thấp hoặc không đáp ứng nhu cầu cơ bản do không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn.

Theo kết quả khảo sát về thực trạng việc làm của sinh viên ngành ViệtNam học tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ của nhóm tác giả Nguyễn trọngNhân, Nguyễn Mai Quốc Việt, Lý Mỹ Tiên cho thấy 67/91 sinh viên ra trường đang có việc làm, chiếm 74,0% Các công việc sinh viên hiện làm bao gồm:giảng viên, nhân viên kinh doanh, hướng dẫn viên, lễ tân khách sạn, nhân viên sale tour, kinh doanh lữ hành, nhân viên văn phòng, điều hành tour, nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên, quảng cáo, nhân viên bảo tàng, báo chí- truyền thông, giám sát hành chính, nhà doanh nghiệp,… thuộc các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cổ phần,doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước,… Qua đó cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Tuy nhiên, điều này cũng đã phần nào phản ánh được tình trạng làm trái ngành của sinh viên nhiều ngành học ởViệt Nam [10]

Thực trạng về những khó khăn mà sinh viên năm nhất thường gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện ở giảng đường đại học

2.2.1 Những khó khăn sinh viên năm nhất thường gặp.

Bước tới một môi trường học tập và được tiếp cận với cách học tập mới ở bậc đại học, hầu hết sinh viên năm nhất đều cảm thấy bỡ ngỡ, chưa thể thích ứng với những thay đổi đột ngột đó Đa phần các bạn sẽ gặp các vấn đề về tâm lý như cảm thấy nhớ nhà, áp lực trong học tập, khó khăn trong việc quản lý thời gian, Đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một thời gian dài, rời xa vòng tay của gia đình, phải hoàn toàn tự lập trong mọi hoạt động khiến cho các bạn gặp khó khăn trong việc tự quản lý thời gian của bản thân để cân bằng giữa việc học và cuộc sống cá nhân Trong bài viết về thực trạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Giáo dục của Lê Ngọc Hà, Nguyễn PhươngNhung thông qua việc khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn đã cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của nhiều sinh viên chưa tốt dẫn đến việc thời gian chưa được sử dụng hiệu quả cho hoạt động học tập Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên dành thời gian nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng mạng xã hội chiếm tới 23,1% nhiều hơn gấp đôi so với số lượng sinh viên dành ra nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày để tự học ở nhà chiếm 11,55% Thực trạng ấy dẫn đến việc nhiều sinh viên ngộ nhận rằng mình học quá nhiều nhưng lại không thể đạt được kết quả tốt [4]

Các áp lực trong học tập như phương pháp giảng dạy mới, yêu cầu tự học cao, tốc độ bài giảng nhanh, kiến thức trừu tượng từ môn đại cương góp phần không nhỏ vào tâm lý không ổn định của sinh viên năm nhất, dẫn tới kết quả học tập sụt giảm nghiêm trọng.

2.2.2 Thực trạng học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN. Để tìm hiểu và đánh giá về thực trạng việc học tập của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý,trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi trên 100 sinh viên năm nhất của khoa và đã thu được 71 kết quả phản hồi như sau:

Biểu đồ 1: Sự hài lòng của sinh viên K68 khoa KHQL đối với kết quả học tập kì I của mình ( đơn vị: %)

Biểu đồ 1 cho thấy sau học kỳ đầu tại Khoa Xã hội & Nhân văn, số lượng sinh viên rất hài lòng với kết quả học tập thấp nhất (21,4%) Trong khi đó, số lượng sinh viên khá hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,1%), còn số chưa hài lòng là 31,4% Nhìn chung, sinh viên cảm thấy thỏa mãn với nỗ lực và kết quả học tập trong học kỳ I Tuy nhiên, tỷ lệ chưa hài lòng vẫn còn cao so với kỳ vọng của sinh viên.

Biểu đồ 2: Những khó khăn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý,trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN đang gặp phải.

Khảo sát chỉ ra rằng 43,7% sinh viên cảm thấy thích nghi tốt với môi trường đại học Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn như: 33,8% gặp khó khăn trong việc theo kịp bài giảng, 30% chưa thích ứng với cách học mới, 15,5% chán nản với ngành học, 14,1% mất phương hướng học tập và 16,9% gặp khó khăn trong giao tiếp Những khó khăn này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên, việc nhận thức rõ những khó khăn là tín hiệu tốt, giúp sinh viên tìm ra các giải pháp hiệu quả để vượt qua và tiếp tục hành trình học tập của mình.

2.2.3.Thực trạng về việc lựa chọn hướng chuyên ngành của sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Bên cạnh việc gặp khó khăn trong quá trình học tập thì các sinh viên năm nhất của khoa Khoa học quản lý cũng gặp nhiều vấn đề trong việc lựa chọn hướng học chuyên ngành phù hợp với năng lực, đam mê và công việc mong muốn trong tương lai Điều này là dễ hiểu bởi khoa có đến 5 hướng chuyên ngành: quản lý nguồn nhân lực, quản lý sở hữu trí tuệ, quản lý khoa học và công nghệ, văn hóa và đạo đức quản lý, quản lý cấp cơ sở và chính sách kinh tế - xã hội và mỗi hướng chuyên ngành lại đòi hỏi những phương diện khác nhau và đáp ứng những công việc khác nhau Phải có định hướng rõ ràng trong tương lai thì sinh viên năm nhất mới có thể lựa chọn cho mình hướng chuyên ngành phù hợp và xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập cụ thể, hiệu quả.

Người viết đã thực hiện khảo sát về việc lựa chọn hướng học chuyên ngành của các sinh viên năm nhất và thu được kết quả như sau thông qua biểu đồ 3:

Biểu đồ 3: Thực trạng lựa chọn hướng chuyên ngành của sinh viên K68 khoaKhoa học quản lý, trường Đại học KHXH&NV,ĐHQGHN (đơn vị: %)

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số lượng sinh viên đã có định hướng trong việc lựa chọn hướng chuyên ngành phù hợp với bản thân chiếm tỷ lệ khá cao với 41,4%, số lượng sinh viên đang trong quá trình xem xét, cân nhắc về định hướng chuyên ngành trong tương lai chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,3%, số lượng sinh viên còn lại chưa có định hướng cụ thể cho bản thân về việc quyết định hướng học chuyên ngành chiếm tỷ lệ khá thấp với 14,3% Kết quả khảo sát này đã chứng minh được đa số các sinh viên năm nhất của khoa Khoa học quản lý đã và đang không ngừng suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn cho bản thân mình hướng học chuyên ngành phù hợp nhất với khả năng, đam mê và nghề nghiệp mong muốn trong tương lai.

Có rất nhiều căn cứ, cơ sở để đưa ra quyết định đó, thông qua khảo sát, người viết đã tổng hợp được 3 tác nhân chính ảnh hưởng tới việc lựa chọn hướng chuyên ngành của sinh viên.

Biểu đồ 4: Tác nhân ảnh hưởng tới quyết định về hướng học chuyên ngành của sinh viên năm nhất khoa Khoa học quản lý, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN ( đơn vị %)

Dựa trên kết quả khảo sát, có 69/71 phản hồi về căn cứ để các bạn sinh viên lựa chọn hướng chuyên ngành cho bản thân, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là các bạn dựa vào đam mê, sở thích của bản thân để định hướng cho mình với 66,7%, có 24,6% các bạn lựa chọn dựa theo mong muốn và tư vấn từ phía gia đình, và chỉ có 8,7% các bạn lựa chọn hướng chuyên ngành của mình theo phong trào hoặc theo bạn bè cùng lớp Như vậy có thể thấy các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý đã bước đầu có cho mình những định hướng tương đối cụ thể về hướng chuyên ngành học cũng như công việc mong muốn trong tương lai Nhiều bạn đã biết căn cứ vào sở thích, đam mê, khám phá và hiểu rõ về năng lực của bản thân để cân nhắc và tự đưa ra quyết định về chuyên ngành học mong muốn cũng như công việc mơ ước, và cũng có nhiều bạn lựa chọn dựa trên tác động từ những người xung quanh Nhưng dù là lựa chọn dựa trên cơ sở nào thì yếu tố quyết định thành công của các bạn sau này cũng đều chính là ở sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các bạn.

Bên cạnh đó, từ kết quả khảo sát, người viết còn thu được kết quả về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý.

Biểu đồ 5: Nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên K68 Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN (đơn vị %).

Qua khảo sát 71 sinh viên, có 45 bạn đã định hình định hướng nghề nghiệp tương lai với đa dạng lĩnh vực như: tư vấn tuyển dụng, kinh doanh ẩm thực, công chức nhà nước, nhân sự doanh nghiệp, kinh doanh tự do, học lên cao Hơn 50% sinh viên K68 Quản lý Khoa học đã xác định mong muốn nghề nghiệp phù hợp với chuyên ngành đào tạo, từ đó nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu.

Không chỉ mong muốn đạt thành tích cao ở những môn học được giảng dạy trên giảng đường đại học mà các bạn sinh viên K68 Khoa học quản lý còn xác định được những kĩ năng khác cần phải học hỏi để phục vụ cho công việc sau này.

Biểu đồ 6: Những kĩ năng khác phục vụ cho công việc của sinh viên K68 Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ( đơn vị %).

Từ biểu đồ trên cho thấy số lượng sinh viên lựa chọn học chứng chỉ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,3%, có 31 sinh viên lựa chọn học thêm chứng chỉ tin học chiếm tỷ lệ 43,7%, có 29 sinh viên mong muốn tham gia vào các lớp kĩ năng mềm chiếm tỷ lệ 40,8%, số còn lại là các kĩ năng khác như tham gia các khóa học làm bánh, chứng chỉ kế toán hay học thêm văn bằng 2 tại các trường đại học khác Như vậy, các bạn đã xác định tốt những kĩ năng mình cần phải bổ sung để có thể xử lý tốt các nhiệm vụ trong công việc sau này.

Một số nhận xét và giải pháp

Nhận xét

3.1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường khó khăn trong tìm kiếm việc làm hoặc làm trái ngành trái nghề.

- Nguyên nhân từ phía sinh viên:

Năng lực, trình độ của sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa được các nhà tuyển dụng đánh giá cao, nguyên nhân không phải là do các bạn thiếu kiến thức, không có khả năng làm việc mà là do các bạn chưa định hướng ro ràng mình mong muốn trở thành người như thế nào? Mình có khả năng gì và mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào Có nhiều bạn sinh viên đi học chỉ quan tâm tới việc làm sao để đạt được điểm số cao hay thậm chí là học với hi vọng qua môn mà không quan tâm tới việc học để có kiếm thức chuyên môn ứng dụng vào các công việc sau này Đó chính là lí do khiến cho nhiều bạn sinh dù điểm tích lũy rất cao nhưng khi tiếp xúc với công việc, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế thì lại vô cùng lúng túng, hoang mang.[9]

Nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường khó khăn trong tìm kiếm việc làm phải kể đến việc thiếu ngoại ngữ Khả năng ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết khi ứng tuyển việc làm vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc có vốn đầu tư nước ngoài Việc thành thạo ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp cho các ứng viên ghi điểm rất lớn trong con mắt của các nhà tuyển dụng, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ của bản thân, mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước.[5] Tuy nhiên rất nhiều người xem nhẹ việc học ngoại ngữ từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học cho tới khi tìm kiếm việc làm để rồi hối tiếc khi bỏ lỡ những công việc lý tưởng, tự đánh mất những cơ hội quý giá trong công việc.

Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi ứng viên của mình cần phải có những kĩ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc Professional documents, such as the Reference and User Services Association (RUSA) Guidelines for Behavioral Performance of Reference and Information Service Providers, implicitly suggest that soft skill connected with communication and interpersonal skills are essential if librarians are to be approachable, to listen to customers, and to show interest in their information needs.[15] Các kĩ năng mềm tuy không được giảng dạy ở bậc đại học nhưng lại là những kĩ năng vô cùng quan trọng, cần thiết với mỗi người đi làm Nhưng không phải ai cũng quan tâm chú trọng vào việc học tập và phát triển những kĩ năng mềm dẫn đến việc gặp rất nhiều khó khăn trong khi làm việc, chất lượng công việc bị giảm sút.

- Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học hiện nay vẫn còn nhiều môn mang nặng tính lý thuyết, ít khả năng vận dụng vào thực tế công việc, các kì thực tập nhiều khi chỉ mang tính hình thức chứ chưa đạt được những hiệu quả thực sự khiến cho sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc Mặc dù chương trình đào tạo được cập nhật tương đối thường xuyên để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thế giới nhưng khoa và nhà trường chưa đủ khả năng về tài chính để thay đổi một cách toàn diện về trang thiết bị dạy học, cập nhật hệ thống giáo trình mới nhất để cải thiện chất lượng đào tạo Chính vì vậy mà vẫn còn khá nhiều sinh viên tốt nghiệp loại trung bình khá ảnh hưởng đến khả năng xin việc.[11]

Một lý do nữa cần phải lưu ý là nhiều trường đại học đào tạo nhiều ngành tương tự nhau, mỗi năm mỗi ngành của các trường đó cho ra hàng chục nghìn cử nhân trong khi nhu cầu tuyển dụng có hạn Điều đó dẫn đến mức độ cạnh tranh trong vấn đề tìm kiếm việc làm là rất lớn khiến cho nhiều người không thể cạnh tranh mà phải chấp nhận lựa chọn các đi theo các công việc khác trái với chuyên ngành mình đã học.

3.1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến một số khó khăn trong học tập và trong việc định hướng chuyên ngành của sinh viên.

- Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất:

Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là các vấn đề tâm lý của sinh viên Nhiều bạn sinh viên chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc sống tự lập, thoát ly khỏi sự chăm sóc, bao bọc của gia đình dẫn đến việc căng thẳng, áp lực trong việc thích nghi với cuộc sống mới Tâm lý không ổn định thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào tập trung vào việc học tập Ngược lại, cũng có nhiều bạn sinh viên vì mải tận hưởng cuộc sống không có sự quản thúc từ phía gia đình mà bỏ quên đi việc học tập, dẫn đến việc kết quả học tập bị sa sút nghiêm trọng.

Nguyên nhân thứ hai là việc các bạn sinh viên chưa thể thích nghi được với phương pháp học tập mới ở bậc đại học Khác với cách học tập ở bậc phổ thông, mỗi lớp học phần có rất đông sinh viên tham gia nên giảng viên không thể quan tâm tới khả năng tiếp thu của từng sinh viên Hơn nữa, khối lượng kiến thức lớn trong khi thời lượng học tập có hạn nên mỗi buổi học thường trôi rất nhanh và có rất ít thời gian để luyện tập Chính vì vậy mà sinh viên cần có ý thức tự học cao, chuẩn bị bài tập đầy đủ và đọc trước nội dung bài học trước khi đến lớp thì mới có thể theo kịp tiến độ của bài học.

Nguyên nhân thứ ba khiến cho sinh viên năm nhất gặp nhiều khó khăn trong học tập là vấn đề giao tiếp, tương tác với thầy cô và các bạn cùng lớp.Đến với một môi trường hoàn toàn mới mẻ, nhiều bạn sinh viên không thể giơ tay phát biểu xây dựng bài, trao đổi với các thầy cô về những vấn đề còn thắc mắc trong bài học, e ngại khi tương tác với bạn bè cùng lớp, khó khăn trong việc kết bạn, làm bài tập nhóm, Tình trạng này sẽ khiến cho việc học tập của các bạn bị ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng, thậm chí sẽ khiến cho nhiều bạn cảm thấy chán nản, lạc lõng, không còn động lực, ý chí học tập.

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên khó khăn trong việc định hướng chuyên ngành của bản thân.

Chính những khó khăn trong học tập đã là những trở ngại lớn khiến cho các bạn sinh viên bị mất phương hướng, mất động lực trong học tập Một khi đã cảm thấy chán nản thì các bạn sẽ không thể tìm ra phương hướng học tập, không thể xây dựng cho mình một lộ trình học tập hiệu quả Các bạn sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều kiến thức, bỏ lỡ khoảng thời gian vàng để học tập và tích lũy trải nghiệm.

Bên cạnh những khó khăn từ ngoại cảnh thì việc sinh viên chưa có định hướng rõ ràng xuất phát từ chính bản thân các bạn Đến thời điểm hiện tại, có những bạn sinh viên cảm thấy sự lựa chọn về ngành học của mình là không phù hợp khiến cho các bạn không còn muốn tiếp tục việc học Hoặc có những bạn chưa khám phá ra những khả năng, đam mê của bản thân, chưa biết mình thích gì, muốn gì để có cho mình những quyết định đúng đắn, chính xác nhất Thậm chí có những bạn không tìm hiểu kĩ ngành mà mình đang học, quyết định dựa trên tác động từ gia đình, bạn bè, dẫn đến những lựa chọn sai lệch đáng tiếc.

Cái đích cuối cùng của quá trình học tập đầy gian nan của các bạn sinh viên đều là tìm được một công việc phù hợp với bản thân, vận dụng được hết những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được để ứng dụng vào trong công việc, mang lại cho bản thân một nguồn thu nhập ổn định Tuy nhiên những khó khăn mà ta gặp phải trong học tập, những quyết định sai lầm, những lựa chọn không phù hợp sẽ không đưa ta tới cái đích mà mình mong đợi.

Mất động lực học tập dẫn đến tình trạng chán nản, không tiếp thu được kiến thức, thiếu mục tiêu và kế hoạch học tập hiệu quả Vô tình bỏ qua thời gian học tập các kỹ năng mềm và ngoại ngữ hữu ích cho tương lai Hệ quả là không chỉ kết quả học tập mà cả khả năng tìm kiếm việc làm phù hợp cũng bị ảnh hưởng Vì nếu thiếu kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm, các nhà tuyển dụng sẽ không lựa chọn ứng viên vào làm tại doanh nghiệp của họ.

Ngoài ra, cho con cái đi học đại học là một khoản đầu tư rất lớn đối với nhiều gia đình Nhiều bậc phụ huynh chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để cho con đi học với mong muốn con mình có cơ hội tìm được một công việc tốt sau khi ra trường Tuy nhiên, nếu các bạn sinh viên không nỗ lực học tập và có cho mình những quyết định chính xác thì không chỉ lãng phí thời gian và công sức của các bạn mà còn khiến cho những mong mỏi, kì vọng và cố gắng của gia đình các bạn trở nên vô nghĩa.

Vấn đề hạ thấp chất lượng đào tạo không chỉ tác động đến từng sinh viên mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường và giảng viên Nếu một sinh viên sở hữu tấm bằng cử nhân nhưng thiếu hụt kiến thức cơ bản, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và khả năng ngoại ngữ thì uy tín của ngôi trường cấp bằng sẽ bị sụt giảm Chất lượng đào tạo của trường sẽ bị đánh giá thấp, mất đi sự tin tưởng của sinh viên, phụ huynh và các doanh nghiệp tuyển dụng.

Giải pháp

Thị trường lao động ngày càng sôi động và có sự cạnh tranh quyết liệt,các nhà tuyển dụng ngày càng đặt ra nhiều tiêu chí cao hơn, đòi hỏi ở các ứng viên nhiều kĩ năng, kinh nghiệm hơn Do đó, để có thể cạnh tranh hiệu quả và tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với năng lực, đam mê, nhu cầu của bản thân thì ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, các bạn phải có cho mình những giải pháp giúp bản thân vượt qua những khó khăn trong học tập, xây dựng cho bản thân một lộ trình học tập cụ thể, những mục đích rõ ràng Dưới đây là một số giải pháp đã được người viết tổng hợp và nêu ra để giúp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất học tập hiệu quả hơn, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai.

Mỗi sinh viên cần có cho mình một mục tiêu rõ ràng khi định hướng công việc trong tương lai sao cho phù hợp nhất đối với bản thân Không chỉ định hướng dựa trên sở thích mà còn phải cân nhắc đến cả vấn đề năng lực của bản thân vì chỉ có đam mê không là chưa đủ Lựa chọn công việc đúng sở thích song cũng đòi hỏi phải phù hợp với năng lực của mình thì mới cống hiến và đạt hiệu quả cao nhất trong công việc Muốn có được định hướng công việc phù hợp thì ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, sinh viên cần phải có quyết định lựa chọn hướng chuyên ngành chính xác để theo học Quyết định về hướng học chuyên ngành có vai trò quan trọng bởi nó sẽ quyết định những kiến thức chuyên môn bạn sẽ dùng để giải quyết các vấn đề trong công việc sau này. Sinh viên sẽ cần dựa trên khả năng của bản thân, công việc mong muốn trong tương lai, tham khảo những ý kiến, lắng nghe tư vấn từ gia đình, từ những người có kinh nghiệm và đã đạt được thành tựu trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi để đưa ra quyết định chính xác nhất Có sự lựa chọn càng sớm thì sinh viên sẽ càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi, tích lỹ kiến thức, hoàn thiện bản thân và thậm chí là sửa chữa kịp thời những sai lầm của mình Có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ thể thì sinh viên mới có được động lực để cố gắng trong học tập, nỗ lực đạt được những mục tiêu mình đã đề ra.

Khi đã có cho mình một quyết định chính xác thì sinh viên cần phải xây dựng cho mình một lộ trình học tập cụ thể, đưa ra những mục tiêu để cố gắng như: học ngoại ngữ, học thêm các kĩ năng mềm, tham gia các kì thực tập để tích lũy kinh nghiệm và cải thiện các kĩ năng cần thiết trong công việc.

Ngoài ra, để đạt được kết quả học tập cao, sinh viên cần nhận thức được những khó khăn, hạn chế của bản thân để từng bước vượt qua, cải thiện và khắc phục Chỉ khi loại bỏ được những rào cản đó thì sinh viên mới có thể tập trung và dồn toàn bộ tâm trí vào việc học tập Sinh viên cần giải quyết những khó khăn của bản thân trong học tập bằng cách tìm cho mình phương pháp học tập hiệu quả, ví dụ như tham khảo phương pháp được gợi ý bởi Ths Nguyễn Thành Hải trong bài viết.

“Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”: “Nếu học tập mà không có khoa học thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học.” [ 7, tr.7] Kiến thức ở bậc đại học thường trừu tượng, khó hiểu, đặc biệt là những môn đại cương, thời lượng học trên giảng đường chỉ có hạn trong khi khối lượng kiến thức nhiều, giảng viên không thể sát sao với từng sinh viên nên việc tự học là rất quan trọng Mỗi sinh viên cần phải tự tạo cho mình ý thức tự học ở nhà, làm bài tập và đọc tài liệu môn học trước khi đến lớp, kết hợp với việc nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, khoa học thì mới có thể đạt được kết quả học tập tốt nhất Sinh viên thường hay xem nhẹ việc đọc tài liệu nhưng đây lại là lối suy nghĩ nguy hiểm bởi tài liệu môn học là nơi cung cấp kiến thức một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất Đọc tài liệu ở nhà hoặc trong các giờ tự học sẽ giúp sinh viên củng cố lại các kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên sẵn sàng bước vào giờ học mới Đặc biệt, trong khi đọc cần phải xác định cho mình những nhiệm vụ cụ thể: đọc để hiểu và nắm rõ những nội dung đã học, đọc để suy nghĩ về những điều đã học, đọc để ghi chép những điều cần nhớ, đọc để mở mang, tiếp thu thêm những kiến thức mới mẻ.[12]

Không chỉ có vậy, sinh viên cũng cần học thêm ngoại ngữ, thi các chứng chỉ ngoại ngữ vừa để đủ điều kiện đầu ra ở một số trường đại học, vừa là điểm cộng lớn trong mắt các nhà tuyển dụng Hơn nữa, sinh viên cũng cần bổ sung các chứng chỉ tin học, tham gia các khóa học về kĩ năng mềm để trau dồi thêm khả năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, Làm được những điều đó thì sinh viên mới có được kết quả tốt trong học tập và tăng khả năng cạnh tranh trong cuộc đua tìm kiếm việc làm sau này.

Thứ nhất, các trường đại học cần cập nhật liên tục những đổi mới về kiến thức, hoàn thiện chương trình giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy và học.

Thứ hai, các trường đại học cần tập trung vào những ngành đào tạo chủ lực, là thế mạnh của trường, hạn chế mở rộng thêm các ngành không cần thiết với mục đích tăng số lượng tuyển sinh Có như vậy thì mới có đủ điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Thứ ba, các trường đại họ cần kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng đầu vào của sinh viên Đầu vào chất lượng thì quá trình giảng dạy và học tập mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ tư, nhà trường, giảng viên và cố vấn học tập cần tăng cường định hướng học tập và nghề nghiệp cho sinh viên Các hoạt động như tổ chức hội thảo, ngày hội việc làm, thành lập câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng, tạo cầu nối doanh nghiệp - sinh viên sẽ hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm.

3.3.3 Đối với gia đình: Các thành viên trong gia đình nên là chỗ dựa vững chắc, đồng hành cùng với sinh viên trong suốt quá trình học tập Không chỉ với vai trò cung cấp tài chính mà gia đình cần động viên, khích lệ sinh viên vượt qua những khó khăn, thử thách trong suốt quá trình học tâp Quan trọng hơn là các bậc phụ huynh cần phải có những tư vấn, định hướng phù hợp, kịp thời giúp cho con em mình có được những quyết định đúng đắn trong học tập và trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai Làm được như vậy thì các bạn sinh viên mới có thể yên tâm học tập, vượt qua những thách thức, khó khăn để vững bước tiến tới thành công.

Kết luận

Trong bài viết này, người viết đã tổng hợp những nghiên cứu trước đó và đưa ra quan điểm của mình về thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường, những khó khăn trong học tập và trong việc định hướng chuyên ngành học cũng như lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên, đặc biệt là những thực trạng nêu trên đối với sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường KHXH&NV, ĐHQGHN, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả và đề xuất những giải pháp giúp cho sinh viên có được kết quả học tập tốt nhất ở bậc đại học và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi ra trường đối với bản thân các bạn sinh viên, với nhà trường và với gia đình sinh viên Đây không phải là một đề tài mới nhưng lại luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía sinh viên, gia đình, nhà trường và cả những nhà tuyển dụng.

Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên sau khi ra trường đều tìm kiếm được cho mình một công việc để tạo thu nhập cho bản thân nhưng tỷ lệ làm trái ngành trái nghề còn khá cao điều này đến từ việc sinh viên chưa có được cho mình những định hướng, những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp, sinh viên ra trường nhưng không thể áp dụng những kiến thức cơ bản vào thực tế công việc, còn thiếu sót về khả năng sử dụng ngoại ngữ và các kĩ năng mềm Cuối cùng, bài viết đã tổng hợp và đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện chất lượng học tập, hiệu quả đào tạo và cách để nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên Từ những cơ sở đó, người viết đề xuất những nghiên cứu tiếp theo về giải pháp để sinh viên cải thiện khả năng ngoại ngữ, trau dồi thêm các kĩ năng mềm cần thiết cho công việc như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý thời gian, Đó đều là những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện khả năng làm việc của con người.

Thảo luận

Điều mà bất kì một sinh viên nào khi bước chân vào cánh cổng trường đại học đều vô cùng mong muốn là sau 4 năm học tập và rèn luyện tại đây, cầm trên tay tấm bằng cử nhân với đầy đủ những kiến thức và kĩ năng chuyên môn sẽ tìm kiếm được cho mình một công việc phù hợp với khả năng, đam mê của mình, đem lại nguồn thu nhập ổn định đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống Tuy nhiên, 4 năm trên giảng đường đại học thì lại trôi qua không dễ dàng Sinh viên phải trải qua nhiều khó khăn trong học tập để làm quen và thích nghi với môi trường mới, có định hướng chính xác về hướng học chuyên ngành và nghề nghiệp mong muốn, không chỉ tiếp thu những kiến thức ở trên giảng đường mà còn cần phải học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tham gia các khóa học kĩ năng mềm, tích cực tham gia các kì thực tập để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng làm việc Đây là kế hoạch học tập lí tưởng giúp sinh viên đáp ứng mọi yêu cầu từ các nhà tuyển dụng Tuy nhiên để đạt được những điều trên thì sinh viên cần phải học cách quản lý thời gian chặt chẽ và nêu cao tinh thần tự học.

Bài viết này đã cho các sinh viên một số giải pháp để vượt qua những khó khăn, thử thách trong khoảng thời gian đầu đến với giảng đường đại học,cách để khám phá những năng lực tiềm ẩn của bản thân để có cho mình những định hướng chính xác nhất về chuyên ngành học cũng như lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau này Bên cạnh đó còn có các giải pháp để học tập hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và tối ưu nhất giúp cho sinh viên đạt được những kết quả tốt nhất trong suốt chặng đường học đại học, đồng thời giúp cho các bạn rèn luyện đầy đủ những kĩ năng cần thiết cho công việc đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, tăng khả năng cạnh tranh trên chặng đua tìm kiếm việc làm sau này Những giải pháp trên được đưa ra dựa trên khảo sát về tình hình học tập và định hướng về ngành học cũng như công việc tương lai của các bạn sinh viên K68, khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.Mong rằng những giải pháp trên sẽ giúp cho các bạn sinh viên K68 khoa Khoa học quản lý, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nói riêng và các bạn sinh viên nói chung có thể tìm ra lộ trình học tập phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất, đáp ứng được những kì vọng mà bản thân đã đặt ra.

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Dolenglish (2024), Từ điển Dolenglish, truy cập từ: dolenglish.vn.

2 Nguyễn Tô Duẩn, Hương Xuân Nguyên (2022), “Thực trạng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giai đoạn 2015-2020 tại tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục thể chất và Thể thao trường học, 01, tr 18-24.

3 Jobsgo (2022), “ phương pháp học tập hiệu quả”, truy cập từ: https:// jobsgo.vn/blog/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua/

4 Lê Ngọc Hà, Nguyễn Phương Nhung (2021), “Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Giáo dục”, truy cập từ: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/133528/1/KY_20211023 214454.pdf

5 Lương Thanh Hà (2022), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường”, Tạp chí Công thương, 08, tr 139-143.

6 Phạm Thị Thu Hà (2021), “ Vai trò và giải pháp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, 17, tr 148-151.

7 Nguyễn Thành Hải (2010), “Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”, truy cập từ: https://ketoankiemtoan.tmu.edu.vn/upload/news/original/Phuong-phap- hoc-tap-bac-DH.-POST.pdf

8 Hocmai (2024), “Chuyên ngành là gì? Ngành là gì? Tránh “cạm bẫy” về ngành và chuyên ngành trong tuyển sinh”, truy cập từ:huongnghiep.hocmai.vn.

9 Huỳnh Lê Uyên Minh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Kim Hương ( 2015),

“ Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tin học ứng dụng khóa 2010 Đại học Đồng Tháp”, truy cập từ: https://edt.dthu.edu.vn/uploads/MinhDungHuong.pdf.

10 Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Mai Quốc Việt, Lý Mỹ Tiên (2015), “ Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 39, tr 102-109.

11 Mai Thị Bích Phương (2018), “ Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh”, truy cập từ: https://www.elib.vn/doc/2020/20200814/dinh-huong-viec-lam-sau-khi- tot-nghiep-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi- minh888.pdf.

12 Tạ Thanh Tuyền, Dương Nhật Thành, Trần Thị Bích Nhuận ( 2014),

“ Nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập của sinh viên khoa quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng”, truy cập từ: https://fr.slideshare.net/trongthuy1/luan- van-doi-moi-phuong-phap-hoc-tap-cho-sinh-vien-truong-dh-hay.

13 Vietweb (2023), “ Định hướng là gì?”, truy cập từ: vietwebgroup.vn.

14 Nguyễn Như Ý ( 1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin. Tài liệu tiếng Anh:

15 Miriam L.Matteeson, Lorien Anderson, Cymthia Boyden (2016), “ ‘ SoftSkills’: a Phrase in Search of Boyden”, Libraries and the Academy,16, tr.71-88.

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Tô Duẩn, Hương Xuân Nguyên (2022), “Thực trạng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giai đoạn 2015-2020 tại tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục thể chất và Thể thao trường học, 01, tr. 18-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng làm việc củasinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giaiđoạn 2015-2020 tại tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Tô Duẩn, Hương Xuân Nguyên
Năm: 2022
3. Jobsgo (2022), “ phương pháp học tập hiệu quả”, truy cập từ: https://jobsgo.vn/blog/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp học tập hiệu quả
Tác giả: Jobsgo
Năm: 2022
4. Lê Ngọc Hà, Nguyễn Phương Nhung (2021), “Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Giáo dục”, truy cập từ:https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/133528/1/KY_20211023214454.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lý thời giancủa sinh viên trường Đại học Giáo dục
Tác giả: Lê Ngọc Hà, Nguyễn Phương Nhung
Năm: 2021
5. Lương Thanh Hà (2022), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường”, Tạp chí Công thương, 08, tr. 139-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việclàm của sinh viên sau khi ra trường
Tác giả: Lương Thanh Hà
Năm: 2022
6. Phạm Thị Thu Hà (2021), “ Vai trò và giải pháp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, 17, tr. 148-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò và giải pháp xây dựng nguồn nhân lựcchất lượng cao tại Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Năm: 2021
7. Nguyễn Thành Hải (2010), “Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”,truy cập từ:https://ketoankiemtoan.tmu.edu.vn/upload/news/original/Phuong-phap-hoc-tap-bac-DH.-POST.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học
Tác giả: Nguyễn Thành Hải
Năm: 2010
8. Hocmai (2024), “Chuyên ngành là gì? Ngành là gì? Tránh “cạm bẫy” về ngành và chuyên ngành trong tuyển sinh”, truy cập từ:huongnghiep.hocmai.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên ngành là gì? Ngành là gì? Tránh “cạm bẫy” vềngành và chuyên ngành trong tuyển sinh
Tác giả: Hocmai
Năm: 2024
9. Huỳnh Lê Uyên Minh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Kim Hương ( 2015),“ Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tin học ứng dụngkhóa 2010 Đại học Đồng Tháp”, truy cập từ:https://edt.dthu.edu.vn/uploads/MinhDungHuong.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Tin học ứng dụngkhóa 2010 Đại học Đồng Tháp
11. Mai Thị Bích Phương (2018), “ Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh”, truy cập từ: https://www.elib.vn/doc/2020/20200814/dinh-huong-viec-lam-sau-khi-tot-nghiep-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-minh888.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệpcủa sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Mai Thị Bích Phương
Năm: 2018
12. Tạ Thanh Tuyền, Dương Nhật Thành, Trần Thị Bích Nhuận ( 2014),“ Nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập của sinh viên khoa quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng”, truy cập từ: https://fr.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-doi-moi-phuong-phap-hoc-tap-cho-sinh-vien-truong-dh-hay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thay đổi phương pháp học tập của sinh viên khoa quản trịkinh doanh đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại họcDân lập Hải Phòng
15. Miriam L.Matteeson, Lorien Anderson, Cymthia Boyden (2016), “ ‘ Soft Skills’: a Phrase in Search of Boyden”, Libraries and the Academy,16, tr.71-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘ SoftSkills’: a Phrase in Search of Boyden
Tác giả: Miriam L.Matteeson, Lorien Anderson, Cymthia Boyden
Năm: 2016
10. Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Mai Quốc Việt, Lý Mỹ Tiên (2015), “ Thực trạng việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học tốt nghiệp từ trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 39, tr. 102-109 Khác
14. Nguyễn Như Ý ( 1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin.Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w