1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Ảnh hưởng của việc chuyển Đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Đến sức khỏe tâm thần Ở sinh viên năm nhất trường Đại học

35 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (5)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 3.1. Nhiệm vụ lý luận (5)
    • 3.2. Nhiệm vụ thực tiễn (5)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 4.2. Khách thể nghiên cứu (6)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (6)
    • 5.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo (6)
    • 5.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ (6)
  • 6. Giả thuyết nghiên cứu (7)
    • 6.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo (7)
    • 6.2. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ (7)
  • 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (7)
    • 7.1. Phương pháp luận (7)
    • 7.2. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 8. Cấu trúc của tiểu luận (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN SANG ĐỘ TUỔI TRƯỞNG THÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN (10)
    • 1.1. Khái niệm tuổi vị thành niên (10)
      • 1.1.1. Định nghĩa (10)
      • 1.1.2. Đặc điểm (11)
    • 1.2. Khái niệm tuổi trưởng thành (11)
      • 1.2.1. Định nghĩa (11)
      • 1.2.2. Đặc điểm (12)
    • 1.3. Khái niệm sức khỏe tâm thần (12)
      • 1.3.1. Định nghĩa (12)
      • 1.3.2. Các vấn đề tâm lý sinh viên thường gặp phải trong giai đoạn bước sang tuổi trưởng thành (13)
        • 1.3.2.1. Rối loạn cảm xúc (13)
        • 1.3.2.2. Áp lực đồng trang lứa (13)
        • 1.3.2.3. Stress và trầm cảm (13)
    • 1.4. Tổng quan tài liệu (14)
      • 1.4.1. Tổng quan sức khỏe tâm thần trong quá trình bước sang tuổi trưởng thành trên toàn thế giới (14)
      • 1.4.2. Tổng quan sức khỏe tâm thần trong quá trình bước sang tuổi trưởng thành ở sinh viên Việt Nam (15)
    • 1.5. Nguyên nhân (16)
      • 1.5.1. Yếu tố sinh lý (17)
      • 1.5.2. Yếu tố môi trường (17)
    • 1.6. Ảnh hưởng (18)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.21 2.1. Công cụ nghiên cứu (22)
    • 2.2. Thu thập thông tin (22)
    • 2.3. Xử lý dữ liệu (23)
    • 2.4. Kết quả nghiên cứu (23)
      • 2.4.1. Điểm trung bình của các câu hỏi trong thang PSS-10 (23)
      • 2.4.2. Thực trạng stress ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (24)
      • 2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (25)
        • 2.4.3.1. Giới tính (25)
        • 2.4.3.2. Kết quả học tập (25)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ TÂM LÝ (26)
    • 3.1. Giải pháp về sự kiểm soát cảm xúc (26)
    • 3.2. Giải pháp về sự quan tâm từ gia đình (27)
    • 3.3. Giải pháp tiếp nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý (28)
  • KẾT LUẬN (29)
  • PHỤ LỤC (35)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN SANG TUỔI TRƯỞNG THÀNH ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở SINH VIÊN

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần của quá trình chuyển đổi từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành xảy ra ở sinh viên năm thứ nhất mới bắt đầu học đại học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chủ yếu nghiên cứu khả năng suy nghĩ và nhận thức của sinh viên năm thứ nhất và nó ảnh hưởng như thế nào đến sự hòa nhập xã hội của họ Qua đó, đưa ra các đề xuất về chính sách nhằm hỗ trợ sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ lý luận

● Tổng quan cách tiếp cận, xu hướng nghiên cứu, chỉ ra thiếu sót trong nghiên cứu vấn đề tâm lý trong quá trình bước sang tuổi trưởng thành.

● Xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài.

● Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về độ tuổi trưởng thành và độ tuổi vị thành niên.

● Hệ thống hoá các lý luận về ảnh hưởng của quá trình bước sang độ tuổi trưởng thành tới sức khỏe tâm thần.

Nhiệm vụ thực tiễn

● Mô tả thực trạng của sinh viên năm Nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn khi bước sang độ tuổi trưởng thành.

● Nâng cao nhận thức của sinh viên năm Nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về quá trình thay đổi tâm lý và nhận thức của bản thân khi bước sang độ tuổi trưởng thành.

Để đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên năm nhất khi bước vào tuổi trưởng thành, các giảng viên nên dành sự quan tâm và áp dụng các phương pháp phù hợp Nghiên cứu này đưa ra khuyến nghị cụ thể giúp giảng viên hỗ trợ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong hành trình chuyển đổi sang môi trường đại học, trang bị cho họ kỹ năng đối phó và xây dựng sức khỏe tâm thần bền vững.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Quá trình chuyển đổi từ độ tuổi vị thành niên sang độ tuổi trưởng thành có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần sinh viên năm Nhất Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn?

Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về thực trạng những thay đổi tâm lý khi chuyển từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành của sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay Nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính, sử dụng phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu từ sinh viên để nắm bắt những diễn biến tâm lý, cảm xúc và hành vi của họ trong quá trình chuyển đổi này.

● Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng về sự thay đổi về tâm lý và hành vi khi chuyển từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành của sinh viên năm NhấtTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn hiện nay?

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Sự thay đổi về mặt tâm lý khi chuyển từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của sinh viên năm Nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay.

Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

● Sự chuyển đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành ở sinh viên năm Nhất tác động đến tâm lý của họ, dẫn đến các biến đổi trong cảm xúc, cũng như ý thức của sinh viên về bản thân và xã hội.

● Nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong quá trình này của sinh viên năm NhấtTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay có liên quan đến các yếu tố về sinh học, môi trường, tâm lý.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, đề tài dựa vào nguyên tắc phương pháp luận tâm lý học như sau:

- Nguyên tắc phát triển của tâm lý:

Theo quan điểm này, mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh vận động,phát triển và biến đổi chứ không bất biến, cố định Vì thế, nghiên cứu tâm lý người cũng phải trong sự vận động, phát triển và biến đổi của nó Trong sự phát triển này có sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các hiện tượng, và cả các thành phần cấu thành.

Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn bước sang tuổi trưởng thành đến sức khỏe tâm thần của sinh viên năm nhất cần đặt trong sự tác động qua lại của nhiều yếu tố khác nhau (Nguyễn, 2011).

Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

● Phương pháp nghiên cứu tài liệu

● Phương pháp điều tra bảng hỏi

Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài tiểu luận có cấu trúc ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quá trình chuyển đổi từ độ tuổi vị thành niên sang độ tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường hỗ trợ tâm lý.

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI

Chủ đề rộng Quá trình bước sang tuổi trưởng thành

Chủ đề giới hạn Quá trình bước sang tuổi trưởng thành tác động đến tâm lý và nhận thức

Nghiên cứu này tập trung vào tác động của quá trình chuyển đổi từ tuổi vị thành niên sang adulthood đối với sức khỏe tâm thần ở các sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quá trình này mang lại những thách thức độc đáo bao gồm sự gia tăng trách nhiệm, áp lực học tập và các thay đổi trong mối quan hệ xã hội Những yếu tố này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và rối loạn sử dụng chất kích thích Do đó, các chuyên gia khuyên rằng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần toàn diện cho sinh viên đại học là rất quan trọng để giúp họ vượt qua quá trình chuyển đổi này hiệu quả và duy trì sức khỏe tinh thần tổng thể.

Quá trình chuyển đổi từ độ tuổi vị thành niên sang độ tuổi trưởng thành có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần của sinh viên năm Nhất Trường Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn?

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN SANG ĐỘ TUỔI TRƯỞNG THÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Khái niệm tuổi vị thành niên

Vị thành niên nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn" là một khái niệm chưa được thống nhất Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi vị thành niên kéo dài từ 10 đến 19 tuổi Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) xác định trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 16 Ở nhiều quốc gia trên thế giới, độ tuổi vị thành niên được quy định khác nhau, có nơi từ 18 đến 24 tuổi, có nơi từ 15 đến 24 tuổi, thậm chí có nơi từ 15 đến 30 tuổi Tại một số quốc gia (ví dụ: Úc, Ấn Độ, Brazil, Croatia và Colombia), vị thành niên là người dưới 18 tuổi Trong khi đó, ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, vị thành niên là người dưới 20 tuổi Tại New Zealand, luật pháp quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi, tuy nhiên hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được công nhận ở độ tuổi thấp hơn.

Có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới Như vậy, có thể hiểu đơn giản trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm Theo đó, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ quy định về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi Có thể hiểu rằng độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam có thể được tham khảo theo hai mốc:

- Mặt pháp lý: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.

- Mặt y tế: Từ 10 đến 19 tuổi.

Một thông tin khác có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Tuổi vị thành niên chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cuối vị thành niên: 17 - 19 tuổi

1.1.2 Đặc điểm Độ tuổi vị thành niên là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên sẽ có những thay đổi lớn về mặt tâm lý và thể chất Trẻ có tính độc lập hơn, thích thể hiện bản thân, thích mộng mơ và có những thay đổi lớn về mặt nhận thức, trí não, (Nguyễn và cộng sự, 2024)

Về mặt tâm lý xã hội, người ở độ tuổi vị thành niên tuy không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn thực sự Trước sự thay đổi nhanh chóng về cơ thể và sinh lý, người ở độ tuổi vị thành niên có thể cảm thấy bối rối, lo âu và có nhiều băn khoăn, thêm nữa lại tò mò, muốn khám phá bản thân, muốn khẳng định mình đã trở thành người lớn (Bệnh viện phụ sản Hà Nội, 2023)

Khái niệm tuổi trưởng thành

1.2.1 Định nghĩa Định nghĩa về độ tuổi trưởng thành bắt nguồn từ luận điểm của lý thuyết về tâm lý học phát triển Các nhà tâm lý cho rằng ở tuổi 18 các cơ quan trong cơ thể đã gần như phát triển toàn diện Sự tăng tiết các hormone đã giúp cho sự phát triển cơ thể và não bộ, giúp sự nhận thức phát triển ở mức cao bằng như người lớn.

Các nhà tâm lý cho rằng giai đoạn tuổi 18 là thời gian thử những giới hạn bản thân, phá vỡ những mối quan hệ lệ thuộc, thiết lập căn tính mới Theo phân chia về sự phát triển lứa tuổi của Freud - trường phái phân tâm học, giai đoạn 18-35 tuổi gọi là thời kỳ trưởng thành Vì vậy tuổi 18 chỉ là cột mốc đầu tiên của giai đoạn đầu thời kỳ trưởng thành Trên thực tế vẫn chưa thực sự trưởng thành, chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ, chưa đủ trải nghiệm, chưa có nhiều cơ hội để tự mình giải quyết vấn đề cho đời sống của chính bản thân mình (Freud, 1922)

1.2.2 Đặc điểm Ở tuổi 18 là cột mốc đầu trong thời kỳ trưởng thành, vì vậy con người vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng dậy thì Mâu thuẫn chính giai đoạn này xoay quanh việc xác định rõ căn tính, thiết lập cái tôi, xác định rõ mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đời. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để khẳng định bản thân - tìm ra chân dung của chính mình và tiềm năng, sứ mạng, ý nghĩa cuộc đời.

Theo sự phân chia trên, thời kỳ trưởng thành sẽ có các đặc điểm sau: tự do "yêu và làm việc", không còn lệ thuộc vào cha mẹ, có khả năng quan tâm đến người khác.(Báo Tuổi trẻ, 2020)

Khái niệm sức khỏe tâm thần

Sức khỏe tâm thần là trạng thái lành mạnh về tinh thần, giúp ứng phó với căng thẳng, phát huy năng lực, học tập và làm việc hiệu quả, đóng góp cho cộng đồng Sức khỏe tâm thần là một bộ phận không thể thiếu của sức khỏe và hạnh phúc, nâng cao khả năng cá nhân và tập thể trong việc ra quyết định, xây dựng các mối quan hệ và định hình thế giới xung quanh Đây là một quyền cơ bản của con người, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng và kinh tế xã hội (WHO, 2022).

Tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm các rối loạn tâm thần, khuyết tật tâm lý xã hội và các trạng thái tâm thần gây ra đau khổ, suy giảm chức năng hoặc nguy cơ tự làm hại WHO (2022) chỉ rõ rằng những người có tình trạng sức khỏe tâm thần kém thường có mức độ hạnh phúc tinh thần thấp hơn.

1.3.2 Các vấn đề tâm lý sinh viên thường gặp phải trong giai đoạn bước sang tuổi trưởng thành

Rối loạn cảm xúc là trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, người bệnh ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập, làm việc bị suy yếu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019) Con người đang ở độ tuổi dậy thường nhạy cảm hơn, cảm xúc dễ bị thay đổi hơn Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có sự rối loạn não bộ, gây bất ổn về tinh thần như dễ chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn, thoắt vui.

Biểu hiện thực thể của rối loạn cảm xúc bao gồm chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên, dễ sốc trước những lời chọc ghẹo và hay suy diễn tiêu cực… (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019).

1.3.2.2 Áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) được coi là một vấn đề tâm lý, đặc biệt đối với các nhóm tuổi vị thành niên và trẻ vị thành niên Áp lực đồng trang lứa là sức ép từ bạn bè hoặc đồng nghiệp trong nhóm cộng đồng, thường có thể tác động đến hành vi, quan điểm và lựa chọn của một người.

Nhiều cá nhân hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì Tâm lý tự ti dần dần khiến con người trở nên e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân Tự ti sẽ khiến các cá nhân dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm,hoang tưởng… (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019).

Tuổi trưởng thành cũng là lứa tuổi chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè Thậm chí nhiều cá nhân đã hình thành những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng của mình hay về trình độ của bản thân, hình thành các mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình lâu ngày dẫn đến stress.

Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể và tinh thần con người sẽ chịu tác động tiêu cực Người bị stress thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, hay suy nghĩ luẩn quẩn Ban đêm khó ngủ, ngủ không yên giấc dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu hơn so với người bình thường Stress cũng là nguyên nhân chính khiến kết quả học tập sa sút.

Trầm cảm có thể là hội chứng tâm lý tuổi dậy thì, đây là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải do sự thay đổi hormone trong cơ thể, do áp lực từ xung quanh, việc học hành, áp lực từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc từ các chất kích thích mà người trẻ tập tành tìm hiểu Triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm: buồn bã, không quan tâm mọi thứ xung quanh, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy bi quan, sống khép mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân…

Người mắc phải trầm cảm thường tự cô lập với thế giới bên ngoài, nhiều bạn chỉ quan tâm và sống mãi trong thế giới “ảo”, nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự sát Vì vậy, đây có thể xem như những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì mà chúng ta không nên xem nhẹ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019).

Tổng quan tài liệu

1.4.1 Tổng quan sức khỏe tâm thần trong quá trình bước sang tuổi trưởng thành trên toàn thế giới

Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đang ở mức báo động trên toàn thế giới, với khoảng 175 triệu người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về cảm xúc và hành vi Trầm cảm là một trong những vấn đề phổ biến nhất, tác động đến 15% thanh thiếu niên trên toàn cầu, đặc biệt là các bạn nữ, những người có nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm gấp ba lần nam giới Trầm cảm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bỏ học, thất nghiệp, lạm dụng chất kích thích, mang thai/làm cha mẹ sớm và trầm cảm ở tuổi trưởng thành, thậm chí cả tự tử Tự tử là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở thanh thiếu niên toàn cầu, với 77% xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình Châu Á là khu vực có tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên cao, với 11,7% có ý định tự tử và 2,4% thực hiện hành vi tự tử ở các nước ASEAN.

Lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến khác ở tuổi vị thành niên Rối loạn lo âu là nguyên nhân thứ chín gây ra bệnh tật và khuyết tật cho thanh niên từ 15-19 tuổi và thứ sáu đối với những người từ 10-14 tuổi Rối loạn lo âu ở nữ cao hơn nam và phổ biến hơn ở giai đoạn sau của độ tuổi thanh thiếu niên Thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc chứng lo âu, trầm cảm, lạm dụng ma túy và không thành công trong học tập khi trưởng thành (Woodward và Fergusson, 2001). Bên cạnh đó, nhiều trẻ vị thành niên bị rối loạn hành vi Rối loạn hành vi là nguyên nhân thứ hai gây ra khuyết tật ở người trẻ từ 10-14 tuổi và là nguyên nhân thứ mười một ở độ tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi (Dữ liệu quốc gia của UNICEF, 2019) Rối loạn hành vi khiến người trẻ có nguy cơ bỏ học, lạm dụng chất kích thích và hành vi phạm tội, và có thể dẫn đến khó khăn về mặt sức khỏe tâm thần, gia đình, xã hội và kinh tế khi trưởng thành (Colman I, Murray J, Abbott R A, Maughan, 2009).

1.4.2 Tổng quan sức khỏe tâm thần trong quá trình bước sang tuổi trưởng thành ở sinh viên Việt Nam

Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến29%, đối với trẻ em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của người trả lời Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 12%, tương đương khoảng hơn 3 triệu người có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần (Weiss và cộng sự, 2014) Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong thanh thiếu niên Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng động và giảm chú ý) (Anh và cộng sự., 2006; Nguyễn và cộng sự., 2013) Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu Trong một nghiên cứu ở

90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1% (Wasserman và cộng sự, 2005) trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2,3% (Blum và cộng sự, 2012) Tuy nhiên, lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam thanh niên Việt Nam (gần 40%) (Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, 2010) Ở nam có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và nữ có tỉ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn Các vấn đề với bạn bè cùng trang lứa (ví dụ: trải nghiệm bị bắt nạt), các vấn đề về cảm xúc (tức là các triệu chứng trầm cảm và lo âu) và các vấn đề về hành vi là những thách thức phổ biến nhất đối với độ tuổi vị thành niên Tất cả các bên liên quan trong nghiên cứu này, bao gồm sinh viên, giảng viên, hiệu trưởng, cán bộ quản lý và các chuyên viên của Bộ từ các lĩnh vực, đều bày tỏ mối quan tâm đáng kể về sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh và phát triển toàn diện của sinh viên (UNICEF, 2020)

Tự tử ở trẻ vị thành niên là vấn đề đáng lo ngại Nghiên cứu của Le, Holton, Nguyen và cộng sự (2016) chỉ ra 21,4% nữ và 7,9% nam độ tuổi 16-18 ở Hà Nội có ý định tự tử trong 12 tháng trước đó Các yếu tố nguy cơ bao gồm bị lạm dụng, chứng kiến bạo lực gia đình, bắt nạt trên mạng và tình trạng dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân

Trong suốt cuộc đời của chúng ta, có rất nhiều yếu tố có thể kết hợp làm suy yếu sức khỏe tâm thần Qua nhiều nghiên cứu có sẵn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận rằng có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của những người trong độ tuổi 18-20 khi trải qua quá trình chuyển đổi sang tuổi trưởng thành Những yếu tố đó bao gồm sự thay đổi bên trong cơ thể con người, áp lực từ bên ngoài xã hội,…

Tuổi dậy thì cũng là thời điểm con người bắt đầu trưởng thành về mặt sinh lý. Tình trạng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì thường do sự phát triển vượt trội và nhanh chóng của các hormone nội tiết tố, cùng với đó là sự khác biệt rõ rệt về giới tính làm cho trạng thái cảm xúc nhạy cảm mới bắt đầu xuất hiện Do các chất dẫn truyền thần kinh dẫn truyền các tín hiệu tới các phần khác của não và cả cơ thể Khi những chất hóa học này bị hư hoặc biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng bị thay đổi, dẫn tới bệnh trầm cảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần (Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang, 2019) Những sự biến đổi về mặt sinh dục này cũng được xem là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý Nếu như những người thân xung quanh, nhất là các bậc cha mẹ không hiểu rõ được những cảm xúc tâm lý này và không định hướng hay giúp đỡ sẽ làm cho con cái cảm thấy hoang mang và khi bậc cha mẹ can thiệp quá sâu có thể khiến cho người trẻ cảm thấy ngột ngạt, không có không gian riêng tư Từ đó họ sẽ có xu hướng hình thành các xung đột, mâu thuẫn đối với cha mẹ, người thân, và lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019).

Trong giai đoạn trẻ vị thành niên, áp lực từ học tập, thi cử, kết hợp với thói quen sống không lành mạnh (nghiện game, thức khuya, ăn uống vô độ, chất kích thích) có thể gây rối loạn tâm lý Gia đình bất ổn, hay mâu thuẫn cũng góp phần gây căng thẳng, lo lắng, trầm cảm Ngoài ra, áp lực từ đồng trang lứa, kỳ vọng xã hội, bạo lực cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần Xã hội tác động thông qua chuẩn mực, phân biệt đối xử, áp lực truyền thông Đại dịch COVID-19, cách ly xã hội, giáo dục trực tuyến cũng làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe tâm thần của thế hệ trẻ.

Ảnh hưởng

Việc bước sang tuổi trưởng thành là một giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển giao từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Trong giai đoạn này, có một sự thay đổi nhanh chóng về cả cơ thể, tâm trạng và vai trò trong xã hội, điều này có thể gây ra sự không thoải mái và lo lắng về hình thức và vẻ bề ngoài của bản thân. Những thay đổi này có thể làm thanh thiếu niên tăng cảm giác tự ti, góp phần tạo ra sự căng thẳng ở bản thân Ngoài ra, tâm trạng của người trẻ trong giai đoạn này thường biến động mạnh mẽ Họ có thể trải qua các cảm xúc khác nhau như sự bất an, lo lắng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần của con người.

Hơn hết, mối quan tâm hàng đầu là mối quan hệ giữa áp lực học tập và sức khỏe tâm thần của sinh viên Các phân tích tương quan chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa cao, từ mức độ trung bình đến mạnh giữa trải nghiệm của sinh viên về áp lực học tập và sức khỏe tâm thần của sinh viên được báo cáo Áp lực học tập, lo lắng về điểm số, sự chán nản liên quan đến học lực, kỳ vọng bản thân và khối lượng bài vở đều liên quan đáng kể đến tất cả các vấn đề sức khỏe tâm thần Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa áp lực học tập và khó khăn về sức khỏe tâm thần Có thể là: Áp lực học tập có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên; Sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm về áp lực học tập; Cả hai đều có thể ảnh hưởng lẫn nhau; Hoặc điều gì đó khác có thể ảnh hưởng đến cả áp lực học tập và sức khỏe tâm thần sinh viên.

Sinh viên ở Hà Nội có mức độ áp lực học tập cao và chia sẻ nhiều ví dụ về tác động tiêu cực của áp lực học tập đối với sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của các em Một sinh viên chia sẻ: “Khi quá căng thẳng, chúng em không có thời gian để tập thể dục hay đi bộ, thư giãn Ngay cả khi không có dịch, chúng em cũng không thể đi đâu một cách thoải mái Vì bây giờ đi đâu cũng phải nghĩ về bài tập của mình.

Em nghĩ về nó mọi lúc - trường học, bài tập về nhà và mọi thứ Khi có quá nhiều việc và em không thể làm kịp hoặc làm thiếu thứ gì đó, điều đó thật đáng sợ Em sợ bị giáo viên hoặc cha mẹ la mắng Khi căng thẳng, em không thể ngủ yên Ví dụ, nếu trước ngày thi, em học môn văn, khi đi ngủ, đầu em vẫn nghĩ về môn văn Em không ngủ được” Các học sinh khác chia sẻ rằng các em học quá nhiều nên tâm trí thường thơ thẩn và sau đó không thể tập trung (UNICEF, 2020).

Một chuyên viên của Bộ GDĐT cũng đồng tình với băn khoăn này và chia sẻ trải nghiệm cá nhân của con một người bạn là học sinh giỏi nhưng đến kỳ thi đại học lại gặp khó khăn trong học tập: “Lúc đấy bạn đó thấy hụt hẫng và tự ti Và sau đó, cháu thu mình và không giao lưu với ai Nếu [cha mẹ và giáo viên] thảo luận về những khó khăn của bạn và giúp bạn tìm một con đường khác, bạn đấy có thể đã tìm ra được một hướng đi khác Hiện bạn này là bệnh nhân tâm thần đang điều trị dài ngày tại bệnh viện Nếu như được can thiệp kịp thời ở giai đoạn đó, tôi nghĩ bạn đã là một con người khác chứ không còn là một bệnh nhân tâm thần như bây giờ” (UNICEF, 2020).

Tác động của giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học Các biểu đồ dưới đây minh họa mối tương quan rõ ràng giữa COVID-19 và sức khỏe tâm thần của sinh viên Đại học Quốc gia.

Hồ Chí Minh đã chứng minh được những nhận định trên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2021).

Biểu đồ 1: Sự khác biệt về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở nam và nữ sinh viên Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Biểu đồ 2: Sự khác biệt về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở các lứa sinh viên Đại học

Quốc gia Hồ Chí Minh

Biểu đồ 3: Sự khác biệt trong chọn lựa phương pháp bảo vệ sức khỏe tâm thần của sinh viên ở các cơ sở đào tạo trong Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Trong quá trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của sinh viên, chúng ta đã đi sâu vào hiểu biết về các vấn đề mà họ thường gặp phải Từ sự thay đổi về mặt sinh lý đến những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, sinh viên đối mặt với một loạt các vấn đề tâm lý Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên mà còn đối với chất lượng học tập của họ Căng thẳng có thể làm giảm khả năng tập trung và dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng, trong khi những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm và lo âu có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập và động lực học của sinh viên Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức bình tĩnh vì theo giáo sư thần kinh học GinaRippon, đến từ Đại học Aston (Anh), đã "biện hộ" cho tuổi vị thành niên nổi loạn Sự nổi loạn ấy như một hệ quả tất yếu khi não bộ được nâng cấp từ trẻ em sang người lớn với nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người Nói đúng hơn, sự nổi loạn có thể đơn giản là một chút "chập mạch" như khi bạn cố nâng cấp "cỗ máy" não bộ Rất may mắn, sự bốc đồng của thiếu niên hoàn toàn khác biệt với sự bốc đồng của người lớn, xét theo các mặt hoạt động thần kinh Vì thế, giai đoạn ẩm ương của thiếu niên thực sự là dấu hiệu của quá trình tinh chỉnh các hoạt động thần kinh nhằm tạo ra người lớn chín chắn hơn (Sở Thông tin và Truyền thông BắcGiang, 2019)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.21 2.1 Công cụ nghiên cứu

Thu thập thông tin

Mục đích: khảo sát mô hình nghiên cứu về mặt định lượng: Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành tới sức khỏe tâm thần. Cách tiến hành: Thu thập thông tin bằng bảng hỏi chính thức.

- Khảo sát được tiến hành trực tuyến thông qua biểu mẫu của Google (Google Form).

Xử lý dữ liệu

Số liệu thu được từ bảng câu hỏi được thu nhập, làm sạch và phân tích trên phần mềm SPSS 26.0.

Kết quả nghiên cứu

2.4.1 Điểm trung bình của các câu hỏi trong thang PSS-10

Bảng 1: Điểm trung bình của các câu hỏi trong thang PSS-10

Trong 10 câu hỏi của thang PSS-10, câu hỏi có điểm trung bình cao nhất là về khả năng kiểm soát những điều quan trọng trong cuộc sống (1,62), câu hỏi về cảm nhận những khó khăn chồng chất đến mức bạn không thể vượt qua chúng có điểm trung bình thấp nhất là 0,46.

2.4.2 Thực trạng stress ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Biểu đồ 4: Thực trạng stress ở sinh viên năm nhất Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Kết quả thang đo PSS-10 cho thấy 85 sinh viên được khảo sát có 55 sinh viên (60,47%) bị căng thẳng ở mức độ nhẹ 30 sinh viên còn lại (35,3%) bị căng thẳng ở mức độ vừa và nặng, trong đó 6 sinh viên (7,1%) bị căng thẳng ở mức độ nặng.

2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Bảng 2: Mối liên quan giữa mức độ stress với giới tính của sinh viên năm nhất

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tỷ lệ stress mức độ vừa và nặng ở nam và nữ lần lượt là 30,3% và 47,62%, qua đó có thể thấy các vấn đề tâm lý ở mức độ vừa và nặng xảy ra ở nữ nhiều hơn so với nam, dẫn đến mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần cao hơn, trong khi đó nam gặp các vấn đề tâm lý gây căng thẳng ở mức độ nhẹ lại nhiều hơn (tỉ lệ ở nam và nữ theo thứ tự là 69,7% và 52,38%).

Bảng 3: Mối liên quan giữa mức độ stress với kết quả học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tỷ lệ sinh viên đạt thành tích giỏi và xuất sắc bị căng thẳng ở mức độ vừa và nặng cao hơn so với sinh viên đạt thành tích khá/trung bình, điều này ngược lại so với sinh viên bị căng thẳng ở mức độ nhẹ Trong khi đó, tỷ lệ giữa sinh viên có thành tích học tập ở mức xuất sắc và giỏi lại không có sự chênh lệch quá lớn Qua kết quả này cho thấy rằng những sinh viên có thành tích học tập càng cao thì càng có khả năng gặp các vấn đề tâm lý ở mức độ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn.

Nghiên cứu được tiến hành trong một giai đoạn với 85 khách thể sinh viên năm nhất tham gia vào nghiên cứu chính thức Mẫu được lựa chọn là mẫu thuận tiện Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu đều cho thấy độ tin cậy ở mức vừa cho đến tốt Nhìn chung, các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu đều đảm bảo về độ tin cậy và độ hiệu lực Về cơ bản, nghiên cứu đã giải quyết trọn vẹn tất cả các nhiệm vụ được đề ra Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học

Áp lực tâm lý được thể hiện qua các mức độ nhẹ, vừa và nặng trong xã hội và nhân văn Trong đó, sinh viên nữ thường có mức độ căng thẳng cao hơn Mối quan hệ giữa chất lượng học tập và sức khỏe tâm thần của sinh viên là nghịch đảo, nghĩa là sinh viên càng đạt thành tích học tập cao, càng có khả năng gặp phải các vấn đề tâm lý Nguyên nhân được lý giải là sinh viên thành tích cao thường phải chịu nhiều áp lực hơn trong việc duy trì thành tích.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ TÂM LÝ

Giải pháp về sự kiểm soát cảm xúc

Nếu thấy biểu hiện triệu chứng nhẹ ở bản thân, bạn có thể tự tìm giải pháp giải quyết vấn đề để học cách làm chủ cảm xúc của mình Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn trưởng thành nhằm quản lý cảm xúc độc lập Có thể lập danh sách các hành động gây khó chịu và hành động giúp tâm trạng thoải mái hơn, chẳng hạn như nghe nhạc yêu thích hay tập thể dục Việc có nhiều lựa chọn trong danh sách giúp bạn thử nghiệm và tìm ra cách phù hợp nhất với mình.

Giải pháp về sự quan tâm từ gia đình

Cha mẹ chính là những người đóng vô cùng vai trò quan trọng để giúp chúng ta có thể vượt qua nhanh chóng giai đoạn khủng hoảng ở tuổi dậy thì Các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái, quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn Một số biện pháp dưới đây có thể phần nào giúp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì: (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt Nam, 2019)

- Trấn an: Sự thay đổi nhanh chóng về phương diện thể chất lẫn tinh thần khiến cho chúng ta cảm thấy hoang mang, xấu hổ và lo lắng Vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường thì mình nên chia sẻ với cha mẹ để nhanh chóng được trấn an và giải thích cụ thể cho chúng ta biết được những điều đang xảy ra là như thế nào.

- Dành sự riêng tư: Ở giai đoạn này thì hầu hết chúng ta đều có mong muốn được tự do và không muốn cha mẹ mình quá khắt khe và bị giám sát kỹ lưỡng Do đó, phụ huynh nên dành một không gian riêng tư nhất định cho con mình để con được thoải mái làm những việc con yêu thích Cha mẹ nên tôn trọng sở thích, thói quen của trẻ và xâm phạm quá nhiều vào đời tư của trẻ Cha mẹ cần quan tâm trẻ một cách tinh tế hơn, giúp trẻ phân định được những thói quen nào tốt, thói quen xấu.

Giai đoạn này, lắng nghe và thấu hiểu là điều cốt yếu Hãy lắng nghe con tâm sự, chia sẻ chứ đừng vội đưa ra lời khuyên Con không cần những lời nhận xét hay phán xét từ người lớn Bố mẹ hãy bày tỏ rằng mình mong muốn lắng nghe con, mong con chia sẻ thay vì giải quyết vấn đề vội vã Hãy dành thời gian trò chuyện thường xuyên, đặt nhiều câu hỏi để con thoải mái thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và tâm tư của mình.

- Giúp con giải quyết các vấn đề về ngoại hình: Nếu trẻ đang gặp phải một số vấn đề về chiều cao, cân nặng, da bị nhiều mụn, ngăm đen, thì các bậc phụ huynh nên giúp các con khắc phục bằng cách hỗ trợ các con trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý, sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp với độ tuổi của con để cho con dần trở nên tự tin hơn.

Giải pháp tiếp nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý

Nếu các triệu chứng trầm cảm đang bắt đầu hoặc tiếp tục quấy rầy cuộc sống của bạn, hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý được huấn luyện làm việc với người ở độ tuổi vị thành niên Các triệu chứng của những vấn đề tâm lý không tự mất đi – và chúng có thể trở nên tệ hơn hoặc dẫn tới các vấn đề khác có chiều hướng xấu hơn nếu không được chữa trị Rất nhiều trường hợp cần phải chữa trị bằng thuốc, do bác sĩ chỉ định Những người trong độ tuổi vị thành niên mắc phải các vấn đề tâm lý không được chữa trị có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí có nguy cơ tự tử mặc dù các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI - Tiểu luận Ảnh hưởng của việc chuyển Đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Đến sức khỏe tâm thần Ở sinh viên năm nhất trường Đại học
BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI (Trang 9)
Bảng 1: Điểm trung bình của các câu hỏi trong thang PSS-10 - Tiểu luận Ảnh hưởng của việc chuyển Đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Đến sức khỏe tâm thần Ở sinh viên năm nhất trường Đại học
Bảng 1 Điểm trung bình của các câu hỏi trong thang PSS-10 (Trang 23)
Bảng 3: Mối liên quan giữa mức độ stress với kết quả học tập của sinh viên năm - Tiểu luận Ảnh hưởng của việc chuyển Đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Đến sức khỏe tâm thần Ở sinh viên năm nhất trường Đại học
Bảng 3 Mối liên quan giữa mức độ stress với kết quả học tập của sinh viên năm (Trang 25)
Bảng 2: Mối liên quan giữa mức độ stress với giới tính của sinh viên năm nhất - Tiểu luận Ảnh hưởng của việc chuyển Đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành Đến sức khỏe tâm thần Ở sinh viên năm nhất trường Đại học
Bảng 2 Mối liên quan giữa mức độ stress với giới tính của sinh viên năm nhất (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN