Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐÀO VĂN MẪN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH
2 TS NGUYỄN ĐĂNG TRUNG
Phản biện 1: PGS.TS PHAN THANH LONG- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN VĂN TUÂN- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS CAO DANH CHÍNH- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thư viện Học viện Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, chất lượng của một
cơ sở đào tạo được đánh dấu bởi chất lượng của đội ngũ giảng viên (GV) Cùng với phẩm chất đạo đức, NLSP là một trong những thành tố cấu thành nên nhân cách nhà giáo - yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm của người GV Cũng như GV thuộc các trường đại học ngoài Quân đội, GV tại các HV, TSQQĐ có vai trò trực tiếp nâng cao chất lượng GD, ĐT trong Quân đội
Để hiện thực hoá công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo quan điểm Nghị quyết 29 - NQ/TW gắn với chuẩn bị nguồn lực con người cho quá trình hiện đại hoá Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh, chuyên sâu, hiện đại”, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng QĐND Việt Nam
“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đòi hỏi người GV phải không ngừng trau dồi phẩm chất, hoàn thiện năng lực toàn diện Trên thực tế, NLSP không phải là yếu tố tự thân, vốn có của mỗi GV
mà được hình thành, phát triển thông qua quá trình bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên, liên tục trong hoạt động thực tiễn
Hiện nay, các HV, TSQQĐ đã và đang từng bước điều chỉnh tổ chức; đồng thời thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT, nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm theo hướng thực chất Thực
tế trên đề ra cho công tác GD, ĐT trong Quân đội cả thời cơ và thách thức mới Trọng trách đặt lên vai những người làm công tác giáo dục trong Quân đội, trong đó tuyến đầu thuộc về đội ngũ GV các
HV, TSQQĐ Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao NLSP cho đội ngũ GV chính là khâu then chốt, giải quyết “nút thắt” cho bài toán GD, ĐT trong Quân đội Vấn đề làm sao để phát triển NLSP cho GV nhằm tạo nên sản phẩm đầu ra đáp ứng cho nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, thích ứng với đòi hỏi của tình hình mới đang trở thành yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết ở các HV, TSQQĐ
1.2 Trước đòi hỏi của thực tiễn, nhận thức rõ nhu cầu từ cơ sở, thời gian qua Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng và các HV, TSQQĐ đã xây dựng, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, đề án lớn Nội bật có Nghị quyết 1657-NQ/QUTW (20/12/2022) về “Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới”; Nghị quyết 1659-NQ/QUTW (20/12/2022) về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo”; Đề
án 1853/ĐA-TM (07/03/2023) về “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục trong quân đội giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo”; Quyết định số 3061/QĐ-BQP ngày 11/07/2023 về phê duyệt “Đề án Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” Theo đó, công tác xây dựng đội ngũ GV gắn liền với chuẩn hoá chức danh chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn và năng lực công tác Hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLSP cho GV tại các HV, TSQQĐ cũng được tiến hành thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội Tuy nhiên,
thực tiễn còn tồn tại những vấn đề lớn: Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của một bộ phận
cán bộ, giảng viên còn chưa cao, chưa đánh giá kịp xu hướng, yêu cầu của sự phát triển giáo dục,
khoa học công nghệ để đổi mới GD, ĐT; Thứ hai, đối với GV trẻ, GV mới, kiến thức, kinh nghiệm
hoạt động sư phạm còn ít, thái độ, động cơ nghề nghiệp chưa cao ảnh hưởng nhất định tới chất lượng
GD, ĐT, thậm chí “Có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thiếu tâm huyết với nghề, chưa thực sự nỗ lực cố gắng Ý thức tự bồi dưỡng, tự đào tạo để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chưa thực sự trở thành nhu cầu của nhiều nhà giáo… Một bộ phận nhà giáo còn thiếu tự tin, thiếu quyết tâm trong đổi
mới phương pháp giảng dạy”; Thứ ba, tại các HV, TSQQĐ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, phát
triển NLSP cho GV chưa được tiến hành có hệ thống và chưa đi vào thực chất, do “chưa có nhiều chế
độ, chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo phấn đấu, phát triển”; thứ tư,
chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm tại một số HV, TSQQĐ chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, chất lượng đầu ra có bộ phận “chưa thích ứng nhanh với điều kiện, môi trường công tác mới”
1.3 Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đòi hỏi cần có biện pháp căn bản nhằm phát triển NLSP của GV một cách thực chất, đẩy mạnh chất lượng GD, ĐT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới Thời gian qua, đã có một số công trình dưới các góc độ khác nhau nghiên cứu nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của GV trong các nhà trường Quân đội Tuy nhiên, xét dưới góc độ Khoa học giáo dục còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về NLSP và phát
Trang 4triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Nhất là những nghiên cứu tiếp cận, vận dụng các mô hình tiên tiến ở các cơ sở đào tạo ngoài Quân đội để phát triển NLSP cho GV Đặc biệt, còn thiếu vắng những nghiên cứu cập nhật tình hình thực tiễn của đất nước và Quân đội gắn với phát triển NLSP cho GV tại các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, lựa chọn vấn đề “Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay” làm luận án nghiên cứu là cấp thiết
và hữu ích
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng NLSP và phát triển NLSP cho GV ở các HV, TSQQĐ; luận án đề xuất biện pháp phát triển NLSP cho GV, góp phần đẩy mạnh chất lượng GD, ĐT của các HV, TSQQĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong bối cảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên các HV, TSQQĐ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay
4 Giả thuyết khoa học
Trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm; các HV, TSQQĐ đã và đang thực hiện các hoạt động bồi dưỡng để phát triển NLSP cho GV Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau
nên quá trình phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ còn hạn chế Nếu xác định được các NLSP
cần phát triển cho GV các HV, TSQQĐ và thực hiện các biện pháp phát triển NLSP như: nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, cụ thể hoá khung NLSP cho giảng viên, phát huy vai trò tích cực, chủ động của giảng viên trong rèn luyện nâng cao NLSP và đặc biệt, thực hiện phương thức
hướng dẫn đồng nghiệp phát triển NLSP thì sẽ nâng cao được NLSP cho GV các HV, TSQQĐ góp
phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về NLSP và phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối
cảnh hiện nay
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng NLSP và phát triển NLSP của GV các HV,
TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay
5.3 Đề xuất biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay
5.4 Thực nghiệm biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về phát triển NLSP cho giảng viên, trong đó tập trung vào giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm ở các HV, TSQQĐ
Luận án xác định NLSP gồm ba năng lực cơ bản cần tập trung nghiên cứu là: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH)
Phát triển NLSP cho giảng viên thông qua hoạt động chuyên môn, hướng dẫn đồng nghiệp phát triển NLSP nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trung tâm
Phát triển NLSP cho giảng viên các HV, TSQQĐ theo tiếp cận quá trình phát triển với chủ thể
là các lực lượng giáo dục thuộc cơ sở đào tạo; trong đó, đề cao tính tích cực, chủ động của giảng viên
6.2 Về địa bàn nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo sát ở 5 HV, TSQQĐ là: Học viện Chính trị; Học viện Kỹ thuật Quân
sự và Học viện Khoa học Quân sự; Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1;
Thực nghiệm tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1
6.3 Về khách thể khảo sát
Luận án khảo sát cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên và học viên đang đào tạo thuộc các học
viện và trường sĩ quan Quân đội được điều tra
6.4 Về thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, xử lý và sử dụng các tư liệu, số liệu thu thập, khảo sát, điều tra từ năm
Trang 5học 2020 - 2021 đến năm học 2023 - 2024
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt và vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD, ĐT; dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp quan sát
7.2.2.2 Phương pháp điều tra
7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn
7.2.2.4 Phương pháp chuyên gia
7.2.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
7.2.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
7.2.2.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.2.2.8 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
8 Những luận điểm cần bảo vệ
8.1 NLSP là nhân tố cơ bản tạo nên phẩm chất, năng lực và là điều kiện để GV các HV,
TSQQĐ thực hiện được nhiệm vụ chính trị trung tâm của mình Hệ thống NLSP rất đa dạng, phong phú; luận án xác định NLSP của GV các HV, TSQQĐ gồm các năng lực cơ bản sau: năng lực dạy học; năng lực giáo dục và năng lực NCKH
8.2 Phát triển NLSP cho GV đã được nhiều HV, TSQQĐ chú ý, tiến hành dưới nhiều nội dung, phương thức khác nhau Tuy nhiên, hiệu quả phát triển NLSP cho GV còn hạn chế nhất định Điều này do nhiều nguyên nhân như: nhận thức của một bộ phận cán bộ, GV chưa toàn diện về NLSP; thái độ nghề nghiệp, tính tích cực trong học tập, rèn luyện của một số GV còn chưa cao; hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV chưa đi vào thực chất do chưa vận dụng các phương thức phù hợp
8.3 Xác định và triển khai các biện pháp sau sẽ nâng cao NLSP cho GV như: Hoàn thiện,
triển khai khung NLSP của GV; xây dựng chương trình phát triển NLSP cho GV; phát huy tính tích
cực, chủ động của GV trong tự học tập, tự rèn luyện phát triển NLSP; vận dụng phương thức hướng dẫn đồng nghiệp phát triển NLSP tại các HV, TSQQĐ…
9 Đóng góp mới của luận án
9.1 Đóng góp về mặt lý luận
Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về NLSP; làm phong phú cho cơ sở lý luận về phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ như khái niệm, cấu trúc, khung NLSP, các thành tố của phát triển NLSP cho giảng viên; chỉ ra những đặc trưng của bối cảnh hiện nay và yêu cầu về NLSP cho GV các
HV, TSQQĐ Qua đó giúp hoàn thiện, phong phú cho lý luận dạy học hiện đại, gắn với môi trường sư
Trang 6quân sự
Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng trong công tác bồi dưỡng GV ở các nhà trường trong Quân đội, góp phần chuẩn hóa đội ngũ GV, nâng cao chất lượng GD, ĐT tăng cường sức mạnh tổng hợp cho Quân đội thích ứng với bối cảnh hiện nay
10 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục công trình khoa học đã công bố, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan
Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Chương 2 Thực trạng phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan
Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Chương 3 Biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
trong bối cảnh hiện nay
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN
HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về năng lực sư phạm của giảng viên
Giáo dục là hiện tượng xã hội-lịch sử, đồng hành cùng sự phát triển của xã hội loài người Khi Khoa học giáo dục hình thành, vấn đề GD, ĐT nói chung và NLSP của người giảng viên đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Các nghiên cứu về năng lực sư phạm được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu; điển hình
là các nghiên cứu ở Liên Xô (cũ) Tiêu biểu có A.X Makarenco qua tác phẩm “Bài ca sư phạm” (1928), “Ngọn cờ trên đỉnh tháp” (1938), “Giáo dục trong thực tiễn” (1938)… đã đề cập sâu sắc các
quan điểm về giáo dục được thể nghiệm trong hoạt động thực tiễn ở trại Gooc-xki và Công xã
Déc-din-xki Ph.N.Gonobolin cho ra đời cuốn sách “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã chỉ
ra hệ thống phẩm chất và NLSP cần có của người giáo viên A.V.Petrovxki - nhà tâm lý học Xô Viết
- những năm 80, thế kỷ XX, trong “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” đã chỉ ra phẩm chất
và NLSP cơ bản của người giáo viên Tác giả cho rằng đây không chỉ là điều kiện hoạt động sư phạm
mà còn là kết quả của hoạt động; đó là sự kết hợp của các nhân tố: thuộc tính tâm lý, thái độ và hành động của giáo viên; là sự tổng hoà của phẩm chất tâm lý, tình cảm và ý chí của giáo viên
Ở Hoa Kỳ, quan điểm về NLSP của người giáo viên được J.Dewey- nhà triết học, giáo dục
học, tâm lý học bàn trong “Cương lĩnh sư phạm” Theo đó, giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức
một chiều mà phải tổ chức, định hướng đi cho trẻ
Ở Đức, học giả Franz Emanuel Weinert (1998) trong cuốn sách “Sự phát triển nhận thức học
tập và giảng dạy” đã có kiến giải mới về hoạt động sư phạm khi cho rằng: giảng viên như những
chuyên gia giảng dạy Năng lực, tài nghệ sư phạm của người giáo viên biểu hiện ở việc họ có thể sử dụng được hiểu biết phong phú để hiểu cần phải dạy như thế nào
Thập niên đầu của thế kỷ XXI, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển như
vũ bão, James H.Stronge (2007) qua tác phẩm “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” cho
rằng: người giáo viên có hiệu quả phải là tổng hoà của các tính cách và hành vi, có lý tưởng, óc phân
tích, có ý thức trách nhiệm, có năng lực, trình độ cao Robert J Marzano (2003) trong cuốn “Nghệ
thuật và khoa học dạy học” đã cụ thể hoá hệ thống NLSP của người giáo viên ở khả năng vận dụng
kĩ năng, phương pháp dạy học, điều hành lớp học hiệu quả
Những nghiên cứu gần đây của ngành Khoa học giáo dục Trung Quốc về NLSP của giảng viên cho thấy cách tiếp cận mới trong nghiên cứu thực tiễn giáo dục Tác giả Lưu Ly (2016) trong
“Nghiên cứu năng lực dạy học của nhà giáo dục” cho rằng: sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo
cần phải đặt công tác nâng cao năng lực giảng dạy của nhà giáo dục ở vị trí trọng yếu Yến Lương
Thức (2017) trong Tâm lý học giáo dục cho rằng: người thầy giáo ưu tú, nếu không có tri thức thì
không thể thực hiện được công việc Tri thức không thể chỉ qua học tập mà còn cần thông qua thao
Trang 7tác gia công mới phát huy hết tác dụng Cách Ngọc Lạc (2018) trong “Giáo dục học hiện đại” đã hết
sức đề cao vai trò, vị thế của người giáo viên Tác giả nhận định: Sở dĩ được gọi là thầy vì họ có thể đảm đương trách nhiệm “truyền thụ, dẫn dụ con đường”, “tạo lập nghề nghiệp” và “truyền cảm hứng” cho người học
Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, vấn đề GD, ĐT là một trong những nội dung được Chính phủ Việt Nam mới hết sức quan tâm Theo Hồ Chí Minh, người giáo viên là chiếc máy cái trong hệ thống giáo dục nước nhà, đòi hỏi giáo viên phải am hiểu sâu sắc về chuyên môn giảng dạy của mình Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 1964, Người cho rằng:
“Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này, tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt, người thầy xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang
nhất” Trong cuốn “Tâm lý học” (1997), Phạm Minh Hạc cho rằng NLSP là một bộ phận không thể
thiếu được trong cấu trúc nhân cách của nhà sư phạm Sự hình thành và phát triển NLSP trước hết phải dựa trên nền tảng nhân cách chung của người thầy giáo Tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự
(2012) trong cuốn “Tâm lý học sư phạm” lý giải việc phân chia các bộ phận của NLSP chỉ có tính chất tương đối heo đó, cần phân chia NLSP theo 3 nhóm năng lực cơ bản là: Thứ nhất, năng lực dạy học; Thứ hai, năng lực giáo dục; Thứ ba, năng lực nghiên cứu khoa học
1.2.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Nghiên cứu về NLSP gắn liền với những vấn đề về bồi dưỡng, phát triển NLSP cho người giảng viên
Về vấn đề phát triển NLSP, Ph.N.Gônôbôlin (1979) cho rằng: Chỉ có tư chất mới là bẩm sinh, còn mọi năng lực đều được phát triển trong hoạt động, nên cần tìm hiểu xem các NLSP phát triển như nào và cần phải làm gì để phát triển năng lực đó
Đối với nền giáo dục hiện đại Mỹ, yêu cầu về năng lực sư phạm đối với người giảng viên, đòi hỏi cao ở việc sử dụng phương pháp, hình thức sư phạm, hoạt động thực tế giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn
Tại Nhật Bản, những quan điểm và tư tưởng giáo dục của học giả Daisaku Ikeda có ảnh hưởng sâu sắc tới triết lý giáo dục Chìa khoá cho sự trưởng thành và phát triển năng lực, phẩm chất và trí tuệ của người giảng viên đến từ việc “học tập suốt đời”, tự học tập ở “Đại học ngoài đời” thông qua tận dụng lợi thế của khoa học hiện đại và mối dây liên hệ chặt chẽ với cộng đồng học tập Tác giả Manabu Sato (2022) nghiên cứu và đề xuất môi trường cải cách chuyên môn, nâng cao trình độ đến
từ nơi công tác; đề cao hoạt động chuyên môn trong việc bồi dưỡng, thiết kế chương trình học tập; chuyển từ đánh giá chuyên môn thành “nơi học hỏi lẫn nhau”; chuyển đổi từ mục đích của bồi dưỡng bằng học hỏi của cá nhân để xây dựng thành “cộng đồng học tập” tại nhà trường
Ở Trung Quốc, sau công cuộc cải cách, những chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên được coi trọng Trong đó, hiện đại hoá đào tạo bồi dưỡng giáo viên thông qua thông tin giáo dục, dịch vụ và hỗ trợ học tập suốt đời, phát huy tự học qua mạng lưới đào tạo giáo viên và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại; nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua cải thiện đời
sống vật chất, chế độ chính sách cho giáo viên Tác giả Lưu Ly (2016), trong “Nghiên cứu về năng lực
dạy học của nhà giáo dục” cho rằng để phát triển NLSP cần thực hiện: Thứ nhất, kiện toàn cơ chế đánh
giá chính xác năng lực giảng viên thông qua đánh giá đúng vị trí của giảng viên trong quá trình đào
tạo; Thứ hai, xây dựng các bước bồi dưỡng năng lực dạy học hợp lý: cần bồi dưỡng năng lực theo
giai đoạn chặt chẽ; thiết kế tỉ mỉ nội dung bồi dưỡng sau đó mới có thể phát triển những năng lực cơ
bản; Thứ ba, xây dựng cơ cấu bổ trợ và phát triển hoạt động dạy học; Thứ tư, xây dựng cộng đồng
phát triển năng lực dạy học một cách đa phương thông qua cơ chế hợp tác, tăng cường chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng nghề nghiệp;
Ở Việt Nam, GD, ĐT được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là quốc sách hàng đầ Trần Bá Hoành (2010) luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo viên thông qua các bài viết theo các chủ điểm Công tác bồi dưỡng đồng thời chú trong phẩm chất chính trị, tư tưởng đến điều chỉnh, phát triển các phương pháp hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện hoàn cảnh chủ quan và khách quan Trong dự án bồi dưỡng, phát triển NLSP cho đội ngũ giảng viên ở các trường đại học sư phạm, có nghiên
cứu “Năng lực dạy học của giảng viên đại học sư phạm” của Trần Thị Tuyết Oanh (2019) Theo đó,
Trang 8NLSP nói chung, năng lực dạy học nói riêng được hình thành và phát triển là một quá trình liên tục của xã hội Một giảng viên có năng lực dạy học phải được đào tạo “có mục đích, kế hoạch, có những trải nghiệm, tích lũy, trách nhiệm, hứng thú và tận tâm với nghề nghiệp”
Cùng với sách, đề tài, luận án đề cập đến phát triển NLSP còn có những bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín với những kiến giải mới Tác giả Trần Thanh Hương (2018) cho rằng giảng viên cần nắm vững tri thức, làm chủ chuyên môn; có năng lực sử dụng hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực và khả năng ứng xử tỉnh huống sư phạm trong dạy học Nguyễn Duân, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường (2018) cần nâng cao NLSP cho sinh viên bằng những tác động thực tiễn nghề nghiệp chặt chẽ, đồng bộ
1.1.3 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
A.M Đansencô (1981) trong cuốn “Giáo dục học quân sự”, để hoàn thiện những NLSP cho
bản thân đòi hỏi người sĩ quan cần công phu học tập, thấm nhuần chính trị tư tưởng đạo đức, chủ nghĩa Mác-Lênin, có khuynh hướng sư phạm, tham gia học tập nghiệp vụ, trải nghiệm trong thực tập, công tác thực tiễn, không ngừng tự giáo dục và tự học tập, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn…
Năm 2008, Cục nhà trường - Bộ Tổng Tham mưu xuất bản “Những vấn đề cơ bản về phương
pháp dạy học trong nhà trường Quân đội” Phương thức để phát triển năng lực đi từ việc tự nghiên
cứu, tái tạo kiến thức đến sáng tạo, liên hệ giữa học tập với nghiên cứu khoa học làm giàu tri thức Giảng viên cần phát triển năng lực tự học, tự phát triển, bằng phương thức học tập, nghiên cứu, xây
dựng các bước học tập, vận dụng tri thức, làm giàu hiểu biết cho bản thân
Tác giả Trần Hậu Tân (2017) trong sách chuyên khảo “Nâng cao NLSP của đội ngũ giảng viên trẻ
trong các nhà trường Quân đội hiện nay”, xác định để nâng cao NLSP cần coi trọng công tác quy hoạch,
tạo nguồn, tuyển chọn giảng viên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ giảng dạy; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NLSP và phát huy tính chủ động tích cực
của giảng viên Luận án “Hoàn thiện kĩ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay” của tác
giả Thân Văn Quân (2012): để hoàn thiện kĩ năng giảng dạy cho giảng viên trợ giảng ở đại học quân sự cần: Bổ sung kiến thức sư phạm và kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho trợ giảng; quy trình hóa hoạt động rèn luyện kĩ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng; rèn các kĩ năng dạy học cơ bản thông qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Lã Hồng Phương (2015) với Luận án Tiến sĩ Quản lí
giáo dục “Quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,
trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay” cho rằng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho
giảng viên phù hợp với định hướng phát triển các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay; đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên; tổ chức chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của giảng viên…
1.1.4 Khái quát về những công trình đã được công bố và xác định vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
1.1.4.1 Khái quát về những công trình nghiên cứu đã được công bố
Các nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy sự phong phú về nội dung và hình thức công bố của các công trình về hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLSP cho đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp
Đối với lĩnh vực chuyên môn quân sự, hiện nay còn khá thiếu vắng những nghiên cứu được công bố rộng rãi, trực tiếp đề cập đến NLSP và các năng lực bộ phận trong NLSP của giảng viên các
HV, TSQQĐ
Về phương diện tiếp cận của Khoa học giáo dục, các nghiên cứu về NLSP của giảng viên các
HV, TSQQĐ chưa đề cập sâu tới những đặc trưng hoạt động sư phạm trong môi trường quân sự của các HV, TSQQĐ gắn với yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh, tình hình mới của Quân đội Bối cảnh tình hình đổi mới GD, ĐT, sự phát triển khoa học kỹ thuật và khoa học quân sự, những yêu cầu và điều kiện hoạt động ở các nhà trường quân sự trong bối cảnh Quân đội đang tiến hành điều chỉnh tổ chức, biên chế, thực hiện “tinh, gọn, mạnh”… vẫn là khoảng trống cần được bổ sung trong luận án
1.1.4.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, về mặt lý luận cần tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu; khái quát làm rõ
những cơ sở khoa học về NLSP và phát triển NLSP cho với giảng viên các HV, TSQQĐ
Trang 9Thứ hai, về mặt thực tiễn, nghiên cứu cần tổ chức khảo sát, đánh giá theo những tiêu chuẩn, xây
dựng thang đo đánh giá mức độ thực hiện theo các tiêu chí cụ thể của NLSP của giảng viên
Thứ ba, cần kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, vận dụng các mô hình thực tiễn hiệu
quả; đề xuất các biện pháp phát triển NLSP cho giảng viên các HV, TSQQĐ sát đối tượng nghiên cứu Đặc biệt, nghiên cứu cần gắn với bối cảnh Quân đội thực hiện chủ chương điều chỉnh tổ chức theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, xây dựng một số quân, binh chủng tiến lên hiện đại
1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực sư phạm của giảng viên các học viện, trường sĩ
quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
1.2.1 Giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
1.2.1.1 Khái niệm giảng viên đại học và giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
Giảng viên đại học
Tại Điều 66, Chương IV, Luật giáo dục quy định về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo nêu rõ: (1) Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục Nhà giáo giảng dạy từ trình
độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên (2) Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh
Giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
Điều 38, Chương IV, Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam: Nhà giáo là người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và tổ chức, thực hành huấn luyện nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong GD, ĐT tại nhà trường Quân đội Nhà giáo trong các học viện, trường sĩ quan, đại học, cao đẳng được gọi là giảng viên
1.2.1.2 Hoạt động sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
Hoạt động sư phạm của GV diễn ra trong môi trường quân sự, tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật Quân đội;
Hoạt động sư phạm của giảng viên các HV, TSQQĐ thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm: dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật
Hoạt động sư phạm của GV chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng nguồn nhân lực tại các khoa giáo viên Đặc điểm nổi bật của GV các HV, TSQQĐ là không được đào tạo bài bản nghiệp
vụ sư phạm từ các cơ sở đào tạo giáo viên/giảng viên
Hiện nay, ở các HV, TSQQĐ số lượng GV trẻ đang được bổ sung vào biên chế, là nguồn kế cận cho các thế hệ nhà giáo Quân đội
Nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm của GV đã được các lực lượng giáo dục quan tâm trước yêu cầu nhiệm vụ GD, ĐT tại các HV, TSQQĐ ngày càng cao Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà giáo được xem là yếu tố quyết định đến việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị
1.2.2 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với giảng viên học viện, trường
sĩ quan Quân đội
1.2.3.1 Học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
gia - dân tộc, trong đó có Việt Nam
Hai là, bối cảnh trong nước
Hiện nay, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, là xu thế không thể đảo ngược Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng đã đem lại cho Việt Nam những thời cơ, vận hội mới, đồng thời cũng xuất hiện nhiều thách thức, nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đất nước đạt được một số kết quả bước đầu sau khi khống chế dịch bệnh Covid-19
Ba là, xu thế đổi mới và hiện đại hóa trong GD, ĐT thế giới và Việt Nam tác động tới các HV,
Trang 10ra đời, phạm vi chiến tranh không giới hạn về không gian, thời gian
Sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng tác động mạnh đến phương pháp, hình thức dạy học của giảng viên
Chủ trương điều chỉnh tổ chức, biên chế là xu thể khách quan nhằm hiện đại hóa Quân đội, đòi hỏi các HV, TSQQĐ cần thích ứng
1.2.3.2 Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Xu hướng giáo dục và đào tạo của Quân đội là “nhà trường gắn với chiến trường”; “chất lượng của huấn luyện là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, năng lực toàn diện cho giảng viên; xem đó là khâu then chốt để thực hiện các nhiệm vụ GD, ĐT
Trước hết, về phẩm chất chính trị - đạo đức: giảng viên HV, TSQQĐ là cán bộ, đảng viên;
đồng thời là nhà giáo Quân đội
Thứ hai, về năng lực hoạt động: giảng viên HV, TSQQĐ trước hết là sĩ quan, quân nhân trong
Quân đội Nhân dân Việt Nam, cần có đủ kiến thức chính trị-quốc phòng-an ninh
Về NLSP của giảng viên, trước sự phát triển của yêu cầu GD, ĐT, đòi hỏi giảng viên phải đảm bảo khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm là: dạy học, giáo dục và nghiên cứu khoa học
Yêu cầu về dạy học
Yêu cầu về giáo dục
Yêu cầu về nghiên cứu khoa học
1.2.3 Năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
1.2.3.1 Khái niệm
a) Khái niệm năng lực
Theo Từ điển Giáo dục học quân sự: Năng lực là khả năng cho phép một người đạt thành công trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện ở mức độ thông thạo, tức là
có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào đó
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, luận án xác định như sau:
Năng lực là sự thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm
vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội của cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm và sự sẵn sàng hành động
b) Năng lực sư phạm của giảng viên
Từ điển Giáo dục học quân sự: NLSP (trong lĩnh vực quân sự) là tổng hợp các phẩm chất tâm lý
và khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sư phạm của người dạy trong lĩnh vực quân sự
Phạm Viết Vượng cho rằng: NLSP là tổ hợp những thuộc tính tâm lý đặc trưng của nhà giáo phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm và đảm bảo sự thành công của các hoạt động sư phạm
Từ những khái niệm trên, xác định: Năng lực sư phạm của giảng viên là sự thực hiện hiệu quả (thực hiện thành công) hoạt động sư phạm dựa trên sự huy động tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với các yêu cầu của hoạt động sư phạm trong những điều kiện xác định
c) Khái niệm năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
“Năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội là sự thực hiện hiệu quả hoạt động sư phạm dựa trên sự huy động tổ hợp các thành tố kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với các yêu cầu của hoạt động sư phạm trong điều kiện của các học viện, trường sĩ quan Quân đội”
Trong phạm vi luận án, nghiên cứu NLSP dựa trên tiếp cận hệ thống - cấu trúc; tiếp cận lịch sử,
Trang 11tiếp cận thực tiễn và tiếp cận quá trình
(1) Về vị trí, vai trò của năng lực sư phạm
(2) Về cấu trúc năng lực sư phạm của giảng viên
NLSP cấu thành từ những thành phần cơ bản:
Một là, kiến thức chuyên môn
Hai là, kỹ năng sư phạm
Ba là, thái độ nghề nghiệp
(3) Về mối quan hệ của năng lực sư phạm với năng lực chung và các thành tố cấu thành năng lực sư phạm
(4) Về điều kiện hình thành, phát triển NLSP
Là một thuộc tính tâm lý, NLSP được hình thành, củng cố, phát triển trong hoạt động thực tiễn, biểu hiện sự nỗ lực, kiên trì cao và giá trị xã hội của GV
1.2.3.2 Hệ thống năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
a) Các căn cứ xác định năng lực sư phạm của giảng viên HV, TSQQĐ
- Cơ sở pháp lý: Theo Luật Giáo dục, 2005, (sửa đổi, bổ sung 2018), Chương IV, Điều 66; 67
về tiêu chuẩn Nhà giáo Chương IV, Điều 38, Điều lệ công tác nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam (2016) quy định những nội dung của Nhà giáo Thông tư 07/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng
về Quy định tiêu chuẩn chức danh sĩ quan chuyên môn-kỹ thuật-nghiệp vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam Quy định 842-QĐ/QU của Quân uỷ trung ương Quy định về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW (20/12/2022) về “Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới”
- Căn cứ đặc điểm các thành tố của quá trình GD, ĐT tại các HV, TSQQĐ
Hoạt động sư phạm của giảng viên; mục tiêu, yêu cầu đào tạo; nội dung, chương trình đào tạo; đặc điểm yêu cầu của đối tượng người học; đối tượng dạy và học
- Căn cứ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm xác định
b) Các năng lực thành phần trong hệ thống năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội
Năng lực dạy học
Năng lực giáo dục
Năng lực nghiên cứu khoa học
1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội Thứ nhất, căn cứ theo yếu tố quy định sự hình thành, phát triển của NLSP người giảng viên Thứ hai, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của giảng viên
Tiêu chí đánh giá NLSP của giảng viên được xác định trên các điểm sau:
Tiêu chí 1/ kiến thức chuyên môn của chủ thể thực hiện liên quan đến năng lực thành phần xác
Trang 121.2.2.4 Khung năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
a) Khung năng lực dạy học của giảng viên
b) Khung năng lực giáo dục của giảng viên
c) Khung năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
1.3 Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Khái niệm về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
- Khái niệm phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên là quá trình tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên
hoàn thiện và nâng cao hệ thống năng lực sư phạm nhằm đảm bảo cho hoạt động sư phạm của giảng viên đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo tại các nhà trường
- Khái niệm phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay là quá trình tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giảng viên hoàn thiện và nâng cao hệ thống năng lực sư phạm nhằm đảm bảo cho hoạt động sư phạm của giảng viên đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo tại các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
1.3.2 Sự cần thiết phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay
Thứ nhất, phát triển NLSP cho giảng viên là nhân tố tiên quyết đảm bảo cho hoạt động sư
phạm đạt hiệu quả tốt, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của giảng viên
Thứ hai, phát triển NLSP là đòi hỏi tất yếu cần thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giảng
viên, theo hướng đổi mới đồng bộ, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam ngày nay
Thứ ba, phát triển NLSP xuất phát từ nhu cầu tự thân của từng giảng viên nâng cao tay nghề
sư phạm
Thứ tư, phát triển NLSP xuất phát từ đặc điểm hoạt động sư phạm và mối quan hệ trong cấu
trúc nhân cách nhà giáo Quân đội
Thứ năm, xuất phát từ thực tế năng lực giảng viên và phát triển NLSP cho giảng viên ở các
HV, TSQQĐ hiện nay
1.3.3 Nguyên tắc phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Thứ nhất, đảm bảo bám sát mục tiêu, yêu cầu GD, ĐT tại các HV, TSQQĐ; đồng thời, cập
nhật chuẩn đầu ra các đối tượng đào tạo trong Quân đội
Thứ hai, đảm bảo sát điều kiện, khả năng, đặc điểm, môi trường sư phạm của các HV,
TSQQĐ
Thứ ba, đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục; chú trọng tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của GV các HV, TSQQĐ
Thứ tư, đảm bảo tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục trong nước và trên thế giới nhằm thích
ứng với yêu cầu trong bối cảnh, tình hình mới
Thứ năm, phát triển NLSP cho GV đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực,
bồi dưỡng xây dựng đội ngũ nhà giáo Quân đội; đảm bảo số lượng, chất lượng thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay
1.3.4 Các thành tố của phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
1.3.4.1 Mục tiêu phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Một là, khắc phục những hạn chế còn tồn tại về NLSP của GV; nâng cao chất lượng hoạt động
sư phạm cho GV, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD, ĐT trong Quân đội,
Hai là, nâng cao thái độ tích cực của GV đối với nghề nghiệp sư phạm;
Trang 13Ba là, giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm thông qua bồi dưỡng cho GV tri
thức chuyên môn, phương pháp, kỹ năng hoạt động sư phạm
Bốn là, giúp GV có cơ sở đảm bảo tay nghề sư phạm, ổn định nghề nghiệp
Năm là, nâng cao uy tín nghề nghiệp cho GV
Sáu là, nâng cao NLSP của GV góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo Quân đội
1.3.4.2 Nội dung phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Thứ nhất, về nhận thức, kiến thức: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nghề nghiệp sư
phạm cho GV; bồi dưỡng tri thức cho GV về NLSP
Thứ hai, về thái độ: củng cố và nâng cao xu hướng, động cơ nghề nghiệp; bồi dưỡng thái độ
tích cực, ý thức trách nhiệm, tình yêu với nghề nghiệp sư phạm của GV, nhất là đối với GV trẻ các
HV, TSQQĐ
Thứ ba, đối với năng lực dạy học: bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, phương pháp, kỹ năng cho
GV về hoạt động dạy học
Thứ tư, đối với năng lực giáo dục: nâng cao cho khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của
GV vào giáo dục, định hướng, xây dựng nhân cách, hình thành thế giới quan, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin, thái độ, bản lĩnh chính trị - tư tưởng cho học viên
Thứ năm, đối với năng lực NCKH: hoàn thiện và nâng cao năng lực cho GV trong hoạt động
NCKH
Thứ sáu, về hoạt động đánh giá và tự đánh giá: nâng cao năng lực cho các lực lượng giáo dục
và GV trong đánh giá và tự đánh giá mức độ phát triển NLSP
Thứ bảy, về điều kiện môi trường: xây dựng môi trường sư phạm tích cực tại các khoa giáo
viên, các cơ sở đào tạo, phát triển khả năng tương tác, xây dựng cộng đồng nghề nghiệp nhằm hỗ trợ
GV phát triển NLSP
Thứ tám, về điều kiện cơ sở vật chất, chính sách: tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất; thực
thi chính sách xây dựng đội ngũ nhà giáo Quân đội tại các HV, TSQQĐ
1.3.3.4 Phương thức phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Thứ nhất, thông qua hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm do Cục Nhà trường -
Bộ Tổng Tham mưu phối hợp cơ quan quản lí giáo dục các HV, TSQQĐ
Thứ hai, thông qua hoạt động học tập, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ, phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức tại các HV, TSQQĐ
Thứ ba, thông qua hoạt động có kế hoạch, tổ chức hoạt động chuyên môn, sinh hoạt học thuật
cấp Khoa, cấp bộ môn của các khoa giáo viên các HV, TSQQĐ Bộ môn, khoa giáo viên là đơn vị học thuật cơ bản tại các HV, TSQQĐ
Thứ tư, thông qua tổ chức hoạt động hội thao, hội giảng, hội thi, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm của các HV, TSQQĐ
Thứ năm, thông qua hoạt động đánh giá chất lượng giảng viên theo chuẩn đầu ra của từng cơ
sở đào tạo
Thứ sáu, thông qua hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nắm vững chuyên môn, phát
triển nghề nghiệp và xây dựng cộng đồng nghề nghiệp sư phạm tại các HV, TSQQĐ
Thứ bảy, thông qua phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên trong hoạt động
tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của nhằm nâng cao NLSP
1.3.4.4 Lực lượng tham gia phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
Lãnh đạo, chỉ huy các HV, TSQQĐ:
Lãnh đạo, chỉ huy các phòng ban chức năng
Cấp uỷ, chỉ huy các khoa giáo viên, các tổ bộ môn ở các HV, TSQQĐ;
Chủ thể trực tiếp là đội ngũ giảng viên
Đối tượng được bồi dưỡng, phát triển NLSP: là đội ngũ giảng viên tại khoa giáo viên thuộc các HV, TSQQĐ; tập trung chủ yếu vào giảng viên trẻ tuổi đời, tuổi quân và giảng viên mới có dưới
5 năm giảng dạy liên tục
1.3.3.5 Điều kiện phát triển năng lực sư phạm của giảng viên
- Thứ nhất, điều kiện về nhận thức của GV
Trang 14- Thứ hai, điều kiện về kiến thức kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm sư phạm của GV
- Thứ ba, về sự chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, thái độ tích cực, cầu thị tiến bộ của GV
- Thứ tư, điều kiện về nhận thức của các lực lượng giáo dục đối với yêu cầu nhiệm vụ và đòi
hỏi cần nâng cao NLSP cho GV
- Thứ năm, điều kiện về MTSP thuận lợi, cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy
sự phát triển NLSP của GV;
- Thứ sáu, điều kiện bối cảnh thực tiễn với yêu cầu nâng cao chất lượng GD, ĐT, đáp ứng mục
tiêu xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới đặt ra cho các HV, TSQQĐ
- Thứ bảy, các dự án xây dựng đội ngũ GV các HV, TSQQĐ đã và đang được thực hiện
1.3.4.6 Đánh giá kết quả phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
- Đánh giá thường xuyên thông qua thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung taam của giảng viên
- Đánh giá định kỳ bằng các hình thức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao từ cấp bộ môn, cấp khoa để đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của giảng viên
1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường
sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
1.4.1.1 Nhận thức, kiến thức chuyên môn của giảng viên
1.4.1.2 Xu hướng, động cơ, thái độ nghề nghiệp của giảng viên
1.4.1.3 Tính tích cực, tự học, tự rèn của giảng viên
1.4.1.4 Phương pháp, kỹ năng rèn luyện của giảng viên
1.4.2 Các yếu tố về khách quan
1.4.2.1 N hận thức, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường
1.4.2.3 Từ mục tiêu, yêu cầu GD, ĐT của Quân đội trong điều kiện mới
1.4.2.4 Điều kiện vật chất, phương tiện cho GD, ĐT
1.4.2.5 C hế độ, chính sách xây dựng đội ngũ nhà giáo Quân đội
Kết luận chương 1
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới NLSP và phát triển NLSP cho giảng viên, cho thấy đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn được nhiều nhà khoa học giáo dục trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên HV, TSQQĐ là quá trình tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giảng viên hoàn thiện và nâng cao hệ thống năng lực sư phạm nhằm đảm bảo cho hoạt động sư phạm của giảng viên đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo tại các
HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay
Luận án từ việc làm rõ sự liên hệ mật thiết giữa các vấn đề về điều kiện, bối cảnh tình hình mới, yêu cầu, nhiệm vụ GD, ĐT đặt ra cho GV Quân đội làm cơ sở luận giải các vấn đề về NLSP của GV
và phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Tạo tiền đề cho việc đề xuất xây dựng khung NLSP của
GV các HV, TSQQĐ gồm: khung năng lực dạy học; khung năng lực giáo dục; khung năng lực NCKH
của GV
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN
HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1 Khái quát về các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay và địa bàn khảo sát thực trạng năng lực sư phạm và phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên
2.1.1 Khái quát chung
Hiện Quân đội có 11 học viện; 12 trường sĩ quan có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học, tức cán bộ chỉ huy cấp chiến thuật phân đội
Luận án khảo sát 05 HV, TSQQĐ: Học viện Chính trị: (Trước dây là Trường Chính trị trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập ngày 25/10/1951 Tổ chức Học viện gồm có: 11