1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

279 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Đào Văn Mẫn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Tình, TS Nguyễn Đăng Trung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Giáo dục học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 279
Dung lượng 7,58 MB

Nội dung

Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nayPhát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO VĂN MẪN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN

CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO VĂN MẪN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN

CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục

Mã số: 9 14 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH

2 TS NGUYỄN ĐĂNG TRUNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

trích dẫn trong luận án là trung thực và nội dung không sao chép ở bất cứ

đâu; các kết quả của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công

Trang 4

em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự, Ban Chủ nhiệm, thầy cô giáo Khoa CTĐ, CTCT và các đồng nghiệp

ở Học viện Khoa học Quân sự; cán bộ, giảng viên, học viên các học viện, trường sĩ quan nơi tôi đến khảo sát đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục và các nhà khoa học ở trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy

và góp ý trí tuệ cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất, NCS xin được gửi đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2024

Tác giả luận án

Đào Văn Mẫn

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………1

1 Lý do chọn đề tài……….…………1

2 Mục đích nghiên cứu……… …3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu……….………3

4 Giả thuyết khoa học……….……3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu……….……….…….… 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

8 Những luận điểm cần bảo vệ 7

9.Đóng góp mới của luận án 8

10 Cấu trúc của luận án 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Nghiên cứu về năng lực sư phạm của giảng viên 9

1.2.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 16

1.2.3 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội 24

1.1.4 Khái quát về những công trình đã được công bố và xác định vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 26

1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 27

1.2.1 Giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội 27

1.2.2 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội 32

1.2.3 Năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 37

Trang 7

1.3 Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện,

trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 55

1.3.1 Khái niệm về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 55

1.3.2 Sự cần thiết phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 57

1.3.3 Nguyên tắc phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 59

1.3.4 Các thành tố của phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 59

1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay 66

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 66

1.4.2 Các yếu tố về khách quan 66

Kết luận chương 1 68

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 69

2.1 Khái quát về các học viện, trường sĩ quan Quân đội và địa bàn khảo sát thực trạng năng lực sư phạm và phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 69

2.1.1 Khái quát chung về các học viện, trường sĩ quan Quân đội 69

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các học viện, trường sĩ quan Quân đội 73

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 74

2.2.1 Mục đích khảo sát 74

2.2.2 Nội dung khảo sát 74

2.2.3 Đối tượng, thời gian và phạm vi khảo sát 74

2.2.4 Phương pháp khảo sát 75

2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá 77

2.2.6 Xử lý số liệu khảo sát 77

Trang 8

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên các học viện, trường

sĩ quan Quân đội 78

2.3.1 Thực trạng nhận thức, thái độ của các lực lượng giáo dục về năng lực sư phạm và phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 78

2.3.2 Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội…80 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 92

2.4.1 Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục đối với mục tiêu phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 92

2.4.2 Thực trạng thực hiện các nội dung phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 94

2.4.3 Thực trạng thực hiện các phương thức phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên …97 2.4.4 Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục trong phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 99

2.4.5 Thực trạng điều kiện phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 101

2.4.6 Thực trạng đánh giá phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên 103

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm và phát triển năng lực sư phạm của giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 105

2.5.1 Các yếu tố chủ quan thuộc về giảng viên 105

2.5.2 Các yếu tố khách quan 107

2.6 Đánh giá chung về thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên và phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 109

2.6.1 Ưu điểm và nguyên nhân 109

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 111

2.6.3 Những vấn đề rút ra cần giải quyết 112

Kết luận chương 2 114

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 115

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 115

Trang 9

3.2 Các biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ

quan Quân đội 117

3.2.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 117

3.2.2 Hoàn thiện, triển khai khung năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 121

3.2.3 Xây dựng chương trình phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 127

3.2.4 Vận dụng phương thức hướng dẫn đồng nghiệp phát triển năng lực sư phạm tại các học viện, trường sĩ quan Quân đội 132

3.2.5 Phát huy tính tích cực, chủ động của giảng viên trong tự học tập, nghiên cứu, tự rèn luyện phát triển năng lực sư phạm 136

3.2.6 Thường xuyên đánh giá và tự đánh giá mức độ phát triển năng lực sư phạm của giảng viên 139

3.2.7 Tạo điều kiện, môi trường sư phạm thuận lợi cho giảng viên tại các học viện, trường sĩ quan Quân đội phát triển năng lực sư phạm 142

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 145

3.4 Thực nghiệm biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 146

3.4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 146

3.4.2 Khái quát chung về quá trình thực nghiệm biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội 150

3.4.3 Kết quả thực nghiệm 157

Kết luận chương 3 170

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 171

1 Kết luận 171

2 Khuyến nghị 173

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 175

TÀI LIỆU THAM KHẢO 176

PHỤ LỤC 183

Trang 10

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Thống kê đối tượng khảo sát tại 5 cơ sở đào tạo 75

Bảng 2.2 Thang đo khoảng theo giá trị trung bình 78

Bảng 2.3 Đánh giá về tầm quan trọng và sự cần thiết của NLSP và phát triển NLSP cho GV 79

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng năng lực dạy học của GV 80

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng năng lực giáo dục của GV 83

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực trạng năng lực NCKH của GV 85

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp khảo sát thực trạng NLSP của GV 88

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp khảo sát kết quả hoạt động sư phạm của GV 89

Bảng 2.9 Kết quả khảo sát nhận thức về mục tiêu phát triển NLSP cho GV 92

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung phát triển NLSP cho GV 94

Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng các phương thức phát triển NLSP cho GV 97

Bảng 2.12 Kết quả khảo sát mức độ tham gia của các lực lượng trong phát triển NLSP cho GV 100

Bảng 2.13 Kết quả khảo sát các điều kiện phát triển NLSP cho GV 101

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng đánh phát triển NLSP cho GV 103

Bảng 2.15 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP của GV 105

Bảng 2.16 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng phát triển NLSP cho GV 107

Bảng 3.1 Rubric đánh giá năng lực dạy học của GV 122

Bảng 3.2 Rubric đánh giá năng lực giáo dục của GV 123

Bảng 3.3 Rubric đánh giá năng lực NCKH của GV 125

Bảng 3.4 Tổng hợp khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 147

Bảng 3.5 Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp 148

Bảng 3.6 Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 149

Bảng 3.7 Kết quả nhận thức về NLSP của GV trước thực nghiệm 157

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá năng lực dạy học của GV trước thực nghiệm 157

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá về nhận thức, thái độ nghề nghiệp của GV 158

Bảng 3.10 Tỉ lệ phương án đánh giá mức độ nhận thức của GV sau thực nghiệm 158

Trang 11

Bảng 3.11 Đánh giá về chất lượng thực giảng của GV sau thực nghiệm 159

Bảng 3.12 Bảng tham số nhóm thực nghiệm 1 sau thực nghiệm 160

Bảng 3.13 Kết quả đánh giá về nhận thức của GV sau thực nghiệm 161

Bảng 3.14 Tỉ lệ phương án đánh giá mức độ nhận thức về NLSP của GV sau thực nghiệm 161

Bảng 3.15 Kết quả đánh giá chất lượng thực giảng của GV sau thực nghiệm 162

Bảng 3.16 Bảng tham số nhóm thực nghiệm 2 sau thực nghiệm 163

Bảng 3.17 Kết quả đánh giá về nhận thức, thái độ của GV sau thực nghiệm 165

Bảng 3.18 Kết quả đánh giá năng lực dạy học của GV sau thực nghiệm 165

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Quy trình tiến hành bài giảng theo thực nghiệm của GV 156

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực trạng về NLSP của GV các HV, TSQQĐ 89

Biểu đồ 2.2: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP của GV 106

Biểu đồ 2.3: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP của GV 108

Biểu đồ 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp 147

Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp 148

Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 150

Biểu đồ 3.4 Sự phát triển nhận thức về NLSP của GV nhóm thực nghiệm 1 158

Biểu đồ 3.5 So sánh sự phát triển năng lực dạy học của nhóm thực nghiệm 1 159

Biểu đồ 3.6 Sự phát triển nhận thức về NLSP của GV nhóm thực nghiệm 2 162

Biểu đồ 3.7 So sánh sự phát triển năng lực dạy học của nhóm thực nghiệm 2 162

Biểu đồ 3.8 So sánh năng lực dạy học của các nhóm thực nghiệm và đối chứng 166

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, chất lượng của một cơ sở đào tạo được đánh dấu bởi chất lượng của đội ngũ giảng viên Cùng với phẩm chất đạo đức, NLSP là một trong những thành tố cấu thành nên nhân cách nhà giáo - yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm của người

GV Cũng như GV thuộc các trường đại học ngoài Quân đội, GV tại các HV, TSQQĐ

có vai trò trực tiếp nâng cao chất lượng GD, ĐT trong Quân đội Để hiện thực hoá công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo quan điểm Nghị quyết 29 - NQ/TW [26] gắn với chuẩn bị nguồn lực con người cho quá trình hiện đại hoá Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh, chuyên sâu, hiện đại”, phấn đấu đến năm

2030 xây dựng QĐND Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” [31, tr 17] đòi hỏi người GV phải không ngừng trau dồi phẩm chất, hoàn thiện năng lực toàn diện Trên thực tế, NLSP không phải là yếu tố tự thân, vốn có của mỗi GV mà được hình thành, phát triển thông qua quá trình bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên, liên tục trong hoạt động thực tiễn

Hiện nay, các HV, TSQQĐ đã và đang từng bước điều chỉnh tổ chức; đồng thời thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT, nâng cao chất lượng hoạt động sư phạm theo hướng thực chất Thực tế trên đề ra cho công tác GD, ĐT trong Quân đội cả thời

cơ và thách thức mới Trọng trách đặt lên vai những người làm công tác giáo dục trong Quân đội, trong đó tuyến đầu thuộc về đội ngũ GV các HV, TSQQĐ Việc bồi dưỡng

và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao NLSP cho đội ngũ GV chính là khâu then chốt, giải quyết “nút thắt” cho bài toán GD, ĐT trong Quân đội Vấn đề làm sao để phát triển NLSP cho GV nhằm tạo nên sản phẩm đầu ra đáp ứng cho nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, thích ứng với đòi hỏi của tình hình mới đang trở thành yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết ở các HV, TSQQĐ

1.2 Trước đòi hỏi của thực tiễn, nhận thức rõ nhu cầu từ cơ sở, thời gian qua Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng và các HV, TSQQĐ đã xây dựng, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, đề án lớn Trong đó, nội bật có Nghị quyết 1657-NQ/QUTW (20/12/2022) về “Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới” [84]; Nghị quyết 1659-NQ/QUTW (20/12/2022)

về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo”;

Đề án 1853/ĐA-TM (07/03/2023) về “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục trong quân đội giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo” [13]; Quyết định số

Trang 13

3061/QĐ-BQP ngày 11/07/2023 về phê duyệt “Đề án Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” [10] Theo đó, công tác xây dựng đội ngũ GV gắn liền với chuẩn hoá chức danh chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn và năng lực công tác Hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLSP cho GV tại các HV, TSQQĐ cũng được tiến hành thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong và

ngoài Quân đội Tuy nhiên, thực tiễn còn tồn tại những vấn đề lớn: Thứ nhất, nhận

thức, trách nhiệm, năng lực của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn chưa cao, chưa đánh giá kịp xu hướng, yêu cầu của sự phát triển giáo dục, khoa học công nghệ để đổi

mới GD, ĐT [30, tr 12]; Thứ hai, đối với GV trẻ, GV mới, kiến thức, kinh nghiệm

hoạt động sư phạm còn ít, thái độ, động cơ nghề nghiệp chưa cao ảnh hưởng nhất định tới chất lượng GD, ĐT, thậm chí “Có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thiếu tâm huyết với nghề, chưa thực sự nỗ lực cố gắng Ý thức tự bồi dưỡng, tự đào tạo để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chưa thực sự trở thành nhu cầu của nhiều nhà giáo… Một

bộ phận nhà giáo còn thiếu tự tin, thiếu quyết tâm trong đổi mới phương pháp giảng

dạy” [30, tr 14]; Thứ ba, tại các HV, TSQQĐ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, phát

triển NLSP cho GV chưa được tiến hành có hệ thống và chưa đi vào thực chất, do

“chưa có nhiều chế độ, chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ nhà

giáo phấn đấu, phát triển” [30, tr 14]; thứ tư, chất lượng, hiệu quả hoạt động sư phạm

tại một số HV, TSQQĐ chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, chất lượng đầu ra có bộ phận

“chưa thích ứng nhanh với điều kiện, môi trường công tác mới” [84, tr 1]

1.3 Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đòi hỏi cần có biện pháp căn bản nhằm phát triển NLSP của GV một cách thực chất, đẩy mạnh chất lượng GD, ĐT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới Thời gian qua, đã có một số công trình dưới các góc độ khác nhau nghiên cứu nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của GV trong các nhà trường Quân đội Tuy nhiên, xét dưới góc độ Khoa học giáo dục còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về NLSP và phát triển NLSP cho

GV các HV, TSQQĐ Nhất là những nghiên cứu tiếp cận, vận dụng các mô hình tiên tiến ở các cơ sở đào tạo ngoài Quân đội để phát triển NLSP cho GV Đặc biệt, còn thiếu vắng những nghiên cứu cập nhật tình hình thực tiễn của đất nước và Quân đội gắn với phát triển NLSP cho GV tại các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, lựa chọn vấn đề “Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay” làm

luận án nghiên cứu là cấp thiết và hữu ích

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng NLSP và phát triển NLSP cho GV

ở các HV, TSQQĐ; luận án đề xuất biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng GD, ĐT của các HV, TSQQĐ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV các HV, TSQQĐ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm; các HV, TSQQĐ đã và đang thực hiện các hoạt động bồi dưỡng để phát triển NLSP cho GV Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên quá trình phát triển NLSP cho GV các HV,

TSQQĐ còn hạn chế Nếu xác định được các NLSP cần phát triển cho GV các HV,

TSQQĐ và thực hiện các biện pháp phát triển NLSP như: nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục, cụ thể hoá khung NLSP cho giảng viên, phát huy vai trò tích cực, chủ động của giảng viên trong rèn luyện nâng cao NLSP và đặc biệt, thực hiện hướng

dẫn đồng nghiệp phát triển NLSP thì sẽ nâng cao được NLSP cho GV các HV,

TSQQĐ góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng NLSP và phát triển NLSP của

GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

5.3 Đề xuất biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

5.4 Thực nghiệm biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về NLSP và phát triển NLSP cho GV, trong đó tập trung vào GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm ở các

Trang 15

6.2 Về địa bàn nghiên cứu

Luận án tiến hành khảo sát ở 5 HV, TSQQĐ là: Học viện Chính trị; Học viện

Kỹ thuật Quân sự và Học viện Khoa học Quân sự; Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1;

Thực nghiệm tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1

6.3 Về khách thể khảo sát

Luận án khảo sát cán bộ quản lí giáo dục, GV và học viên đang đào tạo thuộc các

học viện và trường sĩ quan Quân đội được điều tra

6.4 Về thời gian nghiên cứu

Luận án nghiên cứu, xử lý và sử dụng các tư liệu, số liệu thu thập, khảo sát, điều tra từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2023 - 2024

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt

và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

Nam về GD, ĐT; dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp NCKH giáo dục làm cơ sở thực hiện đề tài

7.1.1 Tiếp cận hoạt động

Hoạt động sư phạm là tổng thể các tác động qua lại lẫn nhau giữa người dạy và người học; NLSP biểu hiện cụ thể qua kết quả hoạt động của GV dưới tác động nhiều chiều trong MTSP quân sự NLSP biểu hiện trên các phương diện: hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, hoạt động NCKH dưới sự tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phát triển NLSP cần đặt trong môi trường hoạt động sư phạm quân sự đa dạng, phong phú, tác động lẫn nhau của các thành tố trong

nhà trường Quân đội

7.1.2 Tiếp cận phát triển

Trang 16

Tiếp cận phát triển chỉ ra xu hướng, khả năng phát triển, điều kiện, phương thức phát triển của đối tượng Như vậy, NLSP được nhìn nhận đánh giá trong sự tương tác với các điều kiện khác để phát triển hoàn thiện hơn GV không chỉ là người dạy,

mà còn là đối tượng được trải nghiệm, tiếp cận với điều kiện sư phạm tối ưu nhằm hoàn thiện NLSP Cũng như vậy, các biện pháp phát triển NLSP cho GV đặt người

GV ở vị trí trung tâm, giúp họ khơi dậy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ, phát huy cao độ tiềm năng, nội lực tạo nên bước phát triển về chất trên các mặt kiến thức,

kỹ năng, thái độ so với chính bản thân

7.1.3 Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực tập trung vào hệ thống các NLSP cơ bản của GV như năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực NCKH Hoạt động sư phạm đòi hỏi nhiều năng lực liên quan, thông qua thực tiễn hoạt động sư phạm đa dạng để phát triển các năng lực bộ phận cho GV Nghiên cứu, phát triển NLSP chính là giúp hình thành, phát triển những năng lực bộ phận; từ đó tác động để hoàn thiện NLSP cho GV, hỗ trợ cho hoạt động sư phạm của GV đạt hiệu quả cao

7.1.5 Tiếp cận liên ngành

Để giải quyết vấn đề phát triển NLSP cho GV HV, TSQQĐ, không thể giới hạn phương pháp, cách tiếp cận của khoa học giáo dục mà cần sự liên thông, tương hỗ của nhiều ngành khoa học Mặt khác, phát triển NLSP cho GV phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện chủ quan như phẩm chất, năng lực, tri thức, phương pháp, kỹ năng sư phạm ; điều kiện khách quan: bối cảnh giáo dục, xu thế đổi mới GD, ĐT, yếu tố người học và MTSP Do đó, cần có hướng tiếp cận đa chiều, vận dụng linh hoạt nhiều thành quả khoa học liên quan trong nghiên cứu

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.2.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

- Luận án nghiên cứu các văn bản pháp quy như: văn kiện của Đảng Cộng sản

Trang 17

Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chỉ lệnh, chỉ thị, thông tư trong Quân đội Nhân dân Việt Nam; các công trình nghiên cứu về công tác nhà trường, hoạt động GD, ĐT ở các trường đại học trong và ngoài Quân đội

- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp lý luận từ các tài liệu, các đề tài NCKH, luận

án và bài báo khoa học trong và ngoài nước đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí,

kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan đến luận án

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV tại các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội những năm gần đây Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận về NLSP và phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh mới

7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Luận án tổng hợp lý thuyết về NLSP, phát triển NLSP từ nhiều nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước, các công trình đã được biên dịch, công bố; qua đó phân loại, hệ thống hóa, làm nền tảng xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLSP và các biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp quan sát

Luận án sử dụng phương pháp quan sát hoạt động của các lực lượng giáo dục; hoạt động GD, ĐT, NCKH, quá trình hoạt động giảng dạy của GV tại các HV, TSQQĐ để phân tích, đánh giá nội dung liên quan tới NLSP của GV các HV, TSQQĐ

7.2.2.2 Phương pháp điều tra

Luận án sử dụng phương pháp điều tra đối với cán bộ quản lí giáo dục, GV và học viên ở 5 HV, TSQQĐ (Học viện Chính trị; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Học viện Khoa học Quân sự; Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1) nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng NLSP của GV và phát triển NLSP cho GV các HV,

TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Luận án thực hiện phương pháp phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lý giáo dục ở phòng, ban, khoa, bộ môn; GV và học viên về các nội dung cơ bản có liên quan thực trạng NLSP của GV Đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu theo chủ đề với cán bộ quản lý, GV giúp đánh giá tính khách quan các số liệu đã khảo sát nhằm bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn thông tin đã thu được từ khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu

7.2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Luận án tiến hành xin ý kiến các nhà khoa học công tác trong lĩnh vực khoa học giáo dục và GV về những vấn đề liên quan tới luận án; ngoài ra, xin ý kiến chuyên gia

Trang 18

về tính logic, khả thi của các biện pháp mà luận án đề xuất

7.2.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: thông tin, hồ sơ giảng dạy, kết quả đánh giá của cơ quan quản lý giáo dục về hoạt động sư phạm, chất lượng học tập của người học Qua đó, đánh giá NLSP của GV và phát triển NLSP cho GV

7.2.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Luận án nghiên cứu các báo cáo tổng kết GD, ĐT trong một số HV, TSQQĐ; những kinh nghiệm về phát triển NLSP cho GV ở các cơ sở giáo dục Từ việc tổng kết kinh nghiệm và rút ra kết luận khoa học về những vấn đề liên quan, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

7.2.2.7 Phương pháp chuyên gia

Để nghiên cứu được toàn diện và đi đúng hướng, Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua tham vấn, trao đổi, lĩnh hội những ý kiến hợp lý của các nhà khoa học và các chuyên gia giáo dục; vận dụng trên cơ sở kế thừa có phân tích các thành quả khoa học làm phong phú cho nghiên cứu này

7.2.2.8 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Luận án tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả dụng của các

biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1

7.2.2.9 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Luận án nghiên cứu NLSP của một số trường hợp GV trẻ, GV mới tại một số

HV, TSQQĐ để đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm tính hiệu quả của biện pháp phát triển NLSP được thực nghiệm

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Luận án sử dụng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu nghiên cứu thực tiễn, tiến hành đánh giá biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Số liệu thu thập từ phiếu điều tra thực trạng, từ thực nghiệm được xử lý bằng chương trình phần mềm Microsof Excel, SPSS 20.0; từ các các kết quả, rút ra nhận định phù hợp

8 Những luận điểm cần bảo vệ

8.1 Năng lực sư phạm là năng lực cơ bản, cần thiết trong hệ thống năng lực nghề

nghiệp của GV các HV, TSQQĐ và gồm các năng lực cơ bản sau: năng lực dạy học; năng lực giáo dục và năng lực NCKH Phát triển NLSP cho GV là một trong các nhiệm

vụ quan trọng góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV ở các HV, TSQQĐ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự-quốc phòng tình hình mới

Trang 19

8.2 Năng lực sư phạm của GV ở các HV, TSQQĐ còn ở mức trung bình Phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ còn hạn chế do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; trong đó yếu tố chủ quan như: nhận thức, xu hướng, động cơ, thái độ nghề nghiệp của GV và nhận thức, trách nhiệm của lực lượng giáo dục trong nhà trường có mức độ ảnh hưởng cao hơn cả

8.3 Có nhiều biện pháp để phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ; trong

đó, hoàn thiện, triển khai khung NLSP cho GV và vận dụng phương thức hướng dẫn đồng nghiệp phát triển NLSP sẽ nâng cao được NLSP cho GV, góp phần nâng cao chất lượng GD, ĐT ở các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Đóng góp về mặt lý luận

Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về NLSP; làm phong phú cho cơ sở lý luận về phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ như khái niệm, cấu trúc, khung NLSP, các thành tố của phát triển NLSP cho giảng viên; chỉ ra những đặc trưng của bối cảnh hiện nay và yêu cầu về NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Qua đó giúp hoàn thiện,

phong phú cho lý luận dạy học hiện đại, gắn với MTSP quân sự

9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án làm rõ vấn đề thực tiễn về NLSP: phân tích, đánh giá thực trạng NLSP

và phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

Đề xuất biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ khoa học, khả thi, gắn với MTSP quân sự

Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng trong công tác bồi dưỡng GV ở các nhà trường trong Quân đội, góp phần chuẩn hóa đội ngũ GV, nâng cao chất lượng GD,

ĐT tăng cường sức mạnh tổng hợp cho Quân đội thích ứng với bối cảnh hiện nay

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục công trình khoa học đã

công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện,

trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

Chương 2 Thực trạng phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện,

trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

Chương 3 Biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện,

trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM

CHO GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về năng lực sư phạm của giảng viên

Giáo dục là hiện tượng xã hội-lịch sử, đồng hành với sự phát triển của xã hội loài người Khi Khoa học giáo dục hình thành, vấn đề GD, ĐT nói chung và NLSP của người GV đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Trong tác phẩm “Khoa Sư phạm vĩ đại”, J.A Comexki - Nhà giáo dục người

Séc, đã đề cập đến năng lực của người thầy giáo Từ việc khẳng định chức năng của nghề giáo, ông cho rằng người giáo viên phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức, giỏi về chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi của xã hội Ông nêu lên quan điểm: để làm sao “thầy giáo dạy ít hơn, nhưng học sinh học được nhiều hơn… để trong trường học không có tiếng kêu la, không có cảm giác sợ và sự lao động bị bỏ ra một cách vô ích, mà chỉ có niềm vui và những hi vọng đầy thành tích” [18, tr 112]

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm giáo dục của các học giả Xô

Viết còn nguyên giá trị A.X Makarenco qua tác phẩm “Bài ca sư phạm” (1928),

“Ngọn cờ trên đỉnh tháp” (1938), “Giáo dục trong thực tiễn” (1938) đã đề cập sâu sắc

các quan điểm giáo dục được thể nghiệm trong hoạt động thực tiễn ở trại Gooc-xki và

Công xã Déc-din-xki A.X Makarenco khẳng định vai trò to lớn và quyết định của thực tiễn Khẳng định khoa sư phạm phải có trong tay tất cả các phương pháp gây ảnh hưởng tích cực đủ mạnh tới giáo dục con người Tư tưởng giáo dục trên thấm nhuần tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa, đề cao tính tích cực trong nhân cách, vị thế và vai trò của tập thể trong sự điều hành có tổ chức của nhà giáo dục có phẩm chất và NLSP

[60 tr 17-18] Để trở thành nhà giáo dục chân chính có phẩm chất, có NLSP, theo

A.X Makarenco, đòi hỏi giáo viên phải coi trọng nghề nghiệp, tích cực làm việc, trau dồi tri thức toàn diện trong thực tiễn Đòi hỏi nhà giáo dục cần: “thương yêu con người

vô hạn, tất cả vì con người” Ông cho rằng “giáo dục trong thực tiễn” là cơ sở để kiểm nghiệm lý luận; lấy hoạt động thực tiễn để kích thích hứng thú học tập cho người học

Những năm 60 (thế kỷ XX), Ph.N Gonobolin với cuốn sách “Những phẩm chất

tâm lý của người giáo viên” đã phân tích những năng lực hoạt động sư phạm của

người giáo viên và cho rằng: NLSP là là một loại năng khiếu đặc biệt, thuộc về những năng lực đặc thù, chuyên biệt của ngành nghề sư phạm, giúp giáo viên hoàn thành tốt

Trang 21

nhiệm vụ của mình Theo tác giả, những NLSP chỉ ra gồm: Năng lực hiểu học sinh, nắm vững những vấn đề tâm lý người học và phẩm chất của họ; năng lực truyền đạt tài liệu tới người học; năng lực thu hút học sinh, truyền nhiệt tình, cuốn hút và kích thích người học có cảm xúc thích hợp; năng lực thuyết phục mọi người, ảnh hưởng giáo dục đối với người khác; năng lực tổ chức, lãnh đạo tập thể, duy trì kỷ luật, hướng dẫn học tập, phối hợp hoạt động lao động và học tập; ứng xử sư phạm khéo léo; năng lực dự kiến và xử lý tình hình; năng lực sáng tạo trong hoạt động sư phạm; năng lực giải quyết tình huống sư phạm; năng lực huy động thực tiễn, kích thích hứng thú học tập, liên hệ tài liệu học tập cho người học [36, tr 83-84]

A.V Petrovxki - nhà tâm lý học Xô Viết - những năm 80 (thế kỷ XX), trong

cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” đã chỉ ra phẩm chất và NLSP cơ

bản của giáo viên Tác giả cho rằng đây không chỉ là điều kiện hoạt động sư phạm mà còn là kết quả của hoạt động; đó là sự kết hợp của các yếu tố: thuộc tính tâm lý, thái

độ và hành động của giáo viên; là sự tổng hoà của phẩm chất tâm lý, tình cảm và ý chí của giáo viên Về cấu trúc NLSP, ông đã phân định những dạng năng lực tương ứng như: Năng lực dạy học là khả năng xây dựng phương pháp truyền thụ tri thức và kỹ xảo cho học sinh trên cơ sở hiểu quy luật chung của việc dạy học; năng lực thiết kế: thiết kế, hình thành nhân cách học sinh một cách có kết quả, có thể dự kiến được thành quả, dự đoán được hành vi của trẻ; năng lực tri giác: thể hiện khả năng hiểu, nắm bắt tâm lý trẻ, trạng thái tinh thần của trẻ trong các thời điểm khác nhau; năng lực truyền đạt: khả năng thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của bản thân qua ngôn ngữ; năng lực giao tiếp: giúp xác lập các mối quan hệ với trẻ trong các điều kiện khác nhau; năng lực tổ chức: khả năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học-giáo dục một cách hiệu quả [79, tr 222]

Ở Hoa Kỳ, quan điểm về NLSP của giáo viên được J.Dewey- Nhà triết học,

Giáo dục học, Tâm lý học bàn trong “Cương lĩnh sư phạm” Tác giả nêu lên các

phương diện lớn: Giáo dục; chương trình dạy học; phương pháp dạy học; vị trí, chức năng giáo viên Qua đó, J.Dewey nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên và các phương pháp sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy tính sáng tạo cho người học Theo đó, giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức một chiều mà phải tổ chức, định hướng đi cho trẻ Theo ông “trách nhiệm của lực lượng giáo viên không chỉ đào tạo nhân lực mà còn chính là việc định hình lối sống xã hội đúng đắn” [49, tr 185] Về NLSP của giáo viên, ông cho rằng nguồn lực của khoa học cần được tận dụng, phát huy mạnh mẽ trong công việc của giáo viên, giúp họ hoàn thành hiệu quả hoạt động dạy học của mình

Trang 22

Tác giả Franz Emanuel Weinert - người Đức (1998) trong cuốn sách “Sự phát

triển nhận thức học tập và giảng dạy” có kiến giải mới về hoạt động sư phạm khi cho

rằng: GV như những chuyên gia giảng dạy Năng lực, tài nghệ sư phạm của người giáo viên biểu hiện ở việc họ có thể sử dụng được hiểu biết phong phú để hiểu cần phải dạy như thế nào Tác giả còn phân biệt 4 lĩnh vực tri thức sau như những thành tố của kỹ năng giảng dạy: sự hiểu biết gắn với quản lí lớp; sự hiểu biết phương pháp dạy học; sự hiểu biết chuyên môn; sự hiểu biết chuẩn đoán (gắn với hiểu biết về người học) [120,

tr 486; 488] Theo tác giả, những giáo viên giỏi có NLSP nổi bật đặc biệt, giúp họ đạt kết quả không chỉ ở cấp độ hiệu quả mà còn ở cấp độ hành động Thông qua quan sát hành vi ở lớp học, cho thấy đặc điểm nhân cách bao trùm ở người giáo viên có năng lực là “có sức cuốn hút” (nhiệt tình say mê, uy tín tự nhiên, năng lực quan tâm xã hội); ngoài ra tài năng sư phạm ở họ đòi hỏi cần có chất lượng đặc biệt về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp [120, tr 547-548]

Tác giả Eleonora Villegas - Reimers (2003), trong cuốn sách “Teacher

professional development” (tạm dịch: Phát triển chuyên môn của giáo viên) cho rằng,

học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi là một quá trình lâu dài Ngoài hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia còn cần có sự lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp Bồi dưỡng NLSP, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là đòi hỏi tất yếu;

là quá trình lâu dài bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở đào tạo nghề sư phạm và tiếp tục cho đến khi người giáo viên đó về hưu [Dẫn theo 42, tr 15]

Thập niên đầu của thế kỷ XXI, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ

phát triển như vũ bão, James H Stronge (2007) qua tác phẩm “Những phẩm chất của

người giáo viên hiệu quả” cho rằng: người giáo viên có hiệu quả phải là tổng hoà của

các tính cách và hành vi, có lý tưởng, óc phân tích, có ý thức trách nhiệm, có năng lực, trình độ cao Trong đó, những phẩm chất của người giáo viên được đánh giá có tính tổng hợp về tính cách, hành vi được biểu hiện rõ qua thái độ với nghề nghiệp, công việc, học sinh và các kỹ năng lên lớp, phương pháp giảng dạy của giáo viên [88]

Cũng như vậy, tác giả Robert J Marzano (2003) trong cuốn“Nghệ thuật và

khoa học dạy học” đã cụ thể hoá hệ thống NLSP của người giáo viên ở khả năng vận

dụng kỹ năng, phương pháp dạy học, điều hành lớp học hiệu quả Ông cho rằng hoạt động sư phạm hiệu quả bao gồm ba lĩnh vực có liên quan với nhau: các phương pháp dạy học giáo viên sử dụng; các thủ thuật quản lý lớp và chương trình do giáo viên thiết

kế [62, tr 16]

Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2014) trong “Lý luận dạy học hiện đại”

Trang 23

giới thiệu, phân tích về năng lực và gắn với mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu dạy học nói riêng Tác giả đi sâu giới thiệu nội hàm khái niệm năng lực, xem đó là: khả năng thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thuộc lĩnh vực nghề nghiệp [60, tr 68] Thông qua dấu hiệu của các dạng năng lực, các tác giả đề ra những nội dung giảng dạy phát triển năng lực gắn với hành động của người giáo viên trong hoạt động thực tiễn [64]

Những nghiên cứu gần đây của ngành Khoa học giáo dục Trung Quốc về NLSP của GV cho thấy cách tiếp cận mới trong nghiên cứu thực tiễn giáo dục Tác giả Lưu

Ly (2016) trong “Nghiên cứu năng lực dạy học của nhà giáo dục” cho rằng: sự nghiệp

nâng cao chất lượng đào tạo cần phải đặt công tác nâng cao năng lực dạy học của nhà giáo dục ở vị trí trọng yếu Hoạt động nâng cao năng lực dạy học của nhà giáo dục không thể xem nhẹ, là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chỉ tiêu, hiệu quả hoạt động giáo dục; đồng thời có liên quan mật thiết đến xác lập mục tiêu chiến lược trong quy hoạch giáo dục quốc gia Về năng lực dạy học của GV, theo tác giả: “đó là bộ phận trọng yếu góp phần hình thành năng lực nghề nghiệp của GV; là năng lực quan trọng giúp người GV hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động dạy học, trong đó lấy năng lực nhận thức làm nền tảng, đối với các chuyên ngành khác nhau đòi hỏi những năng lực nhận thức và nền kiến thức đặc trưng khác nhau” [129, tr 40]

Tác giả Yến Lương Thức (2017) trong Tâm lý học giáo dục cho rằng: người

thầy giáo ưu tú, nếu không có tri thức thì không thể thực hiện được công việc Tri thức không thể chỉ qua học tập mà còn cần thông qua thao tác gia công mới phát huy hết tác dụng Ở đây đòi hỏi năng lực tổng hợp của giáo viên trong quá trình tiếp cận tri thức, cần có năng lực tuyển chọn, gia công, liên thông, tổng hợp tri thức khoa học và năng lực nghiên cứu vận dụng trong giáo dục Đối với người giáo viên, năng lực tổng hợp tri thức được hiểu là khả năng khai thác, xử lý tài liệu, khả năng chuyển đổi thông tin, khả năng chế biến điều chỉnh tri thức [131, tr 346]

Cách Ngọc Lạc (2018) trong “Giáo dục học hiện đại” đề cao vai trò, vị thế của

giáo viên Tác giả nhận định: Sở dĩ được gọi là thầy vì họ có thể đảm đương trách nhiệm “truyền thụ, dẫn dụ con đường”, “tạo lập nghề nghiệp” và “truyền cảm hứng” cho người học Người thầy bằng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của mình để truyền thụ nền tảng văn hoá, hình thành tri thức, tiến hành các hình thức đào tạo khác nhau Địa

vị của người thầy được tôn trọng trong xã hội xưa và nay, được cải thiện rõ sau Công cuộc cải cách mở của Trung Quốc, được quy định trong hiến pháp và luật định Về phẩm chất và năng lực của người thầy đòi hỏi cần có: Đạo đức nghề nghiệp; nền tảng

Trang 24

tri thức; năng lực dạy học Về cấu trúc của NLSP nói chung gồm: năng lực hoạch định

kế hoạch dạy học; năng lực vận dụng tài liệu dạy học và giáo dục; năng lực vận dụng chế tác học cụ; năng lực vận dụng thuần thục các phương pháp dạy học; năng lực chỉ đạo các kỹ năng hoạt động thực tiễn; năng lực duy trì môi trường, điều kiện học tập; năng lực chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng học tập, khởi nghiệp cho người học; năng lực chỉ đạo tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng và năng lực chỉ đạo người học tham gia phục vụ xây dựng xã hội [128, tr 120]

Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, vấn đề GD, ĐT là một trong những nội dung được Chính phủ Việt Nam mới hết sức quan tâm Những nội dung về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những di sản quý báu, trở thành kim chỉ nam, soi đường cho nền giáo dục Việt Nam hiện đại Theo Hồ Chí Minh, người giáo viên là chiếc máy cái trong hệ thống giáo dục nước nhà, đòi hỏi giáo viên phải am hiểu sâu sắc về chuyên môn giảng dạy của mình Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội (năm 1964), Người cho rằng: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này, tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt, người thầy xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất” [67 tr 293] Người cho rằng thầy tốt kiêm bị cả đức và tài; phải có phẩm chất toàn diện, thật thà yêu nghề của mình, bởi lẽ thầy giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người Người dạy: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức” [67, tr 225] Về năng lực, người thầy phải có tri thức toàn diện; phải là người biết “dạy cách sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận phải đi đôi với thực hành” [67, tr 293]

Từ đó đòi hỏi đội ngũ nhà giáo phải có đủ phẩm chất và năng lực hoạt động toàn diện, phải vừa “hồng” vừa “chuyên” Muốn vậy phải tích cực học tập, học tập không ngừng, học tập suốt đời, kết hợp tự tu dưỡng, tự rèn luyện trong thực tiễn để phát triển toàn diện bản thân

Kế thừa quan điểm mácxít, học giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “Tâm lý học”

(1997) đã phân tích các khía cạnh tâm lý của người thầy giáo; đi sâu luận giải yêu cầu thực tiễn, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp sư phạm, xác định yêu cầu khách quan về phẩm chất và năng lực của nhà giáo Theo tác giả: “NLSP là một bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách của nhà sư phạm Sự hình thành và phát triển NLSP trước hết phải dựa trên nền tảng nhân cách chung của người thầy giáo” Trong cấu trúc phức tạp, đa dạng của NLSP có thể nêu lên 3 nhóm chính: “a) các năng lực thuộc về nhân cách (gắn liền với thái độ đối với học sinh); b) các năng lực dạy học

Trang 25

(gắn với việc truyền đạt thông tin tới học sinh) và c) những năng lực tổ chức - giao tiếp (gắn liền với chức năng tổ chức, giao tiếp và giáo dục)” [38, tr 228]

Thái Duy Tuyên (1999) trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học

hiện đại” quan niệm NLSP gồm các nhóm năng lực dạy học; nhóm năng lực giáo dục;

tổ chức hoạt động giáo dục Tác giả cho rằng: “Năng lực sư phạm là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục với chất lượng cao” [112, tr 12] Như vậy, tác giả đánh giá NLSP ở khả năng thực hiện hiệu quả cao hoạt động GD, ĐT, trực tiếp là nhiệm vụ dạy học mà người giáo viên được xã hội và tổ chức giao phó

Các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001) chia NLSP thành 3 nhóm: “Năng lực dạy học, năng lực giáo dục và nhóm năng lực tổ chức hoạt động

sư phạm” Năng lực dạy học bao gồm: “năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học; tri thức và tầm hiểu biết; năng lực chế biến tài liệu học tập; nắm vững kỹ thuật dạy học; năng lực ngôn ngữ Năng lực dạy học có cấu trúc: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh; năng lực giao tiếp sư phạm; năng lực cảm hoá học sinh; năng lực khéo léo đối

xử sư phạm” [46, tr 212; 235] Qua đây, nhóm tác giả chỉ ra một cách khái quát con đường để hình thành những phẩm chất và NLSP đó Ngoài ra, tác giả Hà Nhật Thăng

(2010) trong “Rèn luyện kỹ năng sư phạm” cho rằng: “NLSP đối với thầy giáo bao

gồm năng lực dạy học và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục” [93, tr 53]

Tác giả Trần Bá Hoành (2010) trong cuốn sách “Vấn đề giáo viên - Những

nghiên cứu lý luận và thực tiễn” đặt ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người

giáo viên phải toàn diện Về phẩm chất của người giáo viên được biểu hiện ở thế giới quan, lòng yêu trẻ và lòng yêu nghề Năng lực của người giáo viên có tính tích hợp cao của các kĩ năng cụ thể, là sản phẩm của quá trình đào tạo, rèn luyện Trong đó, ông phân biệt hai nhóm năng lực dạy học và giáo dục; ngoài ra là “khả năng nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý học sinh, năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục” [44]

Tác giả Nguyễn Thị Tình (2010) với chuyên khảo “Tính tích cực giảng dạy của

giảng viên đại học” đã đánh giá cao vai trò NLSP của giảng viên trong thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy: “ngoài ngững yêu cầu đã quy định trong luật giáo dục, đòi hỏi người giảng viên phải có hệ thống các phẩm chất và NLSP, tạo nên công cụ hoạt động

sư phạm” [97, tr 43] Tác giả khái quát NLSP thành 2 nhóm: nhóm năng lực chung và nhóm năng lực riêng Về năng lực riêng, gồm: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực tổ chức; năng lực tổ chức học tập, thực hành; năng lực NCKH Đây là những

Trang 26

cơ sở lý luận để tác giả đi sâu nghiên cứu, đề xuất biện pháp nâng cao tính tích cực giảng dạy - nhân tố quan trọng tạo nên NLSP cho người GV

Tác giả Hồ Ngọc Đại (2012) trong cuốn “Nghiệp vụ sư phạm hiện đại” (2 tập)

“Phần 1: Giải pháp giáo dục” về vấn đề “Thầy giáo” bên cạnh đề cao vai trò, vị trí có tính chất thiên chức nghề nghiệp do điều kiện xã hội-lịch sử đặt ra với người thầy giáo, tác giả đề cập sâu tới việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, năng lực của người thầy Theo tác giả, người thầy đóng vai trò quan trọng trong tổng thể cả hệ thống bộ máy GD, ĐT Người thầy như một mắt xích quan trọng Đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao ở các khâu, các bước, các thao tác trong chu trình sư phạm Giá trị cao nhất của người thầy là tạo ra được sản phẩm những thế hệ học trò phục vụ cho các mục tiêu xã hội khác nhau Theo ông, “trong mọi trường hợp, người thầy giáo cần phải có Tiềm lực sư phạm” [33, tr 126]

Tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012) trong cuốn “Tâm lý học sư phạm”

lý giải việc phân chia các bộ phận của NLSP chỉ có tính chất tương đối Theo các tác giả, căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ, phân công công tác của GV đại học để phân định những nhiệm vụ trung tâm: giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng Theo đó, cần

phân chia NLSP theo 3 nhóm năng lực cơ bản là: “Thứ nhất, năng lực dạy học (gồm

khả năng hiểu sinh viên của mình, năng lực trí tuệ phát triển, năng lực thiết kế bài giảng, năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học của sinh viên; năng lực ngôn ngữ;

năng lực giao tiếp sư phạm) Thứ hai, năng lực giáo dục gồm: khả năng nắm bắt tâm lý

sinh viên; khả năng nêu gương; khả năng thúc đẩy tình cảm tích cực cho sinh viên; khả

năng phát triển tự tin cho sinh viên; khả năng giao tiếp và tạo uy tín bản thân Thứ ba,

năng lực NCKH thể hiện ở những điểm: số lượng, chất lượng công trình nghiên cứu; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu; bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ; tích cực tham gia hội thảo; có giải thưởng khoa học; đồng thời năng lực nghiên cứu gắn với khả năng học tập suốt đời của giảng viên…” [ 87, tr 104; 107]

Đỗ Văn Đoạt, Nguyễn Thị Bích Liên (2017) với “Dạy học ở đại học: Tiếp cận

khoa học giáo dục và tâm lý học” đã chỉ ra những vấn đề tâm lý của GV đại học như

định vị vai trò, vị thế của GV; những mức độ tay nghề sư phạm GV; vai trò nhà sư phạm, nhà khoa học của GV, tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng và nghề nghiệp của GV Tác giả phân tích cấu trúc năng lực GV ở các khía cạnh: “năng lực dạy học và NCKH; năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo; năng lực phát triển nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của nghề” [34, tr 177]

Tác giả Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt (2021) trong “Giáo trình Tâm lý

Trang 27

học giáo dục” đã phân định NLSP thành 2 nhóm là năng lực dạy học và năng lực giáo

dục: “Nhóm năng lực dạy học gồm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo; năng lực chế biến tài liệu dạy học; năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học; năng lực ngôn ngữ Nhóm năng lực giáo dục bao gồm: năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh; năng lực giao tiếp sư phạm; năng lực cảm hoá học sinh; năng lực ứng xử sư phạm; năng lực tham vấn, tư vấn, hướng dẫn; năng lực tổ chức hoạt động sư phạm” [88, tr 288]

Thời gian qua, Đại học quốc gia Hà Nội (2022) đã xây dựng khung năng lực giảng dạy của GV tại Đại học quốc gia Hà Nội Từ những căn cứ khoa học và thực tiễn, xác định khung năng lực giảng dạy trên 3 phần lớn: Phần A: Hoạt động tổ chức dạy học; Phần B: Hoạt động tổ chức giáo dục; Phần C: Hoạt động kiểm tra đánh giá người học Khung năng lực xác định những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo theo các đối tượng (Người học, GV, bộ môn) Những tiêu chuẩn và tiêu chí gắn sát với thực tiễn giảng dạy từ đảm bảo kiến thức chuyên môn; hiểu biết người học; đến thiết kế, xây dựng chương trình dạy học; tổ chức quản lý lớp học, tạo môi trường học tập; sử dụng phương tiện dạy học… Những tham số, chỉ dấu và các mẫu khảo sát quá trình giảng dạy để đánh giá năng lực GV được Khung năng lực giảng dạy đề ra có giá trị lớn [25]

1.2.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên

Nghiên cứu về NLSP gắn liền với vấn đề về bồi dưỡng, phát triển NLSP cho người GV Đề cập vấn đề này, có những công trình tiêu biểu như:

A.X Makarencô trong các tác phẩm bút ký tâm lý - giáo dục của mình cho rằng: “khả năng sư phạm của người thầy không phải là trời phú, không phải sinh ra đã

có sẵn tài đó Tài nghệ, NLSP phải thông qua học hành, rèn luyện, kinh nghiệm và tự bồi dưỡng thường xuyên mới có được Những kỹ năng sư phạm có được là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng có hệ thống, khoa học và kiên trì lâu dài” [60, tr 30]

Tác giả Cai-rốp (1954) trong “Giáo dục học” nói về phẩm chất của người giáo

viên Xô-viết đã nhấn mạnh vị trí, vai trò của người giáo viên trong hệ thống giáo dục Theo ông, người giáo viên không chỉ cần tu dưỡng đạo đức, phẩm chất mà còn “cần trở thành một giáo sư giỏi, nắm vững môn học mình phụ trách” Tác giả đặt ra yêu cầu chặt chẽ đối với nhà giáo trong việc tu dưỡng, tự học tập, rèn luyện để có được những năng lực quan sát, tính mẫn nhuệ, năng lực sáng tạo giáo dục [86, tr 280; 285]

Về vấn đề phát triển NLSP, Ph.N Gônôbôlin (1979) cho rằng: “Chỉ có tư chất mới là bẩm sinh, còn mọi năng lực đều được phát triển trong hoạt động, nên cần tìm hiểu xem các NLSP phát triển như nào và cần phải làm gì để phát triển năng lực đó”

Trang 28

[36, tr 105] Theo tác giả, giống như các năng lực khác, NLSP chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động: “Hoạt động sư phạm thực tiễn là con đường và điều kiện để phát triển NLSP Thông qua các hoạt động trao dồi tri thức chuyên môn, giảng dạy và tầm hiểu biết; trau dồi phương pháp dạy bộ môn, lý luận dạy học, giáo dục và tâm lý học; người giáo viên cần biết làm giàu đời sống tinh thần, tâm lý bản thân; tổ chức đa dạng và sáng tạo hoạt động sư phạm” [36, tr 121]

Đối với nền giáo dục Mỹ, với “Chính sách cải cách giáo dục”, các nhà giáo dục

Mỹ đã rất quan tâm, coi trọng công tác đào tạo GV đại học Trong hệ thống giáo dục,

để nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường, cần nâng cao năng lực của GV, từ khâu lựa chọn đầu vào, đào tạo, bồi dưỡng GV tại các cơ sở sư phạm, yêu cầu đạt chuẩn đầu ra Đối với người GV, đòi hỏi cao ở việc sử dụng phương pháp, hình thức sư phạm, hoạt động thực tế giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn

Đồng thời tại Trung Quốc, sau công cuộc cải cách, những chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên được coi trọng Trong đó, hiện đại hoá đào tạo bồi dưỡng giáo viên thông qua thông tin giáo dục, dịch vụ và hỗ trợ học tập suốt đời, phát huy tự học qua mạng lưới đào tạo giáo viên và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại; nâng cao chất lượng dạy học thông qua cải thiện đời sống vật chất, chế

độ chính sách cho giáo viên Chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo của Trung Quốc khẳng định: “xây dựng đội ngũ giáo viên có đạo đức tư tưởng tốt và khả năng chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa” [49, tr 213] Những nội dung trên góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên, ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Tác giả Lưu Ly (2016), trong “Nghiên cứu về năng lực dạy học của nhà giáo

dục” cho rằng để phát triển NLSP cần thực hiện: “Thứ nhất, kiện toàn cơ chế đánh giá

chính xác năng lực GV thông qua đánh giá đúng vị trí của GV trong quá trình đào tạo; xây dựng chế độ biên chế chặt chẽ, tính đến yếu tố đặc thù của hoạt động sư phạm; thông qua đánh giá kỹ lưỡng năng lực đối với GV, tăng cường đánh giá xu hướng

nghề nghiệp sư phạm của GV; Thứ hai, xây dựng các bước để bồi dưỡng năng lực dạy

học hợp lý: cần bồi dưỡng năng lực theo giai đoạn chặt chẽ; thiết kế tỉ mỉ nội dung bồi

dưỡng sau đó mới có thể phát triển những năng lực cơ bản; Thứ ba, xây dựng cơ cấu

bổ trợ và phát triển hoạt động dạy học bằng cách tiến hành những thao tác dạy học một cách chuyên nghiệp, với việc tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến hành

giao lưu, dạy học tương tác…; Thứ tư, xây dựng cộng đồng phát triển năng lực dạy

học một cách đa phương thông qua cơ chế hợp tác, tăng cường chia sẻ, hỗ trợ cộng

Trang 29

đồng nghề nghiệp; Thứ năm, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa dạy học và giáo dục

để phát triển NLSP” [129, tr 216]

Tại Nhật Bản, quan điểm và tư tưởng giáo dục của học giả Daisaku Ikeda có ảnh hưởng xã hội sâu sắc Theo Daisaku Ikeda, năng lực của người GV cần được phát triển thông qua việc học tập, đào sâu nghiên cứu chuyên môn của họ; cần có sự cân bằng giữa giảng dạy và nghiên cứu Thông qua việc thực hiện giá trị cốt lõi của giáo dục là “ở chỗ thầy và trò cùng nhau sáng tạo giá trị” mà tạo nên sự phát triển của nhận thức với việc “rút ra được sự hiểu biết cùng trí tuệ”, kỹ năng và thái độ trân quý với sứ mệnh làm thầy của người GV [23, tr 158] Chìa khoá cho sự trưởng thành và phát triển năng lực, phẩm chất và trí tuệ của người GV đến từ việc “học tập suốt đời”, tự học tập ở “Đại học ngoài đời” thông qua tận dụng lợi thế của khoa học hiện đại và mối dây liên hệ chặt chẽ với cộng đồng học tập [23, tr 203] Kế thừa những quan điểm tích

cực của nền giáo dục Nhật Bản, Manabu Sato (2022) trong cuốn sách “Đào tạo giáo

viên trở thành người chuyên nghiệp” đã đề xuất vấn đề để người giáo viên trở thành

chuyên nghiệp trong xã hội hiện đại cần sự nỗ lực tự học, từ chuyên gia giảng dạy tới chuyên gia học tập Đó là con đường nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên Điều

đó xuất phát từ tác động của xã hội tri thức và xã hội học tập suốt đời; từ yêu cầu đào tạo và học hỏi của giáo viên kéo dài từ khi được đào tạo phát triển thành học tập suốt đời: “giáo viên sẽ không thể làm nghề nếu như không tiếp tục việc học tập suốt đời” [65, tr 49] Vấn đề nâng cao trình độ giáo viên được lưu ý trong việc học tập và truyền thụ hình thành tri thức và kiến thức thực tiễn, nhằm biến tri thức được trang bị của giáo viên thành sống động có giá trị với người học Con đường học tập của giáo viên đến từ môi trường học hỏi và trưởng thành với các xuất phát điểm: “bồi dưỡng của đại học; bồi dưỡng của hội nghiên cứu địa phương; nghiên cứu học tập tại trường; tư vấn của hiệu trưởng, hiệu phó; trợ giúp của đồng nghiệp và sự phản hồi trong quá trình lên lớp” [65, tr 115] Tác giả nghiên cứu và đề xuất môi trường cải cách chuyên môn, nâng cao trình độ đến từ nơi công tác; đề cao hoạt động chuyên môn trong việc bồi dưỡng, thiết kế chương trình học tập; chuyển từ đánh giá chuyên môn thành “nơi học hỏi lẫn nhau”; chuyển đổi từ mục đích của bồi dưỡng bằng học hỏi của cá nhân để xây dựng thành “cộng đồng học tập” tại nhà trường [65, tr 127]

Về cấp độ quốc gia, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo cho GV ở Nhật Bản được đặc biệt coi trọng, nhằm thực hiện chính sách phát triển giáo dục Trong đó, nhấn mạnh đến công tác cải tiến phương pháp thực tập sư phạm, áp dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại, vận dụng mô hình đào tạo tại chức nâng cao trình độ

Trang 30

giáo viên Việc vận hành bộ máy đào tạo, phát triển NLSP cho giáo viên được thực hiện có kế hoạch từ trung ương tới địa phương, có tính khoa học, chặt chẽ, nghiêm cẩn đem lại hiệu quả thực tiễn cao tại các nhà trường [122]

Ở Việt Nam, GD, ĐT được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là quốc sách hàng đầu; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển đất nước phải được bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo - “những cỗ máy cái”

Nghiên cứu chuyên sâu đối với vấn đề giáo viên, Trần Bá Hoành (2010) cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo viên cần đổi mới công tác đào tạo giáo viên từ trong nhà trường và khi đảm nhiệm công tác; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên dưới các hình thức; công tác quản lý cần chú trọng trình độ chuyên môn, đánh giá NLSP chủ yếu Công tác bồi dưỡng đồng thời chú trọng phẩm chất chính trị, tư tưởng đến điều chỉnh, phát triển các phương pháp hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện hoàn cảnh chủ quan và khách quan Công tác sử dụng bố trí cần chú ý các phương diện cơ cấu, địa bàn, tâm lý tập thể sư phạm [44, tr 26]

Để phát triển NLSP theo hướng nâng cao kỹ năng và phương pháp dạy học,

“Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của Thái Duy Tuyên (2007) là một

tham khảo hữu ích Tác phẩm đề cập tới những vấn đề chung của các phương pháp, hình thức dạy học Tác giả đã nêu lên các phương pháp dạy học mới, đạt hiệu quả từ thực tiễn như: “các phương pháp dạy học hiện đại; việc vận dụng các phương pháp dạy học; phương pháp phát huy tự học, nâng cao chất lượng tự học cho người học…” Những nội dung cơ bản đó có thể tham khảo cho bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng dạy học, nâng cao NLSP cho GV ở các trường đại học [114]

Trong cuốn “Giáo trình Tâm lý học giáo dục” Phạm Thành Nghị chủ biên

(2011), đã phân tích những dấu hiệu của năng lực bộ phận như: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục… Tác giả đã xác định con đường hình thành, nâng cao phẩm chất và năng lực của nhà giáo Trong đó, 2 giai đoạn trong quá trình hình thành, nâng cao phẩm chất năng lực cho giáo viên là trong giai đoạn học tập ở trường đại học và trong quá trình hành nghề sư phạm [75]

Trong dự án bồi dưỡng, phát triển NLSP cho đội ngũ GV ở các trường đại học sư

phạm, có nghiên cứu “Năng lực dạy học của giảng viên đại học sư phạm” của Trần Thị

Tuyết Oanh (2019) và tập thể những nhà khoa học giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Theo đó, NLSP nói chung, năng lực dạy học nói riêng được hình thành và phát triển là một quá trình liên tục của xã hội Một GV có năng lực dạy học phải được đào tạo “có mục đích, kế hoạch, có những trải nghiệm, tích lũy, trách nhiệm, hứng thú và tận

Trang 31

tâm với nghề nghiệp” [78, tr 78] Từ đó, có định hướng cơ bản phát triển năng lực cho GV như: “cần có khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV; tổ chức hiệu quả vai trò và hoạt động của tổ bộ môn nhằm phát triển năng lực chuyên môn; kết hợp hiệu quả giữa giảng dạy và NCKH; lấy ý kiến phản hồi của sinh viên để điều chỉnh hoạt động giảng dạy; tham vấn ý kiến đa chiều để tiến hành lãnh đạo, thực hiện hoạt động phát triển năng lực GV; tự bồi dưỡng của GV là con đường hiệu quả và thực chất, bền vững” [78, tr 120]

Hiện nay, xuất hiện những nghiên cứu tiếp cận quá trình sư phạm ở phương diện

công nghệ dạy học như “Công nghệ giáo dục” của Hồ Ngọc Đại (2012); “Công nghệ

dạy học, công nghệ nghiên cứu, công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu” của

Nguyễn Hữu Long (2013) Ngoài ra, có những nghiên cứu đi sâu khai thác khía cạnh

tương tác sư phạm: “Phương pháp và công nghệ dạy học trong MTSP tương tác” của Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2011); “Tổ chức dạy học dựa vào tương tác người

học-người học ở đại học” của Tạ Quang Tuấn, Đỗ Thị Thu Huyền (2016); “Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác” của Vũ Lệ Hoa và cộng sự (2020) hay

những phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tự tổ chức thực

hiện của người học trong “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy

học” của Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2021)… Những tác phẩm trên chỉ ra các

bước vận hành hoạt động sư phạm, có giá trị cho hoạt động nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GV đại học

Ngoài những nghiên cứu trên, còn có những luận án như: “Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm” của Nguyễn Thị Nhân (2015) Tác giả đề xuất phát triển kĩ năng dạy học cho sinh viên: “tập trung vào thiết kế nội dung rèn luyện kĩ năng dạy học phù hợp tiếp cận linh hoạt; đa dạng hoá phương pháp, con đường rèn luyện kĩ năng dạy học; xây dựng môi trường thực tập sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ sinh viên rèn luyện kĩ năng dạy học” [77, tr 82] Như vậy, nghiên cứu chủ yếu tập trung xây dựng các quy trình và thao tác hoá hoạt động dạy học; bồi dưỡng kỹ năng thực giảng cho sinh viên

Các nghiên cứu về phát triển NLSP cho giáo viên ở từng chuyên ngành tại các

cơ sở đào tạo, có tác giả Phan Anh Hùng (2019) với luận án “Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành toán với sự hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông” Tác giả phân tích làm rõ năng lực dạy học toán, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành toán: “xây dựng hệ thống học tập trực tuyến e-leaning; tổ chức các hoạt động học tập cho người học theo hình thức học tập hỗn hợp, tạo cơ hội thực hành công nghệ thông tin hỗ trợ dạy và học toán; sử dụng

Trang 32

phương pháp dạy học vi mô phát triển năng lực dạy học cho sinh viên với sự hỗ trợ của phần mềm công nghệ thông tin phân tích video” [54, tr 80; 124 ]

Trong luận án giáo dục học “Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”, Lê Thị Kim Loan (2019) đã đi sâu phân tích khung năng lực công nghệ thông tin gắn với đối tượng sinh viên sư phạm với hệ thống năng lực thành phần được mô tả chi tiết ở phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ Trong đó, tác giả xác định cần “cụ thể hoá khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh viên; xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình dạy học định hướng phát triển năng lực công nghệ thông tin; thiết kế chương trình tư vấn hỗ trợ sinh viên sư phạm tự học, tự bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin trong dạy học; phối hợp hoạt động dạy học các học phần với hoạt động thực hành nghề nghiệp ở trường phổ thông; hiện đại hoá hạ tầng, thiết lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học; đánh giá các mức độ phát triển năng lực công nghệ thông tin của sinh viên” [73, tr 139]

Ngô Thị Trang (2019) trong luận án “Phát triển năng lực NCKH giáo dục cho sinh viên sư phạm” luận giải tính cần thiết phải nâng cao năng lực nghiên cứu cho sinh viên Tác giả đề xuất phát triển năng lực NCKH giáo dục cho sinh viên qua thực hiện:

“xây dựng môi trường học tập, khuyến khích nhu cầu và tạo động lực nghiên cứu cho sinh viên; áp dụng chiến lược dạy học theo hướng nghiên cứu; thiết kế quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghiên cúu khoa học giáo dục; kết hợp dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu với tổ chức cho sinh viên thực hiện các đề tài NCKH” [108, tr 146]

Luận án “Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2020) có những tiếp cận mới với xu hướng phát triển của chương trình giáo dục phổ thông mới Trong nghiên cứu, tác giả xác định “xây dựng quy trình phát triển năng lực dạy học tích hợp; sử dụng dạy học vi mô chuyên đề rèn luyện nghiệp vụ để bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên; xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên; phối hợp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với tổ chức thực tế cho sinh viên tại cơ sở giáo dục và phát triển chương trình rèn luyện nghiệp vụ theo chuẩn đầu ra” [48, tr 111]

Về nghiên cứu quản lí giáo dục, Nguyễn Hồng Hải (2019) trong luận án “Quản

lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” đã tập trung vào những vấn đề lý luận của quản lý phát triển

Trang 33

NLSP cho giáo viên ở các trường trung cấp ở địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hiện nay Tác giả nhấn mạnh hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đa dạng hoá phương thức nhằm phát triển NLSP cho giáo viên [42] Trong luận án, nội dung cốt lõi của những khái niệm công cụ đều tập trung về những vấn đề lý luận của quản lý phát triển NLSP cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn Hà Nội

Đinh Xuân Hanh (2021) với Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục “Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong Quân đội theo tiếp cận năng lực” đã luận giải năng lực của đội ngũ giảng viên Đề xuất cần có “bộ tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực giảng viên theo tiếp cận năng lực; phát huy vai trò chủ thể quản lý giáo dục; chỉ đạo đổi mới tuyển dụng,

sử dụng đội ngũ giảng viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên dựa vào năng lực; xây dựng quy hoạch phát triển; cải tiến đánh giá, xếp loại giảng viên…” [37, tr 177] Nghiên cứu trên khá toàn diện, song tập trung ở phương diện khoa học quản lý giáo dục

Cùng với sách, đề tài, luận án đề cập đến phát triển NLSP còn có những bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín với những kiến giải mới

Tác giả Trần Thanh Hương (2018) trong nghiên cứu về “Những nhân tố tích

cực nhằm nâng cao NLSP cho giảng viên giảng dạy lý luận hiện nay” đã chỉ ra nhân

tố tích cực thuộc về chủ quan người GV trong thực hành nghề nghiệp Đó là: “Tự bồi dưỡng, tự đào tạo của GV - yêu cầu quan trọng trong nắm vững tri thức, làm chủ chuyên môn; có năng lực sử dụng hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực và khả năng ứng

xử tình huống sư phạm trong dạy học” [56]

Bài báo “Nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đáp ứng chuẩn nghề

nghiệp trong đào tạo giáo viên ở trường đại học Đồng Tháp” Nguyễn Kim Chuyên

(2019) đã khái quát hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - một yếu tố của NLSP cho sinh viên Từ căn cứ vào yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và thực tiễn hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên: “xây dựng quy chế tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo ở đại học và môi trường hoạt động nghề nghiệp thực tế; kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức các môn học với hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm; tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành nghiệp

vụ sư phạm; tạo môi trường NCKH sinh hoạt học thuật cho sinh viên và điều kiện cơ bản cho sự phát triển chuyên môn nghề nghiệp” [17]

Nguyễn Văn Y (2017), với bài báo “Bồi dưỡng NLSP cho giáo viên nhằm đáp

ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” cho rằng: “việc bồi dưỡng năng

lực phải đáp ứng nhu cầu của giáo viên với độ mềm dẻo nhất định bên cạnh phần cứng quy

Trang 34

định chung cho cả nước Phương châm là giáo viên tự học, tự phát triển với sự giúp đỡ của

tổ, nhóm chuyên môn, đồng nghiệp và giảng viên ở các trường sư phạm Về hình thức là đa dạng hoá các hình thức, lấy tự học của giáo viên làm chính, kết hợp với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cùng học tập với đồng nghiệp và hướng dẫn của chuyên gia” [118]

Nguyễn Duân, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường (2018) trong bài

“Nghiên cứu tác động thực tiễn giáo dục-một loại hình nghiên cứu nhằm nâng cao NLSP cho sinh viên” thông qua 7 bước tiến hành nghiên cứu tác động thực tiễn, đã đề

xuất hướng tiếp cận nghiên cứu là cần nâng cao NLSP cho sinh viên bằng những tác động thực tiễn nghề nghiệp chặt chẽ, đồng bộ: “tác động thực tiễn giáo dục, tức là việc các thành phần tham gia hoạt động giáo dục tiến hành kiểm tra, khảo sát, cải tạo thực tiễn giáo dục một cách hệ thống bằng việc sử dụng các kĩ thuật nghiên cứu nhằm thu được tri thức, tạo nên hệ thống kĩ năng mới” Qua nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh đến tác động liên hoàn, mối liên hệ tròn khâu của thực tiễn giáo dục với môi trường, tình huống giáo dục và hệ thống lý luận [22]

Ở khía cạnh khác, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Đàm Thị Ngọc Ngà, Phùng

Nguyễn Quỳnh Nga (2018) trong bài báo “Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá

NLSP của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng GD, ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” đã đi vào nghiên cứu thực trạng kiểm tra,

đánh giá NLSP cho sinh viên Từ đó xác định hướng đề xuất là “đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá dựa trên các biểu hiện của kiến thức và kỹ năng thuộc năng lực dạy học, xem đây là nền tảng để nâng cao chất lượng GD, ĐT” [51]

Ở phương diện năng lực nghề nghiệp của GV, tác giả Trần Khánh Đức (2013) có

nghiên cứu về “Năng lực và năng lực nghề nghiệp”, luận giải lí luận của năng lực nghề nghiệp [35] Nguyễn Thị Tình (2016) với bài báo “Một số vấn đề lý luận về phát triển

năng lực nghề nghiệp giáo viên” có thể làm tham khảo cho nghiên cứu về bản chất,

nội dung và đặc điểm phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên [98] Huỳnh Tố Chân

(2018) với “Một số biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên

trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới”

[15] Đào Phương Huệ (2018) với “Đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư

phạm ngữ văn qua hoạt động trải nghiệm” [55] Nguyễn Văn Hiệp (2019) với “Khung năng lực nghề nghiệp cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy” [57] Lê

Đức Thuận (2020) với “Thực trạng năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên toán

Trung học cơ sở thành phố Hà Nội” [107]…

Trang 35

Không chỉ có sự phát triển của lý luận mà vấn đề vận dụng trong thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NLSP cho GV, giáo viên các cấp được được tiến hành bài bản trong hệ thống giáo dục nước ta Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, phát triển NLSP cho đội ngũ nhà giáo được đặt lên hàng đầu tại các cơ sở giáo dục lớn Có thể nói, các nghiên cứu trên khá toàn diện về vấn đề phát triển NLSP, đặt cơ

sở cho nghiên cứu trong lĩnh vực sư phạm quân sự

1.1.3 Nghiên cứu về phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội

Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng, xây dựng nền giáo dục học quân sự Việt Nam, tài liệu của Liên Xô có nhiều giá trị lớn A.M Đansencô (1981) trong cuốn

“Giáo dục học quân sự” đã nêu lên những phẩm chất, NLSP của người sĩ quan với tư

cách nhà sư phạm Qua việc phân tích đặc điểm hoạt động của cán bộ sĩ quan trong môi trường quân sự, ông đã chỉ ra những phẩm chất và NLSP của họ Với tư cách là người thầy, người giáo dục cấp dưới, đòi hỏi người sĩ quan cần có sự rèn luyện những phẩm chất và NLSP một cách toàn diện cho mình Để hoàn thiện những NLSP cho bản thân đòi hỏi người sĩ quan “cần công phu học tập, thấm nhuần chính trị tư tưởng đạo đức, chủ nghĩa Mác-Lênin, có khuynh hướng sư phạm, tham gia học tập nghiệp vụ, trải nghiệm trong thực tập, công tác thực tiễn, không ngừng tự giáo dục và tự học tập, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn… Quá trình hoàn thiện phẩm chất, NLSP là quá trình khó khăn, phức tạp, cần sự kiên trì, nỗ lực cao của mỗi giảng viên” [24, tr 199]

Năm 2008, Cục nhà trường - Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội Nhân dân Việt

Nam xuất bản “Những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học trong nhà trường Quân

đội” Trong đó, năng lực cần thiết của GV như: “Năng lực chuyên môn giỏi và năng

lực NCKH; năng lực tự học, tự phát triển; năng lực giao tiếp, làm việc theo nhóm; năng lực hỗ trợ học viên học tập; năng lực hỗ trợ học viên phát triển toàn diện; năng lực tham gia quản lý lãnh đạo; năng lực tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Phương thức để phát triển năng lực đi từ việc tự nghiên cứu, tái tạo kiến thức đến sáng tạo, liên hệ giữa học tập với NCKH làm giàu tri thức GV cần phát triển năng lực tự học, tự phát triển, bằng phương thức học tập, nghiên cứu, xây dựng các bước

học tập, vận dụng tri thức, làm giàu hiểu biết cho bản thân” [12, tr 252]

Tác giả Trần Hậu Tân (2017) trong sách chuyên khảo “Nâng cao NLSP của đội ngũ

giảng viên trẻ trong các nhà trường Quân đội hiện nay”, xác định để nâng cao NLSP cần

“coi trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn GV; nâng cao nhận thức và trách

Trang 36

nhiệm của các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ giảng dạy; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NLSP và phát huy tính chủ động tích cực của GV” [90, tr 124] Tuy

có đánh giá khái quát về tình hình nâng cao NLSP song với phạm vi sách chuyên khảo,

tài liệu đang dừng lại ở những vấn đề lý luận

Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên Khoa học xã hội

nhân văn trong Quân đội giai đoạn hiện nay”, tác giả Đặng Đức Thắng (2005) luận

giải những vấn đề cơ bản về công tác đào tạo đội ngũ giáo viên Trong đó nhấn mạnh

về sự trưởng thành nhân cách của học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ là cơ sở đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn của người giáo viên Tác giả đề xuất cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn, từ đó nâng cao phẩm chất và NLSP cho giáo viên ở nhà trường Quân đội [Dẫn theo 42]

Đề tài “Quy trình đánh giá NLSP quân sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo

giáo viên hiện nay”, tác giả Lê Minh Vụ (2009) đã khái quát các vấn đề về NLSP quân

sự, các quy trình đánh giá NLSP Trong đó, tác giả cho rằng, NLSP quân sự là sự hoà quyện giữa tri thức, kỹ năng và thái độ người giáo viên trong nhà trường quân sự [116] Nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học cho đánh giá NLSP, phục vụ công tác tuyển chọn đầu vào giáo viên ở Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

Luận án “Hoàn thiện kĩ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay”

của tác giả Thân Văn Quân (2012) đã có những kiến giải khoa học góp phần đảm bảo chất lượng hoàn thiện kĩ năng giảng dạy, nâng cao NLSP cho GV trong thời gian tập sự Tác giả chỉ ra con đường hoàn thiện kĩ năng dạy học cho GV tập sự Theo đó, để hoàn thiện kĩ năng giảng dạy cho GV trợ giảng ở đại học quân sự cần: “Bổ sung kiến thức sư phạm và kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho trợ giảng; quy trình hóa hoạt động rèn luyện kĩ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng; rèn các kĩ năng dạy học cơ bản thông qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; đổi mới phương pháp, hình thức

tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại” [84]

Lã Hồng Phương (2015) với Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động

bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học quân sự” cho rằng cần “xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho GV phù hợp với định

hướng phát triển các trường đại học quân sự; đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng NLSP cho GV; tổ chức chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của GV; huy động các nguồn lực bảo đảm quản lý có chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP và tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV” [80, tr 135]

Trang 37

1.1.4 Khái quát về những công trình đã được công bố và xác định vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

1.1.4.1 Khái quát về những công trình nghiên cứu đã được công bố

Các nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy sự phong phú về nội dung và hình thức công bố của các công trình về hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLSP cho đội ngũ GV, giáo viên các cấp Qua nội dung trình bày trên cho thấy: NLSP là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách nhà giáo Về những vấn đề liên quan đến phát triển NLSP cho GV, đặc biệt lưu ý những nghiên cứu theo hướng đi vào thực tiễn hoạt động sư phạm và chương trình phát triển NLSP gắn với mô hình, phương thức bồi dưỡng NLSP cho GV

Đối với lĩnh vực chuyên môn quân sự, hiện còn khá thiếu vắng những nghiên cứu được công bố rộng rãi, trực tiếp đề cập đến NLSP và đề xuất thực hiện khung NLSP của

GV các HV, TSQQĐ thích ứng bối cảnh mới Nghiên cứu có liên quan hoạt động sư phạm quân sự, trong đó, đề cập đến NLSP của GV trẻ còn khá ít ỏi Ở một số công trình nghiên cứu đến phát triển NLSP cho GV, một số dữ liệu đã trở nên lỗi thời, chưa cập nhật những vấn đề thực tiễn phong phú về khoa học quân sự, khoa học giáo dục và nhiệm vụ quân sự-quốc phòng đã và đang diễn ra trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI

Về phương diện tiếp cận của Khoa học giáo dục, các nghiên cứu về NLSP của

GV các HV, TSQQĐ chưa đề cập sâu tới những đặc trưng hoạt động sư phạm trong môi trường quân sự của các HV, TSQQĐ gắn với yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh, tình hình mới của Quân đội Do đó, những nhân tố, điều kiện chủ quan, khách quan chi phối tới hoạt động sư phạm như: xu thế đổi mới GD, ĐT, sự phát triển khoa học kỹ thuật và khoa học quân sự, những yêu cầu và điều kiện hoạt động ở các nhà trường quân sự trong bối cảnh Quân đội đang tiến hành điều chỉnh tổ chức, biên chế, thực hiện “tinh, gọn, mạnh”… vẫn là khoảng trống cần được bổ sung trong nghiên cứu

1.1.4.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, về mặt lý luận cần tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu; khái

quát làm rõ những cơ sở khoa học về NLSP và phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ Trong đó, xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản, xác định các NLSP của GV Chỉ ra vấn đề thực tế của MTSP quân sự gắn với đặc điểm bối cảnh tình hình mới tác động đến hoạt động GD, ĐT tại các HV, TSQQĐ chi phối đến yêu cầu về NLSP của GV và đòi hỏi cần phát triển NLSP cho GV Chỉ rõ các yếu tố tác động đến sự phát triển NLSP của

GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay Cần nghiên cứu cấu trúc các năng lực bộ phận cấu thành NLSP của GV; chỉ rõ những tiêu chuẩn làm cơ sở xây dựng khung NLSP của GV nhằm đánh giá mức độ thực hiện của NLSP và phát triển NLSP cho GV

Trang 38

Thứ hai, về mặt thực tiễn, cần tổ chức khảo sát, đánh giá theo những tiêu chuẩn, xây

dựng thang đo mức độ thực hiện theo các tiêu chí cụ thể về NLSP của GV Đồng thời, cụ thể hoá thang đánh giá NLSP với các đối tượng GV theo Thông tư 07/2021/TT-BQP về tiêu chuẩn quy định tiêu chuẩn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam Trong đó, chú trọng các GV có dưới 5 năm công tác trong ngành, mới được công nhận chức danh GV [9] Từ đó, xác định thực tiễn phát triển NLSP của GV; chỉ ra hạn chế tồn tại về phát triển NLSP cho GV ở các HV, TSQQĐ; đánh giá những yếu tố về chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP cho GV; chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và vấn đề cần phát triển NLSP cho GV theo yêu cầu, nhiệm vụ GD, ĐT trong Quân đội; qua đó, có cơ sở khoa học đề xuất các

biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay

Thứ ba, cần kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, vận dụng các mô hình

hiệu quả trong thực tiễn tại các nhà trường để phát triển NLSP cho GV Nghiên cứu về NLSP và phát triển NLSP cho GV cần bám sát bối cảnh, tình hình của Quân đội hiện nay Trong đó, xác định vấn đề đổi mới hơn nữa GD, ĐT sau khi Nghị quyết 1657-NQ/QUTW và Nghị quyết 1659-NQ/QUTW ra đời ngày 20/12/2022; với chủ trương của Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng thực hiện điều chỉnh tổ chức, biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, xây dựng một số quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại… đặt ra yêu cầu cao hơn về phẩm chất, năng lực của người dạy và người học Từ đó, đề xuất các biện pháp phát triển NLSP cho GV các HV, TSQQĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ quân sự- quốc phòng trong bối cảnh hiện nay

1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực sư phạm của giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay

1.2.1 Giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội

1.2.1.1 Khái niệm giảng viên đại học và giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội

Giảng viên đại học

Tại Điều 66, Chương IV, Luật Giáo dục quy định về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo nêu rõ: “(1) Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là GV (2) Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh” [82, tr 59; tr 60]

Theo đó, nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: “(1) Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; (2) Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; (3) Có kỹ

Trang 39

năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp” [82, tr 60]

Điều 54, Luật Giáo dục đại học nêu rõ: “Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học” [83, tr 22]

Như vậy, GV ở các cơ sở đào tạo là đội ngũ cán bộ làm công tác dạy học, NCKH, tổ chức giáo dục cho người học nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu và nhiệm

vụ GD, ĐT tại các nhà trường Đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, chuẩn hoá theo chức danh chuyên môn kỹ thuật và yêu cầu thực tiễn của các

cơ sở đào tạo Dựa theo các tiêu chí khác nhau để phân loại Theo trình độ chuyên môn, phân loại GV gồm: GV cao cấp (hạng I); GV chính (hạng II); GV (hạng III) Theo chuyên môn kỹ thuật được đào tạo và giảng dạy chia thành: khối GV ngành tự nhiên - kỹ thuật; khối GV ngành khoa học xã hội Theo tuổi đời, tuổi nghề chia thành

GV lâu năm; GV trẻ có tuổi đời trên dưới 35, tuổi nghề dưới 5 năm

Khái niệm giảng viên học viện, trường sĩ quan Quân đội

Theo Từ điển Giáo dục học quân sự: GV là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học Cũng như GV đại học ngoài Quân đội, GV các HV, TSQQĐ phải “có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có thời gian giảng dạy đại học theo quy định; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và đào tạo theo chương trình thạc sĩ trở lên;

sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn và đã qua thực tế đơn vị; hiểu đúng và thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo Ngoài ra đòi hỏi GV phải nắm vững nội dung, mục tiêu, kế hoạch chương trình môn học thuộc chuyên ngành được đào tạo, quy chế giáo dục đào tạo, học tập và NCKH; hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn

đề cơ bản của lý luận dạy học vào nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH” [11, tr 97]

Điều 38, Chương IV, Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam:

“Nhà giáo là người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và tổ chức, thực hành huấn luyện nội dung đào tạo, NCKH, ứng dụng khoa học và công nghệ trong GD, ĐT tại nhà trường Quân đội Nhà giáo trong các học viện, trường sĩ quan, đại học, cao đẳng được gọi là giảng viên” [7]

Về nhiệm vụ và quyền hạn của GV, Điều 39, Chương IV, Điều lệ công tác nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam xác định:

“ (1) Thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân

Trang 40

đội, các quy chế, quy định về giáo dục, đào tạo, kế hoạch giảng dạy, NCKH, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, ngành, lĩnh vực đảm nhiệm

(2) Giảng dạy đầy đủ, có chất lượng, đúng mục tiêu, chương trình nội dung đào tạo; hướng dẫn học viên làm tiểu luận, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, thực hành, thực tập, phương pháp học tập, phương pháp NCKH…

(3) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài, công trình NCKH, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biên soạn giáo trình, sách, tài liệu phục vụ đào tạo; giáo dục, huấn luyện, rèn luyện học viên; đề xuất với chỉ huy nhà trường và các cơ quan quản lý đào tạo các cấp

về các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong nhà trường và trong Quân đội; sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Quốc phòng

(4) Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy và cấp trên về nội dung bài giảng đảm nhiệm; trong giờ lên lớp là người chỉ huy, quản lý cao nhất; luôn giữ gìn uy tín, danh

dự, nêu gương tốt trước học viên; đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của học viên; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao thể chất, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm

(5) Tham gia giảng dạy và NCKH tại cơ sở đào tạo, NCKH khác khi đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại trường và được chỉ huy nhà trường cho phép

(6) Ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH với cơ sở giáo dục đại học, sau đại học,

cơ sở NCKH theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng” [7]

Theo Thông tư 07/2021/TT - BQP: “Giảng viên tại các trường sĩ quan Quân đội

phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chung được quy định, đồng thời, nắm vững kiến thức

cơ bản (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công; xu hướng phát triển học thuật của bộ môn, chuyên ngành vận dụng vào giảng dạy, NCKH, biên soạn sách, tài liệu, giáo trình dạy học; nắm được kiến thức tổng quát của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo; có khả năng giải quyết nhiệm vụ thực tiễn về lĩnh vực chuyên môn của mình; nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập, NCKH của Bộ Quốc phòng và của trường; hiểu biết sâu và có khả năng vận dụng những vấn đề lý luận dạy học, sư phạm quân sự, kinh nghiệm thực tế để nâng cao chất lượng giảng dạy

và NCKH; biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn” [9]

Từ những quan niệm trên có thể xác định như sau:

Ngày đăng: 02/10/2024, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Như An (1996)," Phương pháp dạy học Giáo dục học
Tác giả: “Nguyễn Như An
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1996
2. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và cấu trúc của năng lực”, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 117, tháng 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và cấu trúc của năng lực”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Năm: 2015
3. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2021), Dạy và học tích cực-Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực-Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2021
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Hệ thống giáo dục và Luật giáo dục một số nước trên thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giáo dục và Luật giáo dục một số nước trên thế giới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
7. Bộ Quốc phòng (2000), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
8. Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2013
10. Bộ Quốc phòng (2023), Quyết định số 3061/QĐ-BQP ngày 11-07-2023 về phê duyệt Đề án Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3061/QĐ-BQP ngày 11-07-2023 về phê duyệt Đề án Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2023
11. Bộ Tổng Tham mưu - Cục nhà trường (2006), Từ điển giáo dục học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học quân sự
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu - Cục nhà trường
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2006
12. Bộ Tổng Tham mưu - Cục nhà trường (2008), Những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học trong nhà trường Quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học trong nhà trường Quân đội
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu - Cục nhà trường
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2008
13. Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội Nhân dân Việt Nam (2023), Đề án số 1853/ĐA-TM (03/7/2023) về Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án số 1853/ĐA-TM (03/7/2023) về Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo
Tác giả: Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm: 2023
14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2011
15. Huỳnh Tố Chân (2018), Một số biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 8/2018, tr. 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Huỳnh Tố Chân
Năm: 2018
16. Nguyễn Văn Chung (2002), Nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học quân sự hiện nay theo tư tưởng huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học quân sự hiện nay theo tư tưởng huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Văn Chung
Năm: 2002
17. Nguyễn Kim Chuyên (2019), Nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong đào tạo giáo viên ở trường đại học Đồng Tháp, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 8/2019, tr. 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Kim Chuyên
Năm: 2019
18. Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật (2010), J.A. Comenxki –Cha đẻ của giáo dục hiện đại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: J.A. Comenxki –Cha đẻ của giáo dục hiện đại
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Hồ Thị Nhật
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2010
19. Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20. Vũ Dũng (chủ biên), (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập sư phạm," Nxb Giáo dục, Hà Nội 20. Vũ Dũng (chủ biên), (2008), "Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20. Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
21. Nguyễn Duân, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường (2018), Nghiên cứu tác động thực tiễn giáo dục-một loại hình nghiên cứu nhằm nâng cao NLSP cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, Số 425, tr. 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Duân, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường
Năm: 2018
23. Daisaku Ikeda- Jim Garrison-Larry Hickman (2021), Cách dạy-cách học-cách sống trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách dạy-cách học-cách sống trong thế kỷ XXI
Tác giả: Daisaku Ikeda- Jim Garrison-Larry Hickman
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
24. A.M. Đansencô (1981), Giáo dục học quân sự, Nxb Matxcova, Liên Xô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học quân sự
Tác giả: A.M. Đansencô
Nhà XB: Nxb Matxcova
Năm: 1981
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát tại 5 cơ sở đào tạo - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát tại 5 cơ sở đào tạo (Trang 86)
Bảng 2.3. Đánh giá về tầm quan trọng và sự cần thiết của NLSP - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.3. Đánh giá về tầm quan trọng và sự cần thiết của NLSP (Trang 90)
Bảng 2.8. Tổng hợp khảo sát kết quả hoạt động sư phạm của GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.8. Tổng hợp khảo sát kết quả hoạt động sư phạm của GV (Trang 100)
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục trong - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục trong (Trang 111)
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá phát triển NLSP cho GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá phát triển NLSP cho GV (Trang 114)
Bảng 2.15. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP của GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.15. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển NLSP của GV (Trang 116)
Bảng 2.16. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng phát triển NLSP cho GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 2.16. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng phát triển NLSP cho GV (Trang 118)
Bảng 3.1. Rubric đánh giá năng lực dạy học trong hệ thống NLSP của GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.1. Rubric đánh giá năng lực dạy học trong hệ thống NLSP của GV (Trang 133)
Bảng 3.5. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.5. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp (Trang 159)
Sơ đồ 3.1. Quy trình tiến hành bài giảng theo thực nghiệm của GV - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Sơ đồ 3.1. Quy trình tiến hành bài giảng theo thực nghiệm của GV (Trang 167)
Bảng 3.7. Kết quả nhận thức về NLSP của GV trước thực nghiệm - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.7. Kết quả nhận thức về NLSP của GV trước thực nghiệm (Trang 168)
Bảng 3.10. Tỉ lệ phương án đánh giá mức độ nhận thức về NLSP của GV sau thực nghiệm - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.10. Tỉ lệ phương án đánh giá mức độ nhận thức về NLSP của GV sau thực nghiệm (Trang 169)
Bảng 3.12. Bảng tham số nhóm thực nghiệm 1 sau thực nghiệm - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.12. Bảng tham số nhóm thực nghiệm 1 sau thực nghiệm (Trang 171)
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về chất lượng thực giảng của GV sau thực nghiệm - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về chất lượng thực giảng của GV sau thực nghiệm (Trang 173)
Bảng 3.16. Bảng tham số nhóm thực nghiệm 2 sau thực nghiệm - Phát triển năng lực sư phạm cho giảng viên các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.16. Bảng tham số nhóm thực nghiệm 2 sau thực nghiệm (Trang 174)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w