1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

93 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Trần Ân Nguyên
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 6,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (15)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (19)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về nợ xấu (19)
      • 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu (19)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về VCSH (20)
      • 2.2.1. Khái niệm về VCSH (20)
      • 2.2.2. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu (CAP) (20)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về khả năng thanh khoản (21)
      • 2.3.1. Khái niệm về thanh khoản (21)
      • 2.3.2. Đo lường về khả năng thanh khoản của Ngân hàng (21)
    • 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước (23)
    • 2.5. Nhận xét về các nghiên cứu trước (27)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (32)
    • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu (33)
    • 3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (34)
    • 3.4. Mô tả biến nghiên cứu (35)
      • 3.4.1. Biến phụ thuộc (35)
      • 3.4.2. Biến độc lập (35)
      • 3.4.3. Biến kiểm soát (37)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU (41)
    • 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (41)
    • 4.2. Ma trận tương quan (42)
    • 4.3. Kết quả mô hình hồi quy và mô hình kiểm định (44)
      • 4.3.1. Mô hình 1: Tác động của tỷ lệ nợ xấu đến khả năng thanh khoản (44)
      • 4.3.2. Mô hình 2: Tác động của tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản (48)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (62)
    • 5.1. Kết luận (62)
    • 5.2. Các hàm ý chính sách (63)
      • 5.2.1. Tỷ lệ VCSH (CAP) (63)
      • 5.2.2. Quy mô NH (SIZE) (63)
      • 5.2.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) (63)
      • 5.2.4. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) (64)
      • 5.2.5. Tỷ lệ lạm phát (INF) (64)
      • 5.2.6. Tỷ lệ thất nghiệp (UNEM) (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (68)
  • PHỤ LỤC (70)
    • UNEM 9.004103 3.247997 2.77 0.006 .128122 (49)
    • INF 2.597423 2147906 12.09 0.000 .5696592 (49)
    • UNEM 8.77331 3.258308 2.69 0.007 .124838 (54)
    • INF 2.602181 2148999 12.11 0.000 .5707025 (54)
      • R- sq: Obs per group (73)

Nội dung

Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu: “Tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam”.. Mục

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Trạng thái thanh khoản của các NH tại Việt Nam có nhiều sự biến động trong nền kinh tế hội nhập và tăng trưởng để phát triển với nền kinh tế thế giới nên việc đảm bảo khả năng thanh khoản càng trở nên quan trọng hơn Việc tái cơ cấu NH giai đoạn

2 (2016 – 2020) đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1058/ GĐ-TTg nhằm hạ lãi suất vay và đảm bảo chuẩn Basel II cho các NHTM để ổn định tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh về lãi suất giữa các NH Vì vậy, đảm bảo khả năng thanh khoản tạo điều kiện cho việc mở rộng và đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ giúp nâng cao lợi nhuận của NH Đến năm 2023, hệ thống NH tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều khi 20 NHTM trong hệ thống đã đạt chuẩn Basel II không những vậy có 6 NH đã đạt chuẩn hoàn thành 3 trụ cột Basel NHNN kiểm soát thị trường mở linh hoạt, ổn định và duy trì mức lãi suất hợp lý để kích thích và hỗ trợ nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, nợ xấu có xu hướng gia tăng và nguồn vốn mất cân bằng Việc nợ xấu tăng và mất cân bằng, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như VCSH sẽ khó kiểm soát khi các NH không có sự chuẩn bị trước

Sự biến động và phát triển của nền kinh tế luôn nhộn nhịp nên việc bắt kịp những thay đổi là điều cấp thiết đối với các nhà quản trị Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản Với sự phát triển của nền kinh tế sẽ có sự tác động khác nhau của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản trong các khoản thời gian khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau về các yếu tố tác động lên

Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các hoạt động ngân hàng diễn ra hiệu quả thì các nhà quản trị tập trung phân tích sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản Từ những phân tích góp phần đảm bảo và nâng cao khả năng thanh khoản từ đó tạo sự hiệu quả cho thị trường tài chính hướng đến một nền kinh tế vĩ mô bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ mức độ và sự tác động của tỷ lệ VCSH và tỷ lệ nợ xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam Từ các kết quả nghiên cứu, những hàm ý chính sách và giải pháp sẽ được đề xuất để hỗ trợ giải quyết các khó khăn thanh khoản mà các NHTMCP đang gặp phải nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả cho các quyết định được đưa ra trong quá trình hoạt động

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để mục tiêu cụ thể đạt được các kết quả hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, khóa luận được thục hiện dựa trên các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, xác định sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam

Hai là, đo lường mức độ tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH với khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam

Ba là, đề xuất hàm ý, chính sách giúp nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để các mục tiêu cụ thể trên được hoàn thành, tác giả dựa trên các câu hỏi nghiên cứu sau để giải quyết những mục tiêu đề ra:

Câu hỏi thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi thứ hai, đo lường mức độ tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH tác động như thế nào đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam?

Câu hỏi thứ ba, những hàm ý, chính sách nào cần thực hiện để giúp nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu đối tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam

- Về không gian: theo công bố của NHNN hiện nay đang có 31 NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam nhưng bài nghiên cứu thực hiện trên 26 NHTMCP tại Việt Nam với tiêu chí các NHTMCP còn hoạt động trong khoản thời gian thực hiện nghiên cứu với các số liệu được công khai minh bạch, đầy đủ và rõ ràng trên BCTC, bảng CĐKT đã được kiểm toán

- Về thời gian: nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2023 Tác giả chọn mốc thời gian trên vì từ năm 2011, hệ thống NH gặp nhiều biến động và thay đổi Vào năm 2012, hệ thống NH bắt đầu thực hiện việc tái cấu trúc trong 5 năm theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD (đề án 254)” Đến năm

2016, NHNN phê duyệt “Đề án tái cơ cấu NH giai đoạn 2” để đảm bảo 70% các NHTM thực hiện chuẩn Basel II vào năm 2020 Nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khủng hoảng trong giai đoạn sau 2021, đây là giai đoạn phục hồi kinh tế sau những biến động của thị trường.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xây dựng và chạy mô hình trên dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình quân tối thiểu (Pooled – OLS), mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM), mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) Nghiên cứu còn sử dụng kiểm định F – test, Hausman, Breusch – Pagan và Wooldridge để chọn mô hình phù hợp nhất trong các mô hình Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi, nội sinh Nếu xảy ra trường hợp không đồng nhất hoặc nội sinh đề tài sẽ sử dụng mô hình GLS để tiếp cận để xử lý các vấn đề nội sinh và phương sai sai số thay đổi.

Đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết: hệ thống lý thuyết và vận dụng các phương pháp đo lường phù hợp được chọn lọc từ các nghiên cứu trước; từ đó, bài nghiên cứu đưa ra phương pháp phù hợp nhất để xác định và đo lường tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH tác động đến khả năng thanh khoản của NHTMCP Việt Nam

Về mặt thực tiễn: đối với các nghiên cứu khác nhau sẽ có sự khác biệt do sự biến động của nền kinh tế và sự phát triển của các NHTMCP Do đó, các kết quả nghiên cứu sẽ có một số điểm tương đồng và khác biệt Kết quả của bài nghiên cứu sẽ bổ sung vào sự khác biệt và các biện pháp, kiến nghị sẽ giúp cải thiện những hạn chế; từ đó, nâng cao khả năng khả năng thanh khoản kích thích hoạt động của các NHTMCP Hạn chế rủi ro trong thanh khoản từ các yếu tố nghiên cứu giúp đưa ra các giải pháp để quản lý khả năng thanh khoản và giữ ở mức an toàn

Trên cơ sở phân tích sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH sẽ giúp cải thiện khả năng thanh khoản, giảm rủi ro trong thanh khoản dẫn đến tình trạng phá sản và nâng cao hiệu quả hoạt động của NH Từ dó, xây dựng một số biện pháp để quản lý khả năng thanh khoản để tránh các rủi ro trong quá trình hoạt động để đảm bảo lợi nhuận cho NH, cải thiện chất lượng và nâng cao sự tín nhiệm của KH khi thực hiện giao dịch tại NH.

Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được chia thành 5 chương và nội dung chính của các chương như sau:

• Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Ở chương 1, tác giả nêu chi tiết hai yếu tố chính là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH và các biến kiểm soát phù hợp và khả thi của nghiên cứu, trong đó: tính cấp thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của đề tài Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH là quan trọng để hoàn thiện được mục tiêu mà nghiên cứu đặt ra

• Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước:

Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về NHTMCP tại Việt Nam, các lý thuyết về thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam, lý thuyết về cách đo lường khả năng thanh khoản, chỉ ra lý thuyết của các biến có thể ảnh hưởng tới nghiên cứu Sau đó, tác giả tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài nghiên cứu và xác định được khoảng trống của các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình phù hợp cho đề tài

• Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu:

Tại chương 3, tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và thực nghiệm các nghiên cứu trước ở chương 2 đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra giả thuyết về sự tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát tác động đến khả năng thanh khoản của NH Ngoài ra, chương 3 còn giải thích chi tiết về các phương pháp nghiên cứu, giải thích về mô hình, cách tác giả thu thập và xử lý dữ liệu được sử dụng và giải thích ý nghĩa của các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

Các kết quả của việc thu thập dữ liệu, thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy để phân tích được thể hiện tại chương 4 Tác giả thực hiện phân tích dựa trên các kết quả thu được để đánh giá và thảo luận sự phù hợp của mô hình, sự tương quan Từ đó, nghiên cứu chỉ ra các mô hình phù hợp nhất với các biến phân tích và đưa ra kết luận từ các giả thuyết ban đầu được đề xuất

• Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách:

Chương 5 sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận từ kết quả thu được từ chương 4 Dựa và các kết luận của nghiên cứu để đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp để duy trì khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam ở mức ổn định và nâng cao; ngoài ra, một số mặt hạn chế của nghiên cứu cũng được chỉ ra có thể làm hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Chương 1 đã thể hiện rõ lý do và tính cấp thiết của đề tài, xác định được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, sự đóng góp của đề tài cũng được chỉ ra khi tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu Cuối cùng, bố cục dự kiến của khóa luận được tóm tắt và đây sẽ là cơ sở để xây dựng các nội dung tiếp theo của khóa luận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Cơ sở lý thuyết về nợ xấu

2.1.1 Khái niệm về nợ xấu

Theo ủy ban Basel về giám sát NH: “Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn và NH thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi NH chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi.”

Tại Điều 20 Thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21/01/2013 thì các khoản vay được chia thành 5 loại và nợ xấu sẽ được xác định khi các khoản nợ thuộc nhóm nợ 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn) Một khoản vay được xác định trở thành nợ xấu khi khoản vay đó thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 và quá hạn thanh toán trên 90 ngày

Nợ xấu là các khoản nợ của KH khi không thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ theo hợp đồng vay với NH Các khoản nợ sẽ được xem là nợ xấu khi KH không thực hiện việc trả lãi và gốc theo quy định trên 90 ngày và khoản nợ của KH thuộc nhóm nợ 3, 4,5 theo quy định của NHNN

2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP

Tỷ lệ nợ xấu thể hiện tỷ lệ các khoản nợ xấu chiếm bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của NH Một NH có tỷ lệ nợ xấu càng thấp thể hiện NH thực hiện tốt việc cho vay và đòi nợ đảm bảo mức an toàn vốn theo quy định của NHNN Khi tỷ lệ nợ xấu thấp thì NH đang hoạt động tốt, tài chính ổn định khi nợ được thu hồi đúng hạn, hoạt động tín dụng được triển khai tốt mang lại lợi nhuận cho NH

Theo các nghiên cứu của Vodava (2011), Vũ Thị Hồng (2015), Vũ Cẩm Nhung và cộng sự (2023) thì tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên thì NH sẽ có xu hướng gia tăng tài sản thanh khoản để phòng trường hợp khi NH mất cân bằng tài chính có thể dùng tài sản thanh khoản để bù đắp các khoản ngắn hạn để phòng rủi ro.

Cơ sở lý thuyết về VCSH

Theo khoản 1 điều 66 của Thông tư 200/2014/TT-BTC Luật Kế toán: “Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thanh viên góp vốn (chủ sở hữu)”

Vốn chủ sở hữu là nguồn quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, tài chính của NH, là công cụ để đảm bảo cho các hoạt động dài hạn cho NH và các TCTC Vốn chủ sở hữu là nguồn đầu tư của các chủ NH bao gồm cổ phiếu, các khoản dữ trữ, lợi nhuận không chia, …theo Rose (2012)

Vốn chủ sở hữu là lá chắn cho NH trước những thay đổi của nền kinh tế, là khoản để bù đắp cho các tổn thất, thể hiện được khả năng chịu đựng rủi ro của NH và giúp các hoạt động kinh doanh, tạo lợi nhuận cho NH

2.2.2 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu (CAP)

Tỷ lệ VCSH được xác định bằng tỷ lệ giữa VCSH trên tổng tài sản, thể hiện khả năng tài trợ của VCSH cho hoạt động tài chính của NH Một NH có tỷ lệ VCSH càng cao thì khả năng thanh khoản sẽ càng cao Điều này chứng tỏ, NH có khả năng dự phòng cho các rủi ro về thanh khoản, phản ánh hoạt động về tài chính của NH tốt qua cho vay KH hay phản ứng kịp thời với các tình huống như đảm bảo đáp ứng kịp thời các khoản tiền gửi của KH Điều này làm mức độ tin cậy của KH với NH ngày càng cao sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư và huy động tiền gửi từ KH Điều này đã được thể hiện qua một số nghiên cứu của Ahmad & Rasool (2017), Vodová (2013), Abdelmagid (2020), Vũ Thị Hồng (2015) Tuy nhiên, các thị trường kinh tế khác nhau, thời gian khác nhau thì tỷ lệ VCSH có tác động ngược chiều phản ánh qua nghiên cứu của Moussa (2015), Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh

Lâm (2016) hay Vũ Thị Cẩm Nhung & cộng sự (2023) Mối tương quan ngược chiều thể hiện NH có thể lý giải do nguồn vốn chủ yếu của NH là tiền gửi từ KH và đây là khoản tiền có sự thay đổi liên tục từ KH nên dẫn đến tình trạng thanh khoản kém khi mà NH thường sử dụng vốn để thực hiện đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thấp.

Cơ sở lý thuyết về khả năng thanh khoản

2.3.1 Khái niệm về thanh khoản

NH Thanh toán Quốc tế (BIS, 2008) định nghĩa: “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng để tài trợ cho phần tăng tài sản và đáp ứng nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, mà không gây thiệt hại, tổn thất cho NH.”

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát NH (Basel Committee on Bank Supervision, 2008): “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức”

Theo đó, ta có thể hiểu như sau thanh khoản là khả năng giải ngân thanh toán với chi phí thấp nhất khi phát sinh nghĩa vụ đã cam kết trước đó Việc này thể hiện các tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hiệu quả của NH Một NH có tính thanh khoản cao đồng nghĩa với việc NH có khả năng chuyển đổi tài sản với chi phí thấp và thời gian chuyển đổi nhanh để đáp ứng nhu cầu của KH Và khi một NH không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng rất dễ mất đi khả năng thanh khoản, mất cân bằng trong khả năng quản lý nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động NH, giảm đi lợi nhuận và hiệu quả hoạt động và đánh mất sự tín nhiệm của KH

2.3.2 Đo lường về khả năng thanh khoản của Ngân hàng

• Phương pháp đo lường tỷ lệ thanh khoản Ngân hàng

Theo Vodová (2013) và một số các nghiên cứu trước đã sử dụng dữ liệu từ bảng CĐKT để đo lường khả năng thanh khoản như sau:

Tài sản thanh khoản gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác, khoản vay cho các TCTD khác và tiền gửi tại NHNN 𝐿 1 thể hiện tính thanh khảo mạnh khi 𝐿 1 có giá trị cao nên khi đó rủi ro thanh khoản sẽ thấp

Hệ số 𝐿 2 thể hiện độ nhạy của NH đối với các khoản huy động tiền gửi của KH nếu 𝐿 2 càng cao thì NH càng nhạy với khả năng chịu cú sốc thanh khoản

Hệ số thể hiện tỷ lệ tài sản kém thanh khoản đang tồn tại trong NH Giá trị 𝐿 3 càng lớn thì thanh khoản của ngân hàng đang kém

Hệ số này thể hiện các khoản nợ có tính thanh khoản cao và các khoản vay kém thanh khoản nên khi 𝐿 4 có giá trị cao thì thanh khoản NH đang suy yếu

• Phương pháp đo lường khe hở thanh khoản Ngân hàng

Khe hở ở đây chính là khoảng chênh lệch giữa tổng dư nợ cho vay bình quân và tổng nguồn vốn huy động bình quân thể hiện rủi ro thanh khoản trong tương lai Điều này thể hiện ở sự chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản tương lai và hiện tại (Vodová, 2011)

Khe hở tài trợ (FGAP) = Tổng dư nợ tín dụng trung bình – Tổng nguồn vốn huy động trung bình (2.1)

NH sẽ bị thâm hụt tài chính lớn và phải giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tài sản hoặc huy động từ thị trường tiền tệ việc này kéo theo sự tăng của rủi ro thanh khoản khi

FGAP > 0 và khi FGAP < 0 NH nên xem xét để đầu tư hoặc mua chứng khoán đã phát hành vì khi này NH đang dư ra một khoản tiền huy động

Với phương pháp đo lương thanh khoản theo khe hở thanh khoản sẽ dựa trên dòng tiền ra và dòng tiền vào để thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh Phương pháp khe hở thanh khoản sẽ phản ánh rõ dòng tiền cho các hoạt động hiện tại và trong tương lai của NH Tuy nhiên, việc dự đoán dòng tiền trong tương lai mang yếu tố dự đoán chủ quan không có cách đo lường chính xác nên kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch Đối với phương pháp đo lường tỷ lệ thanh khoản của NH, dữ liệu sử dụng sẽ được lấy từ BCTC đã được kiểm toán minh bạch với công thức tính rõ ràng sẽ hạn chế về sai lệch số liệu Tuy nhiên, các đo lường này chỉ thể hiện được một phần của thanh khoản như chỉ số 𝐿 1 thể hiện khả năng thanh khoản của tài sản thanh khoản với tổng tài sản NH, 𝐿 2 là khả năng thanh khoản của tài sản thanh khoản đối với tiền gửi nhưng nhờ sự khách quan với công thức tính rõ ràng và dữ liệu minh bạch thì phương pháp đo lường tỷ lệ thanh khoản được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu của Vodova (2013), Vodova (2011), Ahmad & Rasool (2017), Vũ Cẩm Nhung và cộng sự (2023)

Dựa trên những lý thuyết, những nghiên cứu thực nghiệm trước Vodova (2013), để thuận tiện cho việc tìm dữ liệu nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường khả năng thanh khoản với 𝐿 2

Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu ở Séc đối với các NH trong giai đoạn 2001 – 2009 đã được phân tích bới tác giả Vodová (2011) với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Bài nghiên cứu của tác giả Vodavá đã chỉ ra tỷ lệ VCSH, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất liên NH và lãi suất cho vay trên thị trường có sự tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản Ngược lại, các biến tỷ suất sinh lời, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và hiện trạng khủng hoảng tài chính đã tác động ngược chiều; ngoài ra, quy mô NH, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập lãi cận biên và lãi suất điều hành CSTT không có ý nghĩa lên khả năng thanh khoản

Tác giả Vodová (2013) sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để xác định và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Hungary từ 2001 –

2010 Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu với mức đo lường chỉ số LIQ với 3 cách: tài sản thanh khoản/tổng tài sản, tài sản thanh khoản/(tiền gửi + khoản vay ngắn hạn) và tài sản thanh khoản/tiều gửi với 4 biến nội tại: tỷ lệ VCSH (CAP), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE), quy mô (TOA) và 8 biến vĩ mô: khủng hoảng tài chính (FIC), tỷ lệ lạm phát (INF), GDP, lãi suất liên NH (IRB), lãi suất cho vay (IRL), chênh lệch lãi suất cho vay (IRM), chính sách lãi suất (MIR), tỷ lệ thất nghiệp (UNE) Từ kết quả phân tích, các biến CAP, ROE và IRL tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản; điều ngược lại xảy ra với các biến TOA, IRB, IRM và MIR Ngoài ra, các biến NPL, FIC, GDP và UNE không có ý nghĩa đến khả năng thanh khoản

Với phương pháp bảng tĩnh bảng động, Moussa (2015) đã thực hiện trên 18 ngân hàng ở Tunisia trong thời gian 10 năm từ 2000 cho thấy tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu, tăng trưởng GDP tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản; điều ngược lại xuất hiện ở quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ suất sinh lời/tài sản, thu nhập lãi cận biên, chi phí hoạt động/tổng tài sản và lạm phát

Theo Vũ Thị Hồng (2015) thực hiện nghiên cứu từ 2006 –2011 với phương pháp nghiên cứu định lượng dùng mẫu của 37 NHTMCP Việt Nam Thực hiện phân tích thống kê, tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan cùng chiều; ngược lại, tỷ lệ cho vay trên huy động có mối tương quan ngược chiều với khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê với mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thanh Lâm (2016) thực hiện trên 32 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2013 với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) đã chỉ ra quy mô ngân hàng và chỉ số dư nợ cho vay/tổng tiền gửi có tương quan cùng chiều với khả năng thanh khoản Các yếu tố D/E (tổng nợ ngắn hạn phải trả/VCSH), ROA lại không có ý nghĩa và CAP tác động ngược chiều với thanh khoản của NHTMCP Việt Nam

Nghiên cứu của Ahmad & Rasool (2017) thực hiện trên 31 ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2005 – 2014 với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ma trận tương quan, FEM và kiểm định Hausman để phân tích sự tác động của các yếu tố nội và ngoại sinh lên khả năng thanh khoản của ngân hàng Từ các kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ VCSH (CAP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có sự tác động lớn và cùng chiều với khả năng thanh khoản Ngoài ra, các yếu tố tỷ lệ nợ xấu (NPL), quy mô NH (BS) tác động ngược chiều và các biến khả năng sinh lời (ROE), tỷ lệ lạm phát (INF) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Luvuno (2018) đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Pooled – OLS, FEM và REM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại South Africa trong giai đoạn từ 2006 – 2016 Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều tác động đã xảy ra với các biến tỷ lệ VCSH (CAP), quy mô NH (SIZE) và tăng trưởng quốc nội (GDP) Sự tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản đã xảy ra với tăng trưởng tín dụng (LG), và tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong khi biến tỷ lệ lạm phát (INF) lại không có ý nghĩa thống kê

Lê Xuân Thảo (2018) đã chỉ ra quy mô NH, tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng, tăng trưởng kinh tế, lãi suất biên có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản và tỷ suất sinh lời trên VCSH là mối quan hệ cùng chiều lên khả năng thanh khoản bằng phương pháp ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên với 25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) thực hiện nghiên cứu trên 29 NHTM tại Việt Nam đã chỉ ra biến quy mô NH (SIZE), tỷ lệ VCSH (CAP), tăng trưởng (GDP) có mối quan hệ ngược chiều đến khả năng thanh khoản Ngược lại, mối quan hệ tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản xảy ra với các yếu tố tỷ lệ lợi nhuận (ROE), dự phòng rủi ro tín dụng (CRER), khả năng thanh toán nhanh (QR)

Nghiên cứu của Abdelmagid (2020) đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 4 ngân hàng Hồi giáo ở Ả Rập Xê Út trong giai đoạn từ 2007-2017 Với phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu, tác giả chỉ ra thanh khoản các ngân hàng Hồi giáo tương quan âm với DEP, tương quan dương với CAP, CRISIS Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng SIZE, UNEM, GDP, chính sách tiền tệ, INF, ROE và ROA không có ý nghĩa thống kê với khả năng thanh khoản các ngân hàng Hồi giáo

Nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và Lại Thị Thanh Loan (2020) thực hiện với dữ liệu của 20 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Pooled – OLS, FEM và REM kết hợp với kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp và sử dụng phương pháp ước lượng Momen tổng quát GMM để kiểm định tính vững chắc của các biến và mô hình Kết quả đã chỉ ra rằng tổng tài sản (LnTA), khả năng sinh lời (ROAA) và tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản (LDR) Ngược lại, tỷ lệ tiết kiểm quốc gia (SAV) và thanh khoản thị trường (MAR) có mối tương quan ngược chiều đến khả năng thanh khoản (LDR) Ngoài ra, biến tăng trưởng cung tiền (M2) không có ý nghĩa thống kê với mô hình nghiên cứu

Theo Lê Hoàng Vinh và Trần Phi Dũng (2020) cho thấy khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, thu nhập lãi ngoài cận biên và niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng cùng chiều đến thanh khoản và tăng trưởng tín dụng, tiền gửi khách hàng, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, quản lý tài sản tác động ngược chiều thông qua phương pháp phân tích hồi quy GLS Nghiên cứu này đã thực hiện dựa trên dữ liệu của 23 NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 – 2018

Bài nghiên cứu của Vũ Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thẩm, Nguyễn Xuân Hoàng Tuấn, Bùi Thị Nhi (2023) đã chỉ ra 8 trong 12 yếu tố có tác động đến khả năng thanh khoản của NHTMCP Việt Nam trong đó tương quan cùng chiều có tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lạm phát và điều ngược lại xảy ra với quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ/tổng tiền gửi khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua mô hình hồi quy OLS, FEM, REM và khắc phục mô hình GLS và được thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2022 của

Nhận xét về các nghiên cứu trước

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước

Nghiên cứu Dữ liệu Giai đoạn

Biến độc lập Kết quả

CAP, NPL, Lãi suất cho vay, lãi xuất liên NH

ROE, Khủng hoảng tài chính kinh tế, INF, GDP

SIZE, UNEM, NIM, Lãi suất điều hành CSTT

CAP, ROE, IRL + TOA, IRB, IRM -

SIZE, LLR Không có ý nghĩa

SIZE, L/A (dư nợ cho vay/tổng tiền gửi)

D/E (tổng nợ ngắn hạn phải trả/VCSH), ROA

ROE, INF Không có ý nghĩa

4 ngân hàng Hồi giáo ở Ả Rập Xê Út

SIZE, UNEM, GDP, chính sách tiền tệ, INF, ROE và ROA

Không có ý nghĩa Đỗ Hoài Linh và

SIZE, LA, CAP, NIM, CIR, GDP -

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ các nghiên cứu được tác giả tham khảo và tổng hợp cho thấy khả năng thanh khoản của các ngân hàng đều bị tác động bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô Sự khác biệt có thể thấy rõ trong các nghiên cứu do sự khác nhau về văn hóa, vùng miền của từng quốc gia cũng như tình hình phát triển của nền kinh tế theo từng giai đoạn thời gian thực hiên nên khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ có những kết quả khác nhau về các biến tác động lên

Các biến độc lập dựa trên tình hình kinh tế của mỗi quốc gia sẽ có những yếu tố vĩ mô khác nhau tác động lên khả năng thanh khoản tùy thuộc vào nghiên cứu của các tác giả Tuy vậy, nhìn chung các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp có tầng suất xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước Các yếu tố nội tại như quy mô, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời là các biến được các tác giả lựa chọn đề xuất để phân tích lên khả năng thanh khoản Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như tỷ lệ tiền gửi, thu nhập biên,… được sử dụng trong một số nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các bài nghiên cứu như Pooled – OLS, FEM, REM và FGLS được các tác giả sử dụng chủ yếu Tuy nhiên, có một số nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy và chưa thục hiện kiểm định các khuyết tật trong mô hình nên vẫn còn lỗ hổng trong các nghiên cứu Ngoài ra, chưa có nghiên cứu tập trung phân tích tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH lên khả năng thanh khoản ngân hàng

Chương 2, tác giả trình bày các lý thuyết về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH và thanh khoản Ngoài ra, một số nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã được tác giả lược khảo và tổng hợp để làm nền tảng cơ sở cho tác giả thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp cho chương tiếp theo.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu xác định sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản của 26 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 –

2023 sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Lược khảo cơ sở lý thuyết và tổng hợp các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm trước, tiếp theo thảo luận đến các khoảng trống và các khía cạnh chưa được nghiên cứu Từ đó, tác giả định hình được mô hình nghiên cứu cho

Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu, mô hình hồi quy được dự kiến sử dụng, tổng hợp các biến dự kiến phù hợp với mô hình nghiên cứu và xây dụng giả thuyết nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết và các bằng chứng từ các nghiên cứu trước

Bước 3: Xác định mẫu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu thích hợp với mục tiêu của đề tài Theo đó, tác giả tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu cho các biến phù hợp với mô hình nghiên cứu

Bước 4: Trong trường hợp mô hình hồi quy xảy ra các vi phạm (phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến), các kết quả ước lượng sẽ bị sai lệch ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Ngoài phương pháp Pooled – OLS cơ bản, phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ được áp dụng để chạy mô hình Sử dụng kiểm định F – test, Hausman được sự dụng để chọn ra mô hình phù hợp nhất từ kết quả

Bước 5: Kiểm định các kết quả nghiên cứu với kiểm định F để xác định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập Đưa ra sự so sánh giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để lựa chọn mô hình phù hợp hơn thông qua kiểm định Hausman

Bước 6: Kiểm tra khuyết tật mô hình (đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, sự tương quan) nếu có một trong những khuyết tật thì sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục sau đó thực hiện bước 7 Nếu không có khuyết tật sẽ chuyển tới bước

Bước 7: Tiến hành thảo luận, đánh giá, đưa ra kết luận từ các kết quả nghiên cứu; từ đó, đề xuất các chính sách và khuyến nghị để trả lời cho mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đã được đề ra.

Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu sẽ được dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của 26 NHTMCP tại Việt Nam và các tài liệu có liên quan trên cơ sở nhất quán trong giai đoạn 2011 – 2023

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp để thực hiện đánh giá các biến trong mô hình Các biến độc lập (tỷ lệ tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH), biến phụ thuộc (khả năng thanh khoản) và các biến kiểm soát (quy mô NH, tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, lợi nhuận trên tổng tài sản) sẽ được lấy từ BCTC, báo cáo thường niên đã được kiểm toán của 26 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011 –

2023 Ngoài ra, với nhóm yếu tố vĩ mô (tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp) lấy từ nguồn Tổng Cục Thống Kê và tổ chức tài chính quốc tế Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của 26 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2023 Các dữ liệu thuộc nhóm dữ liệu vĩ mô, yếu tố bên ngoài NH sẽ được tổng hợp từ Vietstock Finance – hệ thống công cụ đầu tư chứng khoán và Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Tác giả sử dụng hai phần mềm Excel để hỗ trợ tổng hợp dữ liệu bảng (panel data) và phần mềm Stata để thực hiện chạy mô hình để thu thập kết quả phục vụ nghiên cứu sự tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH lên khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam như sau:

Mô hình 1: Tác động của tỷ lệ nợ xấu đến khả năng thanh khoản

Mô hình 2: Tác động của tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản

Mô hình 3: Tác động đồng thời của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ VCSH đến khả năng thanh khoản

- 𝛽 0 , … , 𝛽 8 : Hằng số cần được ước lượng

- 𝐿𝐼𝑄 𝑖𝑡 : Khả năng thanh khoản của các NHTMCP i trong năm t

- 𝑁𝑃𝐿 𝑖𝑡 : Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP i trong năm t

- 𝐶𝐴𝑃 𝑖𝑡 : Tỷ lệ VCSH của các NHTMCP i trong năm t

- 𝑅𝑂𝐸 𝑖𝑡 : Tỷ suất sinh lời trên VCSH của các NHTMCP i trong năm t

- 𝐿𝐿𝑅 𝑖𝑡 : Tỷ lệ dự phòng RRTD của các NHTMCP i trong năm t

- 𝐼𝑁𝐹 𝑡 : Tỷ lệ lạm phát trong năm t

- 𝑈𝑁𝐸𝑀 𝑡 : Tỷ lệ thất nghiệp trong năm t

- 𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 : Quy mô của các NHTMCP i trong năm t

Mô tả biến nghiên cứu

Khả năng thanh khoản ( 𝑳𝑰𝑸 𝒊𝒕 ): được xác định bằng tỷ lệ tổng tài sản thanh khoản/tổng tài sản Hai mục đều được lấy từ bảng CĐKT của các NHTMCP, được xác định bằng công thức:

Tài sản thanh khoản được xác định bằng tổng tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, chứng khoán chính phủ và chứng khoán tương tự khác LIQ thể hiện tỷ lệ tài sản thanh khoản với khoản tiền gửi của KH Tuy vậy, tài sản thanh khoản có mức sinh lời thấp nên việc có nhiều tài sản thanh khoản không đồng nghĩa với việc NH đang có lợi nhuận cao Tiền gửi từ KH không có mức đảm bảo cao khi KH có yếu cầu rút tiền nhưng NH không có khả năng đáp ứng dẫn đến giảm độ uy tín cho NH Vì vậy, một NH đáp ứng được nhu cầu của KH khi chỉ số LIQ > 100% Với cách tính này, NH có khả năng hấp thụ các rủi ro về thanh khoản tốt khi chỉ số này càng cao

Xác định bằng tỷ lệ của tổng nợ xấu với tổng dư nợ cho vay Các khoản nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 và các số liệu được lấy từ BCTC đã được kiểm toán của các NHTMCP tại Việt Nam:

Thể hiện các khoản nợ của KH mà NH không thu hồi được khi quá hạn hợp đồng cho vay Hoạt động NH với 70% thu nhập đến từ tín dụng nên việc để các khoản nợ thành nợ xấu sẽ gây nhiều khó khăn, tác động xấu trong việc tạo ra lợi nhuận cho NH và làm giảm mức độ tín nhiệm của KH khi thực hiện gửi tiền

Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả, hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, khả năng thanh khoản giảm Theo nghiên cứu của Ahmad

& Rasool (2017) và Luvuno (2018) cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ảnh hưởng ngược chiều lên khả năng thanh khoản, khi tỷ lệ này càng thấp thì khả năng thanh khoản của

Biến tỷ lệ nợ xấu trong bài nghiên cứu được kỳ vọng có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của NHTMCP tại Việt Nam, như sau:

Là tỷ lệ giữa VCSH trên tổng tài sản, thể hiện khả năng tài trợ của VCSH cho hoạt động tài chính của NH Tỷ lệ VCSH được tính như sau:

Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ vay để tài trợ hoạt động kinh doanh của mình, khác với nợ vay mang tính chất phải hoàn trả thì nguồn vốn chủ sở hữu được xem là nguồn quỹ tự có của ngân hàng, đại diện cho khả năng tự chống đỡ khi có rủi ro xảy ra Các ngân hàng vốn càng lớn có xu hướng nắm giữ tài sản thanh khoản ít hơn và ngược lại

Một số nghiên cứu của Moussa (2015), Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016) hay Vũ Thị Cẩm Nhung & cộng sự (2023) chỉ ra rằng có tỷ lệ CAP tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản Tuy nhiên, tỷ lệ CAP lại có xu hướng cùng chiều với khả năng thanh khoản trong nghiên cứu của Ahmad & Rasool (2017), Vodová (2013), Abdelmagid (2020), Vũ Thị Hồng (2015)

Trong bài nghiên cứu này, biến tỷ lệ VCSH (𝐶𝐴𝑃 𝑖𝑡 ) được kỳ vọng có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP tại Việt Nam được đề xuất như sau:

Quy mô NH thể hiện tiềm lực tài chính và khi một NH có quy mô lớn thì khả năng tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài dễ hơn khi đó NH sẽ tập trung đầu tư vào các hoạt động có khả năng sinh lời cao; do đó, khả năng thanh khoản sẽ bị giảm đi do NH đánh đổi các tài sản có khả năng thanh khoản để thực hiện đầu tư tạo lợi nhuận cho NH Quy mô NH được xác định như sau:

Theo như một số nghiên cứu của Ahmad & Rasool (2017), Vũ Thị Cẩm Nhung

& cộng sự (2023), Moussa (2015) đã chỉ ra rằng quy mô NH tương quan ngược chiều đối với khả năng thanh khoản Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng dựa trên các nghiên cứu trước, biến quy mô NH (SIZE) sẽ có tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản

3.4.3.2 Tỷ suất sinh lời (ROE)

Tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời của NH trên mỗi đồng vốn, thể hiện khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn đến các hoạt động tài chính của Ngân hàng Khi tỷ suất này càng cao đồng nghĩa với việc NH đang sử dụng vốn hiệu quả

Theo một số nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015), Moussa (2015) và Vũ Thị Cẩm Nhung và cộng sự (2023) với kết quả tỷ suất sinh lời trên VCSH có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản; vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả dự đoán tỷ suất này:

3.4.3.3 Tỷ lệ lạm phát (INF)

𝐶𝑃𝐼 𝑡 mà: CPI t : chỉ số giá

Tỷ lệ lạm phát thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá kéo theo sự mất giá của đồng tiền Khi xảy ra lạm phát, NH có xu hướng hạn chế cho vay và các tài sản thanh khoản sẽ được dự trữ nhiều hơn để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu hoạt động

Ngày đăng: 02/10/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước (Trang 27)
Bảng 3. 1. Kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 3. 1. Kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 4. 4. So sánh Pooled – OLS và FEM của mô hình 1 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 4. So sánh Pooled – OLS và FEM của mô hình 1 (Trang 45)
Bảng 4. 8. Phương pháp FGLS cho mô hình 1 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 8. Phương pháp FGLS cho mô hình 1 (Trang 47)
Bảng 4. 7. Kiểm định khuyết tật mô hình 1 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 7. Kiểm định khuyết tật mô hình 1 (Trang 47)
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích mô hình 1 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích mô hình 1 (Trang 48)
Bảng 4. 13. Kiểm định Hausman cho mô hình 2 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 13. Kiểm định Hausman cho mô hình 2 (Trang 50)
Bảng 4. 14. Kiểm định khuyết tật mô hình 2 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 14. Kiểm định khuyết tật mô hình 2 (Trang 51)
Bảng 4. 23. Kết quả phân tích mô hình 3 - Tác Động của tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4. 23. Kết quả phân tích mô hình 3 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN