1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc môn luật du lịch phân tích vai trò của pháp luật về du lịch Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về du lịch trên Địa bàn tỉnh lâm Đồng

18 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của pháp luật về du lịch. Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tác giả Lương Vĩnh Huyền An
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mai
Trường học Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Chuyên ngành Luật Du lịch
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lâm Đồng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 625,17 KB

Nội dung

Khái niệm về du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

-  

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH

-CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai

Sinh Viên Biên Soạn: Lương Vĩnh Huyền An

Mã số Sinh Viên : 12108033 Khóa học: 2021- 2024

Tháng 6 - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

-  

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH

-CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai

Sinh Viên Biên Soạn: Lương Vĩnh Huyền An

Mã số Sinh Viên : 12108033 Khóa học: 2021- 2024

Trang 3

TRANG NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Yersin Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em được học tập và hoàn thành tốt môn học “Luật Du lịch” suốt học kì vừa qua

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Mai đã nhiệt tình dạy dỗ, giúp đỡ, hướng dẫn và nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu để em củng cố kiến thức về pháp luật du lịch cũng như hoàn thành bài tiểu luận này

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Em rất mong nhận được những sự quan tâm, góp ý từ quý thầy cô để em có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức và hoàn thành tốt hơn trong những môn học sau

Em xin chân thành cảm ơn! Lâm Đồng, 08 tháng 6, năm 2022

Sinh viên Lương Vĩnh Huyền An

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Bất kỳ hoạt động có mục đích nào trong cuộc sống cũng đều phải dựa trên các cơ sở nguyên tắc nhất định Đây chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể

Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó

Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các

cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo

Nguyên tắc của mỗi ngành luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó

Nội dung của nguyên tắc là gì? Trong mỗi ngành luật bất kỳ trong hệ thống pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó

Và với mỗi ngành luật khác nhau đều có mỗi vai trò khác nhau đối với Nhà nước và xã hội

Vì vậy trong nội dung bài tiểu luận ngày hôm nay, em xin được trình bày về vai trò của hoạt động du lịch theo pháp luật Việt Nam

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

1.2 Khái niệm về khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến

1.3 Khái niệm về hoạt động du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch

1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

Trang 7

Chương 2: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG DU LỊCH

2.1 Mối quan hệ giữa pháp luật và du lịch

Có thể nói giữa pháp luật và du lịch có mối quan hệ mật thiết và vô cùng quan trọng pháp luật là tiền đề để phát triển du lịch Du lịch phát triển nhưng vẫn phải dựa theo khung cơ sở pháp lý của pháp luật tạo ra đảm bảo tính hoạt động một cách thống nhất sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng và tuân thủ theo quy định chung của pháp luật Pháp luật chính là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình về lĩnh vực du lịch đảm bảo sự phát triển của ngành được cho là ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm hiện nay

2.2 Vai trò của du lịch đối với Nhà nước và xã hội

Có thể nói giữa pháp luật và du lịch có mối quan hệ mật thiết và vô cùng quan trọng pháp luật là tiền đề để phát triển du lịch Du lịch phát triển nhưng vẫn phải dựa theo khung cơ sở pháp lý của pháp luật tạo ra đảm bảo tính hoạt động một cách thống nhất sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng và tuân thủ theo quy định chung của pháp luật Pháp luật chính là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình về lĩnh vực du lịch đảm bảo sự phát triển của ngành được cho là ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm hiện nay

2.3 Vai trò của pháp luật về du lịch

Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành kinh tế thuộc “kinh tế đối thoại” đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, do

đó đòi hỏi pháp luật du lịch vừa đảm bảo là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong nước vừa phù hợp với các cam kết trên con đường hội nhập quốc tế

Một cách khái quát, vai trò của pháp luật được thể hiện qua một số luận điểm cơ bản sau:

Trang 8

- (1) Đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch;

Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân là một ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Du lịch không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước mà còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội Lưu trú du lịch là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta Du lịch đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch để thu hút cá nhân, tổ chức tham gia vào loại hình kinh doanh này Tuy nhiên không thể để hoạt động kinh doanh này phát triển tùy tiện mà phải đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Tóm lại, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, bảo đảm chất lượng phục vụ, trang thiết bị ổn định, biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

- (2) Bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch;

Bên cạnh các quy định trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch thì Nhà nước cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh

có thể phát triển, đa dạng hóa loại hình lưu trú, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng nhằm thỏa mãn và phục vụ nhu cầu của khách du lịch

Trang 9

không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch

- (3) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia du lịch và của xã hội:

Người tham gia du lịch là người di chuyển từ nơi ở đến nơi khác trong khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam Đối với khách du lịch nội địa có thể phân biệt thành hai nhóm: + Nhóm 1, Gồm những người và mục đích đi du lịch thuần túy, trong nhóm này có thể có người không sử dụng dịch vụ của ngành du lịch, song vì mục đích chuyến đi của họ quá rõ ràng nên họ vẫn được gọi là khách du lịch + Nhóm 2, Là những người sử dụng những dịch vụ của ngành du lịch, trong số này có những người không phải là khách du lịch thật sự và mục đích chuyến đi của họ không liên quan đến du lịch, song do họ sử dụng các dịch vụ du lịch nên họ vẫn được đưa vào danh sách thống kê

Nhìn ở góc độ chung thì luật du lịch quy định cụ thể về bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của những người tham gia du lịch và của xã hội ở việc bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch và bảo đảm an toàn cho khách du lịch Theo đó khách sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như: Được lựa chọn hình thức du lịch, hưởng đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng, được đối xử bình

Trang 10

đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, tài sản…

Trang 11

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, nằm trên ba cao nguyên Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc, ở độ cao trung bình từ 800m - 1.500m so với mực nước biển; phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên

9.773,54km² (lớn thứ 7 cả nước), dân số 1.312.900 triệu người (năm 2019) với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, như thác Cam Ly, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang…; hệ thống hồ, rừng, đồi núi, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động thể thao mạo hiểm, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị cao về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh Là vùng đất có lịch

sử hình thành từ lâu đời, Lâm Đồng có sự đa dạng về thành phần dân tộc: Kinh, Cơ-ho, Mạ, Nùng, Tày, Chu-ru, Hoa, Mnông, Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ-me, Lô Lô, Cờ Lao, Cống… Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng nhạy bén trong kinh doanh và lao động, sản xuất Bên cạnh đó, người dân Lâm Đồng cũng vô cùng thân thiện và hiếu khách Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch riêng có của mình,

từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông, du lịch MICE(1) cho đến du lịch thể thao mạo hiểm

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch, chú trọng khai thác cả khách

Trang 12

lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 8,9%; lượt khách lưu trú tăng trưởng bình quân 11,9%; khách quốc

tế chiếm 10,1% trong tổng số lượng khách lưu trú Riêng năm 2019, Lâm Đồng đón trên 7 triệu lượt khách du lịch (Đà Lạt đón gần 6 triệu lượt khách) Cũng trong giai đoạn 2016 - 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch của Lâm Đồng đạt 52.164 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước, số lượng phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao chiếm 15,6% tổng số phòng, thời gian lưu trú bình quân là 2,1 ngày Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có sự sụt giảm mạnh Tính đến ngày 31-10-2020, số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2,658 triệu lượt khách (giảm 53,9% so với cùng

kỳ năm 2019); khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 4 triệu lượt khách (giảm 44,1% so với cùng kỳ năm 2019) Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 37%; đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững, đồng thời tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 40%

Hoạt động du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch đạt khoảng 13.000 lao động; trong đó, có 80% số lao động trực tiếp đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp

vụ, chuyên môn và ngoại ngữ Sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng

Trang 13

thế giới, Kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 9 địa điểm du lịch tuyệt vời ở khu vực châu Á Năm 2017, thành phố Đà Lạt được cộng đồng quốc tế trao tặng giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ tư” tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 14, được tổ chức ở Brunei; giải thưởng “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2018” tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á 2018 (ATF-2018), được tổ chức ở Thái Lan Năm 2019, hai doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng cũng được trao tặng giải thưởng “Du lịch Việt Nam”, là Khách sạn Dalat Palace và Khách sạn La Sapinette Đà Lạt; Khách sạn - Khu nghỉ dưỡng Terracotta Dalat đạt giải thưởng “Khách sạn Xanh ASEAN”, giai đoạn 2020 -2021 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Cùng với phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch, Lâm Đồng đặc biệt chú trọng đến hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút nguồn vốn đầu tư tiếp nước ngoài (FDI) tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, như dịch vụ, nông nghiệp, quản lý đô thị… Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 977 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 129.039

tỷ đồng Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh thu hút được 198 dự án đầu

tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 16.300 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.913,2ha Riêng lĩnh vực du lịch, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 143 dự án du lịch, dịch vụ còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký đạt 53.517 tỷ đồng,

Những nỗ lực trong phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, thương mại… đã góp phần quan trọng để Lâm Đồng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền Trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bình quân đạt 8%; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ 46 triệu đồng/năm (năm 2015) lên 71 triệu

Trang 14

đồng/năm (năm 2020), đạt mục tiêu đề ra và cao hơn bình quân chung cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 35.689 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của tỉnh còn khoảng 1,35%; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016

-2020 giảm bình quân 1%/năm Hoạt động bưu chính - viễn thông, tài chính

- ngân hàng có chất lượng ngày càng cao Cơ cấu các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp… có sự chuyển dịch tương đối rõ nét Các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm bảo tồn, tôn tạo, phát huy

Về tình hình thực hiện pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

- Tham mưu UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cho 05 đơn vị Thẩm định cho 21 cơ sở lưu trú; cấp thẻ cho 37 hướng dẫn viên du lịch Bạn hành Quyết định thu hồi 08 Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Như vậy có thể nhận thấy, nhờ có Pháp luật ổn định mà hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cực kì phát triển và định vị được thương hiệu riêng

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế như:

- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, địa phương và đơn

vị liên quan trong triển khai nghị quyết chưa thực sự chủ động và thường xuyên

- Hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không kết nối giữa Lâm Đồng với các vùng du lịch trọng điểm của các tỉnh lân cận và trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w