1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vai trò của pháp luật về du lịch Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về du lịch trên Địa bàn tỉnh lâm Đồng

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của pháp luật về du lịch. Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Dương
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mai
Trường học Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Chuyên ngành Quản trị Lữ hành
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn Luật Du lịch
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lâm Đồng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 773,12 KB

Nội dung

Cũng có quan niệm cho rằng du lịch là chuyến đi của con người trong một khoảng thời gian không nhằm mục đích kiếm tiền như trong định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ota

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

-  

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH

-CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai

Sinh Viên Biên Soạn: Nguyễn Thị Ánh Dương

Mã số Sinh Viên : 12108098 Khóa học: 2021- 2024

Tháng 6 - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

-  

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH

-CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai

Sinh Viên Biên Soạn: Nguyễn Thị Ánh Dương

Mã số Sinh Viên : 12108098 Khóa học: 2021- 2024

Tháng 6 - 2022

Trang 3

TRANG NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Yersin Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em được học tập và hoàn thành tốt môn học “Luật Du lịch” suốt kỳ học vừa qua

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Mai đã nhiệt tình dạy dỗ, giúp đỡ, hướng dẫn và nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu để em củng cố kiến thức về pháp luật cũng như hoàn thành bài tiểu luận này

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, tiểu luận này không thể tránh những thiếu sót Tôi rất mong nhận được

sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện được nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho việc học sau này

Em xin chân thành cảm ơn! Lâm Đồng, 07 tháng 6, năm 2022

Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Dương

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng ngàn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của pháp luật và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc Tính văn minh của loài người được nâng cao song hành với việc phát triển cộng đồng từ các mối quan hệ từ thấp đến cao

Và đối với mỗi lĩnh vực đều có luật riêng dành cho lĩnh vực đó, ví dụ như: Gia đình thì có Luật hôn nhân và gia đình; những hành vi gây hại xã hội thì

có Luật hình sự,… Và đối với riêng Du lịch cũng thế, Việt Nam ta cũng có Luật Du lịch

Vì vậy, mục tiêu của bài tiểu luận này chính là để tìm hiểu và phân tích vai trò của Luật du lịch

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về du lịch

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội của các quốc gia Về mặt kinh tế, đối với các nước đang phát triển du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia

Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World travel and Tourism Council-WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên

cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Ở một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương

Chính vì vậy, du lịch hiện nay là mối quan tâm của nhiều quốc gia bởi nó đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn, thậm chí ở một số nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Do vậy khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu rất khác nhau Mathieson và Wall của Mỹ cho rằng "Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo

ra để đáp ứng những nhu cầu của họ" Với quan niệm này, cho thấy du lịch

có đối tượng hướng đến đó là người du lịch và thể hiện một hoạt động đơn thuần của khách du lịch Cũng có quan niệm cho rằng du lịch là chuyến đi của con người trong một khoảng thời gian không nhằm mục đích kiếm tiền như trong định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada: "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước,

Trang 7

mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm

Ở góc độ bao quát hơn, Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist

Organization) cho rằng du lịch là bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ và khái quát về du lịch

1.2 Khái niệm khách du lịch

Là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch Để trở thành một khách du lịch, con người cần phải có các điều kiện như: có thời gian rỗi, có khả năng thanh toán và có nhu cầu cần được thỏa mãn Theo luật

Du lịch Việt Nam, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Khoản 2 Điều 4 Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005)

1.3 Khái niệm hoạt động du lịch

Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch (Điều 4 Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005)

Trang 8

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Trong điều kiện đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế thị trường nói riêng Điểu 12 Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" Tiếp đó, Điều 26 Hiến pháp 1992 cũng quy định "Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật"

Và hiện nay, Điều 8 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Điều đó cho thấy, pháp luật luôn có vị trí quan trọng, là công cụ hàng đầu, công cụ không thể thay thế để nhà nước ta quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế thị trưởng theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Thực tế cho thấy, sau nhiều năm chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, diện mạo ngành du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực

Du lịch từ chỗ là một bộ phận nhỏ, không đáng kể trong khu vực thương mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, đang dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân Do lượng quốc tế đến nước ta ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều quan

hệ kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch, dẫn đến hoạt động du lịch ngày càng

có xu thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm trở đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các nước” Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải có pháp luật – công cụ điều tiết vĩ mô với những vai trò quan trọng sau:

Trang 9

Thứ nhất: Pháp luật về du lịch thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phản ánh và xác lập cơ sở pháp lý an toàn cho hoạt động du lịch luôn được điều chính trong một trật tự nhất định Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ "Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng" Các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú, phức tạp Nhu cầu về tự do đi lại, tự do kinh doanh là nhu cầu tự nhiên của con người Tuy nhiên, tự do phải nằm trong giới hạn nhất định, giới hạn đó là pháp luật Pháp luật là phương tiện chứa đựng sự kết hợp giữa tự do và kỷ cương, giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ

Thứ hai: Pháp luật về du lịch vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động

du lịch, vừa bảo đảm cho hoạt động du lịch phát triển Pháp luật về du lịch tạo ra sự ổn định để phát triển du lịch, kiểm soát hoạt động du lịch đồng thời ngăn chặn tác hại từ mặt trái của tiền kinh tế thị trưởng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, đến định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc

tế Về mặt lý luận, pháp luật không chỉ thuần tùy phản ánh các quan hệ kinh

tế - xã hội đương đại mà còn có tinh dự báo các quan hệ kinh tế - xã hội tương lai Nếu pháp luật chi phản ánh chi thực tại thì sẽ thành chống lạc hậu

vì các quan hệ kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng Thứ ba: Pháp luật về du lịch bao dam cho sự mở cửa của hoạt động du lịch, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập Trong điều kiện hiện nay, đứng trước xu hướng hội nhập này càng sâu và rộng, sự cạnh tranh và hội nhập đã trở thành vấn đề toàn cầu thì một hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật về du lịch Bảo đảm các văn bản được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và các văn

Trang 10

bản cấp trên khác, thống nhất với các văn bản cùng cấp Hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch, thiết lập một trật tự pháp luật với cơ chế điều chỉnh phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động du lịch phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng về đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong

đó một trong các nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và

kỷ luật, kỷ cương Vì vậy yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch là tạo ra được cả một hệ thống pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động du lịch có sự đổi mới căn bản, có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ với các hình thức và thẩm quyền ban hành phù hợp, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao, thể chế hoá kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về phát triển du lịch trong thời kỳ mới Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đánh giá về hệ thống pháp luật hiện hành để thấy được những hạn chế trong bản thân các quy định pháp luật cũng như bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế, từ đó sửa đổi, bổ sung và thay thế các quy định đã lạc hậu, xây dựng các nội dung mới vào văn bản pháp luật hiện hành, huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp Do đó, đặc biệt chú trọng đến công tác tổng kết, khảo sát, đánh giá và dự báo về nhu cầu xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành để có cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch không chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của hoạt động du lịch mà phải chú ý đến sự phù hợp với

xu hướng hội nhập quốc tế

Trang 11

Về tính toàn diện: Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc xây dựng

và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cần đảm bảo những điểm sau:

Thứ nhất: bảo đảm sự vận hành tự do, an toàn cho sự hoạt động kinh doanh du lịch: Các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế rất đa dạng, phong phú, năng động, phức tạp Nhu cầu

về tự do, đặc biệt là tự do đi lại, tự do kinh doanh là nhu cầu tự nhiên Các hoạt động du lịch chỉ có thể thực hiện được và tạo ra các sản phẩm có giá trị được bảo đảm bằng pháp luật Đòi hỏi này bắt nguồn từ quyền con người, với tư cách là chủ thể sáng tạo và là chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần và cả lợi ích vật chất từ hoạt động kinh doanh du lịch Điều này có nghĩa là, nhà nước xây dựng pháp luật, trước hết phải giành sự ưu tiên cho hoạt động hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch Tự do và an toàn của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có thể bị xâm hại từ sự buông lỏng quản lý của nhà nước bằng pháp luật, dẫn đến tình trạng lấn lướt, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cua các chủ thể này Do đó, pháp luật cần được hoàn thiện hơn nữa để bảo đảm sự vận hành tự do, an toàn cho hoạt động kinh doanh du lịch

Thứ hai, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa và khoa học công nghệ trên thế giới: Đảng và Nhà nước ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việc bảo tồn, kế thừa và phát triển những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc là quốc sách, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta Điều 30 Hiến pháp 1992 ghi rõ “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: kế thừa và phát huy những giả trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức và phong cách

Hồ Chia Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tài năng sáng

Trang 12

tạo trong nhân dân " Hiện nay, Điều 60 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Điều đó cho thấy, các hoạt động du lịch phải đảm bảo việc sưu tầm, khai thác và nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại

Pháp luật cần đưa ra những chế tài nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi truyền bá các sản phẩm có nội dung trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, pháp luật về du lịch cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

mở ra cơ hội cho sự hòa nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa

Thứ ba, do tính chất phức tạp, yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch được đặt ra hết sức bức thiết Việc quy phạm hóa các quy luật trong hoạt động du lịch vừa phải thể hiện ở phương diện kinh tế, vừa phải thể hiện ở phương diện văn hóa Pháp luật mở đường cho các chủ thể tự do tham gia hoạt động du lịch, đồng thời cũng ngăn chặn những tiêu cực do hoạt động du lịch mang lại Vì vậy, pháp luật một mặt phải định hướng cho du lịch phát triển theo đúng quy luật kinh tế, mặt khác phải ngăn ngừa khả năng tác hại của nền kinh tế thị trưởng để đảm bảo các giá trị văn hóa dân tộc Việc thể chế hóa pháp luật về du lịch phải đáp ứng hai yêu cầu: yêu cầu của quy luật phát triển kinh tế và yêu cầu của quản lý nhà nước về mặt văn hóa, không coi nhẹ yêu cầu nào

Thứ tư: đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động du lịch: Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội là mục đích của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế Thực tế đã chứng minh rằng, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để giải quyết các vấn đề

xã hội và xã hội tốt đẹp lại là động lực cho tăng trưởng kinh tế Trong nền

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w