LỜI MỞ ĐẦUDu lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
-
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH
-CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
-
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH
-CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai
Sinh Viên Biên Soạn: Huỳnh Công Luật
Mã số Sinh Viên : 12108088 Khóa học: 2021- 2024
Tháng 6 - 2022
Trang 3TRANG NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép
em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành tiểu luận này
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên Trần Thị Mai đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Em rất mong nhận được những sự quan tâm, góp ý từ quý thầy cô để em có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức và hoàn thành tốt hơn trong những môn học sau
Em xin chân thành cảm ơn! Lâm Đồng, 09 tháng 6, năm 2022
Sinh viên Huỳnh Công Luật
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch ngày càng trở nên bức xúc, trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam đòi hỏi phải bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định trong Luật Du lịch hoặc đã trở nên bất cập, cần nâng tầm của văn bản lên thành Luật Du lịch
Sinh viên ngành du lịch hiện nay ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường cần được trang bị cho mình kiến thức cần thiết để hiểu về luật du lịch
và sau khi ra trường có thể mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh du lịch theo đúng quy định Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải có cơ chế luật pháp điều chỉnh các chủ thể tham gia vào quá trình du lịch với mục tiêu đảm bảo
sự phát triển bền vững Chính vì vậy, việc phổ biến Luật du lịch và phân tích được vai trò của Luật Du lịch đối với sinh viên là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên sau khi ra trường
và làm việc tại doanh nghiệp
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về du lịch
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội của các quốc gia Về mặt kinh tế, đối với các nước đang phát triển du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia
Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World travel and Tourism Council-WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Ở một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương Chính vì vậy, du lịch hiện nay là mối quan tâm của nhiều quốc gia bởi nó đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn, thậm chí ở một số nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Do vậy khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu rất khác nhau Mathieson và Wall của Mỹ cho rằng "Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo
ra để đáp ứng những nhu cầu của họ" Với quan niệm này, cho thấy du lịch
có đối tượng hướng đến đó là người du lịch và thể hiện một hoạt động đơn thuần của khách du lịch Cũng có quan niệm cho rằng du lịch là chuyến đi của con người trong một khoảng thời gian không nhằm mục đích kiếm tiền như trong định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada: "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước,
Trang 7mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm
Ở góc độ bao quát hơn, Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) cho rằng du lịch là bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ và khái quát về du lịch
1.2 Khái niệm về khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
1.3 Khái niệm về hoạt động du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, hoạt động du lịch là hoạt động của
Trang 8CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Vai trò của pháp luật du lịch đối với doanh nghiệp du lịch mang lại cho chúng ta cái nhìn về vai trò và những định hướng của pháp luật du lịch, những thể chế du lịch đối với các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến con người, đó là khách du lịch, có quốc tịch, tuổi, nghề nghiệp, trình độ nhận thức, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau Trong quá trình đi du lịch, những lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ cần phải được bảo vệ, bên cạnh đó cũng đòi hỏi du khách phải có trách nhiệm tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hoá ở nơi khác đến du lịch, không nên vì lợi ích thuần tuý chiều lòng khách mà làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái cũng như bản sắc dân tộc
Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch, một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng của kinh doanh dịch vụ là uy tín, chất lượng, danh tiếng, tạo được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách Việc chấp hành luật pháp trong hoạt động kinh doanh không những đem lại uy tín cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch mà còn mang lại cả danh tiếng cho dân tộc và đất nước
Hoạt động kinh doanh du lịch là một hoạt động có tính liên ngành, liên vùng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành, các cấp thông qua các văn bản pháp quy Trong hoạt động kinh doanh du lịch, không chỉ các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn nhiều tổ chức và cá nhân khác cũng tham gia vào việc này Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch, đảm bảo danh tiếng và uy tín của đất nước, đòi hỏi phải có luật quy định đối với các
Trang 9hoạt động kinh doanh du lịch phục vụ khách du lịch và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch phải chấp hành nghiêm túc
Trang 10CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch, chú trọng khai thác cả khách
du lịch trong nước và quốc tế, trong giai đoạn 2016 - 2019, lượt khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 8,9%; lượt khách lưu trú tăng trưởng bình quân 11,9%; khách quốc
tế chiếm 10,1% trong tổng số lượng khách lưu trú Riêng năm 2019, Lâm Đồng đón trên 7 triệu lượt khách du lịch (Đà Lạt đón gần 6 triệu lượt khách) Cũng trong giai đoạn 2016 - 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch của Lâm Đồng đạt 52.164 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước, số lượng phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 3 - 5 sao chiếm 15,6% tổng số phòng, thời gian lưu trú bình quân là 2,1 ngày Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có sự sụt giảm mạnh Tính đến ngày 31-10- 2020, số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2,658 triệu lượt khách (giảm 53,9% so với cùng
kỳ năm 2019); khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 4 triệu lượt khách (giảm 44,1% so với cùng kỳ năm 2019) Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, tỷ trọng ngành
du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 37%; đến năm 2030, du lịch
cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững, đồng thời tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 40%
Về tình hình thực hiện pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
- Tham mưu UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cho 05 đơn vị Thẩm định
Trang 11cho 21 cơ sở lưu trú; cấp thẻ cho 37 hướng dẫn viên du lịch Bạn hành Quyết định thu hồi 08 Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Bên cạnh kết quả cũng có những hạn chế như:
- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, địa phương và đơn vị liên quan trong triển khai nghị quyết chưa thực sự chủ động và thường xuyên
- Hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không kết nối giữa Lâm Đồng với các vùng du lịch trọng điểm của các tỉnh lân cận và trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn
- Nguồn nhân lực du lịch tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là thiếu đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp
- Nguồn nhân lực du lịch tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là thiếu đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp
Các vấn đề xung quanh môi trường du lịch vẫn còn tồn tại như kẹt xe cục bộ, rác thải ở khu vực công cộng, bội tín trong kinh doanh được các
Trang 12soát được lượng khách, lượng xe, số lượng phòng để tránh tình trạng kẹt
xe, chặt chém, ép vào lò đặc sản
Thành phố Đà Lạt đã xác định các biểu hiện hoạt động “cò” du lịch
để có biện pháp xử lý triệt để, như cơ sở kinh doanh trực tiếp sử dụng nhân viên làm “cò”, “cò” tự do; lái xe du lịch, taxi, hướng dẫn viên dẫn khách đến
cơ sở kinh doanh để hưởng “hoa hồng” môi giới “Thành phố tập trung thực hiện cao điểm để xử lý dứt điểm tình trạng tiếp thị trái pháp luật hoạt động dưới dạng “cò” để chèo kéo, tranh giành khách, bán ép giá, lừa dối khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, bán hàng đặc sản trên địa bàn”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cho biết
Trước đó, sau khi báo chí phản ánh nạn “cò” du lịch tại Đ à Lạt, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng “cò” đặc sản lộng hành, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch Đà Lạt Và đầu tháng 6-2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan và các địa phương, tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Trong đó, giao ngành công an xử lý triệt để các tệ nạn, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động “cò” du lịch
Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, địa phương và đơn vị liên quan trong triển khai nghị quyết chưa thực sự chủ động và thường xuyên
Hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không kết nối giữa Lâm Đồng với các vùng du lịch trọng điểm của các tỉnh lân cận và trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn
Nguồn nhân lực du lịch tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và
có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội
Trang 13nhập quốc tế, nhất là thiếu đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp
* Một số giải pháp cho thực trạng hiện nay:
- Đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch trên
cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch; tăng cường triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh
du lịch, qua đó, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, hướng đến mỗi người dân thực sự là một hướng dẫn viên du lịch, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; có giải pháp thực tế để nâng cao tính cộng đồng trong hoạt động du lịch
- Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao qua việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế, kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các cán bộ quản lý chuyên nghiệp; đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở liên
Trang 14chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu đến năm 2025, đưa
Đà Lạt cơ bản trở thành thành phố thông minh
- Tăng cường quản lý chất lượng các sản phẩm du lịch, đặc biệt
là các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua tổ chức các kênh thông tin
để du khách có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch khi đến tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, qua
đó kiểm tra và xử lý kịp thời để bảo đảm quyền lợi cho du khách, tạo
uy tín cho sản phẩm du lịch trên địa bàn Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất lượng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế
Trang 15KẾT LUẬN
Du lịch và pháp luật trong lĩnh vực du lịch là vấn đề phức tạp, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, liên quan đến
hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và người dân
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển tương xứng với vị trí, vai trò của “ngành kinh tế mũi nhọn" đòi hỏi pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải có những điều chỉnh thích đảng Mặt khác, nhằm tiếp tục sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nhiệp hóa - hiện đại hóa loại bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước