KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬTBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT ĐỀ: Thông qua tác phẩm điện ảnh phim ngắn “ Bầu trời xuyên tán lá” Kịch bản: Tạ Tư Vũ, Đạo diễn: Thái
Trang 1KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT ĐỀ: Thông qua tác phẩm điện ảnh phim ngắn “ Bầu trời xuyên tán lá”
(Kịch bản: Tạ Tư Vũ, Đạo diễn: Thái Hoàng Thanh Thảo)
Anh (chị) hãy nhận diện và giải thích quy trình của một chương trình giáo dục nghệ
thuật.
TP.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2024
Giảng viên giảng dạy Th.s Lê Thị Vương Nguyệt
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 2
I Khái niệm nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật 2
II Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật 2
III Quy trình xây dựng chương trình giáo dục nghệ thuật 3
1 Lựa chọn chủ đề, đối tượng công chúng 3
2 Xác định mục tiêu 3
3 Xác định nguồn lực 3
4 Xác định sản phẩm của chương trình 4
5 Xác định phương pháp thực hiện 4
6 Đánh giá hiệu quả, bổ sung, rút kinh nghiệm, khen thưởng 4
IV Phân tích tác phẩm “Bầu trời xuyên tán lá” 5
1 Giới thiệu và tóm tắt bộ phim “Bầu trời xuyên tán lá” 5
2 Nhân vật và tính cách 6
3 Diễn biến tâm lý nhân vật 6
4 Những mục tiêu giáo dục của bộ phim 8
5 Ý nghĩa của tác phẩm 9
C KẾT LUẬN 10
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
E PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 12
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ
Điện ảnh, môn nghệ thuật thứ bảy, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Với sức mạnh to lớn của hình ảnh, âm thanh, điện ảnh có khả năng truyền tải thông điệp, khơi gợi cảm xúc và tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo Bên cạnh đó, điện ảnh còn là sự kết hợp giữa hai yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật Vì thế, điện ảnh còn liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh gọi chung là công nghiệp điện ảnh Kể từ khi xuất hiện, điện ảnh luôn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người Những điều mà điện ảnh truyền tải đến con người luôn mang giá trị nhân văn sâu sắc qua các tác phẩm kinh điển, ăn sâu trong tiềm thức của con người Bài tiểu luận này sẽ phân tích tính giáo dục nghệ thuật của bộ phim “Bầu trời xuyên qua tán lá”, một tác phẩm điện ảnh đầy cảm xúc của đạo diễn Thái Hoàng Thanh Thảo, đã chinh phục trái tim khán giả bởi câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng về tình yêu, tuổi thơ và những ký ức đẹp đẽ của con người Bộ phim đưa người xem đến với làng quê bình yên, nơi những đứa trẻ hồn nhiên vui đùa dưới tán lá cây và bầu trời xanh rộng lớn, cùng nhau trải qua những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống Từ đó ta sẽ thấy được tính giáo dục có trong tác phẩm
Trang 5B PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
I Khái niệm nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật
Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mỹ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kỹ xảo cao vượt lên trên mức thông thường
Theo Tổ chức Americans for the Arts thì giáo dục nghệ thuật là sự truyền dạy và thiết
kế các chương trình trong tất cả các loại hình nghệ thuật – bao gồm múa, âm nhạc, nghệ thuật thị giác, sân khấu, văn thơ, nghệ thuật đa phương tiện, lịch sử, phê bình và thẩm mỹ, nhưng lại không giới hạn trong các loại hình nghệ thuật kể trên Thuật ngữ này được dùng theo một nghĩa rộng nhất, bao gồm cả các hoạt động lấy nghệ thuật làm trung tâm và các hoạt động kết hợp nghệ thuật với những bối cảnh trường học và cộng đồng (Trần Thị Thu Thủy và nnk.,
2009, tr.12)
II Khái niệm chương trình giáo dục nghệ thuật
Xây dựng một chương trình giáo dục nghệ thuật là việc tổ chức những nội dung một cách khoa học phù hợp với những đối tượng người học khác nhau để nâng cao nhận thức về một hay một vài loại hình nghệ thuật nào đó Chương trình giáo dục nghệ thuật là một chương trình học tập thông qua nghệ thuật để đạt được nhiều mục tiêu giáo dục khác Đây là những chương trình được xây dựng để cung cấp phương pháp học tập thực hành với công cụ
là nghệ thuật hướng tới một chủ đề giáo dục nào đó như các vấn đề xã hội; ngôn ngữ và khả năng đọc, viết; nhận thức về văn hóa; các vấn đề về y tế, sức khỏe; quyền công dân Một chương trình như vậy phải được lên kế hoạch và có sự liên hệ với các môn học khác trong tình huống phù hợp để học sinh, sinh viên có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được học
Trang 6(Trần Thị Thu Thủy và nnk., 2009, tr.38) Ví dụ: Chương trình sử dụng nghệ thuật kịch để tuyên truyền việc bảo vệ môi trường
III Quy trình xây dựng chương trình giáo dục nghệ thuật
1 Lựa chọn chủ đề, đối tượng công chúng
Việc lựa chọn chủ đề là một việc làm cần thiết vì thông qua chủ đề, giáo viên có thể xác định cụ thể các hoạt động cần có trong chương trình cũng như những nguồn lực cần huy động Tuy nhiên, chủ đề cần rõ ràng, chính xác, tránh mập mờ Trong một chương trình giáo dục nghệ thuật, bất kỳ một hiện vật di sản, một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể trở thành chủ đề của chương trình Chủ đề phải xuất phát từ cuộc sống xung quanh, phù hợp với các đối tượng công chúng (Trần Thị Thu Thủy và nnk., 2009, tr.49) Ví dụ: Lựa chọn đối tượng
là sinh viên đại học, trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh để tuyên truyền về bảo vệ môi trường thông qua chương trình Ngôi sao xanh bằng hình thức nghệ thuật kịch, hát
2 Xác định mục tiêu
Mỗi một chương trình giáo dục nghệ thuật đều phải hướng tới việc đạt được mục đích chung Tuy nhiên, các mục tiêu cần phải được xác định một cách rõ ràng, có tỉnh xác định và
có khả năng lượng hóa được Mục tiêu càng cụ thể, càng dễ đạt được, căng đề kiểm tra và đánh giá, nên tránh các mục tiêu chung chung, ôm đồm, thiểu tình khả thi (Trần Thị Thu Thủy & nnk., 2009, tr.50) Ví dụ: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường xung quanh
3 Xác định nguồn lực
Nguồn lực là những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình triển khai nội dung giáo dục nghệ thuật Nó bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần Việc xác định nguồn lực ngay từ đầu ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động khác nhau trong một chương trình giáo dục nghệ thuật Khi tổ chức một chương trình, chi phí có thể là một thách thức, nhưng tất cả các nguyên vật liệu cần đến đều phải có đủ Bên cạnh đó, việc
Trang 7kiểm tra, chạy thử các vật dụng điện từ trước khi tổ chức chương trình là vô cùng cần thiết (Trần Thị Thu Thủy & nnk., 2009, tr.50) Ví dụ: Sử dụng đầy đủ nguồn lực từ các đạo cụ, trang phục, âm nhạc, ánh sáng, và kiểm tra, chạy thử để đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ
4 Xác định sản phẩm của chương trình
Sản phẩm của một chương trình giáo dục nghệ thuật chính là những tác phẩm nghệ thuật hình thành trong quá trình tham gia chương trình của người học Sản phẩm này có thể là thành quả của một cá nhân hoặc là kết quả hoạt động của cả nhóm, thể hiện khả năng sử dụng các kỹ năng nghệ thuật, tính sáng tạo Việc xác định sản phẩm ngay từ khi lập kế hoạch sẽ giúp cho người xây dựng chương trình dễ dàng đạt được mục tiêu đã định cũng như hướng người học tới các hoạt động mang tính sáng tạo (Trần Thị Thu Thủy & nnk., 2009, tr.51) Ví dụ: Sản phẩm của chương trình “Ngôi sao xanh” là các tiết mục nghệ thuật Các tiết mục nghệ thuật được biểu diễn bởi một người hay một nhóm
5 Xác định phương pháp thực hiện
Khi xác định phương pháp thực hiện một chương trình giáo dục nghệ thuật cần luôn lưu ý cố gắng kết hợp các hình thức nghệ thuật khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch hay các trò chơi kích thích tính sáng tạo Điều này sẽ cung cấp cho người học có được các trải nghiệm nghệ thuật cân bằng và phong phú (Trần Thị Thu Thủy & nnk., 2009, tr.51)
6 Đánh giá hiệu quả, bổ sung, rút kinh nghiệm, khen thưởng
Đánh giá kết quả hoạt động là khâu cuối cùng của quy trình tổ chức một chương trình giáo dục nghệ thuật Việc đánh giá không chỉ nhằm tạo ra kết quả đánh giá cuối cùng về người học mà quan trọng hơn là tạo cơ hội để cho các em tự đánh giá và tự điều chỉnh; giúp cho giáo viên có cơ sở để đánh giá và điều chỉnh chương trình cũng như đánh giá, điều chỉnh chính mình Có nhiều hình thức và phương pháp đánh giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung đánh giá và hoàn cảnh cụ thể Sau đây là một số hình thức đánh giá phổ biến: quan
Trang 8sát, viết bài thu hoạch, tọa đàm, trao đổi ý kiến, trắc nghiệm, đặt câu hỏi (Trần Thị Thu Thủy
& nnk, 2009, tr.52) Ví dụ: Sau khi hoàn thành chương trình nghệ thuật “Ngôi sao xanh” cô
sẽ đánh giá, nhận xét các tiết mục, những điểm số sẽ là một bài học để các nhóm rút kinh nghiệm cho chương trình tiếp theo
IV Phân tích tác phẩm “Bầu trời xuyên tán lá”
1 Giới thiệu và tóm tắt bộ phim “Bầu trời xuyên tán lá”
Bộ phim “Bầu trời xuyên tán lá” bộ phim điện ảnh Việt Nam được sản xuất vào năm
2017 với sự chắp bút bởi biên kịch Tạ Tư Vũ và đạo diễn Thái Hoàng Thanh Thảo Với sự góp mặt của các diễn viên chính như Thanh Mỹ trong vai Hà My, Trọng Khang trong vai Chuột, Thuận Hưng trong vai Cò, Hải Lý trong vai Bà Năm, Chánh Thuận trong vai Tư Góa, Tất Thắng trong vai Ông Bảy, cùng một số diễn viên khác
Tóm tắt: Bầu trời xuyên tán lá là câu chuyện kể về cô bé Hà My Là một cô bé sống quen trong sự giàu có, sung túc ở thành thị cùng với ba mẹ là doanh nhân thành đạt Do ba
mẹ cô bé phải đi công tác đột xuất nên đưa cô bé về quê cho bà nội chăm sóc Cô bé lạ lẫm với những thứ xung quanh, mọi thứ đều mới mẻ với một cô bé thành thị Mới về quê cô bé chỉ biết một mình với máy tính bảng sau đó gặp được anh em Cò và Chuột Họ bắt đầu chơi chung với nhau giúp cô bé Hà My hòa nhập với miền quê thanh bình Bà nội của Hà My biết được nên cấm không cho chơi chung, nhưng cô bé vẫn trốn đi chơi và bị té và thế là Cò và Chuột bị chửi Cô bé ở nhà một chỉ biết đi xung quanh nhà và xui sao cô bé bị con rắn cắn may là anh em Cò Chuột ở gần đấy đã đứa cô bé đến ông Bảy để sơ cứu Sau sự việc đó bà Năm nhận ra việc mình làm là sai và không cấm bọn trẻ chơi với nhau nữa Tối đó Hà My mới biết lý do bà nội không cho mình chơi với Cò và Chuột Tưởng chừng không bị cấm chơi chung nữa bọn trẻ sẽ có thời gian vui vẻ đâu ngờ ba mẹ Hà My đã xong việc và đưa Hà My
về lại thành phố Cô bé đành chia tay hai người bạn thân của mình để trở lại thành phố Cuối
Trang 9phim anh em Cò Chuột đang đi bộ với vẻ mặt buồn nhưng đột nhiên có người gọi và bảo mẹ
về vẻ mặt hai cậu bé trở nên vui vẻ
2 Nhân vật và tính cách
Bộ phim đã khéo léo khắc họa rõ nét tính cách từng nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật
là hoàn cảnh riêng tạo nên một màu sắc và những cung bật cảm xúc khác nhau Những nhân vật tuy tính cách khác nhau nhưng lại có sự gắn bó nhất định Những tính cách khác nhau của nhân vật đã giúp cho bộ phim trở nên độc đáo và những tình huống dở khóc dở cười với
Hà My: Một cô bé có gia cảnh giàu có sống ở thành phố được giáo dục đầy đủ nhưng lại thiếu đi sự quan tâm của cha mẹ Sau khi gặp Cò, Chuột tính cách của cô đã thay đổi
Anh em Cò và Chuột: Mẹ bỏ đi từ nhỏ phải sống với cha, tuy cuộc sống khó khăn phải cùng cha mưu sinh từ nhỏ nhưng ở hai anh em lại rất hồn nhiên vui tươi, vui vẻ với cuộc sống hiện tại
Bà Năm (bà nội của Hà My): Bà có gia cảnh giàu có, khó tính, khinh thường người nghèo nhưng lại yêu thương cháu gái hết mực Là con người biết nhìn nhận sai và thay đổi
Cha của Cò và Chuột: Tuy gia cảnh ông có nghèo khó, là một người cha “gà trống nuôi con” Nhưng ông vẫn giữ thái độ rất lạc quan, yêu thương con cái và chăm sóc con hết mực lại còn tính cách hiền dễ gần của những người dân quê hiền lành chất phát
Cha mẹ của Hà My: Có thể nói là những người ham mê công việc, họ đã bỏ bê Hà My không chăm sóc, họ đã coi đồng tiền cao hơn tình cảm gia đình
3 Diễn biến tâm lý nhân vật
Tác giả bộ phim đã xây dựng những tình huống khéo léo và các nhân vật xử lý tình huống một cách hài hòa một cách tốt nhất từ đó có thể bộc lộ hết các cảm xúc giúp người xem không nhàm chán cũng như nhìn thấy được sự thay đổi của các nhân vật về gần cuối phim
Trang 10Hà My: Đây là nhân vật chính của bộ phim cô bé bộc lộ rõ tính cách của mình vào nhiều tình huống khác nhau của bộ phim Từ đầu bộ phim cô bé bộc lộ tính cách của một tiểu thư con nhà giàu lạ lẫm với những thứ ở quê, cô bé nhút nhát ái ngại thứ như lu nước vì chưa từng thấy nó Khi gặp Cò và Chuột rủ đi chơi cô bé hành động đóng cửa sổ lại thể hiện một
cô bé tiểu thư con nhà giàu chảnh Nhưng về sau cô bé dần thích nghi với miền quê này vứt
bỏ cái tôi đi để chơi với Cò và Chuột Từ đó ta thấy được sự thay đổi tính cách của My từ lúc mới về cho tới khi dám đối mặt với những thứ mình sợ và buông bỏ cái tôi cao để chơi với các bạn Cô bé trưởng thành hơn về suy nghĩ lẫn tính cách tốt
Cò: Là anh của Chuột có suy nghĩ rằng “mấy đứa thành phố nó chảnh lắm” Sống trong một gia đình nghèo mẹ lại bỏ đi nên tính cách của Cò rất trưởng thành từ sớm và thẳng tính Từ khi mới gặp Hà My thì Cò đã không có cảm tình gì và xem thường một cô gái thành thị chảnh chọe Nhưng về sau Cò có hành động dẫn Hà My đi chơi và làm bạn với Hà My, nhưng sau khi bị bà Năm chửi thái độ của Cò không muốn chơi với Hà My nữa Dù vậy khi thấy Hà My bị rắn cắn cậu liền đưa cô bé đến ông Bảy để chữa Từ đó ta thấy được Cò là một cậu bé trưởng thành tuy cứng rắn nhưng bên trong cậu vẫn là một cậu bé tốt, chứa đựng tình người cao cả, biết tha thứ cho người khác và luôn đón nhận những điều tốt đẹp
Chuột: Cậu bé lương thiện tốt bụng, khi mới gần đầu gặp Hà My cậu hồn nhiên khen
cô bé dễ thương và cởi mở tới nỗi mới gặp lần đầu mà đã rủ người ta đi chơi Dù bị Hà My tỏ thái độ khó chịu nhưng cậu bé vẫn nhiều lần rủ cô bé đi chơi và giúp cô bé bắt chuột Ta thấy được Chuột là một cậu bé tốt bụng hồn nhiên biết giúp đỡ mọi người, luôn yêu quý mọi người xung quanh và cởi mở với mọi thứ
Bà Năm: Một người bà khó tính và rất thương cháu Từ đầu bà đã khó chịu khi cha
mẹ Hà My bỏ lại Hà My lại mà để đi công tác Bà khó tính và khinh thường người nghèo, khi thấy cháu mình chơi với hai đứa Cò và Chuột thì bà cấm không cho chơi nữa vì sợ mấy đứa
đó gây tật xấu cho cháu mình và sợ có chuyện xấu xảy ra Sau khi Cò và Chuột cứu Hà My
Trang 11khi bị rắn cắn bà dần thay đổi định kiến cổ hủ đó Bà đã nhìn nhận lại và cho bọn trẻ chơi chung với nhau lại Tuy bà Năm là người khó tính nhưng lại rất thương cháu của mình, bà biết ăn năn những lỗi lầm của mình và thay đổi để tốt hơn
4 Những mục tiêu giáo dục của bộ phim
Tuy đây chỉ là một bộ phim đơn giản xoay quanh cô bé Hà My nhưng nó lại truyền đạt nhiều bài học quý giá về giáo dục cho người xem
Đầu tiên tình bạn giữa anh em Cò Chuột và Hà My đã thể hiện lên một tình bạn không phân biệt Hà My cô bé thành thị giàu có, Cò và Chuột chỉ là những người dân nghèo nhưng họ lại chơi với nhau và trở thành những người bạn thân thiết Tình bạn ở đây không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt địa vị Ở đây tác giả gửi gắm cho các bạn nhỏ rằng ai cũng có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, dù thế nào chúng ta cũng có thể là bạn của nhau, hãy để tình bạn của những đứa trẻ không bị giá trị đồng tiền chi phối
Sự cảm thông và chia sẻ những cô cậu bé chia sẻ với nhau những khó khăn và ước muốn của mình và cùng nhau chôn xuống ngôi miếu mong rằng điều ước có thể trở thành hiện thực Bộ phim cho ta thấy được những ước mơ của những đứa trẻ hồn nhiên và biết cảm thông cho nhau
Sự mạnh mẽ và ý chí đón nhận những điều mới có thể có khó khăn để giải thoát khỏi rào cản của nỗi sợ hãi và hướng tới những điều tốt đẹp hơn Khi Hà My gạt bỏ những nỗi sợ những điều mới mẻ ở quê và định kiến sự giàu nghèo của gia định để có thể chơi với Cò và Chuột dù bà có cấm cản cô bé thì cô bé vẫn trốn đi chơi Ta thấy rằng con người cần có sự mạnh mẽ để đón nhận những thử thách trong cuộc sống, phải có ý chí để vượt qua vì thế mới đón nhận những điều mới tốt đẹp
Bà Năm cấm cảm Hà My chơi với hai anh em Cò Chuột vì nhà họ nghèo là la mắng khi để cháu mình bị thương Nhưng sau khi biết hai anh em đã cứu lấy cháu mình khỏi tay tử thần thì bà đã nhận ra lỗi và thay đổi, bà Năm đã đến cảm ơn hai anh em còn cho bánh và