1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các rào cản trong tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh

225 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các rào cản trong tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của lao động nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyen Thanh Huyen
Người hướng dẫn PGS.TS Do Phi Tran Tinh
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 73,75 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiếm hoi tại TP.HCM cũng cho thấy: tỷ lệ thất nghiệp của LĐNC caogần gấp 5 lần ty lệ thất nghiệp của LD từ 15 tuổi trở lên nhưng cho tới nay chưa có chính sách hỗ trợ tạo việc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYEN THANH HUYEN

CAC RAO CAN TRONG TIEP CAN HE THONG

LUAN AN TIEN SI KINH TE

Tp Hồ Chi Minh năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ - LUẬT

NGUYEN THANH HUYEN

CAC RAO CAN TRONG TIEP CAN HE THONG

AN SINH XA HOI CUA LAO DONG NHAP CU

Chuyén nganh: KINH TE HOC

Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình

Tp Hồ Chí Minh năm 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYEN THANH HUYEN

Chuyén nganh: KINH TE HOC

Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01

Phản biện độc lập 1: GS.TS Giang Thanh Long

Phản biện độc lập 2: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Tp Hồ Chí Minh năm 2023

Trang 4

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật Tôi xin cam đoan bằng danh dự cá nhân mình, luận án: “Các rào cản trong tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của lao động nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu vé sự trung thực trong học thuật.

TP.HCM, tháng 06 năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Huyền

Trang 5

MUC LUC

LOT CAM DOAN osssssssssesssssssssssssssscsssssssosssssssossssssscsssssssesssssnsesssssssesssssssesssssssessssesseeesss vDANH MỤC TU VIET TAT cccccssssssssssssssssssesssssssssessesssssoessesssssscsscsssssssssssscseesssssseseeees vi

DANH MUC BANG 0210177 vii

DANH MUC HINH eccssssssssesssessssssesssesssessnessssssccsnecssesonsenccaneessessccsnceanesancssscaneeanesseessees ix

MO DAU 5£ S422 07714097941 8794497944 070941000948 1

1 Lý do lựa chọn để tài ¿ - + ++Sz + SE EEE12E12112112121211111111111 11.11111111 tre |

2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiÊn CỨU - c6 831183113958 E11 EEEErrkeerevre 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - - 2-2 + 2 £+E£+E£EE#EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrex 4

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 111 1 312119319 TH HH HH HT nh nh TH 5

5 Điểm mới của luận ấn -¿- - St +E‡EEE+E+EEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrr 5

6 Bố cục của luận ấn -¿ St St E93 EE2ESEE1115111115111115121111111111111111e 11x cE 6

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VE CƠ HOI TIẾP CAN VA

RAO CAN TRONG TIẾP CAN AN SINH XA HOM sssssssssssssssesssssssssecssssssseesesssssseeeessees 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ hội tiếp cận an sinh xã hội 71.1.1 Các nghiên cứu nước ngOài1 - <1 HH HH 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong NUGC - - 5< E1 111 k*91 9911210 1911 0119 1 nh nghệ 10

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về rào can trong tiếp cận an sinh xã hội 131.2.1 Các nghiên cứu nước 'gOÀàiI - - «+ 4k vn TH TH Hệ 13

1.2.2 Các nghiên cứu trong THƯỚC - <1 111991191111 ng ng 17

1.3 Khoảng trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án - 19

T6m tat ChUONG 1015 21

CHUONG 2: CO SO LY THUYET VE HE THONG AN SINH XA HOI VA RAO

CAN TIẾP CAN AN SINH XA HỘI 2-2 5< s2 ssssessEssessesserserssesse 222.1 Lý thuyết về an sinh xã hội -s- 5s sssss se se EsEseEsexsessesersersersersessess 22

2.1.1 Khái niệm an sinh xã hỘi - - - << E33 221111111112231 1111116921111 11g 11 tren, 22

2.1.2 Khái niệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 232.1.3 Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam 2 1E SE S2 vn vn, 242.2 Lý thuyết về cơ hội tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập CU - 262.2.1 Khái niệm về lao Ong MNAP u11 262.2.2 Lý thuyết về cơ hội tiếp cận hệ thống an sinh xã hội -2©2- 52555522 292.3 Lý thuyết về rào can tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập cư - 342.3.1 Khái niệm về rào cản trong tiếp cận an sinh xã hỘI - «55+ ++5<<<<<+52 342.3.2 Lý thuyết về rào cản trong tiếp cận hệ thống an sinh xã hội - 35

2.4 Khung phân tích của luận án 2< s2 2 9999996 1.9 1 0 90 60 g0 40

Trang 6

W J6 00), 12721008 42

CHUONG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU -ssc°°©v222ssssssseeeee 43

3.1 Quy trình nghiên cứu của luận AN d s5 S9 9 %9 %9 999 554 5585596.ø 43 3.2 Cơ sở xây dựng bảng hOi co ó6 S9 99 9.9.9.9 9.00 9.98096006008040994.8 44 3.3 Phương pháp nghién CwUU dd G6 9 %9 9 9 999 999 94.9 989580609804994.8 49

3.3.1 Phương pháp định tính - «+ + 3123191991 1 vn TH HH TT nà nrệp 49 3.3.2 Phương pháp định lượng - - - - c1 112111 v19 vn TH TH TH HH key 51

3.4 Dữ liệu nghiên cứu của luận ấ d- << <6 9 9 %9 9 999 9899558655849948.8 54

3.4.1 Nguồn dữ liệu thứ Cap cccccccccsssccssessssssssssessssesssssscssecsssesscssecssessusesscsseesusesecasecaseesees 543.4.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp -¿ 2¿- + ©2+22x+2Ek22212211271122122112711271211111211211 11 ca 54

3.5 M6 tA MAU KhA0 6 na ốố 57

3.5.1 Mau khảo sát sử dung cho phân tích thống kê mô tả -¿- ¿25+ 57

3.5.2 Mẫu khảo sát sử dụng cho phân tích định TƯỢNG SH SH, 59

3.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu s5 << sessessesetsessessersesseseese 60

3.6.1 Mô hình dé Xuất - + 2 2 ©E+2E£+EE£EE£EEE2EE2E1271711211211717112112111171 1 re 60

3.6.2 Giả thuyết nghiên cứu - c5 +52+S12EESEE21121127171121121171 112112111111 re 613.6.3 Mô tả và đo lường các biễn - 2 25s 1E EEEE2112117171121121111 71.21 re 62T6m tat ChUONG 110077 63CHUONG 4: THUC TRANG VE LAO ĐỘNG NHAP CƯ VÀ MUC ĐỘ TIEP CAN

AN SINH XÃ HOI CUA LAO DONG NHAP CU TẠI TP.HCM - 644.1 Giới thiệu tổng quan về TPLHCM ccccccsssssssssescessessessssssssssecsussecsessesscssssscsecssceeese 644.1.1 Về vị trí địa lý và giao thông - + + 2+ £+k2k£EkEEEEEEEE121121121217111 111.1 xe 644.1.2 Về phát triển kinh tẾ -¿- ¿- + +ESE9EE9EE9EE2EE2EEEEEEEEEEEE111211211 1151111111111 xe 664.2 Về dân số, lao động, việc làm và thu nhập của LDNC tại TP.HCM 694.2.1 VỀ dân 86 cecccccscsscsssessessssssssessessussusssessessusssssssssessussusssessessessuessessessessuessessecsecseesseesess 694.2.2 Về lao động nhập cư tại TP.HM - ¿2-2 5£+S£+EE£EE£EEtEEEEEEEEEerErkerrkerxees 694.2.3 Về việc làm và thu nhập của lao động nhập cư tại TP.HCM - - 734.3 Mức độ tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập cư tai TP.HCM 76

4.3.1 MUrc dO tham 21 0 76

4.3.2 Mức độ thụ hưởng - - - c1 1S 111 119 11g TH TH HH HH 79

T6m tat ChUONG 78 ẽ 83

CHUONG 5: KET QUA NGHIEN CUU VE RAO CAN TRONG TIEP CAN AN SINH

XA HOI CUA LAO DONG NHAP CU TẠI TP.HCMoosssscsssssssssccsssssssscsssssssscssssssesscsssssee 84

5.1 RAO CAN VE thé ChE cccccccccssssssscssssessssessessssessssessssesssssssssssessssessssessessssessssessssessssessesees 84

5.1.1 Rao can về quy định chính sach c.cecceccccscccscessesssssesessessessessessessesessssessessesessesesvees 84

Trang 7

5.1.2 Rao can thực thi chính sách tại TP.HCM - 5 25555 S222 vs eeecee 105

5.2 Rao can về phía cung, cầu và rào cản về nhận thức s ss-cccsseccss 1275.2.1 RAO cản về phía CUIng 22-©©+£+2E++£+EEEEEEEEE2E111127111121111221111711127112.111 E1 cee 1275.2.2 RAO cản về phía cầu -2+++2EE++++2EE+E2EEE21111227111112711111271111271112221112 211 1295.2.3 RAO cản về nhận thức cccccvvvvvvvrrtrriiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiriiriio 131

5.3 Kết qua hồi quy các rào cản trong tiếp cận bảo hiểm y tẾ -s 132

5.3.1 Kiểm định độ phù hợp của thang đO 2-2 2s x++E+EE+EE+E++EE+EzEerkerxerxrree 1325.3.2 Kết quả phân tích nhân t6 EFA - 2-2 2 2 £+E£EE£EE+EE+EE£EE+EEZEEEEerEerkrrxrree 1335.3.3 Kiém dimh da cOng tuy6n 1n .- ÔÔỎ 1345.3.4 Kết quả hồi quy logit c.cccccccsessesssessessesssessessessssssessessessesssessessessessssssessessesseeseesess 135

5.3.5 Thực hiện các kiểm định trong M6 Dinh 0111155 135

5.3.6 Thảo luận kết qua scecceccsccsssessesssessessecsecssessessesssessessessessssssessessessessessessessesseeseesess 1365.4 Đánh giá chung về các rào cản trong tiếp cận ASXH của lao động nhập cư

tại TP.HCM 5-5 Ọ H H 9 i0 0 0004.060 4.04.005009 0.0 140

5.4.1 Những mặt tich CỰC - 5E c1 1901991 HH Hệ 140

5.4.2 Những mặt hạn chế - ¿+ £++E+EE++E£2EE2EESEEEEE2E127127171171127111 2121 xe 1415.4.3 Nguyên nhân của hạn chế eceescescssessesssessessecssessessessessvessessessesssessessessessesseeseesees 146T6m tat ChUON 171710777 151

CHUONG 6: HE THONG GIAI PHAP NHAM GIAM RAO CAN TRONG

TIẾP CAN AN SINH XÃ HOI CUA LAO DONG NHẬP CƯ TẠI TP.HCM 1526.1 Bối cảnh tác động đến an sinh xã của lao động nhập cư tai TP.HCM 1526.1.1 Bối cảnh QUỐC tẾ :- 2-52 SES£+EEE9EEEEEEEEEE1211211211217171111111111 2111111 re 1526.1.2 Bối cảnh trong nưƯỚC - ¿2 6 £+E‡SE9EEEEEEEE2E1211211217111111111 1111111111 cte 1546.1.3 Bối cảnh của Thành phố H6 Chí Minh - ¿2 s2 + 22+ ££+E+E££Eerxerxsrsz 155

6.1.4 Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh - 155

6.2 Mục tiêu, định hướng về hoàn thiện hệ thống ASXH -« cc-s«+ 156

6.2.1 Mục tiêu chính sách của Dang và Nhà nƯỚC - - 5 3c 1+ **vEsssersreerese 156

6.2.2 Định hướng của Dang và Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống ASXH 1576.2.3 Quan điểm, định hướng của TP.HCM về thực hiện ASXH trong thời gian tới 1586.3 Đề xuất giải pháp nhằm giảm rào cản trong tiếp cận an sinh xã hội của

lao động nhập cư tại TP.H(CM <5 << << s9 TH n0 000050 159 6.3.1 Giải pháp giảm rào can trong quy định chính sách «<< <+s<+sc+s++ 159

6.3.2 Giải pháp giảm rào can trong thực thi chính sách tại TP.HCM - 1656.3.3 Giải pháp khắc phục các rào cản nội tại của lao động nhập cư - 168Tóm tắt ChUON 6 c.ccccssessssssssssescessessessssssssssessessecsesssssssnssscsesscsessssssssssussussecsecseessensens 169

Trang 8

HAN CHE CUA LUẬN AN -°s- << se ExseEssEEseEEsetsseEktrestrserrserssersee 171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BÓ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CỦA

009069) 172DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. 2s ©s<ssssesssessessessee 174);i0009000222577 182

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

ASXH: An sinh xã hội KCB: Khám chữa bệnh

BH: Bảo hiểm KT: Kinh tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp LĐ: Lao động

BHXH: Bảo hiểm xã hội LĐNC: Lao động nhập cư

BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc Xen Lao dong - Thuong binh va

BHXHTN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện LLLĐ: Lực lượng lao động

BHYT: Bảo hiểm y tế NLĐ: Người lao động

CSSK: Chăm sóc sức khoẻ NSDLD: Người sử dụng lao động

DN: Doanh nghiệp NSNN: Ngân sách nhà nước

DVXHCB: Dịch vụ xã hội cơ bản NN: Nhà nước

DVYT: Dịch vụ y tế Tế Tai nạn lao động, bệnh

HDLD: Hop đồng lao động TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

HĐLV: Hợp đồng làm việc UBND: Ủy ban nhân dân

HGĐ: Hộ gia đình VN: Việt Nam

HTX: Hợp tác xã XH: Xã hội

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia/tiếp cận BHXH 44

Bảng 3.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia/tiếp cận BHYT 44

Bảng 3.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia/tiếp cận BHTN 46

Bang 3.4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận ASXH/DVXHCB 46

Bảng 3.5: Các rào cản trong tiếp cận BHXH/BHYT/ASXH hoặc DVXHCB 47

Bang 3.6: Mô tả biến phụ thuộc (tiếp cận BHYTT), - 2-2552 2+E£+£E+£EezEezrxsrxered 59 Bang 3.7: Giả thuyết nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận BHYT của LĐNC 61

Bang 3.8: Mô tả và đo lường các biến trong mô hình 2 2 2s s2 s+cz+£ezsee‡ 62 Bang 4.1: Tổng sản phẩm theo giá so sánh 2010 của TP.HCM so với cả nước 66

Bảng 4.2: Số lượng DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 của TP.HCM so VỚI Cả THƯỚC - HH ng HH ngự 66 Bang 4.3: Tổng số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh của TP.HCM so VỚI Ca HƯỚC - - G5 s11 930 9301191 1 1 1v ng nu rưy 67 Bảng 4.4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của TP.HCM so VOL CA 0 22 G7 Bảng 4.5: Thu nhập bình quân một tháng của NLD trong DN đang hoạt động có kết qua sản xuất kinh doanh của TP.HCM so với cả nước - ¿5+2 22++£x+£xezxzreerxeee 68 Bang 4.6: Thu ngân sách TP.HCM và cả nu - - Ăn ng, 68 Bảng 4.7: Trị giá xuất khẩu hàng hóa của TP.HCM so với cá nước - 68

Bảng 4.8: Dân số trung bình của TP.HCM so với cả nước -: s¿©cs55z-: 69 Bang 4.9: Lực lượng LD từ 15 tuổi trở lên của TP.HCM và cả nước -. - 69

Bảng 4.10: Tỷ trọng người di cư từ 15 tuổi trở lên hàng năm so với cả nước 70

Bảng 4.11: Phan trăm người di cư cho biết các lý do di cư theo vùng chuyền đến 71

Bang 4.12: Số lượng người di cư từ 15 tuổi trở nên 2016 — 2020 - 2-55: 72 Bảng 4.13: Tỷ lệ đóng góp hàng năm của LDNC trong LLLD tại TP.HCM 72

Bang 4.14: Ty lệ người di cư va không di cư chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 6101110057 A 73 Bảng 4.15: LD từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của TP.HCM và cả nước 73

Bảng 4.16: Tỷ trọng LD di cư từ 15 tuổi trở lên có việc làm so với cả nước 74

Bảng 4.17: Tỷ lệ người di cư từ 15 trở lên thất nghiệp so với tổng số người di cư ibu1s8i 184i) 1 74

Bảng 4.18: Thu nhập bình quân người/tháng của LD di cư phân theo vùng 2015 75

Trang 10

Bang 4.19: Tỷ lệ tham gia chia theo nhóm tuổi - + ¿55s £S£+££+E££E££E+£xerxerszrs 77

Bang 4.20: Ty lệ tham gia theo trình độ đào ta0 oe ee eeceesceesceeeeeeeeeeeeeeeeeseenseesseeaeens 77

Bảng 4.21: Tỷ lệ tham gia theo mức độ hiểu biết về BHXH, BHYT, BHTN 78Bảng 4.22: Ty lệ tham gia theo chức danh/công VIỆC 5 5< ++s+ssvsssees 79

Bang 4.23: LDNC tự đánh gia mức độ thụ hưởng của mình - s5 <++s>+<<++++ 80

Bang 4.24: Tỷ lệ tiếp cận thụ hưởng so với số người tham gia chia theo trình độ 81

Bảng 4.25: Tỷ lệ tiếp cận thụ hưởng so với số người tham gia chia theo mức độ

hiểu biết về BHXH, BHYT, BHTN 2¿-c22cctttEEttrrrttrktrrrttrrrrrrrrrrerieg 81Bang 4.26: Ty lệ người tiếp cận thụ hưởng so với số người tham gia BHXH, BHYT,

BHTN theo chức danh/công VIỆC - - 5 2E 1191113111911 1 911191 11v ng ve 82

Bang 5.1: Số người tham gia BHXH giai đoạn 2013 — 2021 ¿5 s+cs+c+cz 84Bang 5.2: Số người tham gia BHYT từ năm 2013 — 2021 - 2 2 2 ++cxzczrzes 87Bang 5.3: Tỷ lệ người tham gia BHYT so với dân số TP giai đoạn 2013 — 2021 87Bang 5.4: Số người tham gia BHTN giai đoạn 2013 — 2021 eececcsccsssessesssessessesstsssesseeses 88Bảng 5.5: Tỷ lệ tham gia BHTN so với LD từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm 89Bảng 5.6: Tổng hợp mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2009 đến nay 90Bảng 5.7: Rào cản về quy định chính sách đối với việc tiếp cận BHXH, BHYT,

BHTN của LDNC TP.HCM G11 9E HH ng HH HH nh 102

Bang 5.8: Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo loạ HĐLĐ/HĐLV 103

Bang 5.9: Tỷ lệ người tham gia BHXH của TP.HCM so với LLLD từ 15 tuổi trở lên

Bang 5.14: Đối tượng giải quyết hưởng chế độ BHXH của TP.HCM 111Bang 5.15: Số lượt người hưởng BHXH 1 lần so với số người hưởng BHXH

hàng tháng của TP.HCM và cả THƯỚC - G0 11H ng ngư 112

Bảng 5.16: Số lượt người hưởng BHYT của TP.HCM -2:22¿©5225z2cxz2se2 113Bang 5.17: Số người/lượt người hưởng BHTN của TP.HCM 2-2-5252 114Bảng 5.18: Téng thu — chi quỹ BHXH, BHYT, BHTN của TP.HCM và so sánh

10/000 117Bảng 5.19: Kết quả thực hiện gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch

Trang 11

Covid-19 năm 2020, - - G3 1v 9v 9 21 29T HH HH Họ TH Hưng 120Bang 5.20: Số công chức, viên chức và lao động hợp đồng của BHXH TP.HCM 124

Bảng 5.21: So sánh nguôn nhân lực với số DN và số người tham gia BHXHBB 125Bảng 5.22: Rao cản thực thi chính sách đối với việc tiếp cận ASXH của LĐNC 125

Bang 5.23: Rao can về phía cung -¿- 2-52 SS£2S22EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2EEEEEEEE.cErrrkee 127

Bang 5.24: Rao can về phía cầu -. - 2-2 2 +k‡SE9EE£EEEEEEE12112112171711111 1.1 re 129Bang 5.25: Rao cản về nhận thứỨc 2-2 + +E+SE£EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrerrrred 131Bảng 5.26: Kết quả thực hiện kiểm định Cronbach's alpha . -¿ 5¿-55- 132Bang 5.27: Kết quả phân tích nhân tổ EFA và kiểm định KMO - 25¿ 133Bang 2.28: Kết quả kiểm định đa cộng tuyẾn 2- 2-2 25£+E£Ee£EeEEeEEzEzEerrerrered 134Bang 5.29: Kết quả hồi quy lOgit -¿- 5-5552 22EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrrrervee 135Bang 5.30: Kết quả hồi quy logit mô hình có biến Hộ khâu (TC) . - 138Bảng 5.31: Tính tác động biên của các biến trong mô hình ở bảng 5.29 139

Trang 12

Hình 0.1:

Hình 2.1:

Hình 2.2:

Hình 2.3:

Hình 2.4:

Hình 2.5:

Hình 2.6:

Hình 2.7:

Hình 3.1:

Hình 3.2:

Hình 3.3:

Hình 3.4:

Hình 3.5:

Hình 3.6:

Hình 4.1:

Hình 4.2:

Hình 4.3:

Hình 4.4:

Hình 4.5:

Hình 4.6:

Hình 5.1:

Hình 5.2:

DANH MỤC HÌNH

Phương thức nghiên cứu tong quát của luận án . ¿- ¿2-5252 5

Hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020 - <++<<+<cx+<+ 25

Tháp nhu cầu của IMasÏOW + 2 + ©E£2E22EE+EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrex 29

Rao cản tiếp cận các DVYT xuất phát từ phía cung và cầu - - 37

Rào cản tiếp cận các dịch vụ y Ế TT 111111111 11111111 1111111117111 37 Rao can tiếp cận CSSK theo Mô hình HCAB -2- 2-52 22£s2£x+zxzsz 39 Mô hình rào cản tiếp cận chăm sóc sức khỏe đương đại . - 40

Khung phân tích của luận án - 25 < S11 1199 119 1.1 ng g 41 9) 0i6i1i8i3i19i0ui 0177 43

Mô tả mẫu khảo sát theo nhóm tuổi và theo giới tính . -: - 57

Mô tả mẫu khảo sát theo trình độ và thu nhậtp - - cư, 58 Mô ta mẫu khảo sát theo loại công việc và khu vực làm việc - 58

Mô tả mẫu khảo sát theo loại HDLD/HDLYV -c2-ccccccxccsrxeeerree 59 Mô hình đề xuất nghiên cứu - 2 2 £+E£SE#EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrrres 60 Bản đồ TP.HCM và các tỉnh lân cận -¿ ccccc+ccverrrrrerrrrrkerrre 65 Tỉnh, thành phố được chon sẽ chuyền tới theo tỷ lệ người trả lời 70

Tỉnh, thành phố được ưa chuộng nhất theo lý do di cu 2021 71

Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN (%) cScSSe+seseseeees 76 Mức độ hiểu biết của NLD với các chính sách bảo hiểm -: 78

Số người/tỷ lệ thụ hưởng so với tham gia BHXH, BHYT, BHTN 79

Cơ quan quản lý, thực hiện và giám sát hệ thống ASXH ở VN 100

So sánh tỷ lệ chi/thu các quỹ của TP.HCM so với cả nước 118

Trang 13

MO DAU

1 Ly do lwa chon dé tai

TP.HCM từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của dân nhập cu từ các dia phương khác

đến tìm kiếm cơ hội làm việc và môi trường sống tốt hơn Số lượng dân nhập cư ngày càngtăng, nhiều quận, huyện có tới h30 — 50% dân số là người nhập cư, đặc biệt quận Bình Tân

là nơi có tỷ lệ nhập cư cao nhất Thành phó, cao hơn cả dân số thường trú với gần 60% là dân

nhập cư Tính đến cuối năm 2019, TP.HCM có trên 200 nghìn DN và trên 500 nghìn cơ sởkinh tế cá thé, sử dụng trên 4,0 triệu LD, trong đó, LĐNC chiếm hơn 50% (Cục thống kêTP.HCM, 2020) Việc quản ly, tạo việc làm cho LDNC chiu nhiều áp lực Lực lượng LDNCgóp mặt trong nhiều lĩnh vực: dịch vụ, làm thuê, bán hàng rong, đặc biệt là công nhân ở cáckhu công nghiệp, khu chế xuất và phần lớn LĐNC là LD phổ thông Làn sóng nhập cư của

TP.HCM ngày càng tăng, sẽ bao dam cho Thành phố có nguồn LD đồi dào, góp phan phát

triển kinh tế - xã hội của Thành phó

Mặc dù, LDNC chiếm ty trọng lớn trong LLLĐ của Thành phố song đây lại là nhóm đốitượng yêu thé ít được tiếp cận với chính sách ASXH nhất Sở dĩ họ là nhóm yếu thế vì LDNC

là LD chưa có hộ khâu thường trú tại Thành phó, phan lớn trong số họ là LD chưa qua daotao, làm những công việc vat vả với thu nhập không cao và bap bênh, ngay cả công việccũng thiếu tính ôn định Sẽ rất khó khăn hoặc mat nhiều thời gian dé họ có thé tích lũy tàichính có được chỗ ở hợp pháp tại TP dé đăng ký thường trú, do vậy họ luôn là LDNC Vớiđặc tính về trình độ và loại công việc như trên, rất khó dé họ có được vị thé trong cuộcthương lượng với NSDLĐ về các vấn đề quan trọng như loại công việc, HDLD, tiền lương,bảo hiểm , một phần do họ là bên yếu, một phần do họ không có được những hiểu biếtnhất định về quyền lợi để tự bảo vệ mình Do vậy, họ là nhóm yếu thế trong việc tiếp cậnASXH Nghiên cứu hiếm hoi tại TP.HCM cũng cho thấy: tỷ lệ thất nghiệp của LĐNC caogần gấp 5 lần ty lệ thất nghiệp của LD từ 15 tuổi trở lên nhưng cho tới nay chưa có chính

sách hỗ trợ tạo việc làm đành riêng cho LDNC; 99% LDNC khu vực phi chính thức không

có BHXH, 76,5% chưa tham gia BHYT, 71% LDNC không tiếp cận được DVYT công,13,2% trẻ em dưới 6 tuổi con của người LĐNC không được tiếp cận với BHYT; họ khó đáp

ứng các điều kiện tham gia bảo hiểm, cũng rất khó tiếp cận các DVXHCB vi rất nhiều dich

vụ chỉ quy định cho dân sỐ thường trú như nước sạch, trường học (Oxfam, 2015) Vậy tại

sao LDNC lại có mức độ tiếp cận các chính sách trong hệ thống ASXH thấp như vậy, đâu là

Trang 14

các rào cản? Có nhiều nghiên cứu trong nước nghiên cứu về các rào cản trong tiếp cận ASXH

của LĐNC, các rào cản được đề cập bao gồm: rào cản về pháp lý; rào cản về nhận thức; ràocản về hộ khâu thường trú Tuy nhiên, các nghiên cứu này phan lớn mới chỉ đừng ở nghiên

cứu định tính, ngay cả những nghiên cứu về rào cản trong tiếp cận DVYT, CSSK có vận dụng

mô hình HCAB như các nghiên cứu của Li (2008), Liên Hợp Quốc & Viện Hàn lâm

KHXHVN (2011), Who (2012), Oxfam (2015), Yinghua (2019), IOM (2020), Pham &Pham (2022) nên thiếu đi các kiểm chứng đáng tin cậy để xác định cụ thể các rào cản thực

sự có ý nghĩa thống kê Các nghiên cứu nước ngoài có sự đầy đủ hơn về cả phương pháp vànội dung nghiên cứu, cụ thể kết quả nghiên cứu về rào cản trong việc tiếp cận ASXH củaLĐNC từ cả băng chứng định tính và định lượng được đề cập bao gồm: các rào cản đến từ

những quy định của pháp luật mà ở đó LĐNC là đối tượng bị hạn chế tham gia; rào cản từcông tác thực thi chính sách của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, dẫn đến hạn chế cơ hội

tiếp cận ASXH của LĐNC; rào cản đến từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ và rào cản xuất phát

từ các nguyên nhân thuộc nội tại của LDNC khi họ không có đầy đủ kiến thức và hiểu biết

về lĩnh vực bảo hiểm nên trong một SỐ trường hợp họ tự hạn chế quyền được tiếp cận củaminh, hay như việc thiếu khả năng chi trả cũng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việcđược tham gia vào các chính sách bảo hiểm (Alkenbrack, 2011; Nguyen & Hoang, 2017;UNFPA, 2017; Naing et al, 2020 ) Từ kế thừa phương pháp và cách tiếp cận của các nghiêncứu trong và ngoài nước, rất cần một nghiên cứu trong nước mà ở đó lược khảo đầy đủ cácnhóm rào can và kiểm chứng nó bằng cả phương pháp nghiên cứu định tinh và định lượng dé

từ đó tìm ra các rào cản thực sự có ý nghĩa thống kê, gây cản trở cơ hội tiếp cận ASXH củaLĐNC Đó là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu “Các rào cản trong tiếp cận hệ thong an

sinh xã hội của lao động nhập cư tại Thành phố Hà Chi Minh” làm luận án tiễn sĩ của mình

với mong muốn nghiên cứu mức độ tiếp cận hệ thống ASXH của LĐNC tại TP.HCM và cácrào cản ảnh hưởng đến việc tiếp cận của họ, từ đó đề xuất những giải pháp nhăm hạn chế cácrào can, nâng cao cơ hội tiếp cận ASXH cho NLD nói chung và LĐNC nói riêng tại TP.HCM

Tuy vậy, luận án không nghiên cứu toàn bộ 4 trụ cột trong hệ thong ASXH (nhóm chính

sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; nhóm chính sách BHXH; nhóm

chính sách trợ giúp XH và nhóm chính sách DVXHCB) mà chỉ giới hạn nghiên cứu ở 3

chính sách BHXH, BHYT, BHTN vì đây là 3 chính sách lớn và rất quan trọng năm ở nhóm

chính sách BHXH và DVXHCB Sở dĩ quan trọng vì nhóm chính sách này có vai trò và

phạm vi ảnh hưởng to lớn đến đời sống của lao động nói chung và LĐNC nói riêng, giúp

Trang 15

họ bù đắp được thiếu hụt về thu nhập trong các trường hợp rủi ro như ốm đau, TNLD-BNN;thậm chí trang trải chi phí KCB và bù đắp thu nhập khi họ hết tuổi lao động Phạm vi ảnhhưởng rộng lớn vì hầu hết NLD khi tham gia vào thị trường lao động, có HDLD đều có cơ

hội được tham gia, thậm chí với cả NLD tự tạo việc làm hoặc không có HDLD vẫn có cơ

hội được tham gia ở các chính sách tự nguyện Đối với các nhóm chính sách còn lại trong

hệ thống ASXH, phạm vi tác động có thé hẹp hơn vì chỉ hướng đến một số nhóm đối tượngnhất định như người có công, người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người gặp khó

khăn đột xuất nên không phải NLĐ nào cũng có thể tiếp cận, đặc biệt là LĐNC

2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Luận án nghiên cứu thực trạng các rào cản trong tiếp cận ASXHcủa LĐNC tại TP.HCM dé xác định rõ các nhóm rao cản về phía cung, phía cầu, rào cản vềthê chế và nhận thức có cản trở việc tiếp cận ASXH của LĐNC tại TP.HCM Từ đó đề xuấtnhững giải pháp nhằm hạn chế các rào cản trong tiếp cận ASXH cho LDNC

(2) Phân tích các rào cản trong tiếp cận ASXH bao gồm: rào cản về phía cung, phíacầu, rào cản về thé chế, về nhận thức trên cả phương diện định tính và định lượng dé tanggiá tri khoa hoc va thực tién cho két quả nghiên cứu

(3) Phân tích rào cản về hộ khẩu có thực sự cản trở việc tiếp cận ASXH của LDNC tại

TP.HCM hay không.

(4) Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các rào cản trong tiếp cận ASXH cho LĐNC tạiTP.HCM.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Dé giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

(1) Cơ sở lý thuyết nào dé nghiên cứu các rào can trong tiếp cận ASXH của LDNC?

(2) Các rào cản nào thực sự cản trở việc tiếp cận ASXH của LDNC tại TP.HCM?

(3) Hộ khẩu có phải là rào cản trong tiếp cận ASXH của LĐNC?

Trang 16

(4) Giải pháp nào có thể hạn chế những rào cản trong tiếp cận ASXH của LĐNC tại

TP.HCM?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận hệ thống ASXH của LDNC tại TP.HCM.Khách thé nghiên cứu là lao động nhập cư tại TP.HCM: là lao động người Việt Nam từ

các địa phương khác đến sinh sống và làm việc tại TP.HCM chưa có hộ khâu thường trú,

họ làm việc ở khu vực chính thức và phi chính thức có xảy ra quan hệ thuê mướn LD (có

thé có hoặc không có HĐLĐ/HĐLV bằng văn ban) Luận án không nghiên cứu nhómLDNC tự tạo việc làm như xe ôm, bán hàng rong, ban vé số Bởi lẽ, họ là những LD tựtạo việc làm, không có quan hệ LD, không có chủ sử dụng LD tham gia đóng bao hiểm cho

họ, do vậy, khi có nhu cầu tham gia các chính sách BH thì họ phải đóng toàn bộ chi phí

Tuy nhiên, đối với nhiều người chi phí này là quá cao so với thu nhập của họ, nên họ bịnăm ngoài chính sách BH mà tác giả nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghién cứu

Về không gian: Luận án nghiên cứu tại TP.HCM, đây là Thành phố có dân số và số lượngdoanh nghiệp nhiều nhất cả nước, có số lượng LĐNC cao nhất cả nước nên có tính đại diện cao

Về thời gian:

- Thứ nhất, giai đoạn nghiên cứu: Đối với nội dung nghiên cứu về các chính sách BH trong

hệ thống ASXH và công tác thực thi các chính sách tại TP.HCM, luận án sẽ nghiên cứu số liệuthứ cấp trong giai đoạn từ năm 2013 — 2021

- Thứ hai, thời gian khảo sát: Đỗi với nội dung phỏng vấn chuyên gia, tác giả thực hiện

khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019 — 10/2019; và nội dung khảo sát, phỏngvan LĐNC tác gia thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 — 6/2020

Về mặt nội dung nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu việc ban hành và thực thi của 3 chính sách lớn trong hệ

thống ASXH hiện nay, bao gồm: BHXH, BHYT và BHTN Nội dung ban hành và thực thi

chính sách thuộc về nhóm rào cản thể chế được tác giả phân tích bằng các số liệu thứ cấp tạiTP.HCM và so sánh với cả nước dé làm rõ các rào cản thuộc về quy định và thực thi chínhsách Ngoài ra, luận án còn sử dụng số liệu sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu định tính

và định lượng dé làm rõ thêm các rao cản thuộc phía cung, phía cầu và các rào cản về nhậnthức của NLĐ có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tiếp cận ASXH của LĐNC

Trang 17

Sở đĩ luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu gồm 3 chính sách trên, vì đây là những

chính sách lớn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sông của người dân nói chung và LĐNC nóiriêng Các chính sách này quan trọng trong cuộc sống của mỗi người vì nó thuộc nhóm nhu

cầu an toàn trong tháp nhu cầu của Maslow Mặt khác, với khách thê nghiên cứu là LĐNC thìđây là 3 chính sách có diện bao phủ hầu như rộng khắp đối với nhóm LĐNC được giới hạn

trong đối tượng nghiên cứu của luận án Các chính sách khác như tín dụng, tạo việc làm, giảmnghéo, trợ giúp xã hội , điện bao phủ không mang tính đại trà đối với nhóm LDNC

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sẽ sử dụng phương pháp hỗn hợp (Mixed Method), phương pháp này được thực

hiện theo thiết kế song song hội tụ (Convergent Parallel Design) (Creswell, 2014) Trong đó,

tác giả thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng song song với nhau, dữ liệu định tính vàđịnh lượng được thu thập đồng thời và sử dụng cả hai để phân tích, so sánh, đối chiếu và

rút ra kết luận để giải thích cho vấn đề nghiên cứu Phương pháp hỗn hợp được sử dụng

trong luận án được sơ đô hóa như sau:

Thu thập và phân

tích dữ liệu định tính

So sánh/ Diễn giải

Hình 0.1: Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án

Thu thập va phân tích

dữ liệu định lượng

Nguôn: Tổng hợp từ Creswell, 2014

5 Điểm mới của luận án

Vé mặt lý luận: Luận án tông hợp được cơ sở lý thuyết và khung phân tích để nghiên

cứu các rào cản trong tiếp cận ASXH cho lao động nói chung và LĐNC nói riêng Đặc biệt

là vận dụng mô hình HCAB để nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận BHYT Trong đó,đóng góp lớn nhất chính là hiệu chỉnh các yếu tố thuộc nhóm các rào cản từ kết quả phỏngvan chuyên gia và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân

Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp kết quả phân tích về các rào can trong tiếp cận

ASXH của LDNC tại TP.HCM trên cả phương diện định tính, định lượng Từ hai kết quảnghiên cứu này, luận án kết luận rào cản trong tiếp cận ASXH của LĐNC không đến từ lý

do “hộ khâu thường trú” mà đến từ các rào cản thuộc thé chế và các rào cản thuộc về nộitại của LDNC, trong đó rào cản nhận thức là yếu tổ rất quan trọng làm hạn chế khả năng

Trang 18

tiếp cận của họ, đây cũng chính là phát hiện lớn nhất của luận án Ngoài ra, đóng góp lớn

nhất của luận án chính là kết quả phân tích chuyên sâu các rào cản về mặt ban hành chínhsách và các rào cản thuộc về công tác thực thi chính sách của chính quyền địa phương thông

qua số liệu thực tiễn, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những rào cản trongtiếp cận ASXH của LDNC tại TP.HCM với những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn

các chính sách va nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách với các cơ quan có liên

quan mà một nghiên cứu định lượng thường sẽ bị hạn chế.

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được kết cau gồm 6 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ hội tiếp cận và rào cản trong tiếp cận an

sinh xã hội.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống an sinh xã hội và rào cản tiếp cận an sinh xã hội

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Thực trạng về lao động nhập cư và mức độ tiếp cận an sinh xã hội của lao độngnhập cư tại Thành phô Hồ Chí Minh

Chương 5: Kết quả nghiên cứu về rào cản trong tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập

cư tại Thành phó Hồ Chí Minh

Chương 6: Hệ thống giải pháp nhằm giảm rào cản trong tiếp cận an sinh xã hội của laođộng nhập cư tại Thành phó Hồ Chí Minh

Trang 19

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CƠ HỘI TIẾP CAN VÀ

RÀO CAN TRONG TIẾP CAN AN SINH XÃ HOI

1.1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CƠ HỘI TIẾP CAN AN SINH XÃ HỘI

Phần tổng quan các nghiên cứu về cơ hội tiếp cận ASXH sẽ được tác giả trình bày theo

thứ tự của từng chính sách: BHXH, BHYT, BHTN và cuối cùng là các nghiên cứu về

ASXH/bao trợ xã hội.

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Guo, E., & Gao, W (2008), đề tài nghiên cứu đến 3 loại BH lớn trong hệ thống ASXH

của Trung Quốc: BH hưu trí, BHYT và BH thương tích trong công việc trên mẫu khảo sátgồm 2.531 người dân ở 5 thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có 1.972 người di cư và

559 người dân địa phương Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên 70% số người được khảo sáttrả lời không tham gia bat kỳ chương trình BH nào Những người có trình độ giáo dục từ cấp

3 trở lên có ty lệ tham gia 3 chương trình BH cao hơn; những người làm việc trong nhà nước

và DN thuộc sở hữu tập thé, cô phần và liên doanh có tỷ lệ tham gia 3 chương trình BH cao

hơn; người làm công việc bàn giấy được tiếp cận 3 chương trình BH nhiều nhất Kết quả

cũng cho thấy, nữ giới được tham gia ít hơn nam giới; LD lớn tuổi chủ yêu được tham gia

BH hưu trí, BHYT và trợ cấp CSSK tuổi già và it được tham gia BH chan thương trong côngviệc Các kết quả này được chứng minh cụ thể qua kết quả hồi quy 3 mô hình Logit cho 3loại BH trên, với biến phụ thuộc Y là tham gia hay không tham gia, các biến độc lập bao

gồm: tình trạng cư trú; số năm đi học; tình trạng hộ khẩu; việc làm; loại hình việc làm và loại

hình nghề nghiệp; các biến liên quan đến kinh nghiệm ở thành phó; thời gian cư trú; khu vực

cư trú đô thị Và thực sự có sự phân biệt rất lớn về cơ hội tiếp cận ASXH của người địaphương và người di cư, sự chênh lệch này thậm chí lên tới 33 lần Đây thực sự là trở ngại rấtlớn cho Trung Quốc trong tiến trình cải cách ASXH nhằm đảm bảo công băng

Afina, F N., Rahayu, A., Monoarfa, H., Rosida, R., & Juliana, J (2019), nhóm tác gia

đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến quyết định mua là: (i) Khác biệt cá nhân lànhân tố mô tả đặc điểm phát sinh từ bên trong người tiêu dùng và quá trình tâm lý xảy ra ảnh

hưởng đến người tiêu ding; (ii) Môi trường là điều kiện của xã hội ảnh hưởng đến quyết định

người tiêu dùng; (iii) Các yếu tô tiếp thị hỗn hợp là công cụ marketing mix được các công ty

sử dụng đề thuyết phục người mua Kết quả cho thấy, các yếu tố trong nhóm biến môi trườngnhư gia đình, điều kiện kinh tế, công nghệ có tác động tích cực đến quyết định của ngườitham gia chon Prudential Syariah với giá tri A = 0,89 Biến các yếu tố tiếp thị hỗn hợp có A =

0,941 với độ tin cậy đứng thứ hai ảnh hưởng đến quyết định của người tham gia, các yếu tô

phụ thuộc trong biến yếu tố tiếp thị hỗn hợp gồm: dịch vụ, thương hiệu, chất lượng sản phẩm,

vị trí, quảng cáo, chính sách và các chương trình khuyên mãi sản phâm.

Trang 20

Kiil (2012), trong nghiên cứu này, tác giả ước tính các yếu tố quyết định đến việc làm dựa

trên BHYT tư nhân, trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát của LLLĐ Dan Mạch tiễn hành năm

2009 Kết quả chỉ ra rằng xác suất có BHYT tư nhân bị ảnh hưởng tích cực bởi việc làm của

khu vực tư nhân, quy mô của nơi làm việc, thu nhập và độ tuổi Trong khi sự hiện diện của các

yếu tô như: cấp dưới, giới tính, trình độ học vấn, công dân của Đan Mạch và sống trong khuvực thủ đô không liên quan đáng kể đến BHYT tư nhân Trong đó, các đặc điểm liên quan đến

nơi làm việc là yếu tố quyết định quan trọng đến việc tiếp cận BHYT tư nhân, sau đó là yếu tốsức khỏe tự đánh giá Cuối cùng là nêu người dân có mức độ hài lòng với hệ thống CSSK của

nhà nước thì xác suất mua BHYT tư nhân sẽ thấp và ngược lại

Giesbert (2012), nghiên cứu sử dung dir liệu được khảo sát ở miền nam Ghana trên

1.030 HGĐ Tác giả sử dụng mô hình ước lượng probit và tobit về quyết định mua bảo

hiểm nhân thọ của các HGD Trong đó biến phụ thuộc là Y; lay giá trị = 1 nếu HGD đã muabảo hiểm nhân tho và = 0 nếu chưa mua bảo hiểm nhân tho X: là biến phụ thuộc bao gồm

5 nhóm biến: (i) Mức độ giàu của gia đình được đo bằng chi số tài sản, số lượng đất sở hữu,lượng kiều hối nhận được mỗi tháng: (1) Rui ro khách quan phân tích bao gồm tuổi, tìnhtrạng sức khỏe do lường băng ty lệ bệnh nặng của các thành viên trong gia; (iii) Chủ hộ có

ưa thích rủi ro hay không rủi ro; (iv) Sự quen thuộc, mạng lưới thông tin về sé lượng tham

gia, sự nhận biết thông tin thông qua báo, đài; (v) Và một số điều kiện khác liên quan đến

trình độ học van, giới tinh và khu vực sinh sống Không giống như trường hợp với các loạibảo hiểm có sẵn khác, có một mối quan hệ tiêu cực đáng kế giữa nhận thức rủi ro chủ quan

của các HGD và sự gia tăng của bảo hiểm nhân thọ Kết quả cũng chỉ ra rằng các hộ nghèo

xem bảo hiểm nhân thọ như một sự lựa chọn rủi ro

Quinn, E., Gusciute, E., Barrett, A., & Joyce, C (2014), nghiên cứu dé cap tiép can cua

người nhập cư đến ASXH va CSSK ở AiLen Hệ thống ASXH của Ailen, bao gồm CSSK đối

với người LĐNC và gia đình họ Nghiên cứu chi ra rằng có sự khác biệt đáng ké về mức độtiếp cận ASXH giữa LD di cư và không di cư, đặc biệt là các chính sách hành chính, một SỐchính sách dé được thụ hưởng yêu cầu người nộp đơn phải có quyền cư trú tại quốc gia đó,điều này thực sự là trở ngại lớn cho LD di cư

Innocenti, S., Clark, G L., McGill, S., & Cuñado, J (2019), nghiên cứu tập trung vào

việc xem xét liệu trải nghiệm sức khỏe tiêu cực trong quá khứ có liên quan tích cực với ý định

mua bảo hiém dé giảm thiêu rủi ro mat thu nhập do bệnh tật hay không Nhóm tác giả sử dụng

số liệu khảo sát dựa trên các mẫu đại diện của các cá nhân tại 11 quốc gia Kết quả cho thấy,

những người đã từng trải qua sự kiện tiêu cực về sức khỏe có nhiều khả năng mua bảo hiểm

bảo vệ thu nhập hơn những người không có tiền sử như vậy Các yếu tố có ý nghĩa thống kê

tác động đến ý định mua BH còn có: kinh nghiệm cá nhân, trải nghiệm sức khỏe tiêu cực, rủi

ro cá nhân, tuôi, trẻ em dưới 18 tuổi, người phụ thuộc, thu nhập, lo ngại rủi ro

Trang 21

Leslie Hodges (2018), tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với hàm

hồi quy Probit dé xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc có mua BHTN nhằm xác định

diện bao phủ của chính sách BHTN Các yếu tố có ý nghĩa thống kê bao gồm: giới tính, dân

tộc, tuổi, trình độ học van, tinh trạng hôn nhân, trẻ em, việc làm bán thời gian, nganh nghề,

nghề nghiệp.

Hirose, K., Nikac, M., & Tamagno, E (2011), nhóm tac gia dé cap, di chuyén LD quốc

tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và đóng góp của LĐNC cho các nước sở tại là không thê phủ

nhận Tuy nhiên, đối tượng này đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận ASXH ở nước sở tại,chỉ có một phần nhỏ họ có thê được hưởng các khoản trợ cấp ASXH Nghiên cứu đề cập đếncách thức dé các nước có thé xây dựng hệ thống ASXH đúng chuẩn mực va tăng cường việc

phối hợp ASXH giữa các nước thông qua các hiệp định song phương và đa phương nhằm

bảo vệ quyền lợi cho LD di cư trong việc tiếp cận các chính sách ASXH

Humblet, M., & Silva, R (2002), nghiên cứu dé cập đến ASXH của nhóm LD di cư vàchỉ ra rằng, LD di cư đang phải đối mặt với những khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực ASXH

Nếu không có sự bảo vệ quốc tế, họ có nguy cơ mat quyền lợi BHXH mà họ được hưởng ở

nước mình, đồng thời có thể gặp phải các điều kiện hạn chế ở nước sở tại về mức độ bao phủcủa hệ thông ASXH Thông qua đó, ILO đã nỗ lực dé cung cấp cho họ sự bảo vệ thông quacác tiêu chuẩn trong các công ước nhăm đặt ra nguyên tắc rõ ràng, bình đăng cho LĐNC trong

VIỆC tiếp cận ASXH ở nước sở tại Bên cạnh đó, ILO cũng quan tâm đến các tiêu chuẩn nhằm

hỗ trợ LĐNC trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trên phạm vi toàn cầu

Frye, I (2005), nghiên cứu đã chi ra rang, mặc dù tiếp cận ASXH được thừa nhận quốc

tế như một quyền con người, nhưng thực tế một số nhóm đối tượng dé dàng được thực thi,trong khi nhóm khác thường xuyên không dé dàng tiếp cận được đến chính sách Sự pháttriển của nền kinh tế phi chính thức ở các nước phát triển và các nước đang phát triển đãthể hiện những điểm hạn chế trong việc cung cấp ASXH cho những người thuộc nền kinh

tế nay, NLD trong khu vực không chính thức bị thiệt thi, họ bị loại ra khỏi cộng đồng Bàiviết tập trung phân tích một số lý do dẫn đến những thiếu sót trong BHXH hiện tại đối vớinhóm LD phi chính thức, dé xem xét các giải pháp nham mở rộng việc cung cấp dịch vụ

CSSK, ASXH cho nhóm LD khu vực phi chính thức.

Nielsen & Smyth (2008), kết quả nghiên cứu cho thay LD di cu ở Trung Quốc có đónggóp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước, song lại bị phân biệt đối xử và chịu nhiều

thiệt thoi so với LD thành thi, đặc biệt có sự bat bình đăng rất lớn về cơ hội tiếp cận BHXH,

BH tai nạn LD, BHYT, lương hưu và BHTN Nghiên cứu chỉ rõ, LDNC có mức độ tham gia

BH rat thap, chỉ có 5 — 7% tham gia vào mỗi loại BH và chỉ 0,2% HGD nông thôn và 5% HGD

di cư được BH bởi một số loại chương trình bảo trợ XH so với 64% HGD thành thị Có nhiềuyếu tô ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận BH của LĐNC như: đặc điểm nhân khẩu của người di

Trang 22

cư; nhận thức của DN và người di cư Kết qua phân tích định lượng cho thấy, phụ nữ những

người có vốn nhân lực thấp, hành nghề tự do, người trung niên và cao tuổi ít có khả năng tham

gia các chương trình BHXH Nam giới có nhiều khả năng tham gia BH tai nạn LD, BHYT va

BH hưu trí hơn Những người có thu nhập cao hơn, được giáo dục tốt hơn, là thành viên Đảngcộng san, làm việc trong khu vực nhà nước, được tuyển dụng và đã kết hôn có khả năng tiếpcận bảo trợ XH tốt hơn

Favreault & Nichols (201 1), nghiên cứu này so sánh giữa LD di cư và LD bản xứ về nhiều

khía cạnh như sức khỏe, sinh đẻ, chăm sóc y tế, thu nhập, trợ cấp, mức độ thụ hưởng ASXH

các biến được xem xét dé thay sự khác biệt của 2 nhóm đối tượng này bao gồm, giới tính, tuổi,

trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng hôn nhân, SỐ con, quy mô hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy,

có nhiều khác biệt giữa LD di cư va LD bản xứ ở các khía cạnh so sánh

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Quang, T H (2009), trong đề tài “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiễn bộ vàcông băng xã hội”, kết quả cho thấy, nhóm có thu nhập giàu nhất được thụ hưởng các chính sách

với tỷ lệ cao nhất, cao hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại; chỉ riêng chính sách phúc lợi XH

nhóm này xếp ở vị trí thứ 4, mặc dù vậy vẫn cao hơn nhóm nghèo nhất, điều này có vẻ đi ngượcvới mục tiêu của chính sách phúc lợi XH vì đối tượng hướng tới là những nhóm người yếu thếtrong xã hội trong đó có người nghèo Đối với nghiên cứu lĩnh vực y tế tại TP.HCM cho thấy,không có tình trạng lạm dụng thẻ BHYT vì số lần đi khám bệnh, số ngày nằm viện giữa người

có thẻ BHYT với người không có thẻ không chênh lệch đáng kể Tuy vậy, cơ cấu chi trả viện phíBHYT theo các tang lớp dân cư lại cho thay tinh trạng chênh lệch đáng ké giữa các tang lớp dân

cư Nhóm gia đình giàu nhất được hưởng mức chỉ trả của cơ quan BHYT nhiều hơn hắn so vớinhững nhóm gia đình nghèo Do thành phần cấu tạo đối tượng của hệ thống BHYT hiện nay chỉchú trọng tới những ngành nghề thuộc khu vực chính thức nên tình hình phân bồ ngân sách chitrả viện phí của cơ quan BHYT trong thực tế đã mang tính chất thiên vị cho những tầng lớp trunglưu, khá giả dẫn đến thiệt thòi đối với những tầng lớp nghèo

Tuấn, B S (2012), đã chỉ ra răng LDNC tự do là đối tượng thuộc nhóm yếu thé, do

tinh bat trắc, dé gặp rủi ro và dé bị tổn thương nên nhu cầu được tham gia BHXH là chính

đáng, nhưng đa số LĐNC tự do không tham gia và không được hưởng các chế độ BHXH;hầu hết không có và không được hưởng các chế độ bảo hiểm dành cho NLĐ; không đượchưởng các chính sách phúc lợi XH từ phía don vị sử dụng LD Nhìn chung, họ không tiếp

cận được với các chương trình, dự án hỗ trợ hoặc trợ giúp chính thức của nhà nước thông

qua chính quyền, các tô chức chính trị-xã hội và các cơ sở kinh tế chính thức Phan lớnLĐNC chưa tiếp cận hoặc tham gia và không được hưởng lợi từ hệ thống BHXH Tuynhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến các yếu tô xuất phat từ chính bản thân LDNC như những

rao cản vê nhận thức, những nhu câu, mong muôn của họ về sử dụng dịch vụ BHXH

Trang 23

Anh, D N va đ.t.g (2007), nhóm tác giả đã chi ra các yếu tố quyết định đến khả năng tiếp

cận BHYT ở nhóm LDNC từ nông thôn ra thành thị bao gồm: tình trạng cư trú, giới tính, tuổi, dan tộc, học van, tình trạng hôn nhân, quy mô nơi làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, nơi cư trú, vùng cư

trú đều có ý nghĩa thống kê

Viện Khoa học LD & XH (2012), dé tai đã nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB của

người nghèo vùng dân tộc thiêu số và miền núi dựa trên mô hình trách nhiệm của các nhóm

chủ thể bao gồm: cơ quan hoạch định chính sách; cơ quan triển khai chính sách và đơn vị

cung cấp dịch vụ; đối tượng tham gia, tiếp cận và hưởng lợi Phương pháp luận nghiên cứukhả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng dan tộc thiêu số miền núi dựa trên cáchtiếp cận ở 3 góc độ: (i) Cách tiếp cận đầu tiên xuất phát từ phía cầu bao gồm nhu cầu, mong

muốn của người nghèo có được đáp ứng hay không và rào cản trong việc tiếp cận DVXHCB

của người nghèo; (ii) Cách tiếp cận thứ hai xuất phát từ phía cung DVXHCB; (iii) Cách tiếpcận tổng hợp xem xét khả năng tiếp cận DVXHCB ở cả phía cầu và cung Việc người nghèo

có được tiếp cận với chính sách hay không chịu anh hưởng của yếu tô đầu vào hay các điều

kiện mà ở đây là quan hệ giữa mức độ sẵn có của dịch vụ và các nhu cầu từ phía đối tượng

Tổng Cục Thống kê & Quỹ dân số LHQ (2016), Kết quả điều tra di cư nội địa Quốc gia

của Tổng Cục Thống kê & Quỹ dân sé Liên hiệp Quốc cũng cho biết: đa số LD di cư gặp khó

khăn về nơi ở, tìm kiếm việc làm và tiếp cận dịch vụ CSSK nhưng không nhận được nhiều sự

hỗ trợ, vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ LD di cư là tương đối mờ nhạt

Minoru, T và cộng sự (2019), nhóm tác giả nghiên cứu tình trạng BHYT ở VN từ “độ

bao phủ” và “mức độ sử dụng” Dựa vào ý kiến của những người dé bị tôn thương, kết quả

nghiên cứu về mức độ tham gia cho thấy, vẫn có nhiều trường hợp chưa được tham giaBHYT ở VN Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: tình trạng kinh tế; nhận thức; một

số công ty, xí nghiệp không thực hiện theo pháp luật về bảo hiểm; chế độ, thủ tục Về mức

độ sử dụng, vẫn có nhiều người có mức độ sử dụng BHYT thấp, nguyên nhân được chia

thành hai nhóm: (i) Nguyên nhân ở bên người tham gia: tinh trạng kinh tế, phương tiện di

lại, người đi cùng, nhận thức về năng lực của cơ sở y tế đăng ký, nhận thức về chế độ, thủ

tục hưởng (ii) Nguyên nhân ở bên cung cấp DVYT: thiếu nhà chuyên môn y tế, thiếu thiết

bị, cơ sở vật chất, độ bao phủ thuốc BHYT, chất lượng DVYT (chất lượng dịch vụ, thái độ,

kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ y tế), thủ tục dé giải quyết BHYT cho bệnh nhân

Ngân hàng thế giới & Viện hàn lâm Khoa học Xã hội VN (2016), Nghiên cứu hộ khâu

và khả năng tiếp cận dịch vụ đã chỉ ra rằng những người tạm trú tiếp tục bị hạn chế cơ hội

tiếp cận đối với một số dịch vụ công, mặc dù khoảng cách về khả năng tiếp cận dịch vụ là

ít hơn so với những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra Song vẫn còn tồn tại ở những chính sách

cụ thé như: nhà nước có chính sách BHYT miễn phí cho trẻ đưới 6 tuổi, nhưng một phan

tư số trẻ tạm trú trong độ tuôi đó thiếu BHYT và có kết quả từ nghiên cứu định tính cho

Trang 24

thấy điều này xảy ra một phần là do tình trạng cư trú Một số người tạm trú cũng gặp trở

ngại trong việc xác định một cơ sở y tế địa phương là cơ sở chăm sóc y tế của mình, điều

đó có nghĩa họ phải trả phí cao hơn cho DVYT.

ILO (2011), trong Chương trình hợp tác quốc gia giữa ILO và VN về việc làm bềnvững 2012-2016 Một báo cáo đánh giá thông qua đối thoại cấp quốc gia được ILO thựchiện theo 4 trung tâm Quốc gia về thông tin và dự báo thị trường lao động, xu hướng việc

làm VN năm 2009 cho thấy không có một chiến lược rõ ràng về việc mở rộng BHYT cho

những NLD trong khu vực phi chính thức; trẻ em trong những khu vực nghèo và trong các

nhóm dân tộc thiểu số không được tham gia một cách đầy đủ; chương trình BHTN đượcthực hiện từ năm 2009 không bao phủ NLD trong khu vực phi chính thức; sự kết nối giữa

các quy định ASXH và các chính sách thị trường lao động còn yếu; chỉ có 9% dân số trên

độ tuổi nghỉ hưu được nhận lương hưu trong chương trình hưu trí bắt buộc và 30% người

gia không thuộc diện bao phủ của chương trình hưu trí xã hội.

ActionAid VN (AAV, 2014), ASXH được dé cap bao gom, diện bao phủ BHYT, tiếp cận

bệnh viện công, khám sức khỏe định kỳ, giáo dục, đăng ký hộ khâu, nhận thức về chương trình

ASXH Nghiên cứu khảo sát tại thành phố Hải Phòng và TP.HCM cho thấy, LĐNC làm việc

trong khu vực chính thức được hưởng chế độ BHYT tốt hơn so với LDNC làm việc trong khu

vực không chính thức Ngoài ra, nghèo đói và thiếu thốn về tài chính gây ra những ảnh hưởngtiêu cực lên diện bao phủ chính sách BHYT, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với cácbệnh viện công, đây là hệ quả của chi phí KCB cao, thói quen hồi 16, thủ tục giấy tờ phức tạp,

sự quá tải ở các bệnh viện, phải chờ đợi lâu và các van đề khác liên quan đến hệ thống đăng ký

hộ khâu Mặc dù nghiên cứu có nhiều phát hiện tương đồng với nhiều nghiên cứu định lượngtrong cùng chủ dé, song chỉ mới tập trung chủ yếu ở chính sách BHYT chưa nghiên cứu da

dạng các nhóm chính sách trong hệ thống ASXH hiện nay Hơn nữa, việc so sánh giữa 2 nhóm

đối tượng là LĐNC làm việc ở khu vực chính thức và không chính thức và đúc kết ra những

kết luận trên là khập khiéng, bởi lẽ hai nhóm này khác nhau rất lớn về đối tượng áp dụng của

pháp luật có liên quan, LDNC làm việc ở khu vực chính thức được hiểu là người có HĐLĐ,

đây chính là nhóm đối tượng tham gia bắt buộc của các chính sách BH, trong khi đó LDNC

làm việc ở khu vực không chính thức được hiéu là những người không có HDLD, những người

tự tạo việc làm, khi muốn tham gia BH họ phải tự mình đóng góp mọi khoản chỉ phí, điều này

đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa 2 nhóm đối tượng trong việc tiếp cận BHYT.

Nguyen, L H., & Hoang, A T D (2017), trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xác định

sự sẵn lòng thanh toán (WTP) cho chương trình BHYT của những người đăng ký tự nguyện

(nhóm 4 và 5) và kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó của họ Nhóm tác gia dùng

phương pháp định lượng thông qua phân tích hồi quy tuyến tinh dé xác định các yếu tô tạo ra

mức san lòng chi trả cho BHYT Kết quả nghiên cứu cho thay, đa số người được hỏi đều đồng

Trang 25

ý sẽ chỉ trả nhiều hơn nếu được tăng ty lệ đồng chi trả Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đề cập

đến 2 lý do người dân từ chối tham gia chương trình BHYT là không có tiền để mua và họ

nhận thấy BHYT không cần thiết vì họ có sức khỏe tốt Hau hết tất cả những người được hỏi

đều đã nghe về chương trình BHYT, tuy nhiên, 87,9% thiếu kiến thức chỉ tiết về cách BHYT

hoạt động và lợi ích cũng như trách nhiệm của nó là gì, trong khi đó kết quả nghiên cứu lại chothấy, kiến thức về BHYT có liên quan tích cực đến mức sẵn lòng chi trả của người dân

Oxfam (2017), trong báo cáo nghiên cứu chính sách của mình cho thấy: người dân thiếu

thông tin và kỹ năng dé hiểu các van đề về thuế, ngân sách và họ không cảm thấy mình cóquyên tham gia các quá trình này; phụ nữ thường không có tiếng nói trong huy động, phân

bổ và chi ngân sách nhà nước; LDNC không được tham gia các quá trình lập kế hoạch ở địabàn sinh sống và làm việc khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận các dịch vụ căn bản

và bảo trợ xã hội Tóm lại, trong khi nhóm giàu nhất và được ưu đãi nhất có khả năng gâyảnh hưởng đến chính sách có lợi hơn cho họ, thì những người nghèo nhất và bị lề hóa nghiêmtrọng nhất lại không được lắng nghe, khiến họ tiếp tục bị kẹt ở đáy bậc thang KT-XH Chính

phủ cam kết trong Hiến pháp đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử với mọi công

dân, nhưng bằng chứng cho thấy phân biệt đối xử vẫn là một thách thức

Hải, P T và cộng sự (2019), nhóm tác giả nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tiếp cận ASXH,

thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng

đến ASXH đối với người nhập cư bao gồm: nhận thức/học vấn, việc làm, thu nhập, tình

trạng hộ khẩu và cơ chế chính sách, công tác truyền thông, độ tuổi, giới tính Kết quả nghiêncứu cho thấy, phần đông người nhập cư ở khu vực kinh tế phi chính thức không được tiếpcận với ASXH; học vấn, việc làm, thu nhập, tình trạng hộ khẩu, độ tuôi, giới tính ảnh hưởng

trực tiếp đến nhận thức và sự tham gia vào các chính sách của người nhập cư Ngoài ra,

LDNC có việc làm không ồn định, không có HĐLĐ, thu nhập thấp, họ chưa hiểu hết về

tầm quan trọng của ASXH cũng như thủ tục phức tạp hoặc các dịch vụ liên quan chưa phục

vụ tốt nên ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội tiếp cận ASXH của nhóm LD này

1.2 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE RÀO CAN TRONG TIẾP CAN AN

SINH XÃ HOI

Phan tổng quan các nghiên cứu về rào cản trong tiếp cận ASXH sẽ được tác giả trìnhbày theo thứ tự của từng chính sách: BHXH, BHYT, BHTN và cuối cùng là các nghiên cứu

về ASXH/bao trợ xã hội nói chung

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Li (2008), nghiên cứu sử dung dir liệu phỏng vấn sâu được thu thập từ Thiên Tân dékiểm tra sự tham gia của người di cư với BHXH Kết qua nghiên cứu cho thay nhận thức

và hiểu biết kém về các chương trình BHXH là rào cản lớn dé người di cư có thé quyết địnhđúng đắn trong việc tham gia Tác giả xác định ba yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của

Trang 26

người di cư nông thôn - thành thị tham gia BHXH ở đô thị bao gồm: (i) Địa điểm đăng ký

cư trú, người di cư từ tỉnh Giang Tô sẵn sàng tham gia hơn người di cư từ ngoài tỉnh Giang

Tô (ii) Độ dài thời gian người được khảo sát sống trong thành phố, nghiên cứu cho thaymột người sông ở thành phố càng lâu, họ càng sẵn lòng tham gia (iii) Tuôi người trả lời,người trẻ sẽ sẵn sang tham gia hơn Tác giả cũng thảo luận về ly do người di cư nông thônkhông sẵn sàng tham gia các chương trình BHXH của đô thị vì họ tìm thấy những lo ngại

về việc nhận lại đóng góp nếu họ về quê hoặc đi nơi khác làm việc và lo ngại họ sẽ không

thể nhận bảo hiểm sau khi họ đã trả tiền

Ensor, T Cooper, S (2004), nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều bằng chứng thực nghiệmcho thấy các rào can từ phía cầu có thé cũng quan trọng như các rao cản về phía cung trongviệc ngăn cản bệnh nhân tiếp cận với dịch vụ CSSK, nhất là đối với người nghèo và các nhóm

dé bị tổn thương khác, nhưng lại thường bị bỏ sót trong quá trình xem xét va đề xuất giảipháp Vì vậy, tác giả đưa ra cách tiếp cận “các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cóthể xuất phát từ phía cầu và/hoặc phía cung” Trong đó, rào cản về phía cung được xác định

bởi các yếu tố: (1) giá và tính sẵn có của đầu vào gồm: tiền lương và chất lượng nhân viên y

tế, giá cả và chất lượng thuốc, vật tư y tế và các vat tư tiêu hao khác, sự khan hiếm nguồncung; (2) tính sẵn có công nghệ cao; (3) hiệu quả quản lý nhân viên Trong khi rào cản vềphía cầu được xác định bởi các yếu tố cá nhân và cộng đồng như: (1) thông tin về nhà cung

cấp dich vụ CSSK; (2) giáo dục/khả năng đồng hóa lựa chọn cơ sở y tế; (3) chi phí tiêu dùng

gián tiếp: chi phí cơ hội, khoảng cách; (4) sở thích, nguồn lực của HGĐ; (5) sở thích, thái độ,

văn hóa, chuẩn mực của cộng đồng: (6) giá cả và sự san có của các dịch vụ thay thế.

Jacobs, B., Ir, P., Bigdeli, M., Annear, P L., & Van Damme, W (2012), kế thừa quanđiểm xem xét các rào cản tiếp cận từ cả phía cầu và phía cung của Ensor, T Cooper, S (2004),

các tác giả đã chỉ ra các loại rao cản về sự tiện dụng, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, khả

năng chấp nhận gồm nhiều yếu tô bên trong đến từ cung và cầu Mục đích của phương phápnay là dé đánh giá mức độ giải quyết rào cản của các biện pháp can thiệp vốn có và rút ra kinhnghiệm Các phát hiện cho thấy cần có sự kết hợp của các biện pháp can thiệp dé giải quyết

các rào cản tiếp cận cụ thê để tối ưu hóa hiệu quả và kết quả đạt được cũng như cho thấy cần

cân nhắc do có sự tác động của các yêu tố ngoại cảnh Cũng cần phải giải quyết đồng thời cácrào cản từ phía cầu và phía cung Khung phân tích có thể được sử dụng như một khuôn mẫu

dé xác định các biện pháp can thiệp hoặc sự kết hợp của chúng, có thé giải quyết các rào can

tiếp cận cụ thé hoặc dé phân tích lý do tại sao các can thiệp không đạt được kết quả mong muốn

trong việc tăng khả năng tiếp cận của người dân tới DVYT

Alkenbrack, S E (201 1), luận án sử dụng mô hình Probit dé nghiên cứu các yếu tô quyếtđịnh đến việc tham gia và các rào cản liên quan đến việc tham gia BHYT tại Lào; trong đó,biến Y nhận giá trị là 1 đối với HGD có bảo hiểm và 0 đối với HGD không có bảo hiểm; biến

Trang 27

X đại diện cho các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy, các rào

cản liên quan đến việc tham gia BHYT của người dân bao gồm: (i) rào can về địa lý; (ii) rào

cản về nhận thức; (iii) rào cản về tài chính (áp lực tài chính sẽ ảnh hưởng đến chi phí dich vụ

và giá thuốc cho bệnh nhân; chi phí KCB cao trong khi thu nhập không đủ chi trả sẽ là rào

cản lớn dé họ tiếp cận các DVYT); (iv) rao can từ bat cân xứng thông tin; (v) rào cản từ đơn

VỊ cung cấp dịch vụ (chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa nhận được sự tin tưởng từ người dân).

Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) nhằm mục đích kiểm

soát những thiên kiến bởi những thiên lệch quan sát được dé đo lường sự khác biệt trong điều

trị nội trú, ngoại trú va chi phí tự chi trả giữa nhóm có tham gia BHYT và nhóm không tham

gia Kết quả cho thấy, giữa 2 nhóm có sự khác biệt không đáng kê về cả 2 tiêu chí trên

WHO Regional Office for Europe (2012), nghiên cứu đã sử dụng mô hình Tanahashi déxác định phạm vi bao hiểm hiệu quả, đồng thời xác định những rào cản trong việc tiếp cậnDVYT ở Cộng hòa Moldova Khung khái niệm của Tanahashi bao gồm: (i) Phạm vi sẵn có:rảo cản lớn nhất đối với sự sẵn có theo nghiên cứu là sự thiếu hụt bác sĩ và y tá đặc biệt tại

khu vực nông thôn; (ii) Pham vi tiếp cận: BHYT tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận

các DVYT; (iii) Phạm vi chấp nhận: trình độ nhận thức và hiểu biết ảnh hưởng nhiều đến

các gói dịch vụ CSSK, sự nghèo đói và mức độ xã hội thấp trì hoãn đến việc tiếp cận CSSK;

(iv) Liên hệ bảo hiểm: bao gồm thời gian chờ đợi, hệ thống cuộc hẹn, tính kỷ luật được tạo

ra tốt hơn khi bác sĩ đành thời gian để khám bệnh nhiều hơn; (v) Bảo hiểm hiệu quả: nhẫn

mạnh vào công tác phòng ngừa Điều này giúp cải thiện được 20% dịch vụ, ngăn ngừa bệnh

và giúp theo dõi được tình hình sức khỏe của khoảng 16% dân số Tuy nhiên vấn đề di cư là

rào can lớn nhất trong tình hình theo dõi sức khỏe của người dân

Loganathan, T., Rui, D., Ng, C W., & Pocock, N S (2019), nghiên cứu này khám phanhững rao can đối với việc tiếp cận dịch vụ CSSK mà LDNC ở Malaysia phải đối mặt, BHYT

bắt buộc chỉ chỉ trả cho những trường hợp nhập viện công và loại trừ những người di cư không

có giấy tờ tùy thân, dẫn đến bat bình đăng cho LDNC Kết qua cho thấy các dich vụ CSSK ởMalaysia thường không thê tiếp cận được đối với LĐNC Các rào cản tiếp cận được xác định

bao gồm: khả năng chỉ trả và hạn chế tài chính, nhu cầu về các giấy tờ pháp lý như hộ chiếu và

giấy phép lao động, rào cản ngôn ngữ, phân biệt đối xử, các rào cản từ NSDLĐ Từ đó, có thểxem xét và kế thừa từ nghiên cứu này những rao cản tiếp cận ASXH của LĐNC trên phươngdiện đi chuyền lao động giữa các quốc gia hoặc vùng sâu vùng xa đến thành thị

Santalahti, M., Sumit, K and Perkiö, M (2020), nghiên cứu này đã kiểm tra khả năngtiếp cận dịch vụ CSSK trong bối cảnh nghề nghiệp ở một thành phố của Ấn Độ và dựa vào

mô hình HCAB của Carrillo et al (2011), từ đó khám phá những rào cản đối với tiếp cận

dịch vu CSSK của những người di cư trong nước làm việc tại lĩnh vực xây dựng ở Manipal,

Karnataka Nghiên cứu này sử dụng mô hình HCAB và nó cho thấy các rào cản về tài chính,

Trang 28

cấu trúc và nhận thức đều anh hưởng đến kha năng tiếp cận CSSK của những người di cu

trong nước Thêm vào đó, họ đã tìm ra sự thiếu tin cậy của người dùng đối với hệ thống

CSSK như một rào cản bổ sung dé hiểu được bức tranh rộng hơn về HCAB, từ đó khẳngđịnh vai trò định hướng của mô hình HCAB trong phát triển các nghiên cứu sau này

Naing, S H H., Isaramalai, S A., & Sukmag, P (2020), nghiên cứu định lượng nay sử

dụng kỹ thuật hồi quy Binary Logistic nhằm mô tả tình trạng tiếp cận dịch vụ CSSK của

LĐNC tại Myanmar và xác định các yếu tố dự báo khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK của nhóm

đối tượng này thông qua BHYT bắt buộc của Thái Lan Đối với nghiên cứu tại Thái Lan kết

quả cho thấy, đặc điểm cá nhân, hiểu biết về chính sách và các rào cản đối với việc được

chăm sóc được coi là những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK;giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và tình trạng sức khỏe cũng đượcchứng minh là có liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK của LĐNC tại Thái Lan

Đề tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK của LĐNC với BHYT bắt buộc, các nhà hoạch địnhchính sách y tế công cộng nên hợp tác nhiều hơn với nhân viên y tế và NSDLD dé tăng cườngthông tin về BHYT nhằm giảm bớt các rào cản Kết quả khang định hiểu biết về chính sách

là yếu tố dự báo mạnh nhất về khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK Do đó, cần cung cấp đầy

đủ thông tin về các chương trình CSSK trong chương trình BHYT bắt buộc cho LĐNC

Yinghua, Z (2019), bài báo cáo phân tích các vấn đề liên quan đến bảo trợ xã hội đối

với LDNC ở Trung Quốc, đặc biệt là LDNC ở nông thôn ra thành thi va đưa ra các dé xuất

chính sách được nghiên cứu thực địa ở tỉnh Giang Tây Dân sỐ nhập cư nội địa của TrungQuốc, đặc biệt là LĐNC nông thôn phải đối mặt với những rào cản về các quyền ASXH,bao gồm: (i) mức tong hợp quỹ ASXH thấp giải thích phần lớn những khó khăn cho LDNCtrong việc chuyên giao các quyền và lợi ích ASXH của họ; (ii) năng lực của các cơ quan

quản lý BHXH cần được tăng cường để có thể chuyên một lượng lớn hồ sơ và quyền lợi

giữa các tinh; (iii) những hạn chế về đăng ký hộ khẩu hiện tại ngăn cản LDNC tham gia các

chương trình ASXH dành cho người dân thành thị và nông thôn không được trả lương tại

nơi làm việc; (iv) sự phân tán của hệ thống thông tin ASXH ở các khu vực khác nhau càng

hạn chế việc chuyên giao quyền và lợi ích

International Organization for Migration (2021), nghiên cứu này đánh giá thực trạng

bao trợ xã hội cho LDNC và gia đình của ho ở Thái Lan, bao gồm mức độ tiếp cận với các

chương trình bao trợ xã hội hiện có và lợi ich của họ, cũng như những thách thức, rao cản

và khoảng cách chính ở cấp độ thực hiện chính sách Bài nghiên cứu đã chỉ ra các rào cản

trong tiếp cận bảo trợ xã hội ma LĐNC phải đối mặt có thé được chia thành ba loại lớn: (i)khung chính sách ngăn cản tiếp cận; (ii) sự thiếu tuân thủ các quy định hiện hành; (iii) các

rào cản đôi với việc sử dụng các quyên hiện có ngăn cản việc tiêp cận (thiêu sự phôi hợp

Trang 29

giữa các cơ quan, chỉ phí thanh toán trả trước cho việc điều trị cao, rào cản ngôn ngữ và sựphân biệt đối xử, người lao động thiếu kiến thức).

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Liên Hợp Quốc hợp tác với Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội VN (201 1), đã đề cập đếnvấn đề chênh lệch về tiếp cận y tẾ, giáo dục trong nhóm dân nhập cư và dân bản địa tại cácthành phố lớn và cũng chỉ ra rang rào cản lớn nhất đối với người di cư từ nông thôn ra thành

thị trong tiếp cận DVYT va giáo dục là sự phụ thuộc vào hệ thống đăng ký hộ khẩu Người

di cư không có hộ khâu thường trú thường không đủ điều kiện để được hưởng các dịch vụ

xã hội như các chương trình xóa đói giảm nghèo, KCB miễn phí Họ thường có sức khỏe

kém hơn và tình trạng sức khỏe cũng xấu đi nhanh hơn những cư dân thường trú, đặc biệt

là những người làm việc trong khu vực không chính thức với tiền công thấp Nghiên cứu

đã chỉ ra nguyên nhân chính cản trở việc tiếp cận liên quan đến vấn đề hộ khẩu

Lan, V T H (2012), tác giả đã chỉ ra rằng, việc tiếp cận dịch vụ CSSK sinh sản chịuảnh hưởng của các yếu tô văn hóa, xã hội và chính sách Tác giả tông kết các rào cản tiếp

cận dịch vụ CSSK sinh sản ở phụ nữ di cư gồm: (i) yếu tổ thé chế và cơ cấu (thiếu khuôn

khổ pháp lý hợp lý và hiệu quả, thiếu BHYT, thái độ hỗ trợ của chính quyền với người dicu); (ii) điều kiện kinh tế (thu nhập thấp, công việc không ổn định, chi phí KCB cao); (iii)điều kiện sống và làm việc (tình trạng lưu động, thời gian làm việc dai); (iv) yêu tố văn hóa

xã hội (kỳ thị, sợ mat thể diện, thích phương pháp điều trị cô truyền hơn tây y); (v) thiếuthông tin và hiểu biết về CSSK sinh sản Sau đó, tác giả rà soát 9 dự án can thiệp về van dé

sức khỏe sinh sản cho người di cư và có thê chia thành 3 nhóm: lao động trong khu công

nghiệp, lao động "tự do" và người di cư có nguy cơ cao Một số khuyến nghị cụ: (1) cần cócác biện pháp can thiệp tại các địa phương có tỷ lệ xuất cư lớn, trước khi họ tiễn hành di cư

để cung cấp thông tin và giáo dục họ về tầm quan trọng của việc CSSK tình dục và sinh

sản, tiếp cận với các dịch vụ và tăng cường kỹ năng sống: (2) việc phối hợp với các cơ sở

y tế nhà nước dé cung cấp các dịch vụ CSSK sinh sản cho người di cư là rất cần thiết; (3)người di cư vẫn bị cả người dân và chính quyền địa phương coi là gắn với tệ nạn xã hội,

nên họ thường bị cô lập, cần có sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các biện pháp can

thiệp; (4) cần có sự tham gia của chủ lao động tư nhân và các công ty lớn trong KCN trongcác chiến dịch nâng cao nhận thức và chống kỳ thị và khuyến khích họ cung cấp các dịch

vụ thân thiện hơn với khách hang tại các cơ sở y tế tại chỗ

Chương trình quyền LD của Oxfam tại VN (2015), ASXH được đề cập trong nghiên

cứu bao gồm: chính sách việc làm, BHXH, bảo trợ XH đối với LD di cư, DVXHCB Nghiêncứu đã làm rõ những rào cản pháp luật và thực tiễn đối với NLD di cư trong tiếp cận ASXH,

có minh chứng bằng số liệu khảo sát tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai Kết quảnghiên cứu cho thay, NLD di cư được tiếp cận rất ít với ASXH, họ phải trả chi phí kép do

Trang 30

không có hộ khẩu tai nơi đến Về BHXH: có tới 99% NLD di cư ở khu vực phi chính thứckhông có BHXH, nhiều người không có BHXHBB là do không có HDLD, hoặc chỉ có HDLDngắn hạn hoặc hợp đồng miệng, NLĐ di cư phi chính thức thì không mặn mà với BHXH tựnguyện Về BHTN: NLD di cư khó đáp ứng được điều kiện tham gia và 4 điều kiện dé được

thụ hưởng BHTN theo quy định Mặt khác, phương pháp tính trợ cấp BHTN theo tỷ lệ thu

nhập tạo ra sự bất bình dang giữa nhóm NLD có thu nhập thấp và nhóm NLD có thu nhập

cao Về BHYT: Có tới 76,5% NLĐ di cư khu vực phi chính thức chưa tham gia BHYT; 71%

NLD di cư không tiếp cận được tới DVYT công và chỉ có 44% NLD di cư có BHYT sử dụngthường xuyên thẻ BHYT; 13,2% trẻ em dưới 6 tuổi con của NLD di cư không được tiếp cậntới BHYT NLD di cư chưa được tính đến như là một đối tượng được thụ hưởng chính sáchbảo trợ xã hội tại nơi đến mặc dù họ thường đối mặt với những điều kiện sống khó khăn vàrất cần sự hỗ trợ trong cuộc sông Những rào can trong việc tiếp cận ASXH của NLD di cư

được ké đến là: (i) do nhận thức của họ về các chính sách; (ii) do thiếu khả năng tài chính;

(iii) do không có hộ khẩu Ngoài ra, ho còn không thuận tiện về thời gian, chờ đợi lâu, battiện trong đi lại, thủ tục hành chính phức tạp, cộng với thời gian phải dành cho LD kiếm sống

và công tác truyền thông chính sách BHXH chưa hiệu quả, mức đóng BHXHTN vượt ngoàikhả năng so với mức thu nhập của LĐNC, và quy định về BHXHTN vẫn còn bắt cập so vớiBHXHBB là những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiếp cận ASXH thấp

UNEPA (2017) Kết quả nghiên cứu về các rào cản trong việc sử dụng các DVYT củaphụ nữ dân tộc thiéu số cho thấy: các yếu tố như dân tộc, mức sống HGD và giáo dục đều

ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh và trong khi sinh Nghiên cứu

sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính dé xác định những biến số quan trọng ảnh hưởng đến

tỷ lệ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và sức khỏe sinh sản Kết quả cho thấy

tat cả năm yếu tổ KT-XH quyết định sức khỏe trong nghiên cứu này đều có sự liên quan có

ý nghĩa thống kê (p < 0,001) với tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và sức khỏe sinhsản Những yếu tố này bao gồm: trình độ học van của các ba mẹ, tuổi của các bà mẹ khisinh, tình trạng kinh tế xã hội, nơi cư trú (khu vực địa lý) và dân tộc Hai yếu tố liên quan

đến bên cung cấp dịch vụ cũng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) với tỷ lệ tiếp cận các dịch

vụ SKSS, bao gồm tỷ lệ có BHYT và chất lượng của các trạm y tế xã Sau khi kiểm soát

các yếu tố khác, tính trung bình, phụ nữ có BHYT có tỷ lệ tiếp cận tổng hợp cao hơn 12%

so với phụ nữ không có BHYT Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của các dịch vụ

chăm sóc y tế và việc có thẻ BHYT là những yếu tố quan trọng quyết định việc tiếp cận các

dich vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ hơn là các yếu tổ về vị trí dia lý

IOM (2020), trong nghiên cứu “Phân tích thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt

Nam” có sử dụng mô hình HCAB dé phân tích các rào cản trong tiếp cận CSSK cho người

di cư quôc tê và di cư nội địa Theo đó, các rào cản bao gôm: (1) Rao can câu trúc: thiêu các

Trang 31

chương trình truyền thông về sức khỏe, thiếu thời gian/thời gian chờ quá lâu, thủ tục hành

chính phức tạp để mua và sử dụng BHYT, thủ tục hành chính phức tạp trong hệ thống số

hộ khẩu (ii) Rao can tài chính: khả năng chi trả chi phí y tế, thiếu BHYT do phí BHYTcao, chi phí y tế vẫn còn cao mặc du đã có BHYT (chi phí KCB), gánh nặng tài chính của

người di cu (iii) Rao cản nhận thức: hiéu biết và kiến thức còn hạn chế về việc tiếp cận cácdịch vụ CSSK, thiếu kiến thức về lợi ích của BHYT, thái độ của cán bộ y tế và nhân viên

hành chính đối với người di cu (iv) Rao cản hỗ trợ xã hội: tình trạng pháp lý của người di

cư, thiếu hợp đồng lao động chính thức, thiếu sự hỗ trợ từ chủ sử dụng lao động

Pham, V Q., & Pham, V H (2022), theo nhóm tác giả, những rào cản trong tiếp cậnASXH của LĐNC giữa các quốc gia được xác định là độ bao phủ của hệ thông ASXH và đặcđiểm tình trạng của lao động đã được các tác giả từ nhiều nước phân tích dưới nhiều góc độ,song nồi bật trong đó là giới han của các điều luật về ASXH trong phạm vi quốc gia, van đề

về phân biệt đối xử trong ASXH theo quốc tịch, Ngoài ra, tình trạng nhập cư hợp pháp,

bat hợp pháp và những ràng buộc phụ thuộc của LDNC với giới chủ, nhất là trong giai đoạn

đại dịch COVID-19 bùng phát cũng đã được phân tích như những rao cản đối với tiếp cận

ASXH của LDNC Giống với nghiên cứu của Loganathan et al (2019), yếu tố quốc tịch cũng

là một trong những rào cản to lớn Trên góc độ những rào cản cho tiếp cận ASXH của LĐNCtrong phạm vi quốc gia, tác giả đã tổng hợp tài liệu và làm rõ 3 loại rào cản phù hợp với thực

tiễn Việt Nam: (i) rào can gan với độ che phủ của ASXH; (ii) rào cản về thê chế và xã hội,

ma trực tiếp là vấn đề hộ khâu; (11) rào cản liên quan với sự yếu kém về nhận thức, thông tin,năng lực của chính nhóm lao động này Thông qua nghiên cứu có thê kế thừa cơ sở lý thuyếtvững chắc về các rào can tiếp cận ASXH của LDNC

1.3 KHOANG TRÓNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CUU CUA LUẬN AN

Nhìn chung, vấn đề ASXH với LD di cư được tiếp cận khá phổ biến, nhưng phan lớncác nghiên cứu tập trung ở góc độ: so sánh mức độ tiếp cận ASXH của nhóm nhập cư chính

thức và nhóm nhập cư phi chính thức, nhóm LD di cư và nhóm LD bản xứ; tác động của

LD di cư lên kinh tế, hệ thống ASXH và quỹ ASXH ở các nước sở tại; mức độ hài lòng của

NLD đối với một số chính sách trong hệ thống ASXH; vai trò cua nhà nước trong thực hiện

mục tiêu ASXH; những rào can về thực tiễn và pháp luật trong việc tiếp cận ASXH cho LD

di cư Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này không phủ khắp các chínhsách trong hệ thống ASXH mà chỉ tập trung vào một hoặc một số chính sách như BHYT;BHXH; bảo hiểm hưu trí; các DVXHCB Phương pháp nghiên cứu cũng được sử dụng đa

dạng, có cả nghiên cứu định tính, định lượng và kết hợp giữa định tính và định lượng Các

nghiên cứu định lượng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia/cơ hộitiếp cận ASXH, BHXH, BHYT, BHTN mà chưa tìm hiểu được những khó khăn, rào cảntrong việc tiếp cận chính sách của NLD, cũng như những nguyên nhân dẫn tới NLD chưa

Trang 32

được tiếp cận các chính sách Các nghiên cứu định tính mới chỉ đừng ở mô tả các vấn đề

chung chung mà chưa chỉ ra được đâu là van đề có ảnh hưởng quan trọng, đâu là van dé

NLD quan tâm dé đưa ra quyết định tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm

Đối với chủ đề nghiên cứu về rào cản trong tiếp cận ASXH của LĐNC, các nghiên cứutrong và ngoài nước mới chỉ tập trung ở 3 chủ đề chính: ASXH, BHYT và dịch vụ CSSK.Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quốc gia và ở VN với cả nghiên cứu định tính

và định lượng, trong đó có nhiều nghiên cứu vận dụng mô hình HCAB (mô hình rào cản

trong tiếp cận CSSK) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu vận dụng mô hình HCAB dénghiên cứu các rào cản trong tiếp cận dịch vụ CSSK của LĐNC mới chỉ sử dụng phươngpháp nghiên cứu định tính bằng các cuộc khảo sát chuyên sâu với đối tượng là LĐNC nhưnghiên cứu của IOM tại VN, các nghiên cứu tại An Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào Một sốnghiên cứu về rào cản của LĐNC trong tiếp cận ASXH tại Việt Nam cũng mới dừng lại ởnghiên cứu định tính như các nghiên cứu của Who, Oxfam, IOM, Liên Hợp Quốc & ViệnHàn lâm KHXHVN, Phạm Văn Quyết & Phạm Văn Huệ Với phần hiểu biết và tổng quanhạn hẹp của mình, tác giả nhận thấy các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp địnhtinh và định lượng ở VN đối với van đề trên còn khá ít hoặc néu có thì mục tiêu nghiên cứulại là các rào cản ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia (trong đó biến phụ thuộc được đo lường theothang đo tỷ lệ và mô hình hồi quy được lựa chọn là mô hình tuyến tính)

Ngoài ra, định nghĩa về LĐNC làm việc trong khu vực chính thức giữa luận án và cácnghiên cứu tương đồng có sự khác biệt Trước đây, định nghĩa LD làm việc trong khu vựcchính thức là LD có hợp đồng từ 3 tháng trở lên và sẽ là đối tượng bắt buộc phải tham gia

BHXH [ActionAid, 2014 & Oxfam, 2015] Nhưng hiện nay theo Luật BHXH năm 2014,

kể từ ngày 01/01/2018 NLD có HĐLĐ từ | tháng đến dưới 3 tháng cũng đã trở thành đốitượng phải tham gia BHXH bắt buộc

Do vậy, trong luận án của mình, tác giả nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận ASXHcủa LĐNC với đối tượng và phạm vi rộng hơn, bao gồm những chính sách lớn và có ý nghĩaquan trọng đến đời sống của NLD đặc biệt là LĐNC là BHXH, BHYT và BHTN Mục tiêu

và phương pháp nghiên cứu cũng đa dạng, ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu

định tinh dé phan tich cac rao can trong tiép cận BHXH, BHYT, BHTN ở cả góc độ tham

gia và thụ hưởng chính sách thì luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

để tìm ra các rào cản trong tiếp cận BHYT của LĐNC nhằm củng cố thêm cho kết quảnghiên cứu định tính Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế các rào cản trong tiếpcận ASXH của LDNC, thông qua đó nâng cao khả năng tiếp cận cho ho trong tương lai

Trên đây là tat cả những khác biệt giữa hướng nghiên cứu của luận án so với các nghiên

cứu trong va ngoai nước ở cùng lĩnh vực.

Trang 33

Tóm tắt chương 1

Dé có cơ sở xác định hướng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích cho luận án

chương | lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm Trong chương này, luận án sé

tổng quan các nghiên cứu ở 2 nhóm van dé: (i) các nghiên cứu về cơ hội tiếp cận ASXHnhằm xây dựng hệ thống các yếu tô ảnh hưởng đến việc tham gia và thụ hưởng các chínhsách ASXH bởi việc tham gia chính sách có thé hiểu như một quyết định tiêu dùng hang

hóa thông thường của NLD, hơn nữa việc gặp rao cản trong tiếp cận đồng nghĩa với hiệu

quả tiếp cận sẽ thấp; (ii) các nghiên cứu về rào cản trong tiếp cận ASXH nhằm xây dựngkhung phân tích và bảng hỏi cho luận án làm cơ sở cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo

Kết quả tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến rào cản trong tiếp cận ASXH

(BHYT, CSSK) của LĐNC được tác giả tìm thấy nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình HCAB

để tìm ra các rào can can trở việc tiếp cận của LĐNC Từ các kết quả tổng quan này, tác giả

rút ra khoảng trông và hướng nghiên cứu cho luận án của mình.

Trang 34

CHUONG 2: CO SỞ LY THUYÉT VE HE THONG AN SINH XÃ HOI VÀ RÀO

CAN TIEP CAN AN SINH XA HOI

2.1 LY THUYET VE AN SINH XA HOI

2.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội

Trong các văn bản tiếng Anh, có ba thuật ngữ được sử dụng đôi lúc tương đồng nhau là:

social welfare, social security, social protection Tuy vậy, ba thuật ngữ nay cũng có mức độ ngữ

nghĩa khác nhau: (i) Social welfare: phúc lợi xã hội, thường được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm

các lĩnh vực đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân như: giáo dục, y tế, nhà ở, BHXH và

hệ thống trợ giúp xã hội (ii) Social security: ASXH thường được hiểu theo nghĩa hẹp hơn so vớithuật ngữ phúc lợi xã hội và chi bao gồm: hệ thống BHXH (social insurance), hệ thống BHYT

(health insurance), các chính sách trợ giúp xã hội (social assistance) và cứu trợ xã hội (social

relief) (iii) Social protection: bảo hộ xã hội, có nhiều tác giả dịch là “bảo đảm xã hội”, “bảo vệ

xã hội” hay “bảo trợ xã hội”, một cách chính xác hơn nên dịch là sự bảo hộ của xã hội, với cách

gọi này người ta thường hiểu tương tự như thuật ngữ ASXH (Quang, 2012)

Ở Đức, hệ thống ASXH là sự dam bảo bền vững của XH thông qua việc bảo vệ công dân

trước những rủi ro có thé có của cuộc sống và những hậu qua của nó (6m dau, già yếu, thất

nghiệp, tai nạn LD, không có khả năng LD ) (Trích theo Cường, 2013).

Ở Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó là sự bảo đảm của XH, nhăm bảo tồn nhân

cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và

hữu ích dé phát triển tài năng đến tột độ (Trích theo Cường, 2013)

Theo các tổ chức xã hội, ASXH được định nghĩa cụ thể như sau:

ASXH là một khái niệm được nêu trong Điều 22, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:ASXH là các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đây phúc lợi của người dânthông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm,

nơi ở, CSSK và phúc lợi cho người dân Đặc biệt là cho nhóm dễ bị tốn thương như trẻ em,người già, người bệnh vả người thất nghiệp Cụ thể, ASXH bao gồm BHXH, các dịch vu

được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định và An sinh cơ bản (Đại hộiđồng Liên Hiệp Quốc, 1948, tr 469)

Trong Công ước số 102: ASXH được định nghĩa là sự bảo vệ của XH đối với các thành

viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại tình cảnh khốnkhổ về kinh tế và XH, gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng ké về thu nhập do 6m

dau, thai sản, thương tật trong LD, thất nghiệp, tàn tật, tuổi gia, tử vong, sự cung cấp về chăm

sóc y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các gia đình đông con (ILO, 1952)

Theo Tổ chức LD quốc tế (ILO): ASXH là một sự bảo vệ ma XH cung cấp cho cácthành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi dé đương đầu với

Trang 35

những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và XH làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu

nhập do ốm dau, thai sản, thương tật do LD, mat sức LD hoặc tử vong Cung cấp chăm sóc

y té va tro cap cho cac gia dinh nan nhan co tré em (ILO, 1948)

Ở Việt Nam, chính sách ASXH: “là những biện pháp bảo vệ của nha nước nhằm phòngngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro cho các thành viên của mình khi họ bị mất hoặc giảm thunhập do các nguyên nhân ốm dau, thai sản, tai nạn LD, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, giả

cả không còn sức LD hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác thông qua chính sách

BHXH, BHYT, BHTN, ưu đãi xã hội va trợ giúp xã hội” (Chiều, 2014, tr 18)

Từ những khái niệm nêu trên, tác giả rút ra khái niệm về ASXH và sẽ sử dụng xuyênsuốt trong luận án của mình như sau: ASXH là hệ thong các chính sách và chương trình do

nhà nước và các tổ chức xã hội cùng thực hiện nhằm đảm bảo cho người dân có được thu

nhập ở mức toi thiểu; hỗ trợ người dân giảm thiểu những rủi ro khi bị 6m dau, TNLĐ-BNN;

hỗ trợ kịp thời cho NLĐ thông qua các khoản trợ cấp cho những người có hoàn cảnh đặcbiệt; đảm bao cho NLD có cơ hội tiếp cận với các DVXHCB ở mức tối thiểu

Theo đó, hệ thong ASXH can tập trung vào 4 trụ cột chính sau day:

Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bềnvững thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn

Hai là, mở rộng cơ hội tiếp cận chính sách BHXH, BHTN dé chủ động đối phó với cácrủi ro khi thu nhập bị giảm hoặc mat do ốm đau, TNLD-BNN, hết tuổi LD

Ba là, hỗ trợ thường xuyên với người có công, những người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ

trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro như thiên tai, động đất, chiến tranh, mất mùa,

Bon là, đảm bảo cho người dân có cơ hội tiếp cận các DVXHCB, như giáo dục, y tẾ,

nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

2.1.2 Khái niệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Báo hiểm xã hội: là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH, nếu không có BHXH thì

không thé có hệ thống ASXH vững mạnh Luật BHXH năm 2014 nêu: BHXH là sự bảo đảm

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLD khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm

đau, thai sản, TNLD-BNN, hết tuổi LD hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH BHXH

được chia thành hai loại: BHXHBB và BHXHTN (Quốc Hội, 2014):

- BHXHBB là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà NLD và NSDLD bắt buộc phảitham gia theo đúng đối tượng quy định theo pháp luật hiện hành BHXHBB gồm 5 chế độ:

ốm đau; thai sản; TNLD-BNN; hưu trí và tử tuat

- BHXHTN là loại hình BHXH do nha nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn

mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và nhà nước có chính sách

hỗ trợ tiền đóng BHXH dé người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất BHXHTN gồm

2 chế độ là hưu trí và tử tuất

Trang 36

Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo

quy định của Luật BHYT dé CSSK, không vi mục đích lợi nhuận do nhà nước tô chức thực

hiện (Quốc hội, 2014)

Báo hiểm thất nghiệp: là ché độ nhằm bù đắp một phan thu nhập của NLD khi bị mat

việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ

BHTN theo quy định tại Luật Việc làm (Quốc hội, 2013)

2.1.3 Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

VN cho đến nay đã trải qua ba mô hình ASXH khác nhau, đó là: (¡) an sinh cổ truyền,(ii) ASXH của kinh tế xã hội chủ nghĩa kế hoạch hóa tập trung, (iii) ASXH của kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Quang, 2012).

Từ sau khi đối mới, đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm của Dang và nhà nước về hệ

thống ASXH Năm 1986 trong văn kiện Đại hội đảng lần thứ VI, lần đầu tiên nhắc đến thuật

ngữ “chính sách xã hội” Sau đó được chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ

IX (4/2001) Từ đây, sớm mở rộng hệ thống BHXH, ASXH và xây dựng chính sách BHTN

Sau đó Đại hội X đã đưa ra ý tưởng chỉ đạo: Thực hiện tốt chính sách XH trên cơ sở

phát triển kinh tế, gan quyén lợi với nghĩa vu, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh

mẽ hơn cho phát triên KT-XH Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ trương: xây dựng hệthống ASXH da dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dan ;

đa dạng hóa các loại hình cứu trợ XH Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

Đảng lần thứ 6 (Khóa X) một lần nữa nhấn mạnh: Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống

ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong XH,

nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo Đến Đại hội XI, Nghị quyết Đại

hội chỉ rõ: Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công băng XH, bảo đảm ASXH,giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện CSSK nhân dân Chiến lược phát triển KT — XHgiai đoạn 2011-2020 cũng nhắn mạnh: Phát triển hệ thống ASXH da dạng, ngày càng mở

rộng và hiệu quả Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, bảo hiểm

TNLĐ-BNN Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé NLD tiếp cận và tham gia các loại hình

BH Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sóng đối với người

có công Mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn

Nghị Quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ngày 01/6/2012 đặt ra yêu cầu

“chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ vớiphát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thờikỳ ”, đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợkịp thời người có hoàn cảnh khó khăn Theo đó, hệ thống ASXH của VN giai đoạn 2012 —

2020 được xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro, đồng thời nhắn mạnh đến vai trò cung cấp

Trang 37

DVXHCB cho người dân, gồm 4 nhóm chính sách: việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và

giảm nghèo; BHXH; trợ giúp XH cho các nhóm đặc thù và DVXHCB.

LÀM CÔNG

TRỢ GIÚP XÃ

HỘI ĐỘT XUẤT

Hình 2.1: Hệ thống ASXH VN giai đoạn 2012 — 2020

Nguồn: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức GIZ (2011)Nhóm chính sách việc lam đảm bảo thu nhập toi thiểu và giảm nghèo: nhằm hỗ trợ

người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường LD dé có được

việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững

Nhóm chính sách BHXH: nham hỗ trợ người dân giảm thiêu rủi ro khi bị ốm dau, tainan LD, tuổi già thông qua tham gia vào hệ thống BHXH dé chủ động bù đắp phan thu

nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên

Nhóm chính sách trợ giúp XH: bao gồm chính sách thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ

trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát

(mat mùa, đói, nghèo kinh niên)

Trang 38

Nhóm chính sách DVXHCB: nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ

cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục tối thiêu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch

và thông tin truyền thông

2.2 LÝ THUYET VE CƠ HỘI TIẾP CAN AN SINH XÃ HỘI CUA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

2.2.1 Khái niệm về lao động nhập cư

2.2.1.1 Khái niệm về di cư, nhập cư

Người di cư thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá nhân tự quyết định

vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can thiệp của nhân tố bắt buộc bên ngoài Nó

cũng được áp dụng đối với những người và thành viên gia đình, di chuyên tới một nước

hoặc vùng lãnh thé khác dé cải thiện điều kiện XH, vật chất của họ và mở rộng tương laicho họ và gia đình Liên hợp quốc định nghĩa, người di cư là một cá nhân đã cư trú tại mộtnước hơn một năm, bat kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép

hay trái phép (IOM, 2011, tr.77-78).

Theo từ điển Tiếng Việt, di cư là sự di chuyền của một cá nhân hay một nhóm người

từ một vùng đến vùng khác sinh sống, đi cư gồm nhập cư và xuất cư Nhập cư là hành động

di chuyên chỗ ở đến một vùng, hay một quốc gia mới Dân nhập cư là người dân di chuyển

từ một vùng đến một vùng khác dé định cư hoặc tạm trú Xuất cư ngược với nhập cư, nhưng

cả 2 đều là di cư (Viện Ngôn ngữ học, 2004)

Trong cuốn Labor Economics của George J Borjas cũng nêu, trong bối cảnh kinh tế phát

triển và hội nhập, thị trường LD bị tác động bởi nhiều yếu tố làm dịch chuyên LD tạo nên luồng

di cư từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị và từ quốc gia này sang quốc gia

khác Nhập cư là sự đi chuyên chỗ ở đến một vùng hay một quốc gia mới, nhập cư ngược với

xuất cư nhưng cả hai đều là đi cư (Borjas, 2013)

Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê trong các cuộc điều tra dân số ở VN thi di cưđược định nghĩa là sự di chuyên của con người, ở một đơn vi hành chính này đến một đơn

vị hành chính khác, đó là chuyên đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một tinh

khác trong một khoảng thời gian nhất định (Tổng cục Thống kê & Quỹ dân số LHQ, 2016).

Như vậy, khái niệm di cư bao gồm cả nhập cư và xuất cư, trong nhiều nghiên cứu các

tác giả sử dụng khái niệm di cư đồng nghĩa với khái niệm nhập cư Đối với các nghiên cứu

nước ngoài, không có sự phân biệt giữa di cư và nhập cư, chi một khái nệm được dùng cho

cả hai trường hợp là Migrant Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tac giả cũng sử

dụng đồng nhất khái niệm di cư và nhập cư

2.2.1.2 Khái niệm về lao động nhập cư

Khi nhắc đến LĐNC, không ít nghiên cứu đề cập đến tác động tiêu cực của LĐNC đemlại cho nơi đến như sự quá tải về cơ sở hạ tang, 6 nhiễm môi trường, gánh nặng về ASXH Tuy nhiên, cũng không thé phủ nhận những đóng góp tích cực của họ cho nơi đến, cụ thé

Trang 39

di cư là một dạng phân bồ tối ưu các giá trị sản xuất đem lại lợi ích cho cả quốc gia gửi đi

và tiếp nhận Người di cư không chỉ đem tiền về mà còn mang lại kiến thức, tư duy mới

như là một tác nhân quan trọng của sự thay đôi và đôi mới (De Haas, 2007) Lợi ích mà nơi

đến có thê nhận được từ LĐNC chính là LĐNC sẽ có đóng góp tốt cho tăng trưởng kinh tếnếu họ thích nghỉ tốt; giúp nơi đến có thé thu hút chất xám và tạo nguồn LD đồi dao; họ

cũng góp phần đóng góp một phần vào thu ngân sách của nơi đến thông qua thuế cá nhân

(Borjas, 2013) Một nghiên cứu về LDNC ở Trung Quốc đã nhận định: những người di cư

trong nội bộ của Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong thành công kinh tế ngoạn mục

ở Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, họ chiếm tới 80% LLLĐ lĩnh vực xây dựng, 50% tronglĩnh vực dịch vụ, nhờ đó Trung Quốc đã trở thành công xưởng lớn của thế giới Nói cách

khác, người di cư là động lực thúc đây tốc độ tăng trưởng cao ở Trung Quốc và dự đoán

trong tương lai nền kinh tế Trung Quốc có thé vượt qua Hoa Kỳ, trở thành nền kinh tế lớnnhất thế giới (Nielsen & Smyth, 2008)

Thật vậy, đối với TP.HCM vai trò quan trọng của LĐNC là không thé phủ nhận, nhờ có

lượng lớn LDNC vào TP đã cung cấp cho TP lực lượng lao động dồi dào và ôn định dé có thé

cung cấp đủ lao động cho các KCN, KCX, KCNC Trong mẫu khảo sát gồm 430 DN taiTP.HCM, LD làm việc ở các DN này có tới 51,75% là LDNC từ địa phương khác đến; LDnước ngoài đến TP.HCM chỉ chiếm 0,3% Kết quả này cho thấy, tỷ lệ LĐNC làm việc ở cácloại hình DN tại TP.HCM là rất lớn (Nguyễn Thị Cành và cộng sự, 2001) Đóng góp của LDNCcho nơi đi và nơi đến đều rất đáng ké và đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu Trongluận án của minh, tác giả đề cập đến khía cạnh đóng góp của LĐNC cho nơi đến dé lý giảiLDNC là thành phan không thể thiếu cho nơi đến bởi vì họ góp phần bổ sung LLLĐ déi dàocho nơi đến, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp trong GDP, tăng cầu tiêu

dùng hàng hóa cho nơi đến Do đó, việc đảm bảo ASXH cho LĐNC cần được quan tâm

thích đáng Vậy LDNC được định nghĩa như thế nào, có nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây

là một vài định nghĩa phố biến phù hợp với đặc điểm và tình hình luật pháp ở VN.

Theo Té chức Di cư Quốc tế (IOM), LD nhập cư là một người đã, dang và sẽ tham gia một

hoạt động được trả công tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân [IOM, 2011]

Theo Tổng cục Thống kê, LD nhập cu, là nhóm người dễ bị tôn thương, bị lạm dụng

và cũng chịu ảnh hưởng của các sự kiện trong đời sống kinh tế xã hội Với bối cảnh toàncầu hóa, VN ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc tiếp cận thị trường thế giới tác

động tới các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm cho hàng triệu người già và trẻ mỗi

năm Sự tập trung các vùng kinh tế, sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng miềndẫn đến việc di cư của một bộ phận dân số là điều tất yếu (Tổng cục Thống kê & Quỹ dân

số Liên Hợp Quốc, 2016).

Trang 40

Một tô chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, trong mộtnghiên cứu tiếp cận ASXH của LĐNC đã nêu: LĐNC là những người chuyên từ các khuvực nông thôn tới các đô thị (không phân biệt thời gian sinh sống) và không được cấp hộkhẩu thường trú - giấy đăng ký nhân khâu cho phép họ có quyền bình đăng với các côngdân khác tại nơi cư trú về tiếp cận các dich vụ ASXH (ActionAid, 2014).

Theo luật cư trú của VN, nơi thường trú và tạm trú được quy định như sau: Nơi thườngtrú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, én định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất

định và đã đăng ký thường trú Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng kýthường trú và đã đăng ký tạm trú Điều kiện đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc

trung ương phải có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc

thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một nămtrở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ươngthì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên (Quốc hội, 2020)

Theo đó: (i) Nơi thường trú là nơi công dân sinh sông ôn định, lâu dài và đã được đăng ký

thường trú; (ii) Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định

ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú; (iii) Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng dé

sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền,

phương tiện khác có khả năng di chuyên hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật

- Về điều kiện đăng ký thường trú cũng được quy định cụ thê tại Điều 20 của Luật Cư trú

Trong đó, các trường hợp phô biến được đăng ký thường trú phải thuộc các nhóm sau đây:

1 Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thườngtrú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2 Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu củamình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

() Vợ về ở với chồng: chồng về ở với vợ; con về ở với cha, me; cha, mẹ về ở với con (ii)

Nguoi cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệtnặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thầnhoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội,

bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chi ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột,

di ruột, chau ruột, người giám hộ (iii) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người

giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông

ngoại, bả ngoại, anh ruột, chi ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột;

người chưa thành niên về ở với người giám hộ

3 Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trútại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Được chủ

sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được

Ngày đăng: 02/10/2024, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w