1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam (luận án tiến sĩ kinh tế)

176 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả về lý thuyết lẫn thực tiễn qua việc đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế giúp cho chúng ta thấy được bức tra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGÔ GIA LƯƠNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGÔ GIA LƯƠNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC

Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định

Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Tác giả Luận án

Ngô Gia Lương

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và TS Cung Thị Tuyết Mai là hai hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu và động viên tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế, phòng Sau đại học Trường Đại học kinh tế - luật và các đồng nghiệp đã giúp đỡ

và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực để tôi hoàn thành luận án này

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ

NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế

1.1.1 Công trình và báo cáo trong nước

1.1.2 Công trình và báo cáo nước ngoài

1.2 Tổng quan nghiên cứu nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Tương quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế

1.2.2 Tương quan giữa nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế

1.3 Những kế thừa và khoảng trống cần nghiên cứu

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ

2.1 Những khái niệm liên quan

2.1.1 Nguồn nhân lực y tế

2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực y tế

2.1.3 Tăng trưởng kinh tế

2.1.4 Sức khỏe

2.1.5 Dịch vụ y tế

2.2 Nguồn nhân lực y tế

2.2.1 Tính chất của nguồn nhân lực y tế

2.2.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực y tế

2.2.3 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực y tế với hệ thống y tế

2.2.4 Vai trò của nguồn nhân lực y tế đối với sự phát triển ngành y tế

2.2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam

2.3 Phát triển nguồn nhân lực y tế

2.3.1 Những giai đoạn phát triển nguồn nhân lực y tế

2.3.2 Các yếu tố tác động quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế

Trang 6

2.3.3.1 Khái niệm về thể chế

2.3.3.2 Vai trò của thể chế đối với nguồn nhân lực y tế

2.4 Tăng trưởng kinh tế

2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

2.4.2 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế

2.4.2.1 Nguồn nhân lực

2.4.2.2 Nguồn tài nguyên thiên nhiên

2.4.2.3 Tư bản

2.4.2.4 Công nghệ

2.4.3 Vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế

2.4.3.1 Khái niệm vốn nhân lực

2.4.3.2 Đặc điểm của vốn nhân lực

2.4.3.3 Vốn nhân lực theo cách tiếp cận y tế

2.4.3.4 Vai trò của nguồn nhân lực y tế đến vốn nhân lực

2.4.3.5 Chỉ số vốn nhân lực theo cách tiếp cận y tế

2.4.4 Y tế và Tăng trưởng kinh tế

2.4.4.1 Lý thuyết nền tảng

2.4.4.2 Phân tích hiệu quả giữa y tế và tăng trưởng kinh tế

2.4.4.3 Xu hướng trong y tế và thu nhập quốc dân

2.4.4.4 Đánh giá tác động của y tế đến tăng trưởng kinh tế

2.5 Nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế

2.5.1 Sức khỏe với vốn nhân lực

2.5.2 Vai trò của nguồn nhân lực y tế với phát triển kinh tế

2.5.3 Tác động giữa nguồn nhân lực y tế đối với tăng trưởng kinh tế

2.5.4 Những yêu cầu lý thuyết đặt ra về nguồn nhân lực y tế đáp ứng

yêu cầu tăng trưởng kinh tế

2.6 Khung phân tích nguồn nhân lực y tế trong tăng trưởng kinh tế

2.6.1 Căn cứ xây dựng khung phân tích

2.6.2 Thiết kế khung phân tích

CHƯƠNG 3 – NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

3.1 Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

3.1.1 Sự hình thành và phát triển kinh tế vùng KTTĐ phía Nam

3.1.2 Địa lý và dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

3.1.3 Tình hình tổ chức y tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

3.1.3.1 Số lượng đơn vị y tế theo loại hình tổ chức

Trang 7

3.1.3.2 Lao động y tế vùng KTTĐ phía Nam

3.2 Tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam

3.2.1.1 Chỉ số phát triển của bác sĩ từ 1998 đến 2017

3.2.1.2 Chỉ số phát triển của y sĩ từ 1998 đến 2017

3.2.1.3 Chỉ số phát triển của điều dưỡng từ 1998 đến 2017

3.2.1.4 Chỉ số phát triển của hộ sinh từ 1998 đến 2017

3.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam

3.3.1 Số lượng nhân viên y tế chuyên môn vùng KTTĐ phía Nam

3.3.1.1 Biến động số lượng nhân viên y tế 1998-2017

3.3.1.2 Chỉ số phát triển về số lượng nhân viên y tế 1998-2017

3.3.2 Tỷ lệ nhân viên y tế chuyên môn vùng KTTĐ phía Nam

3.3.2.1 Biến động tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân 1998-2017

3.3.2.2 Tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân trung bình 1998-2017

3.3.2.3 Chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ nhân viên y tế 1998-2017

3.3.3 Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam

3.3.4 Thực trạng cơ sở đào tạo y tế

3.3.4.1 Cơ sở đào tạo

3.3.4.2 Đào tạo sau đại học

3.3.5 Những tồn tại của nguồn nhân lực y tế và ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam

3.3.5.1 Số lượng NVYT tăng nhưng lại thiếu trong nhân lực KCB

3.3.5.2 Phân bố nhân viên chưa hợp lý giữa các vùng và các CK

3.3.5.3 NVYT có trình độ cao còn ít và chưa phân bổ hợp lý

3.4 Đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế đến tăng trưởng kinh

3.4.1.8 Tại Tiền Giang

3.4.2 Tác động giữa tỷ lệ bác sĩ và GDP đầu người

3.4.3 Tác động của nguồn nhân lực y tế đến tỷ suất chết ở trẻ em

3.4.3.1 Chỉ số IMR và UMR vùng KTTĐ phía Nam

3.4.3.2 Tương quan giữa tỷ lệ NVYT và tỷ suất trẻ chết

Trang 8

3.4.4 Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình

3.4.5 Tương quan giữa tổng chi tiêu y tế với số lượng NVYT

3.5 Thành tựu và hạn chế về thể chế, chính sách trong các giai đoạn

quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế

3.5.2.1 Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực y tế

3.5.2.2 Hạn chế trong sử dụng, hành nghề nguồn nhân lực y tế

3.5.2.3 Hạn chế trong đánh giá, xử lý nguồn nhân lực y tế

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y

TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

4.1 Bối cảnh phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam

4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

4.1.2 Thành tựu về y tế Việt Nam

4.1.3 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam và vùng Kinh

tế trọng điểm phía Nam theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế

4.1.3.1 Mục tiêu chung

4.1.3.2 Mục tiêu phát triển NNL y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực y tế

4.2.1 Vai trò và căn cứ xây dựng giải pháp tổng thể cho nhân lực y tế

4.2.2 Hoàn thiện quá trình đào tạo cho nguồn nhân lực y tế

4.2.2.1 Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học

4.2.2.2 Ban hành Quy định Tiêu chuẩn mở ngành đào tạo y tế

4.2.2.3 Xác định Chuẩn năng lực cơ bản

4.2.2.4 Thực hiện liên thông giữa các hệ đào tạo y tế

4.2.2.5 Chuyển đổi văn bằng sau đại học về y tế

4.2.2.6 Tăng cường đào tạo sau đại học, đào tạo lại

4.2.3 Hoàn thiện quá trình hành nghề cho nguồn nhân lực y tế

4.2.3.1 Luật hóa các ngành nghề y tế

4.2.3.2 Thay đổi hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề

4.2.3.3 Xác lập định chế Hiệp hội nghề nghiệp y tế

4.2.3.4 Tăng cường cơ chế bảo hiểm hành nghề y tế

Trang 9

4.2.3.6 Tăng cường các chính sách đãi ngộ y tế

4.2.4 Hoàn thiện quá trình đánh giá cho nguồn nhân lực y tế

4.2.4.1 Thay đổi nhận thức trong đánh giá nhân lực y tế

4.2.4.2 Ban hành Nghĩa vụ luật

Trang 10

12 EU – European Union (Cộng đồng châu Âu)

13 GDP – Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

14 HS – Hộ sinh

15 KCB – Khám chữa bệnh

16 KTTĐ – Kinh tế trọng diểm

17 NVYT – Nhân viên y tế

18 OECD - Organization for Economic Co-operation and Development

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Dân số năm 2017 vùng KTTĐ phía Nam

Bảng 3.2 Tỷ lệ tăng dân số vùng KTTĐ phía Nam 2008-2017

Bảng 3.3 Tuổi thọ trung bình vùng Đông Nam bộ 2008-2017

Bảng 3.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số vùng KTTĐ phía Nam

2008-2017

Bảng 3.5 Đơn vị y tế theo loại hình tổ chức Vùng KTTĐ phía Nam 2016

Bảng 3.6 Biến động số lượng cơ sở y tế Vùng KTTĐ Phía Nam 2000-2008-2016 Bảng 3.7 Lao động YT theo loại hình tổ chức vùng KTTĐ phía Nam

Bảng 3.8 Lao động YT phân theo trình độ chuyên ngành vùng KTTĐ phía Nam

Bảng 3.12 Tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân trung bình 1998-2016

Bảng 3.13 Chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ nhân lực y tế chuyên môn 1998-2016 Bảng 3.14 Xếp loại chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ NVYT trên vạn dân 1998-2016 Bảng 3.15 Biến động trình độ chuyên môn vùng KTTĐ phía Nam 2010-2016

Bảng 3.16 Số lượng sinh viên tốt nghiệp 2010-2016

Bảng 3.17 Tình hình đào tạo cán bộ y tế địa phương vùng KTTĐ phía Nam 2016 Bảng 3.18 Số lượng học viên sau đại học tốt nghiệp 2010-2016

Bảng 3.19 Chỉ số chuyên môn 1996-2012

Bảng 3.20 IMR và UMR vùng KTTĐ phía Nam từ 2008-2017

Bảng 3.21 So sánh IMR và UMR các vùng tại Việt Nam từ 2010 - 2017

Bảng 3.22 Tỷ lệ NVYT với IMR và UMR vùng Đông Nam bộ 2000-2017

Bảng 3.23 Tổng hợp các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Nguồn nhân lực y tế : sẵn sàng, tiếp cận, chấp nhận, chất lượng và mục

tiêu bao phủ hiệu quả

Hình 2.2 Nguồn nhân lực trong hệ thống y tế (theo WHO)

Hình 2.3 Quản lý nâng cao hiệu quả công việc

Hình 2.4 Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ tại Việt Nam

Hình 2.5 Sơ đồ về các cơ chế đào tạo trong hệ thống y tế

Hình 2.6 Các giai đoạn phát triển của nguồn nhân lực y tế

Hình 2.7 Đường cong Preston, 1900-1930-1960-2000

Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh viện Vùng KTTĐ phía Nam năm 2016

Hình 3.2 Biểu đồ biến động số lượng đơn vị y tế 2000-2008-2016

Hình 3.3 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân 1998-2017

Hình 3.4 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ y sĩ trên vạn dân 1998-2017

Hình 3.5 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ điều dưỡng trên vạn dân 1998-2017 Hình 3.6 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ hộ sinh trên vạn dân 1998-2017

Hình 3.7 Số lượng nhân viên y tế Vùng KTTĐ phía Nam 1998-2017

Hình 3.8 So sánh số lượng nhân viên y tế trung bình vùng KTTĐ phía Nam

Hình 3.13 So sánh tỷ lệ điều dưỡng& hộ sinh trên vạn dân 2007-2014

Hỉnh 3.14 Phân bố nhân lực y tế Vùng KTTĐ phía Nam 1998 & 2008 & 2017 Hình 3.15 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại TP HCM 2000-2016 Hình 3.16 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bà Rịa – V Tàu 2000-

2016

Hình 3.17 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bình Dương 2000-2016 Hình 3.18 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bình Phước 2000-2016 Hình 3.19 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Đồng Nai 2000-2016 Hình 3.20 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Tây Ninh 2000-2016

Trang 13

Hình 3.21 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Long An 2000-2016 Hình 3.22 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Tiền Giang 2000-2016 Hình 3.23 Tương quan Tỷ lệ NVYT và IMR

Hình 3.24 Tương quan Tỷ lệ NVYT và UMR

Hình 3.25 Tương quan giữa GDP đầu người và tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân từ

1990-2016

Hình 3.26 Tương quan tại TP Hồ Chí Minh

Hình 3.27 Tương quan tại Đồng Nai

Hình 3.28 Tương quan tại Tiền Giang

Hình 3.29 Số lượng NVYT và Tổng chi y tế vùng KTTĐ phía Nam 1998-2016 Hình 3.30 Tương quan giữa GDP đầu người và Tỷ lệ chi tiêu y tế trên GDP tại Việt

Nam từ 1990-2016

Hình 3.31 Biểu đồ tỷ lệ chi tiêu y tế trên GDP của Việt Nam 1995-2015

Hình 3.32 Đường cong Preston trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 1990-2016 Hình 4.1 Dân số Việt Nam và dự báo đến 2050

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Báo cáo của Ủy Ban Kinh tế vĩ mô và Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới -

WHO’s Commission on Macroeconomics and Health – năm 2001 nhấn mạnh: “Cải

thiện sức khỏe và tuổi thọ luôn là mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế Sự tương quan trong dài hạn giữa y tế với giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế thật sự chặt chẽ hơn là người ta tưởng.” [72] Mức độ phát triển của một nền kinh tế chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sức khỏe công dân của chính nền kinh tế đó Tuyên bố Hội nghị Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững năm 2012 tại Rio de Janeiro nhấn mạnh rằng sức khỏe là điều kiện tiên quyết, là kết quả và là một chỉ số trong ba khía cạnh của phát triển bền vững Trên thực tế, việc cải thiện sức khỏe có tầm quan trọng tương đương với việc cải thiện thu nhập khi xem xét ở góc độ phát triển Muốn vậy, nguồn nhân lực y tế có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh

tế của bất kỳ quốc gia nào trên cơ sở cải thiện sức khỏe dân số lao động không những trong hiện tại mà cả tương lai Do đó, việc tăng cường đầu tư và chi tiêu cho

y tế, nhất là vào việc phát triển nguồn nhân lực y tế phải là nhiệm vụ trọng tâm để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia

Tại Việt Nam, việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, bảo đảm nguồn vốn nhân lực cho đất nước, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu được quan tâm từ mấy chục năm qua Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, ngành y tế Việt Nam cũng có những bước phát triển khá tốt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng không thua kém trình độ của các nước phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Tuy nhiên, việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân, điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Những việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế

Trang 15

chậm được khắc phục Nguồn nhân lực y tế phục vụ chăm sóc y tế cũng tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết thì mới đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội đã có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố nguồn nhân lực y tế Vì vậy hơn lúc nào hết, ngành y tế cần có chiến lược tổng thể về con người như quy hoạch, đầu tư và phát triển, cộng với những chính sách phù hợp để có nguồn nhân lực y tế ổn định đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như tình hình thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực y

tế hiện tại gặp rất nhiều thách thức, do đó không thể đáp ứng cho sự phát triển ngành nghề y tế vốn dĩ luôn luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Không những vậy, ngành y tế do chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường, nên việc tạo động lực làm việc cũng như nâng cao nhận thức về y đức cho nhân viên toàn ngành y tế đang trở nên vấn đề hết sức bức xúc đối với toàn xã hội

Nằm trong khung phát triển của hệ thống y tế, nguồn nhân lực y tế với vai trò

là phải đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng trong chăm sóc sức khỏe, từ đó sẽ tác động một cách gián tiếp đến tăng trưởng kinh

tế Nghiên cứu sự phát triển của nguồn nhân lực y tế tại vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang là cần thiết để đánh giá mức độ đóng góp đến tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam, là vùng KTTĐ năng động và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao nhất tại Việt Nam

Việc nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả về lý thuyết lẫn thực tiễn qua việc đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế giúp cho chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực y tế dưới góc độ kinh tế học và nhìn nhận vai trò quan trọng của nguồn nhân lực y tế đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra giải pháp mang tính toàn diện để phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng

kinh tế Chính vì vậy, “Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” được chọn làm đề tài

nghiên cứu của luận án

Trang 16

2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu làm rõ mối quan hệ về mặt lý thuyết và thực tiễn giữa nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế qua việc đánh giá sự đáp ứng của nguồn nhân lực y tế đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam

2.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định vai trò và tác động của sự phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam

(2) Xây dựng các giải pháp có tính toàn diện nhằm phát triển nguồn nhân lực y

tế để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:

1/ Vai trò của nguồn nhân lực y tế để đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh

Thiết lập các tiêu chí và đánh giá tác động của việc phát triển nguồn nhân lực

y tế đáp ứng đến tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam như thế nào theo các cặp chỉ số Nêu lên và phân tích những tồn tại của nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam và ảnh hưởng của những tồn tại này lên tăng trưởng kinh tế nếu không được giải quyết

3/ Cần phải có những giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ?

Phân tích những ưu điểm cùng với những hạn chế, khó khăn trong sự phát triển nguồn nhân lực y tế để đề ra những giải pháp mang tính toàn diện nhằm thúc

Trang 17

đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế, từ đó đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam và mở rộng ra cho nguồn nhân lực y tế Việt Nam

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chung

Đề tài sử dụng phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra và đạt được các mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Về nghiên cứu định tính

Luận án sử dụng phương pháp tổng quan lịch sử là một hình thức diễn giải

tổng quan tài liệu từ các sách giáo khoa và công trình nghiên cứu nhằm đúc kết, hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, sự tương quan giữa y tế với tăng trưởng kinh tế, cũng như những nhận thức về vai trò, mối quan hệ của nguồn nhân lực y tế trong tăng trưởng kinh tế Phương pháp này làm cơ sở để trình bày cơ sở lý thuyết trong Chương 2 của luận án với các nội dung liên quan đến tên của đề tài và trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 về vai trò của nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế như thế nào Ngoài ra, cũng là khung lý luận quan trọng làm tiền đề cho những bước đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế đến tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam

Luận án cũng sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và phương pháp phân

tích để phân tích chi tiết hiện trạng nguồn nhân lực y tế tại vùng KTTĐ phía Nam

Phương pháp mô tả cắt ngang là hình thức diễn giải một cách sinh động các số liệu với các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ … để mô tả thực trạng phát triển nguồn nhân lực y

tế vùng KTTĐ phía Nam vể số lượng và chất lượng Phương pháp phân tích các số liệu thứ cấp định tính nhằm mô tả bức tranh tổng thể qua việc thu thập, đối chiếu, so sánh tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam theo từng địa phương và cả vùng với bốn đối tượng chính đại diện cho nguồn nhân lực y tế là bác

sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh với giai đoạn khảo sát từ 1998 đến 2017 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng Hai phương pháp này là để trả lởi câu hỏi nghiên cứu 2 của luận án về khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực y tế cho tăng

Trang 18

trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam, trên cơ sở các phân tích để đưa ra những ưu, khuyết điểm trong khung phát triển nguồn nhân lực y tế cho mỗi giai đoạn

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh là phương pháp đối

chiếu với luật lệ, chính sách của một số quốc gia trong việc hoạch định và xây dựng các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam và để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 của luận án là cần phải có giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế Phương pháp này cũng cho thấy những điểm còn thiếu sót và chưa hoàn chỉnh về mặt luật lệ, chính sách so sánh với các nước, nhất là với các nước khu vực ASEAN có cùng điều kiện phát triển như Việt Nam

3.1.2 Về nghiên cứu định lượng

Luận án sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự tương quan giữa

nguồn nhân lực y tế với một vài chỉ số về y tế và tăng trưởng kinh tế cho từng địa phương và cả vùng KTTĐ phía Nam Phương pháp này đánh giá mức độ tương quan (correlation) theo từng cặp số liệu tức là xem xét sự tăng hay giảm của chỉ số này ảnh hưởng thế nào đến chỉ số kia để đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế đến tăng trưởng kinh tế, phù hợp với mục tiêu và khả năng nghiên cứu Từ kết quả kiểm định, luận án đưa ra những nhận định và kết luận theo từng cặp số liệu để có những đánh giá mang tính định lượng

Do giới hạn về số liệu nên luận án không thể xây dựng mô hình kinh tế lượng cho vùng KTTĐ phía Nam với đầy đủ các yếu tố của tăng trưởng kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực y tế và có thể ước lượng mức độ tác động của nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế trong sự tương quan với các yếu tố khác (vốn, lao động …) Như vậy sự đánh giá sẽ đồng bộ và toàn diện hơn Đây cũng là điểm hạn chế của luận án Phương pháp so sánh nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với một số các chỉ số về y tế, trong đó có nguồn nhân lực y tế tại vùng KTTĐ phía Nam theo từng cặp tương quan để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 của luận án là quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế có đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam hay không Việc phân tích tác động qua lại

Trang 19

giữa các cặp số liệu sẽ là cơ sở để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 của luận án là cần những giải pháp nào để hoàn thiện quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế

Luận án cũng sử dụng phương pháp thống kê để đối chiếu, so sánh trong việc

mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế của vùng KTTĐ phía Nam Phương pháp này dùng các phép thống kê thông thường được tác giả tính toán qua các chỉ số phát triển từ các số liệu thống kê Những phân tích thống kê là cơ sở để đưa ra những nhận định, đánh giá và rút ra những ưu, khuyết điểm trong phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam cũng là để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 của luận án

3.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp gồm số liệu về tình hình hệ thống

cơ sở y tế và các chỉ số tăng trưởng kinh tế, thu nhập, tình hình nguồn nhân lực y tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nguồn số liệu thu thập từ Niên giám thống

kê và các báo cáo của Tổng cục thống kê, các địa phương (vùng KTTĐ phía Nam); Niên giám Thống kê Y tế và các báo cáo của Bộ Y tế, các Sở Y tế địa phương (vùng KTTĐ phía Nam); Niên giám thống kê và Báo cáo của các Tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Từ các số liệu thu thập, luận án phân tích số liệu với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, lập bảng biểu, vẽ đồ thị để chứng minh, đối chiếu, so sánh sự biến động trong chu kỳ nghiên cứu giữa các địa phương của vùng KTTĐ phía Nam

và minh họa các kết quả phân tích

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực y tế trong bối cảnh tăng trưởng kinh

tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 20

tuổi thọ, tỷ lệ trẻ chết dưới 5 tuổi, tỷ lệ chi tiêu cho y tế và một số chỉ số của

tăng trưởng kinh tế - GDP đầu người Đối với nguồn nhân lực y tế tập trung

vào bốn đối tượng chính yếu là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh để có những nhận định, đánh giá, thực trạng cung cầu, tiềm năng phát triển nguồn nhân lực cho y tế để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và định hướng phát triển kinh tế bền vững tại vùng KTTĐ phía Nam

➢ Về không gian: luận án nghiên cứu, khảo sát nguồn nhân lực y tế tại vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP Hồ Chí Minh, Bà rịa-Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang Đồng thời có nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước, vùng như Hoa

Kỳ, Pháp, Anh, Asean … để có sự so sánh và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực y tế

➢ Về thời gian: Nguồn nhân lực y tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ

5.2 Tính thực tiễn

Về thực tiễn, luận án xác định mối quan hệ giữa thu nhập – sức khỏe ở tầm vi

mô và GDP – y tế ở tầm vĩ mô và làm rõ hơn quan hệ giữa nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế, trong đó ảnh hưởng của nguồn nhân lục y tế đóng góp như thế nào trong việc đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế

Trang 21

Với định hướng đó, tác giả kỳ vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một đóng góp có giá trị cho việc hoạch định các chính sách của Việt Nam trong sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và các chỉ số về y tế Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình nguồn nhân lực y tế, góp phần tích cực cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế phù hợp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các giải pháp thiết thực mang tính toàn diện Hơn nữa, luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà kinh tế, các nhà quản lý

vĩ mô, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực kinh tế y tế

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Kết cấu của luận án gồm có mở đầu, bốn chương, kết luận & kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế với

tăng trưởng kinh tế CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu

cầu tăng trưởng kinh tế CHƯƠNG 3: Nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam CHƯƠNG 4: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng

trưởng kinh tế KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Trang 22

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Tổng quan nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế

Các công trình nghiên cứu hay báo cáo liên quan đến tình hình nguồn nhân lực y tế cùng các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm các công trình trong và ngoài nước Các công trình này có ý nghĩa làm cơ sở so sánh với tình hình nguồn nhân lực y tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phối hợp với các chính sách, chiến lược phát triển y tế cũng như nguồn nhân lực y tế mà chính phủ hay các địa phương đề ra để xây dựng một giải pháp có tính toàn diện cho việc phát triển nguồn nhân lực y tế

1.1.1 Công trình và báo cáo trong nước

Trong “Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009” với chủ đề Nhân

lực Y tế ở Việt Nam do Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế thực hiện trong khuôn khổ Báo cáo chung Tổng quan (JAHR) thường niên tập trung mô tả và phân tích tình hình nhân lực y tế tại Việt Nam với những khía cạnh đặc thù cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh về nhân lực y tế [11] Báo cáo đóng góp cho luận án ở phần cơ sở lý luận những nội dung liên quan đến nhân lực y tế và phần giải pháp từ các dự báo, khuyến nghị cho chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, luật lệ nhằm phát triển, quản lý nguồn nhân lực y tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Vùng KTTĐ phía Nam trong “Quy

hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến

2020, định hướng đến năm 2025”của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2009) có

phần đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh [48] Thông qua đó, Sở Y tế xây dựng đề án quy hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, đồng thời để bổ

Trang 23

sung nhu cầu cơ bản về nhân lực y tế, góp phần cải thiện, tiến tới tăng dần về số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế Đề án đóng góp cho luận án về dự báo nhu cầu nhân lực y tế riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh và phần giải pháp cho đào tạo bồi dưỡng cho nhân lực y tế tại địa phương có tầm quan trọng hàng đầu cho việc cung cấp nhân lực y tế chất lượng cho cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Phan Thu Hằng (2011) xác định những đặc trưng và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm nguồn nhân lực

y tế; những yêu cầu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đặc biệt đối với Thành phố Hồ Chí Minh [44] Nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp cho Tp Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành dịch vụ và công nghiệp trọng yếu; nâng cao chất lượng đào tạo Luận án sử dụng công trình để gợi ý về giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

Nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế Việt Nam trong“Quy hoạch

phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020” (2011), số liệu thống kê của Bộ Y tế

cho thấy rất thiếu về số lượng nhân lực y tế cũng như số giường bệnh của các bệnh viện tính theo 10.000 dân vào năm 2007 thấp hơn số đã có trước đây năm 1986 Để

có đủ số lượng và chất lượng nhân lực y tế đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, cần đẩy mạnh công tác đào tạo đi đôi với các chính sách tuyển dụng hợp lý [21] Luận án sử dụng bản Quy hoạch để định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt ở giải pháp sử dụng nhân lực y tế với khía cạnh tuyển dụng và các chế độ chính sách ưu đãi, các chính sách bảo hiểm bảo vệ nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực y tế trước nay không được coi trọng

Đối với vùng KTTĐ phía Bắc, Trần Phương Anh (2012) nêu lên thực trạng phát triển nguồn nhân lực chung của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với phương pháp phân tích Pecshe để nêu lên những tính chất đặc thù cùng những kết quả và

Trang 24

thiếu sót của hệ thống nhân lực khu vực này Trên cơ sở phân tích SWOT, công trình đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn nhân lực tại vùng kinh tế có nhiều lợi thế này Nghiên cứu thực hiện trên toàn bộ nguồn nhân lực của khu vực này [58] Luận án sử dụng kết quả công trình ở khía cạnh giải pháp vì có những điểm tương đồng với vùng KTTĐ phía Nam là vùng có nền kinh tế phát triển và sự phân bố chênh lệch đối với nguồn nhân lực y tế

Công trình của Lê Thúy Hường (2015) thực hiện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu lên thực trạng nguồn nhân lực y tế của Vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2008-2014 với sự phát triển vể số lượng lẫn chất lượng tương

tự với tình trạng chung của cả nước là số lượng cán bộ y tế có trình độ cao có bằng đại học nhiều hơn trình độ trung bình, việc đào tạo và sử dụng nhân lực y tế có nhiều tiến bộ Tuy nhiên luận án cũng nêu ra những nhược điểm như tỷ lệ cán bộ y

tế trên vạn dân thấp (trừ Hà Nội), thiếu cán bộ có chuyên môn giỏi và có sự cách biệt khá lớn về trình độ giữa thành thị và nông thôn [39] Đóng góp của công trình cho luận án trong phần giải pháp với bốn nhóm giải pháp nhằm phát triển nhân lực

y tế đồng bằng sông Hồng

Lê Quang Hùng (2012) nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng KTTĐ miền Trung là 1 trong 4 vùng KTTĐ của cả nước thời kỳ 2005-2009 với những đặc trưng cơ bản là chất lượng nhân lực thấp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong những năm tới của vùng cũng như chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của nhân lực chất lượng thấp Nghiên cứu đã đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng [38] Luận án sử dụng kết quả công trình để so sánh với nguồn nhân lực vùng KTTĐ phía Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp

Tổng cục thống kê trong báo cáo “Y tế Việt Nam qua Tổng Điều tra cơ sở kinh tế, hành chánh, sự nghiệp 2012” (2014) cho thấy bức tranh tổng thể ngành y tế Việt Nam tại thời điểm Tổng điều tra năm 2012 trong đó thực trạng nhân lực y tế được phân theo Vùng Kinh tế Báo cáo có những đánh giá về những thành tựu cũng

Trang 25

như hạn chế trong toàn ngành y tế Bên cạnh các đánh giá là hệ thống các bảng số liệu trong đó có các chỉ số liên quan đến nhân lực y tế khá chi tiết Báo cáo đánh giá chỉ dựa trên số liệu tại thời điểm thống kê là năm 2012 nên không thể có bức tranh mức độ phát triển tổng thể cho cả giai đoạn từ 2000 đến 2012 [57] Bản Báo cáo đóng góp cho luận án trong phần đánh giá mức độ phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng nhân lực y tế tại vùng Đông Nam bộ có đối chiếu với Việt Nam nói chung và các vùng kinh tế khác Luận án sử dụng kết quả phân tích của Báo cáo để phân tích kết quả số liệu thống kê của nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam

có so sánh với số liệu trong cả nước

Trong “Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2015” với chủ đề Tăng

cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế thực hiện năm 2016 có những đánh giá thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam - trong đó có vùng KTTĐ phía Nam - với các nhiệm vụ: cải thiện chất lượng về điều kiện và quá trình đào tạo; đảm bảo số lượng, cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế phù hợp; đào tạo nhằm tăng cường năng lực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực y tế Báo cáo cũng nêu lên những chính sách lớn liên quan nhân lực y tế được quốc hội và chính phủ ban hành trong giai đoạn 2010-2015 [14] Đóng góp vào luận án là phần khuyến nghị các giải pháp liên quan đến phát triển nhân lực y tế đến năm 2030 tại Việt Nam nói chung, trong đó có giải pháp nhằm tăng cường chất lượng nhân lực y tế qua đào tạo, tái đào tạo và thực hiện phân bổ nhân lực y tế hợp lý Luận án chú trọng sử dụng những giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015-2020 nhằm phát triển nguồn nhân lực y

tế ở khía cạnh đào tạo và sử dụng nhân lực y tế

1.1.2 Công trình và báo cáo nước ngoài

Công trình “Macroeconomic and Health: Investing in Health for Economic

Development” của Ủy Ban Kinh tế vĩ mô và Y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới

(2001) [72] Đây là một bản báo cáo tổng hợp gần 200 trang được thực hiện trong 2 năm với 87 công trình của 6 nhóm làm việc với hàng trăm chuyên gia trên thế giới tham gia Báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hiện thực của việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc, trong đó có các mục

Trang 26

tiêu về y tế và các khuyến cáo về hành động của các chính phủ trong việc hoàn thành các mục tiêu này Báo cáo cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa y tế và tăng trường và khẳng định các quốc gia phải đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực y tế để đạt đến mục tiêu lớn nhất là giảm nghèo đói và phát triển kinh

tế Báo cáo dù được thực hiện khá lâu so với thời điểm hiện tại, nhưng cũng đóng góp cho luận án phần cơ sở lý luận trên những vấn đề liên quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô

Ulf Gerdthman và Bjorn Ekman (2005) đề cập đến đầu tư y tế tác động đến phát triển kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ báo cáo của Ủy ban Kinh

tế Vĩ mô và Y tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006 [119] Công trình cho thấy kết quả của đầu tư cho y tế tạo nên thành quả trên một số chỉ số về sức khỏe và kinh

tế, cùng việc nêu lên tác động của các chính sách vĩ mô của Việt Nam Báo cáo chỉ mang tính định tính và đưa ra những khuyến cáo cho chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và y tế trong những thập niên tới Báo cáo này đóng góp cho luận án về các giải pháp đầu tư y tế, trong đó có đầu tư cho nguồn nhân lực y tế cả về vật chất lẫn chuyên môn nhằm tạo động lực phát triển Luận án

sử dụng các khuyến cáo trong Báo cáo này để xây dựng giải pháp tăng cường đầu tư nguồn nhân lực y tế thông qua đào tạo và tái đào tạo

Marc Suhrcke (2005) thực hiện công trình cho Ủy Ban Châu Âu đánh giá tác động của y tế đến phát triển kinh tế tại các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu Công trình được thực hiện để đánh giá mức độ tương quan giữa sức khỏe và phát triển kinh tế tại các nước thu nhập cao tại Châu Âu, trong đó có sự so sánh với các nước thuộc Tổ chức các nước phát triển (OECD) Qua công trình cũng cho thấy một nhu cầu tất yếu là chính phủ các nước ở tầm vĩ mô phải tiếp tục có các chính sách đầu

tư, phát triển dành cho y tế cho dù đã đạt được những thành tựu lớn [100]

Trong báo cáo thường niên của WHO năm 2006 -“World Health Report

2006 – Working Together for Health” - với chuyên đề về lao động y tế, trong đó có

đánh giá thực trạng nhân lực y tế theo các nhóm nước trên thế giới [1207] Báo cáo cho thấy sự khác biệt của nguồn nhân lực y tế tại các vùng khác nhau, trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực quan

Trang 27

trọng này, nhằm đạt đến mục tiêu là mọi người ở mọi nơi trên thế giới có thể tiếp cận lực lượng y tế năng động, có kiến thức chuyên môn Nội dung cũng làm cơ sở cho việc xây dựng một giải pháp mang tính toàn diện của luận án nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế một cách đầy đủ nhất

Hội nghị thường niên lần 36 của tổ chức Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) (2007) với chủ đề Phát triển Hệ thống y tế góp phần tăng trưởng kinh tế hướng đến hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) vùng Châu Á – Thái Bình Dương có nêu lên công trình thực hiện nghiên cứu tại các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cho thấy sự tương quan đáng kể giữa sức khỏe và tăng trưởng và nhận định rằng một số nước như Việt Nam, Sri Lanka mặc dù mức tăng trưởng, thu nhập không cao nhưng có sự cải thiện đáng kể sức khỏe dân số qua một

số chỉ số như trẻ em chết dưới 1 tuổi, trẻ em chết dưới 5 tuổi, tỷ lệ bà mẹ tử vong, tuổi thọ Những thành quả này đạt được là nhờ tác động từ sự chi tiêu và phân bổ các nguồn lực cho y tế [84] Tuy nhiên, công trình cũng cho thấy những thách thức còn rất lớn để đạt được MDG tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương với mật độ dân

số cao, ngoại trừ một số nước đã phát triển như Úc, Nhật Bản, Singapore … Báo cáo cũng làm cơ sở cho các giải pháp của luận án trong phát triển nguồn nhân lực y

tế Việt Nam phù hợp với định hướng chung của vùng Châu Á – Thái Bình Dương

Chumrurtai Kanchanachitra (2011) nhận thấy sự thiếu thốn và phân bổ kém của nhân lực y tế tại vùng Đông Nam Á, nhất là tại các vùng nông thôn trong bối cảnh có sự giao thương quốc tế trong dịch vụ y tế [70] Nếu xét chung cả vùng thì không thấy có sự thiếu nhân lực, nhưng xét trên từng nước thì có sự khác biệt như tại 5 nước có nhân lực y tế chung dưới mức trung bình của cả khu vực trong đó có Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam Trong khi Singapore, Malaysia

và Thái Lan đã có đủ nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đón nhận các bệnh nhân nước ngoài và đã mang lại thu nhập GDP Philippines và Indonesia là những quốc gia xuất khẩu bác sĩ và điều dưỡng đứng đầu của khu vực Nguồn nhân lực y tế khu vực sẽ còn đối diện nhiều thách thức và phải có nhiều sự điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu Luận án đánh giá hệ thống nhân lực y tế của Việt Nam và cho thấy sự tương quan so sánh với các nước Asean trong bối cảnh Cộng

Trang 28

đồng kinh tế Asean chính thức hình thành từ 2016 và có sự chuyển dịch nhân lực tự

do trong khu vực, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực y tế

Marjolein Dieleman, Daniel MP Shaw và Prisca Zwanikken (2011) phân tích những kinh nghiệm đối với những ảnh hưởng từ quản lý trong việc phát triển và triển khai những chính sách về nguồn nhân lực y tế Phân tích dựa vào 4 mức độ để đánh giá một chính sách là hiệu quả, công bằng, tham gia và giám sát Với mỗi mức

độ trên đều có nhiều câu hỏi được đặt ra và kết quả cho thấy làm thế nào trách nhiệm trong quản lý lại có ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách về nhân lực

y tế [101] Công trình đóng góp cho luận án trong việc xây dựng một khung đánh giá hiệu quả của các chính sách cho phát triển nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam

Ngoài ra, trong báo cáo “The Universal Truth: No Health without

Workforce” của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014 thuộc Diễn đàn Thế giới về nguồn

nhân lực y tế lần thứ ba diễn ra tại Recife (Brazil) cho thấy bức tranh tổng thể của nhân lực y tế ở 36 quốc gia trên thế giới dựa trên 4 tính chất cần có của lao động y

tế, đó là tính sẵn có, tính tiếp cận, tính chấp nhận và tính chất lượng [125] Công trình phân tích các chỉ số khá tỉ mỉ có đối chiếu với mức độ trung bình của các chỉ

số trên toàn thế giới Kết quả của báo cáo đi đến Chương trình 10 hành động cụ thể cho các quốc gia trên thế giới nhằm tác động đến nguồn nhân lực y tế để đạt tới, duy trì và tăng cường tiến bộ cho mục tiêu bao phủ y tế toàn dân mà WHO hướng đến Công trình là cơ sở cho luận án để xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển nguồn lực y tế tại Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ phía Nam nói riêng

1.2 Tổng quan nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế

Các công trình nghiên cứu về sư tương quan giữa y tế và nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế phần lớn là các công trình nước ngoài Tác giả đã sử dụng nhiều công trình này làm tài liệu tham khảo để phân tích cơ sở lý luận của luận án, mối tương quan giữa một số chỉ số về y tế với nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng tại vùng KTTĐ phía Nam

1.2.1 Tương quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế

Kể từ công trình của Samuel Preston năm 1975 cho đến nay đã có rất nhiều công trình bàn về sự tương quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở các hàm

Trang 29

tăng trưởng có điều chỉnh vả có nhiều mô hình được thiết lập để đánh giá cho nhóm nước hoặc cho từng quốc gia riêng biệt

Mở đầu các công trình này là Samuel H Preston (1975) với Công trình “The

Changing Relation between Mortality and Level of Economic Development” [115]

Đây được xem là công trình đầu tiên bàn về sự tương quan giữa tuổi thọ và GDP với đường cong nổi tiếng được đặt theo tên của tác giả là đường cong Preston (Preston curve) Sau này, đường cong này được xây dựng ở các thời điểm khác nhau cho từng nhóm nước và cho thấy có độ thẳng dốc hơn so với lên thẳng rồi nằm ngang như đường cong nguyên thủy Luận án xây dựng đường cong Preston cho trường hợp Việt Nam và đánh giá mức độ tương quan

Muhammad Jami Husain (2012) với công trình “Revisiting the Preston

Curve: Joint Evolution of Income and Life Expectancy in the 20 th Century” làm rõ

hơn xu hướng đường cong Preston trong suốt thế kỷ 20 đặc biệt từ 1930 đến 2000 của các quốc gia trên thế giới trong sự tương quan giữa tuổi thọ và thu nhập bình quân Trong khi từ 1930 đến 1960 đường cong có xu hướng dạng thẳng đứng rồi nằm ngang cho hầu hết các nước, thì đến năm 1990 và nhất là 2000 lại nằm ngang, chứng minh đến một giới hạn nào đó thì thu nhập sẽ không còn ảnh hưởng đến tuổi thọ nữa, đặc biệt là tại các nước giàu [98] Dựa trên kết luận của Husain về đường cong Preston để so sánh với kết quả khi xây dựng đường cong Preston tại Việt Nam

Adriaan van Zon và Joan Myusken (2003) tìm hiểu mối tương quan giữa y tế

và tăng trưởng trong đó dùng mô hình tăng trưởng Lucas mở rộng cho y tế với 5 biến số về sức khỏe Các số liệu từ 4 nước chủ chốt ở Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý), Úc, Nhật Bản và Hoa kỳ trong 40 năm từ 1960 đến 2000 Kết quả cho thấy ảnh hưởng khá rõ rệt và có tác động không nhỏ đến tháp tuổi dân số, chuyển dịch dân

số, tuổi làm việc hay nghỉ hưu Các tác giả cũng kết luận rằng sức khỏe chính là nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế [66]

David E Bloom và David Canning (2004) sử dụng hàm sản xuất trong đó đưa yếu tố năng suất tổng TFP vào nguồn tăng trưởng và 2 biến số vi mô là kinh nghiệm làm việc và tuổi thọ được xác định là nền tảng của vốn nhân lực Công trình thực hiện ước lượng cho 104 nước với 2 giai đoạn 1970-1980 và 1980-90 Kết quả

Trang 30

cho thấy sự tương quan là có ý nghĩa thống kê, trong khi các biến số vĩ mô lại cho thấy mức tương quan thấp [82]

Garima Malik (2006) phân tích mối liên quan giữa sức khỏe (tỷ lệ trẻ em chết, tuổi thọ) với tăng trưởng thông qua chỉ số GNI Công trình nghiên cứu trường hợp Ấn Độ cho thấy sự tương quan này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác không khảo sát như văn hóa, chính trị, xã hội [86] Luận án sẽ áp dụng đưa các biến liên quan đến một vài chỉ số y tế là tuổi thọ, tỷ lệ trẻ chết dưới 5 tuổi để đánh giá mức độ hiệu quả của nền y tế trong chăm sóc sức khỏe

Daron Acemoglu và Simon Johnson (2007) sử dụng hàm tăng trưởng Solow trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas điều chỉnh để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tuổi thọ đến tăng trưởng kinh tế với một số yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng đến tuổi thọ Công trình nghiên cứu xuyên quốc gia được thực hiện ở 45 nước với các số liệu trong thời gian khá dài 60 năm từ 1940 đến 2000 (trong đó có thời gian bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ II) Kết quả cho thấy sự tương quan không rõ rệt [79]

Brigitte Dormont và cs (2008) tại Hội nghị thường niên IX của Fondazione Rodolfo Beneditti (Ý) với chủ đề Sức khỏe, Tuổi thọ và Năng suất đã trình bày kết quả nghiên cứu của họ cho thấy các khoản chi tiêu cho y tế sẽ kích thích tiến bộ công nghệ là nguồn cơ bản tạo nên việc kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó hình thành dân số lao động dồi dào và tạo năng suất cao Ngược lại, tăng trưởng sẽ dẫn đến gia tăng chi tiêu cho y tế nhiều hơn, nhất là tại các nước giàu Công trình cũng dự báo khoản tăng chi tiêu đến năm 2050 tại Hoa Kỳ, Châu

Âu và Nhật Bản [69]

Williams Jack và Maureen Lewis (2009) trình bày trong báo cáo “Y tế và Tăng trưởng” của Ủy ban về Tăng trưởng và Phát triển kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới cho thấy mối tương quan và những liên kết tiềm ẩn giữa y tế với tăng trưởng kinh tế ở cả mức độ vĩ mô lẫn vi mô Công trình cũng chứng minh cho thấy việc đầu tư cho y tế sẽ giúp tăng cường sức khỏe thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo Kinh nghiệm ở nhiều nước đang phát triển cho thấy mấu chốt của vấn đề là đầu tư y tế thông qua đào tạo sẽ mang lại lợi ích về cả kinh tế lẫn phúc lợi cho cộng đồng [121] Đóng góp của công trình này cho luận án là xây dựng khung

Trang 31

phân tích về lý thuyết cho thấy những yếu tố vĩ mô và vi mô có ảnh hưởng tương quan đến tăng trưởng kinh tế với sự tác động qua lại với các yếu tố về y tế

Mekdem Majdi (2012) phân chia thành hai vùng bắc và nam Địa Trung Hải

để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của đầu tư, tỷ lệ trẻ được giáo dục toàn diện, tuổi thọ, chi tiêu y tế đến tăng trưởng kinh tế với 15 nước khảo sát từ 1990 đến 2008 Kết quả ước lượng cho thấy có sự co giãn của tăng trưởng GDP so với chi phí cho y

tế là 0,86 đối với khu vực Bắc Đại Trung Hải (các nước Nam Âu) và 1,27 đối với Nam Địa Trung Hải (các nước Bắc Phi) và cả hai khu vực đều cho thấy có tác động tích cực đến tuổi thọ dẫn đến tăng tỷ lệ tiết kiệm, qua đó tăng cường ngân sách cho đầu tư y tế Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đối với các nước Vùng Địa Trung Hải, cứ tăng tuổi thọ lên 10% sẽ dẫn đến sự tăng GDP trên đầu người là 18,57% [104]

Robert J Barro (2013) tiếp nối công trình năm 1995 với việc phân tích rõ 10 biến số tác động đến tăng trưởng GDP để xây dựng mô hình tăng trưởng dựa trên hàm Cobb-Douglas cơ bản trong ba giai đoạn 1965-1975, 1975-1985, 1985-1990 với số liệu của 87 nước Mô hình mới bổ sung thêm các biến liên quan đến dịch vụ

y tế để đánh giá mức độ sử dụng các dịch vụ này trên hộ gia đình [113]

Eric Arthur (2013) tìm mối liên hệ giữa tỷ lệ chi tiêu y tế, 3 chỉ số y tế - tuổi thọ (LEB), tỷ suất trẻ chết dưới 1 tuổi (IMR), tỷ suất trẻ chết dưới 5 tuổi (UMR) – với GDP đầu người cho 45 nước Vùng Cận Sahara, Châu Phi cho giai đoạn 1995-

2010 Kết quả cho thấy tỷ lệ chi tiêu y tế làm tăng LEB và giảm IMR, UMR LEB tác động đến tăng trưởng, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ các bệnh AIDS, lao và sốt rét nếu xét riêng rẽ sự tác động trên 3 chỉ số y tế trên [85] Luận án sử dụng các biến được dùng trong đề tài là tỷ lệ chi tiêu y tế (HEX), tuổi thọ (LEB), tỷ suất trẻ chết

dưới 5 tuổi (UMR) làm chỉ số để tìm sự tương quan cho vùng KTTĐ phía Nam

1.2.2 Tương quan giữa nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế

Các công trình nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực y tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thường không nhiều

Sudhir Anand và Till Barnighausen (2004) nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của nhân lực y tế trên 3 chỉ số y tế là tỷ suất mẹ tử vong, tỷ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi và tỷ suất trẻ em chết dưới 5 tuổi hướng đến việc đáp ứng mục tiêu

Trang 32

thiên niên kỷ tại 85 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, có chú ý đến các yếu tố phụ như tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ nghèo, tỷ lệ phụ nữ mù chữ Kết quả hồi quy đa biến cho thấy nếu xét chung cả hai đối tượng nhân lực y tế là mật độ bác sĩ và mật độ điều dưỡng thì sự co dãn đếu có ý nghĩa, trong đó việc giảm tỷ lệ mẹ tử vong lớn hơn việc giảm tỷ lệ trẻ em chết; còn nếu xét riêng hai đối tượng này thì mật độ bác

sĩ có ý nghĩa ở cả ba chỉ số y tế, còn mật độ điều dưỡng chỉ có ý nghĩa trên tỷ lệ mẹ

tử vong Nghiên cứu cũng thử nghiệm hai trường hợp có và không có chỉ số tỷ lệ nghèo (thu nhập dưới 1 USD/ngày) [115]

Niko Speybroeck, Yohannes Kinfu và Mario R Dal Poz (2006) nhấn mạnh đến vai trò của nhân lực y tế với mật độ bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh được xem là biến độc lập, cùng các biến độc lập khác là GDP trên đầu người, tỷ lệ phụ nữ có học, tỷ lệ nghèo (thu nhập dưới 1 US dollar/ngày trên đầu người) Còn các biến phụ thuộc được sử dụng được xem là các yếu tố đầu ra cho tình trạng y tế như tỷ suất trẻ chết dưới 1 tuổi, tỷ suất trẻ chết dưới 5 tuổi và tỷ suất mẹ chết Nghiên cứu thực hiện theo 7 nhóm nước trên thế giới và cho thấy mật độ bác sĩ ảnh hưởng có ý nghĩa đối với tỷ suất trẻ chết dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, trong khi mật độ điều dưỡng và

hộ sinh lại có ảnh hưởng đối với tỷ suất mẹ chết [105]

Katherine A Muldoon, Lindsay P Galway, Maya Nakajima và cs (2011) dùng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra mối tương quan giữa 3 chỉ số y tế cơ bản là tỷ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi (IMR), tỷ suất trẻ chết dưới 5 tuổi (EMR) và tỷ suất mẹ tử vong (MMR) với 13 biến giải thích cho các nước thành viên Liên Hợp quốc Kết quả IMR tương quan có ý nghĩa với mật độ bác sĩ, tỷ lệ tiếp cận nước sạch điều kiện vệ sinh, mức độ tham những, còn yếu tố rủi ro là tỷ lệ chi tiêu y tế từ tiền túi Trong khi EMR cũng có tương quan với các chỉ số trên cộng thêm tổng tỷ

lệ chi tiêu y tế trên đầu người Riêng MMR có yếu tố rủi ro là tỷ lệ khả năng sinh sản cao Công trình chỉ ra rằng để giảm các chỉ số tử vong trên, các nước cần cải thiện nguồn nước sạch, phương tiện vệ sinh và giảm tham nhũng [97]

Caria Castillo-Laborde (2011) thực hiện phân tích hồi quy tại 190 quốc gia

về tương quan giữa nhân lực y tế thông qua chi số chuyên môn – skill mix (tỷ lệ mật

độ điều dưỡng&hộ sinh/mật độ bác sĩ) với yếu tố đầu ra là tỷ lệ mắc 3 nhóm bệnh

Trang 33

phổ biến gây ra giảm tuổi thọ của dân số DALYs – disability-adjusted life years

Tác giả đánh giá vấn đề với cách tiếp cận kinh tế học trong đó có thêm yếu tố như GDP đầu người, tỷ lệ chi tiêu y tế trên GDP, chỉ số GINI Kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch, tức là việc tăng mật độ nhân viên y tế sẽ làm giảm chi số DALYs: sự gia tăng một đơn vị mật độ nhân viên y tế trên 1000 dân sẽ làm giảm tỷ

lệ mắc bệnh thông thường xuống 1 đến 3% Công trình cho thấy nhất thiết phải đầu

tư nhân lực y tế để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Công trình trên có ý nghĩa đánh giá ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới khả năng giải quyết các bệnh phổ biến thông qua chỉ số DALY [71]

1.3 Những kế thừa và khoảng trống cần nghiên cứu

1.3.1 Những kế thừa

• Công trình về tình hình nguồn nhân lực y tế

Các công trình trong nước cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam nằm trong bối cảnh chung về phát triển ngành y tế qua các Báo cáo tổng quan ngành y tế (JAHR) và các báo cáo của Tổng cục thống

kê, Bộ Y tế … Ngoài ra những công trình cá nhân còn cho thấy mức độ phát triển nguồn nhân lực y tế tại các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước (đồng bằng sông Hồng, miền Trung) để luận án có cơ sở so sánh với tình hình phát triển tại vùng KTTĐ phía Nam Sự kế thừa từ các công trình này là từ những nhận định, đánh giá của các chuyên gia đối với thực trạng nguồn nhân lực y tế Việt Nam cũng như các vùng, địa phương khác nhau tại Việt Nam, cùng với những thể chế, chính sách hiện hành có ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực y tế Từ đó, luận

án đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực y tế trong chương 4

Các công trình ngoài nước với những lý luận và phân tích sâu sắc ngoài việc cho thấy khả năng phát triển nguồn nhân lực y tế tại các vùng khác nhau trên thế giới, còn là cơ sở để luận án nêu lên những yếu tố cần phân tích trong việc đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam trong chương 3 của luận án Ngoài ra các chính sách hỗ trợ việc phát triển nguồn nhân lực y tế trên thế giới cũng góp phần cho luận án cho việc đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với toàn cầu hóa trong chương 4 của luận án

Trang 34

• Công trình về nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế

Các công trình trong nước và ngoài nước là kết quả nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế về tác động của y tế và nguồn nhân lực y tế đến tăng trưởng kinh tế Hầu hết các công trình nước ngoài với các nghiên cứu theo từng quốc gia hay khu vực là để rút ra những kết luận về khả năng tác động giữa các yếu tố hay chỉ số khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra Từ các công trình nước ngoài gợi ý cho luận án kế thừa trong việc chọn lựa các cặp chỉ số khả dĩ có thể đánh giá ảnh hưởng của nguồn nhân

lực y tế đến tăng trưởng kinh tế

1.3.2 Khoảng trống cần nghiên cứu

• Đối với các nghiên cứu về tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế nhất là các công trình tại Việt Nam, điểm hạn chế nhất là chỉ dừng ở việc mô tả tình hình chung, từ đó đưa ra những đánh giá Luận án sẽ phân tích chi tiết hơn tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế với 4 đối tượng chủ yếu là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh tại các địa phương thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó cho thấy một phần mối tương quan với tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập trung bình tháng với tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân Ngoài ra, dựa trên khung phát triển nguồn nhân lực y

tế, luận án sẽ đánh giá những ưu, khuyết điểm cũng như khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực y tế đối với tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam Trong các công trình tại Việt Nam, điểm hạn chế và cũng là khoảng trống cần nghiên cứu của luận án là chưa xác định được nguyên nhân cốt lõi của những hạn chế, khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực y tế Chính vì vậy, các giải pháp đề xuất của các công trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở các giải pháp chung chung, mà không xác định được những giải pháp mang tính cốt yếu, toàn diện sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với nguồn nhân lực y tế, mà cả với những vùng khác nhau của Việt Nam như vùng KTTĐ phía Nam Luận án phân tích để xác định nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách, thể chế đối với nguồn nhân lực y tế, trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp mạng tính toàn diện và có khả năng khắc phục các nguyên nhân

• Đối với các nghiên cứu về mối tương quan giữa y tế với tăng trưởng kinh

tế và nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế điểm hạn chế là hấu hết là các

Trang 35

công trình nước ngoài Vì vậy, khoảng trống mà luận án sẽ nghiên cứu về sự tương quan tại vùng KTTĐ phía Nam theo từng cặp chỉ số để có thể rút ra những kết luận

về ảnh hưởng qua lại của các yếu tố, qua đó có sự so sánh với các khu vực khác tại Việt Nam Tuy nhiên do hạn chế về số liệu nên luận án chưa thể thiết lập mô hình kinh tế lượng cho toàn vùng KTTĐ phía Nam Các nghiên cứu định lượng nhất thiết nên được thực hiện vì đó là cơ sở để đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

y tế với tăng trưởng kinh tế tuy nhiên do thời gian nghiên cứu là 20 năm nên một số mẫu sử dụng chỉ giới hạn từ 10 đến tối đa là 20 mẫu nên có thể độ tin cậy chưa cao

Tóm tắt Chương 1

Các công trình nghiên cứu chia thành 2 nội dung:

• Nghiên cứu sự tương quan giũa các chỉ số về y tế, sức khỏe, nguồn nhân

lực y tế với tăng trưởng kinh tế: Các nghiên cứu phần lớn là các công trình

nước ngoài qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng với các loại hàm tăng trưởng có biến đổi với các biến số về y tế, sức khỏe, tăng trưởng … từ 8-9 biến

số cho đến vài chục biến số để xác định mối quan hệ Một số công trình còn xem xét đến các mức chi tiêu y tế cả công lẫn tư Quy mô các nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia, nhiều quốc gia của cùng khu vực địa lý hay kinh tế và thời gian nghiên cứu có thể bao phủ một thời gian dài 30-40 năm Những kết quả công bố cho thấy không phải tất cả các biến số đưa vào đều có mối tương quan và góp phần làm rõ hơn các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong số các nhà nghiên cứu có những người đã đoạt giải Nobel về kinh tế

• Nghiên cứu tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế: Tác giả sử dụng các

công trình nghiên cứu bao phủ hầu hết các nước và các vùng hay khu vực kinh

tế ở Việt Nam, bao gồm các báo cáo Y tế thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, báo cáo Tổng quan ngành y tế JAHR hàng năm của Việt Nam … Các công trình và báo cáo này cho thấy những đánh giá về ngành y tế nói chung và riêng nguồn nhân lực y tế trong bối cảnh phát triển kinh tể xã hội tại các quốc gia, vùng lãnh thổ hay các địa phương tại Việt Nam Những đánh giá nhận định về những ưu, khuyết điểm của hệ thống nhân lực y tế, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những điểm yếu kém

Trang 36

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Nguồn nhân lực y tế

Nguồn nhân lực y tế (Health Human Resources), còn được gọi là Nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe (Human Resources for Health) hay Lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe (Health Workforces) được định nghĩa theo Báo cáo Sức khỏe thế

giới của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006 là “những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế” [127]

Tại Việt Nam, các nhóm đối tượng nguồn nhân lực y tế bao gồm các cán

bộ, nhân viên y tế (NVYT) thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y

tế, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y dược và tất cả những người đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) Ngoài ra, nguồn nhân lực y tế còn bao gồm kỹ thuật viên y tế, lương y, lái

xe cấp cứu, cộng tác viên y tế, kỹ thuật viên trang thiết bị y tế [11] Trong luận án này, nguồn nhân lực y tế nghiên cứu tập trung vào bốn đối tượng là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng và hộ sinh

2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực y tế

Theo Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO (WPRO), có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế: Phát triển nguồn nhân lực y tế và Quản lý nguồn nhân lực y tế [128]

• Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực y tế là cơ chế nhằm phát triển kỹ

năng, kiến thức, năng lực chuyên môn và cách thức tổ chức công việc của

cá nhân làm việc trong lĩnh vực y tế

• Khái niệm quản lý nguồn nhân lực y tế là “quá trình tạo ra môi trường tổ

chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình

Trang 37

bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về

số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi phí hiệu quả nhất” Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc Theo quan niệm trước đây, quản lý nguồn nhân lực chỉ tập trung vào việc tuyển dụng, xác định mức lương và cơ chế tăng lương, quản lý bảo hiểm xã hội, đánh giá công việc

về mặt hành chính có kèm theo động lực khuyến khích, sa thải khi cần thiết, cũng như việc đào tạo và các nhiệm vụ quản lý hành chính khác Tuy nhiên, theo quan niệm hiện nay, quản lý nguồn nhân lực được hiểu rộng

hơn, bao gồm cả nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực y tế chính là các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực y tế nhằm tạo ra nguồn lực con người với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân

2.1.3 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định [34]

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị bằng tiền của toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm

và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm Tổng sản phẩm quốc gia bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa

lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Trang 38

2.1.4 Sức khỏe

Sức khỏe theo định nghĩa trong Hiến chương của Tổ chức Y tế Thế giới:

“Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tinh thần, chứ không chỉ

bó hẹp là không có bệnh hay thương tật” [124]

Sức khỏe là một trong những tài sản quan trọng nhất mà con người sở hữu,

nó giúp cho con người phát triển năng lực một cách toàn diện Nếu loại tài sản này

bị xói mòn hay phát triển không toàn diện thì đó có thể là nguyên nhân gây giảm sút

về thể chất và tinh thần, là trở ngại trong cuộc sống con người Sức khỏe không chỉ

là kết quả của sự phát triển mà còn là một điều kiện tiên quyết cho phát triển vốn nhân lực và chính vốn nhân lực lại tác động đến phát triển [129]

Theo Breakley (2010), sức khỏe là một loại vốn nhân lực cũng như đầu vào

để sản xuất Sức khỏe yếu kém làm suy yếu khả năng làm việc hiệu quả và dẫn đến thu nhập thấp Khi người ta trở nên giàu có hơn, họ đầu tư nhiều hơn vào sức khỏe của chính mình Ngược lại, sức khỏe tốt hơn sẽ làm tăng năng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập [88]

2.1.5 Dịch vụ y tế

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch

vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng [130]

Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn) do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm

Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm hai cấu phần là chất lượng vận hành (functional quality), tức là cách thức người bệnh nhận được dịch vụ (chất lượng thức

ăn, tiếp cận dịch vụ) và chất lượng chuyên môn (technical quality), tức là chất lượng việc cung ứng dịch vụ KCB (năng lực và kết quả điều trị) [49] Nói cách khác, theo Ovretveit, chất lượng dịch vụ y tế là hình thức tổ chức hiệu quả nhất để đáp ứng yêu

Trang 39

cầu CSSK của những người có nhu cầu nhằm mục đích phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe, an toàn, không gây lãng phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao hơn [96]

2.2 Nguồn nhân lực y tế

2.2.1 Tính chất của nguồn nhân lực y tế

Nghề y là một nghề đặc biệt nên nguồn nhân lực y tế có một số tính chất khá khác biệt so với các nguồn nhân lực khác:

• Hoạt động của ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, tính mạng người bệnh và đòi hỏi nhiều lao động

• Giáo dục đào tạo cho nguồn nhân lực y tế cần sự đầu tư lớn, sự phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch

• Tình hình sức khỏe và các can thiệp y tế luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro

và sự không chắc chắn

• Nguồn nhân lực y tế có đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp

• Sự phức tạp của nguồn nhân lực y tế cần có sự can thiệp của Chính phủ

2.2.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực y tế

Nguồn nhân lực y tế có vai trò trung tâm của hoạt động y tế với 4 đặc điểm:

tính sẵn sàng – availability, tính tiếp cận – accessibility, tính chấp nhận –

acceptability và tính chất lượng – quality

• Sẵn sàng : NVYT phù hợp, có năng lực và kỹ năng tương ứng cho nhu cầu y

tế của người dân

• Tiếp cận : NVYT tiếp cận một cách công bằng với người bệnh, trong đó bao

gồm cả thời gian chờ đợi, di chuyển, chi phí gián tiếp hay trực tiếp

• Chấp nhận : NVYT điều trị mọi người với nhân cách tốt, tạo niềm tin và

thúc đẩy nhu cầu CSSK

• Chất lượng : NVYT được đánh giá dựa theo năng lực, kỹ năng, kiến thức và

hành vi từ người sử dụng dịch vụ

Cả bốn đặc điểm trên theo hình 2.1 là cốt lõi cho nguồn nhân lực y tế trong chăm sóc y tế hiệu quả, trong đó tính sẵn sàng là yếu tố quyết định Để đạt đến mục tiêu bao phủ y tế toàn dân, khi có sự sẵn sàng và sự tiếp cận mà không có tính chấp nhận, người dân khó có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế Mặt khác, khi chất lượng của

Trang 40

nhân viên y tế không tương xứng sẽ không có sự tác động tối ưu đến các dịch vụ y

tế, hệ quả là tỷ lệ nhu cầu người dân muốn được chăm sóc y tế sẽ sụt giảm [125]

Dựa trên bốn đặc điểm này, Tổ chức y tế thế giới sử dụng để đánh giá chất

lượng nguồn nhân lực y tế của một quốc gia

Nguồn: WHO [125]

Hình 2.1 Nguồn nhân lực y tế : sẵn sàng, tiếp cận, chấp nhận, chất lượng

và mục tiêu bao phủ hiệu quả

2.2.3 Mối liên quan giữa nguồn nhân lực y tế với hệ thống y tế

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản: cung ứng dịch vụ; nguồn nhân lực y tế; thông tin y tế; các sản phẩm y tế, vắc-xin, dược phẩm và công nghệ; cấp tài chính; quản lý điều hành Trong đó nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của

hệ thống (hình 2.2) Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải sử dụng, quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân [11]

Cần có một mô hình tổ chức và chức năng các thành phần của hệ thống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế như thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô hình tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực y tế Hệ thống thông tin y tế phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực, giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhân lực như phân bổ không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêu cầu CSSK từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suất sai sót chuyên môn để khắc phục Việc cung cấp tài

CHẤT LƯỢNG

MỤC TIÊU BAO PHỦ HIỆU QUẢ

Sử dụng dịch vụ

Tính CHẤP NHẬN Tính TIẾP CẬN

Tính SẴN SÀNG

Ngày đăng: 17/06/2021, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w