THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Trang 1PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG
Thành phố Hà Nội - thủ đô của cả nước hiện là trung tâm đầu não về kinh tế, kỹ thuật, khoa học và quân sự của Việt Nam Ngày 29/5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc mở rộng địa giới hành chính Cùng với đó là hàng loạt những thay đổi lớn về diện tích tự nhiên, dân số cũng như bộ máy quản lý hành chính Trước hàng loạt các thay đổi trên, Đảng bộ và người dân Hà Nội đã và đang đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, ý thức tự lực tự cưòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tăng cường; văn hoá xã hội được chăm lo và đổi mới; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự xã hội ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên Sau Đại hội VI của Đảng, Hà Nội cũng như cả nước bước vào công cuộc đổi mới, từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính cơ chế thị trường đã là tác nhân làm thay đổi bộ mặt của thủ đô, của đất nước và nó cũng mang đến không ít những nguy cơ không lành mạnh trong xã hội; những sai phạm, những hành vi vi phạm pháp luật của những cơ quan, tổ chức và cá nhân Khiếu nại, tố cáo xuất hiện như một tất yếu của xã hội có chính quyền, có Nhà nước, có giai cấp.
Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, sau 09 năm triển khai thực hiện ở các ngành, địa phương đã đạt những kết quả nhất định Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật; từng bước đưa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đi vào nề nếp, có chất lượng và có hiệu quả hơn Qua đó góp phần giữ vững và ổn định chính trị, phục vụ cho việc phát triển kinh tế –xã hội, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, thực tế vấn đề khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang là vấn đề bức xúc, nhạy cảm Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bộc
Trang 2lộ nhiều tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm, nhất là việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác tiếp công dân; theo dõi xử lý đơn thư, về trình tự thủ tục cũng như chất lượng, hiệu quả trong giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật Khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các đơn vị, địa phương chưa được coi trọng đúng mức Cần làm rõ những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan và trách nhiệm để đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả, đồng thời cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện Luật; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để nâng cao hơn nữa về trách nhiệm; đồng thời kiến nghị, bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách có liên quan và đổi mới về tổ chức chỉ đạo góp phần thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn.
Trang 3PHẦN II – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝNHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1- Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện:
Để Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, vấn đề chỉ đạo tổ chức thực
hiện là hết sức quan trọng Ngay sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tổ chức thực hiện và tiến hành quán triệt nội dung Luật này đến từng cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp Thành phố Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện Luật và đề ra chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện Luật tốt hơn Thành ủy Hà Nội đã ban hành chỉ thị v/v tăng cường công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 06/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Trước tình hình khiếu nại về bồi thường giải tỏa, cấp đất tái định cư và tranh chấp đất đai có chiều hướng gia tăng, Thành ủy đã có chỉ thị về chấn chỉnh công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, tái định cư, tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai, bồi thường, hỗ trơ giải tỏa Tiếp tục phối hợp với Hội nông dân các cấp để thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức tổng kết tình hình và kết quả công tác tiếp công dân theo Nghị định 98/CP của Chính phủ; qua tổng kết, đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng quá hạn, vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân Thành phố có nhiều văn bản khác chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh tăng cường công tác tiếp công dân gắn với việc giải quyết kịp thời,
Trang 4có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố, Quận, Uỷ ban nhân dân các cấp đều kiểm điểm, đánh giá chuyên đề về tình hình, kết qủa thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa và hạn chế tình hình khiếu kiện, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ở các địa phương, ngành trong Thành phố theo chương trình cải cách hành chính trên các nội dung: Cải cách thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cải cách tài chính công Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện đề án theo cơ chế “một cửa”, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của từng đơn vị Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa và công khai hóa các quy định về thủ tục hành chính một cách đơn giản, thuận tiện cho người dân Nhằm cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ một cửa tiếp nhận hồ sơ và tiếp công dân Thành phố Xây dựng và ban hành quyết định về quy trình xử lý đơn thư và trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn Xây dựng kế hoạch về giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại tố cáo tồn đọng và biện pháp bảo đảm giải quyết đơn thư đúng hạn của các cấp, các ngành Qua đó, nhiều Sở, ban, ngành trong Thành phố đã xây dựng được quy trình, kế hoạch giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng cải cách hành chính của Thành phố, tạo nên sự đồng bộ và chuyển biến tích cực trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thành ủy và Uỷ ban nhân dân thành phố đã thành lập nhiều đoàn công tác, đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra đôn đốc tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành và địa phương trong Thành phố Lãnh đạo Thành ủy và Uỷ ban nhân dân Thành phố đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết kịp thời một số vụ khiếu kiện phức tạp, đông người nhất là một số dự án có liên quan đến việc đền bù, giải tỏa nhằm ổn định tình hình chung.
Trang 5Uỷ ban nhân dân Thành phố đã chủ động phối hợp với các Đoàn công tác của Chính phủ, một số Bộ, ngành giải quyết có hiệu quả một số vụ khiếu kiện phức tạp lên các cơ quan Trung ương, đồng thời chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban ,ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện rà soát, thống kê các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, xác định trách nhiệm, thẩm quyền, yêu cầu các cơ quan, các cấp chính quyền trong tỉnh tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực, đồng bộ ở các cấp, các ngành về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
2- Công tác tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo:
Tại các địa phương và các sở, ban, ngành, công tác tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành quan tâm chỉ đạo; qua 9 năm thực hiện, các ngành và các địa phương đã tổ chức được gần 700 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, giới thiệu về Luật Khiếu nại, tố cáo và các chỉ thị, nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo với hơn 600.000 lượt người tham dự.
Đã phối hợp với các tổ chức Đoàn thể như Uỷ ban Mặt trận, Hội Nông dân…trong việc tuyên truyền việc thực hiện chỉ thị số 26/TTg ngày 9/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của nông dân Các cấp, các ngành liên quan đã chủ động phối hợp cùng các cơ quan Đài, Báo tuyên truyền rộng rãi Luật Khiếu nại, tố cáo, mở các chuyên mục tìm hiểu pháp luật và giải đáp pháp luật tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân nhận thức và chấp hành Luật tốt hơn Nhiều đơn vị dùng các hình thức như: thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật, phát hành các tài liệu hỏi đáp về Luật Khiếu nại, tố cáo đến từng cụm dân cư.
3- Công tác tổ chức tiếp công dân:
Tiếp tục thực hiện Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về công tác tiếp dân, khi Luật Khiếu nại, tố cáo ra đời, công tác tiếp công
Trang 6dân được các cấp, các ngành duy trì thường xuyên; trong 09 năm qua, toàn Thành phố đã tiếp được trên 60.000 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh và đề đạt nguyện vọng.
Do triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị định 98/CP của Chính phủ và chương V của Luật Khiếu nại tố cáo về công tác tiếp công dân; công tác tiếp dân từ cấp Thành phố đến cấp Quận, huyện và các ngành đã đi vào nề nếp Việc tiếp công dân của các cơ quan chuyên trách bước đầu phát huy được hiệu quả, đã lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, nắm bắt tình hình và phản ánh kịp thời tình hình khiếu kiện của công dân cho Thủ trưởng cùng cấp biết để có biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần hạn chế được tình hình khiếu kiện phức tạp trên địa bàn quản lý.
4- Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Sau 09 năm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, toàn Thành phố đã tiếp nhận trên 25.000 đơn khiếu tố (20.000 khiếu nại và trên 5.000 tố cáo) Tình trạng đơn khiếu tố gửi vượt cấp hoặc không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định còn nhiều; ở cấp Thành phố có tới 36% vụ việc gửi sai thẩm quyền, cấp Quận, huyện tỷ lệ này còn cao hơn Sở dĩ có tình trạng như vây là do công dân chưa nhận thức đúng Luật Khiếu nại, tố cáo, đồng thời có nhiều trường hợp các cấp, các ngành giải quyết không đúng pháp luật, chậm trễ hoặc do công dân thiếu tin vào cấp cơ sở, cũng có trường hợp cố tình gửi đơn nhiều nơi để gây áp lực trông chờ sự giải quyết của Nhà nước Lĩnh vực tập trung nhiều đơn thư khiếu tố là lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa.
Một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất, người dân đặt ra cho Nhà nước phải có chính sách bồi thường, tái định cư thỏa đáng Trong khi cơ chế chính sách của Nhà nước ta chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh, có mặt thiếu nhất quán, thiếu những quy định cụ thể, thiếu công khai dân chủ, thiếu công bằng Việc giải quyết khiếu nại của dân có việc chưa kịp thời, chưa đúng pháp luật từ đó nảy sinh khiếu kiện tiếp Bên cạnh đó việc xử lý không cương quyết của các cơ quan chức năng đối với các trường hợp cố tình không chấp hành, đòi quyền lợi không chính đáng với Nhà nước dẫn đến tình hình ngày càng phức tạp, mất nhiều thời gian để giải quyết.
Trang 7Do công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, tùy tiện giao cấp đất trái pháp luật, một số cán bộ lợi dụng chức quyền, vi phạm các nguyên tắc quản lý đất đai có biểu hiện tiêu cực, vun vén lợi ích cá nhân; tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng đất trái pháp luật đã trở nên phức tạp, từ đó phát sinh các vụ tranh chấp, khiếu nại, gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền các cấp.
Về lĩnh vực nhà đất, nội dung khiếu kiện chủ yếu là xin hợp thức hóa nhà đất, hóa giá nhà, xin lại nhà đất bị Nhà nước cải tạo quản lý trong những năm trước đây Uỷ ban nhân dân Thành phố và các ngành liên quan đã tập trung rà soát, xem xét, giải quyết cơ bản các dạng khiếu nại về nhà đất trong diện cải tạo Có nhiều trường hợp được xem xét trả lời nhiều lần nhưng công dân vẫn kiên trì gửi đơn khiếu nại kêu oan với nhiều lý do khác nhau Có trường hợp do chính sách của Nhà nước quy định không rõ ràng nên không thể vận dụng để giải quyết cho công dân cũng làm phát sinh đơn khiếu nại.
Ngoài ra còn các khiếu nại ở các lĩnh vực khác như khiếu nại các quyết định về xử lý vi phạm hành chính, khiếu nại về chế độ chính sách, việc thực hiện pháp luật…
Về đơn tố cáo, chủ yếu tập trung tố cáo hành vi sai phạm trong quản lý, thực hiện chính sách về nhà, đất đai, kinh tế tài chính, pháp luật, quyền làm chủ của nhân dân Một số nội dung khác ở các lĩnh vực như: vấn đề ô nhiễm môi trường, trù dập ức hiếp quần chúng, lợi dụng chức quyền tham nhũng, lập quỹ trái phép, chi sai nguyên tắc, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân Đối tượng bị tố cáo gồm: một số cán bộ chủ chốt Uỷ ban nhân dân xã, phường; trưởng, phó phòng ban, cán bộ nghiệp vụ cấp quận, huyện và cấp xã, phường
Một đặc điểm nổi lên của việc tố cáo là đơn tố cáo nặc danh, mạo danh chiếm quá nửa số lượng đơn tố cáo, nguyên nhân là do sợ bị trả thù, trù dập, hoặc do nội bộ mất đoàn kết, cũng có trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ để vu cáo, nói xấu nhau
Qua tình hình tiếp công dân và đơn thư khiếu nại, tố cáo cho thấy: mặc dù các ngành, các cấp duy trì thường xuyên chế độ tiếp công dân theo các quy định của Nhà nước và tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trang 8của dân ngay từ cơ sở Song tình hình khiếu nại, tố cáo trên một số lĩnh vực và địa bàn còn diễn biến phức tạp, số vụ việc khiếu nại, tố cáo hàng năm không giảm, số vụ khiếu tố phức tạp, đông người cũng tăng, mặc dù Uỷ ban nhân dân Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện theo kết luận của cấp trên nhưng công dân vẫn tiếp tục tiếp khiếu kiện lên các cơ quan Nhà nước.
Trước tình hình khiếu nại, tố cáo như trên đã đặt ra cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành trong Thành phố phải tập trung lãnh đạo, đề ra các biện pháp hữu hiệu trong việc chỉ đạo giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Luật Khiếu nại, tố cáo và các nghị định hướng dẫn của Chính phủ ra đời đã quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của mỗi cấp, với ý thức trách nhiệm và sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp các ngành, việc giải quýêt khiếu nại, tố cáo đã từng bước đi vào nề nếp theo trình tự quy định của pháp luật Số vụ việc khiếu tố được giải quyết kịp thời, dứt điểm nhiều hơn, việc thẩm tra xác minh đã làm thận trọng và chặt chẽ hơn Các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã bám sát các quy định của pháp luật và thủ tục pháp lý để ra các quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo theo đúng quy định của luật, nên đã phát huy được hiệu lực trong tổ chức thực hiện.
Việc theo dõi, xử lý đơn thư và kiểm tra đôn đốc kết quả giải quyết ở cấp huyện và sở ngành được giao cho tổ chức thanh tra cùng cấp giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng sở ngành thực hiện, như vậy đã tạo điều kiện tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của địa phương.
Nhìn lại vấn đề quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo ở địa phương có nhiều cố gắng, các vụ việc phát sinh mới được khẩn trương giải quyết, đã tích cực góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, hạn chế được việc phát sinh các “điểm nóng”, góp phần giữ vững và ổn định chính trị tại địa bàn Thành phố Tuy nhiên, về mặt quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, trên địa bàn còn bộc lộ một số yếu kém như: chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và đòi hỏi của cải cách nền hành chính Nhà nước,
Trang 9tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền dân chủ của nhân dân, cần có biện pháp quản lý tốt hơn và hiệu qủa hơn, đó là:
1 Tăng cường hơn nữa trong việc tuyên truyền giáo dục nội dung Luật Khiếu nại, tố cáo Các địa phương, sở ngành cần quán triệt phổ biến sâu rộng Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn khác xuống tận cơ sở để cán bộ và nhân dân hiểu sâu hơn về Luật; giảm việc khiếu nại, tố cáo của công dân, nếu có thì phải chấm dứt việc giải quyết vụ việc không đúng theo quy định của pháp luật.
Để tăng cường hiệu quả công tác tiếp công dân, cần thường xuyên theo dõi và cương quyết với kết quả thực hiện sau tiếp công dân ở các cấp, các ngành; thường thì một số vụ việc sau khi tiếp dân giao cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện còn kéo dài không đảm bảo thời gian quy định Một số ngành, địa phương từ cấp thành phố đến cấp Quận, huyện, phường, thị trấn, công tác tổ chức tiếp công dân có nơi chưa nghiêm túc, có nơi còn mang tính hình thức, không duy trì thường xuyên lịch tiếp dân, nhất là tiếp dân của lãnh đạo Trụ sở tiếp dân, tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân chưa được kiện toàn, củng cố đúng mức, mô hình trụ sở tiếp công dân chưa có quy định thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
Công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo ở từng ngành, từng địa phương chưa được quan tâm, có trường hợp không tuân theo đúng quy định trong việc tiếp nhận đơn thư, vẫn còn tình trạng chuyển đơn vòng vèo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc im lặng không giải quyết; việc theo dõi đơn thư còn phân tán, không tập trung vào đầu mối để quản lý dẫn đến tình trạng không nắm chắc số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận cũng như kết quả đã giải quýet khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý.
Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo Trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được đề cao đúng mức và phát huy hết trách nhiệm của mình, do đó một số vụ việc có tính phức tạp, tồn đọng chưa được sự chỉ đạo tập trung để giải quyết dứt điểm Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của một số Chủ tịch Uỷ ban
Trang 10nhân dân Quận, Thủ trưởng một số sở, ngành chưa thực hiện đúng trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo; từ việc ra quyết định thụ lý vụ việc, quy định thời gian giải quyết, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo thẩm tra xác minh, đến việc ra quyết định giải quyết…Mặt khác, Thanh tra một số ngành, địa phương chưa nêu cao trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực này để tham mưu cho Thủ trưởng cùng cấp trong việc quản lý và giải quyết các khiếu kiện phát sinh cũng như giải quyết đơn thư tồn đọng ở cấp mình.
Hiệu lực và hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, có vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành hoặc thi hành không đến nơi đến chốn, thậm chí có trường hợp không được thi hành Từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ngành chưa làm đầy đủ trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo, thiếu hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Việc khen thưởng, xử lý kỷ luật cho những đơn vị, địa phương, cá nhân làm tốt hoặc vi phạm chưa được kịp thời.
Về phía công dân nhiều trường hợp chưa thực hiện đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, gửi đơn thư khiếu tố tràn lan, không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết; nhiều trường hợp không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo các điều 17, 18, 57 và 58 của Luật Khiếu nại, tố cáo nhất là việc cung cấp tài liệu chứng cứ cho việc khiếu tố, tính trung thực trong nội dung khiếu nại, tố cáo và việc chấp hành thực hiện quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền chưa nghiêm làm cho việc giải quyết kéo dài, kém hiệu quả.
Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất chưa thực hiện nghiêm túc, chậm báo cáo hoặc chất lượng báo cáo không đáp ứng yêu cầu làm khó khăn cho công tác tổng hợp, chỉ đạo điều hành của cấp trên đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5- Công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các
cấp, các ngành trong việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo: