HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: Triết học Mác – Lênin PLT07A ĐỀ TÀI : Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mác – Lênin (PLT07A)
ĐỀ TÀI :
Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : Đào Thị Hữu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Phương
Lớp : K23CLC KTA
Mã sinh viên : 23A4010528
Hà nội, ngày tháng năm 2020
Trang 2MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 5 1.1 Quan điểm duy vật lịch sử về phương thức sản xuất 5 1.2 Vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ BẢN CỦA NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM 8
2.1 Thực trạng của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện nay 8 2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện đại ở Việt Nam 11 2.3 Trách nhiệm bản thân trong học tập để trở thành người lao động chất lượng cao, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề
Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin, xét
đến cùng lực lượng sản chính là yếu tố quyết định sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Lực lượng sản xuất được cấu thành từ nhiều yếu tố (tư liệu sản xuất và người lao động), trong đó người lao động là yếu tố then chốt nhất Nghiên cứu về sự phát triển lực lượng sản xuất trong lịch sử, Các Mác
khẳng định “Tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” Trên thế giới diễn ra cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, khoa học đã có những bước tiến để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhưng cũng không thể phủ nhận người lao động vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
Đảng ta đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của nhân tố người lao động, sự phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Quan điểm này của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng tổng hợp các quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Từ rất sớm,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Ngay trong Đại hội thứ XI (2011), Đảng ta
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Do vậy, để phát triển nền sản xuất hiện đại và tiến bộ, việc ưu tiên hàng đầu là nâng cao chất lượng người lao động trong lực lượng sản xuất
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, tôi chọn đề tài “Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận triết học.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất, tiểu luận sẽ đưa ra vai trò quan trọng của người lao động trong lực lượng sản
Trang 4xuất đồng thời có đóng góp về mặt giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận thực hiện được những mục tiêu sau:
Một là, làm rõ được quan điểm duy vật lịch sử về phương thức sản xuất, lực
lượng sản xuất, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
Hai là, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ở Việt Nam hiện nay
Ba là, đưa ra liên hệ với trách nhiệm bản thân trong việc học tập để trở thành người lao động chất lượng cao, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Người lao động trong yếu tố then chốt cấu thành lực lượng sản xuất và
những biện pháp cơ bản được đề xuất để nâng cao chất lượng người lao động tại Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu: Nhân tố người lao động trong thời kì đổi mới (Việt Nam trong gia đoạn từ 1986 đến nay)
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lí luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lí luận quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề lực lượng sản xuất, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất Tiểu luận cũng dựa trên tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luận của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kì đổi mới
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như các phương pháp: thống nhất
Trang 5logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp,khái quát hóa và hệ thống hóa,… để triển khai nội dung của tiểu luận
5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lí luận
Tiểu luận góp phần nghiên cứu sâu sắc một số vai trò then chốt của người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại Hơn nữa có thể đóng góp một phần những biện pháp cơ bản vào quá trình nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nền kinh tế- xã hội ở Việt Nam
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận sẽ góp phần nêu ra thực trạng tồn tại của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất, từ đó có thể rút ra ưu nhược điểm để khắc phục Tiểu luận cũng mang lại giá trị tham khảo về những giải pháp cơ bản trong quá trình để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1.1 Quan điểm duy vật lịch sử về phương thức sản xuất.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức
nhất định, tức là có cách sinh sống, cách sản xuất riêng của mình, đó là phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những gia đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Với một cách thức nhất định của sự sản xuất xã hội, trong đời sống xã hội sẽ xuất hiện những tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt xã hội
Đối với sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động của mỗi
xã hội cụ thể, sự thay đổi phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội,… được chuyển sang một chất mới Phương thức sản xuất là cái mà nhờ có nó người ta
Trang 6có thể phân biệt được sự khác nhau của các thời đại kinh tế khác nhau Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta có thể hiểu thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái kinh tế xã hội nào C.Mác khẳng định:
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì
mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”
1.1.1 Lực lượng sản xuất
* Khái niệm: Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm của chủ nghĩa
duy vật lịch sử Việc nghiên cứu rõ nội hàm của khái niệm này là cơ sở để hiểu toàn bộ sự vận động và phát triển của quá trình sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội loài người Vì vậy, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã sớm nghiên cứu về khái niệm lực lượng sản xuất Trong các tác phẩm của mình, mặc dù C.Mác không trực tiếp đưa ra khái niệm lực lượng sản xuất nhưng nội hàm của khái niệm này đã được ông đề cập đến ngay từ những tác phẩm đầu tay
Trên cơ sở quan điểm của triết học Mác - Lênin và kế thừa những kết quả
nghiên cứu về khái niệm lực lượng sản xuất, theo chúng tôi, lực lượng sản xuất
là một khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất theo một cách thức nhất định để tạo ra một sức sản xuất nhằm cải biến giới
tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của con người và phát triển kinh tế - xã hội
Như vậy, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người, là thước đo trình độ cải biến giới tự nhiên của con người ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Sự cải biến ấy có thể được hiểu là con người ngày càng thấu hiểu giới tự nhiên, chung sống hòa bình với giới tự nhiên bởi thực tế cho thấy, chỉ có thể thấu hiểu và chung sống hòa bình với tự nhiên, con người mới có thể được hưởng những lợi ích tốt nhất mà giới tự nhiên mang lại
* Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu
Trang 7sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động).Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hôi các thời kì nhất định Đối tượng lao động bao gồm những bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sản xuất Tư liệu lao động là những yếu tố mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất Ngoài tư liệu sản xuất được coi là yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất, C.Mác khẳng định cần phải có người lao động Theo C.Mác, yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào nếu không có một lực lượng xã hội để tiến hành sản xuất vật chất Tư liệu sản xuất
sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có sự tác động của con người
1.1.2 Người lao động
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội Người lao động
là chủ thể sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất Ngày nay, trong nền sản xuất xã hội,
tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ có xu hướng ngày càng tăng
1.2 Vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất
Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển xã hội loài người Vai trò của sản xuất vật chất có tính tiên quyết, là tiền đề trực tiếp tạo ra “ tư liệu sinh hoạt của con người” Ngoài việc nhấn mạnh đến vai trò của tư liệu sản xuất - yếu tố cần thiết của mỗi quá trình sản xuất, C.Mác đã khẳng định, để quá trình sản xuất được tiến hành không thể thiếu vai trò của nhân tố người lao động C.Mác khẳng định: “Một cái máy không dùng vào quá trình lao động chỉ là một cái máy
vô ích Ngoài ra, nó còn bị hư hỏng do sức mạnh hủy hoại của sự trao đổi chất của tự nhiên Sắt thì han rỉ, gỗ thì bị mục Sợi không dùng để dệt hoặc đan thì chỉ là một số bông bị hỏng”
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất bởi vì:
Trang 8Thứ nhất, người lao động là một “động vật biết chế tạo công cụ” vì ngoài việc sử dụng những công cụ lao động có sẵn, người lao động đã làm cho một vật
“do tự 12 nhiên cung cấp” trở thành một khí quan hoạt động của con người Nhờ
đó, người lao động đã tăng thêm sức mạnh của các khí quan vốn có của mình lên gấp bội
Thứ hai, người lao động với tri thức và ý chí của mình biết sử dụng và kết hợp các yếu tố cấu thành của tư liệu sản xuất như đối tượng lao động, công cụ lao động, phương tiện lao động; hiện thực hóa vai trò và tác động của những yếu
tố đó để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cải tạo giới tự nhiên một cách có hiệu quả nhất
Thứ ba, trong khi các yếu tố của tư liệu sản xuất đều hữu hạn và thường bị hao mòn nhanh theo thời gian thì người lao động, ngoài yếu tố thể lực bị hao mòn chậm thì các kỹ năng lao động, trình độ tay nghề luôn có khả năng tự đổi mới, tự nâng cao thông qua quá trình tự học hỏi, bồi dưỡng, trau dồi tri thức không ngừng để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ BẢN CỦA NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện nay.
2.1.1 Những thay đổi tích cực của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, các lao động động trẻ có sức khỏe, thể lực được nâng cao một
cách đáng kể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất
Trang 9Trong những năm qua, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể Chiều cao trung bình nam giới khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10% nam giới cao trên 1m70; nữ cao trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có khoảng 10% cao trên 1m60 Cân nặng trung bình nam giới khoảng
từ 56 - 60 kg; nữ là 48 - 50kg Đặc biệt, trong những năm gần đây, những chỉ số
đó ở thế hệ trẻ ở nước ta đang có xu hướng ngày càng phát triển cao Những cải thiện về thể lực và tầm vóc đã góp phần đáng kể trong việc tăng cường sức bền,
độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn cho người lao động Người lao động đã bước đầu đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những dây chuyền sản xuất hiện đại, với cường độ cao
Thứ hai, không chỉ về sức khỏe và thể lực được cải thiện đáng kể, mà trong những năm qua, tri thức và trí tuệ của người lao động nước ta cũng không ngừng tăng lên
Năm 2014, trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có trình
độ đại học không ngừng tăng lên: năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm
2013 là 5,8%, đến năm 2014, tỷ lệ này là 6,2% Sự tăng lên không ngừng của đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc cải tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại
Thứ ba, Sự cần cù, sáng tạo; tính linh hoạt, tháo vát; khả năng thích ứng nhanh cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của người lao động Việt Nam Người lao động của Việt Nam còn có sự linh hoạt, tính năng động, tháo vát Điều đó góp phần đáng kể trong việc tạo ra khả năng thích ứng cho người lao động Nếu như trước đây, với nền kinh tế bao cấp, người lao động Việt Nam phần lớn đều thụ động, ỷ lại, chờ thời thì ngày nay, người lao động nước ta đã biết thích ứng trước những thay đổi của nền sản xuất hiện đại Lao động công nghiệp tự học hỏi để có thể bắt nhịp được những dây chuyền sản xuất hiện đại,
Trang 10thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao về tính chuyên nghiệp, tính đồng bộ và áp lực của nền sản xuất Lao động nông nghiệp biết cách thay đổi cách thức sản xuất cấy trồng, chăn nuôi theo mô hình tập trung, cánh đồng mẫu lớn, trang trại lớn, biết kết hợp với các nhà khoa học, nhà quản lý để phát triển theo hướng bền vững, tìm đầu ra cho sản phẩm Ở một số địa phương, có nhiều người nông dân không chỉ biết áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất mà còn biết tự tạo, phát minh ra các loại máy móc tiên tiến như máy gieo hạt, tách hạt, máy làm đất góp phần giải phóng đáng kể sức lao động và nâng cao năng suất lao động
2.1.2 Những mặt hạn chế của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, Sức khỏe người lao động của người Việt Nam mặc dù đã có sự cải
thiện đáng kể nhưng còn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
về sức bền, cường độ, sự nhanh nhạy ứng biến trong quá trình sản xuất
Thứ hai, Tỉ lệ lao động được qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo còn
chưa được đảm bảo, chưa đc cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Thứ ba, tính ích kỉ, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế
Do lịch sử kinh tế Việt Nam là sự kéo dài hàng nghìn năm của công xã nông thôn dựa trên chế độ ruộng công và nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, mang hơi hướng
cá nhân nên vẫn còn thiếu tác phong công nghiệp Hơn nữa, nhiều người lao động tuy có việc làm nhưng chỉ hay nghĩ đến cái lợi trước mắt, dễ dao động, dễ thay đổi công việc có lợi cho mình, ít có sự gắn bó lâu dài với công việc
Do tư duy cục bộ, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt của bản thân, thiếu ý thức trách nhiệm, nên hầu hết các khu công nghiệp nước ta gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Ta có thể thấy việc nước thải chưa qua xử lí mà xả thải trực tiếp
ra môi trường ( sự cố formasa gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt vùng biển Vũng Áng,…) hay không khí xung quanh khu công nghiệp cũng bị ô nhiễm gây