1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ pháp luật Đại cương

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sau khi học xong môn Pháp luật đại cương, bạn đã có được những kết quả gì?
Tác giả Nguyễn Huỳnh Hưng
Người hướng dẫn Đỗ An Bình
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 575,5 KB

Nội dung

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập the

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn học: Pháp luật đại cương

SINH VIÊN: NGUYỄN HUỲNH HƯNG MSSV: 20119236

HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2020-2021 GVHD: ĐỖ AN BÌNH

Trang 2

TP.HỒ CHÍ MINH – 01/2021

Trang 3

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Nội dung nhận xét

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Điểm……….

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Đỗ An Bình đã giảng dạy tận tình, chi tiết để

em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc 1

Trang 5

MỤC LỤC

1 SAU KHI H C XONG MÔN PHÁP LU T Đ I C Ọ Ậ Ạ ƯƠ NG, B N ĐÃ CÓ Đ Ạ ƯỢ C

NH NG KẾẾT QU GÌ? Ữ Ả 5

2 VẤẾN ĐẾỀ (N I DUNG) NÀO THU C CH Ộ Ộ ƯƠ NG TRÌNH MÔN PHÁP LU T Đ I Ậ Ạ

C ƯƠ NG LÀM CHO B N QUAN TẤM NHẤẾT? HÃY TRÌNH BÀY S HI U BIẾẾT VÀ Đ A Ạ Ự Ể Ư

RA CÁC Ý KIẾẾN ĐÁNH GIÁ C A MÌNH VẾỀ VẤẾN ĐẾỀ ĐÓ? Ủ 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 6

1.Sau khi h c xong môn Pháp lu t đ i c ọ ậ ạ ươ ng, b n ạ

đã có đ ượ c nh ng kếết qu gì? ữ ả

Pháp luật đại cương là một môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về Nhà nước và pháp luật dựa cơ sở nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất dưới hai góc độ khoa học và pháp lý về Nhà nước và pháp luật

Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ chính ý muốn của con người.Vì vậy trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội

Trên cơ sở đó môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và

sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành Môn

Trang 7

học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc đại học

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và trong nhà trường nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm góp phần hình thành những thế hệ công dân có hiểu biết về pháp luật, có ý thức thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng pháp luật

Việc tích hợp, lồng ghép nội dung của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong môn học Pháp luật đại cương nhằm trang bị kiến thức

cơ bản để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về phòng, chống tham nhũng; xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác cho người học đối với công tác phòng, chống tham nhũng để có thể tham gia, hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng trong quá trình học tập và hoạt động nghề nghiệp khi ra trường; vận động, giáo dục người thân, người xung quanh phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng (trong nhà trường, ở đơn vị công tác cũng như ở địa phương, nơi cư trú) Tất cả những điều đó nhằm góp phần xây dựng đạo đức xã hội, nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới là hết sức cần thiết

Sau khi hoàn thành Chương trình môn học, người học có thể:

- Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;

- Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về : quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Hiểu được khái niệm và các chế định cơ bản của một số bộ luật,

Trang 8

một số luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Đối với Nhà nước, nắm được những những thuộc tính cơ bản nhất, chung nhất của Nhà nước nói chung và của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cụ thể nắm được: Bản chất của Nhà nước, hình thức nhà nước, chức năng của Nhà nước; Cấu trúc của bộ máy nhà nước, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đối với pháp luật, nắm được những vấn đề cơ bản về Pháp luật nói chung và của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp chế XHCN Việt Nam

Cụ thể nắm được: Bản chất của pháp luật; Hình thức của pháp luật; Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội; Vai trò của pháp luật; Những vấn đề pháp luật căn bản như: Quy phạm pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống pháp luật; Quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật; Trách nhiệm pháp lý; Khái niệm và những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Những bảo đảm đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa; Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Đối với mỗi chuyên ngành luật, nắm được: Những vấn đề lý luận chung (khái niệm chuyên ngành luật, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh) và những chế định cơ bản

của chuyên ngành luật đó, đồng thời có khả năng vận dụng những quy định của pháp luật trong mỗi chuyên ngành luật để giải quyết tình huống thực tế hoặc áp dụng một quy phạm pháp luật vào thực tiễn

- Đối với nội dung Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nắm được: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng (Khái niệm tham

Trang 9

nhũng, đặc điểm của hành vi tham nhũng, các hành vi tham nhũng; Nguyên nhân, hậu quả, tác hại của tham nhũng); Cấu thành tội phạm về tham nhũng, các tội phạm về tham nhũng trong tình huống thực tế; Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; Hiểu và ý thức được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng

- Trên cơ sở đó giúp cho mỗi cá nhân hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của công dân để xây dựng ý thức và thói quen sống

và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân, biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ

xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày cũng như biết cách bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân

Trang 10

2.Vấến đếề (n i dung) nào thu c ch ộ ộ ươ ng trình môn Pháp lu t đ i c ậ ạ ươ ng làm cho b n quan tấm ạ

nhấết? Hãy trình bày s hi u biếết và đ a ra các ý ự ể ư kiếến đánh giá c a mình vếề vấến đếề đó? ủ

Pháp luật đại cương là môn học khoa học cơ sở, có tính chất tổng hợp, nhằm trang bị cho người học những tri thức phổ thông, kiến thức cơ bản, chủ yếu và chung nhất về lý luận về Nhà nước và pháp luật, và những kiến thức về pháp luật thực định của các ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cũng như việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật Vì thế mà vấn đề mà em quan tâm đó là

về bộ máy nhà nước và cách thức hoạt động của nó

Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị

Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước là nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ lợi ích cho giai cấp cầm quyền Bộ máy nhà nước thiết lập bởi nhiều hệ thống các cơ quan, mỗi loại đều thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, vì vậy cần phân biệt chức năng của nhà nước với chức năng của mỗi loại cơ quan trong bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà nước được thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả Đó chính là bộ phận cấu thành nên

bộ máy nhà nước, cũng là điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước 16 này với bộ máy nhà nước khác Ví dụ, ở bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền: Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp Mỗi cơ quan này vừa thực hiện quyền năng của mình nhưng đồng thời vừa kiểm soát quyền lực của các chi nhánh khác Còn ở nhà nước xã hội chủ nghĩa thì

tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước được tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất

Trang 11

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều có những vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền riêng Tuy nhiên, so với các tổ chức xã hội khác thì các cơ quan trong bộ máy nhà nước có những điểm chung giống nhau nhờ đó mà có thể phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh

tế, chính trị, xã hội khác Cơ quan nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, cơ quan nhà nước được thành lập theo nguyên tắc, trình

tự, thủ tục luật định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhân danh quyền lực nhà nước

Thứ hai, các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều có quyền nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện chức năng, quyền hạn theo vị trí, vai trò của mình Tuy nhiên, giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước lại có mối quan hệ mật thiết với nhau

Thứ ba, các cơ quan được giao quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật

Tóm lại, có thể hiểu rằng “cơ quan nhà nước là một tổ chức mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm

vụ của nhà nước trong phạm vi nhất định”

Cơ cấu của bộ máy nhà nước (bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước): Ngoài chế định nguyên thủ quốc gia thì các bộ máy nhà nước được hình thành chủ yếu bởi ba hệ thống cơ quan là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp

 Chế định nguyên thủ quốc gia

Trong các bản Hiến pháp của các quốc gia đều quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại của nhà nước Ở các quốc gia khác nhau thì chế định này có tên gọi khác nhau như Chủ tịch nước, Tổng thống, Quốc vương

Mặc dù không nằm trong cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng nguyên thủ quốc gia có quyền hạn rất lớn ở cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp Ở lĩnh vực hành pháp thì nguyên thủ quốc gia

có quyền bổ nhiệm các cơ quan cấp cao, đứng đầu trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang, bổ nhiệm các đại sứ, các đại diện ngoại giao, triều

Trang 12

hồi các đại sứ Ở lĩnh vực lập pháp thì các nguyên thủ quốc gia có quyền công bố các đạo luật và phủ quyết lập pháp Ở lĩnh vực tư pháp thì nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm các thẩm pháp tòa án cao cấp, quyền đặc xá, ân xá

 Cơ quan lập pháp

Tên gọi của cơ quan lập pháp là không giống nhau ở các nhà nước khác nhau, ở nhà nước tư sản thì quyền lập pháp nằm trong tay Nghị viện, ngoài Nghị viện có chức năng chính là lập pháp thì Nghị viện có thực hiện chức năng giám sát Chính phủ, chức năng tài chính còn ở nhà nước xã hội chủ nghĩa chức năng lập pháp nằm trong tay Quốc hội

Do đó, có thể thấy cơ quan lập pháp có một vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, nếu không có nó thì hai chi nhánh quyền lực kia không thể thực hiện được

 Cơ quan hành pháp

Quyền lực hành pháp ở các quốc gia trên thế giới nằm trong tay Chính phủ hay Chính phủ là cơ quan thi hành pháp luật Chính phủ thực hiện sự quản lý mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Tuy nhiên để thực hiện chức năng quản lý thì Chính phủ có thể ban hành các văn bản pháp luật gọi là hoạt động lập quy Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì Chính phủ cũng luôn giữ vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước, có quyền hạn rất lớn cho nên tham gia bầu

cử của các đảng phái chính trị, các nhà tư sản nhằm nắm quyền kiểm soát Chính phủ

 Cơ quan tư pháp

Quyền lực tư pháp ở các quốc gia trên thế giới nằm trong tay Tòa

án với chức năng xét xử nhằm đảm bảo quyền tự do, công bằng, dân chủ của công dân Nguyên tắc xét xử của Tòa án là độc lập chỉ tuân theo pháp luật Bên cạnh Tòa án còn cơ quan thực hiện quyền công tố Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Có hai nguyên tắc chính đó là: Nguyên tắc tam quyền phân lập: ba quyền lập pháp, 18 hành pháp và tư pháp thuộc về ba loại cơ quan khác nhau, hoạt động trên cơ sở kiềm chế và đối trọng, thường tồn tại ở kiểu nhà nước tư sản; Nguyên tắc tập trung dân chủ là: nguyên tắc chủ yếu của các nhà nước theo kiểu nhà nước XHCN, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nằm trong tay một cơ quan, có sự phân công, phân nhiệm…

Trang 13

Đánh giá của bản than về bộ máy nhà nước hiện tại Trong thời gian qua, Đảng ta có nhiều nghị quyết về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước, về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước Song, năng lực quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước ta chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới

Để Nhà nước giữ được vai trò trụ cột của hệ thống chính trị, công cụ đắc lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chỗ dựa cho kinh tế xã hội phát triển, cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy để nó đáp ứng được đầy

đủ các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Những vấn đề cơ bản của Pháp luật đại cương Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nga

Lế Văn Hợp

[2] Tài liệu tổng hợp từ Internet

Ngày đăng: 01/10/2024, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN