Tiền lệ pháp Án lệ là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các phán quyết của các chủ thê có thâm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thé, được Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ
Trang 1
TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHI MINH
KHOA GIAO DUC CHINH TRI
TIEU LUAN
HOC PHAN PHAP LUAT DAI CUONG
TEN DE TAI Hình thức của pháp luật - Những vấn đề ly luận và thực tiễn
Học kỳ: KHI
Năm học: 2021 — 2022
Hệ: Chính quy
Mã học phần: POLI1903
Lớp học phần: POLI190314
Sinh viên thực hiện: Trần Vũ Khang
Mã số sinh viên: 47.01.751.141
TP HÒ CHÍ MINH - 2022
Trang 2
MUC LUC Trang
CHUONG 1 HINH THUC CUA PHÁP LUẬT - NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN
1.2.1 Tiền lệ pháp (án lệ) -2¿ +¿©-++2+++Ex+EEE+Exxtrrxerkerrxerxrsrkesrxee 3
ID / AM Lo n6 5 1.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật -+-5<cscsersreseesreeres 6 1.2.3.1 Quy phạm pháp luật . - - + < +2 *+ek+ + xe, 6 1.2.3.2 Văn bản quy phạm pháp luật - -+ +-c+cseeersresesrreree 7
CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT - NHUNG VAN DE THUC TIỀN
2.1 Tiền lệ pháp (án lệ) 8
2.3 Van ban quy pham phap luat 11
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 15
Trang 3MO DAU
“Làm người trông rộng nghe xa
Biết luật biết lý mới là người tính”
Quả thật, từ thuở ban đầu ông bà ta đã khuyên dạy con cháu phải ăn ngay ở lành, thiết lập các điều lệ, giới răn để đời sau nương vào đó sống cho phải lẽ Thật vậy, “Quốc
có quốc pháp, gia có gia quy” Ở mỗi gia đình có những nguyên tắc riêng thì ở những quốc gia cũng có những luật pháp riêng của họ Và những quy ước đó là cách thức
mà giai cấp thống trị sử dụng đê thể hiện ý chí của mình thành và biến nó thành các
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, được gọi là hình thức của pháp luật Hình thức
của pháp luật bao gồm hình thức bên trong và bên ngoài Khi nghiên cứu hình thức bên ngoài (là đáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật) ta sẽ được tìm
hiểu về 3 hình thức chủ yếu và tiêu biểu đó là Tập quán pháp, Tiền lệ pháp (Án lệ),
và Văn bản quy phạm pháp luật Ở bài tiêu luận nảy tôi xin được trình bày về những
cơ sở lý luận cùa hình thức pháp luật và một vài ví dụ đê có thê làm rõ hơn cho đề tài
nghiên cứu
Bởi sự nghiên cứu, chuẩn bị, và trình độ tư duy cũng như kỹ năng còn nhiều khiếm khuyết, tôi rất mong được sự chỉ dẫn và suy xét của Quý Thây (Cô), Quý Giám Khảo Xin kính chúc Quý Thay (Cô), và Quý Giám Khảo được nhiều sức khoẻ, luôn bình
an trên con đường giảng dạy để có thê chèo lái thật nhiều chuyến đò sang bờ bên kia
sông một cách tuyệt mỹ, và đảo tạo thêm nhiều thế hệ mới có ích cho tương lai xã hội
Trang 4CHUONG 1 HINH THUC CUA PHAP LUẬT - NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN
Hình thức của pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là khái niệm chỉ ra ranh giới giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, và là những dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế Hình thức của pháp luật là phương thức, hay dạng tồn tại, cũng như quy
mô, mà nó thê hiện ý chí bắt buộc trong xã hội cua giai cấp thống trị, thông qua đó ý chí trở thành pháp luật Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy, được biểu hiện
dưới những dạng nhất định, và là công cụ để điều chỉnh xã hội Hình thức pháp luật
bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài
1.1 Hình thức bên trong
Hình thức bên trong là cơ cầu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự sắp xép, va
liên kết các bộ phan, các yếu tố cầu thành nên hệ thong pháp luật (uật, chương, điều luật) Nhờ nó, ta xác định được vị trí, vai trò của các yếu tố, bộ phân của pháp luật Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật, bao gồm các bộ phận cầu thành của hệ thong pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật
và quy phạm pháp luật
1.2 Hình thức bên ngoài
Hình thức bên ngoài là đáng vẻ bề ngoài, là đạng (phương thức) tồn tại của pháp luật Hình thức bên ngoài của pháp luật bao gồm: Tiền lệ pháp (Án lệ), Tập quán pháp, Văn bản quy phạm pháp luật
1.2.1 Tiền lệ pháp (Án lệ)
Tiền lệ pháp (Án lệ) là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các phán quyết của các
chủ thê có thâm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thé, được Nhà nước thừa nhận
các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, đã có hiệu lực pháp luật làm khuôn mẫu cho việc giải quyết các vụ việc tương tự vẻ sau Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở
Anh, Hoa Kỳ (đặc biệt là dân luật) Đây là hình thức pháp luật không phải do họat
Trang 5động co quan lập pháp ban hành, mà do các cơ quan hành pháp vả tư pháp xây dựng nên trong quá trình giải quyết các vụ việc trên thực tế Vì vậy, hình thức này dé tạo
ra sự tùy tiện do mang tính chất rập khuôn giữa các vụ việc được cho là có tình tiết
giống nhau, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong việc xây dựng
và thực hiện pháp luật Kết quả của một bản án trước có được áp dụng hay không phụ thuộc vào việc chứng minh các vụ việc có tình tiết giống nhau hay khác nhau Án lệ
là hình thức phô biến nhất của tiền lệ pháp, án lệ chỉ được xây dựng bởi tòa án không
bao gồm các cơ quan hành pháp Trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ việc cụ thể, bản án và quyết định của tòa án cấp cao hơn được lấy làm mẫu để giải quyết
những vụ việc có tính chất tương tự, xảy ra sau đó Hơn nữa, việc áp dụng này còn
ảnh hưởng đến nguyên tắc phân chia hoặc phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước Bởi thế, tiền lệ pháp không được coi là hình thức pháp luật cơ bản trong nhà nước pháp quyền Trên thực tế, trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ (nhất
là thời kỳ sau cách mạng), do hệ thong pháp luật chưa được xây dựng hoàn chỉnh,
trước yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc, trong các Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa vẫn còn sự dụng hình thức này Nhưng đó là sự vận dụng linh
hoạt dựa trên cơ sở của luật và đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Khi hệ
thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì hình thức này không còn tồn
tại trong các Nhả nước Xã hội Chủ nghĩa Ở Việt Nam hiện nay, Tiền lệ pháp cũng
được coi là một nguồn của luật Ngày nay, ở các nước trên thế giới như Anh, Mỹ Úc, các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước thuộc hệ thống luật này được ban
hành bởi nghị viện ngày một nhiều và các văn bản này có giá trị pháp lý cao hơn án
lệ Tuy nhiên, tiền lệ pháp với tính chất là một hình thức pháp luật được xây dựng trên cơ sở của những tình tiết cụ thê nó có thể bố sung vào các khoảng trống pháp lý
bị gây ra bởi các quy định có tính khái quát cao trong các văn bản quy phạm pháp
luật Thêm vào đó, tiền lệ pháp được ban hành, sửa đổi và bố sung một cách nhanh chóng, chủ yếu thông qua việc thâm phán đưa ra các phán quyết trong quá trình xét
xử Điều này khắc phục được tính lạc hậu, lỗi thời của văn bản quy phạm pháp luật
Trang 6với quy trình ban hành, sửa đối, bô sung nghiêm ngặt Mặt khác, trong quá trình sử dụng án lệ, các bản án, quyết định của tòa án phải được công khai, minh bạch, dễ dàng tiếp cận bởi bất kỳ cá nhân tô chức nào, vì vậy góp phần nâng cao kiến thức
pháp luật cho người dân Từ đó, ta có thể thấy tiền lệ pháp có tính xác định, hình
thành nhanh, thủ tục gọn; song vẫn có vài nhược điểm như tính chất pháp lý không
cao, hạn chế tính linh hoạt trong áp dụng
1.2.2 Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức pháp luật không thành văn, xuất hiện rất sớm và tồn tại
dưới dạng những phong tục, tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được Nhà nước thừa nhận thành những quy tắc
xử sử mang tính bắt buộc đối với xã hội và nâng chúng lên thành pháp luật Đây là nguồn phô biến của pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến Trong nhà nước tư sản,
hình thức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ Vì tập quán hình thành một cách tự phát, ít biến đồi và có tính cục bộ cho nên hình thức tập
quán pháp về nguyên tắc không phù hợp với bản chất của pháp luật Xã hội Chủ nghĩa, không thể là hình thức pháp luật cơ bản của nhà nước pháp quyên Tuy vậy, cũng có một số tập quán thé hiện truyền thống và đạo đức dân tộc có tác dụng tốt trong việc hình thành tính cách con người mới Xã hội Chủ nghĩa và làm phong phú đời sống
văn hóa nhân dân Vì vậy, Tập quán pháp không phải là hình thức pháp luật chủ yếu
của đa số các nước trên thể giới ngày nay, nhưng các Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội vẫn còn thừa nhận một số tập quán tiến
bộ ở mức độ hạn chế Không phải tất cả tập quán đều được Nhà nước thừa nhận là
nguồn của pháp luật Tập quán pháp là các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, đã được giai cấp thống trị thông qua Nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật.Tập quán pháp có những mặt ưu điểm tích cực như: Gần gũi với cuộc sông hằng ngày, dé tạo thói quen tuân thủ Mặt
khác, nõ cũng mang những nhược điểm: Thiếu cơ sở khoa học, không mang tính quy
phạm phô biến, bảo thủ, khó thay đổi
Trang 71.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật
1.2.3.1 Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dung lap di lap lai nhiều lần đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong phạm vi cả nước
hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện Đối tượng chịu
sự tác động trực tiếp của Văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tô chức, cá nhân
có quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp tử việc áp dụng văn bản
đó sau khi được ban hành Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống
pháp luật Nó là quy tắc xử sự chung, là chuân mực để mọi người phải tuân theo, là tiêu chuẩn đề đánh giá hành vi của con người Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái với pháp luật Quy phạm pháp luật Xã hội Chủ nghĩa là quy tắc xử sự chung cho mọi người do Nhà nước
Xã hội Chủ nghĩa ban hành, thê hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa
Quy phạm pháp luật là loại quy phạm xã hội nên nó mang những đặc điểm chung của
quy phạm xã hội, đó là tính điều chỉnh, tính phụ thuộc vào ý thức, tính phố biến
Ngoài ra, quy phạm pháp luật là loại quy phạm xã hội đặc biệt nên có những đặc điểm
riêng như sau: Do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thê hiện ý chí của giai cấp thông
trị Có tính bắt buộc chung đối với mọi người trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thê Pháp luật là hệ thông quy tắc xử sự, còn quy phạm pháp luật là một quy tắc xử sự -
một đơn vị, một tế bào của pháp luật, thông thường một điều luật là một quy phạm
pháp luật
Quy phạm pháp luật có ba thành phản là: Giả định, quy định, chế tài Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thẻ nhất định
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Ai? Hoàn cảnh, điều
Trang 8kiện nào? Quy định là bộ phận nêu lên những cách cư xử mà các chủ thê có thê hoặc buộc phải thực hiện gắn với những tình huống đã nêu 6 phan giả định của quy phạm pháp luật Phần quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: Cấm, không được, phải, thì, được, có Và thường trả lời cho câu hỏi: Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào? Chế tài là bộ phận chỉ ra các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thê có thâm quyền áp dụng quy phạm
có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những
mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật Phân chế tài của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi: Hậu quả bất lợi sẽ ra sao khi không thực hiện đúng những nội dung đã nêu ở phần quy định?
1.2.3.2 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiền bộ nhất do Cơ quan Nhà nước
có thâm quyền ban hành (pháp luật thành văn) theo thủ tục, trình tự luật định, trong
đó có quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người), được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực
tế đời sống Tùy từng nước, Văn bản quy phạm pháp luật có nhiều loại, mang nhiều
tên gọi khác nhau, mỗi loại chứa đựng một nội dung riêng, ban hành theo một trình
tự, hình thức nhất định và thường được chia thành 2 loại: Văn bản Lnật (văn bản lập pháp) và Văn bản dưới Lnật (văn bản lập quy)
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có đầy đủ các yếu tổ sau: Do cơ quan Nhà nước có thâm quyền ban hành đúng hình thức, có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại Văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật; được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền, thuyết phục, các biện pháp về tô chức, kinh tế, trong trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế; chứa đựng những quy tắc xử sự chung, tức là văn bản chứa đựng những chuẩn mực mà các cá nhân, tổ chức phải tuân theo khi tham gia vào những quan hệ
xã hội, được những quy tắc đó điều chỉnh và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống; phân biệt với các văn bản pháp lý cá biệt (bản án, quyết định khen thưởng,
Trang 9quyết định ký luật ) Qua đây ta nhận thấy được Văn bản quy phạm pháp luật có tính để phổ biến và kiểm soát; tính pháp lý cao; rõ rang, minh bạch Tuy vậy, chỉ phí
xây dựng văn bản này lại tốn kém; và cần ban hành các văn bản hướng dẫn Văn bản
quy phạm pháp luật có những mặt ưu điểm tích cực như: Dễ phổ biến và kiểm soát, tính pháp lý cao, rõ ràng minh bạch Bên cạnh đó, nó cũng có những hạn chế như chỉ phí xây dựng tốn kém
CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT - NHUNG VAN DE THUC TIỀN
2.1 — Tiền lệ pháp (Án lệ)
Tiền lệ pháp (Án lệ) là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng các phán quyết của các
chủ thê có thâm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thé, được Nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu cho việc giải quyết các vụ việc tương tự về sau Bộ luật Dân sự nước
ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nêu người được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên
và cho đến khi đủ 18 tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa thành niên hay đã thành thai Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự lại không cho biết nghĩa vụ này bat dau vào thời điểm nào nên các tòa rat lúng túng Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm
của Tòa án Nhân dân Tối cao phân tích: Theo tỉnh thần quy định tại Điều 616 Bộ luật
Dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì trong trường hợp cụ thê này, thời điểm phát sinh nghĩa
vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết Đối với tiền lệ pháp về tội
giết người, theo án lệ số 01/2016/AL, có nội dung án lệ như sau “Theo các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà không muốn tước đoạt tính mạng, cũng không muốn thuê Mạnh đâm bừa, đâm âu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tan công vào chân, tay mà không yêu cầu tắn công vào các phân trọng yêu của cơ thê,
là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn
nhân Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào dui nạn nhân theo đúng
Trang 10yêu cầu của Phương Hành vi phạm tội của Hoàng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thê xảy ra Việc nạn nhân bị chết do sóc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng pham Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội có ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp
phúc thâm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người ” là không đúng pháp
luật” Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra quyết định: 1 Hủy Bản
án hình sự phúc thâm só 475/2010/HSPT ngày 15-9-2010 của Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về các phản: tội danh, hình phạt và án phí hình sự phúc
thâm đối với Đồng Xuân Phương: chuyên hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thấm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đề xét xử phúc thâm lại theo đúng quy định của pháp luật
2 Tiếp tục tạm giam Đồng Xuân Phương cho đến khi Tòa phúc thâm Tòa án nhân
dân tối cao tại Hà Nội thụ lý lại vụ án 3 Các quyết định khác của Bản án hình sự
phúc thâm nêu trên đã có hiệu lực pháp luật Từ vụ việc này, các thành viên của Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào án lệ này để giải quyết các vụ việc xảy ra về sau Qua nguồn án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao công bố, việc áp dụng án lệ được thực hiện khi vụ việc dân sự
có các tình tiết mà pháp luật không quy định thì Tòa án có thê áp dụng án lệ đề xử
2.2 Tập quán pháp
Về cơ sở lý luận, Tập quán pháp là hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, được Nhà nước thừa nhận thành những quy tắc xử sử mang tính bắt buộc đối với xã hội Do đó, từ những phong
tục tập quán được lưu truyền, Nhà nước thừa nhận và chỉnh sửa bố sung cho phù hợp
trong việc áp dụng Một trong số đó là tập quán điều chỉnh một số quan hệ nhân thân Đối với quyên có họ, tên: trong số những quyền nhân thân được Bộ luật dân sự năm
2015 ghi nhận, bảo vệ thì quyền xác định dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh
của tập quán pháp Theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015: “Họ của cá nhân được