1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chủ Đề Đặc biệt trong công tác xã hội

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các chủ Đề Đặc biệt trong công tác xã hội
Tác giả Nhóm 3, Lớp 20030401
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 551,98 KB

Nội dung

Nội dung Trong cứ giai cấp nào, phụ nữ có ít lợi thế hơn so với nam giới trong việc tiếp cận với vật chất, quyền lực, địa vị và các khả năng đối với sự tự thể hiện bản thân.. Ưu điểm: 

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-CÁC CHỦ ĐỀ ĐẶC BIỆT TRONG

CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nhóm: 3

Lớp: 20030401

Mã môn: 304058

Giảng viên bộ môn:

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN MACXIT ( MARXIST FEMINISM) 1

1 Lịch sử phát triển 1

2 Nội dung 1

3 Nhận xét 2

3.1 Ưu điểm: 2

3.2 Hạn chế: 2

II LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST FEMINISM) 2

1 Lịch sử phát triển: 2

2 Nội dung: 3

3 Nhận xét: 3

3.1 Ưu điểm: 3

3.2 Hạn chế: 3

III LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN TỰ DO ( LIBERAL FEMINISM) 4

1 Lịch sử phát triển: 4

1.1 Sự ra đời của phong trào nữ quyền: 4

1.2 Sự ra đời của thuyết NQTD: 4

2 Nội dung: 5

2.1 Các khái niệm liên quan 5

2.2 Đại diện tiêu biểu 5

2.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6

2.4 Quan điểm lý luận: 6

3 Nhận xét: 7

3.1 Ưu điểm 7

3.2 Hạn chế: 7

IV LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN CẤP TIẾN (RADICAL FEMINISM) 8

1 Lịch sử phát triển: 8

2 Nội dung: 8

Trang 3

3 Nhận xét 8

3.1 Ưu điểm: 8 3.2 Hạn chế: 9

Trang 4

I LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN MACXIT ( MARXIST FEMINISM)

1 Lịch sử phát triển

Từ Thế kỷ XVII sự kiện biến đổi của tình hình kinh tế chính trị - xã hội ở châu Âu, đặc biệt ở Anh tác động lớn đến cuộc sống của người phụ nữ xã hội đương thời

Đến cuối thế kỷ XVIII một số tư tưởng nữ quyền theo chủ nghĩa tự do được hình thành ở Anh

 Năm 1840, hội nghị thế giới về chống chế độ nô lệ được tổ chức ở London, trong đó có sự tham gia của một đoàn đại biểu phụ nữ đã làm khơi dậy nhận thức về sự cần thiết phải có một phong trào cho phụ nữ

 Vào khoảng những năm 1850 và 1860, các cuộc tranh luận về quyền bầu

cử của phụ nữ diễn ra rất gay gắt Năm 1890 Các hiệp hội Mỹ và quốc gia

vì quyền bầu cử của phụ nữ đã kết hợp để trở thành Hiệp hội quốc gia Mỹ

vì quyền bầu cử của phụ nữ (NAWSA)

 Sau thời kì chiến tranh thế giới thứ II, Đảng phụ nữ quốc gia do Alice Paul thành lập, tiếp tục đấu tranh để cải thiện địa vị của người phụ nữ Sự phát triển của thuyết nữ quyền có thể được coi xuất phát từ sự phát triển của phong trào phụ nữ thể kỷ XIX (nguồn: Xã hội học giới, Hoàng Bá Thịnh)

2 Nội dung

Trong cứ giai cấp nào, phụ nữ có ít lợi thế hơn so với nam giới trong việc tiếp cận với vật chất, quyền lực, địa vị và các khả năng đối với sự tự thể hiện bản thân

Những nam giới thuộc giai cấp tư sản sở hữu sản xuất, còn phụ nữ thuộc giai cấp không sở hữu tài sản

Phụ nữ thuộc giai cấp tư sản sinh đẻ và dạy dỗ những đứa con, cũng đáp ứng các dịch vụ về tình cảm, xã hội và tình dục

Trang 5

3 Nhận xét

3.1 Ưu điểm:

 Chú trọng quan tâm đến các thiết chế xã hội, quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế của xã hội,gia đình => cải thiện vần đề trong gia đình và ngoài xã hội => người phụ nữ ít lệ thuộc vào nam giới về vấn để kinh tế trong việc ly hôn

 Vị trí của người phụ nữ ngày càng được cải thiện

3.2 Hạn chế:

 Hình thành từ nguồn gốc của sự hạ thấp địa vị của phụ nữ đối với chủ nghĩa tư bản => tạo nên sự áp bức phụ nữ

 Chất lượng trải nghiệm cuộc sống môi trường cá nhân của phụ nữ thấp ít kinh nghiệm sống

 Dấu ấn của sự bất bình đăng giới trong hệ thống giai cấp

 Phụ nữ có ít lợi thế so với nam giới: của cải, quyền lực, công việc, lương…

II LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST FEMINISM)

1 Lịch sử phát triển:

 Thuyết này xuất hiện vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tại Pháp và Anh

 Thuyết nữ quyền XHCN hình thành sau một số thuyết nữ quyền khác nên

nó đã kế thừa các trào lưu nữ quyền và được tiến hành có hiệu quả cao

 Trong thời kỳ này, các lý luận gia nữ quyền xã hội chủ nghĩa tập trung phân tích về vấn đề bình đẳng, quyền công dân, những vấn đề loại trừ phụ

nữ ra khỏi trật tự chính trị, những vấn đề thay đổi xã hội từ khía cạnh đạo đức

Trang 6

 Lý thuyết này cho rằng sự áp bức đối với phụ nữ là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản và nó được củng cố bởi luật pháp bất bình đẳng

2 Nội dung:

Để vượt qua sự hạn chế của các thuyết nữ quyền trước như Macxit, phân tâm học,… thuyết nữ quyền XHCN đã phát triển thành hai cách tiếp cận khác nhau:

 Lý thuyết hệ thống kép:

Lý thuyết này cho rằng chế độ nam trị và CNTB là hai hình thức quan hệ xã hội khác nhau và chúng cùng áp bức phụ nữ Để hiểu được sự áp bức của chúng cần phải phân tích riêng biệt rồi sau đó xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau

 Lý thuyết các hệ thống thống nhất:

Lý thuyết này cố gắng phân tích CNTB và chế độ nam trị cùng với nhau thông qua một hệ thống khái niệm Lý thuyết cho rằng CNTB và chế độ nam trị không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết

3 Nhận xét:

3.1 Ưu điểm:

Các nhà nữ quyền XHCN cho rằng: cả giới và giai cấp đều đóng vai trò gần ngang nhau trong việc lí giải sự áp bức phụ nữ

3.2 Hạn chế:

Thuyết nữ quyền hậu hiện đại cho rằng: không thể và không nên tìm kiếm một sự thống nhất vào một khái niệm như vậy Không thể bởi vì phụ nữ có cách cảm nghiệm khác nhau dựa theo giai cấp, sắc tộc Thuyết nữ quyền là đa dạng chứ không đơn nhất vì phụ nữ là nhiều người chứ không phải một người

 Lý thuyết hệ thống kép:

Hầu hết các nhà lí thuyết này đều coi CNTB là một phương thức sản xuất, một cơ cấu vật chất có cội nguồn lịch sử nhưng chế độ nam trị lại là cơ cấu phi vật chất, nghĩa là mang nhiều tính chất hệ tư tưởng hay phân tâm học, không mang tính chất cụ thể với không gian và thời gian

Trang 7

 Lý thuyết hệ thống thống nhất:

Các nhà nữ quyền XHCN muốn tập hợp, thâu tóm tất cả những nguyên nhân, những yếu tố dẫn đến áp bức phụ nữ và những quan điểm của những lý thuyết

nữ quyền vào cùng một khái niệm

III LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN TỰ DO ( LIBERAL

FEMINISM)

1 Lịch sử phát triển:

1.1 Sự ra đời của phong trào nữ quyền:

Một phong trào xã hội có nguồn gốc từ Anh thế kỷ XVIII, tìm cách đạt sự bình đẳng giữa hai giới bằng việc mở rộng các quyền phụ nữ vào thập niên

1890, thuật ngữ này đặc biệt hay dùng để nói về phụ nữ và nam giới vận động đòi quyền bầu cử cho phụ nữ

Thuật ngữ “nữ quyền” được hình thành từ đó và chia thành nhiều trường phái khác nhau: nữ quyền tự do, nữa quyền văn hoá,…

1.2 Sự ra đời của thuyết NQTD:

Thời kì Phục Hưng: đề cao sự tự do – những người khởi xướng cho thuyết này là những người phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội thuyết nữ quyền tự do được hình thành làn sóng nữ quyền thứ nhất của chủ nghĩa khai sáng

Có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng đổi mới, phóng khoáng

→ hướng đến bảo vệ trẻ em và lợi ích cho phụ nữ

2 Nội dung:

2.1 Các khái niệm liên quan

 Thuyết nữ quyền:

o Định nghĩa 1: sự nhận thức về nạn áp bức và bóc lột phụ nữ trong xã hội ở nơi làm việc, trong gia đình và sự hành động có ý thức để thay đổi tình hình ấy

Trang 8

o Định nghĩa 2: là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và

áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản

và tình dục đối với phụ nữ trong gia đình, nơi làm việc và trong xã hội nói chung

Là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới trong việc làm thay đổi tình trạng đó

 Thuyết nữ quyền tự do:

Nhấn mạnh việc cải cách xã hội và pháp luật để tạo nên các cơ hội bình đẳng cho phụ nữ

2.2 Đại diện tiêu biểu

Jessie BernardAlice Rossi là hai nhà xã hội học Mỹ nổi bật trong vấn đề

này Các tác phẩm tiêu biểu của 2 bà như: Acedemic Woman ( Những phụ nữ hàn lâm – 1964), Future of Marriage (Tương lai của hôn nhân – 1972) và The female world (Thế giới phụ nữ - 1987).

Còn ở Anh, An Oakley nổi tiếng là một học giả nữ từ thập niên 1970 qua

những nghiên cứu thực nghiệm về việc nhà The Sciology of Housework (Xã hội

học về việc nhà – 1974) và về sinh nở Here to Maternity (Từ đây đến thiên chức

làm mẹ - 1979)

Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe/The second Sex) của Simone de Beauvoir và Judith Lorber

“Một biện minh cho quyền phụ nữ” – Mary Wollstonecraft: nhấn mạnh giáo

dục bình đẳng và sự tham gia của phụ nữ vào các nghề của nam giới

“Huyền thoại phụ nữ” – Feminine và “Chính trị học giới tính” – Kate Millets: nhấn mạnh quyền công dân, địa vị và quyền lực của phụ nữ

2.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng: sự bất bình đẳng giữa nam và nữ giới

Phương pháp:

- Sử dụng lí thuyết xung đột của xã hội học để làm rõ và giải thích mối quan hệ xung đột của nam và nữ

Trang 9

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

2.4 Quan điểm lý luận:

Các nhà NQTD cho rằng sự bị trị của phụ nữ là từ trong những ràng buộc về tập quán và pháp lý Bản chất phụ nữ kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ, thể chất nên phụ nữ bị gạt khỏi các diễn đàn và thương trường

Theo thuyết “Nữ quyền tự do” thì nam giới và nữ giới đều có quyền lợi công bằng như nhau và quan điểm này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa khai sáng

 Phê phán phân biệt đối xử giới tính trong xã hội:

o Phụ nữ là 1 nhóm giới tính thường không được tạo tự do và bình đẳng như nam giới

o Đòi hỏi, đảm bảo công bằng cơ hội, quan tâm bình đẳng đối với mọi người như nhau, không phân biệt nam nữ

o Phụ nữ bị tước đi việc học hành và bị giam hãm trong gia đình

 Công nhận:

o Ở nhiều nơi hiện nay, khung pháp lý về bình đẳng nam giới được cải thiện nhiều, song sự phân biệt này vẫn tồn tại dai dẳng trong các thiết chế phi chính thức

o Các cải cách xã hội và pháp luật qua các chính sách để tạo nên những cơ hội bình đẳng hơn cho phụ nữ

o Nhấn mạnh quá trình xã hội hoá giới đóng góp và sự khác biệt giới → đề cao sự biến đổi trong thực tiễn xã hội và giáo dục của xã hội đến các mối quan hệ

o Phần lớn phụ nữ ít đặc quyền hơn hoặc không bình đẳng với nam giới

3 Nhận xét:

3.1 Ưu điểm

 Bước đầu hình thành nên tư tưởng bình đẳng của phụ nữ và tìm kiếm sự chia sẻ trách nhiệm từ phía nam giới Về cơ bản cải thiện chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ

Trang 10

 Phát triển được những lý thuyết về bất bình đẳng giới, sử dụng những khái niệm như giới, chế độ gia tưởng và vai trò giới

3.2 Hạn chế:

 Quá nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do cá nhân so với cái tốt chung cho mọi người

 Ca ngợi chủ nghĩa nhân đạo trung lập về mặt giới và coi nhẹ thuyết nữ quyền có quan tâm đến thế giới

 Chỉ là phong trào đòi quyền bình đẳng của phụ nữ da trắng tư sản

 Nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ một cách thái quá nên dễ đi đến chủ quan, sai lầm và không công nhân đến quyền lợi nam giới

IV LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN CẤP TIẾN (RADICAL FEMINISM)

1 Lịch sử phát triển:

Lý thuyết nữ quyền cấp tiến bắt đầu xuất hiện vào những cuối năm 1960 đầu 1970

Từ đầu những năm 1970, hang loạt công bố của lý luận gia nữ quyền cấp tiến đề cập đến vấn đề phụ nữ bị áp bức bởi đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội

o “Biện chứng về giới” của Shulamith Firestone

o “Thái độ gia trưởng” của Eva Figes

o “Những chính sách tình dục” của Kate Millet

2 Nội dung:

Chế độ gia trưởng là nguyên nhân của sự áp bức đối với phụ nữ

Sự khác biệt về giới được định nghĩa theo sự khác biệt mặt sinh học và tâm

lý học tức là phụ nữ bị áp bức bởi chức năng tái sinh sản và bị đàn ông cưỡng hiếp

Trang 11

Lý thuyết nữ quyền cấp tiến không thừa nhận đặc điểm sinh học là yếu tố quyết định sự phụ thuộc vào đàn ông

Thuyết nhấn mạnh đến việc nam giới kiểm soát vai trò sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của phụ nữ nói cách khác phụ nữ chưa/không có quyền sinh sản, tình dục

Phụ nữ chưa có quyền quyết định đời sống tình dục cũng như quyết định sinh con

3 Nhận xét

3.1 Ưu điểm:

 Chỉ ra chế độ gia trưởng, tình dục là nguyên nhân của việc phụ nữ bị áp bức

 Các nhà nữ quyền cấp tiến trực tiếp lưu ý tới cách thức nam giới dung để kiểm soát thân thể phụ nữ (hạn chế tránh thai, triệt sản, nạo phá thai,…)

 Chỉ ra cách thức nam giới dung tình dục để phụ vụ nhu cầu, mong muốn, lợi ích của nam giới, mà không phải của phụ nữ

3.2 Hạn chế:

 Họ cho rằng tình dục của đồng tính luyến ái nữ chính là loại đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, khước từ tình dục nam nữ là trái với tự nhiên

 Cho rằng phụ nữ có bản chất tốt hơn đàn ông, phụ nữ siêu việt hơn nam giới là có khả năng sinh sản

 Trường phái nữ quyền cấp tiến được cho là thái quá, cực đoan Kêu gọi thành lập chế độ cho phụ nữ và cắt đứt quan hệ với đàn ông, chủ trương đẩy mạnh quan hệ đồng tính

Ngày đăng: 01/10/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN