Nhiệm vụ chính của HRM chính là quản lý và phát triển con người trong tổ chức, vì vậy bộ phận HRM chính là nền tảng cho việc tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên và thu nhập cho d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC
THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Q
Sinh viên thực hiện : Lê Thái Hiển – 723H0374
TP HCM , 12/2023 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Trang 2MỤC LỤC
Nội dung sơ lược……… 1
1.Không thể phủ nhận ngành quản trị nhân lực hiện nay đang trở thành”Trụ cột” của doanh nghiệp: ……… …………1
1.1 Vị thế quan trọng của ngành quản trị nhân lực hiện nay: 1
1.2 Triển vọng trong tương lai của ngành Quản trị nhân lực 2
2.Một lĩnh vực yêu thích trong ngành nhân sự: 3
2.1 Công việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân: 3
2.2 Một vài chi tiết về công việc 4
2.3 Ý nghĩa của C&B đối với tổ chức 5
2.4 Mức lương của vị trí 5
3.Ngành C&B vào năm 2031 6
3.1 Tương lai khả quan: 6
3.2 Nền kinh tế phát triển 7
4.Những thay đổi của ngành nghề 8
4.1 Hậu Covid – 19 8
4.2 Công nghệ ngày càng phát triển 9
Trang 31 Không thể phủ nhận rằng ngành quản trị nhân lực hiện nay đang trở thành “ Trụ cột” của doanh nghiệp:
- Thật vậy, bởi đất nước ta đang dần bước vào thời kì đổi mới về hội nhập kinh tế Và các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần có một phòng nhân lực chuyên nghiệp để bắt kịp với xu hướng của quốc tế, khẳng định rõ ràng vai trò và vị thế tích cực của ngành trong hiện tại và cả tương lai sau này
1.1 Vị thế quan trọng của ngành quản trị nhân lực hiện nay:
- Theo nhiều doanh nghiệp tuyển dụng hiện nay đánh giá, nhu cầu tuyển dụng của ngành nhân sự những năm gần đây ngày càng tăng cao, điều đó cho thấy rằng mọi tổ chức có con người đều cần bộ phận HRM Nhiệm vụ chính của HRM chính là quản lý
và phát triển con người trong tổ chức, vì vậy bộ phận HRM chính là nền tảng cho việc tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên và thu nhập cho doanh nghiệp, góp phần cho sự phát triển bền vững của tổ chức Có thể thấy, HRM chính là “trụ cột” không thể thiếu của một tổ chức hay doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ
- Các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ được vai trò chiến lược và tầm quan trọng của ngành HRM hiện nay, cả trong
và ngoài nước Là một lĩnh vực được xem trọng hàng đầu tại
Mỹ, theo một báo cáo của Chính Phủ, dự báo cơ hội việc làm của ngành Quản trị nhân lực sẽ tăng trưởng 9% trong giai đoạn
2014 – 2024, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các ngành khác
dự đoán chỉ đạt khoảng 7% trong 10 năm sắp tới Điều này mở
ra triển vọng nghề nghiệp cao hơn mức trung bình cho sinh viên đang học ngành Quản trị nguồn nhân lực, cụ thể khoảng 14.800
vị trí cho chức danh này được mở ra mỗi năm trong vòng một thập kỉ trở lại đây Hay rộng hơn là ở phạm vi toàn cầu, tỉ lệ tăng
Trang 4trưởng của ngành HRM được tính vào khoảng 12,5% hàng năm đến năm 2028 [1]
Qua đó, ta càng có thêm cơ sở để khẳng định rằng ngành HRM đang ngày càng được công nhận, coi trọng và trở thành “trụ cột” chính trong mọi doanh nghiệp hay tổ chức
1.2 Triển vọng trong tương lai của ngành Quản trị nhân lực
- Tuy hiện tại không được đánh giá quá cao bởi thị trường, nhưng
bộ phận Nhân lực trong mỗi tổ chức vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất khó bị đào thải Ví dụ trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid – 19 vừa qua, công việc của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn, nhân sự bị sa thải hàng loạt, thế nhưng bộ nhân sự trong doanh nghiệp lại hiếm lâm vào tình trạng bị sa thải, bởi họ giữ vai trò quan trọng trong việc chọn lựa, chắt lọc những nhân sự quan trọng, có tiềm năng ở lại với công ty và đào thải những nhân sự dư thừa hay không còn phù hợp với tổ chức nữa
- Không chỉ dừng lại ở đó, ngành còn có khả năng phát triển rất mạnh trong tương lai Hiện tại đang là thời đại 4.0 và trong giai đoạn chuyển giao qua 5.0, là lúc AI đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong lao động cũng như là cuộc sống của con người, mọi việc trước đây con người làm dần bị thay thế bởi AI
- Thế nhưng ngành nhân lực lại không như vậy, AI không có cảm xúc cũng như là suy nghĩ riêng để có thể làm việc với từng con người với mỗi người là một cá tính riêng trong tổ chức, vậy công
việc của ngành nhân lực trong tương lai là không thể bị thay thế
Trang 52 Một lĩnh vực yêu thích trong ngành nhân sự:
- Ngành quản trị nhân sự ở Việt Nam được chia ra thành 6 chuyên ngành chính, nhưng linh vực yêu thích của em chính là
Compensation & Benefits (C&B) – bộ phận Chế độ chính sách
và tiền lương Bởi em nhận thấy đây là lĩnh vực thiết yếu trong
việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cũng như là giữ chân nhân viên ở lại với tổ chức.
2.1 Công việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân:
- Khi đề cập đến Compensation & Benefits là ta nhắc đến tiền lương và đãi ngộ cho nhân viên Nói một cách dễ hiểu,
Compensation là trả thù lao cho nhân viên để đổi lấy sức lao động của họ, và mức lương này phụ thuộc và mức tiền lương do
tổ chức đưa ra
- Benefits ở đây chính là những phúc lợi mà nhân viên được nhận khi làm việc trong tổ chức như là các khoản thưởng, bảo hiểm xã hội, hiếu hỷ, quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là các nhân tài ở lại gắn bó với tổ chức
- Yêu cầu về kĩ năng giao tiếp tốt, đọc vị con người, học cách thương lượng sao cho cả 2 bên cùng có lợi chính những yêu cầu
cơ bản của một người làm C&B, đó cũng là những gì em đang học và nghiên cứu, cùng khả năng giao tiếp vốn có và sở thích về lĩnh vực C&B của em Việc đảm bảo quyền lợi và việc thưởng phạt phân minh theo đúng chính sách, xử lý các vấn đề về thanh toán, khiếu nại về lương, thưởng, bảo hiểm, thôi việc, nghỉ việc, nghỉ phép,… các chế độ khác của nhân viên trong công ty, đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề về quyền lợi của nhân viên
sẽ được giải quyết sao cho hợp lý và thỏa mãn sự hài lòng của đôi bên cao nhất
- Em muốn được làm việc trong lĩnh vực mà bản thân yêu thích vì
đó sẽ là nơi giúp em được làm việc với một tinh thần thoải mái
và đạt hiểu quả cao nhất
Trang 62.2 Một vài chi tiết về công việc
- Để đảm bảo mục tiêu là các nhân viên trong công ty, nhân viên C&B cần có những kĩ năng như sau:
+ Kĩ năng tính toán: Khả năng làm việc với những con số, nhạy bén trong tính toán là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một chuyên viên C&B, bởi tính chất công việc này liên quan trực tiếp đến việc tính lương cho nhân viên
+ Kĩ năng tin học văn phòng: Đây là kĩ năng cơ bản cần phải có
của một chuyên viên C&B, đặc biệt là kĩ năng làm việc trên Excel, Google Sheets,… Giúp cho nhân viên thuận lợi hơn trong việc quản lí nhân sự và làm việc với các số liệu nhanh chóng hơn
+ Kĩ năng giao tiếp qua văn bản và qua lời nói: Điều này không
chỉ quan trọng với mỗi chuyên viên C&B, mà đây còn là một kĩ năng vô cùng cần thiết đối với mỗi nhân viên của mỗi bộ phận Tuy nhiên, chuyên viên C&B chính là “bộ mặt” của công ty, nên việc bổ xung cho bản thân kĩ năng giao tiếp thông qua lời nói và cả văn bản là điều không thể thiếu, nhằm giải quyết các vấn đề về đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, hướng đến một môi trường làm việc thoải mái nhất cho mọi người
+ Sự am hiểu về luật lao động: Đa số công việc của chuyên viên
C&b đều liên quan đến pháp luật, cụ thể là luật lao động Nên việc
có am hiểu rõ ràng về luật lao động là vô cùng quan trọng, chuyên viên C&B phải là người cập nhật sớm nhất những thông tin về chính sách tiền lương và tham mưu lại cho chủ doanh nghiệp, nhằm đem lại sự công bằng cho doanh nghiệp cũng như là đảm bảo quyền lợi cho nhân viên
+ Kĩ năng viết báo cáo: Bất kì chuyên viên C&B nào cũng cần
phải chuẩn bị cho bản thân kĩ năng viết báo cáo (Report), nhằm cung cấp cho cấp trên những bản báo cáo về nhân sự, tài chính minh bạch, chi tiết và rõ ràng nhất
Trang 7+ Kĩ năng tổ chức và quản lý: Chuyên viên C&B nào cùng phải
có cho mình kĩ năng tổ chức và quản lý, cụ thể ở đây chính là định hướng, vạch ra kế hoạch chiến lược cụ thể cho nhân viên nhằm khích lệ và tạo động lực cho mọi người trong công ty Ngoài ra, chuyên viên C&B cũng cần phải phân tích khả năng làm việc của từng cá nhân trong công ty, biết trước cần phải ưu tiên điều gì, biết phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng vị trí Mọi việc đối với chuyên viên C&B phải luôn trong tầm kiểm soát, luôn phải bao quát và nắm bắt được thông tin liên tục
2.3 Ý nghĩa của C&B đối với tổ chức
- Công việc C&B tuy không phải là quan trọng nhất trongmootj tổ chức, tuy nhiên lại giữ vai trò cốt lõi, mỗi ngày phải luôn đối mặt với những vấn đề nhân sự khác nhau, thường xuyên phải làm việc trực tiếp và giao tiếp với con người nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho người lao động, giữ chân người lao động ở lại với doanh nghiệp, góp phần lớn vào việc giữ cho năng suất làm việc của nhân viên ổn định và sự phát triển bền vững của công ty
2.4 Mức lương của vị trí
- Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì mức lương của chuyên viên C&B cũng khác nhau, tuy nhiên nếu muốn được trả một mức lương cao thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân, được tính bằng số năm làm trong nghề Sau đây là bảng lương trung bình của chuyên viên C&B theo số năm trong nghề tại Singapore
Trang 8Nguồn : https://www.morganmckinley.com/sg/salary-guide/data/c-b-manager/singapore
- Mức lương của chuyên viên C&B tuy không phải là quá cao so
với các vị trí còn lại, tuy nhiên so với mặt bằng chung các ngành nghề thì khả quan hơn, đủ để cho em một nguồn tài chính vững vàng và một cuộc sống ổn định
3.Ngành C&B vào năm 2031
3.1 Tương lai khả quan:
- Số lượng vị trí việc làm của chuyên viên C&B dự kiến sẽ tăng khoảng 6,6% vào năm 2031:
Trang 9Nguồn : Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động cho giai đoạn từ 2021 đến 2031
Dự báo cập nhật sẽ được công bố vào 09-2023.
Vậy là cứ 1000 người thì 1 người sẽ được tuyển làm chuyên viên C&B, không phải là một tỉ lệ chọi quá khó khăn cho nhân viên ngày nay Tuy nhiên, công nghệ AI ngày nay lại chính là một con dao 2 lưỡi, có khả năng trong tương ai ngành C&B có thể bị AI thay thế, tuy nhiên đó chỉ là một giả thuyết, phải rất lâu nữa mới có câu trả lời cụ thể
Nền kinh tế phát triển
- Nền kinh tế trong 5 năm sắp tới dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid – 19 qua đi, các quốc gia đều tập trung xây dựng lại nền kinh tế của mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ
- Về các chỉ tiêu chủ yếu, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700-5.000 USD Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế
Trang 10số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45% Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45% Tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP [1]
- Để tăng mức GDP đầu người, các doanh nghiệp phải tập trung vào việc tăng năng xuất và hiệu quả làm việc, cũng như là giữ chân lại các nhân viên lâu năm của doanh nghiệp Để làm được điều đó, chuyên viên C&B đóng vai trò hết sức quan trọng, làm sao để đáp ứng được các yêu cầu của nhân viên nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, làm hài lòng đôi bên
4.Những thay đổi của ngành nghề
4.1 Hậu Covid – 19
- Tuy đại dịch đã qua được gần 4 năm, nhưng những gì nó để lại thật sự đáng sợ, đặc biệt là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Nghiêm trọng là thế, nhưng đây cũng chính là một thử thách cho các tổ chức trong nước vừa phải phục tự phục hồi, vừa phải hướng đến những mục tiêu lớn hơn
- Bài toán đầu tiêu đối với ngành C&B hậu Covid – 19 chính là nguồn nhân lực của tổ chức Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn dịch bệnh bùng nổ, các doanh nghiệp liên tục sa thải nhân viên, phần lớn là do không đủ kinh phí để trả lương và các đãi ngộ khác Vì vậy sau khi dịch bệnh qua đi, khối lượng công việc tăng thêm nhiềm nhưng nhân lực lại không đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp ráo riết tuyển nhân viên, và công việc của chuyên viên C&B là phải đưa ra các chính sách đãi ngộ cho nhân viên phù hợp với “túi tiền” của công ty, chi tiêu làm sao cho hợp lí và hợp ví với doanh nghiệp
- Thêm một thay đổi nữa chính là cách làm việc, không riêng gì bộ phận C&B mà là hầu như tất cả vị trí trong công ty đều thay đổi,
Trang 11chính là mô hình làm việc “Hybrid Working” Từ lâu chúng ta đã quen với cách làm việc trực tiếp, mặt đối mặt, thế nhưng Covid –
19 đã sinh ra một mô hình làm việc mang xu hướng tương lai Đúng vậy, làm việc từ xa đến nay đang trở thành một xu hướng chứ không còn là một thay đổi nhất thời, bất kì đâu, bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể làm việc, công nghệ đang ngày càng phát triển để biến mô hình làm việc mới trở nên
dễ dàng tiếp cận với mọi người
4.2 Công nghệ ngày càng phát triển
- Hiện tại đang là thời đại 4.0 và đang trong giai đoạn chuyển giao qua 5.0, tự động hóa trở thành xu hướng và tới đây ta không thể không nhắc tới AI Sự thông minh của AI làm giấy lên những lo
sợ về việc chúng sẽ thay thế con người vào một ngày nào đó, những lo sợ này cũng không phải là không có cơ sở, tuy nhiên đây lại là những điều không đúng AI là do bàn tay con người tạo
ra, ta tạo ra chúng với mục đích phục vụ cho con người, giúp ta làm việc dễ dàng thuận lợi hơn chứ không phải để thay thế chúng ta Vì thế trong tương lai, ngành C&B cần tận dụng AI vào công việc, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của công việc, vừa tận dụng được các thế mạnh của AI, vừa bảo toàn được vai trò của bản thân
Trang 12Tài liệu tham khảo
Susan D Strayer (2005), Vault Guide to Human Resources Careers, Vault Inc
Jacob Imm, 2021, The Importance of HR Management,
https://www.northcentralcollege.edu/news/2021/06/04/importance-hr-management ,
25 November 2021
Dr Harvinder Soni, 2019, Human Resource Management (HRM) – Need, Opportunities and Careers, https://www.shiksha.com/mba/articles/human-resource management-hrm-need-opportunities-and-careers-blogId-19895 , 26 November 2021
https://www.peoplematters.in/blog/watercooler/10-movies-every-hr-professional-must-watch-17440?
utm_source=peoplematters&utm_medium=interstitial&utm_campaign=lea rnings-of-the-day
https://viindoo.com/blog/business-management-3/what-is-cnb-1023
[2] 2021, Phấn ấu năm 2025, GDP bình quân ầu người ạt khoảng 4.700 ến 5.000 USD, https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/phan-dau-nam-2025-gdp-binh-quan-dau nguoi-dat-khoang-4.700-den-5.000-usd.html , 15 November 2021
[1] 2021, Human Resources Managers,
https://www.bls.gov/ooh/management/human resources-managers.htm , 26 November 2021