Mục tiêu nghiên cứu Với mong muốn nghiên cứu về cách quản lý chi phí để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược trong tương lai, nhóm chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài: Các phương phá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KẾ TOÁN CHI PHÍ
Họ và tên: Nguyễn Hà Phương – 11225243
Đỗ Minh Phương - 11225184
Lê Minh Quang - 11225433
Lớp học phần: KTQT1109(123)_10
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Liên
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023
Trang 2STT Mã SV Họ tên Đóng góp Tỷ lệ %
đóng góp
1 11225243 Nguyễn Hà Phương
Lời mở đầu Nội dung Phần I, mục 1 2 3 Phần II, mục 1 2 Phần II, mục 1 Phần IV, mục 1 2
35%
2 11225184 Đỗ Minh Phương
Lời mở đầu Nội dung Phần I, mục 4 5 Phần II, mục 1 3 Phần II, mục 3 Phần IV, mục 1 2 3 Kết Luận
35%
3 11225433 Lê Minh Quang
Nội dung Phần II, mục 1 Phần IV, mục 1 2 3
30%
Trang 3MỤC LỤC
A Lời Mở Đầu 4
B Nội dung 5
Phần I Thành lập công ty bánh quy 5
1 Giới thiệu công ty 5
2 Trụ sở của doanh nghiệp 5
3 Cơ cấu tổ chức 5
4 Mục tiêu kinh doanh 5
5 Sản phẩm 6
Phần II Thông tin giá thành và doanh thu 6
1 Các yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất 1,000 chiếc bánh quy 6
2 Uớc tính chi phí 1,000 chiếc bánh quy theo phương pháp xác định chi phí theo công việc 7
3 Uớc tính chi phí 1,000 chiếc bánh quy theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình 7
Phần III Sự khác biệt giữa hai hệ thống xác định chi phí 9
1 So sánh và đối chiếu các phương pháp xác định chi phí được sử dụng trong bài tập lớn 9
2 Thảo luận về chi phí sản phẩm, chi phí chế biến và tầm quan trọng của chúng trong cả hai hệ thống chi phí 12
Phần IV Biến động trong sản xuất - Chi phí và Doanh thu 13
1 Sản lượng sản xuất tăng lên 1500 chiếc 13
2 Sản lượng giảm xuống 500 chiếc 15
3 Xem xét sự biến động trong sảm xuất tới doanh thu 17
C KẾT LUẬN 20
Trang 4A Lời Mở Đầu
Sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ dựa vào các chiến dịch quảng bá hay chất lượng sản phẩm, mà còn phụ thuộc lớn vào khả năng quản lý lợi nhuận Lợi nhuận
có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, và là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp Không chỉ thế, đó còn là chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh sức khỏe tài chính và khả năng tồn tại của doanh nghiệp Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc Từ đó, doanh nghiệp mới có điều kiện cải thiện đời sống người lao động và cải thiện nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, xã hội nói chung
Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch của tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định Tuy nhiên trong thực tế việc tăng doanh thu hoàn toàn không đơn giản, vì thế để nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa việc
sử dụng các khoản chi phí bởi chi phí phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp và thuộc phạm
vi kiểm soát của doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn nghiên cứu về cách quản lý chi phí để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược trong tương lai, nhóm chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài: Các phương pháp tính giá sản phẩm và những thay đổi trong sản xuất ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất bánh quy giả định mang tên “Delightful Crisps”
Câu hỏi nghiên cứu
Mở một công ty bánh quy đặc biệt để xem các phương pháp tính giá sản phẩm và những thay đổi trong sản xuất ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh như thế nào?
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích một phần doanh thu ước tính và chi phí ước tính trong sản xuất của công ty “ Delightful Crisps” Cụ thể ở đây là lô hàng 1000 chiếc bánh quy chocolate chip
Phương pháp phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Trang 5B Nội dung
Phần I Thành lập công ty bánh quy
1 Giới thiệu công ty
"Delightful Crisps" ra đời với mong muốn không chỉ là một doanh nghiệp sản xuất
bánh thông thường mà hơn hết còn là điểm đến mang lại hương vị ngọt ngào hòa quyện
cùng niềm vui tinh tế trên từng miếng bánh quy Delightful Crisps mang sứ mệnh không
chỉ đơn thuần sản xuất những sản phẩm hàng loạt, chúng tôi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mà sự giòn tan kích thích vị giác của người thưởng thức chúng còn sự ngọt ngào lại xoa dịu tâm hồn
Với tên gọi "Delightful Crisps” gợi mở cho khách hàng những ấn tượng về niềm vui và hạnh phúc khi thưởng thức từng chiếc bánh quy, tạo nên một sự kết nối về cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng Chúng tôi hy vọng mang lại sự thú vị và niềm vui trong mỗi chiếc bánh quy, để mỗi trải nghiệm của bạn với sản phẩm là một trải nghiệm hài lòng
2 Trụ sở của doanh nghiệp
Số 88 Trần Đại Nghĩa - P Đồng Tâm - Q Hai Bà Trưng - Hà Nội
3 Cơ cấu tổ chức
4 Mục tiêu kinh doanh
Chất lượng sản phẩm: tạo ra và duy trì chất lượng bánh chocolate cookie chip cao cấp để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng
Trang 6 Đa dạng hóa sản phẩm: phát triển một loạt các bánh chocolate cookie chip với hương vị thành phần ngon - bổ - rẻ để thu hút sự quan tâm của đa dạng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các bạn sinh viên
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: xây dựng một dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc để tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đáp ứng mọi phản hồi
5 Sản phẩm
Loại bánh quy chúng em muốn bán: cookie socola chip
Nguyên liệu chính bao gồm: bơ, đường, vani, bột mì và hạt socola
Giá bán: giao động từ 2.000 VNĐ đến 3.000 VNĐ
Số lượng: 1000 cái/ngày
Lý do chọn sản phẩm bánh chocolate cookie chip: bữa ăn nhẹ tiện dụng ngon lành, không chỉ có ngoại hình bắt mắt, dễ thương mà giá thành lại phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người, đặc biệt là sinh viên Được cấu thành từ những nguyên liệu ngon - bổ - rẻ như bột mì, trứng và sữa, cookie socola chip có thể đáp ứng nhu cầu vừa là bữa ăn nhẹ tiện lợi vừa là món quà nhỏ dành cho những người bạn thân thiết
Phần II Thông tin giá thành và doanh thu
1 Các yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất 1,000 chiếc bánh quy
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
ST
T Nguyên vật liệu Đơn vị
Khối lượng cần sử dụng cho 1000 chiếc bánh
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 7 Doanh nghiệp sản xuất bánh quy sẽ bao gồm 2 nhân viên
Mỗi nhân viên làm việc 8 giờ/ngày
Thời gian làm việc là 2 ngày để hoàn thành 1000 chiếc bánh quy socola chip
Chi phí nhân công trực tiếp được tính theo giờ lao động, đơn giá làm việc là 25.000 đồng/giờ/nhân viên
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bằng 30% chi phí nhân công trực tiếp
2 Uớc tính chi phí 1,000 chiếc bánh quy theo phương pháp xác định chi phí theo công việc
Từ bảng theo dõi chi phí theo công việc, công ty có thể tính được giá thành cho 1 chiếc bánh quy là 1,941.00 đồng/chiếc
Với mong muốn thu được lợi nhuận xấp xỉ 150% chi phí, công ty Delightful Crisps quyết định giá bán 1 chiếc bánh quy sẽ là 2,911.50 đồng/chiếc
3 Uớc tính chi phí 1,000 chiếc bánh quy theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình
Trang 8Đối với phương pháp xác đinh chi phí theo quá trình, tổng chi phí sản xuất chung trong Phân xưởng Trộn sẽ được xác định bằng 40% tổng chi phí sản xuất chung của các phân xưởng Trong đó mức sản lượng là 1000 chiếc bánh:
a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 1000 cái bánh
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng Trộn bao gồm chi phí bơ, đường, vani, bột mỳ, trứng gà, sữa và không bao gồm chi phí hạt socola vì chi phí hạt socola phát sinh tại bộ phận Rắc hạt
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng Trộn như sau:
Khối lượng cần
sử dụng cho
1000 chiếc bánh
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
b Chi phí nhân công trực tiếp:
Doanh nghiệp thuê 2 nhân viên làm bánh Hai nhân viên làm trong 8 giờ và thời gian làm việc ở phân xưởng trộn là 1 ngày
Mỗi giờ làm việc thì mỗi nhân viên được 25.000 VNĐ/giờ
Do đó tổng chi phí nhân công trực tiếp cho cả 2 nhân viên phát sinh là:
25.000 x 8 x 2 = 400.000 (VNĐ)
a Chi phí sản xuất chung:
Tổng chi phí sản xuất chung của toàn phân xưởng là: 240.000 VNĐ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của toàn phân xưởng là: 800.000 VNĐ
Chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí chế biến tại bộ phận Trộn được tính bằng 40% chi phí chế biến theo phương pháp xác định chi phí theo công việc
Trang 9Tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng trộn = Chi phí chế biến (bộ phận Trộn) -Chi phí nhân công trực tiếp (bộ phận Trộn) = (800.000 + 240.000) x 40% - 400.000 = 16.000 (VNĐ)
<Công ty bánh quy Delightful crisps>
Báo cáo chi phí sản xuất
Bộ phận: Bộ phận trộn
Chi phí: NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Tổng
Dở dang đầu kỳ - - - - -
Phát sinh trong kỳ 721,000.00 400,000.00 16,000.00 - 1,137,000.00
Tổng: 721,000.00 400,000.00 16,000.00 - 1,137,000.00
Sản lượng:
Sản lượng hoàn thành 1,000.00 1,000.00 1,000.00 - 1,000.00
- - - - -
Tổng 1,000.00 1,000.00 1,000.00 - 1,000.00
721.00 400.00 16.00 - 1,137.00
Bước trước chuyển sang
Sản lượng tương đương qui
đổi từ dở dang cuối kỳ
Chi phí bình quân đơn vị
sản phẩm tương đương
Nhận xét:
Từ báo cáo chi phí sản xuất theo quá trình, ta có thể tính được chi phí bình quân đơn vị bán thành phẩm tương đương ở Bộ phận Trộn là 1.137 VNĐ/chiếc
Với mong muốn thu được lợi nhuận bằng 150% chi phí, ban quản trị công ty quyết định giá bán bán thành phẩm sẽ là 2.842,5 VNĐ/chiếc
Phần III Sự khác biệt giữa hai hệ thống xác định chi phí
1 So sánh và đối chiếu các phương pháp xác định chi phí được sử dụng trong bài tập lớn
Giống nhau:
Cả hai phương pháp đều sử dụng các tài khoản giống nhau để hạch toán chi phí sản xuất
Trang 10 Cả hai phương pháp đều có mục tiêu giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn
Cả hai phương pháp đều cung cấp thông tin về hiệu suất sản xuất, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định cải thiện quá trình sản xuất
Khác nhau:
Đối tượng
tập hợp
chi phí
Từng đơn đặt hàng Công việc được tiến hành theo các đơn đặt hàng có tính cá biệt, có giá tri và kích thước lớn
Từng giai đoạn của quy trình sản xuất Được áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng chế biến của công đoạn sau
Cách tập
hợp chi
phí
Trong trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì các chi phí liên quan đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Mỗi phân xưởng/ công đoạn có 1 TK
CP SXKD dở dang để tổng hợp chi phí theo phân xưởng/ công đoạn
Tài liệu cơ
bản
Phiếu theo dõi chi phí theo công việc
Báo cáo chi phí theo phân xưởng/ công đoạn
Phân loại
chi phí
trong quá
trình sản
xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến đơn hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó
- Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các đơn đặt hàng mà phân xưởng có tham gia
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp theo từng giai đoạn chế biến của từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các giai đoạn chế biến sản phẩm tại phân xưởng
Chuyển
chi phí
Từng công việc chỉ phải chịu những chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh của công việc
Mỗi phân xưởng ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh tại phân xưởng, còn phải chịu các chi phí sản xuất từ phân xưởng đứng trước
Thời điểm
tính giá
- Tính vào lúc hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng
- Tính vào thời điểm cuối tháng
- Khi tính giá bán thành phẩm ở các
Trang 11thành - Khi tính giá thành phẩm không
đánh giá sản phẩm dở dang
công đoạn chế biến trung gian và tính giá thành của thành phẩm thì phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Đối tượng
tính giá
thành
Giá thành tính cho từng công việc
Giá thành tính cho bán thành phẩm của từng công đoạn và thành phẩm cuối cùng
Nhận xét:
Qua phân tích trên, ta có thể đưa ra các nhận xét sau:
Ta có thể thấy mỗi phương pháp xác định chi phí đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Chi phí cho quá trình chính xác hơn, cung cấp thông tin đầy đủ hơn theo từng phân xưởng, vì vậy nhà quản lý có thể xác định lãi hoặc lỗ của từng phân xưởng
và có thể điều chỉnh hợp lý nếu chi phí cao hơn so với dự toán ban đầu Do đó, phương pháp này yêu cầu sự phức tạp nhiều hơn về mặt tính toán, phù hợp với các sản phẩm mang tính đồng chất, sản xuất với số lượng lớn.
Phương pháp tính chi phí theo công việc lại linh hoạt hơn, chi phí có thể thay đổi tùy theo yêu cầu riêng của từng đơn đặt hàng cho các loại sản phẩm riêng biệt Vì vậy, cách xác định chi phí theo công việc đòi hỏi mức độ giám sát cao hơn Ngoài
ra, xác định chi phí theo công việc cần lưu giữ nhiều hồ sơ hơn vì thời gian và vật liệu phải được tính cụ thể cho từng công việc
Từ đó công ty Delightful Crisps quyết định rằng trong những năm đầu kinh doanh
của các sản phẩm mới thì công ty sẽ áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc để giảm thiểu tối đa số bánh sản xuất dư thừa Bởi khi số lượng khách hàng đối với sản phẩm mới còn đang hạn chế, việc sản xuất hàng loạt sẽ gây lãng phí
Những đối với những sản phẩm đã ra mắt được một khoảng thời gian và khi công ty nhận
thấy được tiềm năng ở những sản phẩm ấy, Delightful Crisps sẽ sản xuất bánh quy hàng
loạt và áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất Qua đó dễ dàng nắm bắt chi tiết thông tin chi phí ở từng công đoạn sản xuất, khi có sự tăng(giảm) bất thường của giá thành thành phẩm, thì sẽ dễ dàng hơn cho kế toán viên phát hiện ra nguyên nhân phát sinh
2 Thảo luận về chi phí sản phẩm, chi phí chế biến và tầm quan trọng của chúng trong cả hai hệ thống chi phí
Trang 12Qua quá trình phân tích trên, ta có thể nhận ra cả 2 phương pháp xác định chi phí theo công việc và theo quá trình sản xuất có cách xác định chi phí khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng Cụ thể:
a Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm chính là chi phí sản xuất trong cả hai phương pháp xác định chi phí, phần chi phí sản phẩm đóng một vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm Giá nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp thay đổi sẽ gây ra ảnh hưởng về sự thay đổi của tổng chi phí lớn hơn so với chi phí chế biến
Trong kế toán, khi một sản phẩm hoặc hàng hoá chưa được tiêu thụ, chi phí để sản xuất hoặc mua hàng đó được coi là giá vốn hàng tồn kho Điều này có nghĩa là chi phí đó được xem như một phần của tài sản của công ty và được phản ánh trong các chỉ tiêu hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu hàng tồn kho bao gồm "Sản phẩm dở dang" (sản phẩm chưa hoàn thiện), "Thành phẩm tồn kho" (sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được bán), và "Hàng hoá tồn kho" (hàng hoá đã mua nhưng chưa được bán) Khi sản phẩm đã được tiêu thụ và bán, chi phí sản phẩm đó được ghi vào chỉ tiêu "Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định chi phí sản phẩm trên mỗi sản phẩm và hiểu rõ nguồn gốc của những chi phí đó là vô cùng quan trọng Công ty có thể đặt giá để tạo ra lợi nhuận trên một sản phẩm nếu biết chi phí sản xuất của sản phẩm đó là bao nhiêu Hiểu được chi phí sản phẩm cũng giúp chúng ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong tổng chi phí của doanh nghiệp đối với sản phẩm Ngoài ra, hiểu được chi phí sản phẩm cũng giúp chúng ta so sánh và đánh giá chi phí giữa các hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất, từ đó tìm ra cách giảm chi phí sản xuất một cách hợp lý nhất Việc giảm chi phí sản xuất là mục tiêu mà những nhà quản trị đang nỗ lực để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất
b Chi phí chế biến
Chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung hoặc chỉ gồm chi phí sản xuất chung phát sinh do quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh Chi phí sản xuất chung được định nghĩa là các chi phí không thể liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất nhưng cần thiết cho hoạt động, như chi phí điện nước, chi phí thuê nhà xưởng…Chi phí nhân công trực tiếp có thể thuộc chi