1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh hải dương

84 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Tỉnh Hải Dương)
Tác giả Nguyễn Tiến Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Hải Dương” là cần thiết để có cơ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN TIẾN LINH

TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI

TỈNH HẢI DƯƠNG)

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN TIẾN LINH

TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN XÉT XỬ

TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG)

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự (Định hướng ứng dụng)

Mã số : 838 0101.03

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,

ví dụ và trích dẫn nêu trong đề án tốt nghiệp này đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Kết quả nghiên cứu nêu trong đề án tốt nghiệp chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào xác

TÁC GIẢ ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 10

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 10

VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 10

1.1 Khái niệm và sự cần thiết quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam 10

1.1.1 Khái niệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả 10

1.1.2 Sự cần thiết quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam 16

1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đường lối xử lý hình sự đối với loại tội phạm này 18

1.2.1 Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả 18

1.2.2 Đường lối xử lý về hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả 31

1.3 Các yếu tố đảm bảo cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả 38

1.3.1 Năng lực chuyên môn của chủ thể định tội danh và quyết định hình phạt 38

1.3.2 Đạo đức nghề nghiệp của chủ thể định tội danh 40

1.3.3 Sự minh bạch và tính chính xác của hệ thống pháp luật hình sự 41

Kết luận Chương 1 43

Chương 2 44

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 44

CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 44

2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Tòa án hai cấp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2023 44

2.1.1 Khái quát chung tình hình xét xử hình sự tại Tòa án tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2023 44

Trang 6

2.1.2 Phân tích tình hình xét xử Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương

giai đoạn 2018-2023 48

2.1.3 Một số khó khăn, vướng mắc tồn tại trên thực tiễn 50

2.1.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong quá trình xét xử các tội phạm về hàng giả trên thực tiễn tại tỉnh Hải Dương 62

2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội tội sản xuất, buôn bán hàng giả 65

2.2.1 Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hình sự hiện hành 65

2.2.2 Các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn nguyên tắc định tội trong thực tiễn áp dụng một số trường hợp cụ thể 66

2.2.3 Các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể hơn về hàng giả phù hợp với thực tế, nhất là làm cơ sở để phân biệt những loại hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 67

2.2.4 Các cơ quan Tòa án cần tăng cường áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính 69

2.2.5 Cần nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quân lý kinh tế nói chung và các tội phạm về hàng giả nói riêng 70

Kết luận Chương 2 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bắt đầu từ năm 1986, Đảng và bộ máy nhà nước bắt đầu vận hành, thực hiện chiến lược đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Nhiệm vụ đối với Nhân dân ta là tập trung toàn bộ lực lượng cũng như tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện Tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đồng thời, tăng trưởng kinh tế hiệu quả cao, nhanh và bền vững;

song hành với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo quốc phòng,

an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau [5] Dựa trên quyết tâm theo đuổi mục tiêu xây dựng và phát triển đó, Đảng và Nhà nước ta đã đạt những kết quả không chỉ tăng trưởng về sản xuất, mà còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội bằng cách cung cấp một lượng hàng hóa nhiều về

số lượng, đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu, kiểu dáng

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong những vấn nạn trầm kha mà chúng ta phải đối mặt Với cách thức sản xuất giống như hàng thật về mọi mặt, hàng giả khiến cho người tiêu dùng rất khó phân biệt Hàng giả ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường; điều đó làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh hợp pháp, nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến lòng tin của người

tiêu dùng, Nhân dân Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2023, chỉ tính riêng Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 52.390 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ [10]

Mặc dù không phải là địa bàn phức tạp, nổi cộm về tệ nạn hàng giả,

Trang 8

nhưng thời gian gần đây, tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có những diễn biến phức tạp, khiến người dân hoang mang, lo lắng Theo thống kê của Công an tỉnh Hải Dương, từ năm 2018 đến nay, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, kiểm tra hơn 500 vụ với trên 500 đối tượng liên quan đến hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng;

xử phạt vi phạm hành chính hơn 7 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa trị giá trên 12 tỷ đồng [17]

Dựa trên thực tiễn công tác xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương; đặc biệt là tội sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra thường xuyên hơn, bên cạnh những điểm thống nhất giữa các

cơ quan tố tụng trong việc định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, vẫn còn những vụ việc chưa có sự thống nhất về định tội danh giữa các cơ quan tố tụng, thậm chí ngay trong cơ quan xét xử Từ đó có nhiều quan điểm trái chiều, các cách xử lý khác nhau, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật cũng như sự bình đẳng giữa người phạm tội

Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn xét

xử tại tỉnh Hải Dương)” là cần thiết để có cơ sở đánh giá tính phù hợp của

pháp luật về tội phạm này; từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tiễn hướng tới mục đích phòng ngừa, đấu tranh

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, đã và đang có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu Các nhà khoa học có những công trình nghiên cứu về đề tài đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm cụ thể có liên quan đến tội sản xuất, buôn bán các loại hàng giả nói riêng đã được công bố Quá trình tìm hiểu các tài liệu trong nước

Trang 9

có liên quan đến đề tài tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tác giả nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu với những khía cạnh khác nhau, điển hình như:

Một số giáo trình chuyên ngành luật học:

PGS.TS Trịnh Quốc Toản (Chủ biên) (2022), Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Võ Khánh

Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm,

Nxb Công an nhân dân; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật

hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân;…

Nội dung chính của các tác phẩm này là trình bày lý luận chung về tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt, phân tích từng đặc trưng pháp lý cơ bản của mỗi tội danh nói chung và tội buôn bán hàng giả nói riêng Những tài liệu này là tài liệu tham khảo cho tác giả nghiên cứu lý luận về tội phạm, các dấu hiệu pháp lý, hình phạt của tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong đề án tốt nghiệp

Các bài viết, bài tạp chí, các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học khác:

Phùng Văn Hoàng (2020), “Tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ

luật Hình sự năm 2015 – Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng”, Tòa án

nhân dân, số 19 Trong bài viết này tác giả phân tích những điểm mới về tội

“Buôn bán hàng giả” theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với BLHS năm 1999 Qua đó đưa ra một số hạn chế còn tồn tại

và việc hoàn thiện pháp luật là vấn đề cần tiếp tục được đặt ra [14]

Tác giả Nguyễn Ngọc Chí (2008) với bài viết “Hoàn thiện các tội xâm

phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp” đăng trên Khoa

học ĐHQGHN, Kinh tế – Luật 24 Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp

Trang 10

ở nước ta, trong đó, có đề cập một phần nội dung đến các tội sản xuất, buôn bán hàng giả Tác giả Nguyễn Ngọc Chí đề xuất gộp một số tội phạm quy định tại các Điều 156, 157, 158 BLHS năm 1999 thành một tội để đảm bảo sự công bằng trong việc giải quyết TNHS đối với người phạm tội Các tội phạm này có dấu hiệu hành vi, cụ thể là hành vi sản xuất và hành vi buôn bán hàng giả; cũng như các dấu hiệu khác của cấu thành tội giống nhau Thấy rằng giữa

chúng chỉ khác nhau ở đối tượng phạm tội tương ứng với mỗi tội phạm: Nếu như hàng giả là hàng hóa thông thường; là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; hoặc là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi Xét về bản chất, hành

vi và tính chất của các tội phạm này không khác nhau Ở đây, nếu có sự khác nhau chỉ là mức độ phạm tội do tác động đến những đối tượng phạm tội có tầm quan trọng khác nhau Do đó, xét trên khía cạnh kỹ thuật lập pháp, việc quy định ở những điều luật khác nhau là không cần thiết để đảm bảo việc phản ánh mức độ nguy hiểm của các tội phạm Có thể đưa đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại các Điều 157, 158 là tình tiết tăng nặng của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 156 BLHS [4]

Nguyễn Thị Quế Anh (2014), “Trao đổi một vài suy nghĩ về khái niệm

hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Số 1 (2014), tr.44-53

Thông qua bài viết đã thể hiện nội hàm khái niệm hàng giả theo quy định của pháp luật hiện nay Đây được coi là một trong những điều kiện cốt lõi góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Dưới góc độ pháp lý, việc này hướng đến việc xác định giới hạn, phạm vi của hoạt động chống hàng giả; hơn thế nữa, nó còn đóng góp vào việc huy động, phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả, bao gồm các cá nhân, tổ chức và cả các lực lượng chống hàng giả là các

Trang 11

cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc làm rõ khái niệm hàng giả nhằm mục đích tìm ra các biện pháp hợp

lý trong ngăn ngừa, phát hiện và áp dụng các biện pháp chế tài một cách hợp

lý, đồng bộ đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả Trên thực tế, khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam cũng như việc áp dụng pháp luật hiện nay cần sớm được hoàn thiện So với thông lệ quốc tế, khái niệm hàng giả hiện vẫn được hiểu rất rộng, và có những khác biệt nhất định Song song với đó, nhiều trường hợp gặp những vướng mắc, khó khăn trong việc phân biệt hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với các hành vi vi phạm pháp luật khác Nhiều trường hợp lúng túng khi phân biệt các loại hàng giả với nhau Những khó khăn này trên thực tế tạo ra các rào cản, hạn chế hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả [1]

Lê Anh Tuấn (2021), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại điều

192 Bộ luật Hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân

dân, (Số 10); Lê Đăng Doanh, Phạm Tài Tuệ (2018), Thực tiễn xử lý các tội

về sản xuất,buôn bán hàng giả và đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân

dân, (Số 2); Phạm Xuân Việt (2018), Những điểm mới của BLHS năm 2015

(sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và một

số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tội phạm này, Tạp chí

Nghề luật, (Số 5); Lê Đăng Doanh, Phạm Tài Tuệ (2018), Thực tiễn xử lý các

tội về sản xuất,buôn bán hàng giả và đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân

dân, (Số 2); Phạm Xuân Việt (2018), Những điểm mới của BLHS năm 2015

(sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và một

số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tội phạm này, Tạp chí

Nghề luật, (Số 5); Phùng Văn Hoàng (2020), “Tội buôn bán hàng giả theo

quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 – Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn

áp dụng”, Tòa án nhân dân, số 19…

Trang 12

Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở trên phần lớn tập trung làm rõ những vấn đề về hàng giả, sản xuất và buôn bán hàng giả nói chung Chưa làm rõ được một cách cụ thể những dấu hiệu pháp lý và thực tiễn áp dụng về tội buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là quy định của BLHS năm 2015 Nhìn chung, cần phải nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống, từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ

sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Ngoài những công trình mang tính lý luận về luật hình sự nêu trên, tác giả đã tham khảo các công trình khoa học khác về tội buôn bán hàng giả như sau:

Học viện cảnh sát nhân dân (2008), Hàng thật – hàng giả cách phân biệt

và chống hàng giả, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Cuốn sách này đã nghiên

cứu các nội dung sau: (1) Nhận thức chung về hàng giả, quy định của nhà nước về xử lý chủ thể sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả; (2) Những thủ đoạn sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả; (3) Tình hình xử lý các vụ sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả; (4) Những nguyên nhân tồn tại nạn sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả và giải pháp chống hàng giả [15]

Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Phần các tội phạm của các tác giả PGS.TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Phùng Thế Vắc, TS Lê Văn Thư, TS Nguyễn Mai Bộ, LS Ths Phạm Thanh Bình,

TS Nguyễn Ngọc Hà, LS Phạm Thị Thu…

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất ít các công trình nghiên cứu về thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hải Dương Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài nêu trên hướng đến mục đích đưa ra các giải pháp phù hợp với các đặc điểm tình hình tội phạm, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương là cách tiếp cận mới và

Trang 13

cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Đề án tốt nghiệp hướng đến mục đích: nghiên cứu và làm sâu sắc một số vấn đề lý luận về tội sản xuất buôn bán hàng giả đánh giá hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên cơ

sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương Qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả trên thực tiễn

Dựa trên mục đích nghiên cứu, đề án tốt nghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội sản xuất buôn bán hàng giả trên các khía cạnh khái niệm, đặc điểm cũng như ý nghĩa của quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam

Hai là, nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất buôn bán hàng giả

Ba là, nghiên cứu các yếu tố tác động đảm bảo cho hoạt động định tội

danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả Bốn là, nghiên cứu, phân tích việc áp dụng các quy phạm pháp luật hiện hành quy định về hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương; đề xuất những bài học kinh nghiệm của địa phương nhằm phát huy những kết quả đã đạt được

và khắc phục những tồn tại, hạn chế còn tồn tại của pháp luật hiện hành cũng như việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp luận:

Tác giả thực hiện nghiên cứu đề án tốt nghiệp dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; và đường

Trang 14

lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các phần của đề án tốt nghiệp Cụ thể, phương pháp này được sử dụng

để đi sâu vào phân tích, trình bày các quan điểm về các yếu tố cấu thành tội phạm về hàng giả, các quy định cụ thể của pháp luật cũng như thực tiễn diễn biến của tội này trên thực tế từ đó rút ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp giữa lý luận và thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu: Thông qua tổng hợp và phân tích tư liệu, tài liệu, số liệu sẵn có để đưa ra và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả Phương pháp này tác giả sử dụng với mục đích phân tích, tổng hợp, đánh giá các nội dung được đưa ra tại Chương 2

Phương pháp so sánh: Mục đích nhằm so sánh hoạt động định tội danh

và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua các giai đoạn khác nhau Từ đó, tác giả đánh giá, nhận định về tình hình thực hiện hoạt động này qua từng giai đoạn Bên cạnh đó, phương pháp so sánh còn được sử dụng ở nhiều nội dung khác, đan xen trong các phần của Đề án tốt nghiệp

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài

Về đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở pháp lý

về liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam

và thực tiễn áp dụng

Về phạm vi nghiên cứu:

Tác giả lựa chọn nghiên cứu đánh giá thực tiễn bắt đầu từ năm 2018, kể

từ thời điểm Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu

lực thi hành trên thực tế

Trang 15

Đề tài nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện hoạt động định tội danh

và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong thực tiễn xét xử của Tòa án trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 đến nay

6 Kết cấu của đề án tốt nghiệp

Đề án tốt nghiệp được kết cấu với 02 chương chính như sau:

Chương 1: Một số vấn đề chung về tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một

số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng

Trang 16

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

1.1 Khái niệm và sự cần thiết quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo Từ điển Kinh tế, Nhà xuất bản sự thật (1979): “Hàng hóa là sản

phẩm dùng để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình

tiêu dùng thông qua trao đổi” Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn

hóa (1998): “Giả có nghĩa không phải là thật mà được làm với bề ngoài giống

như cái thật để người khác tưởng là thật”

Dựa trên hai khái niệm trên, có quan điểm cho rằng: “Hàng giả là hàng

làm bắt chước theo mẫu mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm đủ tiêu chuẩn về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc không có giá trị sử dụng đầy đủ, nhất là đối với mặt hàng thông dụng và có nhu cầu lớn Về hình thức, kĩ thuật làm hàng giả ngày càng tinh

vi, các loại hàng giả rất giống hàng thật Đôi khi, người làm hàng giả cũng

sử dụng một phần nguyên liệu, các loại tem nhãn, bao bì của hàng thật với mục đích lừa gạt người mua” Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng khái

niệm này thực ra chỉ là giải thích về mặt ngôn ngữ, mà chưa phải là khái niệm mang tính pháp lý, thể hiện bản chất của hàng giả

Dưới góc độ pháp lý, kể từ khi đất nước được thống nhất, thuật ngữ

“hàng giả” lần đầu tiên được sử dụng trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [12] Mặc dù vậy, khái niệm hàng giả vẫn chưa được thể hiện rõ ràng BLHS Việt Nam đầu tiên ra

Trang 17

đời năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả tại Điều

167, thuộc nhóm tội về kinh tế Mặc dù, BLHS năm 1985 có quy định chi tiết hơn Pháp lệnh 07 năm 1982 tuy nhiên các điều luật trong BLHS năm 1985 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa về hàng giả

Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả được xem là

văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm hàng giả Theo nội dung tại Điều

3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm,

hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”

Căn cứ theo Điều 4 của Nghị định số 140/HĐBT nêu cụ thể 6 trường hợp được coi là hàng giả, bao gồm: Một là, sản phẩm có nhãn giả mạo; Hai

là, sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa

đã được đăng ký, bảo hộ; Ba là, sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Bốn là, sản phẩm hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; Năm là, sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; Sáu là, sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó

Tại Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thể hiện khái niệm “hàng giả” bằng hình thức liệt kê như sau:

Trang 18

“Hàng giả gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính

kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố

áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao

bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả”

Đối chiếu với một vài quan điểm pháp lý về khái niệm hàng giả trên thế

giới “Hàng giả” - theo Từ điển Black's Law Dictionary, có nghĩa là “làm giả,

sao chép hoặc bắt chước (cái gì đó) mà không có quyền làm như vậy và với mục đích lừa gạt hay lừa đảo” [24] Hàng giả là những sản phẩm có ý nghĩa

Trang 19

là “không phải là cái gì đó”, vì mục đích lừa người tiêu dùng mua hoặc sử dụng chúng Hay về khái niệm hàng giả của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có một vài nét khác với pháp luật của Việt Nam về vấn đề xác định ranh giới giữa hàng giả và hàng kém chất lượng Trong BLHS năm 1997 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại chương III về “Tội phá hoại trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, mục 3 có quy định “Tội sản xuất, tiêu thụ hàng giả” Hàng giả được nói tới ở đây là hàng giả không đúng tiêu chuẩn, hàng xấu, không

đủ tiêu chuẩn vệ sinh, có độc tố độc hại, không đủ tiêu chuẩn quốc gia, chuyên môn về đảm bảo an toàn, hàng quá hạn sử dụng Như vậy, khái niệm hàng giả rộng hơn, bao gồm cả hàng kém chất lượng, chứ không phân biệt thành các đối tượng khác nhau, dẫn đến cách xử lý khác nhau như pháp luật Việt Nam

Nói tóm lại, theo quan điểm của tác giả để đưa ra được khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả cần dựa trên cách hiểu về:

Một là, khái niệm hàng giả

Sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật với mục đích lừa dối người tiêu dùng, thu lợi bất chính được coi là hàng giả

Hai là, khái niệm sản xuất và buôn bán

“Sản xuất” là việc một chủ thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế bản, chế tạo, gia công, in ấn, đặt hàng, sơ chế, chế biến, tái chế, chiết xuất, san chia, sang chiết, lắp ráp, nạp, pha trộn, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa

“Buôn bán” là việc một chủ thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động bày bán, chào hàng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, bán lẻ, Hàng giả trực tiếp gây thiệt hại bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông

Như vậy “việc một người thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất,

Trang 20

tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra các loại sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật, nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng, thu lợi bất chính hoặc hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa nêu trên vào lưu thông thì được coi là tội sản xuất, buôn bán hàng giả”

Từ khái niệm nêu trên có thể thấy tội sản xuất, buôn bán hàng giả đặc điểm cơ bản sau:

Một là, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội danh có tính chất bao quát,

chung đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả Bởi vì, trong BLHS còn có nhiều điều luật khác quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả có tính chất đặc thù Ví dụ, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Như vậy, người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không phải

là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; không phải là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; không phải là tem giả, vé giả; không phải là có kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam thì bị truy cứu trách nhiệm hình theo Điều 192 BLHS

Hai là, sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả là một việc làm phức tạp,

nhiều công đoạn từ sản xuất đến khâu tiêu thụ Hai khâu sản xuất và buôn bán hàng giả luôn quan hệ hữu cơ với nhau Không có thị trường tiêu thụ hàng giả thì sản xuất hàng giả để làm gì và ngược lại nếu không có người sản xuất hàng giả thì người kinh doanh lấy đâu ra hàng giả mà kinh doanh hàng giả Vì

Trang 21

vậy, giữa người sản xuất và người kinh doanh buộc phải tổ chức thành một đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả

Hai là, muốn sản xuất và tiêu thụ một mặt hàng nào đó, ngoài người đứng ra

tổ chức, còn phải có người trực tiếp sản xuất có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề cao và nguyên liệu để sản xuất hàng giả Hơn thế nữa, muốn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, người tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả phải thuê một số lượng nhân công nhất định Vì những lý do vừa nêu mà tội sản xuất, buôn bán hàng giá thường là tội phạm có tổ chức với số lượng đồng phạm đông đảo

Ba là, với chính sách mở cửa về kinh tế ở nước ta hiện nay, người sản xuất,

buôn bán hàng giả lợi dụng liên kết với các công ty nước ngoài hoặc bằng con đường nhập lậu tạo ra đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả Đây cũng là một lý

do làm cho tội sản xuất, buôn bán hàng giả có đồng phạm ngày càng nhiều

Bốn là, do lợi nhuận cao của việc sản xuất, buôn bán hàng giả đưa lại, thị

trường ở nước ta chưa ổn định, cung chưa đáp ứng cầu, sự quản lý thị trường của các cơ quan Nhà nước còn nhiều sơ hở, cũng như khả năng phát hiện và

xử lý chưa nghiêm khắc của các cơ quan chức năng nên tình trạng tái phạm

và tái phạm nguy hiểm ở các tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở nước

ta những năm qua thường xảy ra

Năm là, đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả có xu hướng thực hiện

các thủ đoạn ngày càng tinh vi Đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đạt mục đích của mình Hình thức làm giả cũng rất đa dạng, giả về chất lượng, công dụng, Chúng dùng cả thủ đoạn móc nối với các doanh nghiệp Nhà nước ký kết hợp đồng, trao đổi, mua bán, mượn danh Nhà nước để tiêu thụ, đánh lừa người tiêu dùng, lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc thời điểm sốt giá, sốt hàng để sản xuất, tiêu thụ hàng giả, Thông thường người phạm tội cũng chọn mặt hàng để sản xuất cho phù hợp với thời điểm và nhu cầu của người tiêu dùng như vật liệu xây dựng giá

Trang 22

(xi măng, sắt, sơn…vào mùa xây dựng; thực phẩm, bánh kẹo giả vào dịp lễ tết, rượu bia nước giải khát vào dịp mùa hè, )

Đôi khi người phạm tội sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, ở những nơi xó xỉnh, chật hẹp, tăm tối hoặc hẻo lánh, vận chuyển hàng giả vào ban đêm đến những nơi xa để tiêu thụ Do vậy việc kiểm tra của các ngành chức năng chống hàng giả trên thị trường gặp nhiều khó khăn trở ngại Với những thủ đoạn tinh vi đa dạng như vậy, người phạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả có nhiều khả năng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà không sợ bị phát giác, trừng trị nghiêm khắc Động cơ, mục đích của tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả là nhằm trục lợi, làm giàu một cách bất chính và nhanh chóng

1.1.2 Sự cần thiết quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật hình sự Việt Nam

Hàng hoá là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Trong điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá phần lớn trở nên đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu

mã, và không ngừng được nâng cao về chất lượng Nhưng song hành với những hàng hoá này là các loại hàng giả, cũng đang cạnh tranh thị trường khốc liệt, đánh lừa người tiêu dùng Phải thừa nhận rằng, hàng giả gây thiệt hại về tiền của, sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của con người cũng như gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, giá cả, kìm hãm sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá Hàng giả không chỉ trực tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm điêu đứng các tổ chức, cá nhân sản xuất chân chính

Đối với người tiêu dùng, do mua phải hàng giả nên bị thiệt hại về tài

chính, nhưng không đáp ứng được nhu cầu do giá trị sử dụng của loại hàng này ít hơn, thậm chí không có giá trị sử dụng, đôi khi hàng giả có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, có trường hợp gây tử vong

Đối với sản xuất và xây dựng, hàng giả là nguyên vật liệu thì sẽ làm

Trang 23

kém chất lượng sản phẩm, giảm chất lượng công trình, khi xảy ra sự cố thể gây ra hậu quả lớn về cả tính mạng con người và cả về kinh tế

Đối với thị trường, hiện tượng hàng giả là một trong những nguyên nhân

làm rối loạn thị trường Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Bởi vì thông qua các hành vi này những người làm hàng giả và buôn bán hàng giả hưởng dụng trái phép hay lạm dụng những thành quả lao động của người khác hay của khách hàng, của người tiêu dùng Như vậy, hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả vô hình dung tạo ra

sự cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà sản xuất kinh doanh

Xét về thực chất, các hành vi xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh đều là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh Một mặt, pháp luật bảo vệ tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các nhà sản xuất, kinh doanh và các nhà doanh nghiệp nhưng nếu như quyền tự

do ấy xâm hại đến quyền tự do của người khác (trong đó có quyền tự do của người tiêu dùng) thì đó là một sự lạm dụng cần phải loại trừ [26] Điều đáng lưu

ý là, có những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, cùng một lúc có thể xâm hại đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh lẫn khách hàng hay cả người tiêu dùng

Đối với quản lý kinh tế của Nhà nước, sản xuất hàng giả và buôn bán

hàng giá ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, đến việc thực hiện các chính sách kinh tế, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường của các cơ quan chức năng, Nhà nước sẽ mất đi một nguồn thu cho ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các lĩnh vực sản xuất, điều phối, lưu thông hàng hoá

Đối với hợp tác quốc tế, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối mở cửa,

hợp tác rộng rãi tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Chúng ta đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và khu vực thương mại

Trang 24

tự do ASEAN (AFTA)… Chính vì vậy, nếu chúng ta không sớm có những biện pháp tích cực phòng chống hàng giả thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đến sự hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước

1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đường lối xử lý hình sự đối với loại tội phạm này

1.2.1 Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Thứ nhất, khách thể của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

- Khách thể tội sản xuất, buôn bán hàng giả là trật tự quản lý kinh tế mà

cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng hay hoạt động sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

- Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

Trước đây, ngoài quy định của BLHS năm 1999 về các tội về hàng giả còn có các văn bản hướng dẫn thi hành về việc áp dụng xử lý các tội sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều nội dung khác nhau như:

- Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học, công nghệ

và môi trường hướng dẫn thực hiện Chi thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì hàng giả bao gồm hàng giả về chất lượng hoặc công dụng, giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giả về nhãn hàng hóa, các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa;

- Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan đã có những quy định bổ sung về hàng giả như sau:

Trang 25

“Hàng giả bao gồm:

a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá;

b) Giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá:…;

c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí

tuệ…”

Như vậy, Thông tư đã nhấn mạnh nội hàm của khái niệm hàng giả là hàng

hóa có “giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và

công dụng của hàng hóa” Tuy nhiên, Thông tư vẫn chưa quy định rõ tiêu chuẩn

để có căn cứ phân biệt hàng giả về chất lượng (giả về nội dung) với hàng kém chất lượng và phân biệt với hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

- Ngày 10/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã

bổ sung quy định về tiêu chuẩn định mức cho phép là bao nhiêu thì được xem

là hàng giả:

“b) Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh

dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”

- Ngày 15/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng Sau đó, Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ Theo các văn bản này, khái niệm hàng giả bao gồm bốn trường hợp:

 Trường hợp giả về nội dung: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công

Trang 26

dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất

tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi

trên nhãn, bao bì hàng hoá;

 Trường hợp giả về hình thức (giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa),

bao gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; Giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hoá, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hoá của thương nhân khác; Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn

giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa

 Trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ, được quy định tại Điều 213 Luật

sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức

Trang 27

 Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với tên gọi của hàng hóa, nguồn gốc bản chất tự nhiên; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử

dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

 Hàng hóa có ít nhất một trong các đặc tính kỹ thuật cơ bản; chỉ tiêu chất lượng hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định; tiêu chuẩn chất lượng quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa;

 Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

 Tem, nhãn, bao bì của hàng hóa giả

Đối với trường hợp hàng giả là đối tượng tác động của các tội phạm khác thì người có hành vi sản xuất hoặc buôn bán sẽ bị truy cứu TNHS về các tội phạm tương ứng khác như tem giả, vé giả thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 202 BLHS Đối với trường hợp tiền giả, công cụ chuyển nhượng giả và các giấy tờ có giá giả khác thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 207, Điều 208 BLHS; hàng giả liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa chỉ dẫn địa lý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS theo điều 226 BLHS Như vậy, BLHS hiện hành đã kế thừa quan điểm của BLHS năm 1999 khi xác định đối tượng khác nhau của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả BLHS năm 2015 và BLHS năm 1999 có cách quy định giống nhau, đều có một điều luật quy định về hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng giả nói chung Và sau đó là các điều luật quy định về hành vi sản xuất, buôn bán các

Trang 28

loại hàng giả đặc thù Đó là hàng giả là thực phẩm, lương thực, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh; thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y Việc quy định như vậy là rất hợp lý, vì mỗi loại hàng giả trên có những tính chất khác nhau, có loại gây thiệt hại cho nền sản xuất, nhưng cũng có loại hàng giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người

Với các văn bản hướng dẫn nêu trên cho thấy, pháp luật còn thiếu cơ sở

để phân biệt ranh giới giữa tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả cụ thể với mức nào thì bị coi là tội phạm và phân biệt với một số trường hợp đặc thù

Phân biệt hàng giả về chất lượng và hàng kém chất lượng

Hiện nay, hàng giả và hàng kém chất lượng đang là vấn đề phức tạp có nhiều quan điểm khác nhau trong các cơ quan kinh tế cũng như trong một số

cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan Tư pháp Do quan điểm thiếu thống nhất nên đường lối xử lý ở mỗi địa phương, mỗi cơ quan cũng khác nhau Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả đang diễn ra rất phức tạp hiện nay Hàng giả theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành bao gồm hàng giả về hình thức (giả về kiểu dáng, màu sắc, tên gọi ), hàng giả về nội dung (giả về chất lượng, công dụng của hàng hóa) và hàng giả cả về hình thức lẫn nội dung Tuy nhiên, cần chú trọng việc phân biệt hàng giả về nội dung (giả về chất lượng hoặc công dụng) với hàng kém chất lượng, vì đây là vấn đề hiện còn nhiều vướng mắc, gặp lúng túng trong việc xử lý:

Nếu là sản xuất, buôn bán hàng giả thì sẽ bị coi là tội phạm, còn nếu sản

xuất, buôn bán hàng kém chất lượng thì hành vi này không bị coi là tội phạm

mà được xử lý theo quy định về vi phạm chất lượng hàng hóa

Do vậy, việc phân biệt đối tượng là hàng giả về chất lượng theo Điều

192 BLHS năm 2015 với đối tượng là hàng kém chất lượng cần được xác

Trang 29

định trên cơ sở sau: Hàng kém chất lượng là hàng hóa do những công ty, doanh nghiệp được phép sản xuất và đã đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nhưng khi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã đăng ký và công

bố Hàng giả về chất lượng và hàng kém chất lượng đều là loại hàng hóa có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký và công bố ghi trên

Phân biệt hàng giả về chất lượng và “hàng nhái”

Bên cạnh việc phân biệt hàng giả về chất lượng với hàng kém chất lượng

còn cần phải thống nhất nhận thức về hàng giả và khái niệm “hàng nhái” để có đường lối xử lý phù hợp Căn cứ theo pháp luật hiện hành, không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” Như vậy, “hàng nhái” không phải là khái niệm có tính pháp lý trong luật nhưng hiện

vẫn tồn tại trên sách báo và các bản tin chính thức của các phương tiện thông tin đại chúng Hàng nhái được hiểu theo các khía cạnh sau đây:

- Hàng nhái (về mặt hình thức) là loại hàng làm theo gần giống về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, tên gọi, của loại hàng đã có trên thị trường Loại hàng hóa này về hình thức dễ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Ví dụ: Xà phòng với tên gọi Tide thì có loại hàng nhái theo là Tids, nước rửa bát Mỹ Hảo có loại hàng nhái theo là Vỹ Hảo Hàng nhái còn hiểu là loại hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, màu sắc giống với loại hàng hóa đã có trên thị trường

Trang 30

nhưng loại hàng hóa này (hàng thật) đã hết thời gian bảo hộ về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp Hành vi sản xuất loại hàng hóa này là lợi dụng uy tín sẵn có của loại hàng thật đã được lưu hành để trục lợi nhằm lừa dối người tiêu dùng

- Về chất lượng hàng hóa, nói chung hàng nhái không đảm bảo chất lượng như các loại hàng hóa chính hãng sản xuất Như vậy, có thể hiểu về bản

chất “hàng nhái” phải được coi là hàng giả (ít nhất là giả về hình thức) Do

đó, theo nội dung phân tích như trên thì không nên dùng thuật ngữ “hàng nhái” bên cạnh thuật ngữ “hàng giả” bởi dễ đến cách hiểu sai cho rằng “hàng nhái” là loại hàng tồn tại độc lập và không phải là “hàng giả”

Phân biệt hàng giả và hàng hóa được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS năm 2015

Đối tượng là hàng giả tại Điều 192 khác đối tượng tại Điều 226 BLHS năm 2015 Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đều có nội dung giống nhau đó là sử dụng nhãn hiệu hàng hóa

giả hay sử dụng trái phép về chỉ dẫn địa lý được in trên nhãn hàng hóa Tuy nhiên đối tượng của Điều 192 là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đây là một trong những trường hợp giả về hình thức song không bao quát hết được mọi trường hợp giả về hình thức Như vậy, sẽ có trường hợp hàng giả của hàng hóa không được đăng ký bảo hộ hoặc giả về hình thức khác thì vẫn thuộc đối tượng của Điều 192 BLHS năm 2015

Cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất đường lối xử lý về đối tượng hàng hóa nào được coi là hàng giả về nhãn hiệu và loại hàng hóa nào được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý Theo quan điểm của tác giả, nếu hàng hóa mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác hay vi phạm về chỉ dẫn địa

lý đang được bảo hộ tại Việt Nam nhưng chất lượng hay công dụng của hàng

Trang 31

hóa đó tương đương với hàng thật thì chỉ coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và định tội theo Điều 226 BLHS năm 2015 Bởi khách thể trực tiếp bị gây thiệt hại ở đây là quyền sở hữu công nghiệp Còn các trường hợp hàng hóa mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác hay vi phạm về chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam nhưng chất lượng hàng hóa không đảm bảo (giả về chất lượng, công dụng) thì phải xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS năm 2015 Tuy nhiên, hàng hóa vừa giả về hình thức (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý), vừa giả về chất lượng thì việc định tội cần được hướng dẫn thống nhất để làm cơ sở phân biệt tội phạm quy định tại Điều 192

và Điều 226 BLHS năm 2015

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý: Hàng giả là đối tượng của các tội phạm khác thì người có hành vi sản xuất hoặc buôn bán sẽ bị truy cứu TNHS về các tội phạm tương ứng như: Tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giá, séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 207 và 208 BLHS năm 2015

Thứ hai, mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

- Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm hai loại hành vi đó là hành vi sản xuất và hành vi buôn bán Cách hiểu và xác định bản chất của hành vi sản xuất hàng giả hay hành vi bán hàng giả trong BLHS năm 2015 không có sự khác biệt so với quy định tại BLHS trước đây

Hành vi sản xuất hàng giả: Đây là hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên Hành vi này có thể là chế bản, chế tạo, gia công, in ấn, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, san chia, pha trộn, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả [18]

Hành vi buôn bán hàng giả: Đây là hành vi mua đi bán lại loại hàng hóa biết rõ là giả nhằm mục đích thu lợi bất chính Hành vi này có thể là bày bán, chào hàng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, bán lẻ, bán buôn, xuất khẩu, nhập

Trang 32

khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông [18]

Trong đó, chủ thể của tội phạm có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động nêu trên

- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho quan

hệ xã hội, cụ thể là khách thể bảo vệ của luật hình sự Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm [15]

Việc thực hiện một hoặc tất cả những hành vi sản xuất hàng giả và hành

vi buôn bán hàng giả chỉ cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi thuộc một trong các trường hợp sau:

 Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên

 Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị

xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên

 Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên

Qua đây có thể thấy đối với tội phạm liên quan đến hàng giả nói chung

và tôi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng, việc xác định giá trị tương đương của hàng giả so với giá trị của hàng thật trên thị trường là vô cùng quan trọng, có giá trị định tội và định khung Trong những trường hợp không xác định được giá trị của hàng thật, chúng ta cần căn cư vào hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng để xác định giá trị tương đương của hàng giả

Trang 33

Ví dụ: Bản án số 05/2022/HS-ST ngày 09/03/2022 của TAND huyện

GL, tỉnh Hải Dương xét xử Nguyễn Văn D tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 BLHS năm 2015

Ngày 26/3/2021, Nguyễn Văn D nảy sinh ý định mua bán thuốc lá giả và đến khu vực ngã tư TP HD tìm và thỏa thuận với người đàn ông tên T bán thuốc là điếu giả nhãn hiệu 555 với số tiền 8.500 đồng/bao Ngày 31/3/2021,

D mua 1.490 bao thuốc lá giả nhãn hiệu 555 GoldKing Size với số tiền 7.800 đồng/bao Sau khi nhận 1.490 bao thuốc lá giả nhãn hiệu 555 Gold King Size,

D để vào bên trong cốp xe và điều khiển xe ô tô đến khu vực ngã ba CM thuộc thị xã KM Đến đây, D thuê xe ôm điều khiển xe ô tô chở D đến khu vực huyện huyện GL Trên đường đi thì bị lực lượng chức năng phát hiện Tại Bản kết luận định giá tài sản số 16/KL-HĐĐGTS, ngày 05/5/2021của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện GL kết luận: 1.490 bao thuốc lá nhãn hiệu 555 Gold King Size trị giá 41.720.000 đồng (28.000 đồng/bao) Trường hợp này Hội đồng định giá tài sản đã xác định giá trị tương đương của hàng giả so với giá trị của hàng thật trên thị trường làm căn

cử định tội danh và quyết định hình phạt

Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và từ sự biến đổi về chất của hàng hóa dẫn đến những thiệt hại cho khách thể là quan hệ quản lý chất lượng hàng hóa cũng như lợi ích của người tiêu dùng, qua đó gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn trong lưu thông hàng hóa Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là hậu quả về thể chất, vật chất hoặc phi vật chất Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tội phạm này

Thứ ba, chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Có thể thấy, chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định

là chủ thể bình thường: là người có năng lực TNHS và từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu TNHS có thể từ đủ 14 tuổi trở lên

Trang 34

theo quy định tại BLHS [3] Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 cũng quy định pháp nhân có thể là chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong một số trường hợp

Cụ thể, BLHS năm 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

“a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2

và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này”

Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã dành Điều 76 để liệt kê những tội phạm mà pháp nhân thương mại sẽ phải chịu TNHS, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại khoản 5 Điều 192 BLHS năm 2015 quy định:

“5 Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt

Nếu như trước đây, BLHS năm 1999 không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm, do vậy trong trường hợp pháp nhân có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 156 BLHS năm 1999, thì pháp nhân đó không bị truy cứu TNHS Như

Trang 35

vậy, theo quy định của BLHS năm 1999 thì chỉ cá nhân mới phải chịu TNHS Việc không quy định pháp nhân là chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ dẫn đến trường hợp xử lý không công bằng, nhất là các cá nhân hành động vì lợi ích chung của pháp nhân Đặc biệt, trong tình hình tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay đang có xu hướng phát triển với quy mô ngày càng lớn, với thủ đoạn ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp, sự tham gia của pháp nhân sản xuất và buôn bán cũng ngày càng phổ biến, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay và việc sản xuất, buôn bán hàng giả xuyên quốc gia đã và đang xảy ra trên thực tế

Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới được đặt ra, do vậy việc xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS trong BLHS năm 2015 còn hạn chế ở một số loại tội phạm Điều này thể hiện sự thận trọng, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và tính phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn

Khoản 3 Điều 33 BLHS năm 2015 cũng quy định: “Đối với mỗi tội

phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và

có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung” [3]

Như vậy, hình phạt chính của pháp nhân là hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Mức phạt tiền thấp nhất là 1 tỉ đồng, cao nhất là 9 tỉ đồng tương ứng với từng khoản trong Điều 192 BLHS năm 2015 Mức phạt này cao hơn rất nhiều so với cá nhân phạm tội là phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị áp dụng các hình phạt: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Có thể thấy, các nhà làm luật đã đưa ra chế tài “đánh mạnh” vào mặt kinh tế của pháp nhân thương mại, xuất phát từ mục đích chính của pháp nhân

Trang 36

là hoạt động vì lợi nhuận Đây là yếu tố trực tiếp và có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của pháp nhân

Thứ tư, mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Tội phạm được coi là một thể thống nhất của hai mặt chủ quan và khách quan Trong đó, mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm; còn mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Được coi là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ, trong đó lỗi là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm [23]

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội

và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [23]

Đối với tội sản xuất, buôn bán các loại hàng giả, tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp Cụ thể, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây ra, nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội Động cơ, mục đích phạm tội tuy cũng là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, nhưng không phải luôn luôn có ý đặc trưng, nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Do vậy, dấu hiệu động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc trong các tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả Tuy nhiên, việc xác định động cơ, mục đích của người phạm tội có

ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt Bên cạnh đó, việc làm rõ động cơ phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, làm cơ sở xác định nguyên nhân chủ quan đưa đến việc thực hiện tội phạm, từ đó hướng đến giải pháp nâng cao

Trang 37

hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Đối với tội sản xuất, buôn bán các loại hàng giả xuất phát từ động cơ vụ lợi, mặc dù động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cụ thể nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt Theo BLHS năm 2015, quan điểm xử lý cơ bản không có gì thay đổi so với BLHS năm 1999 Mục đích phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội Tội sản xuất, buôn bán các loại hàng giả được thực hiện lỗi cố

ý trực tiếp Chủ thể thực hiện hành vi này nhằm mục đích thu lợi bất chính và cạnh tranh không lành mạnh Do vậy, khi giải quyết vụ án phải xác định người phạm tội có mục đích thu lợi bất chính hay không? Mức độ thu lợi như thế nào

để có thêm cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm

1.2.2 Đường lối xử lý về hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Căn cứ theo Điều 192 BLHS năm 2015 quy định 04 khung hình phạt đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả và 01 khung hình phạt quy định các mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

- Đối với cá nhân phạm tội, Điều 192 BLHS năm 2015 quy định xử phạt như sau:

Khung 1 quy định phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Đây là khung hình phạt cơ bản đối với tội phạm này

Ví dụ: Ngày 05/01/2022, đối tượng A bắt đầu thực hiện hành vi buôn bán hàng giả Đến ngày 03/6/2022, A đã thực hiện buôn bán hàng giả nhiều

lần Số tiền A thu lợi được từ hành vi buôn bán hàng giả trên là 90 triệu đồng

Hành vi của A đã phạm tội buôn bán hàng giả với tình tiết định khung “thu

lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng” theo điểm c

khoản 1 Điều 192 BLHS năm 2015 Tình tiết này đã lượng hóa tình tiết định

Trang 38

tính “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn” quy định tại điểm g khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 156 BLHS năm 1999, giúp cơ quan chức năng dễ dàng áp dụng, thống nhất xử lý tội phạm

Khung 2 quy định hình phạt phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Có tổ chức

Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định: “Phạm tội có tổ chức là

hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” Theo đó, phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả có tổ chức là hình

thức đồng phạm sản xuất, buôn bán hàng giả có từ 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Chính sách pháp luật hình sự cần phải trừng trị nghiêm khắc đối với những trường hợp này

Ví dụ: Các đối tượng A, B, C, D, E thành lập băng nhóm hoạt động sản xuất hàng giả Trong đó, đối tượng A là chủ mưu, cầm đầu thực hiện tội phạm, đối tượng B là người thực hành tội phạm, các đối tượng C, D, E là người giúp sức A và B trong thực hiện tội phạm sản xuất hàng giả, trong đó: + C được A phân công giúp sức B trong việc tìm kiếm, mua bán nguyên liệu sản xuất hàng giả, in ấn bao bì, nhãn mác để đóng gói hàng giả dưới sự chỉ đạo của B

+ D được A phân công thực hiện các phương thức thủ đoạn để phụ giúp

B sơ chế, chế biến, chiết xuất hàng giả

+ E được A phân công nhiệm vụ canh gác, đảm bảo hoạt động sản xuất

hàng giả diễn ra suôn sẻ thuận lợi Đồng thời, E có trách nhiệm bảo vệ địa bàn khỏi sự tranh giành của băng nhóm khác và trốn tránh sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng

Băng nhóm có quy chế làm việc do A quy định E có trách nhiệm duy trì

Trang 39

kỉ luật trong băng nhóm Băng nhóm duy trì việc thưởng, phạt đối với các thành viên rõ ràng Trong trường hợp này, hành vi của các đối tượng A, B, C,

D, E đã phạm tội sản xuất hàng giả với tình tiết định khung tăng nặng là “có

tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 192 BLHS năm 2015

b) Có tính chất chuyên nghiệp

Theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng

Thẩm phán TAND tối cao, phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm lần trở lên và lấy tiền, hiện vật từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả đó làm nguồn sống chính

Ví dụ: Đối tượng A không có công việc làm, không có nguồn thu nhập

ổn định Trong một tháng, A đã thực hiện 6 (sáu) lần hành vi làm túi xách giả của thương hiệu Chanel để bán lại trên mạng xã hội facebook kiếm lời và A

đã lấy số tiến thu được từ các lần phạm tội này để trang trải cuộc sống Như vậy, hành vi của A đã phạm tội buôn bán hàng giả với tình tiết định khung tăng nặng là “có tính chất chuyên nghiệp” theo điểm b khoản 2 Điều 192 BLHS năm 2015

c) Lợi dụng chức vụ quyền hạn

Người có chức vụ, quyền hạn được hiểu một cách ngắn gọn là “người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó”, còn “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là người phạm tội sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như là một phương tiện

để thực phạm tội

Ví dụ: Đối tượng A là cán bộ Đội quản lý thị trường quận X thành phố

Y Từ ngày 13/01/2019 đến ngày 24/05/2023, A có hành vi buôn bán hàng giả trên địa bàn quận X Vì đây là địa bàn mà A được giao thanh tra, quản lý nên

A đã lợi dụng điểm này để che giấu hành vi phạm tội trong suốt hơn 4 năm

Trang 40

Như vậy, hành vi của A đã phạm tội buôn bán hàng giả với tình tiết định khung tăng nặng là “lợi dụng chức vụ quyền hạn” theo điểm c khoản 2 Điều

192 BLHS năm 2015

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để thực hiện hành vi phạm tội

Ví dụ: A là nhân viên công ty thuốc lào K Từ ngày 01/7/2022 đến ngày 30/9/2022, A được công ty K giao nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ thuốc lào thương hiệu K Lợi dụng điều này, A đã mua thuốc lào gia công không rõ nguồn gốc ở chợ với giá rẻ để giả làm thuốc lào của thương hiệu K và bán cho khách hàng dưới danh nghĩa công ty K Như vậy, hành vi của A đã phạm tội buôn bán hàng giả với tình tiết định khung tăng nặng là “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” theo điểm d khoản 2 Điều 192 BLHS năm 2015

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa

có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Hàng giả được xem là không có giá trị Do đó, để xác định giá trị của hàng giả, cần so sánh với giá trị của hàng thật và lấy đó làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự Ví dụ: C là một công ty mỹ phẩm nổi tiếng với sản phẩm kem dưỡng da Đối tượng A đã tự sản xuất kem trộn tại nhà và đóng gói nhãn mác giả để làm giả kem dưỡng da của Công ty C rồi bán ra thị trường Ngày 14/09/2023, A bị bắt khi vận chuyển hàng giả đi tiêu thụ Cơ quan điều tra đã tịch thu 400 lọ kem dưỡng da giả thương hiệu C với tổng giá trị 200.000.000 đồng

Như vậy, hành vi của A đã phạm tội buôn bán hàng giả với tình tiết định khung tăng nặng là “Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Trao đổi một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Số 1 (2014), tr.44- 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Trao đổi một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Số 1
Năm: 2014
2. Lê Quang Bình (2019), Nâng cao hiệu lực pháp luật trong đấu tranh chống làm hàng giả, buôn bán hàng giả ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao số 08/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu lực pháp luật trong đấu tranh chống làm hàng giả, buôn bán hàng giả ở Việt Nam
Tác giả: Lê Quang Bình
Năm: 2019
4. Nguyễn Ngọc Chí (2008), Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp, Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế – Luật 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Năm: 2008
6. Lê Đăng Doanh (2008), Một số ý kiến phân biệt hàng giả về chất lượng với hàng kém chất lượng và hàng nhái, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao số 05/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến phân biệt hàng giả về chất lượng với hàng kém chất lượng và hàng nhái
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 2008
7. Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh (2017), Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (Sửa dổi, bổ sung năm 2017), tập 1, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (Sửa dổi, bổ sung năm 2017), tập 1
Tác giả: Lê Đăng Doanh, Cao Thị Oanh
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2017
8. Đặng Anh Đức, Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả?, https://baovephapluat.vn/tu-van-phap-luat/giai-dap-phap-luat/dau- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả
9. Hoàng Đình Dũng, Vướng mắc trong xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, https://kiemsat.vn/vuong-mac-trong-xu-ly-toi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-61234.html, truy cập ngày 06/10/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vướng mắc trong xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
10. Lam Giang (2024), Phát hiện, xử lý 52.390 vụ hàng giả, hàng nhái trong năm 2023, Báo Hà Nội mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện, xử lý 52.390 vụ hàng giả, hàng nhái trong năm 2023
Tác giả: Lam Giang
Năm: 2024
11. Nguyễn Minh Hải (2020), Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại, Tạp chí Quảng lý Nhà nước số 12/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại
Tác giả: Nguyễn Minh Hải
Năm: 2020
12. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2015
13. Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Phần chung và Phần các tội phạm, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Phần chung và Phần các tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2018
14. Phùng Văn Hoàng (2020), Tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 – Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 – Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng
Tác giả: Phùng Văn Hoàng
Năm: 2020
15. Học viện cảnh sát nhân dân (2008), Hàng thật – hàng giả cách phân biệt và chống hàng giả, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng thật – hàng giả cách phân biệt và chống hàng giả
Tác giả: Học viện cảnh sát nhân dân
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2008
16. Trần Việt Hùng (2014), Nạn hàng giả và một số ý kiến về chống hàng giả ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 01/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nạn hàng giả và một số ý kiến về chống hàng giả ở Việt Nam
Tác giả: Trần Việt Hùng
Năm: 2014
17. Lê Như Mai (2023), Nhiều chiêu trò buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, Báo điện tử Công an tỉnh Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều chiêu trò buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
Tác giả: Lê Như Mai
Năm: 2023
19. Nguyễn Văn Nghiên (2014), Hải quan Quảng Ninh đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại qua biên giới, Tạp chí cộng sản số chuyên đề 09/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải quan Quảng Ninh đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại qua biên giới
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiên
Năm: 2014
21. Huyền Trang (2014), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước nạn hàng giả, hàng nhái, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề 01/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước nạn hàng giả, hàng nhái
Tác giả: Huyền Trang
Năm: 2014
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2014
25. Trần Ngọc Việt (2001), Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả - Thực trạng và các biện pháp phòng chống, Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả - Thực trạng và các biện pháp phòng chống
Tác giả: Trần Ngọc Việt
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu tình hình xét xử tội phạm nói chung của TAND - Tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh hải dương
Bảng s ố liệu tình hình xét xử tội phạm nói chung của TAND (Trang 53)
Hình phạt của  các bị cáo về  tội Sản xuất  hàng giả - Tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh hải dương
Hình ph ạt của các bị cáo về tội Sản xuất hàng giả (Trang 54)
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2023, hình phạt đối với các - Tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh hải dương
r ên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2023, hình phạt đối với các (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w