Không như những đề tài đã nghiên cứu, nội dung đề tài này không tập trung nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm, mức độ ô nhiễm mà sử dụng các thông số về hoạt động cấp, thoát nước, xử lý nước t
Trang 1TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
NGUYỄN HUY KHÂM
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ AN NINH NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI KHU VỰC HỒ TRÚC BẠCH VÀ PHỤ CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
NGUYỄN HUY KHÂM
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ AN NINH NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI KHU VỰC HỒ TRÚC BẠCH VÀ PHỤ CẬN
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số : 8900201.05QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ
HÀ NỘI - 2024
Trang 3CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Trường Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Khâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản trị an ninh nguồn nước thải tại Hà Nội: nghiên cứu trường hợp tại khu vực hồ Trúc Bạch và phụ cận”, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà, người đã hướng
dẫn, theo dõi sát sao trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học Đồng thời, Cô cũng
là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về kiến thức chuyên môn,
hỗ trợ tối đa cho tôi trong nghiên cứu, giúp cho quá trình hoàn thành luận văn được nhanh chóng và hiệu quả nhất
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý Thầy, Cô của Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn hai tác giả Vũ Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngọc (ĐH Tài nguyên và Môi trường) đã cho phép được tham khảo và sử dụng thông tin mà họ
đã công bố liên quan đến kết quả nghiên cứu phân vùng ô nhiễm hồ Trúc Bạch
Tôi xin cảm ơn Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp Xử
lý nước thải, Trạm Xử lý nước thải Trúc đã trợ giúp và đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS TS Nguyễn Việt Anh (ĐH Xây dựng Hà Nội), TS Trần Ngọc Hân (ĐH QG Singapore NUS) và TS Nguyễn Văn Tùng thuộc Bộ Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước (Australia), cán bộ phóng viên/BTV Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã trợ giúp và có nhiều lời khuyên trong quá trình nghiên cứu đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô và các nhà khoa học để tiếp tục các nghiên cứu toàn diện hơn và hoàn thiện năng lực nghiên cứu, ứng dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn công tác
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1.1 Một số khái niệm về nước 8 1.1.2 Khái niệm về an ninh 9 1.2 An ninh phi truyền thống 11 1.2.1 Tổng quan về an ninh phi truyền thống 11 1.2.2 Quản trị an ninh phi truyền thống 12 1.2.3 Quản trị chiến lược 13 1.2.4 An ninh nguồn nước 14 1.2.5 An ninh phi truyền thống trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nước 17 1.2.6 Các mục tiêu cụ thể đối với việc quản trị chiến lược trong lĩnh vực thoát nước
Ở HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 51
A PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
Trang 62.1 Bộ tiêu chí đánh giá quản trị chiến lược an ninh nguồn nước thải hồ Trúc Bạch, Hà
2.2 Các phương pháp nghiên cứu 54 2.2.1 Tổng hợp tài liệu nghiên cứu: 54 2.2.2 Phỏng vấn và điều tra xã hội học 54
2.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 55 2.2.5 Phương trình MNS 56 2.2.6 Xử lý tài liệu 58
B THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA
2.3 Thực trạng về môi trường nước tại Hà Nội 58 2.3.1 Tài nguyên nước của Hà Nội 58 2.3.2 Môi trường nước mặt 59 2.3.3 Môi trường nước dưới đất 66 2.3.4 Thực trạng khai thác tài nguyên nước trên địa bàn Hà Nội 68 2.3.5 Các loại hình tác hại, thiệt hại có liên quan tới môi trường nước 70 2.3.6 Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước 72 2.3.7 Công tác quy hoạch xử lý nước thải của Hà Nội 73 3.3.8 Thực trạng và công tác đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 75 3.1 Đánh giá thực trạng hệ thống XLNT hiện có của thành phố 75 3.2 Công tác đầu tư hệ thống thoát nước thải của Thành phố Hà Nội 78 3.3 Đánh giá công tác xử lý nước thải 79 3.3.1 Đánh giá trước và sau khi xây dựng trạm XLNT tại hồ Trúc Bạch 79 3.3.2 Đánh giá công tác xử lý nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 84 3.3.3 Một số tồn tại và khó khăn vướng mắc 86
3.5 Phân tích mô hình SWOT khu vực Hồ Trúc Bạch 87 3.6 Phân tích và đánh giá an ninh nước thải khu vực Hồ Trúc Bạch và phụ cận gắn với phương trình an ninh phi truyền thống 3S – 3C 93 a) Các hợp phần tiêu chí đánh giá: 93 b) Xác định một số nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm ở hồ Trúc Bạch: 97
Trang 7c) Phân tích: 98
3.7 Kế hoạch giải quyết những tồn tại đối với công tác xử lý nước thải ở hồ Trúc Bạch
104 3.8 Một số giải pháp đảm bảo an ninh nước thải đối với khu vực Hồ Trúc Bạch và phụ
3.8.1 Truyền thông về an ninh nguồn nước 106 3.8.2 Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước 107 3.8.3 Đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý 108 3.8.4 Giải pháp về k thuật và kinh tế 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ANPTT An ninh phi truyền thống
Chỉ số chất lượng nước Water Quality ndex dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng nguồn nước đó
5 QCVN Quy chuẩn Việt Nam – Quy chuẩn k thuật
10 DO Lượng ô xy hoà tan trong nước cần thiết cho sự
hô hấp của sinh vật
Trang 911 COD Nhu cầu ô xy hoá học chemical oxygen demand
để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước
12 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities và
Threats
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Các thông số thiết kế của Trạm XLNT hồ Trúc Bạch 42
Bảng 2 Tổng lượng d ng chảy năm tại một số trạm quan trắc 59
Bảng 3 Đặc trưng ô nhiễm nước thải sinh hoạt 82
Bảng 4 Phân tích mô hình SWOT của hồ Trúc Bạch 88
Bảng 5 Tổng hợp kết quả tính toán theo phương trình quản trị ANPTT 93
DANH MỤC H NH Hình 1 Mô hình quản trị chiến lược 13
Hình 2 Hình ảnh 3D trạm XLNT Trúc Bạch 42
Hình 3 Sơ đồ d ng chảy của công nghệ xử lý nước thải 45
Hình 4 Sơ đồ d ng chảy của cồng nghệ xử lý bùn thải 46
Hình 5 Sơ đồ d ng chảy của công nghệ xử lý mùi 47
Hình 6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của nhà máy XLNT Trúc Bạch 47
Hình 7 Chất lượng nước Sông Đáy tại 06 vị trí quan trắc tháng 10/2020 61
Hình 8 Chỉ số WQI Sông Nhuệ qua 5 đợt quan trắc năm 2020 62
Hình 9 Số lượng hồ, ao ngoại thành Hà Nội bị ô nhiễm và chưa bị ô nhiễm năm 2019 66
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
“An ninh phi truyền thống” không c n là một phạm trù mới nhưng đứng trước những thách thức đang nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, phạm trù này
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt của nhiều quốc gia, tổ chức và cộng đồng quốc tế Trong các phạm trù và khái niệm của an ninh phi truyền thống, an ninh nguồn nước cũng được coi là một lĩnh vực đang có nhiều thách thức ảnh hưởng tới an ninh và an toàn con người
Trong những năm gần đây, với việc bùng nổ dân số cả tự nhiên và cơ học tại các vùng đô thị trên thế giới nói chung và Hà Nội nói riêng, đã tạo ra sức ép rất lớn đối với các nhu cầu sử dụng tài nguyên phục vụ cuộc sống con người trong đó có tài nguyên nước (Tình trạng nguồn nước toàn cầu, UN WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới, 2022 State of Global Water Resources 2022, library.wmo.int, World Meteorological Organisation, published 2023) Nước vừa là tài nguyên, vừa là một
sản phẩm hàng hoá đặc biệt Nước cần thiết cho sự sống và việc sử dụng nước an toàn đã biến vấn đề nước trở thành một trong những vấn đề thách thức tác động đến
an ninh và an toàn của con người Dưới góc độ an ninh, an ninh và an toàn nguồn
nước đã được nhìn nhận là một trong những thách thức mới với con người (Nguyễn
Chiến Thắng – Hoàng Gia Minh, Những thách thức về an ninh nguồn nước tại Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân www.qdnd.vn , ngày 20/01/2021)
Hà Nội phát triển xen kẽ giữa đô thị thương mại dịch vụ với công nghiệp và
kể cả nông nghiệp đã tạo nên sự khác biệt của Hà Nội so với nhiều thủ đô khác trên thế giới đặc biệt là sự hình thành phức tạp giữa các vùng lõi đô thị và vùng mới; giữa tập tục cũ và mới; giữa nền văn mình cũ với văn minh thuộc địa và cuộc sống hiện tại đã tạo nên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Hà Nội rất riêng và khác biệt
Về vấn đề nước tạm chia làm hai lĩnh vực cấp nước và thoát nước thì đã không có sự đồng nhất so với các đô thị trên thế giới Về cấp nước, cơ bản đã đạt đươc tỷ lệ cao trong các vùng lõi đô thị là cấp nước tập trung nhưng nguồn nước cấp được lấy cả nước bề mặt và nước ngầm trong đó nước ngầm và nước bề mặt
Trang 12sinh hoạt Chất lượng nguồn nước thải c n ảnh hưởng tới nguồn nước cấp cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp và nước cấp đầu vào cho các nhà máy nước sạch vùng
hạ lưu hoặc nước bổ cập và và ảnh hưởng tới nguồn nước cấp tại chỗ
Nguồn lực chủ yếu đầu tư cho công tác cấp nước (nước sạch) trong khi thoát nước c n nhiều khó khăn Thoát nước và xử lý nước thải vẫn coi là dịch vụ công ích
do nhà nước đầu tư và quản lý, thiếu đi sự thu hút đầu tư tư nhân hay nguồn lực đầu
tư nước ngoài (Báo cáo công tác hàng năm, 2022, 2023, Hội Cấp thoát nước Việt
Nam VWSA)
Ngoài ra, việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng là một nội dung làm cho công tác thoát nước và xử lý nước thải thêm nhiều khó khăn Hàng năm, mỗi mùa mưa xuống, công tác thoát nước ở Hà Nội luôn gặp những thách thức, ảnh hưởng tới đời sống người dân cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh kế xã hội Nhiều vùng ô nhiễm do nước thải cả trong nội thành và ngoại thành đã ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người dân
Mặc dù, nhiều dự án thoát nước được triển khai như dự án ODA trạm xử lý nước thải hồ Trúc Bạch do JICA tài trợ hay nhiều công trình khác đã làm thay đổi chất lượng nước thải và có tác động lớn tới chất lượng sống và sức khoẻ của người dân ở những nơi dự án được triển khai hay những vùng mà các công ty thoát nước, công ty xử lý nước thải có triển khai các dự án thoát nước và xử lý nước thải nhưng
c n rất hạn chế
Xét cụ thể, Hồ Trúc Bạch nằm ở phía bắc Hoàng thành Thăng Long, liên kết chặt chẽ với Hồ Tây, là hồ cảnh quan đồng thời cũng là hồ điều hoà thoát nước có vai tr đặc biệt quan trọng ở nội thành Hà Nội, ngay sát khu vực các cơ quan trọng yếu của đất nước (khu A1)
Cùng với Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch được đặc biệt quan tâm ở nhiều góc độ và việc kiểm soát chất lượng nguồn nước thải ở đây không chỉ có ý nghĩa chính trị, an ninh mà c n là nhu cầu bức thiết đối với cư dân sống ở khu vực này và cũng là việc cấp thiết giữ cho môi trường nước, môi trường sống đối với khu vực chính trị quan trọng bậc nhất đất nước
Vào những năm 2000 trở về trước, trước khi Dự án Trạm xử lý nước thải Hồ Trúc Bạch do JICA tài trợ, được triển khai, các nguồn nước như nguồn nước mưa tự
Trang 13nhiên, nguồn nước thải sinh hoạt và nguồn nước của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và các nhà máy công nghiệp xả qua các đường dẫn trực tiếp xuống Hồ
Tuy những năm gần đây, trạm xử lý nước thải phát huy tác dụng nhưng vẫn
c n nhiều thách thức khi nhu cầu xử lý nguồn nước thải vẫn đang là thách thức với thực tiễn quản trị nguồn nước thải ở đây
Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị nguồn nước thải tại Hà Nội: nghiên cứu trường hợp tại khu vực Hồ Trúc Bạch và phụ cận” để nghiên
cứu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tiễn cũng như nhu cầu cho tương lai để từ đó có thể mở rộng nghiên cứu đối với những trường hợp tương tự ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Một số đề tài đã từng nghiên cứu liên quan đến ô nhiễm môi trường nước ở
hồ Trúc Bạch:
- Một số kết quả bước đầu khảo sát động thái chất lượng nước hồ Trúc Bạch,
Hà Nội (Bùi Quốc Lập, tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thuỷ lợi và Môi trường số 38
tháng 9 năm 2012) Tác giả Bùi Quốc Lập thuộc bộ môn Quản lý Môi trường,
trường Đại học Thuỷ lợi
- Phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật
tại 02 hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của thành phố Hà Nội (Trần Thị Phương, Phân
tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Sinh học, Trường ĐHKH Tự Nhiên, ĐH QG Hà Nội, 2012)
- Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch, thành phố Hà Nội (Vũ
Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngọc- 2017) Tác giả Vũ Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngọc thuộc trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
- Hệ tảo, vi khuẩn lam và ứng dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước
tại Hồ Trúc Bạch, Hà Nội (Nguyễn Thị Dung, Hệ tảo, vi khuẩn lam và ứng dụng để
đánh giá chất lượng môi trường nước ở hồ Trúc Bạch, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKH Tự Nhiên, ĐHQG Hà Nội, 2016)
- Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nôi:
Trang 14trạm xử lý nước thải hồ Trúc Bạch (Lê Trọng Nghĩa, Tìm hiểu quy trình xử lý nước
thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nôi: trạm xử lý nước thải hồ Trúc Bạch, luận văn tốt nghiệp đại học, ĐH Tài Nguyên Môi trường)
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu việc xây dựng “giải pháp quản trị bền vững môi trường nước ở hồ Trúc Bạch” Không như những đề tài
đã nghiên cứu, nội dung đề tài này không tập trung nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm, mức độ ô nhiễm mà sử dụng các thông số về hoạt động cấp, thoát nước, xử lý nước thải và ô nhiễm nguồn nước nói chung của toàn thành phố để mô tả và làm rõ nét cũng như sự liên hệ của hệ thống và chiến lược chung của toàn thành phố về an ninh nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước thải với cụ thể khu vực hồ Trúc Bạch Tác giả sử dụng các thông số k thuật, thông tin và tài liệu để làm rõ về việc xây dựng
và hoạch định chiến lược phát triển môi trường bền vững của toàn thành phố cũng làm nổi bật ví dụ cụ thể nghiên cứu trường hợp tại hồ Trúc Bạch để tìm giải pháp quản trị an ninh nguồn nước thải tại đây
Việc thiết lập các giải pháp quản trị an ninh phi truyền thống để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại hồ Trúc Bạch, Hà Nội là rất cấp thiết vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống xung quanh; ảnh hưởng tới an ninh trật tự mỗi khi xảy ra sự cố môi trường ở đây và xa hơn là việc kiểm soát môi trường ở đây c n có nhiệm vụ giữ vững an toàn đối với khu vực trọng yếu A1
3 Mục tiêu nghiên cứu
+) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu chiến lược quản trị an ninh phi truyền thống đối với nguồn nước thải tại hồ Trúc Bạch, một trong những
hồ nước quan trọng và có ý nghĩa cả ở góc độ dân sinh và chính trị của thủ đô Hà Nội
+) Xây dựng những kiến nghị về giải pháp quản trị an ninh nguồn nước thải nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững môi trường nước ở đây
4 Đối tượng nghiên cứu
) Quản trị an ninh phi truyền thống đối với ô nhiễm nguồn nước tại hồ Trúc Bạch, Hà Nội.i
5 Phạm vi nghiên cứu
a) Nội dung:
Trang 15Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và quy mô của luận văn thạc s quản trị an ninh phi truyền thống, tác giả đưa ra hiện trạng của vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Hà Nội nói chung và của khu vực hồ Trúc Bạch theo quan điểm và phương pháp luận của chuyên ngành quản trị an ninh phi truyền thống Đồng thời, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy các kế hoạch nhằm duy trì sự phát triển bền vững môi trường nước tại hồ Trúc Bạch trong tương quan và ảnh hưởng giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống
Có thể kể đến một số hướng tiếp cận như quản lý và xử lý nguồn gốc ô nhiễm, cải thiện hệ thống xử lý nước thải đổ vào hồ, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, giám sát và cảnh báo liên tục về các chỉ số ô nhiễm, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiến bộ và công nghệ xanh đối với việc xử lý nguồn nước thải và giảm mức độ ô nhiễm ở hồ, hợp tác quốc tế và chia sẻ nhận thức với các tổ chức quốc tế…
Những biện pháp này cần được triển khai có hệ thống, một cách toàn diện và liên tục, cùng với sự hỗ trợ và cam kết từ các bên liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước và người dân để bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước tại Hồ Trúc Bạch, Hà Nội
b) Về không gian: không gian nghiên cứu là hệ thống thoát nước của thành
phố Hà Nội và hồ Trúc Bạch, một hồ cảnh quan đồng thời là hồ điều hoà thoát nước nằm ở phía Bắc khu chính trị Ba Đình Hồ nằm trong tiểu vùng tiêu nước Tô Lịch
và có những mối liên hệ mật thiết với hệ thống thoát nước và cống ngầm được kết nối và chạy qua vùng bảo vệ trọng yếu nhất đất nước được gọi là vùng bảo vệ A1 cũng như nước hồ có sự trao đổi với nước hồ Tây
c) Về thời gian: Tác giả nghiên cứu trong thời gian 2 năm từ tháng 5 năm
2021 tới tháng 11 năm 2023 trên cơ sở tổng hợp các số liệu trong thời gian dài kể từ trước thời điểm Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch được xây dựng cho tới thời điểm gần đây
6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp dữ liệu lưu trữ và số liệu thu thập; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên
Trang 16cứu điển hình để có thể đánh giá đúng tổng thể vấn đề nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ bản các nội dung và mục đích nghiên cứu của luận văn
Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình phân tích chiến lược SWOT và Phương trình an ninh phi truyền thống (MNS) để đánh giá chất lượng xây dựng chiến lược quản trị phát triển bền vững môi trường nước hồ Trúc Bạch, Hà Nội
Phương trình MNS (Phương trình an ninh phi truyền thống) (Hoàng Đình Phi
và Nguyễn Văn Hưởng, 2021) đó là:
MNS = (S1 + S2 + S3) – (C1+C2+C3)
S1: Security - an toàn; S2: Stability - ổn định; S3: Sustainable - bền vững C1: Cost 1 - chi phí hoạt động quan trị rủi ro;
C2: Cost 2 - chi phí hoạt động quản trị khủng hoảng;
C3: Cost 3 - chi phí cho các hoạt động quản trị khắc phục hậu quả sau khủng hoảng
7 Cấu trúc luận văn
Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Hồ Trúc Bạch (trái) và Hồ Tây (phải) nhìn từ trên cao Nguồn: Tung Ngo/CNA
Trang 18CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Một số khái niệm về nước
Theo quy định tại điều 2 của Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Luật số 17/2012/QH13 (Quốc hội, 2012) giải thích một số khái niệm về nước, trong đó có
một số giải thích có liên quan tới luận văn này như sau:
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất (nước
ngầm) và nước biển thuộc lãnh thổ nước ta.
Nguồn nước là các dạng tích tụ tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng
Nước mặt tồn tại trên mặt đất.
Nước dưới đất (nước ngầm) tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Lưu vực sông là vùng đất trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự
nhiên vào sông và thoát ra ở một cửa chung.
Nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử
lý trở thành nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
Nước sạch là nước có chất lượng đạt tiêu chuẩn k thuật quốc gia về nước
sạch.
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn k thuật cho phép, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người hay sinh vật.
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng và chất lượng nguồn nước
so với thời kỳ trước.
Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng làm cho nguồn không c n
khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh.
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn là khả năng có thể tiếp nhận thêm
một lượng nước thải mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước cho mục đích sủ dụng đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn.
Ngoài ra, c n một số định nghĩa khác nhưng trong khuôn khổ luận văn này,
Trang 19những khái niệm đó không được sử dụng
Định nghĩa về nước thải được quy định tại nghị định 08 2022 NĐ-CP ngày
10 01 022 của Chính phủ, theo đó nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác (Chính phủ, 2022)
- Ô nhiễm nguồn nước là việc nguồn nước chứa hàm lượng cao các chất gây
nguy hại cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài động thực vật, phá huỷ hệ sinh thái và môi trường nước
- Xử lý nước thải ngược với quá trình bị ô nhiễm khi các đặc điểm của nước
bị thay đổi Quá trình xử lý nước thải chính là quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi nước thải Có thể có nhiều quá trình kết hợp hoặc riêng lẻ các phương thức vật lý, hoá học hay sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người hoặc huỷ hoại môi trường Quá trình xử lý nước thải còn nhằm khôi phục trạng thái an toàn đối với nước thải trước khi được trả lại môi trường, cung cấp ngược trở lại để sử dụng với các mục đích khác nhau
1.1.2 Khái niệm về an ninh
- An toàn và an ninh:
Theo định nghĩa của GS TS Nguyễn Văn Hưởng và PGS TS Hoàng Đình Phi thì “bất kỳ khái niệm an ninh nào đều lấy con người làm trung tâm để bảo vệ hay đối tượng cần được bảo vệ vì có thể bị tổn thương do mất an ninh, tình hình mất
an ninh hay khi rủi ro đã trở thành khủng hoảng” Xét ở góc độ an ninh của một cá nhân có thể nhận thấy, ở một trạng thái hay một mức độ nào đó mà ở đó, trong một không gian, thời gian và địa điểm cụ thể, một con người được cảm thấy được an toàn về mặt tâm lý và trên thực tế cá nhân được an toàn và tự do Trong tiếng Anh:
An toàn là Safe và An ninh là Security An ninh có ý là an toàn, bình an, ngược với
nguy (Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT)
An ninh là sự tồn tại mà không có nỗi lo của sự bất ổn, không có nỗi sợ hãi
và cao hơn là sự an toàn về cả thể xác và tâm hồn; là khi mà các nhu cầu vật chất cơ bản được đáp ứng và là khi con người đạt đến sự tự do quyết định mà không lo bị bóc lột hay thống trị về cả thể xác và tâm hồn Ngược với an ninh là mất an ninh khi
Trang 20mà trạng thái của con người bị tổn thương hoặc tài sản bị đe doạ (Nguyễn Văn
Hưởng, 2021, TLHT)
Xét ở góc độ an ninh truyền thống phải lấy quốc gia làm trung tâm và chủ đạo để tiếp cận nhận thức về an ninh và an ninh có thể xét ở các nhóm như an ninh quốc gia hay an ninh quốc tế, an ninh chính trị hay an ninh quân sự và theo các cách hiểu truyền thống thì mối quan tâm khi nhắc tới cụm từ an ninh là nhắc tới sự bất ổn
ở các quy mô hay đơn giản hơn là nhắc tới xung đột và chiến tranh Và khi đó thì mối quan tâm của con người là hoà bình, là kết thúc xung đột và chiến tranh
Khái niệm ban đầu của An ninh quốc gia hay An ninh truyền thống là an ninh chính trị và an ninh quân sự và có thể hiểu đó là sự tồn tại chế độ cai trị cùng
với chủ quyền quốc gia đi kèm lợi ích quốc gia (Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT)
Khi mở rộng khái niệm về An ninh quốc gia sẽ bao gồm an ninh chính trị đi
kèm an ninh kinh tế và an ninh văn hoá tư tưởng (Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT)
Trên bình diện quốc gia, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có sự đe doạ từ cả an ninh truyền thống và ANPTT Vì vậy, sự vững chắc của hệ thống an ninh quốc gia
là sự thống nhất trọn vẹn trong tư duy và hành động giữa ANPTT và an ninh truyền thống
7 trụ cột an ninh theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc: lương thực, kinh tế,
sức khoẻ, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị (Human Development
Report 1994, UNDP, Published Jan 1, 1994.)
Theo quan điểm của M thì an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
nằm trong phạm vi an ninh quốc gia, đe doạ các lợi ích của M (Hoàng Đình Phi,
2021, tài liệu học tập)
ASEAN đưa ra đánh giá về sự đe doạ về ANPTT bằng việc bày tỏ “sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển khủng bố, buôn lậu vũ khí, tội phạm kinh
tế và tội phạm công nghệ cao” (Joint Declaration of ASEAN and China on Cooperation in the Field of Non-Traditional Security Issues 6th ASEAN-China Summit Phnom Penh, 4 November 2002, 14/05/2002, asean.org).
Quan điểm của Việt Nam về an ninh quốc gia được thể hiện trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, các đạo luật về an ninh quốc gia, về bảo vệ
Trang 21môi trường hay các chiến lược phát triển bền vững của chính phủ như sau:
ANQG là bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống quan điểm lãnh đạo
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Lương Tam Quang, Quán triệt sâu sắc
quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, 2022, www.baochinhphu.vn)
Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 51-NQ TƯ về chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới, trước những thay đổi mang tính chiến lược toàn cầu và sự bùng nổ về khoa học k thuật, sau khi tổng kết 20 năm
thực hiện nghị quyết ĐH8 của Đảng (Bộ Chính trị, Nghị quyết 51/NQ-TƯ, 2019)
ANQG là sự vững mạnh, trường tồn của Đảng, sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự ổn định về chính trị, biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc
gia và an ninh, an toàn của xã hội (Lương Tam Quang, Quán triệt sâu sắc quan
điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, 2022, www.baochinhphu.vn)
Quan điểm nhóm tác giả MNS:
“An ninh quốc gia = An ninh truyền thống An ninh phi truyền thống
Quốc gia = Nhà nước = Nhân dân làm chủ
Lợi ích quốc gia = Lợi ích nhà nước Lợi ích nhân dân
An ninh quốc gia = An ninh nhà nước An ninh nhân dân
An ninh nhân dân (mở rộng) = An ninh con người (1 cá nhân, 1 nhóm, 1 cộng đồng nhỏ hay lớn) An ninh doanh nghiệp
Lấy nhà nước làm trung tâm: có an ninh chính trị quốc gia, an ninh quân sự quốc gia, an ninh kinh tế quốc gia, an ninh văn hoá và tư tưởng quốc gia…
Lấy con người làm trung tâm: an ninh nhà nước, an ninh con người và an
ninh doanh nghiệp” (Hoàng Đình Phi, 2021,HSB TLHT)
1.2 An ninh phi truyền thống
1.2.1 Tổng quan về an ninh phi truyền thống
ANPTT gồm 5 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị và văn hoá
(World Bank, World Bank Development report, 1986)
ANPTT là một khái niệm rộng và được bàn nhiều thời gian gần đây nhất là sau thời kỳ chiến tranh lạnh bao gồm nhiều loại hình an ninh không dựa vào các phương tiện truyền thống Chủ thể của ANPTT vẫn là sự an toàn của quốc gia, dân
Trang 22tộc, cộng đồng hay con người (Nguyễn Văn Hưởng, 2021, HSB TLHT)
Khi khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ khoa học cho đời sống thì cũng đồng thời kèm theo là những thách thức đối với sự bùng nổ các loại hình tội phạm phi truyền thống đe doạ trực tiếp tới sự an toàn của quốc gia, dân tộc, cộng đồng hay an toàn của con người
ANPTT là các mối đe doạ đến từ cách thức phi truyền thống, phi quân sự và
phi nhà nước (Nguyễn Xuân Yêm, 2021, HSB TLHT)
ANPTT trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ kèm theo đó là những khái niệm như biên giới mềm và xoá nhoà đi các cách thức tiếp cận và rút ngắn về không gian và thời gian của các chủ thể ảnh hưởng trực tiếp đe doạ sự an toàn của cộng đồng hay cá nhân Đồng thời xuất hiện thêm những thách thức xuyên biên giới như tội phạm mạng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ANPTT thách thức vai trò chủ đạo do nhà nước nắm giữ trong bối cảnh thế giới mới và vận động không ngừng
(Nguyễn Văn Hưởng, 2021; Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT)
Nhận thức mới cho thấy mỗi nước cần có khuôn khổ pháp luật tương thích cao với quốc tế để có cơ sở pháp lý giải quyết các thách thức phi truyền thống và mang tính toàn cầu bởi các vấn đề phát sinh Có nhiều cách tiếp cận mang tính học thuật nhưng có thể chia ra 2 nhóm là nhóm do con người gây ra và nhóm có nguồn
tự nhiên - xã hội
1.2.2 Quản trị an ninh phi truyền thống
Quản trị là nghệ thuật khi được sử dụng linh hoạt và sáng tạo và là khoa học
nghiên cứu và mã hoá tri thức để phổ biến sử dụng vào thực tiễn (Nguyễn Văn
Hưởng và Hoàng Đình Phi, 2021, HSB TLHT)
Đối với quản trị ANPTT là việc tổ chức nghiên cứu và ban hành chính sách cũng như hoạch định chiến lược nhằm ứng phó với các mối đe doạ phi truyền thống nhằm vào lợi ích và sự an toàn của các thực thể từ con người cho tới lớn hơn cả là lợi ích và sự toàn vẹn quốc gia và thể chế.i
Quản trị an ninh phi truyền thống còn có thể hiểu rằng, các biện pháp và phương pháp bảo vệ an ninh không dựa hoàn toàn vào các phương tiện truyền thống như lực lượng vũ trang Các biện pháp và phương tiện có thể dựa vào các giải pháp sáng tạo, k thuật, công nghệ và các phương pháp đặc biệt khác để bảo vệ an ninh
Trang 23của một tổ chức, một cá nhân hay một cộng đồng
Các biện pháp an ninh phi truyền thống có thể bao gồm sử dụng công nghệ cao như hệ thống camera an ninh, cảm biến thông minh, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các phương tiện khác để giám sát và phòng ngừa nguy cơ Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến việc đào tạo nhân viên để nhận diện và đối phó với các tình huống đặc biệt, thường xuyên tổ chức diễn tập và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp
Cách tiếp cận này không chỉ dựa vào việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn tập trung vào việc sử dụng thông tin, sự nhạy bén và k năng để ngăn chặn và đối phó với các mối đe dọa an ninh hiện đại
An ninh phi truyền thống thường đề xuất việc sử dụng các phương pháp phòng ngừa và đối phó thông minh hơn; tích hợp thông tin và sử dụng dữ liệu để dự
đoán và ngăn chặn các mối đe dọa thay vì phản ứng sau khi xảy ra sự cố (Hoàng
Đình Phi, 2021, HSB TLHT)
1.2.3 Quản trị chiến lược
Tổ chức đánh giá các năng lực và khả năng cạnh tranh, phân tích SWOT, GAP, BENCHMARCH
Lựa chọn tầm nhìn và sứ mệnh, phân tích SWOT
và lựa chọn các mục tiêu chiến lược
Lựa chọn các chiến lược và kế hoạch liên quan
Triển khai thực hiện các chiến lược và kế hoạch
Giám sát, hỗ trợ, đánh giá, điều chỉnh,
khen thưởngHình 1 Mô hình quản trị chiến lược
Trang 24Quản trị chiến lược là quá trình liên tục nhằm thiết lập mục tiêu cao nhất của
tổ chức, phân tích các lực lượng/yếu tố bên trong và bên ngoài, phát triển kế hoạch hành động và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để thực thi các kế hoạch đó (Will Kenton, 2023)
Quản trị chiến lược có thể chia 3 cấp độ là quốc gia, ngành địa phương và doanh nghiệp/cộng đồng nhỏ và cũng chia ra 3 giai đoạn là hoạch định, thực thi và
kiểm soát (Hoàng Đình Phi và Nguyễn Hoàng Việt, 2021, HSB TLHT)
Hoặc có thể bổ sung chi tiết hơn gồm các giai đoạn: hoạch định, phát triển, thực thi, kiểm soát và sau cùng là thay đổi và hoàn thiện Việc xác định các yếu
tố của chiến lược bao gồm các bước sau: 1) Xác định tầm nhìn chiến lược; 2) Xác định các giá trị cốt lõi; 3) Sứ mệnh của chiến lược; 4) Mục tiêu của chiến lược; 5) Xác định các nguồn lực; 6) Kế hoạch hành động của chiến lược
Thời gian thực thi chiến lược và hoạch định chiến lược có thể dài ngắn khác nhau và từ đó có thể thiết lập việc quản trị kế hoạch theo thời gian như quản trị kế hoạch năm, tháng, tuần… Hoặc kế hoạch dài hạn với tầm nhìn 5, 10 năm hoặc thậm chí xa hơn Ví dụ như kế hoạch 5 năm của một nhiệm kỳ Đại hội Đảng nhưng có tầm nhìn 20 năm hoặc thậm chí xa hơn là 30 năm, 50 năm…
Từ 10 năm trở lên là mục tiêu dài hạn; 3 đến 5 năm là trung hạn và ngắn hạn
là 1 đến 2 năm và phải đảm bảo bằng các tiêu chí đo đếm được một cách rõ ràng Đồng thời phải có tính khả thi trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và phải đảm bảo đúng thời gian (SMART: Specific Measureable Attainable Releveant Time-bound)
(Hoàng Đình Phi, 2021, HSB TLHT)
1.2.4 An ninh nguồn nước
Một trong những vấn đề lo lắng khi Singapore tuyên bố độc lập khởi Malaysia năm 1961 đó là vấn đề an ninh nguồn nước Việc “bị buộc” phải độc lập kèm theo thoả thuận cung cấp nguồn nước từ Malaysia trong 100 năm chính là sự đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia của Singapore khi tuyên bố độc lập Ký năm
1961 và gia hạn này 31.11.2011 (Bộ Ngoại giao Singapore, 2023, Water agreement between Singapore’s PUB and Malaysia’s State of Johore
Agreements
Trang 25https://www.mfa.gov.sg/SINGAPORES-FOREIGN-POLICY/Key-Issues/Water-An ninh nguồn nước c n được nhắc đến khi các nước Trung Đông (Isreal, Lebanon, Syria, Gaza and West Bank/Palestine) tranh chấp nhau nguồn nước sông
Jordan (U.S Department of Defence, 1997 - Water and Conflict in Middle East, a
monograph by Stephen M Woolwine, Military Intellegence, School of Advanced Military Studies – Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas (USA), May 22, 1997 Nước và Xung đột ở Trung Đông, chuyên khảo của Thiếu tá Stephen M Woolwine, thuộc lực lượng Tình báo Quân sự, Học viện Quân sự Cao cấp – Đại học Chỉ huy và Tham mưu, Fort Leavenworth, Kansas (Hoa Kỳ), 22 tháng 5 năm 1997 www.apps.dtic.mil )
Quan hệ Ấn - Trung cũng là cuộc chiến kiểm soát cao nguyên Tây Tạng
(Mark Giordano and Anya Wahal, The Water Wars Myth: India, China and the
Brahmaputra, Dec 8, 2022 myth-india-china-and-brahmaputra ), nơi khởi nguồn của nhiều d ng sông mà điển
https://www.usip.org/publications/2022/12/water-wars-hình là dòng Mekong – Lancang (Mê Công - Lan Thương) có ảnh hưởng tới Việt Nam Uỷ hội sông Mekong thành lập để các nước cùng góp tiếng nói về việc chia sẻ nguồn nước và c n là quyền được tiếp cận nguồn nước từ các nước hạ lưu cho dù
Trung Quốc là quốc gia thượng nguồn không tham gia (Scott Pearse-Smith, “Water
war” in Meking basin? 01/08/2012 Page 147-162, Asia Pacific Viewpoint, Volume
52, issue 2 8373.2012.01484.x)
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1467-An ninh nguồn nước c n là quyền được tiếp cận đầy đủ và an toàn với nguồn nước sạch cung cấp phục vụ sinh hoạt của con người
An ninh nguồn nước có tác động từ cả bên trong và bên ngoài, từ cả góc độ
an ninh quốc gia và góc độ an toàn và ô nhiễm nguồn nước Tất cả điều này đều ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và an toàn về sức khoẻ của con người
An ninh nguồn nước c n được xem xét một cách toàn diện từ khả năng tiếp cận với chi phí hợp lý đáp ứng nhu cầu con người và hệ sinh thái với mục tiêu quản trị toàn diện giữa bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách cân bằng, hợp lý, tiết kiệm
và an toàn
Tại phiên họp Hội nghị cấp Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Trưởng phái đoàn của 130 quốc gia vào tháng 3 năm 2000 tại The Hague, Hà Lan, trong khuôn khổ
Trang 26Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 2 cũng đã thống nhất ban hành Tuyên bố cấp Bộ trưởng về an ninh nguồn nước trong thế kỷ 21 (“Ministerial Declaration of The Hague on Water Security in the 21st Century”) trong đó bao gồm nội hàm và 07 thách thức cần giải quyết
“An ninh nguồn nước” và các vấn đề về an ninh nguồn nước ngày càng được các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế trên thế giới quan tâm, sử dụng rộng rãi
và được lồng ghép trong các chương trình hành động quốc gia hay kế hoạch phát triển kinh tế vùng Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông có các hành động liên kết như Chiến lược an ninh nguồn nước cho vùng Ả Rập giai đoạn 2010-2030 do Hội đồng Nước cấp bộ trưởng các quốc gia vùng Ả rập xây dựng năm 2010 (Arab strategy for Water Security in Arab region - 2010) M xây dựng chiến lược nước
toàn cầu năm 2017 (U.S Global water strategy 2022-2027 launched by Vice
President Kamala Harris June 1, 2022/Báo cáo Chiến lược nước toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ giai đoạn 2022-2027 công bố bởi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris ngày 1/6/2022)
Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới (bao gồm các nước phát triển lẫn đang phát triển) hiện nay, hầu như không có định nghĩa pháp
lý, giải thích chính thức về thuật ngữ “an ninh nguồn nước”
An ninh nguồn nước là khả năng tiếp cận đủ số lượng và chất lượng để duy trì sinh kế và phát triển KT-XH của người dân bên cạnh đó họ phải được bảo vệ trước vấn đề ô nhiễm và thảm hoả để duy trì hệ sinh thái trong hoà bình và ổn định
(UN Water/Uỷ Ban Nước của Liên hiệp quốc, Water security and the global
agenda, May 8, 2013, global-water-agenda )
https://www.unwater.org/publications/water-security-and-Nhận thức được tầm quan trọng của “an ninh nguồn nước”, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều đạo luật, chủ trương và nghị quyết về vấn đề “an ninh nguồn nước”
Việt Nam đã có các Luật: Tài nguyên nước (Quốc hội, 2013); Bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014); Phòng, chống thiên tai (Quốc hội, 2013); Thuỷ lợi (2017); Luật Đê điều (2006)
Luật Cấp thoát nước đang xây dựng và được Chính phủ trình Quốc hội thông
Trang 27qua cuối nhiệm kỳ này (VWSA, 2023)
Phát triển hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước, gắn với phòng, chống thiên tai và Xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia” (Đại hội Đảng lần thứ 10, Hà Nội, 2006 - Báo cáo Chính trị)
Nghị quyết Trung ương 7 khoá X hay c n gọi là Nghị quyết “Tam Nông” về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ: Cấp nước sinh hoạt cho dân cư và công nghiệp dịch vụ ở nông thôn Xây hồ chứa ở vùng khô hạn, thuỷ lợi gắn với thuỷ điện nhỏ Củng cố đê điều, ngăn lũ, thoát lũ và tổ chức quản lý thuỷ lợi hiệu quả, nâng hiệu suất lên trên 80% (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2008)
Quốc hội giao Chính phủ xây dựng đề an bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045 (Quốc hội, 2020)
Bảo đảm chất lượng, số lượng nước phục vụ người dân trong mọi tình huống, đáp ứng đủ cho mọi thành phần kinh tế và thành phần xã hội đặc biệt các ngành thiết yếu Đặc biệt là việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm suy thoái và cạn kiệt nguồn nước (Bộ Chính trị, 2022)
Chính phủ giao các bộ ngành và địa phương triển khai đồng bộ 10 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước (Chính phủ, 2022)
1.2.5 An ninh phi truyền thống trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nước
An ninh phi truyền thống trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nước đề cập đến việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nguồn nước không chỉ thông qua các biện pháp truyền thống như kiểm soát ô nhiễm, mà còn bằng cách sử dụng các phương pháp, k thuật và giải pháp tiên tiến, không truyền thống để giải quyết vấn đề như việc sử dụng hệ thống cảm biến để giám sát chất lượng nước, áp dụng công nghệ xử
lý nước tiên tiến để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, sử dụng phương pháp sinh học hoặc công nghệ xanh để tái tạo nguồn nước sạch (Nguyễn Văn Hưởng, 2021)
Các giải pháp phi truyền thống có thể bao gồm cả việc thúc đẩy nhận thức cộng đồng, tạo ra chính sách và chuẩn mực mới, kích thích sự hợp tác đa phương với doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cả cộng đồng để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước (Nguyễn Văn Hưởng, 2021)
Quản trị chiến lược an ninh phi truyền thống trong vấn đề ô nhiễm nguồn nước không chỉ tập trung vào việc xử lý hậu quả mà còn chú trọng đến việc ngăn
Trang 28chặn và dự phòng, sử dụng các phương pháp sáng tạo và đa dạng để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho môi trường và con người (Hoàng Đình Phi, 2021)
Bảo vệ môi trường nước còn cần có sự đổi mới công nghệ đi cùng với việc thay đổi hành vi, nhận thức và chính sách để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Một vài ví dụ cụ thể về các phương pháp phi truyền thống để giải quyết vấn
đề này như:
Công nghệ xanh: Sử dụng phương pháp xử lý nước thân thiện với môi
trường như cải tạo sinh học, các k thuật tái chế, xử lý nước bằng cách sử dụng cây cối (bè thuỷ sinh) hoặc sinh vật để loại bỏ chất ô nhiễm
Khai thác tái chế và sử dụng lại nước: K thuật tái sử dụng nước trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt, giảm thiểu lượng nước mới được sử dụng, từ đó giảm áp lực lên nguồn nước sạch
Hợp tác đa phương: Kết hợp nỗ lực giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng
đồng để thúc đẩy việc quản lý nguồn nước hiệu quả và xử lý ô nhiễm Việc hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước không chỉ ở mức địa phương mà còn ở mức toàn cầu, vì nguồn nước là tài nguyên có liên quan đến nhiều quốc gia
Công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo: Sử dụng công nghệ cảm biến
để giám sát chất lượng nước và theo dõi môi trường, cung cấp dữ liệu cho việc quản
lý và can thiệp kịp thời khi phát hiện ô nhiễm Sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ để dự đoán, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm một cách hiệu quả
Phát triển vùng dựa vào nguồn nước bền vững: Tạo ra các kế hoạch phát
triển khu vực với việc tập trung vào sử dụng nguồn nước một cách bền vững, cân nhắc giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ nguồn nước
Giáo dục và tạo nhận thức cộng đồng: Xây dựng chương trình giáo dục,
tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu việc gây ô nhiễm trong cộng đồng
Nghiên cứu và phát triển R&D: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm
ra các giải pháp mới, hiệu quả và bền vững trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước sạch
Chính sách và quy định mới: Thiết lập và thúc đẩy việc tuân thủ các chuẩn
Trang 29mực nghiêm ngặt về xử lý nước và giảm thiểu ô nhiễm thông qua chính sách và quy định mới
Tất cả những phương pháp trên đều hướng tới việc tối ưu hóa việc bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc sử dụng các công nghệ, chiến lược và phương pháp không truyền thống mà hiệu quả
Các chiến lược và phương pháp phi truyền thống này cùng nhau hình thành một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp cả công nghệ và các biện pháp phi truyền thống nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước một cách hiệu quả và bền vững
Tất cả các biện pháp phi truyền thống và các chiến lược mới này đều cần sự kết hợp, hỗ trợ và thúc đẩy từ nhiều phía khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các ngành công nghiệp, cộng đồng và cá nhân đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các phương pháp này
Việc thiết lập các chính sách và quy định mới cần phải được ủng hộ mạnh
mẽ và tuân thủ để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất và tiêu dùng không gây ra
sự ô nhiễm nước quá mức
Ngoài ra, việc tạo ra sự nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và thông tin đúng đắn về việc quản lý và sử dụng nước sạch cũng rất quan trọng
Hợp tác đa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ làm việc cùng nhau để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả của các giải pháp đưa ra
Cuối cùng, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tiếp tục là cần thiết để tìm ra các giải pháp mới, tiên tiến và bền vững hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm
và bảo vệ nguồn nước
Sự kết hợp đồng lòng của tất cả các bên liên quan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước sạch cho tương lai
Trang 301.2.6 Các mục tiêu cụ thể đối với việc quản trị chiến lược trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải:
- Sứ mệnh: Sứ mệnh của quản lý chiến lược an ninh phi truyền thống đối với
vấn đề xử lý nước thải và nước bị ô nhiễm ở hồ Trúc Bạch nói riêng và ở toàn thành phố Hà Nội nói chung là tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và bền vững, có tính đến mối liên hệ giữa các vấn đề về nước với an ninh con người, tính bền vững của môi trường và phúc lợi xã hội Bên cạnh đó là thiết lập và thực thi các chính sách và quy định hiệu quả để quản lý các tiêu chuẩn chất lượng nước, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và các biện pháp quản lý nước bền vững Giúp giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, ổn định an ninh trật tự ở địa bàn cũng như tác động tới kinh tế địa phương
- Tầm nhìn: Tầm nhìn về quản lý chiến lược an ninh phi truyền thống đối với
xử lý nước thải và ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và tại hồ Trúc Bạch xoay quanh việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước như một thách thức nhiều mặt vượt xa các cân nhắc về an ninh thông thường, trong bối cảnh này thường đề cập đến các mối đe dọa
có thể có tác động đáng kể đến phúc lợi của xã hội Trường hợp nước bị ô nhiễm, tầm nhìn bao gồm các chiến lược bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo tính bền vững của môi trường và thúc đẩy sự ổn định kinh tế và xã hội, nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện và hợp tác để bảo vệ tài nguyên nước cho các thế hệ hiện tại và tương lai
- Giá trị cốt lõi: các giá trị cốt lõi đặt ra những thách thức phức tạp và nhiều
mặt vượt xa các mô hình an ninh truyền thống, tập trung vào các mối đe dọa phát sinh như suy thoái môi trường, khủng hoảng sức khỏe và khan hiếm tài nguyên Trong bối cảnh nguồn nước bị ô nhiễm, một số giá trị cốt lõi có thể bao gồm: 1)
Tính bền vững: Nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp lâu dài nhằm cân
bằng các nhu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế để đảm bảo tính sẵn có liên tục
và chất lượng của tài nguyên nước 2) Hợp tác: Việc giải quyết ô nhiễm nước đ i
hỏi phải có sự hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm quan hệ đối tác quốc tế, quốc gia và địa phương, với sự tham gia của chính phủ, tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp và cộng đồng địa phương 3) Phòng ngừa: Ưu tiên các biện pháp chủ
động ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước thay vì chỉ phản ứng với hậu quả của nó Điều này có thể liên quan đến các quy định, chính sách và công nghệ nhằm giảm thiểu
Trang 31hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tại nguồn 4) Tính toàn diện: Đảm bảo rằng các
chiến lược quản lý mang tính toàn diện và xem xét nhu cầu cũng như quan điểm của các bên liên quan khác nhau, bao gồm cả các cộng đồng dễ bị tổn thương và bị thiệt
thòi, những người có thể bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm nước 5) Khả năng thích ứng: Thừa nhận tính chất năng động của ô nhiễm nước và sự cần thiết phải có
các chiến lược linh hoạt có thể thích ứng với các điều kiện môi trường đang thay đổi, các chất ô nhiễm mới xuất hiện và sự hiểu biết khoa học ngày càng phát triển
6) Đổi mới: Khuyến khích phát triển và áp dụng các công nghệ, thực tiễn và chính sách đổi mới có thể giải quyết các thách thức ô nhiễm nước một cách hiệu quả 7) Nhận thức và Giáo dục cộng đồng: Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng
cao nhận thức cộng đồng và cung cấp giáo dục về tác động của ô nhiễm nước, cũng như thúc đẩy việc sử dụng nước có trách nhiệm và ngăn ngừa ô nhiễm ở cấp độ cá
nhân và cộng đồng 8) Minh bạch: Ủng hộ sự minh bạch trong quá trình ra quyết
định, chia sẻ dữ liệu và phổ biến thông tin liên quan đến chất lượng nước và ô nhiễm, nhằm xây dựng niềm tin và thúc đẩy trách nhiệm giải trình Những giá trị này cùng góp phần tạo nên một cách tiếp cận toàn diện và bền vững để quản lý nước bị ô nhiễm, thừa nhận mối liên kết giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh
tế trong việc giải quyết những thách thức này
- Các mục tiêu chiến lược: Các mục tiêu chiến lược của quản lý an ninh phi
truyền thống đối với vấn đề thoát nước, xử lý nước thải và ô nhiễm nguồn nước tập trung vào việc giải quyết các thách thức liên quan đến ô nhiễm nước một cách toàn diện và bền vững Một số mục tiêu chiến lược để quản lý nước bị ô nhiễm bao gồm:
1) Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và giảm
thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước như xả thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật nước thải của chăn nuôi và xử lý chất thải không đúng cách Trong trường hợp cụ thể ở hồ Trúc Bạch là ngăn chặn việc xả thải trực
tiếp, chưa qua xử lý xuống hồ 2) Quản lý tài nguyên nước: Xây dựng và thực hiện
các kế hoạch quản lý nguồn nước như một nguồn tài nguyên có giới hạn và quản lý mang tính tổng thể có tính đến toàn bộ chu trình nước, từ nguồn, tiêu dùng đến xử
lý nước thải, để đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên nước, hướng tới việc tái sử
dụng nhiều lần 3) Tăng cường khung pháp lý: Tăng cường và thực thi các quy
Trang 32định liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng nước và xử lý nước thải để ngăn chặn việc gây ô nhiễm và khuyến khích các hoạt động có trách nhiệm Cụ thể trong trường hợp ở Việt Nam có thể kể đến sự hoàn thiện các điều khoản trong các bộ luật có liên quan đến cấp, thoát nước và xử lý nước thải như Luật Môi trường, Luật Tài nguyên
nước, Luật Thủ đô Xây dựng và ban hành Luật Cấp thoát nước 4) Xây dựng năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng: Bên cạnh việc xây dựng năng lực của
các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan để giám sát và quản
lý chất lượng nước còn cần thiết xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng
về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm 5) Nghiên cứu
và đổi mới công nghệ: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến
để xử lý nước, giám sát và khắc phục ô nhiễm để theo kịp các mối đe dọa và giải
pháp mới nổi 6) Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các nước láng giềng và các tổ chức
quốc tế để giải quyết các vấn đề ô nhiễm nước xuyên biên giới và chia sẻ các
phương pháp hay nhất để quản lý tài nguyên nước 7) Sự tham gia của cộng đồng:
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định liên quan đến quản lý nước vì họ thường có những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các vấn
đề nước ở địa phương và có thể đóng góp vào sự thành công của các sáng kiến ngăn
ngừa ô nhiễm 8) Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Xây dựng và thực hiện các kế
hoạch dự ph ng để ứng phó với các sự cố ô nhiễm nước, bao gồm phối hợp với các
dịch vụ khẩn cấp và triển khai các đội ứng phó nhanh 9) Khuyến khích và không khuyến khích kinh tế: Đưa ra các công cụ kinh tế như thuế ô nhiễm hay khuyến
khích các ngành áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm hoặc đưa ra các danh mục
không khuyến khích đầu tư để đảm bảo sự bền vững của môi trường 10) Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm: Thiết lập các hệ thống giám sát mạnh mẽ và cơ chế
cảnh báo sớm để phát hiện kịp thời những thay đổi về chất lượng nước, giúp ứng
phó nhanh chóng với các sự cố ô nhiễm tiềm ẩn 11) Thích ứng với biến đổi khí hậu: Tích hợp các cân nhắc về tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng và tính
sẵn có của nước vào các kế hoạch chiến lược, vì biến đổi khí hậu có thể làm trầm
trọng thêm các vấn đề ô nhiễm nước 12) Phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nước như hệ thống thu gom nước
Trang 33thải, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống quản lý nước mưa để cải thiện chất lượng
tổng thể của tài nguyên nước
Những mục tiêu chiến lược này nhằm tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và bền vững để quản lý nước bị ô nhiễm, có tính đến các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế Việc thực hiện thành công thường đ i hỏi cách tiếp cận có nhiều bên liên quan, có sự tham gia của các cơ quản quản lý nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp
và các tổ chức quốc tế
- Các nguồn lực để thực hiện chiến lược bao gồm nguồn lực từ đầu tư công
là chủ yếu theo như các quy định của luật pháp hiện hành Theo các quy định thì công tác thoát nước, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường thuộc phạm trù dịch vụ công ích do nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể tham gia vào các quá trình vận hành Tuy nhiên, đối với thoát nước và xử lý nước thải khu vực công nghiệp lại do các nhà phát triển bất động sản công nghiệp đầu tư và vận hành Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân trong tương lai là một trong những giải pháp tạo ra dòng vốn đầu tư thu hút sự phát triển trong lĩnh vực này (ví dụ ở phần kinh nghiệm quốc tế là việc hợp tác công tư ở Phần Lan trong điều hành và phát triển cả trong lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý nước thải)
Đồng thời, việc xây dựng Luật Cấp thoát nước trong thời gian tới còn nhận mạnh tới vai tr thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài
Nguồn lực tư nhân và nước ngoài còn thể hiện trong việc thu hút về công nghệ mới, công nghệ xanh
- Các giải pháp thực thi chiến lược Cuối cùng của các bước thực hiện một
chiến lược là việc xác lập các giải pháp thực thi chiến lược Các bước bao gồm: + xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó phải hướng tới sự phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực cấp và thoát nước, bảo vệ môi trường và tính đến các chương trình phát triển dài hạn và có tính tiến bộ, tính đến việc huy động sự đồng
bộ của toàn xã hội Trong lĩnh vực cấp thoát nước là việc xây dựng luật cấp thoát nước riêng bên cạnh hoàn thiện luật tài nguyên nước, luật môi trường và các bộ luật chuyên ngành khác
Trang 34Bên cạnh đó là việc xây dựng các chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạn cho từng chuyên đề, từng khu vực, từng hạng mục riêng nhằm đảm bảo an toàn
nguồn nước
1.3 Một số vấn đề an ninh phi truyền thống khác
Các nội dung này tham khảo tại tài liệu được (biên tập bởi Alistair D B
Cook and Tamara Nair thuộc S Rajaratnam School of International Studies,
Nanyang Technological University, Singapore), Non-traditional security in Asia – Pacific, a decade of perspectives, March 2021, Page 248)
Xét ở phạm trù an ninh phi truyền thống, ngoài vấn đề an ninh nguồn nước
có thể côi là một nội dung trong lĩnh vực an ninh môi trường, ở Việt Nam có thể kể
đến một số khái niệm như:
a) An ninh năng lượng:
Thuật ngữ "an ninh năng lượng" thường được sử dụng để mô tả các biện pháp và chiến lược nhằm bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng chiến lược như dầu, khí, điện, các nguồn năng lượng hoá thạch, năng lượng tái tạo hay năng lượng hạt nhân An ninh năng lượng có thể bao gồm các biện pháp như đảm bảo ổn định trong nguồn cung cấp năng lượng, giảm thiểu rủi ro về biến động giá cả, đảm bảo an toàn trong vận chuyển và hạ tầng liên quan đến năng lượng cũng như được bảo vệ trước những mối đe dọa an ninh có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho sản xuất công nông nghiệp và sử dụng năng lượng trong đời sống
An ninh năng lượng cũng liên quan đến các vấn đề như đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất, khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và bền vững, cũng như thúc đẩy nghiên cứu
và phát triển các công nghệ mới liên quan đến năng lượng
An ninh năng lượng cũng liên quan chặt chẽ tới việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn năng lượng ổn định và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và
an ninh quốc gia
Trang 35Trong bối cảnh toàn cầu, an ninh năng lượng trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt là khi các quốc gia phải đối mặt với biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh
về nguồn lực và những thách thức an ninh toàn cầu
Khi chiến tranh Nga – Ukraine xảy ra, Châu Âu lâm vào khủng hoảng về khí đốt đặc biệt là vấn đề khí cho sưởi ấm vào mùa đông Giá khí ở Châu Âu tăng nhiều lần Không chỉ giá khí, giá dầu trên thế giới cũng thay đổi
Khi Anh và M tổ chức tấn công vào Tổ chức Houthi của người Hồi giáo ở Yemen, giá bảo hiểm cho các chuyến tàu chở dầu ở biển đỏ tăng gấp 10 lần và ảnh hưởng tới giá cũng như nguồn cung dầu mỏ toàn cầu
Để đảm bảo an ninh năng lượng, các quốc gia thường xuyên thực hiện các chiến lược và chính sách nhằm bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng của họ Dưới đây
là một số khía cạnh quan trọng của an ninh năng lượng:
1) Đa dạng hoá nguồn cung: sự đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng giúp giảm thiểu rủi ro từ sự cố hoặc gián đoạn trong một nguồn cung cấp cụ thể Việc này thường bao gồm việc kết hợp sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau, bao gồm cả năng lượng tái tạo và truyền thống
2) An toàn vận chuyển: Bảo vệ hạ tầng vận chuyển năng lượng là một khía cạnh quan trọng của an ninh năng lượng Điều này bao gồm việc đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển dầu, khí đốt, và thanh nhiên liệu cho các l phản ứng hạt nhân từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng
3) Đối phó với rủi ro an ninh: Các quốc gia cần xây dựng khả năng đối phó với rủi ro an ninh liên quan đến năng lượng, bao gồm cả rủi ro từ khủng bố, chiến tranh, và các mối đe dọa có thể xảy ra trong quá trình xây dựng chiến lược năng lượng
4) Phát triển công nghệ năng lượng bền vững: Sự phát triển và áp dụng các công nghệ năng lượng bền vững giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống, giảm lượng khí nhà kính và hỗ trợ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn
Trang 365) Hợp tác quốc tế: Năng lượng là lĩnh vực điển hình trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác ổn định ở mức độ toàn cầu để giải quyết những thách thức an ninh năng lượng Các quốc gia thường hình thành liên minh và thỏa thuận để chia sẻ nguồn cung cấp năng lượng, hỗ trợ nhau trong trường hợp khẩn cấp, và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển chung về năng lượng bền vững
An ninh năng lượng không chỉ là một vấn đề quốc gia mà c n là một phần quan trọng của an ninh toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu
và tăng cường nhu cầu năng lượng toàn cầu
Ở Việt Nam, nhưng thách thức trong lĩnh vực an ninh năng lượng có thể nhìn thấy rõ nét khi nhu cầu tăng cao do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trong khi các nguồn cung năng lượng của Việt Nam chưa phong phú và phụ thuộc chính vào nguồn thuỷ điện và điện than Việt Nam chưa có năng lượng điện hạt nhân và chưa phát triển và kiểm soát ổn định nguồn điện tái tạo như điện gió và điện mặt trời
Việc khai thác than đang ngày càng khó khăn và Việt Nam từ một nước xuất khẩu than thì nay đã trở thành quốc gia nhập khẩu than từ Indonesia, Australia hay
M Nguồn than nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện và thách thức tới việc quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia
Bên cạnh đó, với hơn 63% nguồn nước đổ đổ vào Việt Nam có nguồn gốc nước ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tích nước cho thuỷ điện bên cạnh việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã có tác động không nhỏ tới việc ổn định phát điện thuỷ năng
Nguồn khai thác dầu thô ngày càng suy giảm và việc phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam cũng làm cho chiến lược ổn định năng lượng ở Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào sự ổn định nguồn cung của thế giới
b) An ninh lương thực: An ninh lương thực đề cập đến khả năng đảm bảo
an toàn và ổn định của nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho cộng đồng và
Trang 37quốc gia Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng sản xuất lương thực thực phẩm đủ
để đáp ứng nhu cầu của dân số, cũng như bảo đảm rằng lương thực thực phẩm được phân phối một cách công bằng, hiệu quả, an toàn và chất lượng Đối với một quốc gia hoặc cộng đồng, có một hệ thống an ninh lương thực mạnh mẽ có thể giúp đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu, đối mặt với tình trạng khẩn cấp và đảm bảo rằng mọi người có quyền lợi cơ bản về thức ăn
Các yếu tố quan trọng trong an ninh lương thực bao gồm sự đa dạng trong sản xuất thực phẩm, công nghệ nông nghiệp hiện đại, hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin và quản lý tài nguyên tự nhiên Đồng thời, các biện pháp quản lý rủi ro và
ph ng tránh khủng hoảng lương thực cũng đóng vai tr quan trọng trong việc bảo
vệ an ninh lương thực
Một số biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo an ninh lương thực có thể bao gồm:
1) Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp: Sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hoặc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Việc sử dụng nhiều loại cây trồng, giống cây và phương pháp canh tác khác nhau có thể làm giảm nguy cơ mất mát lương thực 2) Công nghệ nông nghiệp hiện đại: Sử dụng công nghệ nông nghiệp tiến bộ giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất lương thực thực phẩm Công nghệ như hệ thống tưới nước tự động, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả có thể cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm
3) Hạ tầng giao thông logistic: Hệ thống giao thông địa bàn và quốc gia đủ phát triển giúp nhanh chóng và hiệu quả chuyển giao thực phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Điều này giúp giảm lãng phí và giữ cho thực phẩm tươi ngon hơn
4) Hệ thống thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi và dự báo nguồn cung cấp thực phẩm, giúp quản lý rủi ro và phản ứng nhanh chóng trước các vấn đề lương thực
Trang 385) Quản ký tài nguyên tự nhiên: Bảo vệ và quản lý tài nguyên như đất đai, nước và nguồn gen cây trồng là quan trọng để duy trì sự ổn định trong sản xuất lương thực
6) Chính sách an sinh xã hội: Chính sách cnhư bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ giá cả và các biện pháp khác có thể giúp bảo vệ thu nhập của người nông dân và đảm bảo rằng họ có khả năng tiếp tục sản xuất thực phẩm
Quản lý và đầu tư vào những khía cạnh này có thể cùng nhau tạo nên một hệ thống an ninh lương thực mạnh mẽ, giúp đối mặt với thách thức của thế giới ngày nay và tương lai
c) An ninh tiền tệ: Thuật ngữ "an ninh tiền tệ" thường được hiểu là sự bảo
vệ và duy trì sự ổn định trong hệ thống tài chính và tiền tệ của một quốc gia hoặc khu vực An ninh tiền tệ bao gồm nhiều khía cạnh, như:
1) Ổn định giá cả: Đảm bảo rằng mức lạm phát (tăng giá) được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể dự đoán được chi phí và giá cả
2) An toàn tài chính: Bảo vệ ngân hàng và tổ chức tài chính khỏi rủi ro và khủng hoảng, để tránh sự suy thoái kinh tế do sự mất mát toàn bộ hoặc một phần lớn các nguồn tài chính
3) Quản lý tỷ giá hối đoái: Bảo vệ khỏi biến động lớn và không kiểm soát của tỷ giá hối đoái, vì biến động mạnh có thể tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư
4) Kiểm soát nguồn vốn: Quản lý nguồn cung tiền và tăng trưởng kinh tế để ngăn chặn sự thất thoát và giữ cho hệ thống tài chính hoạt động ổn định
5) An toàn thanh khoản: Đảm bảo sự linh hoạt và khả năng chuyển đổi của tài sản tài chính mà không làm giảm giá trị của chúng quá nhiều
Trang 39Những biện pháp để đảm bảo an ninh tiền tệ thường bao gồm chính sách tiền
tệ của ngân hàng trung ương, quản lý nguy cơ tài chính và các biện pháp hỗ trợ
và đầu tư, trong khi lãi suất cao có thể giảm cung tiền và kiềm chế lạm phát
2 Chính sách tiền tệ: Sử dụng các biện pháp như mua lại tài sản và bán tài sản
để ổn định giá cả và kiểm soát nguồn cung tiền
3 Hợp tác quốc tế: các quốc gia thường hợp tác để giữ cho hệ thống tài chính toàn cầu ổn định Các tổ chức như Qu Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Tế giới thường có vai tr trong việc cung cấp tài trợ và tư vấn để giúp quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính
4 Quản lý nợ: Kiểm soát mức nợ để tránh tình trạng nợ quá mức, gây áp lực lên ngân sách quốc gia và tạo ra rủi ro tài chính
5 Theo dõi thị trường tài chính: Đánh giá và theo dõi sự biến động trên thị trường tài chính để đưa ra các biện pháp ph ng ngừa và kiểm soát kịp thời
An ninh tiền tệ không chỉ quan trọng đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và vi
mô nội bộ mà c n ảnh hưởng đến mối quan hệ tài chính và kinh tế quốc tế Do đó, các chính trị gia và nhà quản lý kinh tế thường xuyên phải làm việc cùng nhau để duy trì và cải thiện an ninh tiền tệ
d) An ninh y tế/sức khoẻ: "An ninh sức khỏe" thường được hiểu là việc bảo
đảm một môi trường an toàn và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng Nó liên quan đến các biện pháp và chính sách nhằm đảm bảo rằng mọi người đều có quyền và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản và chất lượng An ninh sức khỏe cũng liên
Trang 40quan đến việc ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật, đảm bảo an toàn thực phẩm và nước uống, cũng như quản lý và ph ng tránh các rủi ro y tế có thể ảnh hưởng đến cộng đồng
"Y tế" là một khái niệm rộng lớn hơn và bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến sức khỏe của con người, từ chăm sóc cá nhân đến các dịch vụ y tế chuyên sâu Y tế cũng liên quan đến nghiên cứu y học, giáo dục y tế, và các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với các thách thức về sức khỏe
Vì vậy, "an ninh sức khỏe, y tế" có thể được hiểu là tập trung vào việc đảm bảo an toàn và phát triển sức khỏe cộng đồng thông qua các biện pháp và chính sách liên quan đến y tế
Trong vấn đề này, có thể nhìn rõ yếu tố khủng hoảng trong lĩnh vực y tế sức khoẻ là vấn đề bùng phát dẫn đến khủng hoảng do dịch bện gây ra mà điển hình gần
đây là đại dịch COVID-19
Khủng hoảng dịch bệnh là một tình huống khi một bệnh truyền nhiễm lan rộng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cộng đồng hoặc quốc gia Đây có thể
là một sự kiện nhanh chóng và khó kiểm soát, có thể gây ra tác động xã hội, kinh tế
và y tế lớn
Các yếu tố chung của một cuộc khủng hoảng dịch bệnh bao gồm tốc độ lan truyền của bệnh, sức đề kháng thấp của cộng đồng, khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, và khả năng gây tử vong hoặc gây nặng nề cho người nhiễm bệnh Một số ví dụ về khủng hoảng dịch bệnh gồm cả dịch cúm, dịch Ebola, hay dịch COVID-19
Khủng hoảng dịch bệnh có thể tạo ra nhiều thách thức đa dạng, bao gồm việc quản lý nguồn lực y tế, triển khai biện pháp kiểm soát nhanh chóng, duy trì thông tin chính xác và minh bạch, đối phó với tình trạng lo lắng và hoảng loạn trong cộng đồng, cũng như ứng phó với các ảnh hưởng kinh tế và xã hội