1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị an ninh mạng Đấu tranh với hoạt Động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá nhà nước hiện nay

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay
Tác giả Phạm Tuấn Anh
Người hướng dẫn PGS, TS Thiếu tướng Nguyễn Xuân Toản
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này, hoặc phát sinh từ một nhóm cộng đồng quốc gia nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi toàn diện đến quốc gia khác biến đổi khí hậu, t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*********

PHẠM TUẤN ANH

QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*********

PHẠM TUẤN ANH

QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN

CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống

Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS THIẾU TƯỚNG NGUYỄN XUÂN TOẢN

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản trị an mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Tổng quan tinh hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu: 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 5

5 Phương pháp nghiên cứu: 5

6 Dự kiến kết cấu luận văn 5

7 Kế hoạch nghiên cứu dự kiến 6

8 Tài liệu tham khảo 6

Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 7

1.1 Nhận thức về an ninh mạng 7

1.2 Nhận thức về tuyên truyền chống phá Nhà nước trên mạng xã hội facebook 8

1.3 Xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng xã hội facebook 11

1.4 Cơ sở pháp lý, công cụ đánh giá quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Nhà nước 14

1.4.1 Cơ sở pháp lý 14

1.4.2 Hệ thống chủ thể quản trị an ninh mạng xã hội 15

1.4.3 Ma trận SWOT 16

1.4.4 Phương trình quản trị an ninh phi truyền thống: 19

Kết luận chương 1: 20

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC TRONG HIỆN NAY (GIAI ĐOẠN 1/2018-12/2023) 21

2.1 Quản trị an ninh mạng, hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phà Nhà nước 21

2.2 Quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Nhà nước 22

Trang 5

2.2.1 Quản trị an ninh mạng: 22

2.2.2 Tình hình thực trạng lợi dụng mạng xã hội chống phá Nhà nước 24

2.3 Thực trạng quản trị an ninh mạng xã hội facebook hiện nay 29

Kết luận Chương 2 52

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC 53

3.1 Các định hướng quản trị an ninh thông tin MXH facebook tại Việt Nam hiện nay 53

3.1.1 Dự báo về sự phát triển và ảnh hưởng của MXH ở Việt Nam với những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi và khó khăn: 53

3.1.2 Định hướng quản trị an ninh Mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay 55

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Nhà nước 61

3.2.1 Chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp để quản trị an ninh mạng nói chung, an ninh MXH facebook nói riêng 61

3.2.2 Xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường tính chủ động, kịp thời trong công tác quản lý MXH 62

3.2.3 Chú trọng tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân dùng MXH nói chung và MXH facebook nói riêng 63

3.2.4 Tăng cường hợp tác chặt chẽ quốc tế quản trị an ninh mạng xã hội Việt Nam 68

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ MXH : Mạng xã hội

ANTT : An ninh trật tự BMNN : Bí mật Nhà nước CNTT : Công nghệ thông tin QLNN : Quản lý nhà nước

Bộ TT&TT : Bộ Thông tin và truyền thông

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng lớn đời sống toàn xã hội Đất nước ta những năm gần đây Trong thời đại được gọi là thế giới “Phẳng” theo quan điểm của Thomas L Friedman tác giả của cuốn sách World is flat (Thế giới phẳng) không ai trong chúng ta phủ nhận những lợi ích, ưu điểm từ mạng xã hội Bên cạnh những lợi ích ưu điểm như: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí…còn một khía cạnh quan trọng khác, làm thay đổi hình thức, phương thức liên lạc thông tin giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu Như vậy mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với tinh năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả

Thứ hai, trong tất cả các mạng xã hội hiện nay, facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn Việt Nam chúng ta cũng nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng facebook nhiều nhất thế giới, với 66,2 triệu người dùng và xếp ở vị trí thứ 7 Việc này cho thấy đặt trọng tâm nghiên cứu về facebook không chỉ làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng mà còn tạo những cơ sở quan trọng để hỗ trợ những nghiên cứu rộng hơn

về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã hội nói chung tới đời sống xã hội

Thứ ba, trong tinh hình bối cảnh Đất nước chúng ta hiện nay, khi công nghệ dần thay đổi đời sống kinh tế xã hội, dưới sự chèo lái tài tinh của Đảng và Nhà nước

đã đưa nước ta phát triển một cách thần kỳ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những thành phần, tổ chức hay cá nhân thường xuyên lợi dụng sự tự do cá nhân trên không gian mạng mà thành lập hội nhóm, các tổ chức không chính thức

để tuyên truyền chống phá Nhà nước trên không gian mạng xã hội, bằng cách chính thức hay không chính thức chúng có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân Mặc dù chúng ta đã phát hiện, đấu tranh và xử lý nhưng với sự phổ cập của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng với tốc độ hiện nay thì công tác đấu tranh vẫn còn nhiều hạn chế

Trang 8

Thứ tư, khi sự phát triền của Internet đã và đang còn tiếp tục không ngừng lại thì công tác Quản trị An Ninh mạng vẫn đang còn nhiều thiếu sót và không ngừng phải nghiên cứu bổ sung công tác Quản trị, để tạo ra được một nguồn nhân lực có tư duy quản trị, tầm nhìn chiến lược dài hạn để có thể làm tốt công tác Quản trị An Ninh mạng nói riêng cũng như công tác quản trị An Ninh phi truyền thống nói chung Vì An ninh phi truyền thống là an ninh mang tính chất phi quân sự và các vấn đề an ninh phi truyền thống là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia

và sự tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân

sự, chính trị và ngoại giao An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực như

an ninh mạng, an ninh kinh tế, môi trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển và rửa tiền… An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự Các vấn đề an ninh phi truyền thống di n ra đều có ảnh hưởng trên phạm vi Châu lục, mang tính xuyên biên giới, xuyên quốc gia Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này, hoặc phát sinh từ một nhóm cộng đồng quốc gia nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi toàn diện đến quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng…) Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hầu hết do các tác nhân tự nhiên hoặc do sự tác động của con người, nhóm người hoặc tổ chức không chính thông; còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước, các quốc gia.Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ làm tê liệt an ninh quốc gia, dần dần và lâu dài nó sẽ phá hủy hệ thống an ninh quốc gia, vì

nó tác động đến các yếu tố mang tính cốt lõi hoặc bệ đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược

và môi trường sống)

Từ bốn lý do thiết thực ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “: Quản trị an ninh

mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay”

Trang 9

2 Tổng quan tinh hình nghiên cứu

Về vấn đề An ninh phi truyền thống nói chung, quản trị an ninh phi truyền thống trên mạng xã hội nói riêng được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay Đã có rất nhiều công trình về vấn đề nội dung này Nhưng nổi bật nhất trong thời gian vừa qua đó là một số công trình nghiên cứu như:

Bộ trưởng Tô Lâm (2018), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế Cuốn sách gồm 3 nội dung lớn, bao gồm: Chương 1, Tư duy mới về an ninh quốc gia và nhận diện an ninh phi truyền thống; chương 2, An ninh phi truyền thống- Mối đe dọa và các nguy cơ, thách thức mang tinh toàn cầu; chương 3, An ninh phi truyền thống ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Cố Chủ Tịch nước Trần Đại Quang, Sách “Không gian mạng- tương lai và hành động” NXB CAND 2014 Cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về không gian mạng trong thế giới hiện đại, bảo vệ lợi ích chủ quyền trong thế giới hiện đại Cuốn sách cung cấp nhiều luận cứ khoa học và nhiều số liệu phục vụ cho nghiên cứu sinh ứng dụng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng internet tuyên truyền chống phá Nhà nước

Giáo sư, Tiến sĩ Nguy n Xuân Yêm với bài viết “Phòng chống “giặc” an ninh phi truyền thống COVID - 19 dưới góc độ Khoa học An ninh” Bài viết phân tích đi sâu về Quản trị dưới góc nhìn của nhà khoa hoc Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong thế giới đương đại, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia như: khủng bố, dịch bệnh lây lan nhanh ở người và động vật, biến đổi khí hậu, mua bán

ma túy, mua bán phụ nữ và trẻ em, di cư bất hợp pháp xuyên quốc gia, tội phạm mạng Trong bối cảnh đó, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi nhanh chóng Bên cạnh những quan niệm đã và đang được sử dụng xung quanh chủ đề này như:

an ninh tập thể, an ninh chung, an ninh toàn diện , xuất hiện nhiều nguy

cơ, thách thức an ninh phi truyền thống (non-traditional security) mà dịch COVID -

19 là một điển hình Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia

Trang 10

Luận văn Thạc sĩ An ninh Phi truyền thông “Quản trị an ninh phi truyền thống và đấu tranh với hoạt động lợi dụng youtube tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay” của Phạm Quang Hiệp, Trường Đại Học Quốc gia 2019 Luận văn

đã nghiên cứu, phân tích các vấn đề nổi cộm và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về thông tin đối với Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung, quản trị an ninh phi truyền thống trên trang mạng xã hội facebook nói riêng được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay Chính

vì vậy, vấn đề này luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lực lượng Công an Nhân dân, các ban bộ ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và tổ chức nghiên cứu thực hiện Đây cũng chính là lĩnh vực trọng tâm, tiêu để được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau Liên quan đến đề tại luận văn, đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở những phạm vi, khía cạnh và nội dung khác nhau nhưng đều có sự định hướng chỉ đạo theo đường lối của Đảng và Nhà nước Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên

đã cơ bản trình bày được một số vấn đề lý luận trong công tác quản trị an ninh mạng

và quản trị an ninh MXH của đất nước Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên chưa có công trình nào liên quan đến vấn đề quản trị an ninh mạng xã hội Facebook Luận văn của tác giả là nghiên cứu độc lập, không có sự trùng lặp, trích dẫn rõ nguồn thông tin, thống kê, bảng, biểu đồ trong những năm gần đây

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Công trình của tác giả làm rõ vấn đề lý luận và thực ti n trong hoạt động lợi dụng mạng xã hội và công tác quản trị an ninh mạng nói riêng và an ninh phi truyền thống nói chung Sau khi đi phân tích làm rõ vấn đề lý luận và thực ti n, tác giả đề xuất nâng cao các giải pháp quản trị như: quản trị mạng xã hội, quản trị an ninh phi truyền thống, đưa ra chu trình 5 bước trong công tác quản trị nói chung (Khi thảm họa xảy ra

về vấn đề an ninh mạng xã hội- B1 Cứu trợ- B2 Phục hồi- B3 Tái thiết- B4 Giảm nhẹ -B5 Phòng ngừa) Từ các công tác nghiên cứu, đánh giá, phân tich cơ sở lý luận về các hoạt động mạng trong nước tác giả muốn nâng cao hiệu quả quản trị an ninh phi truyền thống nói chung và an ninh mạng xã hội facebook nói riêng Có thêm một cách

Trang 11

tiếp cận mới, d dàng hơn trong công tác quản trị

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Cơ sở lý luận, cơ sở thực ti n về công tác quản trị an ninh mạng xã hội, an ninh phi truyền thống

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về thời gian: Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 đến nay

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại phường Dịch Vọng, phường Dịch Vọng hâu, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa trong khu vực Cầu Giấy

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook liên quan tới cuộc sống học tập, làm việc và đời sống của người dân trong khu vực Như đối với các thông tin tích cực hoặc tiêu cực trên không gian mạng xã hội thì người dân sẽ có những ý kiến gì, có phản bác lại thông tin không đúng, hay là tiếp tục chia sẻ thông tin sai sự thật

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện trên cở sở phương pháp luận của Chủ Nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch

sử được sử dụng vận dụng để đánh giá công tác an ninh phi truyền thống trên không gian mạng xã hội ở Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

+ Sơ cấp

+ Thứ cấp

+ Điều tra số học

+ Thống kê (Sử dụng tài liệu sơ cấp, thứ cấp)

+ Dùng phiếu hỏi, phiếu đánh giá, phiếu nhận xét

+ Tổng hợp đề xuất, kiến nghị, giải pháp

Các phương pháp nhằm mục địch làm rõ cơ sở lý luận, có cái nhìn khách quan để đánh giá được hết công tác Quản trị an ninh mạng xã hội

6 Dự kiến kết cấu luận văn

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì luận văn kết

Trang 12

- Kết luận

7 Kế hoạch nghiên cứu dự kiến

8 Tài liệu tham khảo

Trang 13

Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN

CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

1.1 Nhận thức về an ninh mạng

An ninh mạng là một loại an ninh phi truyền thống:

An ninh mạng: Theo Wikipedia An ninh mạng (cybersecurity), an ninh máy tính (computer security), bảo mật công nghệ thông tin (IT security) là việc bảo

vệ hệ thống mạng máy tính khỏi các hành vi trộm cắp hoặc làm tổn hại đến phần cứng, phần mềm và các dữ liệu, cũng như các nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn, chuyển lệch hướng của các dịch vụ hiện đang được được cung cấp

An ninh mạng là thực ti n của việc bảo vệ các hệ thống điện tử, mạng lưới, máy tính, thiết bị di động, chương trình và dữ liệu khỏi những cuộc tấn công kỹ thuật số độc hại có chủ đích Tội phạm mạng có thể triển khai một loạt các cuộc tấn công chống lại các nạn nhân hoặc doanh nghiệp đơn lẻ; có thể kể đến như truy cập, làm thay đổi hoặc xóa bỏ dữ liệu nhạy cảm; tống tiền; can thiệp vào các quy trình kinh doanh

Internet là môi trường xuyên biên giới cho phép người dùng tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, chia sẻ, kết nối cộng đồng, các cá nhân có thể tự quyết định hành vi của mình trên mạng Do vậy, internet và các trang mạng xã hội

đã và đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người, nhất là giới trẻ ở nước ta Thông qua internet, con người được tiếp cận với lượng thông tin, kiến thức xã hội rộng, được cập nhật thường xuyên với tốc độ rất nhanh, nội dung đa dạng… d tạo hiệu ứng xã hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý, giám sát và kiểm duyệt Khoa học công nghệ phát triển tạo chuyển biến tích cực cho nhân loại

về mọi mặt, trong đó, phải kể đến sự tiếp cận của con người đối với những nguồn thông tin đa dạng, phong phú với tốc độ nhanh chóng bất kể không gian và thời gian thông qua hệ thống Internet Internet đem lại sự khởi đầu và phát triển cho một môi trường xã hội mới trên không gian mạng, các ứng dụng mạng xã hội ra đời làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người sử dụng Các mạng xã hội khá đang

Trang 14

dạng và phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram

Tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương thức thực hiện tinh vi hơn là thách thức an ninh phi truyền thống nổi bật trong bối cảnh bùng nổ công nghệ cao trên toàn thế giới Hiện nay, tội phạm công nghệ cao rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, với thủ đoạn chính là tấn công máy tính, mạng máy tính; lợi dụng lỗ hổng bảo mật web, tấn công truy cập, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, lừa đảo dưới nhiều hình thức; phát tán virus, phần mềm gián điệp; sử dụng trái phép trong các dữ liệu của máy tính không được phép của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền; đưa trái phép, lan truyền các thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng lên mạng xã hội Nguy hiểm hơn, tội phạm công nghệ cao còn thực hiện tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia, gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới

1.2 Nhận thức về tuyên truyền chống phá Nhà nước trên mạng xã hội facebook

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá chặt chẽ, bài bản Mục tiêu xuyên suốt của chúng là tuyên truyền chống phá, lôi kéo kêu gọi tụ tập, biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, thực hiện âm mưu “di n biến hòa bình” phá hoại sự ổn định phát triển đất nước Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản mạng xã hội tổ chức thành hệ thống các kênh truyền thông chống phá

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi tháng có hàng chục nghìn bài viết, video trên internet, mạng xã hội có nội dung liên quan đến Việt Nam, trong đó tỷ lệ không nhỏ các bài viết, video có nội dung xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta (có khoảng 67% bài viết được phát tán trên mạng xã hội Facebook, số còn lại phát tán trên các kênh mạng xã hội Youtube, Blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động)

Qua thực ti n tình hình trong nước, có thể nhận thấy âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên không gian mạng cơ bản vẫn

Trang 15

tập trung vào một số nội dung, như: Xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, thông qua truyền thông mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự

an toàn xã hội Kích động hoạt động chống phá của số đối tượng chống đối chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và “tự do Internet”, khuyến khích các đối tượng này chống phá quyết liệt hơn bằng cách trao các giải thưởng, đề cử vinh danh hay đưa Việt Nam vào danh sách “kẻ thù của Internet”, vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền Để thực hiện mưu đồ “di n biến hòa bình” đối với nước ta, các thế lực thù địch đã lợi dụng hàng trăm kênh truyền hình trên internet, các trang web và mạng

xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ra sức tuyên truyền, cổ xúy giá trị dân chủ tư sản, tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền”;

“lợi ích cá nhân co hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”; triệt để lợi dụng những sơ hở trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo ở trong nước để xuyên tạc thực tế nhằm vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp, cũng như kích động, lôi kéo nhân dân, nhất là những người nhẹ dạ, cả tin vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANTT Các đối tượng còn lợi dụng những tính năng, tiện ích của công nghệ để cắt dán, trích dẫn sai lệch các hình ảnh, tài liệu, xuyên tạc tình hình thực tế ở trong nước nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc

tế hiểu không đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta Đặc biệt, để tập hợp lực lượng biểu tình, gây rối an ninh trật tự, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng đã đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại

tư tưởng khi nước ta di n ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hoặc khi Việt Nam tham gia các Hội nghị quan trọng của Liên hợp quốc,

Lợi dụng thế mạnh của internet, mạng xã hội, các thế lực thù địch đã móc nối, cấu kết cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số cấp tiến là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành để mua chuộc, lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng chống phá từ bên trong Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chú, nhân quyền”, “yêu

Trang 16

nước”, các thế lực bên ngoài đã tìm mọi cách thúc đẩy phát triển “xã hội dân sự”, hình thành các tổ chức chính trị, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”… Bên cạnh đó, hoạt động thu thập tin tức nội bộ, bí mật nhà nước; đáng lưu ý là các vụ lộ, lọt thông tin

bí mật Nhà nước qua internet có xu hướng gia tăng Quá trình điều tra, nắm bắt tình hình của các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an cho thấy, các đối tượng thường lợi dụng sức lan tỏa, đặc tính ẩn danh, xuyên biên giới, bảo mật của internet để hoạt động, tuyên truyền, phát tán thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước Riêng năm

2021, loại tội phạm này di n ra nhiều do đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, cùng với đó là dịch bệnh Covid-19 di n biến phức tạp Năm 2021, Bộ công an đã ghi nhận 8 triệu cảnh báo xâm phạm an ninh mạng và tấn công mạng Cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ lộ mất bí mật nhà nước với 220 đầu tài liệu

Thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối chặt chẽ với nhau, cụ thể bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động;

số đối tượng trong nước tích cực tập hợp; lực lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: “Việt Tân”, “Bảo vệ người lao động”, “Tuổi trẻ yêu nước”… Riêng tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” thời gian qua đã thông qua facebook chỉ đạo số đối tượng trong nước thực hiện các vụ rải truyền đơn tuyên truyền, xuyên tạc để chống phá Nhà nước, tập hợp lực lượng xây dựng “Tổ chức công đoàn tự do” theo kiểu phương Tây Thông qua internet, mạng xã hội, các thế lực thù địch còn phát tán các

dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo nước ta đàn áp dân tộc, tôn giáo… điển hình như: Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu… hoặc báo cáo thường niên của tổ chức quốc tế như : Theo dõi nhân quyền(HRW), Ân xá Quốc tế (AI); Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)… cũng lợi dụng internet, mạng xã hội chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội hoặc làm lây nhi m vi-rút, phẩn mềm gián điệp, mã tin học độc hại… nhằm phá hoại kinh tế, thu thập tin tức bí mật quốc gia, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia hay

Trang 17

vụ sân bay Tân Sơn Nhất bị tin tặc liên tiếp tấn công làm ngưng trệ hoạt động và xóa dữ liệu lưu trữ; gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước, xã hội Trong Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) từng viết:

“Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc đưa vào Việt Nam mạng lưới internet Đó

là phương tiện hữu hiệu cho chiến dịch truyền bá các tư tưởng phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi chính thể ở quốc gia này”

1.3 Xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng xã hội facebook

Xâm phạm An ninh Quốc gia theo khoản 3 Điều 3 Luật An ninh Quốc Gia 2004, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiện nay trong Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm:

- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

- Tội gián điệp (Điều 110)

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

- Tội bạo loạn (Điều 112)

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

- Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam (Điều 114)

- Tôị phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội (Điều 115)

- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

- Tội phá rối an ninh (Điều 118)

- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)

- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)

- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)

Trang 18

Ngoài Bộ luật hình sự ra thì Luật An ninh mạng đã được thông qua từ năm 2019 với các tội phạm trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng

Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng trong luật an ninh mạng (17/01/2019)

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Luật an ninh mạng là sự bảo đảm các nguyên tắc hoạt động trên không gian mạng Internet cũng như Mạng xã hội để không gây ra tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nói riêng và của Quốc gia nói chung Luật đưa ra rõ những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng Internet Cụ thể:

Hành vi sử dụng không gian mạng, các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện điện tử truyền tin thu phát để tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, gây mất đoàn kết nội bộ quốc gia, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc;

Đăng tải các thông tin các hình ảnh trên mạng Internet hay không gian MXH

có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan pháp luật, tổ chức gây mất ổn định về

an ninh, trật tự;

Đăng tải các thông tin, hình ảnh trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng với nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

Trang 19

Đăng tải các thông tin, hình ảnh trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán,

Đăng tải thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

Các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng bao gồm: chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố

ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật

cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Hành vi cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thất thoát, thay đổi thông tin thuộc

bí mật nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, công thức hóa học, bí mật chế tạo vũ khí, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý sửa đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa làm tê liệt các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật đời tư cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;

Hành vi cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại; hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;

Các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước vi n thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và

sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài

Trang 20

khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;

Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người, mua bán phụ nữ trẻ em; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục bản sắc văn hóa của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe công đồng

1.4 Cơ sở pháp lý, công cụ đánh giá quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Nhà nước

- Luật Công nghệ thông tin

- Luật An toàn thông tin mạng

Trang 21

vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó, bổ sung điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH

- Quyết định số 1497/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Hầu hết, các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho các ban bộ ngành trong chính phủ, cơ quan, tổ chưc, các doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo quyền tự do thông tin của người dân trên môi trường Internet nói chung và môi trường MXH nói riêng hoạt động thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích người sử dụng, doanh nghiệp và Nhà nước, phát huy nội lực trong nước và mở rộng ra phạm vi quốc tế Đồng thời, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng MXH nói chung, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

1.4.2 Hệ thống chủ thể quản trị an ninh mạng xã hội

- Bộ TT&TT có trách nhiệm:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp Luật, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy trình

kỹ thuật về an toàn thông tin;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cộng nghệ trong hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin

c) Hợp tác quốc tế về an ninh mạng, an ninh thông tin;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm pháp luật trên không gian mạng xã hội nói riêng, mạng Internet nói chung

đ ) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn trên không gian mạng của các Ban, Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn các doanh nghiệp vi n thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng, cổng kết nối và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin và an ninh mạng nói chung

g) Quy định về việc đăng ký, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người

Trang 22

đưa thông tin, chia sẻ các bài các hoạt động trên không gian mạng xã hội, việc xác thực thông tin cá nhân đó với cơ sở dữ liệu điện tử về căn cước công dân của Bộ Công an

c) Hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong thời kỳ mới

d) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc thu thập, phát hiện Điều tra,

xử lý thông tin, tài liệu, hành vi có liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch

vụ Internet và thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật Nhà nước và các hoạt động tội phạm khác;

đ) Tổ chức việc thực hiện xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu điện tử về căn cước công dân hoàn thiện để kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng nhằm xác thực thông tin cá nhân phục vụ cho quản lý, cung cấp, sử dụng dịch

vụ và thông tin trên không gian mạng

- Ban cơ yếu chính phủ- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Chủ trì xây dựng và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về

cơ yếu trong việc đảm bảo an toàn thông tin

b) Chủ trì thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng mật mã bảo đảm an toàn thông tin

c) Tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá và chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy các sản phẩm sử dụng mật mã bảo đảm an toàn thông tin

1.4.3 Ma trận SWOT

a Khái niệm về Ma trận SWOT

SWOT là viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) Mô hình SWOT là công cụ giúp mang lại cái nhìn tổng quan để phân tích được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ… Mô hình SWOT thường được sử dụng ở bước đầu khi lên kế

Trang 23

hoạch marketing cho doanh nghiệp Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án Ma trận SWOT là một cách giúp cho người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, toàn diện trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…

Một bản phân tích SWOT có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất mà bạn có, tự nhận biết những yếu điểm bạn cần khắc phục, nắm lấy cơ hội từ bên ngoài, và phòng ngừa những thách thức đang ở phía trước

Khi doanh nghiệp của bạn có được bảng phân tích ma trận SWOT chi tiết chắc chắn sẽ tạo dựng được những chiến lược và đề xuất cần thiết khi kết hợp các yếu tố S-W-O và T với nhau Đó là những nền móng mà công ty cần để phát triển định hướng trong tương lai Phân tích mô hình SWOT (SWOT Analysis) là một phương pháp quan trọng trong kế hoạch kinh doanh và quản lý, giúp tổ chức hoặc

cá nhân đánh giá tổng quan về tình hình của họ bằng cách xác định các yếu tố nội

bộ (Strengths và Weaknesses) và yếu tố bên ngoài (Opportunities và Threats) ảnh hưởng đến một dự án, sản phẩm, tổ chức, hoặc quyết định cụ thể

Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo

Điểm yếu (Weakness): là những yếu tố không thuận lợi, khó khăn cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách không hiệu quả Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng kịp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi

Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển,xây dựng chiến lược cạnh

Trang 24

tranh trên thị trường Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao

Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục

b Ý nghĩa của Ma trận SWOT:

Việc sử dụng mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) có nhiều ý nghĩa quan trọng trong quản lý và kế hoạch kinh doanh, giúp cải thiện quyết định chiến lược và quản lý tổ chức, giúp tận dụng cơ hội, đối phó với rủi

ro và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp

Đánh giá tổng quan: SWOT sẽ giúp các tổ chức hoặc các cá nhân có cái nhìn bao quát hơn về tình hình của họ, giúp xem xét thêm các yếu tố nội tại (sức mạnh và yếu điểm) và yếu tố bên ngoài (cơ hội và rủi ro) gây ảnh hưởng

Xác định điểm mạnh và điểm yếu: SWOT giúp xác định những điểm mạnh

và điểm yếu nội tại của tổ chức hoặc cá nhân, thuận lợi và khó khăn và biết được nơi họ đang đứng và những gì họ có thể tận dụng hoặc cải thiện

Tận dụng cơ hội: Bằng việc xác định và đánh giá các cơ hội trong môi trường, SWOT giúp tổ chức hoặc cá nhân tìm kiếm những cách để phát triển và mở rộng

Đối phó với rủi ro: SWOT giúp nhận biết và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn,

có kế hoạch để đối phó với những thách thức và giảm thiểu tác động tiêu cực

Lập kế hoạch chiến lược: SWOT cung cấp cơ sở cho việc phát triển chiến lược Dựa trên thông tin từ phân tích SWOT, người quản lý và nhà kinh doanh có thể xác định chiến lược để tận dụng sức mạnh và cơ hội, đối phó với điểm yếu và rủi ro

Hỗ trợ ra quyết định: SWOT cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, giúp đưa ra lựa chọn có cơ sở và dựa trên dữ liệu, thay vì dựa vào cảm tính hoặc quyết định đơn thuần dựa trên trực giác

Theo dõi và đánh giá: SWOT không chỉ hữu ích trong việc lập kế hoạch, mà còn trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất sau khi chiến lược đã được triển khai., giúp đo lường tiến trình phát triển và điều chỉnh chiến lược nếu cần

Trang 25

1.4.4 Phương trình quản trị an ninh phi truyền thống:

Quản trị an ninh phi truyền thống là một bộ phận cấu thành của Quản trị an ninh, Quản trị quốc gia Trong Khoa học Quản trị An ninh phi truyền thống có công thức:

Quản trị an ninh phi truyền thống của 1 chủ thể= (1.an toàn+2.ổn

định+3.phát triển bền vững)- (1.chi phí & hoạt động quản trị rủi ro+2.chi phí & hoạt động quản trị khủng hoảng+3.chi phí & hoạt động quản trị khắc phục hậu quả sau khủng hoảng)

(Subject’s NT Security= (1 Safety + 2 Stability + 3 Sustainable Development) - (1 Cost & Risk Management + 2 Cost & Crisis Management + 3 Cost & Management of Crisis Recovery)

S’S=(S1+S2+S3)-(C1+C2+C3)

S=3S-3C

Nguồn: Phương trình cơ bản về Quản trị An ninh phi truyền thống của một chủ thể- Basic Equation of Non-traditional Security of a Subject- Thượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng & PGS.TS Hoàng Đình phi, 2016)

Trang 26

Kết luận chương 1:

Trong chương 1 tác giả đã trình bày Khái quát về Nhận thức chung về an ninh mạng, các cơ sở nhận thức về tuyên truyền chống phá Nhà nước trên môi trường không gian mạng Internet nói chung và mạng xã hội facebook nói riêng Cho

dù sự phát triển của các MXH trong khoảng 5 năm trở lại đây ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một trong những làn sóng mới trong việc chia sẻ, sử dụng thông tin trên môi trường Internet nói chung Những mặt lợi ích này sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế-xã hội, phát triển văn hóa mềm của không chỉ một quốc gia, một châu lục mà còn cả trên thế giới Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt có lợi và mặt có hại Vì mạng xã hội có tính liên kết cộng đồng, tính đa phương tiện, tính tương tác và khả năng truyền, lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ nên việc khó bị kiểm soát bởi các Nhà nước, các Chính phủ Đặc biệt nổi lên là những trang MXH lớn như Facebook, Twitter… thì cần phải có những giải pháp quản trị ngăn ngừa từ xa, ngăn ngừa từ sớm những vấn đề liên quan đến an ninh phi truyền thống nói chung, an ninh mạng xã hội nói riêng để không bị động, không bất ngờ trước mọi tinh huống xảy ra

Trang 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ AN NINH MẠNG, ĐẤU TRANH VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TUYÊN TRUYỀN

CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC TRONG HIỆN NAY

(GIAI ĐOẠN 1/2018-12/2023)

2.1 Quản trị an ninh mạng, hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phà Nhà nước

Sự phát triển của Mạng xã hội

Sự mở đầu cho thời kỳ MXH phát triển là vào năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích ban đầu chỉ là kết nối bạn học trong khoảng 50 triệu người dung tại thời điểm đó, đây là một con số kỷ lục khi mà sự phát triển của Mạng xã hội và trào lưu dùng Internet còn trong giai đoạn sơ khai Tiếp theo là sự xuất hiện sau của Sixdegrees vào năm 1997 cũng chỉ với mục đích đơn giản là giao lưu kết bạn dựa theo sở thích

Mạng xã hội thực sự phát triển từ năm 2001 đến 2007 khi mà trong giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các MXH như năm 2004 là MySpace, năm

2005 là MXH khổng lồ Facebook đánh dấu bước chuyển dịch lớn cho hệ thống MXH trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép tất cả những người dung tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng

Sau Facebook là sự ra đời liên tiếp của hàng loạt các MXH lớn xuất hiện trên thế giới như: Kênh Youtube được coi là MXH lớn thứ 2 thế giới với video đa dạng, nội dung phong phú, nhiều lĩnh vực và quan trọng nhất là đơn giản với người dùng Youtube ngay lập tực tạo được một sức thu hút lượt người dùng lớn bởi nhiều chương trình hay và chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với người sử dụng, người cung cấp video Tiếp đó là Google+ chỉ tập trung nhiều về sự trao đổi giữa bạn bè và gia đình người thân, bị bó buộc trong một không gian hẹp hơn

Trong khoảng 5 năm gần đây xuất hiện MXH lớn là Tik Tok của Trung Quốc, cụ thể Tiktok bắt nguồn từ Trung Quốc, là một phiên bản khác được phát triển dựa trên Doyuin Vào năm 2018, sau sự kiện hợp nhất với Musical.ly, ứng

Trang 28

dụng này đã được Trương Nhất Minh, người sáng lập ByteDance, đưa ra thị trường toàn cầu Tính năng giao tiếp trong cộng đồng của TikTok mang một sự giản đơn, tuy nhiên, điểm độc đáo của nó chính là khả năng chỉnh sửa video một cách sáng tạo và thư viện âm nhạc đồ sộ hoàn toàn mi n phí Điều này cho phép người dùng thỏa sức phát triển sự sáng tạo và sản xuất ra những video ấn tượng, độc đáo nhất

2.2 Quản trị an ninh mạng, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Nhà nước

2.2.1 Quản trị an ninh mạng:

Quản trị an ninh mạng hay quản trị an ninh mạng xã hội chính là sự tác động

có tổ chức, mang tinh quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý lên các quá trình

và hành vi trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các phương tiện truyền thông xã hội, cung cấp dịch vụ trực tuyến và người sử dụng, nhằm loại bỏ các thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực, các định hướng giá trị văn hóa không tốt

Quản trị một khủng hoảng an ninh phi truyền thống nói chung, an ninh mạng

xã hội nói riêng thường qua 5 bước:

Đối với Việt Nam, tác giả cũng đã nghiên cứu và thấy chúng ta đã và đang

áp dụng mô hình “Chu trình quản trị thảm họa an ninh phi truyền thống” cũng theo

5 bước, gồm: phòng ngừa, giảm nhẹ, cứu trợ, phục hồi, tái thiết phát triển Về phương châm quản trị các thảm họa an ninh phi truyền thống nói chung, quản trị an ninh mạng xã hội nói riêng được thực hiện theo phương châm: “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”, với tư tưởng chỉ đạo, phòng chống thảm họa an ninh phi truyền thống như

“chống giặc ngoại xâm”, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương Trong đó, phương châm “3 sẵn sàng” bao gồm: Phòng, chống thảm họa an ninh phi truyền thống như “chống giặc”; chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả Còn phương châm “4 tại chỗ” nghĩa là: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ

Trang 29

Trên thực tế những năm gần đây, các cơ quan chức năng ngành thông tin và truyền thông và công an thực hiện giám sát không gian mạng 24/7, rà soát quét và chủ động gỡ bỏ thông tin xấu độc về các đồng chí lãnh đạo các cấp; gỡ bỏ gần 400 trang giả mạo mang tên các đồng chí lãnh đạo Các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an chủ động đàm phán với Google (bao gồm Youtube) và Facebook, yêu cầu 2 doanh nghiệp này phải cam kết và nghiêm túc triển khai việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin phản động, xấu độc khi có yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam Google, Facebook đã đồng ý ngăn chặn, gỡ bỏ 4.500 tin, bài trên Facebook và 30.000 video trên Youtube, giảm đáng kể lượng thông tin xấu độc trên không gian mạng Hai nhà mạng xã hội nước ngoài lớn Facebook, Google cũng đã thiết lập cơ chế xử lý riêng dành cho Chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn,

gỡ bỏ các thông tin vi phạm quy định pháp luật Việt Nam Trong nhiều năm qua, khi Intener và Mạng xã hội ngày các phát triền các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang MXH được đặt máy chủ ở nước ngoài rồi hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống phá ta từ bên ngoài Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Hiện nay, nhiều trang MXH như “Nhóm Bạn công nhân”, “VN thời báo”, “Xã luận”, RFI, RFA, BBC… thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng; gắn với các hoạt động chống phá trong nội địa, kích động tụ tập, biểu tình, gây rối: công kích “Đảng quyền” tiếp tục lấn át “Chính quyền”; triệt để lợi dụng vụ án tại Công ty Việt - Á, vụ án tại Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao để quy kết bản chất chế độ; đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; đăng tải nhiều tin, bài liên quan các vụ đình công, lãn công trong nước để chỉ trích chính quyền và liên đoàn lao động bất lực Thống kê cho thấy, trung bình 01 tháng, các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video xuyên tạc lên Internet, mạng xã hội (tin giả, xấu độc chiếm trên 50%) Trong đó, có hơn 80.000 bài viết được phát tán trên mạng

xã hội Facebook và khoảng 40.000 bài viết, video xuyên tạc từ các kênh mạng xã hội Youtube, blog cá nhân hoặc các kênh tin tức phản động Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản trang (fanpage) của mạng xã hội Facebook, tổ chức thành các kênh truyền tải thông tin xấu độc, giao cho nhiều đối tượng quản lý,

Trang 30

thường xuyên đăng bài, cập nhật thông tin từ các tỉnh, thành trên cả nước Nổi bật là các trang phản động, như: “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo” mỗi ngày đăng tải hàng chục bài viết xuyên tạc, có những bài viết, video thu hút hơn 500.000 lượt bày

tỏ cảm xúc, hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 7.000 lượt bình luận Ngoài ra, các tổ chức phản động còn triệt để khai thác tính năng “phát trực tuyến” của Youtube và Facebook làm công cụ phát tán thông tin xấu độc

2.2.2 Tình hình thực trạng lợi dụng mạng xã hội chống phá Nhà nước

Theo số liệu thống kê tính tới tháng 12/2023 của Napoleon Cat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng Xã Hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 85.100.000 (Tám mươi lăm triệu một trăm nghìn) người, chiếm hơn 84,1% dân số toàn quốc Trong đó, phần đa là phụ nữ chiếm 51% Những người từ 25 đến 34 tuổi

là nhóm người dùng lớn nhất 24.600.000 Sự khác biệt cao nhất giữa nam và nữ xảy

ra ở những người từ 18 đến 24 tuổi, nơi phụ nữ dẫn đầu 10.300.000 (Mười triệu ba trăm nghìn) người

Thực tế số liệu nêu trên đã làm xuất hiện nhiều nguy cơ lợi dụng MXH Facebook tuyên truyền chống phá Nhà nước trong những năm gần đây ở cả trong và ngoài nước Các thế lực từ mọi phía đều lợi dụng sử dụng hệ thống thông tin để tác động, can thiệp nội bộ chính trị, hướng lái chính sách, thao túng dư luận, thúc đẩy

Trang 31

“Cách mạng màu” ở Việt Nam; vi phạm hiến pháp, xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tiến hành khủng bố theo nhiều cấp độ thông tin đối với Việt Nam Các tổ chức phản động, lưu vong khủng bố tăng cường hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; sử dụng không gian mạng Internet nói chung và Mạng xã hội để phát tán thông tin xấu, độc hại, kích động biểu tinh, bạo loạn; hình thành các hội, nhóm, các tổ chức chính trị đối lập trên Facebook Những hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch trên mạng xã hội Facebook đã gây ra những tác động tiêu cực, nguy hiểm đến nền tảng

tư tưởng của Đảng, đến niềm tin, tình cảm, đoàn kết của nhân dân với Đảng, Nhà nước, đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển ổn định của đất nước Đây là một trong nhiều nguy cơ, thách thức tiềm ẩn lớn nhất đối với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và sau này Việc mạng internet phát triển toàn diện, mạng xã hội cùng từng bước trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân mang lại nhiều tiện ích cho đời sống xã hội, giao lưu, học tập, làm việc và giải trí của con người Theo thống kê, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có hơn 800 mạng xã hội đăng ký hoạt động; có khoảng 70 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 70% dân số Bên cạnh những lợi ích trực tiếp, mạng xã hội cũng là nơi hình thành các tư tưởng văn hóa ngoại nhập, các luồng dư luận tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Đồng thời, cũng là nguồn phát tán lớn nhất những thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch Gần đây trên mạng xã hội và Internet xuất hiện cái gọi là Giang hồ Mạng, Giang hồ Mõm để chỉ một số thành phần thách thức pháp luật, có thành tích bất hảo đã được kiểm chứng qua nhiều tiến án, tiền sự liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, tàng trữ và

sử dụng trái phép chất ma túy Những đối tượng này lên các trang MXH và các kênh Internet để hướng dẫn cách sống được cho là chuẩn mực Đáng lo ngại hơn là một bộ phận người dân vẫn ra sức cổ súy, ủng hộ cho những hiện tượng này mà không biết rằng bản thân mình đang nuôi dưỡng tình trạng sai lệch chuẩn mực xã hội Từ lâu, các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước như “Việt Tân”,

“Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”, Nguy n Văn Đài… luôn triệt để lợi dụng cái gọi là “nhân danh Nhân dân”, “đại diện cho người dân” để xuyên tạc, kích động,

Trang 32

lôi kéo người dân thực hiện các mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta Đây là chiêu trò cực kỳ tinh vi, bài bản, đòi hỏi chúng ta phải cảnh giác để nhận diện và kiên quyết đấu tranh

Cách thức phổ biến được đối tượng phản động, chống phá thực hiện là đánh đồng hiện tượng của một hoặc một nhóm người với toàn thể Nhân dân Từ sự việc của một người dân, chúng tô vẽ, thổi phồng để tìm sự đồng cảm của nhóm người, sau đó cộng hưởng với quá trình “tam sao, thất bản” trên internet, mạng xã hội, sự việc ấy sẽ bị đẩy lên mang tính toàn thể, tạo cớ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền Chúng đã, đang và sẽ không

từ một thủ đoạn nào để khắc họa một bức tranh xám xịt, một tương lai không lối thoát cho người dân Để từ đó, mảnh đất màu mỡ là “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” luôn được các thế lực thù địch cày xới để trồng những “mầm non” ảo tưởng

Các tổ chức, đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước thường sử dụng ở các nền tảng mạng xã hội khác nhận thấy tiềm năng to lớn trước sự phát triển của loại hình này và số lượng cộng đồng người xem ở Việt Nam lớn nên đã xây dựng hàng loạt tài khoản, fanpage trên Facebook với sự tổ chức, đào tạo bài bản làm truyền thông chuyên nghiệp, đồng thời còn xúi giục lôi kéo, móc nối với nhiều thành phần bất hảo trong nước và các nước lân cận Trong số những tổ chức, đối tượng đó, nổi bật nhất là nhóm người Thượng lưu vong ở Thái Lan, chúng biết cách khai thác hiệu quả nền tảng này để vừa tuyên truyền chống phá Nhà nước vừa khai thác để làm công cụ kinh tế, tài chính phục vụ cho hoạt động chống phá lâu dài Ngoài ra phương thức thủ đoạn quen thuộc của chúng là bịa đặt một nội dung từ bài viết cho đến hình ảnh cắt ghép lồng vào video, hình ảnh thu nhỏ (thumbnail), giật tít và biết

sử dụng kỹ thuật SEO (tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm) nhằm thu hút tối đa người xem Điển hình là khi bà Nguy n Phương Hằng bị bắt, chúng bắt đầu bịa đặt xuyên tạc trắng trợn về nhiều cá nhân lãnh đạo của TP Hồ Chí Minh và còn vu khống, tấn công vào người thân của các vị này để khai thác lượt xem, gây rối loạn thông tin trong dân chúng Theo ghi nhận, hệ thống kênh này mỗi ngày sản xuất ít nhất 2 video xuyên tạc, thu hút hàng trăm triệu lượt xem, kéo theo doanh thu từ hệ thống kênh lên đến hơn 40.000 USD/tháng và tổng số lượng video chỉ về nội dung xuyên

Trang 33

tạc này đã lên đến hơn 2.000 video Song song với các tác động đến nền chính trị tư tưởng của Đảng và Nhà nước, các đối tượng phản động lưu vong thực hiện các biện pháp, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá ta một cách quyết liệt, tung tin thất thiệt, lừa bịp, mị dân, thật giả lẫn lộn, làm cho một bộ phận cư dân mạng mất phương hướng, lầm tưởng rằng đó là sự thật, dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng, chế độ Ngoài ra chúng thường xuyên thực hiện Live stream trực

tiếp để kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận nhiều

chiều trên không gian mạng xã hội Đây là một trong những thủ đoạn tinh vi dùng

tài khoản Facebook của bản thân cá nhân hoặc với tài khoản ảo với công cụ Live stream để phát videoclip trực tiếp, hoặc gián tiếp đã qua chỉnh sửa về một sự việc

do chúng dựng lên hoặc “lên sóng” trực tiếp trên mạng xã hội để tạo “di n đàn” kêu gọi mọi người tham gia bình luận về một vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm Thủ đoạn này được chúng xây dựng “kịch bản” khá công phu, nội dung chúng quay video phát trực tiếp thường là các vụ việc liên quan đến các cuộc biểu tình, khiếu kiện của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan công quyền Chủ đề chúng chọn thường là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực, bức xúc của người dân (môi trường, dân sinh, giải phóng mặt bằng, quan hệ ứng xử của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, thực thi công vụ của các lực lượng chức năng, v.v.) Thời điểm chúng chọn để Live stream thường vào dịp có các sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nước (các kỳ họp, ngày l , ngày kỷ niệm, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam,…); qua đó, chúng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế và các tổ chức phản động vào Việt Nam, hoặc chúng lồng ghép quan điểm cá nhân, bình luận xuyên tạc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ Thông qua đó, chúng “vẽ ra” trong mắt công chúng một Đảng cầm quyền bất ổn, một nhà nước bị chia rẽ cục bộ, một hình ảnh quân đội yếu đuối, công an tham nhũng, v.v Điểm đáng chú ý, các tài khoản có thể định danh con người thật vào tương tác trong hệ thống kênh này là một số cá nhân, tổ chức người Việt Nam đang sống ở Thái Lan Những người này tham gia vào tổ chức có tên gọi là “Người Thượng vì Công lý” (MSFJ, Montagnards Stand For Justice) do đối tượng Y Quynh Bdap cầm đầu Đối tượng Y Quynh Bdap sở hữu riêng một kênh YouTube “Dak Lak News”, hằng ngày Y

Trang 34

Quynh Bdap vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam bằng hai thứ tiếng Ede và tiếng Việt Sau vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk, Y Quynh Bdap tiếp tục xuyên tạc rằng chính quyền Việt Nam không có chứng cứ thuyết phục

về hành vi vi phạm của các đối tượng khủng bố và biến kênh này thành một kênh chuyên tuyên truyền về tin tức phản động, lôi kéo nhiều người dân tộc thiểu số ở trong nước vào tương tác Các thế lực thù địch phản động còn lợi dụng “khoảng

trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ, sự tò mò của công chúng Đây là thủ

đoạn gián tiếp lợi dụng việc báo chí chính thống trong nước khi đưa tin đều phải qua quá trình tiếp cận thực tế, kiểm định nguồn tin, biên tập, thông qua mới cho đăng tin, bài Thậm chí, để bảo đảm tính chính xác của thông tin và tính toán lợi ích của việc đưa tin, một số vấn đề cụ thể nào đó, có thể bị chậm tr khi đưa tin Lợi dụng những kẽ hở trong “khoảng trống thông tin” này, chúng phát tán ồ ạt, tuyên truyền trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề

“giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, chống tiêu cực dưới các dạng như: thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy ngẫm,… (Ai đứng đằng sau

“Vũ Nhôm”, “Út Trọc”? Sau Đinh La Thăng là ai vào tù? Ai xếp hàng sau tướng Nguy n Thanh Hóa, ai giúp sức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn…), với những thông tin trộn lẫn thật giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của người dân muốn vào các trang Facebook, Blog và các tờ báo điện tử phản động, gây tâm lý hoang mang, bán tín, bán nghi, mất niềm tin vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.Các tổ chức, các thế lực luôn luôn làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới, tìm mọi cách hạ uy tín chống phá lực lượng Quân đội, Công an hay còn gọi là phi chính trị

hóa quân sự là thủ đoạn được chúng tiến hành khá “bài bản” Thông tin cũ được lựa

chọn để “làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn videoclip hoặc hình ảnh có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ, cán

bộ được cho là “hành hung chiến sĩ”, “chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới”, các vấn đề liên quan đến dân chủ trong Quân đội, Công an chúng tạo dựng nên hoặc các vụ việc đã được xử lý, giải quyết từ lâu nhưng chúng đưa ra “làm mới”; hoặc những thông tin mới, mặc dù đã có kết luận của các cơ quan chức năng nhưng chúng bịa đặt, xuyên tạc, bình luận một chiều Từ các thông tin, hình ảnh, đoạn clip bị tán

Trang 35

phát bị chỉnh sửa sẽ gây nghi ngờ, làm mất đi hình ảnh cao đẹp của lực lượng vũ trang, làm giảm niềm tin của một số cán bộ và các tầng lớp nhân dân về môi trường quân đội công an, cuối cùng là thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” lực lượng Quân đội, Công an

Với tinh hình lợi dụng Mạng xã hội nói chung và mạng xã hội facebook nói riêng để chống phá Nhà nước d gây ra những ảnh hưởng đến một số bộ phận người dân Các tác động có thể ảnh hưởng tới người dân như:

+ Gây ra mất lòng tin của người dân với chính sách, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

+ Gây ra hoang mang trong một số bộ phận người dân có tư tưởng chính trị không vững vàng, d là cơ sở cho các tổ chức phản động dựa vào để có các kế hoạch gây mất an ninh Đất nước

+ Người dân tiếp cận sai sự thật, không có cơ hội để được nắm bắt những đường lối chính sách tư tưởng đứng đắn của Đảng và Nhà nước Không nhận thấy

sự phát triển vượt bậc của Đất nước trước sự chèo lái tài tinh, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ

+ Khi người dân tiếp cận không đúng, có thể sẽ tiếp cận nhiều đối tượng suy thoái, tiêu cực về phẩm chất đạo đức chính trị

2.3 Thực trạng quản trị an ninh mạng xã hội facebook hiện nay

Thời gian qua, tình hình an toàn, an ninh mạng tiếp tục di n biến phức tạp, khó lường Riêng năm 2022, Bộ Công an đã ghi nhận, phân tích gần 8 triệu cảnh báo, dấu hiệu hoạt động tấn công mạng Hoạt động gián điệp mạng, phá hoại của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền,

an ninh, chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội Hoạt động tấn công mạng vào các hệ thống thông tin trọng yếu của an ninh quốc gia nhằm phá hoại cơ sở dữ liệu, gây gián đoạn hoặc chiếm quyền điều khiển di n ra thường xuyên hơn với mật độ càng ngày càng tăng

Vấn đề an ninh mạng đang đòi hỏi phải tiếp tục được nhận diện, luận giải, phân tích những điểm mới về mặt lý luận và thực ti n, tìm kiếm nững phương châm, kế sách, giải pháp từ góc độ mật mã, góc độ quản trị để phòng ngừa, ứng phó, giải quyết có hiệu quả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an

Trang 36

ninh mạng trong nền an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới

Để giúp quản trị an ninh mạng được chặt chẽ hơn thì phải thông qua Luật an ninh mạng và Bộ luật hình sự của nước ta

Với 7 chương, 43 điều, Luật an ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội trên không gian mạng, bên cạnh đó là trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến các hoạt động trên mạng xã hội Luật

An ninh mạng sẽ siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng, mạng xã hội Theo đó sẽ có những điều luật nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng Điều này cũng đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet cần hiều về quyền và nghĩa

vụ của mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian mạng

Còn với Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung 2017) thì những hành vi cấu kết, tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hoặc khủng bố chính quyền nhân dân, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng được ghi rõ tại các Điều 109 hay 113, 114 trong Bộ luật Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp trên không gian mạng xã hội, các đối tượng phản động đều có thể bị tham chiếu thông qua 2 Luật an ninh mạng và Bộ luật hình sự để

xử lý

Để quản trị an ninh mạng, an ninh mạng xã hội thì ta phải đi vào những nội dung sau đây:

a.) Tuyên truyền vấn đề

b.) Thanh tra, kiếm tra

c.) Xử lý vi phạm

d.) Quan hệ phối hợp

e.) Giải pháp kỹ thuật, tăng cường các biện pháp kỹ thuật

a.) Nội dung tuyên truyền vấn đề an ninh mạng, an ninh mạng xã hội

Theo quyết định số 1907/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt đề

án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” mặc dù chúng ta đã có rất nhiều phương pháp, cách thức để

có thể tuyên truyền về công tác đảm bảo an ninh mạng xã hội, đấu tranh với hoạt động lợi dụng mạng xã hội facebook chống phá Nhà nước nhưng như vậy là chưa

đủ Bởi vì Mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng giờ đây gần như là một

Trang 37

kênh, một vai trò, một loại văn hóa lan truyền với tốc độ chóng mặt đến đời sống con người từ những người trẻ tuổi đến người lớn tuổi Văn hóa đọc sách của nước

ta, văn hóa truyền thống của nước ta ngày càng có chiều hướng giảm tỉ lệ nghịch thì văn hóa đọc qua không gian mạng xã hội sẽ ngày càng tăng Mọi người đi theo xu thế chỉ thích đọc những tin nóng hổi, tin ngắn, clip được chia sẻ trong vòng 1 phút

sẽ kích thích sự hào hứng thể hiện những quan điểm hành vi sai trái trong một click bấm chuột hay chỉ là một lần bấm điện thoại thông minh Giờ đây khi bản thân chúng ta đọc tin tức trên mạng nói chúng hay mạng xã hội facebook nói riêng cũng đều phải là người đọc có văn hóa, có suy nghĩ, có sự hiểu biết để tin tức đến được với ta là những tin tức đúng, có tinh xây dựng và phát triển cho sự tồn vong của Đảng và Nhà nước Gần đây mạng xã hội đang tạo điều kiện cho loại hình “báo chí

công dân” phát triển Nhờ công cụ hấp dẫn và tiện ích mà MXH cung cấp cho người

sử dụng nhiều chức năng như cuộc gọi thoại, video nhóm, livestream trên nhiều nền tảng, bất kỳ người dân nào khi sử dụng MXH cũng có thể là một cơ quan truyền thông của cá nhân mình, sản xuất, tin bài báo chí như một tòa soạn thu nhỏ Mặc dù

đa số người dân khi dùng MXH thiếu kỹ năng hoặc không được đào tạo về nghề báo, song chính Internet lại giúp họ được hoạt động với cơ chế như một người phóng viên chuyên đi săn tin, đưa tin và có thể đôi khi người dân cũng có thể như là người quyết định của một sự việc nào đó Bằng nhiều cách chúng ta phải tuyên truyền về vấn đề an ninh mạng nói chung và an ninh mạng xã hội sao cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phù hợp với các lứa tuổi Ví dụ như Mô hình được triển khai vào tháng 9/2022 tại 04 trường học, cơ sở giáo dục, gồm: Trường THPT Hòn Gai, Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh, Trường TH-THCS-THPT Nguy n Bỉnh Khiêm, Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Hạ Long Mô hình thành lập nhằm tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng, thường xuyên đến cán bộ, giáo viên, giảng viên, đoàn viên, sinh viên, học sinh và phụ huynh học sinh về sử dụng mạng xã hội an toàn Qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên trước tác động tiêu cực từ môi trường không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh với các luận điêu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, các hoạt động vi phạm pháp luật, những hành vi sai trái của học sinh, sinh viên trên mạng xã hội Sau khi được thành lập, 01 năm qua, Ban Chỉ đạo Mô hình

Trang 38

thí điểm đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, ban hành 04 Thông báo kết luận, 07 công văn để chỉ đạo triển khai các hoạt động của mô hình đến các cơ quan, ban, ngành và các nhà trường thực hiện mô hình thí điểm và cụ thể hóa các nhiệm

vụ của mô hình theo chức năng, nhiệm vụ đối với từng cơ quan, đơn vị để phát huy Căn cứ vào tình hình thực tế, 04 đơn vị triển khai thực hiện mô hình thí điểm tổ chức một số hình thức hoạt động phục vụ cho hoạt động của mô hình thí điểm của nhà trường, như: Trường Cao đẳng Y tế thành lập Câu lạc bộ truyền thông, thành viên câu lạc bộ là các học sinh, sinh viên, giáo viên yêu thích hoạt động truyền thông; thành lập Câu lạc bộ lý luận trẻ và thiết lập các kênh tương tác giữa nhà trường với học sinh, sinh viên Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên

Hạ Long thiết lập kênh tương tác với học viên cũng như phụ huynh qua zalo, facebook; tuyên truyền về các ngày l lớn của đất nước, của ngành, các hoạt động của Trung tâm, những thông tin hữu ích, các vấn đề tệ nạn xã hội Trường THPT Hòn Gai và trường TH - THCS - THPT Nguy n Bỉnh Khiêm thiết lập cầu nối trực tuyến đến học sinh, áp dụng ứng dụng Microsoft Teams, Zoom trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt trực tuyến; thiết lập các nhóm zalo, trang fanpage để đăng tải các nội dung và kết nối học sinh phụ huynh với nhà trường; tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến như: Học và làm theo Bác, Biên cương Tổ quốc tôi, tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông Trường Cao đẳng Y tế: lập trang fanpage Zalo “Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh”; 02 trang facebook là “Cao đẳng

Y tế Quảng Ninh” và “Tư vấn tuyển sinh”

Từ khi triển khai đến nay, các thành viên Ban Chỉ đạo mô hình đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo để mô hình được triển khai toàn diện, hiệu quả Tại các trường học, cơ sở giáo dục, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tuyên truyền tới toàn thể giáo viên, nhân viên, học viên về Luật An ninh mạng, tác hại của việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách; hướng dẫn các em biết cách sử dụng mạng xã hội và mạng internet an toàn, văn minh, đúng pháp luật và các quy định của pháp luật của Nhà nước, của ngành Giáo dục có liên quan đến học sinh, sinh viên Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng vở kịch ngắn (thời lượng: 30 phút) tên “Cõi mạng” do nhà viết kịch Nguy n Toàn Thắng, đạo di n NSND Hoàng Quỳnh Mai thực hiện phục vụ biểu di n tuyên

Trang 39

truyền tại 04 trường học Tỉnh Đoàn phát động phong trào “Văn hóa sử dụng mạng

xã hội” trong thanh niên, học sinh, sinh viên; biên tập và đăng 153 tin bài về nâng cao kiến thức trong việc tiếp cận thông tin cho thanh thiếu nhi trên mạng xã hội, biết cách tận dụng các thông tin tốt đồng thời sàng lọc các thông tin xấu, độc hại trên các cổng thông tin điện tử, hệ thống fanpage của các tổ chức cơ sở đoàn toàn tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí hợp tác truyền thông, phóng viên thường trú, phóng viên chuyên trách theo dõi thông tin trên địa bàn tỉnh 20 lượt thông tin liên quan đến mô hình thí điểm và các hoạt động triển khai Luật trẻ em và các hoạt động liên quan đến trẻ em trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam sản xuất các sản phẩm tuyên truyền cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long: Thường xuyên định hướng, tuyên truyền về các nội dung thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội; xây dựng phong trào

“Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”; hoạt động mô hình trên các tài khoản, trang facebook như: Bai Tho Mountain, Hạ Long Ngày Mới, Tuyên giáo Hạ Long, TÔI YÊU HẠ LONG, Hoàng Hôn Tím, Thông tin Tuyên giáo Hạ Long, Khoa giáo Hạ Long với trên 3.500 tin, bài và định hướng tuyên truyền trong các thông tin

b.) Thanh tra kiểm tra công tác quản trị an ninh mạng xã hội

Việc triển khai các kế hoạch thanh tra kiểm tra nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong công tác đmả bảo an toàn, an ninh mạng Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, thu thập bí mật Nhà nước trên không gian mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng Kiểm tra, đánh giá thực trạng công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại các cơ quan, đơn vị địa phương nhằm phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, tinh trạng mất an ninh mạng, an toàn thông tin để kịp thời chấn chỉnh những sơ hỏ, thiếu sót, xử lý hành vi vi phạm và hướng dẫn, kiến nghị giải pháp khắc phục Quá trình triển khai thực hiện đảm bảo đúng pháp luật, tinh khách quan, chính xác, không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan đơn vị được kiểm tra Nội dung kiểm tra được tập trung vào công tác quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về

Trang 40

công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng: công tác triển khai các hoạt động bảo vệ

an ninh mạng, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin không gian mạng theo các cấp độ; kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng…

c.) Xử lý vi phạm trên không gian mạng xã hội

Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 năm 2021 di n biến phức tạp, các đối tượng chống phá đã soạn thảo, phát tán hàng chục nghìn bài viết, bình luận sai sự thật, chống Đảng, Nhà nước, gây rối ANTT trên hàng trăm website và hàng nghìn nhóm, tài khoản mạng xã hội Nội dung tập trung vào các nhóm vấn đề: Xuyên tạc

về tình hình dịch bệnh COVID-19 năm 2021, 2022, nguồn lây nhi m, số người nhi m bệnh, số ca tử vong, công dụng của thuốc và vật tư y tế phòng, chống dịch, kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; kích động, gây chia rẽ quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và một số quốc gia khác; công kích, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhân viên y tế, người mắc bệnh và người có nguy cơ lây nhi m; kêu gọi biểu tình, tẩy chay, phản đối việc cài đặt phần mềm Bluezone, kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài; kêu gọi tích trữ lương thực, thực phẩm, gây hoảng loạn trong quần chúng nhân dân; trục lợi kinh tế thông qua buôn bán, làm giả vật tư, thiết bị phòng, chống dịch…

Những thông tin này được nhiều người thiếu hiểu biết đăng tải hoặc chia sẻ trên mạng xã hội, khiến lan truyền rất nhanh trên phạm vi rộng, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến ANQG và trật tự an toàn xã hội Điển hình phải kể đến vụ kích động công nhân đình công, “bất tuân dân sự”, đòi yêu sách, không cho người nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc Hậu quả, đã làm hơn 1.600 công nhân tại cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được (Thăng Bình, Quảng Nam); hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH JY Hà Nam tại Thanh Liêm (Hà Nam); hơn 3.000 công nhân tại Công ty TNHH Regis (Ninh Bình) đình công tập thể

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X), chỉ thị 52-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2005 “Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay
2. an Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI), chỉ thị 28-CT/TW ngày 16 tháng 9 năm 2013 “ Về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X), chỉ thị 30-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 về “Phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet
11. Sách “Không gian mạng- tương lai và hành động” của GS-TS Trần Đại Quang, NXB CAND (2015). Cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về không gian mạng trong thế giới hiện đại, bảo vệ lợi ích chủ quyền trong thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian mạng- tương lai và hành động
Tác giả: Sách “Không gian mạng- tương lai và hành động” của GS-TS Trần Đại Quang, NXB CAND
Nhà XB: NXB CAND (2015). Cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về không gian mạng trong thế giới hiện đại
Năm: 2015
14. Thiếu tướng, PGS.TS Nguy n Xuân Toản (2021), Ý nghĩa của việc sử dụng Internet và mạng xã hội có trách nhiệm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”, NXB Chính trị Quốc gia –Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Tác giả: Thiếu tướng, PGS.TS Nguy n Xuân Toản
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia –Sự thật
Năm: 2021
17. Tác giả Nguy n thế Kỷ với bài viết “Mạng xã hội nhận diện và định hướng quản lý”, tạp chí thế giới và Việt Nam tháng 6/20218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng xã hội nhận diện và định hướng quản lý
18. Tác giả Lê Quang Tự Do, với bài viết “Những thách thức trong công tác quản lý thông tin trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” đăng trên trang thông tin điện tử Https://tuyengiao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thách thức trong công tác quản lý thông tin trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay
19. Luận văn của Thạc sĩ Luật “Quản lý Nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam” của Phan Xuân Thủy, Học viện Khoa học Xã hội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
20. Luận văn “Quản trị an ninh phi truyền thống và đấu tranh với hoạt động lợi dụng youtube tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay” của Phạm Quang Hiệp, cán bộ Công an Quận Thanh Xuân, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị an ninh phi truyền thống và đấu tranh với hoạt động lợi dụng youtube tuyên truyền chống phá Nhà nước hiện nay
22. Bùi Thu Hoài “ Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”, Luận văn Thạc sĩ Báo chí Đại học KHXH và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ
23. Nguy n Thị Lan Hương: “ Quản lý mạng xã hội trên hệ thống phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 405, tháng 3- 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý mạng xã hội trên hệ thống phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam
4. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/07/2018 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng Khác
5. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/07/2018 về Chiến lược an ninh mạng quốc gia Khác
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Khác
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, vi n thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện Khác
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Khác
9. Bộ thông tin và Truyền thông (2017), quyết định số 698/QĐ-BTTTT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Khác
10. Bộ thông tin và truyền thông (2018), Bộ tài liệu Hội thảo góp ý xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam Khác
12. Nguy n Văn Hưởng (2014): An ninh phi truyền thống, nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam. Trường Đại học Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
13. Nguy n Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2020), Cần quản trị tốt an ninh phi truyền thống để ổn định và phát triển bền vững. Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông (ORDI), 26/02/2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của người dân - Quản trị an ninh mạng Đấu tranh với hoạt Động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá nhà nước hiện nay
Bảng 5 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của người dân (Trang 84)
Bảng 7. Nguyên nhân người dân yêu thích MXH họ đang sử dụng - Quản trị an ninh mạng Đấu tranh với hoạt Động lợi dụng mạng xã hội facebook tuyên truyền chống phá nhà nước hiện nay
Bảng 7. Nguyên nhân người dân yêu thích MXH họ đang sử dụng (Trang 85)