Dựa vào những phân tích, đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, biện ph
Lý do lựa chọn đề tài
Ngành Ngân hàng luôn là một trong những ngành trọng điểm, đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, sự nổi lên đến từ các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng như sự đầu tư, rót vốn từ các nước ngoài vào thị trường này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và sôi nổi giữa các Ngân hàng trong cùng ngành Từ đó, dẫn đến những thách thức, áp lực, chỉ tiêu đối với Ban lãnh đạo trong việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm nguồn khách hàng mới là rất lớn và là vấn đề trọng tâm tại tất cả các Ngân hàng nào Với những áp lực, thách thức đó, đồng nghĩa với việc các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng sẽ phải đối mặt với các rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, và đặc biệt, một trong những rủi ro không kém phần quan trọng đó là rủi ro tác nghiệp Hiệp ước Basel II đã chỉ ra rằng Các quy trình, con người và hệ thống nội bộ của Ngân hàng không đạt được yêu cầu hoặc thất bại, hay do các sự kiện, yếu tố bên ngoài tác động là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nói một cách khái quát, Rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra trong tất cả các hoạt động, quy trình vận hành của Ngân hàng, đặc biệt cụ thể xuất phát ở yếu tố con người – các cấp thực thi hoạt động
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình, tác giả đã tìm hiểu và nhận thấy được những rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng mỗi ngày của Đơn vị kinh doanh có thể gặp phải và sự ảnh hưởng của rủi ro ấy là vô cùng lớn – có thể ảnh hưởng đến uy tín, lợi nhuận,… những tổn thất không thể lường trước được Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài “Giải pháp Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình” được đưa ra để thực hiện hóa một số giải pháp nhằm hạn chế và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tác nghiệp, hình ảnh và uy tín của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình trên trên thị trường ngành.
Tổng quan nghiên cứu
Theo Pyle (1997), 04 rủi ro chủ yếu trong Ngân hàng bao gồm: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, Rủi ro tác nghiệp và Rủi ro thực hiện Trong 04 nhóm rủi ro trên, Rủi ro thị trường và rủi ro tín dung thường được nghiên cứu và quan tâm thảo luận nhiều hơn, tuy nhiên, Rủi ro tác nghiệp và rủi ro thực hiện thực tế quan trọng không kém Rủi ro tác nghiệp từ các nguyên nhân nội bộ mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thực tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rất lớn về mặt tài chính cũng như hình ảnh, uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng và các đối tác Với những áp lực về thương hiệu của Ngân hàng nói chung, cũng như những áp lực về chỉ tiêu của từng cán bộ nhân viên Ngân hàng nói riêng, rủi ro tác nghiệp sẽ mặc nhiên có nguy cơ càng tăng cao do các nguyên nhân như môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, hành vi hành động trái pháp luật của cán bộ nhân viên sẽ càng tăng cao, áp lực các bước hạch toán giao dịch nhiều nhưng phải nhanh chóng,…Bằng cách quản trị rủi ro, các nhà Quản trị sẽ phải có những chính sách, chiến lược nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, bảo vệ hoặc chuyển hóa rủi ro từ dạng này sang dạng khác, chủ thể này sang chủ thể khác
Theo Tạp chí Ngân hàng (2019), chưa có nghiên cứu nào cụ thể mang tính lượng hóa về số liệu tổn thất do Rủi ro tác nghiệp gây ra, tuy nhiên thực tế, Rủi ro tác nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến Ngân hàng thương mại không những về vật chất, nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của chính Ngân hàng
Với mục tiêu hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp cũng như để nâng cao uy tín, hình ảnh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình”
Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung: Nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
− Nghiên cứu, hệ thống hóa Cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
− Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
− Đề xuất một số giải pháp Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình.
Câu hỏi nghiên cứu
− Thực tế hoạt động Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình diễn ra như thế nào trong giai đoạn 2020-2023?
− Những hạn chế trong quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
− Các biện pháp đề xuất trong quá trình Quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
Phương pháp nghiên cứu
− Thu thập số liệu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng phát sinh tại đơn vị trong giai đoạn nghiên cứu Các số liệu trong bài nghiên cứu được dựa trên số liện thực tiễn trong giai đoạn 2020-
2023 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình.
Ý nghĩa của đề tài
Đối với đề tài Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình, tác giả sẽ hệ thống lại những lý luận liên quan đến rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng, tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp, quản lý rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng, và quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị kinh doanh nơi tác giả đang thực tập Trong những bài nghiên cứu trước đây, phần lớn các tác giả chỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của Rủi ro tác nghiệp và các giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp theo hướng vĩ mô – cho toàn hệ thống Ngân hàng, tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, một trong những điểm mới của đề tài nghiên cứu đó là tác giả sẽ đi sâu, đi chi tiết vào ảnh hưởng của rủi ro tác nghiệp trong quá trình hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp quản trị phù hợp Thực tế, việc phát hiện lỗi trong quá trình tác nghiệp là một khâu then chốt trong quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những đề xuất, biện pháp, và nâng cao quy trình Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình.
Nội dung của đề tài nghiên cứu
Bài luận nghiên cứu những cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam nói riêng Dựa vào những phân tích, đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình để đưa ra những đề xuất, biện pháp, và nâng cao quy trình Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
Bố cục kết cấu của bài khóa luận nghiên cứu
Ngoài phần lời mở đầu và Kết luận, Bài khóa luận được kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Chương 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình trong giai đoạn 2020-2023 Từ những số liệu cụ thể, bài luận sẽ phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, đưa ra nhận xét những điểm Ngân hàng đã thực hiện được cũng như những hạn chế tồn đọng và nguyên nhân
Chương 3: Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần
1.1.1 Khái ni ệ m v ề r ủ i ro tác nghi ệ p t ạ i Ngân hàng Thương mạ i c ổ ph ầ n
Rủi ro tác nghiệp (RRTN) là rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cầu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong quy trình nghiệp vụ, hoặc từ các yếu tố bên ngoài
Theo định nghĩa từ Basel II, Quy trình, con người và Hệ thống nội bộ hoặc do các nhân tố bên ngoài tác động là các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp Rủi ro Pháp lý cũng được bao hàm trong định nghĩa của Basel II về Rủi ro tác nghiệp, ngoại trừ Rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược Cụ thể hơn, rủi ro tác nghiệp có thể xuất phát từ các tình huống như gian lận nội bộ, lỗi hệ thống công nghệ thông tin, quy định, quy chế của Ngân hàng cũng như quá trình xử lý, vận hành công việc
1.1.2 Qu ả n lý r ủ i ro tác nghi ệp trong Ngân hàng thương mạ i
Quản lý RRTN là một quá trình thực hiện các biện pháp để xác định, đo lường, đánh giá những rủi ro tác nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp, cảnh báo, phòng ngừa nhằm giảm thiểu RRTN, kiểm tra, giám sát quá trình duy trì các giải pháp này
Rủi ro tác nghiệp tồn tại ở tất cả các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ tại Ngân hàng Bởi vì RRTN tồn tại và gây ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì vậy, ban lãnh đạo cần phải hết sức tập trung phòng ngừa, phát hiện và xử lý những RRTN phát sinh trong quá trình hoạt động và phải có những biện pháp quản lý, giảm thiểu RRTN
RRTN bao gồm cả rủi ro tuân thủ - loại rủi ro phát sinh do việc CBNV không tuân thủ theo Pháp luật, quy định, quy chế của Ngân hàng hoặc các quy chuẩn đạo đức khác Bên cạnh đó, rủi ro tuân thủ phát sinh trong trường hợp các quy định, quy trình của Ngân hàng vẫn còn mập mờ và/hoặc các hoạt động của khách hàng không được thể hiện rõ rang, không được kiểm chứng, có thể tạo ra các khẽ hở, dẫn đến việc Ngân hàng có thể chịu tổn thất về kinh tế, bồi thường thiệt hại và bị hủy hợp đồng
1.1.3 Phân lo ạ i v ề r ủ i ro tác nghi ệ p
Theo định nghĩa của Basel II, Rủi ro tác nghiệp được phân thành 07 loại, cụ thể như sau:
- Rủi ro phát sinh từ tập quán và an toàn nơi làm việc
- Rủi ro phát sinh từ khách hàng, hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm nghiệp vụ của Ngân hàng
- Rủi ro phát sinh từ gian lận nội bộ
- Rủi ro phát sinh từ quy trình thực hiện, bàn giao và quy trình thực hiện
- Rủi ro phát sinh ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc lỗ hổng của hệ thống Ngân hàng
- Rủi ro phát sinh từ yếu tố bên ngoài
- Rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến thiệt hại tài sản
R ủ i ro phát sinh t ừ t ập quán và an toàn nơi làm việ c: Là Rủi ro xảy ra do xung đột, mâu thuẫn trong những điều khoản của thỏa thuận, Pháp luật liên quan đến vấn đề tuyển dụng, môi trường làm việc, sức khỏe, chế độ thanh toán bồi thường… hay các vấn đề liên quan đến nhân quyền, vấn đề phân biệt đối xử nơi công sở
R ủ i ro phát sinh t ừ khách hàng, ho ạt độ ng kinh doanh ho ặ c s ả n ph ẩ m nghi ệ p v ụ c ủ a Ngân hàng : Rủi ro xảy ra khi các sản phẩm không phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng, không thực hiện được nghĩa vụ đã ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng
R ủ i ro phát sinh t ừ gian l ậ n n ộ i b ộ : Rủi ro phát sinh bởi các hành vi cố ý gian lận tài sản của cán bộ nhân viên, hoặc biển thủ tài sản, không chấp hành theo các quy định của Ngân hàng và Pháp luật
R ủ i ro phát sinh t ừ quy trình th ự c hi ệ n, bàn giao và quy trình th ự c hi ệ n:
Rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện thao tác nghiệp vụ, xử lý giao dịch phát sinh, bàn giao công việc (bàn giao do quá trình nghỉ việc, hoặc thay đổi vị trí từ cán bộ nhân viên này sang cán bộ nhân viên khác), …
R ủ i ro phát sinh ảnh hưởng, gián đoạ n ho ạt độ ng kinh doanh ho ặ c l ỗ h ổ ng c ủ a h ệ th ố ng Ngân hàng: Rủi ro xảy ra từ nguyên nhân như lỗi hoặc lỗ hổng từ hệ thống Công nghệ thông tin dẫn đến hệ thống bị hỏng, hoạt động kinh doanh (giao dịch, hạch toán, …) bị ảnh hưởng, kinh doanh gián đoạn
R ủ i ro phát sinh t ừ y ế u t ố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài được hiểu là khi khách hàng hoặc bên thứ 3 cố tình gian lận với mục đích biển thủ, chiếm đoạt tài sản, những hành vi trái với quy định của Pháp luật
R ủ i ro phát sinh ảnh hưởng đế n thi ệ t h ạ i tài s ả n: Rủi ro xảy ra bởi thiên tai hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác dẫn đến tài sản vật chất, thiết bị, công cụ dụng cụ của Ngân hàng bị mất mát hoặc hư hỏng
1.1.4 Các nguyên nhân d ẫn đế n r ủ i ro tác nghi ệ p t ại Ngân hàng Thương mạ i
Theo định nghĩa từ Basel II, nguyên nhân dẫn đến RRTN bao gồm: Con người, quy trình nghiệp vụ, Hệ thống và Tác động bên ngoài Dựa vào các nguyên nhân trên, ta có thể thấy RRTN ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, trong đó, nguyên nhân con người là yếu tố đầu tiên và từ các cấp thi hành nghiệp vụ
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho việc các Cán bộ nhân viên (CBNV) vi phạm tác nghiệp, dẫn đến RRTN, cụ thể như:
− Làm giả chứng từ, hồ sơ cung cấp cho Ngân hàng, cấu kết với khách hàng hoặc bên thứ ba để gây thiệt hại cho Ngân hàng
− Không tuân thủ theo Quy chế, quy trình nghiệp vụ do Ngân hàng đề ra Ví dụ: Thực hiện các nghiệp vụ không thuộc thẩm quyền, cố tình sử dụng user hạch toán của cấp cao để thực hiện cho mục đích cá nhân
− Nhầm lẫn, vô ý gây ra lỗi trong quá trình nhập liệu, hạch toán
− Người sử dụng lao động và người lao động không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đủ theo các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, trong quy định, quy chế của Ngân hàng và Pháp luật
Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại theo Hiệp ước
II Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCBS) được thành lập vào năm 1974 với mục đích tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng vào thập kỷ thứ 80 Ủy Ban Basel thực thi nhiệm vụ theo 02 nguyên lý cơ bản là: (1) Bất kỳ ngân hàng nào khi được thành lập cũng cần phải được giám sát; và (2) việc thực thi giám sát phải tương xứng Trải qua nhiều năm áp dụng, cập nhật và điều chỉnh từ Basel I (1988), đến 2004, Quy chuẩn của Hiệp ước quốc tế về vốn Basel II đã chính thức được ban hành
Theo Hiệp ước Basel II, RRTN là nguy cơ tổn thất do các quá trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt được yêu cầu/không hoạt động, do các sự kiện bên ngoài Việc Quản trị RRTN là việc Ngân hàng tiến hành các quy trình quản lý nhằm tác động đến RRTN, bao gồm nhận biết một cách có hệ thống những nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp trong nghiệp vụ hàng ngày, đánh giá tổn thất tiềm ẩn và thực hiện những chiến lược thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của loại rủi ro này
Hiệp ước Basel II nhấn mạnh việc phải thực hiện các phương pháp kiểm soát, đánh giá nội bộ đối với từng ngân hàng, trong từng nội bộ của tổ chức, thực hiện quy trính giám sát và quy trình thị trường; tăng cường sự linh hoạt trong việc thực hiện quản lý rủi ro và chú trọng hơn đến độ nhạy cảm rủi ro
Bên cạnh đó, Ủy Ban Basel khuyến khích mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình để thực hiện theo dõi, và quản lý rủi ro tác nghiệp một cách chi tiết và cụ thể Thứ hai, mỗi Ngân hàng cần phải thực hiện theo dõi thường xuyên mọi mặt của hoạt động, mọi mắt xích trong quá trình giao dịch nhằm đưa ra các cảnh báo về những khiếm khuyết, thiếu sót, hoặc sai sót trong mọi chính sách kinh doanh, quy trình tác nghiệp trong Ngân hàng.
Quy trình và khung quản trị rủi ro tác nghiệp
1.2.1.1 Quy trình qu ả n tr ị r ủ i ro tác nghi ệ p
Basel II đã nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát rủi ro như sau:
Thứ nhất, các Ngân hàng cần có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó
Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này
Thứ ba, Giám sát viên khuyến khích các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định
Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu
Dựa vào quy tắc của Basel II đưa ra, các Ngân hàng thương mại đã đưa ra quy trình quản trị rủi ro như sau:
B ả ng: Quy trình qu ả n tr ị r ủ i ro Nh ậ n di ệ n r ủ i ro Đây là bước đầu tiên và chốt chặn quan trọng trong quá trình quản lý RRTN, vì khi và chỉ khi Ban lãnh đạo của Ngân hàng xác định và phân loại được từng rủi ro thuộc loại nào, các nguy cơ xảy ra, cũng như nguyên nhân và đối tượng gây ra rủi ro thì Ngân hàng mới có thể tiếp tục thực hiện được các quy trình ứng phó tiếp theo Theo Basel II, việc nhận diện các RRTN được phân ra thành 07 nhóm như sau: Rủi ro phát sinh từ tập quán và an toàn nơi làm việc, Rủi ro phát sinh từ khách hàng, hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm nghiệp vụ của Ngân hàng, Rủi ro phát sinh từ gian lận nội bộ, Rủi ro phát sinh từ quy trình thực hiện, bàn giao và quy trình thực hiện, Rủi ro phát sinh ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc lỗ hổng của hệ thống Ngân hàng, Rủi ro phát sinh từ yếu tố bên ngoài, Rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến thiệt hại tài sản Đánh giá rủi ro
Kiểm tra và giám sát rủi ro
Xử lý và báo cáo rủi ro Nhận diện rủi ro Đánh giá rủ i ro
Sau khi đã xác định được từng loại rủi ro trong RRTN, ban lãnh đạo NHTM sẽ phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của RRTN đó đến Ngân hàng (mức độ tổn thất và tần suất lặp lại của chúng) Khi và chỉ khi Ban lãnh đạo đánh giá, đo lường được kịp thời mức độ ảnh hưởng của chúng, Ban lãnh đạo mới có thể vạch ra được các chiến lược mức độ ưu tiên đối phó đối với từng loại rủi ro Phương pháp định tính và Phương pháp định lượng là 02 phương pháp đo lường thường được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro
Phương pháp định tính: Là các Ban lãnh đạo phân tích đánh giá, nhận xét về mức độ ảnh hưởng (tốt – xấu, lớn – nhỏ, mức độ nghiêm trọng) đã được xác định, từ đó, đưa ra những khả năng của các rủi ro ấy ảnh hưởng đến công việc, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Phương pháp định lượng: Phương pháp này được thực hiện thông qua các số liệu cụ thể về mức độ rủi ro (xác suất các rủi ro xảy ra), và xác định được những tổn thất cụ thể của từng dấu hiệu rủi ro Theo Basel II (2007), để thực hiện được điều này, các NHTM có thể sử dụng các công cụ, mô hình khác nhau để nhận diện đánh giá, cụ thể như: Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản, Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn, Phương pháp tiếp cận đo lường tiên tiến (AMA),…
Ki ể m tra, giám sát r ủ i ro Định kỳ theo quy định (Hàng tuần, tháng, quý), NHTM cần kiểm tra, rà soát và đánh giá lại các mô hình đo lường RNTT nêu trên nhằm đảm bảo rằng các số liệu đưa ra là chính xác và độc lập Việc kiểm tra, giám sát RRTN thường xuyên, định kỳ sẽ giúp các NHTMCP theo dõi được thực trạng các rỉ ro đang tồn tại trong quá trình tác nghiệp, quá trình xử lý và các mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại do các rủi ro đem lại nhằm có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn – những rủi ro có thể dẫn đến những vấn đề khác nghiêm trọng hơn Tại bước này, các đơn vị phụ trách nhiệm vụ sẽ phải có vai trò giám sát, theo dõi sát sao, báo cáo tổng thể và từng báo cáo cụ thể (Tùy theo quy định của từng NHTMCP) Đối với việc giám sát chi tiết: Thông thường được hiểu rằng việc giám sát sẽ được thực hiện đối với từng phòng ban riêng biệt, từng Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong Ngân hàng Việc thực hiện báo cáo giám sát chi tiết sẽ hỗ trợ cho Lãnh đạo Ngân hàng thấy được Phòng Ban, Chi nhánh, Phòng Giao dịch nào đang có nhiều RRTN xảy ra, tần suất như thế nào và các mức độ thiệt hại từ các rủi ro này tăng hay giảm theo từng tháng, quý, năm như thế nào Đối với việc giám sát tổng thể: Việc giám sát tổng thể sẽ giúp Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng có thể theo dõi tổng thể toàn bộ các rủi ro đang xảy ra trong hệ thống hoạt động của Ngân hàng mình, mức độ thiệt hại của những rủi ro ấy gây ra (tăng/giảm) theo từng Quý, Năm
X ử lý và báo cáo r ủ i ro Đây là một trong những bước quan trọng để Ban Lãnh đạo đưa ra những biện pháp/giải pháp nhằm xử lý những rủi ro phát sinh, đồng thời, tổng kết tất cả các tình huống để báo cáo, cập nhật và đưa ra những hướng xử lý kịp thời cho toàn bộ hệ thống liên quan đến việc quản trị rủi ro tác nghiệp
1.2.1.2 Khung qu ả n tr ị r ủ i ro tác nghi ệ p Ủy Ban Basel đã tổng kết và đưa ra 04 vấn đề chính bao gồm 11 nguyên tắc trong quản trị rủi ro tác nghiệp và khuyến nghị các Ngân hàng thương mại thực hiện như sau:
Vấn đề thứ nhất: tạo môi trường quản trị rủi ro phù hợp
Nguyên t ắ c 1: Xây dựng văn hóa rủi ro, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban quản lý cấp cao nên thiết lập một văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ bằng cách ủng hộ, khuyến khích, cung cấp những tiêu chuẩn và đãi ngộ thích hợp đối với những hành vi ứng xử chuyên nghiệp và có trách nhiệm HĐQT cần đảm bảo văn hóa quản lt1 RRTN hiện diện trong tất cả mọi bộ phận của Ngân hàng
Nguyên t ắ c 2: Các Ngân hàng nên phát triển, thực thi và duy trì một cơ chế tích hợp một cách đầy đủ trong toàn bộ quy trình quản lý rủi ro Trong đó, cơ chế cho quản lý RRTN sẽ phụ thuộc vào yếu tố quốc gia, quy mô, độ phức tạp và danh mục rủi ro của mỗi ngân hàng
Nguyên t ắ c 3 : HĐQT nên thiết lập, phê duyệt cơ chế quản lý rủi ro và hướng dẫn quản lý cấp cao thực hiện HĐQT thường xuyên giám sát quản lý cấp cao, đảm bảo các chính sách, quy trình và hệ thống thực thi một cách hiệu quả
Nguyên t ắ c 4: HĐQT phải phê duyệt và rà soát lại “khẩu vị rủi ro” cũng như khả năng chịu rủi ro tác nghiệp gắn với bản chất, loại hình và mức độ rủi ro tác nghiệp mà Ngân hàng sẵn sang chấp nhận
Vấn đề thứ hai: tạo môi trường quản trị rủi ro phù hợp
Nguyên t ắ c 5 : Quản lý cấp cao cần phát triển cơ chế quản lý rủi ro đã được phê duyệt bởi HĐQT một cách rõ ràng, hiệu quả Cơ chế quản lý rủi ro tác nghiệp phải được triển khai nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả CBNV trong hệ thống phải hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý RRTN Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp cao cũng cần phải chịu trách nhiệm thực thi và duy trì các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRTN trong tất cả các sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của Ngân hàng
Các yếu tố tác động đến Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại cổ phần 17 1 Chiến lược kinh doanh
1.3.1 Chi ến lượ c kinh doanh
Bất kỳ Ngân hàng nào, nếu muốn tồn tại và phát triển đều cần phải có một chiến lược kinh doanh lâu dài Việc xác định rõ định hướng, chiến lược kinh doanh sẽ góp phần giúp các NHTM vạch được hướng đi, mục tiêu, mức lợi nhuận cần đạt được, đồng thời giảm thiểu các loại rủi ro có thể xảy ra
Việc đưa ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp Ngân hàng định hướng được phương hướng kinh doanh, mục tiêu trong từng mốc thời gian cụ thể, đồng thời, chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ góp phần giúp Ban lãnh đạo xây dựng được các khung chính sách quản lý, mô hình đánh giá rủi ro và đưa ra các phương án giảm thiểu rủi ro, định hướng cải tổ bộ máy quản lý để có thể phù hợp với mô hình quản lý rủi ro Tử những chiến lược kinh doanh đó, Ngân hàng sẽ có thể có những đánh giá tổng thể về những rủi ro mà NHTM đang đối diện, để đưa ra biện pháp quản lý RRTN phù hợp
1.3.2 Chính sách, quy trình nghi ệ p v ụ
RRTN có thể xảy ra ngay trong quá trình tác nghiệp của từng quy trình nghiệp vụ thực hiện Vì thế, việc rà soát, theo dõi, và ban hành kịp thời các văn bản, phụ lục, chính sách phù hợp, thống nhất đối với từng nghiệp vụ sẽ giúp CBNV dễ dàng nắm bắt và hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp
Bởi vì môi trường kinh doanh luôn thay đổi, vì vậy, các NHTM cần phải nắm bắt kịp thời, để bổ sung những điểm bất cập trong quy trình, quy chế, chính sách, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đồng thời, giảm thiểu được những rủi ro trong trường hợp CBNV có thể lợi dụng những sơ hở của Quy trình, quy chế để thực hiện những hành vi trái với quy định của Ngân hàng và Pháp luật, tránh đi những rủi ro cho NHTM
Bộ máy quản lý từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản trị RRTN của NHTM – yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực của NHTM
Trong trường hợp khi xây dựng Chiến lược kinh doanh, các nhà lãnh đạo đồng thời cần xây dựng được bộ máy tổ chức phù hợp - Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp nghĩa là từng chức năng vị trí, nhiệm vụ của từng cá nhân cần được xác định rõ ràng Tách biệt được nhiệm vụ của CBNV thực thi vai trò quản lý và CBNV thực thi vai trò kinh doanh, đặc biệt, tách biệt rạch ròi giữa bộ phận thực hiện vai trò quản lý RRTN với các Phòng Ban, Chi Nhánh và Phòng Giao dịch khác sẽ giúp việc quản lý được minh bạch và rõ ràng hơn
Việc luân chuyển CBNV cần được thực hiện theo đúng quy định cũng như năng lực của từng CBNV, tránh trường hợp CBNV không nắm được rõ ràng nghiệp vụ dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp Bên cạnh đó, NHTM cần thực hiện tốt các chế độ đối với CBNV theo như các quy định đã ký kết trong hợp đồng lao động, tránh những trường hợp làm không thực hiện tốt các chế độ sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý CBNV, từ đó dẫn đến các hành vi gây ra RRTN đến Ngân hàng
Như Pyle (1997) và các bài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng Con người – nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất tác động đến RRTN Khi và chỉ khi nguồn nhân lực của Ngân hàng thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình thì RRTN mới có thể được hạn chế, ngược lại, ngay cả khi các yếu tố khác được kiểm soát tốt nhưng Nguồn nhân lực không đảm bảo cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến RRTN
Nguồn nhân lực của các NHTMCP phải luôn đảm bảo đạt chất lượng, phù hợp với vị trí ứng tuyển, có đạo đức, có tâm với về nghiệp sẽ giúp cải thiện được việc xảy ra RRTN và Quản trị được RRTN Bên cạnh đó, các Ngân hàng cần phải chú trọng vào việc thường xuyên đào tạo, trao dồi kỹ năng nghiệp vụ, quy trình, văn bản để CBNV có thể dễ dàng hiểu, và nắm bắt trong quá trình tác nghiệp
Việc đầu tiên cần làm là phải đảm bảo an toàn nơi làm việc và đầu tư xây dựng trụ sở, các thiết bị, cơ sở vật chất, có thể đáp ứng được hoạt động kinh doanh
Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh với các NHTMCP khác, hệ thống Công nghệ thông tin như hệ thống corebanking, T24 phải đảm bảo luôn được nâng cấp, tăng cường tính năng bảo mật, tránh tình trạng lỗi hệ thống gây gián đoạn giao dịch với khách hàng, cũng như tạo khe hở cho các hackers tấn công hệ thống của Ngân hàng Ngoài ra, bộ phận quản lý Rủi ro phải luôn cập nhật xu hướng để có thể đưa ra những phương thức, phương pháp đo lường RRTN tiên tiến cho Ngân hàng.
Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đây
1.4.1 Kinh nghi ệ m c ủa các nướ c trên th ế gi ớ i
Vào năm 2014 đã xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến RRTN tại các Ngân hàng trên Thế giới như Ngân hàng Flexcoin ở Canada đã bị hacker tấn công và đánh cắp hơn 896 Bitcoin, trị giá tương đương 580.000 USD tại thời điểm đó Tháng 04/2014, Ngân hàng JP Morgan và các Ngân hàng khác trên nước Mỹ đã bị hack đồng loạt toàn bộ hệ thống dựa trên lỗ hổng của heartbleed (phần quan trọng nhất trong việc kết nối bảo mật HTTPS toàn cầu) với mục đích thu thập thông tin cá nhân của tất cả khách hàng để điều khiển giá cổ phiếu trên thị trường
Vào ngày 10/10/2023, Ngân hàng ICBC – một trong những Ngân hàng có vốn hóa lớn nhất của Trung Quốc đặt tại Thị trường Mỹ đã bị các hackers tấn công mạng nội bộ Hệ lụy là Ngân hàng ICBC không thể thực hiện được đồng loạt tất cả các giao dịch mua báo tiền tệ, trái phiếu kho bạc Mỹ Mọi hệ thống bị tê liệt, Ngân hàng buộc phải thực hiện gửi các thông tin giao dịch của khách hàng thông qua việc gửi USB về cho khách hàng qua đường bưu điện Ông Marcus Murray – nhà sáng lập và điều hành Công ty an minh mạng Truesec, Thụy Điện đã chỉ ra rằng vụ việc tấn công của hacker lần này sẽ buộc các nhà lãnh đạo của các Ngân hàng trên toàn thế giới phải dành mọi thời gian tốc lực trong việc cải thiện tính năng bảo mật, nâng cao quy trình bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng
1.4.2 Kinh nghi ệ p t ạ i các Ngân hàng ở Vi ệ t Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):
Dựa vào các công trình nghiên cứu trước đây, có thể thấy BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng Basel II vào quy trình quản trị RRTN thông qua những văn bản, chính sách cụ thể với mục đích giảm thiểu rủi ro tác nghiệp tại các ĐVKD Tuy nhiên, bởi vị công tác Quản trị RRTN tại từng ĐVKD là khác nhau, dẫn đến số liệu thống kê và kết quả khác nhau do hạn chế về phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, đúc kết lại kết quả nghiên cứu, BIDV cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác thu thập dự liệu tổn thất Quản lý RRTN, thiết lập bộ máy thực hiện kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin tổn thất trong quá trình xảy ra RRTN, tránh tình trạng che giấu những sai phạm tại các ĐVKD Thứ hai, BIDV sẽ cần phải bổ sung, cập nhật những dấu hiệu liên quan đến RRTN lên các trang công văn để toàn hệ thống có thể cập nhật, cũng như cần đẩy mạnh nghiên cứu giải pháp ứng phó kịp thời khi RRTN xảy ra
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (VCB Đà Nẵng):
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng là một trong những NHTM đầu tiên thực hiện Quản trị RRTN trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam Cụ thể trong bài nghiên cứu tại VCB Đà Nẵng, tác giả đã nghiên cứu đến việc quản trị RRTN trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ĐVKD cùng với những định hướng như sau:
− Đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn; giảm thiểu tối đa tổn thất xảy ra
− Đảm bảo tuân thủ theo các Quy định của Ngân hàng và Pháp luật Việt Nam
− Xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý và đo lường để kiểm soát RRTN
− Thực hiện Quản trị RRTN trong thanh toán Quốc tế phù hợp với thông lê quốc tế (Basel II) và thông lệ về thanh toán quốc tế (UCP 600, ISBP 745, URC 522, URR 725,…)
− Thực hiện quản trị RRTN trong Thanh toán quốc tế một cách đồng bộ giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế với các nghiệp vụ khác như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ,… Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Việc xảy ra RRTN tại bất kỳ Ngân hàng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn ngành Ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và Chính phủ Nhà nước Việt Nam nói chung Đứng từ phía góc độ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trường hợp các CBNV Ngân hàng cố ý gây ra những RRTN hoặc các yếu tố khác dẫn đến RRTN gây nên tác động tiêu cực khiến khách hàng không còn niềm tin vào Ngân hàng và đồng loạt rút tiền ra khỏi tài khoản Ngân hàng sẽ dẫn đến Rủi ro Thanh khoản Khi không chỉ một Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu bởi RRTN mà đồng loạt nhiều Ngân hàng trên cả nước có hình ảnh bị mất uy tín vì RRTN cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng và toàn Ngành Ngân hàng nói chung Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ra rất nhiều Công văn chỉ thị như Công văn 2245/TTGSNH9 ngày 12/07/2017, Công văn 386a/NHNN-TTGSNH.m ngày 08/05/2017, Công văn số 1126/NHNN-TTGSNH ngày 23/2/2018 và tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo với mục đích kiểm soát an toàn tiền gửi, đưa ra các rủi ro về gian lận nội bộ, gây thiệt hại trực tiếp cho nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn yêu cầu toàn thể các Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, nhận diện, đo lường và kiểm soát các Rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng của mình
Chương 1 vừa chỉ ra cơ sở lý luận về việc Quản trị Rủi ro tác nghiệp cụ thể như khái niệm về rủi ro tác nghiệp, phân loại rủi ro tác nghiệp và các nguyên nhân gây ra RRTN Bên cạnh đó, Chướng nêu ra mối quan hệ giữa Rủi ro tác nghiệp với các Rủi ro khác xảy ra đối với các NHTMCP nói riêng và Ngân hàng nói chung Cuối cùng, Chương 1 đưa ra ý nghĩa của việc Quản trị rủi ro tác nghiệp Trên đây là những cơ sở lý luận để làm tiền đề tìm hiểu thực trạng Quản trị rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình.
THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH HÒA BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 và chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 17/01/1990, tiền thân là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên trên thị trường Ngân hàng Việt Nam
Tại thời điểm hiện tại, trải qua hơn 34 năm hoạt động, Ngân hàng Eximbank đang là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong những NHTMCP và có hơn 200 Chi nhánh và Phòng Giao dịch phủ rộng khắp cả nước Eximbank được đánh giá là Ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ, vượt bậc trong việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng hầu hết nhu cầu thị hiếu của khách hàng và luôn cố gắng tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Đạo đức kinh doanh và Minh Bạch – Khách hàng trên hết và Dịch vụ tin cậy – Sáng tạo và cải tiến là Giá trị cốt lõi của Eximbank Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của Eximbank, tuy nhiên, bên cạnh đó Eximbank luôn đề cao sự minh bạch, tin cậy và liêm chính – Yếu tố tiên quyết tạo nên Giá trị của Eximbank
Eximbank CN Hòa Bình là Chi nhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và đã có hơn 18 năm hình thành và phát triển trên địa bàn Quận 5, Tp Hồ Chí Minh Eximbank CN Hòa Bình là cánh tay nối dài của hệ thống Eximbank tại thành phố Hồ Chí Minh - đây là một trong những khu trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, và nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới phục vụ và cung cấp đa sản phẩm, dịch vụ hơn tới mọi phân khúc, tầng lớp khách hàng
Mặc dù được thành lập sau các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn Quận 05,
TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên, Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh luôn cố gắng duy trì thế mạnh trong các mảng thanh toán quốc tế, cho vay, thẻ tín dụng,… đối với các đối thủ cạnh tranh trên cùng khu vực
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình
- Tên viết tắt: Eximbank CN Hòa Bình
- Địa chỉ: 78 Nguyễn Trãi, Phường 03, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức a) Sơ đồ, cơ cấu bộ máy
Hình 2 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty b) Các ch ức năng, mố i quan h ệ c ủ a các b ộ ph ậ n Đầu tàu của Eximbank CN Hòa Bình là Ban giám đốc gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, tiếp đến là các Phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ chính sau:
Giám Đố c : Chịu trách nhiệm Quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh để đạt mục tiêu nhiệm vụ được giao Lập kế hoạch, định hướng kinh doanh, phân bổ chỉ tiêu đến toàn thể nhân viên; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về những quyết định của mình; xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý ngành địa phương
Phó Giám Đố c : Là người được Giám đốc ủy quyền các nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước Giám đốc, đồng hành cùng Giám đốc trong việc đưa ra các định hướng phát triển kinh doanh, đạt mục tiêu chung do Tổng Giám đốc đề ra Bên cạnh đó, Phó giám đốc sẽ kiểm tra tiến độ và hỗ trợ thực hiện kế hoạch kinh doanh tại Bộ phận mà họ phụ trách
Phòng tín d ụ ng: Phụ trách mảng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tư vấn khách hàng lựa chọn các Sản phẩm vay vốn phù hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng
- Thẩm định và xem xét trình đề xuất các khoản cho vay, theo dõi Hợp đồng tín dụng, gốc lãi đến hạn và các khoản chi phí phát sinh;
- Thẩm định và xem xét trình đề xuất các khoản cấp bảo lãnh, chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra sử dụng vốn của các khoản bảo lãnh (theo từng mục đích phát hành bảo lãnh của khách hàng), phối hợp với các Phòng Ban liên quan để phát hành bảo lãnh cho khách hàng
- Phụ trách nhiệm vụ thực hiện các giao dịch đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp của Eximbank CN Hòa Bình cũng như các giao dịch của khách hàng vãng lai;
- Lắng nghe và ghi nhận tiếp thu những ý kiến cảm nhận, phản hồi của khách hàng về Quy trình, sản phẩm, chất lượng dịch vụ của Eximbank CN Hòa Bình;
- Đóng góp, đề xuất ý kiến để đưa ra những chiến lược phục vụ, chăm sóc khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành và tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan nghiệp vụ Thanh Toán hàng hóa, xuất nhập khẩu cho Khách hàng doanh nghiệp;
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan nghiệp vụ Chuyển tiền quốc tế cho Khách hàng Cá nhân;
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quan hệ quốc tế, dịch thuật, thông dịch, công tác mật mã,… và các yêu cầu khác theo chỉ đạo của Ban Giám đốc
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan nghiệp vụ thu, chi đồng Việt Nam (tiền mặt);
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan nghiệp vụ thu, chi các ngoại tệ khác (Theo Quy định của Eximbank trong từng thời kỳ);
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác kiểm ngân, kho quỹ;
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan nghiệp vụ thu tiết kiệm
- Đầu mối thu thập các thông tin tín dụng gửi Hội sở;
- Giám sát và thực hiện báo cáo của Chi nhánh cho Hội sở, Ban Tổng Giám đốc;
- Đề xuất tham mưu cho cấp lãnh đạo về Quy trình, Quy chế liên quan nghiệp vụ cho vay, phát hành bảo lãnh
- Tham mưu Ban giám đốc trong việc tuyển dụng cũng như đào tạo lực lượng CBNV nòng cốt;
- Quản lý công văn, giấy tờ, đối soát, tính toán KPIs, chi trả lương, lương kinh doanh, BHXH, BHYT cho toàn thể CBNV cũng như thực hiện vai trò đối ngoại đối với Ban ngành đoàn thể trong khu vực Quận 05, TP Hồ Chí Minh;
- Và thực hiện các yêu cầu khác theo chỉ đạo của Ban Giám đốc
- Phụ trách nhiệm vụ thực hiện các giao dịch hạch toán đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp của Eximbank CN Hòa Bình cũng như các giao dịch của khách hàng vãng lai;
- Phụ trách nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân;
- Phụ trách nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài vụ, kế toán tập trung;
- Phụ trách nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thống kê kế hoạch
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH HÒA BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH
KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH HÒA BÌNH, TP HỒ CHÍ
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Hòa Bình đến năm 2030
3.1.1 Định hướ ng phát tri ể n chung
Mục tiêu từ đây đến năm 2030 của Eximbank CN Hòa Bình là mở rộng vị thế trên địa bàn Quận 05, phát triển hoạt động kinh doanh, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm tiện ích bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả lao động
Với lợi thế vị trí nằm ngay khu vực kinh doanh sầm uất tại Quận 05, Ban Giám đốc định hướng đây sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng mà Eximbank CN Hòa Bình nhắm đến - khách hàng kinh doanh, khách hàng người Hoa Đặc điểm của đối tượng khách hàng người Hoa đó là họ rất trung thành với Ngân hàng mà họ giao dịch có thể khiến họ làm ăn may mắn, giao dịch nhanh chóng thuận lợi, nên nếu Eximbank
CN Hòa Bình có thể làm quen và hợp tác được với đối tượng khách hàng này và khiến họ hài lòng, tương lai họ sẽ giới thiệu nhiều bạn hàng khác cho Ngân hàng
Tiếp cận và giao lưu làm quen với các sale Bất động sản trên địa bàn Quận 05 nói chung cũng như giữ mối quan hệ với các sale Bất động sản khác để đẩy mạnh cho vay đối với các sản phẩm chủ lực như Cho vay mua nhà đất, Cho vay mua nhà dự án,…
Tiếp cận và làm quen với các Doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp trong hội DN2030 để đẩy mạnh sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động mục đích kinh doanh, chi lương qua tài khoản Eximbank, chuyển tiền mua bán ngoại tệ,… hoặc tiếp cận nguồn vốn của Doanh nghiệp đối với các sản phẩm huy động của Ngân hàng
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn, phát triển sản phẩm giao dịch online không dùng tiền mặt thông qua app EximbankEdigi đối với người dân giao dịch tại các Ủy Ban Phường, Quận 05, các trường học, công ty trên địa bàn
Cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu do Tổng Giám đốc đề ra để Eximbank CN Hòa Bình có thể nằm trong Top tại khu vực TP Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh tăng trưởng số liệu dư nợ cho vay để có thể đạt tổng 3.800 tỷ đồng (Trong đó, cho vay bán buôn: 3.000 tỷ đồng, cho vay bán lẻ: 800 tỷ đồng);
- Đối với nguồn vốn huy động, cố gắng hoàn thành đạt 420 tỷ đồng;
- Đôn đốc, đẩy mạnh tăng trưởng đối với sản phẩm Bảo hiểm, cụ thể chỉ tiêu doanh số bảo hiểm Dai-Ichi Life năm 2023 là 9 tỷ đồng;
- Xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu đang tồn đọng tại ĐVKD;
- Hoàn thành các chỉ tiêu khác như EximbankEdigi, Thẻ tín dụng, Thanh toán Quốc tế,…
3.1.2 Định hướ ng v ề Qu ả n tr ị r ủ i ro tác nghi ệ p đố i v ớ i ho ạt độ ng tín d ụ ng
Trong hoạt động quản trị đối với ngành Ngân hàng, các loại rủi ro Ngân hàng thường đối diện cụ thể như: Rủi ro tín dụng, Rủi ro lãi suất, Rủi ro đối hoái, Rủi ro thanh toán, Rủi ro về nguồn vốn, Rủi ro về giấy tờ giả,… Bên cạnh những rủi ro nêu trên, Rủi ro tác nghiệp là một trong những rủi ro trong những năm gần đây Ban lãnh đạo rất quan tâm vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nhận thức được tầm quan trọng của RRTN, trong suốt những năm vừa qua, và trong tương lai sắp tới, Ban lãnh đạo của Eximbank CN Hòa Bình định hướng về việc Quản trị RRTN cụ thể như sau:
- Tự chủ động trong việc nâng cao công tác quản trị RRTN bằng cách nghiêm túc chỉ đạo giám sát mọi nghiệp vụ tác nghiệp thực hiện, với mục đích đề ra là giảm thiểu số lượng lỗi phát sinh theo từng tháng, từng Quý và từng Năm
- Luôn tiên phong trong việc thực hiện áp dụng chuẩn mực Basel II vào quá trình Quản trị RRTN, đồng thời, chủ động tìm hiểu về chuẩn mực Basel III để có thể áp dụng vào thực hành
- Nghiêm túc thực hiện việc đo lường RRTN một cách minh bạch, khách quan theo các phương pháp, công cụ của Ủy ban QLRR đã đề ra và theo quy định của Pháp luật
- Xây dựng lực lượng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, đào tạo hướng dẫn CBNV hiểu về trách nhiệm của cá nhân trong quá trình Quản trị RRTN
- Xác định CBNV là yếu tố tiên quyết, nguyên nhân gây ra RRTN hoặc là người có thể giúp Ngân hàng giảm thiểu RRRTN, từ đó, hàng tháng thực hiện các lớp đào tạo để CBNV có thể nắm vững sản phẩm, quy trình, nghiệp vụ
3.2 Giải pháp Quản trị rủi ro tác nghiệpđối với hoạt động tín dụng
3.2.1 Gi ả i pháp v ề cơ ch ế , chính sách
Toàn bộ CBNV phải thường xuyên cập nhật thông tin, hệ thống văn bản, quy chế, chính sách liên quan đến tín dụng nói riêng và các nghiệp vụ khác nói chung để công tác Quản trị RRTN được hiệu quả
3.2.2 Gi ả i pháp v ề cơ cấ u, t ổ ch ứ c t ạ i Eximbank CN Hòa Bình