1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề quản trị an ninh môi trường tại địa bàn nông thôn huyện đan phượng

90 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Do vậy, vấn đề an toàn cho môi trường nông thôn đang r ất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo xử lý khắc phu ̣c hiê ̣u quả , đảm bảo vệ sinh an toàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

THƯỢNG TƯỚNG; TIẾN SĨ, NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu, chưa được công bố trong bất

cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác

Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả

đồng ý và trích dẫn cụ thể

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh và trước pháp luật về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày …tháng ….năm 201…

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ nhiều đơn vị tổ chức và cá nhân

Lời đầu tiên; Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các T hầy giáo , Cô giáo, Cán bộ trong

Khoa Các Thầy giáo, Cô giáo trong B ộ môn An Ninh Phi Truyền Thống đã cung c ấp các kiến thức khoa học trong lĩnh vực An n inh, An ninh phi truyền thống và những kiến thức các ngành khoa học liên ngành khác Đây là những kiến thức quý báu sẽ tạo tiền đề cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo: Thượng T ướng, TS Nguyễn Văn

Hưởng; giảng viên hướng dẫn khoa học đã cho ý kiến chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và hoàn thành luận văn Tôi xin

chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Quản trị và Kinh Doanh; đặc biệt làThầy giáo

PGS.TS Hoàng Đình Phi - Chủ nhiệm Khoađã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiê ̣m

quý giá giúp đớ tôi trang bị hành trang sau này của mình

Một lần nữa xin được trân tro ̣ng gửi lời cảm ơn đến các Thầy; Cô giáo của Bộ môn Quản

Trị An Ninh Phi Truyền Thống cũng như toàn thể các Thầy Cô trong Khoa đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập, công tác nghiên cứu tại đơn vị

Để hoàn thành khóa luận này tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đa ̣o các Sở Ban ngành, đoàn thể, đồng chí đồng nghiê ̣p Ho ̣c Viê ̣n An Ninh Nhân Dân - Bô ̣ Công An Sở công an Thành Phố ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - thành phốHà Nội - Cục Công Thương đi ̣a phương Huyê ̣n ủy , Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng , đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè để tôi hoàn thành khóa luận này

Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc luâ ̣n văn 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TẠI ĐI ̣A BÀN NÔNG THÔN 9

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n các vấn đề về an ninh 9

1.2 Quản trị an ninh tổng quan tại địa bàn nông thôn huyện 12

1.3 An ninh môi trường 14

1.4 Quản trị an ninh môi trường 16

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN AN NINH PHI TRUYÊN THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN NINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐI ̣A BÀN NÔNG THÔN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG 19

2.1 ANPTT ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn mới Viê ̣t Nam Những vấn đề đă ̣t ra cần quan tâm 19

2.2 Khái quát thực trạng tình hình an ninh môi trương tại địa bàn nông thôn huyện Đan phươ ̣ng 30

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN ĐẢM BẢO ANMT TẠI ĐI ̣A BÀN NÔNG NGHIÊP NÔNG THÔN ĐAN PHƯỢNG 47

3.1 Giải pháp thực hiê ̣n an ninh môi trường ở khu vực đi ̣a bàn nông thôn Đan Phượng 48

3.2 Chủ động phòng ngừa đối phó , ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn kết hơ ̣p chính sách và văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t đối với nhà nước 52

Trang 6

3.3 Tăng cường công tác quản tri ̣ an ninh môi trường và chú tro ̣ng công tác dự báo cũng

như đánh giá kết quả hàng năm ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn huyê ̣n 68

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Hạn chế của luận văn 73

3 Kiến nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt 22 Bảng 2.1: Mức độ quan tâm của lãnh đạo huyện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hàng động hàng năm 38 Bảng2.2: Điểm đánh giá trung bình các tiêu chí nguồn nước, không khí, xử lý chất thải 39 Bảng 2.3: Tình hình xử phạt các tổ chức vi phạm vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện

2014 – 2016 43

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Tỷ lệ Mức độ quan tâm của lãnh đạo huyện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kế

hoạch hàng động hàng năm (%) 39

Hình 2.2: Điểm đánh giá trung bình các tiêu chí nguồn nước, không khí, xử lý chất thải 40

Hình 2.3: Ý kiến đánh giá về Mức độ an toàn của nguồn nước phục vụ sinh hoạt (ý kiến) 40

Hình 2.4: Ý kiến đánh giá về Mức độ an toàn của nguồn nước phục vụ sản xuất (ý kiến) 41

Hình 2.5: Ý kiến đánh giá về Mức độ an toàn của không khí (ý kiến) 41

Hình 2.6: Ý kiến đánh giá về Mức độ xử lý rác thải và rác thải độc hại (ý kiến) 42

Hình 2.7: Ý kiến đánh giá về Mức độ xử lý nước thải (ý kiến) 43

Hình 2.8: Ý kiến đánh giá rủi ro môi trường tại địa phương 44

Hình 2.9: Ý kiến đánh giá ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường 45

Hình 2.10: Ý kiến đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường 45

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Quá trình phát triển gắn với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại sự phồn thịnh, của cải vật chất cho nhiều quốc gia, khu vực; Sự phát triển mạnh

mẽ về kinh tế , khoa ho ̣c công nghê ̣ đã đem lại là những mặt thuận lợi nhất đi ̣nh cho cuô ̣c sống ngày hôm nay Bên ca ̣nh đó khó khăn, thách thức đã nảy sinh những vấn đề mới, những vấn đề có tác động trực tiếp tới an ninh của mỗi con người, cá nhân cộng đồng khu vực hay toàn cầu Thực tiễn phát triển đã đặt ra những câu hỏi lớn buộc phải đi tìm câu trả lời sao cho thỏa đáng, đó là : Các quốc gia và con người trên hành tinh đã và đang phải đối mặt với nhiều những nguy cơ, thách thức khác với truyền thống, nhiều vấn đề an ninh khá phức tạp không giống truyền thống đã diễn ra Cục diện an ninh toàn cầu đã thay đổi, khái niệm an ninh đã không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước một mối đe dọa từ bên ngoài hay nói cách khác là sự đe dọa uy hiếp đến từ một hay nhiều nhà nước, dân tô ̣c khác nữa Hay chỉ đơn g iản nh ững cuộc chiến an ninh truyền thống vẫn thường thấy có sử dụng vũ tr ang mang tính ba ̣o lực Quá trình hợp tác giao lưu, phát triển kinh tế văn hóa xã hô ̣i an ninh quốc phòng như ngày nay đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới

mà tất cả đều chưa lường trước được hâ ̣u quả rất nghiêm tro ̣ng như: Vấn đề đe dọa an toàn,

an ninh tổn thương của các quốc gia, dân tộc và cả cuộc sống của từng cá nhân con người trong mỗi quốc gia dân tộc đó Các chỉ số về mức độ đe dọa an ninh, an toàn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia ngày càng gia tăng bởi tác động mạnh mẽ của suy thoái an sinh, khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới kéo theo các vấn đề, mối đe dọa an ninh mới như: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia , thiên tai, dịch bê ̣nh và th ảm họa môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí suy thoái, môi trường sống xuống cấp Các hoạt

đô ̣ng trâ ̣t tự sẵn có tro ng tự nhiên bi ̣ đảo lô ̣n , nhiều trạng thái tự nhiên biến đổi dị thường,

đa da ̣ng , phức ta ̣p Những hiê ̣n tượng mới la ̣ , xảy ra bất thường này đã và đang gây ra những tổn thất nặng nề ảnh hưởng đến tình hình Kinh tế - Xã hội và An ninh của nhiều địa phương–Quốcgia, dân tô ̣c.Với tính chất phức tạp và mức độ rất nghiêm trọng, đâu đó đã gây ra những hậu quả khôn lường, tốn kém bao nhiêu công sức, tiền của mà chưa chắc đã khắc phục được trong thời gian ngắn và nếu không có những biện pháp quản trị ứng phó phù hợp thì phần lớn quốc gia , dân tô ̣c, con người sẽ phải đối mă ̣t với những thách thức khắc nghiê ̣t trong mô ̣t tương lai không xa

Trang 10

Bài toán phát triển đă ̣t ra trong tình hình mới coi các yếu tố an ninh luôn là mấu chốt quan tro ̣ng hàng đầu trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực hay cộng đồng Các vấn đề an toàn, an ninh toàn diện cho sự phát triển bền vững đã không chỉ bó hẹp với quan niệm an ninh truyền thống mà đó là an ninh phi truyền thống Qua thực tế tiếp câ ̣n còn sơ khai thì ranh rới giữa những vấn đề thuộc an ninh truyền thống

và an ninh phi truyền thống còn có sự đan xen, chồng lấn, nhiều quan điểm chưa đươ ̣c h ệ thống Vì vậy, cần phải có sự nhận thức thống nhất,sâu sắc tỷ mỷ và khách quan, cụ thể khi

mà xung quanh môi trường sống bị đe dọa, tài nguyên thiên nhiên cạn kiêt, tính kiểm soát tác động mạnh mẽ của sự phát triển xuyên các vũng miền lãnh t hổ, việc giải quyêt như thế nào đối với những vấn để rủi ro bất ổn sao cho đảm bảo duy trì sự phát triển , an ninh toàn diện vững chắc, an toàn tuyệt đối, gây ra ít thiệt hại nhất, ít tổn thất nhất để phát triển bền vững.v.v Và việc quản trị an ninh phi truyền thống như thế nào ?, có được mở rộng ra theo đối tượng không, phương pháp ? Mối đe dọa và phương thức đảm bảo an ninhphi truyền thống ra sao để tạo lập nên phương pháp quản trị sao cho đạt hiệu quả tối ưu an toàn nhất.v.v Viê ̣c giải q uyết những vấn đề bức thiết này c hỉ có thể dựa trên cơ sở nhận thức thấu đáo về những vấn đề an ninh phi truyền thống mới có thể đưa ra những những biện pháp quản trị, những phương pháp quản lý và những gi ải pháp chủ động ứng biến thích hợp nhằm đảm bảo an toàn, an ninh tuyê ̣t đối thông qua đó góp phần duy trì sự phát triển bền vững Với những lý do tổng quan đư ợc đề cập trên đây, trên cơ sở thực tế đảm bảo an toàn, an ninh trong tình hình mới,ứng dụng phương pháp hê ̣ thốngkhoa ho ̣c quản trị ưu viê ̣t đươ ̣c ho ̣c tâ ̣p , nghiên cứu và giảng da ̣y ta ̣i Khoa Quản T rị và Kinh DoanhĐại Học Quốc Gia, đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN TRI ̣ AN NINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐI ̣A BÀN NÔNG THÔN

HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

Đã chứng tỏ là một đề tài nghiên cứu cần thiêt và ý nghĩa Bởi, thực tế hiê ̣n nay vấn

đề này, đã và đang được sự thu hút quan tâm sâu sắc từ giới nghiên cứu cũng như các nhà quản lýtừ nhiều phía Đây là vấn đề khó và còn khá mới , đòi hỏi sự nghiên cứu học thuật rất cần thiết, tỷmỷ, chặt chẽ và có ý nghĩa không chỉ trên góc độ phương diện lý luận mà còn cả việc ứng dụng quản trị thực tiễnvì hàng chục năm trở lại đâyđi ̣a bàn nông thôn Việt Nam đã có biết bao thay đổi;nền kinh tế khu vực này chuyển di ̣ch mô ̣t các h nhanh chóng mạnh mẽtừ nông nghiệp sang công nghiệp Hàng loạt những giá trị mới , những đề án , chương trình tổng thể được các cấp , các nghành phê duyệt nhằm từng bước đưa vùng kinh

Trang 11

tế nông thôn đi lên Trong đó chương trình phát triển nông thôn mới đãdần từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, đang diễn ra nhanh chóng ta ̣i nhiều đi ̣a phương trong cả nước Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển tích cực không ai có thể phủ nhận, còn bao nhiêu nỗi lo mà người dân nông thôn những chủ thể trực tiếp phải gánh chịu, đó là sự phát triển nóng của của ngành nghề, an sinh môi trườngxuống cấp , nảy sinh biết bao hệ lụy, làng quê ồn ã, xô

bồ, môi trường tổn thất An ninh sức khỏe , an ninh lương thực , an ninh môi trường b ị đe dọa Đi ̣a bàn nông thônphải kéo theo những hê ̣ lu ̣y , tổn thất Nhiều nơi phần nào thay đổi theo chiều hướng kém tích cực Và cái thay đổi lớn nhất, dễ thấy nhất và nguy hiểm nhất

đó là nông thôn đang đứng trước nguy cơ môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sức khỏe an ninh môi trường cho cá nhân của đại bộ phận người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đó là một thực tế cần phải nhanh chóng khắc phục, cần tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Do nô ̣i dung quản tri ̣ an ninh phi truyền thống về lĩnh vực an ninh môi trường còn

là vấn đề còn khá mới trong ho ̣c thuâ ̣t cũng như v ị trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về quản trịan ninh phi truyền thống ,an ninh môi trườn g trong an ninh phi truyền thốngcũng như tác đô ̣ng của m ối de do ̣a an ninh phi truyền thống ảnh hưởng đến an ninh môi trường ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn, đến sự phát triển bền vững của mỗi huyê ̣n, khu vực

và quốc gia Mặc dù trên thực tế đã có rất nhiều cách ti ếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, phần nào đó các công trình nghiên c ứu đã phác họa được bức tranh tổng thể sơ bô ̣ về vấn đề này Những kết quả nghiên cứu đó sẽ là cơ s ở dự liệu, căn cứ quan trọng và cũng đươ ̣c tập hợp thành nguồn tư liệu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu sâu rô ̣ng hơn, làm rõ nội dung mô ̣t cách tỷ mỷ , cụ thể được đề câ ̣p trong luâ ̣n văn Tình trạng mất an ninh môi trường, ô nhiễm ở nhiều vùng nông thôn lại đang ở mức báo động Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân Nguyên nhân chủ yếu

là do việc xử lý chất thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,vê ̣ sinh rác thải nông thôn… làm cho nguồn nước, không khí vùng này phần nào bị ô nhiễm trầm trọng.Người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, bô ̣ mă ̣t nông thôn cũng đang trong giai đo ạn chuyển mình để phát triển Sự phát triển đó đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường

Do vậy, vấn đề an toàn cho môi trường nông thôn đang r ất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo xử lý khắc phu ̣c hiê ̣u quả , đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường nông thôn và cho người dân để phát triển bền vững, và cũng hơn bao giờ hết là

Trang 12

viê ̣c xây dựng tuyên truyền mỗi người dân chúng ta sao cho có ý thức, trách nhiệm cùng nhau gữi gìn an ninh môi trường từ ý thức mỗi cá nhân , cô ̣ng đồng dân cư làmô ̣t thành tố góp phần bảo đảm an ninh , an toàn cho cô ̣ng đồng Những vấn đề, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học c ủa các tác giả trong và ngoài nư ớc liên quan đến vấn đề này đã được nghiên cứu, trao đổi, thể hiê ̣n qua mô ̣t số bài viết, sản phẩm khoa học như:

+ ) Bài viết khoa học: Quản trị an ninh để phát triển bền vững đăng trên ta ̣p chí an sinh xã hô ̣i - Bô ̣ Công Anc ủa nhóm tác gi ả đều là những giáo sư, tiến sỹ chuyên gia khoa học đầu nghành: Thượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng, PGS.TS Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm Khoa QTKD (HSB), Đại Học Quốc Gia Hà Nội Bài báo nghiên cứu khoa học chuyên sâu của các giáo sư tiến sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, quản trị an ninh phi truyền thống, đã nêu sơ lược những vấn đề, tóm tắt giúp người đọc, người học thấy được tầm quan trong của vấn đề an toàn, an ninh , quản trị an ninh phi truyền thống, những vấn đề tuy còn mới nhưng luôn ngay bên cạnh mỗi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, những thách thức an ninh phi truyền thống to lớn đó đe dọa sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà nước, con người, cộng đồng doanh nghiệp, vậy phải làm sao quản trị an ninh phi truyền thống để duy trì phát triển và phát triển bền vững Những vấn đề bài báo nghiên cứu, đề cập là rất hữu ích để có thể từ đó vận dụng, ứng dụng vào thực tế quản lý giải quyết các vấn sao cho hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững

+ ) Bài viết: Một số giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay của PGS, TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản; PGS, TS Nguyễn Linh Khiếu, Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản: Cho rằng với mỗi mối đe dọa an ninh phi truyền thống cụ thể cần có giải pháp tương ứng về hình thức tổ chức lực lượng, chủ thể tiến hành, nguồn lực huy động và phương pháp công tác Khó có thể áp dụng giải pháp cụ thể trong phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát mối đe dọa an ninh phi truyền thống này cho phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác Cùng với đó trên cơ sở các quan điểm của Đảng: cần làm cho cả hệ thống chính trị, các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động, ảnh hưởng của an ninh phi truyền thống đối với đời sống con người, cộng đồng và an ninh quốc gia

Trang 13

+ ) Bài viết: "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu" của Nguyễn Mạnh Hưởng đã cho rằng, trong lịch sử của mình, chưa có khi nào nhân loại đạt được những bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của mình như bây giờ Cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự

nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại

+ ) Bài viết An ninh phi truyền thống ở vùng đông bào dân tộc thiểu số ở nước ta - Mấy vấn đề cần quan tâm – PGS, TS, Nguyễn Linh Khiếu, Tạp chí cộng sản đăng số 119-2016.Đã đề câ ̣p tới những nguy cơ đe do ̣a tới an ninh của mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cô ̣ng đồng dân tô ̣c với mối đe do ̣a từ an ninh phi truyền thống bên ca ̣nh đó là những giải pháp thích ứng cơ bản nhằm đối phó, phòng ngừa có hiệu quả đối với vấn đề này

+ Bài viết: "Những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI",Tô Lâm (2011), Tạp chí Công an nhân dân, đã khẳng định tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung vào nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ của an ninh, quốc phòng là sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa An ninh phi truyền thống (khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt, thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu, tài chính - tiền tệ )

+ Bài viết: "Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu", Tạp chí Khoa học và Chiến lược, Tô Lâm (2013), Đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống nguy cơ đe dọa An ninh phi truyền thống ; nêu ra các giải pháp phòng ngừa, đối phó

+ ) Bài viết Về mối quan hê ̣ giữa phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh , phòng, chống tô ̣i pha ̣m trong tình hình hiê ̣n nay - Trung tướng , GS,TS, Nguyễn XuânYêm , Học viện Cảnh sát nhân dân , Bô ̣ Công An đăng trên ta ̣p chí cô ̣ng sản số 863-2014 - Đề câ ̣p tới sự ổn đinh, phát triển kinh tế văn hóa xã hội với đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển mọi mặt đời sống nhân dân với môi trường sinh thái ổn đi ̣nh

+) Cuốn sách: "Hội nhập quốc tế và những vẩn đề đặt ra cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia" của Thươ ̣ng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Bô ̣ Công An đã cho rằng, nội dung của An Ninh Quốc Gia sẽ phải mang tính tổng hợp cao, không chỉ là An ninh truyền thống (ANTT)

[an ninh chính trị và an ninh quân sự] mà cả An ninh phi truyền thống ( ANPTT) [an ninh kinh

Trang 14

tế, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường ] Ranh giới giữa ANTT và ANPTT không phải là tuyệt đối mà có thể tác động qua la ̣i lẫn nhau

+ Cuốn sách: "An ninh môi trường" của Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh đã trình bày tương đối rõ về lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề an ninh môi trường

+ Tài liệu Các xu hướng toàn cầu 2030 Global Trends 2030:Alternative Worlds A publication of the National Intelligence Council , 2012 Đưa ra những dự báo , biến đổi toàn cầu có thể xảy ra trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ những nội dung mới của Quản trị an ninh phi truyền thống với vấn đề an ninh môi trường trong đảm bảo an ninh tại địa bàn nông thôn phu ̣c vu ̣ phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay

- Trên cơ sở đó rút ra những khuyên nghị phù hợp cho việc đảm bảo các vấn đề an toàn, an ninh, quản trị an ninh, an ninh phi truyền thống phu ̣c vu ̣ viê ̣c duy trì phát triển bền vững tại địa bàn nông thôn ở nước ta

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển an ninh phi truyền thống theo

hướng quản trị bền vững ở góc độcấp huyện như: nội dung, tiêu chí, mối quan hệ,…

- Kết hợp với những đánh giá về thực trạng phát triển theo hướng bền vững của huyện Đan Phươ ̣ng, luận văn đưa ra những dự báo, đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi bảođảm cho sự phát triển bền vững của huyện Đan Phượng

- Đóng góp tổng hợp, hệ thống hóa những kinh nghiệm phát triển theohướng bền vững ởđịa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển theohướng bền vững ở huyện Đan Phươ ̣ng

- Đề xuất các phương án , giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi ứng du ̣ng trong viê ̣c quản lý vâ ̣n hành an ninh môi trường ta ̣i huyê ̣n phù hợp với yêu cầu điều kiê ̣n hoàn cảnh của huyện

4 Đối tượng nghiên cứu

- Công tácquản tri ̣ an ninh phi truyền thống ta ̣i đia bàn mô ̣t huyê ̣n nông thôn trọng tâm vấn đề an ninh môi trường

- Mối đe dọa tiêu cựctừ vấn đề an môi trường tại địa bàn nông thônhuyê ̣n ĐP từ đó đưa ra những biê ̣n pháp quản tri ̣ an ninh phù hợp

-Đề xuất , xác định những vấn đề hiện trạng, an ninh môi trường ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn huyê ̣n Đan Phượng trong phát triển kinh tế xã hô ̣i hướng tới duy trì ổn đi ̣nh nông thôn mới

Trang 15

- Dự báo, đề xuất định hướng, giải pháp cho sự phát triển an toàn, đảm bảo quản trị

an ninh môi trường cho huyện Đan Phượng trong thời gian tới

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết trong chuyên khảo , các bài báo khoa học

- Thực hiê ̣n các cuô ̣c phỏng vấn, khảo sát và thu thập thông tin…

- Quan điểm ho ̣c thuyết đảm bảo an toàn, an ninh, thuyết quản tri ̣

- Làm rõ, tổng hơ ̣p và thống kê các dữ liê ̣u cứng, dữ liê ̣u mềm

+) Phương pháp đi ̣nh tính, đi ̣nh hướng

+) Phương pháp mô hình hóa,

- Tác giả sử dụng quan điểm duy vật lịch sử của chủ n ghĩa MÁc - lê nin (triết, luâ ̣t, quản trị học, tâm lý ho ̣c, xã hội học )

- Phương pháp phân tích tài liê ̣u, nghiên cứu đi ̣nh tính, đi ̣nh lượng

- Bên ca ̣nh đó có kế thừa các kết quả , thành tựu công trình nghiên cứu về vấn đề an

ninh phi truyền thống của các tác giả nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

- Phương pháp thu thập số liệu Thu thâ ̣p các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp , sử du ̣ng phương pháp đi ̣nh tính và đinh lượng để phân tích và đánh giá Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn số liệu: sốliệu thứ cấp và số liệu sơ cấp

- Số liệu thứ cấp

- Số liệu báo cáo của Huyện Đan Phươ ̣ng trong 3 năm 2014-2015-2016 Số liệuthống kê theo các báo cáo của các phòng, ban của huyện về các chỉ số liên quan đến an ninh, môi trường Bên cạnh đó còn có các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo,tạp chí và phương tiện truyền thông…

- Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ trong luận văn là những số liệu được thu thập thông qua phỏng vấntrực tiếp các đối tượng có liên quan trong quá trình những vấn đề an ninh phi truyền thống phát sinh của huyện vềsự nhận biết vai trò, tầm quan trọng của ân ninh phi

Trang 16

truyền thống trong việc phát triển theo hướng bền vững, khả năng nắm bắtvấn đề, thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn, an ninh của huyện

- Học liệu, tài liệu nghiên cứu luận bao gồm :

+) Bảng biểu, số liệu, tài liệu, sách chuyên khảo, bài giảng v.v …

- Phương pháp điều tra xã hội học, Tác giả luận văn đã phỏng vấn cán bô ̣ chính quyền, hộ dân trong làng nghề (mẫuphiếu phỏng vấn xem phần phụ lục) Thông tin về thu nhập trung bình hàng thángcủa hộ gia đình, trình độ học vấn, mức đô ̣ nhâ ̣n biết an ninh môi trường ta ̣i đi ̣a phương

7 Cấu trúc luâ ̣n văn

Ngoài phần dẫn nhâ ̣p, mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tra cứu

Luận văn gồm: 3 phần

Hoàn thiện đề xuất giải pháp quản trị an ninh môi trường huyê ̣n Đan phượng

8 Kế hoạch nghiên cứu dự kiến

Tháng 1,2

Tháng3,

4

Tháng 5,6,7

1 Nghiên cứu lý luâ ̣n về an ninh phi

truyền thống và l ựa chọn lý luận/

khung lý thuyết/ tiêu chí

Khoa Quản trị và kinh doanh

3 Thiết kế, hoàn thiện nô ̣i dung

bảng hỏi ta ̣i đi ̣a phương

Hà nội

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN

THỐNG TẠI ĐỊA BÀN NÔNG THÔN

1.1.Cơ sở lý luâ ̣n các vấn đề an ninh phi truyền thống

Trong lịch sử phát triển cận đa ̣i, hiện đại của thế giới đã và đang có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề an ninh nói chung và an ninh phi truyền thống nói riêng Những năm gần đây, vấn đề an ninh phi truyền thống đã thu hút sự quan tâm ngày càng cao của các quốc gia, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ An ninh phi truyền thống đã trở thành nền tảng phát triển và mở ra mô ̣t cách ti ếp cận mới trong đánh giá nhiều vấn đề phát triển to lớn

Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2004 đã xác định an ninh phi truyền thống bao gồm an ninh con người và an ninh cộng đồng Báo cáo cũng chỉ ra rằng vấn đề

an ninh phi truyền thống liên quan tới 7 lĩnh vực chủ yếu là : kinh tế, lương thực, sức khỏe,

môi trường, con người, cộng đồng và chính trị

Một số nghiên cứu khác lại quy vấn đề an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực cơ

bản: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa trong khi cũng có nghiên cứu lại chỉ

rõ hơn 6 mối đe dọa của an ninh phi truyền thống là ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu

hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa tự nhiên

Trong mọi trường hợp, không ít thì nhiều đều có cảm nhận chung rằng các nguy cơ của an ninh phi truyền thống đang ngày càng tăng lên và sự tăng tốc của quá trình hội nhập khu vực dường như đang góp phần làm cho nguy cơ mất an ninh trở nên nghiêm trọng, bất

ổn hơn Và cho dù quy an ninh phi truyền thố ng vào lĩnh vực nào trong 5,6 hoă ̣c 7 lĩnh vực chủ yếu như trên thì yếu tố môi trường cũng nằm trong đó, là một yếu tố rất quan trọng

An ninh: An ninh là mô ̣t khái niê ̣m nằm trong nhiều ngành khoa ho ̣c như sinh ho ̣c ,

xã hội học , nhân ho ̣c , khoa ho ̣c hành vi , An ninh (Security): là một khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong ngôn ngữ và thực tiễn chính trị quốc tế An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng để đảm bảo cho sự tồn ta ̣i và duy trì phát tri ển của mỗi quốc gia, dân tô ̣c và mỗi cá nhân Ngày nay trong một thế giới đa cực, các nền văn hóa kinh tế đan xen hô ̣i nhâ ̣p lẫn nhau , nhưng do có s ự khác biệt về lịch sử chính trị, văn hóa

Trang 18

cũng như cách nhìn, cách tiếp cận và quan niệm giá trị khác nhau của mỗi nước mà khái niệm an ninh cũng được định nghĩa và hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau

Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ chính trị quốc tế, “An ninh” là khái niệm dùng để chỉ “Trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểmđe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức,của từng lĩnh vực hoạt động

xã hội hoặc của toàn xã hội” Mặt khác, nội hàm của khái niệm an ninh không chỉ giới hạn

ở tình trạng như đã nêu, mà còn bao hàm cả những biện pháp để mang lại tình trạng đó, tức

là hành động để thực hiện an ninh Cách hiểu về khái niệm an ninh như vậy phản ánh nhu cầu và quan niệm chung của cộng đồng quốc tế đồng thời nó bao hàm đầy đủ nội hàm của khái niệm an ninh trong giai đoạn hiện nay

An ninh truyền thống(traditional security): lấy Nhà nước làm đơn vị (quốc gia) và

chủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh quân sự giữa các quốc gia Các lợi ích đều phải đặt dưới lợi ích quốc gia An ninh truyền thống là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị của đất nước, trong đó cốt lõi là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài bằng tấn công quân sự Do đó, quốc gia là chủ thể duy nhất đảm bảo sự sống còn của mình thông qua việc tăng cường quyền lực quốc gia bằng sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ

An ninh phi truyền thống(non-traditional security): xuất hiện khá lâu sau khái niệm

an ninh truyền thống Từ năm 90 thế kỷ XX, tức là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các học giả trên thế giới mới đề xuất khái niệm này Từ đó đến nay, anninh phi truyền thống trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được cácnhà khoa học nghiên cứu và luôn là vấn đề nóng hổi được bàn luận trên nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương

An ninh phi truyền thống là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với

an ninh truyền thống , nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự

mở rộng nội hàm khái niệm an ninh quốc gia Nếu an ninh truyền thống coi an ninh quốc gia là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa hoặc tấn công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên trong thì an ninh phi truyền thống không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng với pha ̣m bao trùm rô ̣ng lớn , nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi

Trang 19

trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mô ̣t mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới

An ninh quốc gia (national security): An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền

vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia Ở Việt Nam, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã Hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

An ninh nông thôn được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự ổn định , phát triển bền vững của khu vực nông thôn trên các phương diện từ kinh tế , chính trị, cho đến văn hóa, xã hội, môi trường an ninh nông thôn là tình hình ổn định, phát triển bền vững không xảy ra các hành vi mất an toàn , không tồn tại các mâu thuẫn trong phát triển , các giá trị văn hóa,tinh thần, sức khỏecủa người dân được bảo toàn

Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn, vấn đề an ninh nông thôn lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.Đất nước Việt Nam -Với nền tảng là một quốc gia nông nghiệp, nền văn minh lúa nước Khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích nước ta Mặc dù hiện nay, quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhưng nông thôn giữ vai trò quan trọng trong cả nước Theo số liệu thống kê năm 2016, cả nước có 60,64 triệu người sống ở nông thôn, chiếm 65,4% dân số của cả nước Nông thôn là nơi tập trung nguồn lao động lớn, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Chính vì lẽ đó: Nhận thức được tầm quan trọng của nông thôn trong sự ng hiê ̣p cách ma ̣ng của dân tô ̣c – Tầm nhìn chiến lược với đường lối chủ trương chính sách đổi mới Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chương trình mu ̣c tiêu phát triển trong đó đă ̣c biê ̣t quan tâm đến đời sống dân sinh, an sinh xã hô ̣i của đa ̣i bô ̣ phâ ̣n nhân dân ta ̣i đi ̣a bàn tro ̣ng yếu như khu vực nông thôn này, nhiều chỉ tiêu nhiê ̣m vu ̣ cấp bách được đề ra Trong đó, nổi bâ ̣t có chương trình xây dựng nông thôn mới đươ ̣c các cấp các ngành cùng nhiều đi ̣a phương thực hiê ̣n thời gian vừa qua cũng đã mang la ̣i mô ̣t số kết quả khả quan , đạt được những thành tựu quan trọng,

bộ mặt khu vực nông thôn thay đổi rõ rệt, nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã hình thành và ngày càng được củng cố vững chắc Tuy nhiên, đi ̣a bàn nông thôn vẫn đang đứng trước những vấn đề có tác động ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, như cơ cấu kinh

tế chuyển dịch chậm, thiếu vững chắc, đời sống của nông dân còn rất nhiều khó khăn; công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch, trong đó có quy hoạch phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, khu dân cư và đô thị nông thôn còn chắp vá làm cho nông dân có đất sản

Trang 20

xuất nằm trong khu quy hoạch rất bị động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống Đặc biệt, bên cạnh mặt tích cực của phát triển kinh tế, đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: đất nông nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các dự án lớn; số người nghèo và tái nghèo ở một số địa phương có giảm nhưng không vững chắc, môi trường sinh thái - vấn đề an ninh môi trường ta ̣i nông thôncó nơi trở thành vấn đề gay gắt

1.2 Quản trị an ninh tổng quan tại địa bàn nông thôn huyện

Theo số liê ̣u thống kê của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Lĩnh đăng trên tạp chí cộng sản- /Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo đảm an ninh nông thôn/; Hiện nay, nông thôn nước ta có khoảng hơn 10 triệu hộ gia đình, sinh sống ở hơn 70.000 bản, làng của 9.500 xã; chiếm trên 80% dân số, trên 80% lao động xã hội, chủ yếu tập trung vào các ngành trồng trọt, chăn nuôi; khu vực này làm ra gần một nửa tổng giá trị sản phẩm xã hội, một nửa tổng thu nhập quốc dân và một phần ba tổng giá trị xuất khẩu Xét về tổng thể khu vực này chiếm vi ̣ thế tro ̣ng yếu vì bao gồm hơn nửa dân số Chính vì vậy, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Công cuô ̣cphát triển nền ki nh tế đất nước hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững , cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này, tại nhiều khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân -Đặt ra yêu cầu phải : Xây dựng hê ̣ thống nông thôn Viê ̣t Nam đổi mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thực tế đã và đang diễn ra, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên mọi địa bàn khu vực trên khắp cả nước thì vấn đề về đảm bảo an ninh môi trường ngày càng gay gắt và nghiêm trọng hơn Hiện tượng ô nhiễmhay nói cách khác là mất an toàn an ninh môi trương không phải chỉ diễn ra ở vùng kinh tế đã phát triển mà ở cả điạ bàn đang phát triển ( Đặc biệt là địa bàn nông thôn của nước ta ) An ninh môi trường đang là mối đe dọa cuô ̣c sống an toàn an sinh, là nguy cơ to lớn cho bài toán phát triển dài hạn tính tới bền

Trang 21

vững Vấn đề đe dọa An ninh môi trường sẽ trở nên trầm trọng hơn, không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nguồn nước,v.v… mang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người , phát triển kinh tế ,an sinh xã hô ̣i Hậu quả mất an ninh môi tr ường mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người từ bê ̣nh tâ ̣t đến giảm khả năng lao động và nhiều ảnh hưởng phức tạp khác tới môi sinh sau này Mă ̣t trái của các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế đó là tồn dưlượng các loa ̣i chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó nếu các biện pháp xử lý kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng sẽ làm cho vấn đề an ninh môi trường ngày một tồi

tệ hơn Có thể thấy tại đi ̣a bàn nông thôn an ninh môi trường gắn liền với những yếu tố như –đất đai – môi trường – viê ̣cchuyển đổi hình thức canh tác – từ nông nghiê ̣p chuyên sâu chuyển sang công nghiê ̣p với các khu , cụm công nghiệp, chế xuất, yếu tố sản xuất với làng nghề thay đổi truyền thống Vấn đề mất an ninh môi trường xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân cơ bản như:Sự ảnh hưởng củaquá trình công nghi ệp hóa nông nghiê ̣p nông thôn , ô nhiễm do chất thải rắn từ các làng nghề truyền thống Sự ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp, hay vấn đề ô nhiễm môi trường ngay ta ̣i đi ̣a bàn sinh sống của người dân Tác

đô ̣ngô nhiễm từ nguồn chất thải rắn, ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt Ngoài ra là nhân tố ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt,do rác thải sinh hoạt gây nên Ô nhiễm không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất nhiễm hóa chất

An ninh môi trường tại đi ̣a bàn nông thôn một huyê ̣n: Khu vực nông thôn là địa bàn

có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước - Nông nghiệp, nông thôn

và nông dân luôn luôn là vấn đề chiến lược trong đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta Với nền tảng Viê ̣t Nam là một quốc gia nông nghiệp, khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích ở nước ta Nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của quốc gia Mặc dù hiện nay, tuy quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhưng nông thôn vẫn giữ vai trò quan trọng trong cả nước Theo số liệu thống kê gần đây nhất năm 2016, cả nước có 60,64 triệu người sống ở nông thôn, chiếm 65,4% dân số cả nước Điều này cho thấy đây là đi ̣a bàn có số lượng dân cư tâ ̣p trung đông tuy thời gian tới có biến đô ̣ng nhưng về cơ bản n ông thôn vẫn là nơi tập trung nguồn lao động lớn, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Địa bàn nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tuy nhỏ tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh

mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị; xã hội, an ninh quốc phòng của từng địa phương và hơn

Trang 22

cả đó là tổng thể Quốc Gia Chính sự ổn định tình hình nông thôn sẽ là yếu tố góp phần quan trọng để đảm bảo tình hình ổn định và phát triển của đất nước

Thời gian gần đây, hòa chung với sự tăng trưởng phát triển kinh tế mạnh mẽ của các khu vực , đi ̣a bàn khác trên cả nước Đi ̣a bàn nông thôn cũng đang tích cực được sự quan tâm phát triển kéo theo tình hình an ninh môi trường tại các vùng nông thôn Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, tại nhiều vùng nông thôn có nguy cơ xảy ra bất

ổn Cùng với đó, tình hìnhsuy thoái môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh ở các vùng nông thôn cũng đang có những diễn biến không theo đươ ̣c chiều hướng tốt đe ̣p Những vấn đề đươ ̣c coi là vấn nạn về ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn

xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ta ̣i các vùng nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp Chính vì vậy , đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ an ninh sức khỏa cho người dân , đề cao nhận thức an ninh môi trường Để cứu lấy môi trường nông thôn đòi hỏi các cấp chính quyền , ban ngành đoàn thể từng cá nhân công đồng và công tác vệ sinh môi trường nông thôn cần được quan tâm đúng mức Xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên Kinh tế ngày càng tăng trưởng , phát triển Bô ̣ mă ̣t nhiều vùng nông thôn được đổi mới , đời sống sinh hoa ̣t của người dân cũng từ đó thay đổi , cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết Trong đó vấn đề về làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề cấp bách không chỉ diễn ra trên phương diê ̣n đi ̣a phương nhỏ lẻ

mà còn diễn ra trên diê ̣n rô ̣ng pha ̣m vi lãnh thổ quốc gia Là vấn đề được coi như mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của nhiều chính quyền đi ̣a phương

1.3 An ninh môi trường

Hiện nay, bảo đảm an ninh môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, cần có sự hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia Các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, kinh tế, lương thực… mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại Hiện nay, vấn đề an ninh môi trường được đặt ra cấp bách đối với Việt Nam Nhiều học giả trong nước và trên thế giới đã thống nhất, an ninh quốc gia và an ninh môi trường có mối quan hệ chặt chẽ mâ ̣t thiết với nhau Bởi vì, về thực chất : an ninh môi trường là thành tố thuộc an ninh phi truyền thống (ANPTT), một

bộ phận cấu thành an ninh quốc gia Vì vậy, đảm bảo an ninh môi trường là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình thời đại mới An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho

Trang 23

con người trong hệ thống đó An ninh môi trường đóng vai trò là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững, là thành phần của an ninh quốc gia, đây là vấn đề an ninh phi truyền thống Theo mô hình ngôi nhà phát triển bền vững( PTBV){ Nguyễn Bách Khoa – Hoàng Đình Phi; 2015/ HSB-Đại Học Quốc Gia Hà Nội } thì : PTBV phải dựa trên 3 trụ cột là phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên

Việt Nam đã có những tiếp cận ban đầu với khái niệm “an ninh môi trường” Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, an ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia ( điểm 28-khoản 3 luâ ̣t bảo vê ̣ môi trường Số: 55/2014/QH13

Bên cạnh đó, trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác chúng ta đã xây dựng đều có các điều khoản nhằm bảo vệ môi trường một cách tốt hơn, ví dụ như vấn đề ô nhiễm lưu vực sông, ô nhiễm xuyên biên giới, các điểm nóng đã được giải quyết

Tại Việt Nam, Luật an ninh quốc gia năm 2004 đã xác định,an ninh quốc gia là sự

ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là bảo vệ lợi ích quốc gia và loại bỏ các mối đe dọa tới lợi ích đó Trong bối cảnh hiện nay, do mặt trái của sự phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn đề an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong việc ngăn chặn, ứng phó với các nguy cơ chiến tranh, mà còn bao hàm nhiều vấn đề An ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước, khủng bố, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…

Các thách thức ANPTT có thể làm cho một quốc gia, thể chế xã hội sụp đổ mà không cần hoạt động quân sự Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Bảo vệ môi trường là m ột trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế

- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Đặc biệt, vấn đề này là m ột nội dung quan trọng được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trong đó nhấn mạnh, tăng cường công tác quản lý tài nguyên ,

Trang 24

bảo vệ môi trường , chủ động ứng phó với biến đổi khí hâ ̣u ph ục vụ phát triển bền vững theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và yêu cầu phải “sẵnsàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống” Bên cạnh đó, khái niệm an ninh môi trường đã đư ợc cu ̣ thể đưa vào khung luâ ̣t hóa trong luâ ̣t bảo vê ̣ môi trường năm

2014 coi vấn đề bảo vê ̣ , an ninh môi trường là vi ệc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia Như vậy, có thể thấy, vấn đề an ninh môi trường đã đư ợc thế giới, cũng như Việt Nam quan tâm và bước đầu thể chế hóa trong các chính sách, pháp luật

1.4 Quản trị an ninh môi trường

An ninh môi trường cấu thành an ninh quốc gia và là điều kiện của phát triển bền vững Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh môi trườngquốc gia đó là : Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh trong những năm gần đây, đã làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước Ở nhiều địa bàn nông thôn trong cả nước đất hoa màu trồng lúa và các loa ̣i cây trái đã và đang chuyển đổi bê tông hóa sang thành các khu cu ̣m điểm công nghiê ̣p Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng

300 khu công nghiệp, khu chế xuất lớn; hơn 600 cụm công nghiệp vừa và nhỏ và khoảng

ba nghìn làng nghề tại các địa phương, trong đó rất nhiều khu vực, cơ sở chưa có hệ thống

xử lý môi trường theo đúng quy định gây tác đô ̣ng không nhỏ tới môi trường Ô nhiễm môi trường tại lưu vực các dòng sông lớn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng do tình trạng nước thải chưa được xử lý từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các đô thị trực tiếp xả thẳng ra sông Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải hóa chất độc hại từ các nhà máy điện Trong khi đó, kết cấu và thể chế, hạ tầng và trình độ công nghệ để bảo vệ môi trường ở nước ta còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay… quá trình hội nhập quốc tế cũng làm tăng ô nhiễm, dịch chuyển chất thải xuyên biên giới như: ô nhiễm theo các dòng sông; chuyển dịch chất thải công nghiệp, nhất là việc chuyển giao công nghệ sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả đã góp phần gây ô nhiễm môi trường Nước ta đang trong giai đoạn “tích tụ

ô nhiễm” đối với khá nhiều các tác nhân nguy hiểm như: Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; sự phát thải các hóa chất công nghiệp có tính độc hại cao và bền vững trong môi trường; sự phát thải, tích lũy, khuếch đại sinh học của hàng loạt các hóa chất độc hại trong chăn nuôi theo chuỗi thức ăn Tại nhiều địa phương, tình trạng suy thoái và ô nhiễm

Trang 25

môi trường đã, đang trở thành những vấn đề cấp bách, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân

Vì vậy bảo vệ an ninh môi trường là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị,

doanh nghiê ̣p và của cả các cấp, các ngành, của từng địa phương

Căn cứ theo phương trình an ninh phi truyền thống:

S=3S-3C

thì ở các cấp độ khác nhau như quốc gia, tỉnh thành, quận, huyện và doanh nghiệp thì các chủ thể hay những người có trách nhiệm phải :

+) thực thi pháp luật

+) và chủ động quản trị an ninh môi trường để đảm bảo an toàn và ổn định cho các chủ thể

và những người liên quan

Ở địa bàn nông thôn có thể sử dụng phương trình rút gọn là

↓ ↓ S= 1S – 2 C = (S1) – (C1+C2)

Cụ thể là đánh giá qua các tiêu chí cơ bản như sau:

Trang 26

(4) Mức độ an toàn của không khí

Đến đây có thể nhâ ̣n thấy :

An ninh môi trường là một thành tố của an ninh quốc gia Việc không đảm bảo an ninh môi trường có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức về môi trường như: biến đổi khí hậu, tranh chấp nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới… Do đó , cần đưa ra giải pháp quản tri ̣ an ninh môi trường nhằm làm giảm nhẹ các nguy cơ đe dọa an ninh môi trường, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của đất nước Vì các vấn đề liên quan đến an ninh môi trường đều đang rất cấp bách và gấp gáp, là vấn đề của toàn cầu chứ không riêng mỗi quốc gia hay cá nhân hộ gia đình Thậm chí, rất nhiều vấn đề môi trường còn có thể đe dọa hòa bình và an ninh thế giới như: biến đổi khí hậu, tranh chấp tài nguyên thiên nhiên, bất đồng giữa các quốc gia về phân chia tài nguyên, khủng bố sinh thái, xâm lược sinh thái…Vì vậy quản trị an ninh môi trường là yêu cầu cấp bách; là vấn đề hệ trọng, cần thiết đă ̣t ra trong bối cảnh phát triển như hiê ̣n nay

Trang 27

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN AN NINH PHI TRUYÊN THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN NINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐI ̣A BÀN NÔNG THÔN HUYỆN

ĐAN PHƯỢNG

2.1 ANPTT tại địa bàn nông thôn Viê ̣t Nam Những vấn đề đă ̣t ra cần quan tâm

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP) Đây là vùng sinh sống của cộng đồng dân cư, trong đó cộng đồng này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội

và nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn Sự phát triển này mang đến nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đem lại không ít những hệ lụy đến môi trường

Tại Việt nam : Nông, lâm, ngư nghiệp là những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm gần 20% tổng sản phẩm quốc nội Khoảng 66,9% dân số sinh sống ở nông thôn và 48% lấy nông nghiệp làm sinh kế Vì thế vấn đề đảm bảo an ninh nông nghiệp, an toàn cho đi ̣a bàn này nông thôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia Về tổng thể , đất đai nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp chiếm đến hơn 80% diện tích cả nước Vùng nông thôn thực chất là các khu sinh thái tự nhiên và nhân tạo, là vùng đệm rộng lớn, bao bọc và che phủ các vùng đô thị lớn nhỏ xung quanh Phần lớn ruộng, vườn ở vùng nông thôn được cây xanh che phủ Các khu vực ao hồ, rừng núi, đồng ruô ̣ng ta ̣i đi ̣a bàn giữ vai trò như những lá phổi xanh không chỉ cho khu vực đó mà còn gìn giữ và nuôi dưỡng cho cả các khu vực, vùng lân cận Giữ gìn màu xanh cho vùng nông thôn chính là một biện pháp hữu hiệu, kinh tế, đảm bảo giảm thiểu các nguy cơ hiện hữu về môi trường đối với các vùng đô thị hoặc các khu công nghiệp tập trung, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu

Do đă ̣c thù là đ ịa bàntrải dài với yếu tố điều kiện tự nhiên đa dạng đã tạo nên những thế mạnh đặc trưng cho các vùng nông thôn Việt Nam Dải đất hình chữ S t rải dài từ Bắc xuống Nam, trên khắp 63 tỉnh thành cả nước, từ đồng bằng, trung du, miền núi đến miền biển đều có khu vực nông thôn với các tên gọi khác nhau: xóm, làng - đồng bằng Bắc Bộ; bản, mường - Tây Bắc; buôn, plây - Tây Nguyên và phum, sóc - Nam Bộ Cộng đồng nông thôn Việt Nam sinh sống chủ yếu bằng các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, vốn hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu)

Trang 28

Tại khu vực nông thôn ở vùng đồng bằng, người dân sống chủ yếu với nghề trồng lúa nước, nuôi trồng các loa ̣i cây nông nghiê ̣p và chăn nuôi gia súc , gia cầm Cùng với đồng bằng sông cửu long, đồng bằng sông hồng là những vựa lúa chính của cả nước nhờ phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc bồi đắp hàng năm Các loại cây ngắn ngày như hoa màu lương thực ngô, khoai, đỗ, lạc, đậu được trồng xen vào những vụ lúa chính Vùng đồng bằng Bắc Bộ có đặc trưng khí hậu 4 mùa rõ rệt, mùa xuân có tiết mưa phùn tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm như vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân,

vụ hè thu và vụ mùa Ngoài ra, vùng này còn có thế mạnh phát triển cây ăn quả truyền thống như cây bưởi (khu vực Diễn - Hà Nội, Đoan Hùng - Phú Thọ), vải thiều (Bắc Giang, Hải Dương) tạo thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng cây ăn trái, lúa nước và cây lương thực Vùng đồng bằng cũng có không gian rộng lớn, mang lại lợi thế chăn nuôi gia cầm, gia súc theo đàn như gà, vịt, lợn, bò thịt, bò sữa… Nhiều vùng đi ̣a bàn ta ̣i khu vực đã phát triển mạnh mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.Nhìn chung, tại phần lớn địa bàn nông thôn Việt Nam về cơ bản vẫn giữ được tính ổn định và cân bằng sinh thái trong mô ̣t giới ha ̣n nhất đi ̣nh nào đó , đem so sánhh với vùng đô thị và vùng khu công nghiệp tập trung thì tỷ lệ cây xanh trên đầu người cao hơn hẳn Tuy nhiên, cùng với sự phát triển Kinh tế-Xã hội tại nhiều vùng, nhiều đi ̣a phương thì

lá phổi xanh này đang gặp nhiều mối đe dọa từ nhiều phía Do đă ̣c thù vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ và độ cao mặt đất thay đổi so với mặt biển mà ở nước ta tồn tại đa dạng các hệ sinh thái như: hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái ao hồ, hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên, hệ sinh thái đô thị… Trong số đó, ngoài hệ sinh thái đô thị thì những hệ sinh thái còn lại đều ở vùng nông thôn Những hệ sinh thái này đều

có vai trò rất quan trọng góp phần cân bằng sinh thái giữa nông thôn và thành thị.Hệ sinh thái nông nghiệp giữ vai trò trong viê ̣c sản xuất lương thực thực phẩm, do con người tạo ra

và duy trì Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm: đồng ruộng cây hàng năm (lúa, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đay, ); vườn cây lâu năm; đồng cỏ chăn nuôi; ao nuôi thủy sản; hệ sinh thái đồng cỏ; hệ sinh thái ao hồ Trong đó, hệ sinh thái đồng ruộng nuôi trồng cây hàng năm chiếm diện tích rất lớn; hệ sinh thái cây trái lâu năm rất gần gũi với hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái nông nghiệp thường bao bọc các khu đô thị giúp khuếch tán và giảm nhẹ độ đậm đặc của các chất khí bất lợi trong môi trường, tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch, mang lại lợi ích lớn cho các khu vực khác Hệ sinh thái ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi nội địa có tác dụng điều tiết vi khí hậu khu vực theo hướng thuận lợi cho

Trang 29

cuộc sống Ao hồ nói chung có khả năng hạn chế khả năng gây ngập lụt khu vực, sông suối Ngoài ra còn có khả năng rửa trôi và làm sạch, phân tán các vật chất có hại cho môi trường và đầm phá, giảm nhẹ những tác hại của nước dâng trong bão Đầm phá, sông, suối,

hồ, ao không chỉ là nơi chứa đựng nguồn nước - nguồn tài nguyên và phục vụ cho sự phát triển Kinh tế –Xã hội mà còn là những danh lam, thắng cảnh tạo nên sự hấp dẫn cho ngành

du lịch Việt Nam.Các hệ sinh thái trên được biết đến như những vành đai xanh, lá phổi xanh nuôi dưỡng sự trong lành của môi trường Bên cạnh chức năng quan trọng là đảm bảo cho sự chu chuyển oxy, duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất, các hệ sinh thái này còn giữ vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo sinh kế cho phần lớn người dân nông thôn Chúng tạo nên những vùng đệm tự nhiên, ngăn cách vùng đất đô thị hóa đang dần bị ô nhiễm, duy trì một khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và giải trí ngoài trời Duy trì, phát triển và nhân rộng những vành đai xanh này giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và bán tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí cho môi trường đô thị, đảm bảo mục đích kết nối trung chuyển giữa vùng đô thị và nông thôn, khắc phục các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình đô thị hóa Cùng với sự phát triển của đất nước , sự thay đổi quỹ đất do các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra mô ̣t cách ma ̣nh mẽ Cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp, nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất hàng hóa gắn với thị trường đã được thực hiện

Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi thay, văn minh và tiến bộ hơn rất nhiều so với trước kia Nhưng song hành với những thành tựu đó, quỹ đất sản xuất nông nghiệp, hành lang không gian xanh đang ngày càng bị thu hẹp đồng thời là sự xuống cấp môi trường sống ta ̣i khu vực này Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lấn mạnh vào khu vực nông thôn Theo số liê ̣u Tổng Cục Thống Kê, năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,1% (bình quân mỗi năm tăng gần 1 điểm phần trăm trong suốt 15 năm) và sẽ xấp xỉ 45% vào đầu năm 2020 Nhiều khu đất nông nghiệp vùng ven đô bị lấy để xây khu

đô thị mới khiến cho vùng nông thôn dần thu hẹp Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình

đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc làm cho nông dân bị mất đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường…Nhấn ma ̣nh tầm quan tro ̣ng của khu vực , ngoài những vấn đề sinh kế chiến lược đi ̣a bàn nông thôn có vai trò cung cấp nguyên liệu và nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội Trong đó s ản xuất lương thực chiếm phần lớn của đi ̣ bàn nông thôn Việt Nam Sản lượng lương thực tăng đều trong nhiều năm tại địa bàn nông thôn cung cấp và giúp giữ vững tình hình an ninh lương

Trang 30

thực, an sinh xã hội cho quốc gia, có thể thấythông qua số liệu tổng cục thố ng kê cung cấp qua bảng sau:

Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt

Năm Diê ̣n tích(nghìn ha) Sản lượng(nghìn tấn)

Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản chưa được đầu tư hệ thống

xử lý nước thải, khí thải… Đây cũng chính là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn Vùng nông thôn cũng là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến tháng 4 năm 2014, dân số khu vực nông thôn là 60,55 triệu người, chiếm 66,91% dân số cả nước Cùng với sự phát triển toàn diện về kinh tế, nhu cầu thiết yếu của người dân cũng dần tăng lên, nông thôn sẽ

là thị trường đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ các hàng hóa trên thị trường Bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho phát triển kinh tế, nông thôn cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình công nghiê ̣p hóa – hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước Song song với quá trình đô thị hóa là việc chiếm đất nôngnghiệp để triển

Trang 31

khai, thực hiện nhiều dự án phát triển: Khu công nghiê ̣p, các cụm điểm công nghiệp và xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường xá, cầu cống Từ đây, mô hình nông thôn truyền thống đã có sự dịch chuyển đáng kể, các hộ dân có xu hướng tập trung xung quanh các trục đường bộ được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và dần hình thành các khu dịch vụ đô thị, dịch vụ khu công nghiệp Một mặt, các dự án này khiến bộ mặt nông thôn được chỉnh trang, mới mẻ, góp phần nâng caođời sống người dân vùng nông thôn nhưng mặt khác là phải sử dụng một diện tích khá lớn đất nông nghiệp Phát triển các khu công nghiê ̣p cũng biến những vùng, đi ̣a bàn thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm

có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều tỉnh thuần nông trước đây đang trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương Hầu hết các khu công nghiê ̣p đều bám vào các trục đường giao thông chính, đi qua những vùng nông nghiệp chuyên canh, biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp Việc này đã làm cho các hộ gia đình nông thôn mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và giảm dần, hành lang không gian xanh cho môi trường giảm đi đáng kể Hơn nữa, mất đất sản xuất sẽ đe dọa đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Cắt giảm tỷ lê ̣ cây xanh ảnh hưởng đến sinh thái môi trường Cơ cấu kinh tế của nông thôn đang phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, hướng mạnh đến dịch vụ Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa đất, đất đai ba ̣c màu tồn dư hóa chất bảo vê ̣ thực vâ ̣t do hoa ̣t đô ̣ng sản xuất nông nghiê ̣p không tuân thủ quy trình những năm gần đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quỹ đất, chất lươ ̣ng đất đai ta ̣i đi ̣a bàn nông thôn Thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa hiện đang làm giảm diện tích đất canh tác nông ngư nghiệp,suy kiệt tài nguyên sinh vật, ô nhiễm sinh ho ̣c thậm chí tác động tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt trên 10,2 triệu

ha, chiếm 36% tổng diện tích đất cả nước Quỹ đất này đang có xu hướng giảm, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven đô thịđiển hình tại các tỉnh vùng đồng bằng sông hồng , do chuyển sang xây dựng các khu công nghiê ̣p và đô thị, phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các khu dulịch, khu vui chơi hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả…Thu hẹp quỹ đất ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống ở vùng nông thôn, khiến cho vùng nông thôn trở nên dễ bị tổn thương Không những vậy, thiếu đất sản xuất dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội, tăng gánh nặng và áp lực lên vùng đô thị Tình trạng sử dụng đất hiện nay là vấn đề cần phải được quan tâm và có giải pháp sử dụng sao cho hiệu quả về

Trang 32

mặt kinh tế - xã hội – môi trường, ổn định cuộc sống an toàn, an ninh sức khỏe cho người dân trong vùng đi ̣a bàn nông thôn

Xu thế phát triển các cụm công nghiệp và hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại đi ̣a bàn nông thôn tăng cao

Tại nhiều địa phương thuần nông trước đây, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, tăng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Theo đó, việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp tập trung do huyện quản lý đã xuất hiện ở nhiều địa phương Theo số liệu từ Cục Công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương, cả nước có 878 Cụm Công Nghiê ̣p đã có quyết định thành lập hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha; 786 Cụm công Nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý Cu ̣m Công Nghiê ̣p có hiệu lực và 92 Cụm Công Nghiê ̣p thành lập mới Trong số

đó có 220 Cụm Công Nghiê ̣p do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư; 31 Cụm Công Nghiê ̣p

do Trung tâm phát triển CụmCông Nghiê ̣p làm chủ đầu tư và 477 Cụm Công Nghiê ̣p do UBND cấp huyện (Ban quản lý dự án của huyện) hoặc đơn vị sự nghiệp khác làm chủ đầu

tư Còn lại 150/878 Cụm Công Nghiê ̣p đã thành lập nhưng chưa có chủ đầu tư hạ tầng Các

dự án này hoạt động đã tạo việc làm và thu hút khoảng 461.000 lao động

Tuy nhiên, đa số các Cụm Công Nghiê ̣p chưa hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cụm Công Nghiê ̣p chưa được quan tâm

mô ̣t cách đúng mức Bên cạnh đó, một số Cụm Công Nghiê ̣p hoặc cơ sở sản xuất trước đây

ở vùngnội đô đã di dời về khu vực nông thôn hoặc vùng ven đô, trong khi ở đây chưa có sự đáp ứng kịp thời thỏa đáng về hạ tầng đã gây ô nhiễm môi trường tại địa điểm mới do vẫn

sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu ta ̣o sự mất an ninh môi trường

Như vậy, vô hình chung các Cụm Công Nghiê ̣p này đã di chuyển sự ô nhiễm từ đô thị về nông thôn Ngoài ra, xu hướng phát triển các cơ sở nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình như các lò

mổ gia súc, gia cầm; lò gạch, gốm… có mặt hầu hết ở mỗi địa phương nhưng không được hoặc khôngthể quy hoạch vào các Cụm Công Nghiê ̣p do nhiều lý do mà nằm lẻ, rải rác gần hoặc trong khu dân cư Theo báo cáo của các địa phương, các cơ sở này hầu như không đầu tư hệ thống xử lý chất thải, khí thải… nên là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất nhiều vấn đề an ninh sinh th ái, an toànsức khỏe , và đến đời sống sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn

Xu thế phát triển làng nghề

Trang 33

Cùng với sự ra đời của các Cu ̣m Công Nghiê ̣p, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển

đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư đi ̣a bàn nông thôn, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014, số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, số xã có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSH (50%), tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên,Thái Bình, Nam Định… Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ chiếm khoảng 25% số xã có làng nghề của cả nước Số xã có làng nghề còn lại là ở Đồng bằng sông cửu long và các vùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm ngành nghề sản xuất chính: thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ), chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng và khai thác đá; tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nông cụ như cày, bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy) Tuy nhiên, mặt trái của các làng nghề nông thôn cũng còn nhiều, nhất là tình trạng gây ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải do các làng nghề tại các vùng quê gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn rất phổ biến Theo thống kê, tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước thải, chất thải độc hại chỉ đạt 4,1% và thực trạng này đang cho thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các làng nghề ở nông thôn nước ta Theo quy định, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, đối với các làng nghề không thể đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì phải di dời vào Cụm Công Nghiê ̣p hoặc khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư Tuy nhiên, đến nay số làng nghề được quy hoạch trong Cụm Công Nghiê ̣p làng nghề là rất ít, nên tình hình xử lý chất thải tại các làng nghề nhiều nơi còn bị bỏ ngỏ Đa số các làng nghề chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải Các loại khí thải, nước thải đều được xả thải trực tiếp ra môi trường… Đặc biệt là nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại, chế biến nông sản, thủy sản đang là vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuấtlàng nghề chưa được phân loại, tái chế, tái sử dụng hợp lý Những tồn tại này đang đặt vấn đề an ninh môi trường nông thôn trước những thách thức lớn, cần được quan tâm và giải quyết

Trang 34

Khái niệmNông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là

nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính Nông thôn có cơ cấu hạ tầng , trình độ

tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền

và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa

Đi ̣a bàn Nông thôn nước ta đang trong qua trình chuyển đổi và ph át triển Theo đó, phát sinh vấn đề an ninh môi trường , tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo đô ̣ng Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 được Bộ tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố, nông thôn Việt Nam đang chịu những sức ép không nhỏ về ô nhiễm môi trường từ các khu

- cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp.Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, nhâ ̣n thức của mọi người

về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coi trọng.Tình trạng ô nhiễm va suy thoái nguồn nước bao gồm nước mặt và nướcngầm đang xay ra phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, nước ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn, suy giảm khả năng khai thá c Ô nhiễm không khí đã xả y ra tương đối nhiều tại các nơi và gây ra nhiều vấn đềcần giải quyết, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thườngmắc các bệnh đường hô hấp, da va mắt Môi trường đất bị

ô nhiễm bởi các tác nhân cô ng nghiệp, nông ngiệp, đất bị ô nhiễm bởi tác nhâ n sinh học với tập quán dùng phân bón và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón lót, pha loang để tưới,…) trong canh tá c vẫn còn phổ biến Trang trại, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, nhỏ trên địa bàn khu vực sản xuất nông nghiê ̣p nông thôn , cùng với hệ thống cống rãnh thoát nước ở thôn xóm còn nhiều bất cập thì công tác vệ sinh môi trường

Trang 35

luôn là vấn đề bức xúc và nan giải cần pahir gải quyết dứt điể m mà nhất là ở các xã vùng nông thôn đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nă ̣ng Với sự phát triển nhan chóng vùng nông thôn đi đôi với lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều lên, đi ̣a bàn nông thôn còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm từ nguồn rác thải.Rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi : túi ni lon, xác động vật chết, hê ̣ thống đường nô ̣i thôn, ấp, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức, ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện An ninh môi trường ta ̣i nhiều đi ̣a bàn nông thôn trong cả nước hiện rất đáng báo động, nhiều người dân trong đi ̣a bàn coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội, một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử

lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có cơ sở thu gom xử lý rác thải Vấn đề mất vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay một phần do lượng lớn rác thải các chợ vùng nông thôn cũng là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm Do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng

.Kinh tế phát triển nhanh khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn ngày càng cao Hệ thống đường giao thông nông thôn được cải tạo đã ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn khiến cho nhiều loại hàng hóa lưu thông mạnh Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và lượng rác thải sinh hoạt nông thôn Theo ước tính, với lượng phát thải khoảng 0,3 kg/người/ngày thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18.200 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/năm Lượng phát thải các loại chất thải rắn sinh hoạt có sự phân hóa tương ứng với số dân nông thôn của

Trang 36

từng vùng, theo đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất Hơn nữa, người dân nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vẫn giữ thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ , tạo nên các bãi rác tự phát,ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và cảnh quan nông thôn Việc làm này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn dẫn đến nhiều tác hại cho môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ô nhiễm khiến

kênh, mương bốc

mùi vào những

ngày nắng nóng

Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch

vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn nước ta Nguyên nhân là do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh và

sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề ô nhiễm đối với nguồn tài nguyên trong vùng đi ̣a bàn Môi trường nước ở nhiều đô thị vùng quê , khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa bàn này đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hổ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dán Do nuôi trổng thủy sản ổ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc sử dụng nhiêu và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trổng thủy sản khiến các thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hổ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một sỗ loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc Nhận thức của công dân và cộng đổng đang sống và làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn để môi trường còn chưa cao Người dân nông thôn chưa có ý thức Bảo vê ̣ môi trường Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cổng rãnh thoát nước, hỗ xí ), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đổng còn hạn chế Đặc biệt, trong hoạt động quản lý , bảo vệ môi trường còn nhiều

Trang 37

bất cập Nhận thức của nhiều cấp chính quyển, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vê ̣ môi trường chưa đẩy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn sẽ có tác động tiêu cực đến đời sổng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có sức khỏe người dân Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn ít về số lượng, bất cập về chất lượng Hiện nay Việt Nam mới chỉ có gần 30 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân so sánh với một số nước trong khối ASEAN là 70 người/1 triệu dân.

Kết quả "Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm a-sen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục", do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường thực hiện cho thấy: Trong số hơnbốn nghìn đối tượng (nam, nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trong hơn ba năm (có nhiễm chất a-sen) để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc a-sen mạn tính (chiếm tỷ lệ 1,62%), trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm a-sen và chủ yếu phân bố ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội (7,25%), Vĩnh Phúc (4,98%), Nam Ðịnh (4,5%) Một số bệnh có tính chất di truyền, tại các khu vực nông thôn hiện nay ở nước ta

đã và đang xuất hiện nhiều loại bệnh tật có tính chất lây lan, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân như dịch tả, uốn ván, bệnh ngoài da, ung thư Thực trạng Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển, phát sinh không ít vấn đề về môi trường, bức xúc nhất vẫn là tình trạng ô nhiễm Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, nhưng đáng nói là viê ̣c đề cao nhâ ̣n thức và ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coi trọng Tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước bao gồm nước mặt và nước ngầm đang xảy ra phổ biến, ở nhiều nơi nước ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn và suy giảm khả năng khai thác Ô nhiễm không khí đã xảy ra tương đối nhiều tại các nơi và gây ra nhiều vấn đề cần giải quyết, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt Môi trường đất bị

ô nhiễm bởi các tác nhân công nghiệp, nông ngiệp, đất đã bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học

Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón lót, pha loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn còn phổ biến Khi điều tra sức khỏe người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm bị bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da

Trang 38

Rác thải vứt bừa bãi - đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng

gây bệnh phát sinh.

Có thể thấy rằng: đi ̣a bàn nông thôn Việt Nam đã

có nhiều thay đổi to lớn, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên, môi trường nông thôn cũng đã xuất hiện những khu vực có dấu hiệu ô nhiễm hoặc ô nhiễm cục bộ Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn vệ sinh, an ninh môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường nông thôn cần được các cấp, các ngành chức năng có sự quan tâm đúng mức, đồng thời có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn vấn đề này trước khi trở nên nghiêm trọng

2.2 Khái quát thực trạng tình hình an ninh môi trương tại đi ̣a bàn nông thôn huyê ̣n Đan phươ ̣ng

Đan Phượng là huyện nhỏ nhất của thành phố Hà Nội, nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố

Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây

Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua Xưa kia là ngã

ba sông (Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa, chiều cao trung bình là 6-8m Huyện bao gồm thị trấn Phùng

và 15 xã là: Trung Châu, Đồng Tháp, Song Phượng, Đan Phượng, Liên Hà, Liên Trung, Thọ An, Thọ Xuân, Phương Đình, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Tân Hội, Tân Lập

Mă ̣c dù , trên thực tế : Đan Phượng là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất so với các huyện của Thành phố Hà N ội Nhưng với lợi thế của một huyện ven đô “nhất cận thị, nhị cận giang”, những năm qua, huyê ̣n Đan Phượng đã không ngừng tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh sẵn có này cho phát tri ển kinh tế - xã hội toàn huyê ̣n Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (13,3%/năm, mức tăng bình quân của tỉnh là 9,8%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và toàn diện, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt Huyện Đan Phượng là một vùng đất nông nghiệp với lợi thế là khí hậu ôn hoà,

Trang 39

ruộng vườn phì nhiêu, có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao Những năm gần đây, huyện đã có xu hướng giảm diện tích đất lúa chuyển sang phát triển trang trại, vườn trại, vườn ruộng, dành quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ Mặc dù diện tích đất có giảm nhưng năng suất và sản lượng luôn ổn định, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên Hiện nay, đây là một trong những địa phương cung cấp rau, quả cho thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Đan Phượng cũng đã xây dựng được các vùng sản xuất cây con tập trung như vùng sản xuất lúa chất lượng cao Đan Phương, Song Phượng; vùng sản xuất rau Phương Đình, Song Phượng, Đan Phượng; vùng trồng ngô ngọt Song Phượng, Trung Châu; vùng trồng dưa chuột Phương Đình; vùng trồng cây ăn quả Thượng Mỗ, Phương Đình…

Huyện Đan Phượng cũng là vùng đất bãi và có diện tích đồng cỏ lớn nên thích hợp cho ngành chăn nuôi Mô hình chăn nuôi ruộng - vườn - trại ngày càng phát triển trên địa bàn, cho thu nhập từ 50 -100 triệu đồng/ha, thậm chí có vùng lên đến 300 triệu đồng/ha Đan Phượng cũng là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, với tốc độ phát triển gần 30%/năm, tập trung vào các ngành chế biến lâm sản, thực phẩm,

đồ uống, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công nghiệp, Đan Phượng đã và đang tích cực triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp: Cụm công nghiệp Tân Lập, cụm công nghiệp thị trấn Phùng, điểm công nghiệp Đan Phượng, Phương Đình, Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội…Là một huyện nằm ở phía Tây ngoại thành Hà Nội, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của chính mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng đã chủ động khắc phục, phát huy mọi nguồn lực, tập trung cho xây dựng Nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đời sống của người dân ngày càng nâng cao Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký Quyết định số 1810/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Đan Phượng đạt chuẩn huyện Nông thôn mới (NTM).Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải như như vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết cho người lao đông, nguồn ngân sách dự toán hằng năm cho chương trình xây dựng nông thôn mới còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh

tế địa phương Tuy nhiên, ở Đan Phượng sau hơn 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, đã từng bước có được một số kết quả đáng

Trang 40

ghi nhận Xác định công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình xây dựng nông thôn mới , ngay từ đầu năm 2011 đến nay, huyện Đan Phượng đã tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới UBND huyện luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân Huyện ủy đã có chương trình 12-CTr/HU xác định lợi thế của huyện là huyện ven đô, có khả năng cung cấp các sản phẩm nông nghiêp cho Thủ đô nên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao được 951,6 ha.Đồng thời, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, phát triển ngành nông thôn và thị trường tiêu thụ để hình thành chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t vào sản xuất để tăng năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi.Theo số liệu của Phòng nông nghiệp Đan Phượng, toàn huyện có 35 hơ ̣p tác xã, trong

đó có 21 hơ ̣p tác xã nông nghiệp, 01 hợp tác xã thủy sản với 56.106 xã viên,tổng vốn điều

lệ là 16,509 tỷ đồng, 8 hơ ̣p tác xã công nghiệp, 1 hợp tác xã vận tải và 4 quỹ tín dụng nhân dân Nhìn chung hoạt động kinh tế của hơ ̣p tác xã đã khắc phục được những yếu kém trong việc sử dụng dịch vụ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, thực hiện theo điều lệ và luật

hơ ̣p tác xã, đã tích cực làm tốt việc cung ứng dịch vụ kịp thời đến xã viên và người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm ở nông thôn, hướng dẫn thành viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập và làm giàu cho kinh tế hộ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế -xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện Trên cơ sở những thành quả đã đạt được và những tồn ta ̣i khó khăn thách thức phía trước, huyện ủy, HĐND,UBND huyện tiếp tục chỉ đạo một cách toàn diện để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí với tất cả các xã đạt chuẩnnông thôn mới Cụ thể, đi ̣a phương đã tăng cường công tác tuyên truyền đổi mới về nội dung và hình thức, tuyên truyền các mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, sản xuất.Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác lãnh đạo một cáchtoàn diện trên tất cả các lĩnh vực trong đó tập trung sản xuất theo hướng coi trọng giá trị gia tăng phát triển bền vững Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực về văn hóa,xã hội,an ninh trật tự xã hội, khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp,hơ ̣p tác xã hoạt động đầu tư hoặc liên kết sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.Vận động nhân dân duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình công cộng, thực hiện vệ sinh khu dân cư xanh - sạch - đẹp, phát huy truyền

Ngày đăng: 27/11/2018, 14:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Hiến pháp Nước CHXHCNH Việt Nam 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Nước CHXHCNH Việt Nam 2013
17. An ninh phi truyền thống – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn GS.TS. Tạ Ngọc Tấn PGS.TS. Phạm Thành DungPGS.TS. Đoàn Minh Huấn - nxb Lý luận chính tri ̣ Tạp chí, tài liệu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: nxb Lý luận chính tri ̣"
Nhà XB: nxb Lý luận chính tri ̣" "Tạp chí
20. Bộ Y tế, 2014, Tài liệu Hội thảo “Tham vấn nghiên cứu và thúc đẩy vệ sinh nông thônkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long” ngày 24/9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham vấn nghiên cứu và thúc đẩy vệ sinh nông thônkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long
22. Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013, Báo cáo tham luận “Bảovệ môi trường trong chăn nuôi - Những tồn tại và khó khăn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảovệ môi trường trong chăn nuôi - Những tồn tại và khó khăn
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật An ninh quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn Khác
5. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
8. Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 Khác
9. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc bảo vê ̣ MT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
10. Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/0/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước Khác
12. Quản trị an ninh phi truyền thống để phát triển bền vững Thượng Tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng Thượng Tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam PGS.TS. Hoàng Đình Phi Khác
13. An ninh phi truyền thống: nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt NamThượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng- nxb Đại Học Quốc Gia Khác
14. Tổng quan về quản trị an ninh Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng PGS. TS. Hoàng Đình Phi Khác
15. Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng PGS.TS. Hoàng Đình Phi Khác
16. Chuẩn bi ̣ & Ứng phó với tình huống khẩn cấp Thượng tướng,Viê ̣n sỹ , TS. Nguyễn Huy Hiê ̣u PGS.TS. Hoàng Đình Phi Khác
18. Thiếu tướng NGUYỄN HÙNG LĨNH ; Tạp chí Cộng Sản - Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn 64/2009 Khác
21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013, Báo cáo kết quảđiều tra đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom, nông thôn các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w