1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách hướng nam mới của hàn quốc và tác Động tới quan hệ thương mại giữa hàn quốc và việt nam

116 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và tác động tới quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam
Tác giả Maeng Kiyoung
Người hướng dẫn PGS.TS. Hà Văn Hội
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 829,02 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG NAM MỚI CỦA HÀN QUỐC (12)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
      • 1.1.1. Nội dung tổng quan (12)
      • 1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu đã tổng quan (25)
    • 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đối ngoại tác động tới quan hệ thương mại hai nước (26)
      • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách đối ngoại (26)
      • 1.2.2. Vai trò của chính sách đối ngoại (29)
      • 1.2.3. Khái quát về chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc (37)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp (47)
      • 2.1.1. Nội dung phương pháp (47)
      • 2.1.2. Mục đích sử dụng phương pháp (48)
      • 2.1.3. Cách thức luận văn sử dụng phương pháp (48)
    • 2.2. Phương pháp thống kê (49)
      • 2.2.1. Nội dung phương pháp (49)
      • 2.2.2. Mục đích sử dụng phương pháp (50)
      • 2.2.3. Cách thức luận văn sử dụng phương pháp (51)
    • 2.3. Phương pháp so sánh (51)
      • 2.3.1. Nội dung phương pháp (51)
      • 2.3.2. Mục đích sử dụng phương pháp (51)
      • 2.3.3. Cách thức luận văn sử dụng phương pháp (52)
  • CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG NAM MỚI TỚI (53)
    • 3.1. Khái quát quan hệ thương mại Hàn Quốc – Việt Nam (53)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (53)
      • 3.1.2. Khái quát Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) (59)
      • 3.1.3. Thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (62)
    • 3.2. Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (84)
      • 3.2.1. Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung (84)
      • 3.2.2. Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (87)
  • CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ HÀN QUỐC – VIỆT NAM (92)
    • 4.1. Định hướng quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam trong bối cảnh triển khai chính sách hướng Nam mới (92)
      • 4.1.1. Định hướng mở rộng không gian hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam (92)
      • 4.1.2. Việt Nam trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc (93)
    • 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại Hàn Quốc và Việt Nam (100)
      • 4.2.1. Đối với Hàn Quốc (100)
      • 4.2.2. Đối với Việt Nam (101)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103 (111)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 105 (113)
    • I) Tiếng Việt (113)
    • II) Tiếng Hàn (115)
    • III) Tiếng Anh (116)
    • Bẳng 3.5. Xuất khẩu hàng hóa chủ yết 10 loại sang Hàn Quốc 2020-202 (0)
    • Bẳng 3.6. Nhập khẩu hàng hóa chủ yết 10 loại sang Hàn Quốc 2020-202 (0)

Nội dung

Đối với nội dung này, đa phần các bài viết đều tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Hàn Quốc và khu vực trên một số khía cạnh riêng lẻ kinh tế, an ninh - chính trị, khoa học và công n

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG NAM MỚI CỦA HÀN QUỐC

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Được đánh giá như mẫu hình thành công trong nỗ lực kết giao với các nước thuộc Thế giới thứ nhất nhờ đường lối đối ngoại tích cực, cởi mở và thực dụng, Hàn Quốc ngày nay đã có tầm tác động và sức chi phối lớn hơn đối với những đổi thay của tình hình khu vực và quốc tế Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của quốc gia này, vì lẽ đó, cũng đƣợc đi sâu khai thác trên nhiều bình diện nhƣng tựu trung có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc

Trước hết, các công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách đối ngoại của Hàn Quốc nhƣ Claude A.Buss: “The United States and the Republic of Korea: Background for Policy” (1982); Koen De Ceuste: “Pride and Prejudice in South Korea’s Foreign Policy” (2005); Choo Yong-Shik: “South Korea’s Foreign Policy: National Division and Its Implications for US – ROK Alliance” (2006); Weston S

Konishi, Mark E Manyin: “South Korea - Its Domestic Politics and Foreign Policy

Outlook” (CRS Report for Congress, 2009)… Những công trình nói trên tập trung phân tích, lý giải mối quan hệ đồng minh về an ninh - chính trị giữa Mỹ và Hàn Quốc với tƣ cách là một trụ cột, bảo đảm và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thể hiện thái độ và quan điểm tự chủ, giảm dần sự chi phối, lệ thuộc vào các siêu cường trong hoạch định chính sách đối ngoại

Tiếp đến, là các công trình viết về những nhân tố tác động, đặc điểm và hoàn cảnh ra đời của chính sách đối ngoại Hàn Quốc, chẳng hạn: Kim Kyung Woong, Park Gun Young với “Kim Dae Jung Government’s North Korean Policy

Direction” (The Korean Political Science Association, 2000); Lee Jay Cho, Chung

Si Ahn, Choong Nam Kim: “Changing Korea in Relational and Global Contexts”

(Seoul National University Press, 2004); Choong Nam Kim: “The Roh Moon Hyun Government’s Policy toward North Korea” (East-West Center Working Papers, 2005); Kim, S.H: “North Korean Policy of Lee Myung Bak Government” (Korean Institute for National Unification, Seoul, 2008); Kim KS: “Concept, Assessment and Future Task of the Perspective of The Evolution of the Policy” (Korea and World Polictics, 2008); Gilbert Rozman, In Taek Hyun, Shin Wha Lee: “South Korean Strategic Thought toward Asia” (2008)… Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này còn tập trung đánh giá, phân tích sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, những chuyển biến trong các vấn đề khủng hoảng hạt nhân, liên kết Đông Bắc Á – Đông Á và kết quả thiết lập trật tự quốc tế ở khu vực sau mỗi bước điều chỉnh đó

Các nghiên cứu của học giả Hàn Quốc cũng tập trung phân tích hai mặt thành công và hạn chế của chính sách Hàn Quốc đối với các nước trong khu vực, điển hình nhƣ: Choi WK với “The Sad Fate of Icarus: The Kim Young Sam’s Government Policy toward North Korea” (Korea and World Politics, 1997); Norman D Levin, Yong Sup Han: “Sunshine in Korea: The South Korean Debate

Over Policies toward North Korea” (Published by RAND - Center for Asia Pacific

Policy, 2002); Kim Hosup: “Evaluation of President Roh Moo Hyun’s Policy toward Japan” (Korea Focus, 2005); Sukhee Han: “From Engagement to Hedging: South Korea’s New China Policy” (The Korean Journal of Defense Analysis, 2008)

Nổi bật nhất về đề tài này là nghiên cứu của Kim Young Sung với tiêu đề: “Success and Failure in Dealing with North Korea: Has Issue-Linkage Worked?” (The University of Warwick, 2009) Bài viết không chỉ nêu rõ hai điểm mạnh và yếu của chính sách Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên mà còn bày tỏ khá rõ ràng quan điểm, thái độ của các nước lớn như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… đối với đường lối đối ngoại của Hàn Quốc và giải mã lợi ích chiến lược của từng quốc gia khi cùng với Hàn Quốc tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực

Các công trình khoa học còn nghiên cứu đối sánh chính sách giữa các tổng thống cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử nhằm làm rõ tính kế thừa, sáng tạo của mỗi chính sách; qua đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho ngoại giao Hàn Quốc Đây là đề tài đƣợc tác giả Young Whan Kihl khai thác qua hai bài viết: “The

Past as Prologue: President Kim Dae Jung’s Legacy and President Roh Moo Hyun’s Policy Issues and Future Challenges” (2003) và “Transforming Korean Polititics: Democracy, Reform, Culture” (Armonk, New York: M E Sharpe,

2005) Điển hình về nội dung luận giải bài học lịch sử cho chính sách của Hàn Quốc với các nước Đông Bắc Á là công trình của Choi Jinwook (2012) với tiêu đề:

“Korean Unification and a New East Asian Orded” (Korea Institute for National Unification) Công trình này đã rút ra những kinh nghiệm trong hoạch định chính sách dựa trên hai nhân tố: Truyền thống hợp tác và nhu cầu hợp tác giữa Hàn Quốc với các quốc gia trong khu vực từ sau Chiến tranh lạnh Đặc biệt, các tác giả còn rất thành công trong việc phát hiện và lý giải ý đồ chính trị của các nước ở trong và ngoài khu vực khi đẩy mạnh chính sách can dự trên bán đảo Triều Tiên

Thứ hai, các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á

Cho đến nay, ngoài các bài viết khá phong phú của các tác giả Hàn Quốc, chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á còn được nhiều học giả phương Tây quan tâm nghiên cứu Một số công trình đáng chú ý như: Dlynn Faith Armstrong: “South Korea’s Foreign Policy in the Post - Cold War Era: A Middle

Power Perspective” (1997); Paul Chamberlain: “Korea 2010: The Challenges of the New Millennium” (2001); Scott Snyder: “Lee Myung Bak and the Future of Sino-South Korean Relations” (2008); Weston S Konishi, Mark E Manyin: “South Korea: Its Domestic Politics and Foreign Policy Outlook” (2009) Đây là những công trình viết riêng về Hàn Quốc hoặc viết chung về quá trình hợp tác khu vực, trong đó đề cập đến khả năng và triển vọng liên kết giữa Hàn Quốc với các quốc gia ở Đông Bắc Á Bên cạnh đó, các tác giả còn xác định những thách thức trong quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước trong khu vực Dù phản ánh nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau nhƣng các công trình nghiên cứu trên vẫn cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn đầy đủ và trung thực về các giai đoạn thăng trầm trong lịch sử ngoại giao Hàn Quốc

Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Hàn Quốc trong tiến trình hợp tác khu vực Đối với nội dung này, đa phần các bài viết đều tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Hàn Quốc và khu vực trên một số khía cạnh riêng lẻ (kinh tế, an ninh - chính trị, khoa học và công nghệ…), chẳng hạn: Tôn Khánh Linh với“Một số khía cạnh chính trị và an ninh của cộng đồng Đông Á” (Nghiên cứu Quốc tế, 2001); Lưu Thanh Mai: “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Hàn Quốc”

(Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2002); Trần Bá Khoa: “Hiện trạng và triển vọng hợp tác kinh tế Đông Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2003); Võ Hải Thanh: “Quan hệ hợp tác kinh tế của Hàn Quốc với các nước trong khu vực Đông Bắc Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2005) Đi sâu phân tích và luận giải về vai trò, vị trí của Hàn Quốc thông qua tiến trình hợp tác khu vực là hai ấn phẩm: “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2007 và “Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3” do Nguyễn Thu Mỹ chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2008 Dù cùng bàn luận về tiến trình và kết quả hợp tác Đông Á trong mối liên hệ mật thiết giữa Hàn Quốc với các nước nhưng điểm nổi bật của công trình khoa học thứ nhất là đề cập đến nhân tố Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác song phương Nhật Bản – Hàn Quốc và hợp tác đa phương Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc nhằm hướng tới Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) và hình thành hệ thống liên kết kinh tế ở Đông Bắc Á Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thu Mỹ và cộng sự lại tập trung nêu bật vai trò của Hàn Quốc trong quá trình hoạch định đường lối và thực hiện các biện pháp hợp tác do Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG) đề xuất

Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đối ngoại tác động tới quan hệ thương mại hai nước

1.2.1 Cơ sở lý thuyết về chính sách đối ngoại a) Khái niệm chính sách đối ngoại

Mặc dù quan điểm của các học giả về khái niệm chính sách đối ngoại khá đa dạng, song đều có điểm chung coi chính sách đối ngoại là những chiến lƣợc, mục tiêu và hành động mà một quốc gia thực hiện trong quan hệ với các quốc gia khác Theo đó, chính sách đối ngoại của một quốc gia là tổng hợp các chiến lƣợc, chính sách mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm đạt đƣợc những mục tiêu phù hợp với lợi ích của quốc gia

Chính sách đối ngoại của các cường quốc khu vực hoặc thế giới luôn thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế, bởi chính sách đối ngoại của những quốc gia này có tác động và tác động lớn đến hòa bình và ổn định của môi trường an ninh khu vực, cũng nhƣ thế giới Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các chính sách đối nội, hay các yếu tố thuộc chính trị nội bộ cũng có tác động ngày càng gia tăng trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia và đến việc hoạch định đường lối đối ngoại của một quốc gia Chính sách đối ngoại thường đƣợc coi là “cánh tay nối dài” của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt đƣợc sự thịnh vƣợng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường, như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh

Chính sách đối ngoại của một quốc gia, còn đƣợc gọi là chính sách ngoại giao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại đƣợc chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao Chính sách đối ngoại nhắm đến các chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó Mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm tác động của quốc gia trong quan hệ quốc tế (Vũ Dương Huân, 2018)

Tóm lại có thể hiểu: Chính sách đối ngoại là tập hợp các chiến lƣợc, quyết định và hành động của một quốc gia nhắm đến các chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó Mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm tác động của quốc gia trong quan hệ quốc tế, đây là điểm phân biệt giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội của quốc gia b) Hội nhập quốc tế và chính sách đối ngoại

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới

Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học-công nghệ, xu thế hòa bình-hợp tác, nỗ lực tự do hóa- mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này (Vũ Dương Huân, 2018)

Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệp quốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc ra đời với số lƣợng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, bao quát hầu hết các nước trên thế giới Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu Trong lĩnh vực thương mại, kể từ năm 1995 đến nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã có sự tham gia 153 quốc gia và vùng lãnh thổ với tƣ cách thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây Hàng loạt tổ chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục Hầu nhƣ không một khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/thể chế khu vực của riêng mình

Các tổ chức/thể chế khu vực về chính trị-an ninh và đặc biệt là kinh tế, chiếm nhiều nhất Nhiều tổ chức/thể chế liên kết kinh tế liên khu vực đƣợc hình thành, ví dụ nhƣ APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực chẳng hạn nhƣ Mỹ và EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ chức/thể chế hoặc quốc gia ở các khu vực khác, v.v… Bên cạnh các cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữa các nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ƣớc liên minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế-thương mại (BFTA, BCU…) Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ Hầu hết các nước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA Thậm chí, có nước hiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA (Singapore, Thái Lan, Nhật, Úc…)

Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội Tiến trình hội nhập toàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một nhà nước liên bang ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lƣợc song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên

1.2.2 Vai trò của chính sách đối ngoại

Thứ nhất, chính sách đối ngoại tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội phát triển

Trong thế giới hiện đại, xu hướng hội nhập quốc tế chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế Để hội nhập quốc tế mang lại thành quả cho đất nước thì bộ máy nhà nước phải có những thay đổi tích cực Theo đó, xây dựng chính quyền dân chủ hiện đại là xu hướng của xã hội văn minh, phù hợp với sự phát triển của thế giới Bất luận chính quyền nào muốn tồn tại và đƣợc công nhận đều phải dựa trên cơ sở hiến pháp Hiến pháp đã pháp lý hóa, hợp thức hóa quyền lực của chính quyền, tạo ra sự chính danh cho chính quyền để từ đó chính quyền quản lý quốc gia và hội nhập quốc tế Để có một chính quyền dân chủ, bản thân hiến pháp phải chứa đựng tƣ tưởng, thiết chế dân chủ để chính quyền vận hành theo tư tưởng và thiết chế sẵn có trong hiến pháp Chính quyền phải xác định con người vừa là động cơ, vừa là mục đích phát triển, hoạt động vì lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cũng như nhận thức được những vấn đề, xu hướng vận động của xã hội hiện đại, đủ sức lựa chọn và giải quyết những vấn đề đó để không bị lạc hậu, lạc điệu với thế giới Một chính quyền lạc hậu thì cách thức tổ chức, vận hành và hoạt động không theo kịp các bước tiến của nhân loại, sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của xã hội (Vũ Dương Huân, 2018) Ở Việt Nam để thực hiện dân chủ, chúng ta đang xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, theo đó dân chủ trong xã hội và dân chủ trong Đảng đƣợc mở rộng và bảo đảm thực hiện bằng quy định của pháp luật Hệ thống chính trị đƣợc đổi mới, hoàn thiện theo hướng các tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chính quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, không có ai đứng trên và đứng ngoài pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, phản biện xã hội quy tụ các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để có được chính quyền dân chủ thì mô hình nhà nước tốt nhất hiện nay là xây dựng nhà nước pháp quyền văn minh Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ phương hướng nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” Để xây dựng chính quyền dân chủ thực sự vì dân, các chính sách phải hướng về quyền lợi của dân Do vậy, khi phải giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích của chính quyền, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của dân chúng cần công tâm đặt lợi ích của đất nước, của dân chúng lên trên các lợi ích nhóm, qua đó thể hiện bản chất dân chủ của chính quyền, thể hiện thái độ công bộc của cán bộ, công chức

Cùng với đó, Việt Nam cũng đang trong nỗ lực thiết kế đƣợc bộ máy nhà nước hiện đại với cấu trúc tinh gọn nhưng hiệu quả cao nhất, có sự phân công lao động chuyên môn hợp lý giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và đƣợc chế định không cơ quan nào vượt lên trên hiến pháp Bộ máy nhà nước hiện đại ngày nay phải được phân cấp, phân quyền rộng rãi cho địa phương, bộ máy và đội ngũ công chức vận hành theo luật chứ không chỉ theo mệnh lệnh hành chính từ trên xuống Bộ máy nhà nước hiện đại phải là bộ máy ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học nhất vào cách thức tổ chức và hoạt động của mình mà mô hình hiện nay là một chính phủ điện tử, thành phố thông minh Trong đó, chính quyền kịp thời phản ứng trước các đổi thay của xã hội và tự nhiên như bệnh dịch, biến đổi khí hậu, di dân Mối quan hệ giữa chính quyền và dân chúng đƣợc giao dịch, giải quyết dựa vào công nghệ thông tin Những công nghệ này sẽ cung cấp các dịch vụ tốt hơn, cải thiện sự tương tác giữa chính quyền với doanh nghiệp, tăng cường quyền lực cho công dân thông qua việc truy cập thông tin giám sát chính phủ hiệu quả hơn Các lợi ích mang lại khi xây dựng chính phủ điện tử nhƣ có thể giúp giảm tiêu cực, tham nhũng, nâng cao sự minh bạch, bớt các thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu

Thứ hai, chính sách đối ngoại giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ thương mại quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, sự phát triển vƣợt bậc của các lực lƣợng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệra nước ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động, thị trường); từ đó gia tăng tác động kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đảy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước Từ lợi ích hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Do đó, ngày nay, cùng với sự ra đời của các tổ chức, liên minh kinh tế và các thị trường chung, có thể kể đến như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), đối ngoại đã và đang đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Việc đẩy mạnh công tác đối ngoại trong kinh tế giúp các quốc gia tiếp cận thị trường quốc tế, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng sản xuất Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người Các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhờ tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế sẽ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý… khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên… thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước Cùng với đó, khi thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước Những điều này tạo điều kiện cho các quốc gia cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó sử dụng hợp lí các lợi thế trong nước để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Đồng thời, việc hội nhập kinh tế còn làm làm tăng khả năng thu hút đầu tƣ vào nền kinh tế, giúp phân công lao động trong nước và quốc tế, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ để phát triển (Văn kiện Đại hội Đảng XIII, 2021) Ví dụ, Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã có thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị trường ở cả trong và ngoài khu vực, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, từ đó góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như: tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao Không những thế, việc đẩy mạnh hợp tác và xuất khẩu các loại hàng hóa còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo điều kiện tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước

Thứ ba, chính sách đối ngoại giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, các khu vực khiến cho khoảng cách địa lý không còn nhiều ý nghĩa Công nghệ thông tin, với việc sử dụng viễn thông, vô tuyến, khả năng truy cập internet nhanh và hiệu quả vào kho kiến thức vô tận của nhân loại đang làm giáo dục dựa trên công nghệ ấy trở thành giáo dục phổ thông, thường xuyên và từ xa Chưa bao giờ cầu nối giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia bị rút ngắn đến mức thấp nhất nhƣ vậy Đó là cơ hội để hòa nhập, để hiểu nhiều hơn những nền văn hóa khác, qua đó cũng để hiểu mình hơn, hiểu rõ và sâu hơn nét riêng của mình Trong quá trình giao thoa văn hóa, giá trị và di sản của các quốc gia đƣợc giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến mọi người Các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau hơn, từ đó có thể chia sẻ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nghệ thuật làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc mình, thụ hưởng tốt hơn thành quả văn hóa của nhân loại

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích tổng hợp

* Phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước) Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung)

* Tổng hợp là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch

+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ

+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác

+ Làm tái hiện quy luật Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử

+ Giải thích quy luật Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: Phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu

2.1.2 Mục đích sử dụng phương pháp

Phân tích tổng hợp, đánh giá số liệu, các tài liệu liên quan đến thực trạng chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

2.1.3 Cách thức luận văn sử dụng phương pháp

Bước 1 Xác định vấn đề cần phân tích

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về chính sách đối ngoại nói chung Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích bối cảnh hình thành, nội dung và tác động của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Bước 2 Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, tác giả tiến hành thu thập các thông tin có liên quan

Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, tạp chí, các trang web… Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài

Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ các hồ sơ, tài liệu về bối cảnh hình thành, nội dung và tác động của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tại các công tringh nghiên cứu, trang web… Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu

Bước 3 Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận về chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc Luận văn đã nghiên cứu số liệu, dữ liệu về bối cảnh hình thành, nội dung và tác động của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Bước 4 Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về vấn đề chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất các kiến nghị của tác giả đối với việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập đƣợc, tác giả tiến hành thống kê, đánh giá lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về cơ sở lý luận của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác

Thống kê đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2 chức năng của

2 lĩnh vực này ta sẽ đƣợc chức năng của thống kê

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu

Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu

Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; Kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể

Nghiên cứu các hiện tƣợng trong hoàn cảnh không chắc chắn

Trong thực tế, có nhiều hiện tƣợng mà thông tin liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng Ví dụ như nghiên cứu về chính sách đối ngoại hoặc quan hệ thương mại của hai quốc gia, để nắm đƣợc các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn Điều tra chọn mẫu

Trong một số trường để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc không thực hiện đƣợc Chính điều này đã đặt ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép đó là phương pháp điều tra chọn mẫu Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng:

Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động trong hoạt động dự đoán người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:

(1) Dự đoán dựa vào định lƣợng và dựa vào định tính Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lƣợng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp

(2) Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy: Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tƣợng để suy luận Ví dụ nhƣ chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lƣợng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật

Dự đoán đƣợc sự dụng trong bài này là dự đoán sự phát triển của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

2.2.2 Mục đích sử dụng phương pháp

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định

- Chỉ ra các đặc trƣng nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề xuất giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc

2.2.3 Cách thức luận văn sử dụng phương pháp

Bước 1 Xác định vấn đề cần phân tích

Lựa chọn số liệu nghiên cứu về tác động, nội dung, bối cảnh hình thành Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc đối với quan hệ thương mại của Việt Nam và khẳng định tính phù hợp của phân tích thống kê

Bước 2 Tóm tắt việc thu thập dữ liệu và rút ra dữ liệu thống kê

Thu thập, tóm tắt, trình bày và tính toán các đặc điểm khác nhau của dữ liệu nội dung nghiên cứu Dữ liệu đƣợc chuẩn bị dựa trên các tiêu chí khác nhau nhƣ năm, ngành và mặt hàng

Bước 3 Tóm tắt việc thu thập dữ liệu và rút ra dữ liệu thống kê

Các phân tích đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thống kê và dựa trên kết quả, chúng tôi dự đoán các kết luận và đề xuất trong tương lai hoặc hiện tại

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích các dữ liệu tại thời điểm nghiên cứu dựa trên việc so sánh số liệu với một dữ liệu gốc gốc So sánh là một thao tác nghiên cứu đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tƣợng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng

2.3.2 Mục đích sử dụng phương pháp

Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo từng giai đoạn của chính sách đối ngoại) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tƣợng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu đƣợc đúng đắn, việc phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu

2.3.3 Cách thức luận văn sử dụng phương pháp

Bước 1 Thu thập các thông tin cần phân tích

Tổng hợp số liệu và liệt kê số liệu theo năm Tổ chức dữ liệu thương mại ghi nhận lƣợng hàng hóa buôn bán theo năm

Bước 2 Phân tích so sánh dữ liệu theo tiêu chuẩn

Tổ chức và phân tích so sánh các dữ liệu đƣợc tổ chức theo năm, nhóm ngành, mặt hàng…

Bước 3 Đánh giá và ý kiến dựa trên phân tích so sánh Đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu Việc sử dụng phương pháp so sánh cho phép đánh giá đúng đắn sự tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc Từ đó đƣa ra những nhận xét đánh giá mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG NAM MỚI TỚI

Khái quát quan hệ thương mại Hàn Quốc – Việt Nam

3.1.1 Quá trình hình thành quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam

30 năm qua, vƣợt qua những biến động của tình hình thế giới và khu vực, những thăng trầm của bối cảnh lịch sử, những khác biệt, rào cản đã từng ngăn trở quan hệ hai nước trong quá khứ, quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam đã không ngừng phát triển, trở thành hình mẫu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Đông Á và sự hợp tác thành công chƣa từng có

Vào đầu năm 1980, khi Mỹ nới lỏng chính sách cấm vận đối với Việt Nam, mối quan hệ Hàn - Việt dần đƣợc cải thiện đáng kể sau 5 năm ngày giải phòng miền Nam Việt Nam Hàng hóa của Việt Nam vào Hàn Quốc thời bấy giờ là gạo và lúa Cho đến năm 1990, khi Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thì mối quan hệ này đã dần tốt hơn, đồng thời sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc thì chính phủ Hàn Quốc ngay sau đó đã cùng với các doanh nghiệp nước này ào ạt đầu tƣ vào hạ tầng giáo dục, hợp tác phát hành, đầu tƣ và truyền bá rộng rãi các thể loại phim ảnh, chương trình truyền hình, âm nhạc, Vào đầu năm 1996, ngôi trường được Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đầu tiên đã được khánh thành nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Hàn - Việt Việt Nam còn biết đến là một quốc gia Đông Nam Á gần gũi nhất với Hàn Quốc bởi nét đặc trƣng về văn hóa, phong tục tập quán, ngày lễ cũng nhƣ các hoạt động dân gian, ngoài ra, người Việt cũng có tính quyết tâm phấn đấu, chịu khó và ham học hỏi - điều mà mỗi dân tộc Á Đông đều quý trọng đặc biệt là Hàn Quốc - quốc gia luôn có quan niệm cứng rắn trong việc xây dựng chính sách kinh tế theo đường lối khắc khổ, đề cao sự tự cường, tự lực và cống hiến

Trước khi thiết lập ngoại giao vào năm 1992, quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam không có nhiều thành tựu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc với vai trò là đồng minh của Mỹ đã đƣa 30 vạn quân sang Việt Nam tham gia cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ, gây ra rất nhiều tổn thất cho người dân và đất nước Việt Nam Đây là giai đoạn Việt Nam chịu chia cắt hai miền, chiến tranh liên tục và không có điều kiện phát triển kinh tế Trong một đất nước Việt Nam có hai thể chế chính trị, điều kiện sống và phát triển kinh tế cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai miền Nam-Bắc Nền kinh tế Hàn Quốc trước năm 1960 cũng gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh Triều Tiên, lạm phát tăng cao Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ có 79 đô la

Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền vào năm 1975 thì Việt Nam lại chịu sự cấm vận của Mỹ nên quan hệ giữa Việt Nam và tất cả các quốc gia khác trong đó có Hàn Quốc bị hạn chế rất nhiều Việt Nam trong giai đoạn này hầu nhƣ chỉ duy trì quan hệ với các quốc gia phe xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế Hàn Quốc sau những năm 1960 bắt đầu khởi sắc hơn do nhận đƣợc viện trợ của Mỹ và chính phủ Hàn Quốc áp dụng những chính sách phát triển mới giúp nền kinh tế đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế đáng kể, trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 1980 Như vậy có thể thấy trước năm 1990, Hàn Quốc và Việt Nam không có quan hệ mật thiết

Từ sau năm 1990, hai nước thiết lập và duy trì hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhƣ chính trị - an ninh, kinh tế, phát triển và khoa học kỹ thuật, tƣ pháp - lãnh sự, văn hoá - xã hội và khu vực và trên các diễn đàn quốc tế Đến năm 2009 Hàn Quốc và Việt Nam mới thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc

Kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia vì nó giúp khẳng định vai trò, vị thế của các nước trên bản đồ thế giới Chỉ có phát triển kinh tế mới giúp cho các nền kinh tế vững mạnh, tự chủ và có khả năng nâng cao tầm tác động của mình trong khu vực và trên thế giới Kinh tế cũng có quan hệ mật thiết với an ninh, chính trị và duy trì hòa bình vì để ổn định kinh tế, các nước sẽ có xu hướng hợp tác với nhau cùng phát triển hơn là tạo ra những tranh chấp, xung đột không đáng có Chính vì vậy, khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc, đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cả Hàn Quốc và Việt Nam đều quan tâm Chính phủ hai nước đều mong muốn tạo cơ sở để có thể tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, giúp cả hai bên cùng có lợi Mặc dù quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc chƣa đề cập đến những điều mục cụ thể, liên quan đến từng lĩnh vực riêng lẻ, nhƣng sự cam kết và nhất trí giữa hai chính phủ sẽ là cơ sở hình thành những thỏa thuận hợp tác trong tương lai Dựa trên định hướng này, doanh nghiệp sẽ có những cân nhắc hợp lý hơn để đƣa ra chiến lƣợc đầu tƣ phù hợp nhất, nhằm tận dụng được lợi thế từ các ưu đãi của chính phủ Lãnh đạo cả hai nước đều rất đề cao quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, luôn coi đây là ƣu tiên hàng đầu của hai quốc gia trong giai đoạn phát triển này Trong đầu tƣ, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng rất chủ động, tích cực khai thác thị trường Việt Nam, tăng cường hoạt động sản xuất, cũng nhƣ đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tƣ Rất nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đều cam kết đầu tƣ lâu dài, mở rộng sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa đi các quốc gia khác

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, Hàn Quốc và Việt Nam đã có mối quan hệ lâu đời và có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau Hàn Quốc có kinh nghiệm trong việc phát triển văn hóa phục vụ kinh tế, đã rất thành công trong quá trình lan tỏa văn hóa Hàn sang các nền kinh tế khác trong khu vực Văn hóa Hàn Quốc cũng được người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ rất ƣa chuộng và đón nhận Các nhóm nhạc Hàn Quốc có trang hâm mộ riêng bằng tiếng Việt do người Việt quản lý Phim của Hàn Quốc đƣợc chiếu trên hầu hết các kênh của Việt Nam Tour du lịch Hàn Quốc đƣợc các đại lý bán vé máy bay thường xuyên quảng cáo và cập nhật thông tin cho thấy nhu cầu đối với dịch vụ này là rất lớn Trong quan hệ Đối tác chiến lƣợc Hàn Quốc

- Việt Nam, cả hai quốc gia cùng thống nhất về việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống trong nước và người dân thông qua các chương trình hợp tác hướng tới con người, giúp đem lại tình đoàn kết lâu bền giữa các quốc gia Các vấn đề văn hóa, xã hội, du lịch, môi trường và quyền bình đẳng cũng được phổ biến thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm nâng cao sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã ký Hiệp định văn hoá vào năm 1994 để thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, tức là chì hai năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao và một năm sau khi thành lập Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam Năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chọn Hàn Quốc làm Đối tác chiến lƣợc thông tin giáo dục - đào tạo Thêm vào đó, bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch cũng đƣợc ký kết vào năm 2008, cùng nhiều thoả thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục khác, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương Hai nước cũng thống nhất về tạo cơ hội việc làm cho người dân, di chuyển lao động có kỹ năng, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân của mỗi quốc gia, từ đó ngày càng phát triển quan hệ giữa hai nước, hướng tới mục tiêu thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam, bên cạnh Nhật và Đài Loan, mang lại nguồn thu nhập cho rất nhiều người lao động Đối với một quốc gia đang phát triển, ODA đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ODA không chỉ mang lại nguồn vốn ngoại tệ, mà còn hỗ trợ các nước tiếp nhận công nghệ, đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giúp đảm bảo phát triển bền vững Nguồn vốn ODA của Hàn Quốc trị giá 1,255 tỷ USD giai đoạn 1995-2010 đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Bên cạnh việc thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm phát triển về chiến lƣợc kinh doanh và đào tạo nhân lực trong ngành công nghiệp dệt may, da giày, hai quốc gia thống nhất phát triển hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tin học hoá, viễn thông, phát thanh truyền hình và phát triển nhân lực Trong bối cảnh thị trường năng lượng biến động liên tục và nhu cầu về năng lƣợng của các quốc gia ngày càng gia tăng, Hàn Quốc áp dụng chính sách “tăng trưởng xanh, ít khí thải” nhằm tạo động lực tăng trưởng mới, đi kèm với vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề nóng lên của trái đất Song song với đó, Việt Nam cũng có những chính sách phù hợp vừa đáp ứng đƣợc phát triển kinh tế nhanh, tận dụng đƣợc những lợi thế đang có của mình vừa có thể bảo đảm đƣợc vấn đề bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững Với những tiền đề sẵn có, việc nâng cấp quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam trở thành đối tác hợp tác chiến lƣợc là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển lợi ích của cả hai nước

Kể từ khi Hàn Quốc và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược với trọng tâm chính tập trung vào kinh tế Lãnh đạo hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời cùng nỗ lực hợp tác vì sự cân bằng cán cân thương mại Hai bên nhất trí trong năm 2009 sẽ bắt đầu trao đổi ý kiến về việc thành lập Tổ công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của "Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam" nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ kinh doanh lâu dài tại Việt Nam Hàn Quốc cam kết tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ vào Việt Nam và đề nghị để các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, ngân hàng và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là dự án xây dựng đường sắt đoạn thành phố

Hồ Chí Minh - Nha Trang, đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ và đường sắt đô thị Hà Nội "Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc" (tuyến số

5), v.v và nhận đƣợc sự đồng tình từ phía Việt Nam Hai bên coi Dự án lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội là Dự án hợp tác tiêu biểu giữa hai Thủ đô Hà Nội và Xơ-un Phía Việt Nam sẽ nhanh chóng xem xét và phê duyệt Dự án trên để hai bên tiếp tục hợp tác trong quá trình lập và triển khai các quy hoạch chi tiết, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong dự án này và đƣa Dự án này thành Dự án mang tầm quốc gia

Ngoài lĩnh vực kinh tế, hai bên cũng cam kết hợp tác trên nhiều linh vực khác Về hợp tác chính trị-an ninh, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao chính thức, đồng thời nỗ lực thu xếp tiếp xúc song phương bên lề các hội nghị đa phương; tăng cường giao lưu giữa các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, các địa phương và Quốc hội hai nước; thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan Về hợp tác phát triển và khoa học - kỹ thuật, Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam nhƣ là một đối tác hợp tác trọng điểm trong thời gian tới trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, chính sách môi trường, phát triển nông thôn, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, thiết kế, đào tạo nhân lực trong ngành công nghiệp dệt - may, da giày Trong lĩnh vực lao động- việc làm, hai nước sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan về lao động của hai Chính phủ thời gian qua trên các lĩnh vực dạy nghề, chứng chỉ tay nghề quốc gia, sử dụng lao động và an toàn lao động công nghiệp Hai bên sẽ chia sẻ và hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tin học hóa, viễn thông, phát thanh truyền hình và phát triển nhân lực trong lĩnh vực thông tin truyền thông, tăng trưởng xanh và năng lượng nguyên tử Về hợp tác tƣ pháp-lãnh sự, chính phủ hai bên nhất trí về mở rộng quan hệ hợp tác lãnh sự; sớm phê chuẩn Hiệp định chuyển giao người đã bị kết án phạt tù và thúc đẩy ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho công dân của nhau và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam Trong hợp tác văn hóa-xã hội, hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ thuật, phát thanh-truyền hình, thể thao nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Về hợp tác khu vực và trên các diễn đàn quốc tế, lãnh đạo hai nước ủng hộ hoàn toàn việc sớm mở lại đàm phán sáu bên với Triều Tiên Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ trong các cơ chế hợp tác khu vực nhƣ ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN+3, ARF, EAS và APEC tạo cơ sở và nền tảng vững chắc cho việc xây dựng cộng đồng Ðông Á trong tương lai

Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo và giao lưu nhân dân hai nước ngày càng trở nên sâu sắc Việt Nam là quốc gia có số du học sinh tại Hàn Quốc lớn thứ hai Cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc và cộng đồng người Hàn Quốc ở Việt Nam đã thật sự trở thành cầu nối quan trọng trong mối quan hệ chặt chẽ và tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước Ngoài ra hình ảnh, văn hóa, lối sống kiểu Hàn Quốc còn thâm nhập, truyền bá nét đặc trƣng văn hóa của mình vào cuộc sống của người Việt nhưng sau đó chính phía Hàn Quốc lại có chiều hướng bị hình ảnh Việt Nam chinh phục Hợp tác phát triển du lịch đang trở thành điểm sáng trong quan hệ Việt-Hàn Trong những năm qua, Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều người Hàn Quốc Hợp tác y tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật Hàn Quốc là một trong những nước đầu tiên hỗ trợ Việt Nam trong phòng dịch Covid-19 Đặc biệt, tháng 10/2021, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam 1,1 triệu liều vaccine Astra Zeneca Đây là đợt hỗ trợ vaccine song phương đầu tiên và lớn nhất của Hàn Quốc cho các đối tác trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu, cũng nhƣ tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở Hàn Quốc (Bộ Công Thương, 2022) Để có được những thành quả phát triển to lớn đó, trước hết, Hàn Quốc và Việt Nam luôn nhận thức rõ về tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc của mối quan hệ Việt-Hàn đối với mỗi nước; sự phát triển năng động, ổn định của mỗi nước là điều kiện thuận lợi để hai nước mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương Hàn Quốc và Việt Nam đều thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới Kế thừa những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc trong 30 năm qua, quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam đang có một nền tảng vững chắc, những điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển to lớn để nâng tầm thành Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện trong giai đoạn mới

3.1.2 Khái quát Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

Việt Nam hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc và là nơi thu hút vốn FDI lớn của Hàn Quốc Hàn Quốc và Việt Nam hiện là thành viên chung của bốn FTA là: ASEAN - Hàn Quốc FTA (AKFTA); Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Việt Nam (VKFTA); Hiệp định đối tác Chiến lược và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) Sau khi AKFTA đƣợc ký kết, kim ngạch xuất nhập khẩu Hàn Quốc và Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể Đồng thời, dưới tác động của AKFTA, trong số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc thì các ngành hàng thủy sản, dệt may, dầu thô có bước phát triển mạnh hơn cả

Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam (VKFTA) chính thức đƣợc ký kết vào ngày 05/05/2015, sau hơn 03 năm đàm phán Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam chính thức ký kết trong năm 2015, đánh dấu bước hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu Nội dung chính của VKFTA gồm 17 chương, 208 Điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận về hợp tác kinh tế VKFTA là hiệp định thương mại tự do mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, với các nội dung chính bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (bao gồm các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân), đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý

Các cam kết chính trong VKFTA gồm:

Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam

3.2.1 Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung

Như đã phân tích ở trên, chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc được Tổng thống Moon Jae-in đƣa ra vào năm 2017 nhƣ một sáng kiến chính sách đối ngoại quan trọng nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và chiến lược của Hàn Quốc với các quốc gia ở Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, cũng nhƣ Ấn Độ Chính sách này nhằm mục đích đa dạng hóa các mối quan hệ của Hàn Quốc và giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ Chính sách ƣu tiên hợp tác trong các lĩnh vực nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, quốc phòng, sản xuất và công nghệ tiên tiến Việt Nam đã mang đến những cơ hội lớn cho các công ty Hàn Quốc muốn mở rộng dấu ấn của họ ở Đông Nam Á và tiếp cận các thị trường khu vực thế giới Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc do một số yếu tố

Thứ nhất, về hợp tác kinh tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, với dân số trẻ và năng động gần 100 triệu người, gấp gần hai lần so với dân số Hàn Quốc Nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư và thương mại của Hàn Quốc Hai nước đã đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ sản xuất, cơ sở hạ tầng, năng lƣợng và công nghệ mới Các tập đoàn Chaebol hàng đầu của Hàn Quốc nhƣ Hyundai, Samsung, Hyosung, SK, LG, Lotte, KNOC hầu nhƣ đều hiện diện kinh doanh ở Việt Nam

Thứ hai, phát triển giáo dục và lực lƣợng lao động Sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và phát triển lực lƣợng lao động tăng nhanh chóng Các trường đại học và tổ chức của Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ gần gũi với các đối tác Việt Nam để cung cấp các chương trình nghiên cứu chung, sáng kiến nghiên cứu và cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm Những sự hợp tác này trong thời gian qua đã góp phần phát triển lực lƣợng lao động lành nghề tại Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nước

Hợp tác Hàn Quốc - Việt Nam ngày càng sâu rộng

Thứ ba, chuyển giao và đổi mới công nghệ Đầu tƣ của Hàn Quốc tại Việt

Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ và phát triển năng lực công nghệ mới trong các ngành công nghiệp khác nhau Thông qua liên doanh, hợp tác và các chương trình đào tạo, các công ty Hàn Quốc đang giúp Việt Nam hiện đại hóa các ngành công nghiệp và xây dựng nền kinh tế tri thức

Thứ tư, quan hệ chính trị và ngoại giao Hàn Quốc và Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao bền chặt kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm

1992, 2 nước thường xuyên có các hoạt động trao đổi và đối thoại cấp cao nhằm tăng cường quan hệ đối tác Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc - Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả, thực chất; tin cậy chính trị không ngừng đƣợc củng cố thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao và các cấp giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước bằng nhiều hình thức linh hoạt, kể cả trong thời kỳ dịch COVID-19, gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug tháng 11/2020 và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế Tháng 12 năm 2022, Hàn Quốc và Việt Nam đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lƣợc toàn diện” thể hiện tầm quan trọng ngày càng lớn của quan hệ hai nước

Thứ năm, về giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân ngày càng phát triển giữa

Hàn Quốc và Việt Nam đã góp phần củng cố mối quan hệ của hai nước Lượng khách du lịch Việt Nam sang Hàn Quốc và ngƣợc lại ngày càng tăng Cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam Ngoài ra, số lượng sinh viên Việt Nam theo học đại học tại Hàn Quốc ngày càng tăng và văn hóa thời trang đại chúng của Hàn Quốc (K-pop và K-drama) đang trở nên phổ biến ở Việt Nam

Thứ sáu, an ninh và duy trì ổn định khu vực Với sự cạnh tranh chiến lƣợc ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chính sách hướng Nam của Hàn Quốc đặt mục tiêu đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế để duy trì quyền tự chủ chiến lƣợc của mình Việt Nam, với tƣ cách là một bên tham gia nổi bật trong khu vực và là thành viên ASEAN, là một đối tác thiết yếu của Hàn Quốc trong hành động cân bằng này

Hàn Quốc và Việt Nam chia sẻ lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực Cả hai nước đã và đang hợp tác cùng nhau tại các diễn đàn khu vực nhƣ quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc và quan hệ đối tác Mekong- Hàn Quốc để giải quyết các thách thức chung, bao gồm an ninh hàng hải, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu

Chính sách hướng Nam mới cũng đã dẫn đến tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Hàn Quốc và Việt Nam Hai nước đã tổ chức các cuộc đối thoại quốc phòng, diễn tập quân sự chung và các chương trình đào tạo nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nhƣ an ninh mạng và thiên tai

Phát triển bền vững: Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang hợp tác để thúc đẩy phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu Các công ty Hàn Quốc đã tham gia phát triển các dự án năng lƣợng tái tạo và trồng rừng tại Việt Nam, nhƣ nhà máy điện mặt trời và điện gió Ngoài ra, cả hai quốc gia đang hợp tác trong các diễn đàn quốc tế để giải quyết các thách thức chung về môi trường và thúc đẩy một tương lai xanh, ít carbon và bền vững

Nhìn chung, Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc, thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ song phương giữa hai nước Tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa và an ninh khu vực sẽ tăng cường quan hệ đối tác chiến lƣợc và đóng góp cho hòa bình và thịnh vƣợng của khu vực

3.2.2 Tác động của chính sách hướng Nam mới tới quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam

Trên cơ sở chính sách hướng Nam mới, Hàn Quốc không theo đuổi xuất siêu trong quan hệ thương mại với Việt Nam mà sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, và quan trọng hơn, sẽ tạo điều kiện, tích cực chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ kỹ sƣ và chuyên gia; sẵn sàng và khuyến khích doanh nghiệp Hàn quốc tham gia hợp tác cơ sở hạ tầng

Về thương mại, năm 2018, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu), là thị trường xuất khẩu lớn thứ

4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam Phía Việt Nam xuất khẩu 18,2 tỷ USD, nhập khẩu 47,5 tỷ USD

Một là, cơ cấu hàng hóa trao đổi Việt Nam - Hàn Quốc bổ sung cho nhau, không cạnh tranh, có thể phát huy thế năng của mỗi bên, tác thành thịnh vƣợng chung

Hai là, kinh tế Hàn Quốc khởi sắc sau thời gian dài tiệm tiến Sức mua lên kéo nhu cầu nhập khẩu tăng

Ba là, Hàn Quốc đang đẩy mạnh chính sách hướng nam, đưa thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN lên ngang tầm với Trung Quốc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ HÀN QUỐC – VIỆT NAM

Định hướng quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam trong bối cảnh triển khai chính sách hướng Nam mới

4.1.1 Định hướng mở rộng không gian hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Trên nền tảng tin cậy chính trị ngày càng được củng cố thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Hàn Quốc - Việt Nam đã không ngừng phát triển trong hơn 30 năm qua Sự hợp tác chặt chẽ, đa dạng trong mọi lĩnh vực đã đưa hai nước đến những bước phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

Là đối tác kinh tế lớn nhất trong khu vực ASEAN và là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc Việt Nam thu hút ngày càng nhiều sự hiện diện, đầu tƣ từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tại hầu hết các tỉnh, thành phố Trên cơ sở định hướng cấp cao song phương nhằm tăng cường mở rộng liên kết kinh tế-thương mại, hai nước cùng hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại đạt 100 tỷ USD khi kết thúc năm 2023, tiến tới mốc 150 tỷ USD vào năm 2030

Các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lƣợc toàn diện Hàn Quốc - Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả

Hàn Quốc duy trì là quốc gia có lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 9.500 dự án cùng tổng vốn đăng ký hơn 80 tỷ USD Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 87 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2021 Năm 2023 cũng đánh dấu mốc 15 năm Tập đoàn Samsung triển khai kế hoạch đầu tƣ quy mô lớn tại Việt Nam, trở thành nhà đầu tƣ lớn nhất với tổng vốn đầu tƣ khoảng 20 tỷ USD, gồm các dự án lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ

Chí Minh Tháng 6/2023, Hàn Quốc đã mở tuyến vận tải biển thường xuyên đến cảng Hải Phòng, qua đó, tuyến đường vận chuyển mới kết nối với cảng Hải Phòng dự kiến sẽ tạo ra thêm khoảng 24.000 TEU khối lƣợng hàng hóa hằng năm cho cảng Ulsan

Cộng đồng người Việt Nam, với hơn 200.000 người đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc là cầu nối giao lưu nhân dân, thúc đẩy tình cảm gắn bó Hàn Quốc - Việt Nam ngày càng bền chặt Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp Hàn Quốc, đầu năm 2023, cộng đồng người Việt Nam đã tăng khoảng 23.500 người so với cùng kỳ năm 2022 Hàn Quốc cũng nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm (lớn thứ 2) của Việt Nam, ghi nhận hơn 1.000 chuyến bay thẳng kết nối hai quốc gia hằng tháng

Hai nước đã thống nhất và ký kết nhiều văn bản hợp tác văn hóa-giáo dục, nổi bật là Hiệp định văn hóa, Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch, đồng thời Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội và ký Thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn ở cấp trung học tại Việt Nam… Sự gắn kết sâu rộng giữa nhân dân hai nước không ngừng củng cố cho mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Tầm vóc quan hệ Đối tác chiến lƣợc toàn diện mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác song phương, giữa các tỉnh, thành phố, cũng như cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước Trên cơ sở những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam trong hơn ba thập niên qua, hai quốc gia cùng hướng đến thúc đẩy hợp tác kinh tế với nhiều dự án mới mang tầm chiến lược, tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục-đào tạo… và cùng hướng đến những mục tiêu mới, cao hơn trong năm 2023 và nhiều năm tiếp theo

4.1.2 Việt Nam trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

Việt Nam có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc Không chỉ là quốc gia có vị trí trung gian, là cầu nối giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác 30 năm với Hàn Quốc, trong đó có hơn 10 năm là đối tác chiến lược và hai nước đang hướng đến Đối tác chiến lƣợc toàn diện

Thứ nhất, Việt Nam được Hàn Quốc xác định là đối tác quan trọng, đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

Trong việc triển khai Chính sách hướng Nam mới, Việt Nam được Chính phủ Hàn Quốc xác định là đối tác quan trọng, đối tác trọng tâm (4) Tổng thống Moon Jea-In từng khẳng định: Quan hệ của chúng tôi (Hàn Quốc) với ASEAN là không thể thiếu đối với thịnh vƣợng và hòa bình, và Việt Nam ở vị trí trung tâm của mối quan hệ đó” (5) Có rất nhiều yếu tố để đƣa Việt Nam trở thành đối tác trọng tâm trong việc thực hiện chính sách này

Việt Nam đƣợc Hàn Quốc đánh giá cao vì sở hữu vị trí địa chính trị trung tâm trong khu vực Đông Nam Á, với môi trường chính trị ổn định và nhiều tương đồng về văn hóa với Hàn Quốc Việt Nam là một trong những nước có dân số đông nhất trong ASEAN, gần 100 triệu người, với tăng trưởng GDP duy trì trên 6% Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ tƣ Đông Nam Á (dự kiến năm 2022, tăng từ 7,5% đến 8,0% với GDP là 398 tỷ USD); thu nhập bình quân hơn 3.700 USD/người; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế (6)

Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai là rất cao và đây là môi trường đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc Nhiều chỉ dấu như quan hệ thương mại, văn hóa, xã hội cho thấy mối quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam rất sâu sắc và rộng lớn Cụ thể, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN (7)

Về phía Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ) Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hai chiều đạt 78 tỷ USD (gấp hơn 150 lần năm 1992), chiếm 11,6% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam

Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam, hiện đang đầu tƣ ở 19/21 ngành kinh tế và tại 59/63 tỉnh, thành phố, với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần 80 tỷ USD Trong 7 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ 2/72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tƣ tại Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ gần 3,3 tỷ USD (8) Những kết quả này cho thấy, Hàn Quốc - Việt Nam đến nay đã trở thành đối tác thương mại không thể thiếu của nhau

Về hoạt động phát triển du lịch giữa hai nước, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều người Hàn Quốc (9) Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của du lịch Việt Nam, với 4,3 triệu lượt người tại thời điểm trước dịch Covid-19 (năm 2019) (10) Ở chiều ngược lại, số lượng người Việt Nam đi du lịch Hàn Quốc tăng 2,1 lần trong giai đoạn 2016 - 2019, từ 251.000 lƣợt lên 523.000 lƣợt Trong 9 tháng đầu năm 2022, khi Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế, đã có hơn 500.000 lƣợt khách Hàn Quốc trong tổng số gần 1,9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam

Hàn Quốc và Việt Nam cũng đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ quốc phòng, an ninh Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 18-10-2022,

Một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại Hàn Quốc và Việt Nam

Một là, ngoại giao Hàn Quốc phải “trung lập” hơn trong những vấn đề đối ngoại khu vực Nghiên cứu tình hình chính trị ở Đông Bắc Á có thể giải mã ngoại giao Hàn Quốc trong những năm gần đây Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lee Myung Bak, Hàn Quốc đã thực hiện chính sách thân Mỹ và ủng hộ Nhật Bản Kết quả là mối quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc, Hàn Quốc – CHDCND Triều Tiên đã bị xem nhẹ và phải hứng chịu nhiều chướng ngại Chừng nào Mỹ và Trung Quốc vẫn chƣa đạt đƣợc một sự cân bằng quyền lực trong trật tự chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương thì một cuộc đấu tranh âm ỉ vẫn tiếp tục diễn ra Tình hình này buộc Hàn Quốc phải theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng về quyền lực với việc trở thành quốc gia trung lập trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc Tuy nhiên,

“trung lập” ở đây không có nghĩa là “tự cô lập” Để đảm bảo lợi ích chiến lƣợc của mình, Hàn Quốc vẫn phải duy trì liên minh với Mỹ và liên kết với Trung Quốc Củng cố quan hệ Trung – Mỹ không chỉ mang lại lợi ích cho hai quốc gia này mà còn mang lại lợi ích cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc

Hai là, duy trì mối quan hệ đa phương ở ASEAN và Việt Nam

Chính sách của Hàn Quốc cần phải tạo dựng cho đƣợc một kênh đối thoại trực tiếp về hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan Để làm được điều này, trước tiên, Hàn Quốc phải nối lại đàm phán sáu bên hoặc thiết lập một cuộc đối thoại chiến lƣợc ba bên giữa Mỹ - Hàn Quốc - Trung Quốc để kiểm soát đối đầu trong khu vực Hàn Quốc cần tận dụng vai trò “đa diện” của Trung Quốc trong việc kêu gọi đầu tƣ chung vào Bắc Triều Tiên gắn với quá trình đàm phán FTA giữa hai nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Tổ hợp công nghiệp Kaesong để ngăn chặn ý đồ lợi dụng cơ sở kinh tế vào mục đích chính trị của Bình Nhƣỡng

Ba là, đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam

Về thương mại, để thực hiện định hướng bền vững, cân bằng, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 100 tỷ USD, đề nghị Hàn Quốc tích cực phối hợp đẩy nhanh quy trình kiểm dịch hàng nông sản Việt Nam, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng từ thịt lợn và nông sản tươi sống của Việt

Nam, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đƣa hàng hoá Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc; đồng thời, giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó góp phần giảm nhập siêu từ Hàn Quốc

Về hợp tác đầu tƣ, đề nghị Chính phủ, các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc có năng lực tích cực xem xét khả năng mở rộng đầu tƣ tại Việt Nam trong các lĩnh vực nhƣ công nghiệp hỗ trợ, cơ khí - chế tạo, ô tô, sản phẩm điện tử - bán dẫn, năng lƣợng sạch và năng lƣợng tái tạo, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đô thị thông minh, nông nghiệp hiện đại, đầu tƣ vào các công trình hạ tầng quy mô lớn thông qua hình thức hợp tác công-tƣ (PPP) nhƣ hệ thống đường bộ cao tốc; xem xét tham gia quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam, bảo toàn vốn của Nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi tối đa theo quy định của pháp luật Việt Nam cho các nhà đầu tƣ Hàn Quốc

4.2.2.1 Trên góc độ vĩ mô a) Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã quan tâm nhiều đến hoạt động xúc tiến thương mại, song vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết

Trước hết, do chưa đặt Hàn Quốc là một thị trường trọng điểm, nên hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường này chưa được quan tâm đặc biệt Trong số

2182 đề án trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2003, chỉ có 21 dự án do Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện là giành riêng cho việc nghiên cứu thị trường Hàn Quốc

Bên cạnh đó, nhận thức về hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn chƣa đầy đủ Thông thường, xúc tiến xuất khẩu được hiểu là các hoạt động được thiết kế để làm tăng xuất khẩu của cả đất nước hay của các doanh nghiệp Chính vì thế, nên trong thời gian qua, Việt Nam mới tập trung vào các hoạt động thông tin thương mại, quảng cáo, khuyến mại, tổ chức các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm với những người tiêu dùng trong và ngoài nước Trong các hoạt động này, chúng ta mới tập trung vào việc xúc tiến bán các sản phẩm hiện có Các hội chợ, triển lãm đƣợc tổ chức chủ yếu ở Việt Nam, nên tác động quảng bá sản phẩm Việt Nam đến người tiêu dùng nước ngoài thấp Đồng thời, môi trường pháp lý cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn chưa hoàn thiện, chƣa đạt đƣợc sự đồng bộ giữa các luật kinh tế và luật doanh nghiệp Công tác điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu của của chính phủ còn nhiều bất cập Mặt khác, nguồn lực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất hạn chế, chƣa đƣợc huy động và khai thác một cách hiệu quả Vấn đề là Việt Nam nên tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo hướng nào để có thể làm tăng xuất khẩu nói chung và sang thị trường Hàn Quốc nói riêng Điều quan trọng nhất là cần nhận thức đầy đủ hơn về xúc tiến xuất khẩu, phải coi đó là chiến lƣợc phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động xuất khẩu Nhƣ vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động xuất khẩu đƣợc coi là trọng tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế, và xuất khẩu sang Hàn Quốc đƣợc coi là một trong những giải pháp để giảm mức nhập siêu, thì chiến lƣợc phát triển xuất khẩu quốc gia cần phải đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng và đòi hỏi sự tham gia của mọi đối tác liên quan - nhà nước, các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu và các doanh nghiệp, phải tập trung nguồn lực vào một số ngành, hàng xuất khẩu có lựa chọn, tức những ngành, những sản phẩm có khả năng cạnh tranh và chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vừa qua, chúng ta đã thông qua Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2004 với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, bao gồm tƣ vấn xuất khẩu, đào tạo, khảo sát thị trường nước ngoài, quảng bá thương hiệu Nhà nước hỗ trợ khoảng 150 tỷ đồng cho chương trình này Nếu thực hiện có hiệu quả, thì đây là một giải pháp tốt để thúc đẩy xuất khẩu Tham gia vào công tác xúc tiến thương mại không chỉ có Cục XTTM của Bộ Thương mại, mà còn các tham tán, thương vụ ở nước ngoài, các hiệp hội ngành nghề và các cơ quan XTTM của các bộ, tổng công ty ngành nghề Vì thế, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này để đảm bảo hiệu quả của công tác XTTM Riêng đối với thị trường Hàn Quốc, hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong thời gian tới cần tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, mở rộng danh mục sản phẩm xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và hoàn thiện mạng lưới xúc tiến xuất khẩu

Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin về thị trường Hàn Quốc Thực tế cho thấy công tác nghiên cứu thị trường của nước ta còn rất kém hiệu quả Vì thế, để mở rộng xuất khẩu, không chỉ riêng thị trường Hàn Quốc, mà tất cả các thị trường khác đều cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống Cho đến nay, nhìn chung các bộ chuyên ngành, đặc biệt những bộ có sản phẩm tham gia xuất khẩu, đều thực hiện nghiên cứu các thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của ngành mình Để tránh chồng chéo, hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu trong phạm vi Bộ Thương mại có thể được tiến hành thông qua một số vụ trong cơ quan

Bộ như Vụ châu á - Thái Bình Dương, Vụ Xuất nhập khẩu, Viện Nghiên cứu Thương mại, Trung tâm Thông tin thương mại và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài Các cơ quan này tập trung nghiên cứu tổng quan về thị trường Hàn Quốc Cụ thể là chỉ ra những xu hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế, giới thiệu các tập quán kinh doanh của Hàn Quốc cũng như các vùng khác nhau của nước này, giới thiệu cho doanh nghiệp về hệ thống phân phối của Hàn Quốc, thói quen tiêu dùng của người Hàn Quốc

Trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá đƣợc tăng cờng nhƣ hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để giành thị phần là rất quyết liệt Hơn nữa, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi phần nào các yếu tố tác động lên khả năng cạnh tranh của các quốc gia, các ngành và các doanh nghiệp Ngày nay, các yếu tố nhƣ tri thức và liên quan với nó là chất lƣợng nguồn nhân lực, vốn, sự khác biệt của sản phẩm và sự tham gia có lực chọn của chính phủ vào một số hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng hơn so với một số yếu tố khác nhƣ đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động rẻ Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thị trường Hàn Quốc nói riêng và nghiên cứu các thị trường nước ngoài nói chung cần phải đƣợc tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu thói quen, sở thích, điều kiện kinh tế của người tiêu dùng, nhằm tạo nên những sản phẩm không những chỉ phù hợp với nhu cầu của họ, mà còn làm thỏa mãn chúng đến mức tối đa Tuy người dân Hàn Quốc theo nhiều dòng đạo khác nhau, song trong một vài lĩnh vực nhƣ giáo dục, hành chính quốc gia, phong tục tập quán, các mối quan hệ xã hội lại chịu tác động rất mạnh của đạo Khổng Họ là những người có ý thức dân tộc rất mạnh, giữ tôn ti trật tự và lễ giáo rất kỷ cương Việc quan tâm đến những giá trị đạo đức truyền thống này trong quá trình nghiên cứu thị trường Hàn Quốc sẽ giúp chúng ta có thể nhìn nhận thói quen tiêu dùng của người dân nước này một cấch toàn diện hơn

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, hãy làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng trong giai đoạn hiện tại, muốn chiếm lĩnh thị trường, họ không thể bán ra các sản phẩm họ có, mà phải tạo nên các sản phẩm mà người tiêu dùng cần để bán cho họ với mức giá cạnh tranh so với các đối thủ Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến việc đạt đƣợc tính khác biệt trong các sản phẩm xuất khẩu của mình Chính đặc trƣng này sẽ tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và khuyến khích họ mua hàng

Các kết quả từ hoạt động nghiên cứu thị trường phải được phổ biến một cách hiệu quả và nhanh nhất đến các đói tƣợng quan tâm Chúng có thể đƣợc cập nhật trên trang Web của Bộ, hoặc được cung cấp dưới dạng các ấn phẩm Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu Chính phủ cũng cần có chính sách và những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu :

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Tuấn Anh, 2012. Cây cầu hữu nghị của hai dân tộc, Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc
12. Ngô Xuân Bình, 2010. Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới, Báo cáo tổng hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới
13. Nguyễn Thanh Bình, 2010. Phân tích đánh giá nguyên nhân làm xuất khẩu tăng chậm, nhập siêu tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các giải pháp khắc phục để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu trong thời kỳ tới năm 2020, Báo cáo chuyên đề, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đánh giá nguyên nhân làm xuất khẩu tăng chậm, nhập siêu tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các giải pháp khắc phục để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu trong thời kỳ tới năm 2020
14. Nguyễn Hữu Cát, 2005. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: thực trạng và triển vọng, Tạp chí Cộng sản (12), tr.63-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Cộng sản
15. Nguyễn Hữu Cát, 2012. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á 6 (42) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
16. Đỗ Văn Chiến, 2010. Xác định những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trong 5 năm tới và các biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
20. Chính phủ, 2006. Quy định mới hướng dẫn quy chế vay, trả nợ nước ngoài và quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định mới hướng dẫn quy chế vay, trả nợ nước ngoài và quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
21. Cho Jae Hyun, 1995. Quan hệ Hàn - Việt trong lịch sử, Tạp chí Xưa và nay 22. Phạm Thị Hải Chuyền, 2012. Cùng chia sẻ kinh nghiệp nâng cao năng lực hợp tác, Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Xưa và nay "22. Phạm Thị Hải Chuyền, 2012. Cùng chia sẻ kinh nghiệp nâng cao năng lực hợp tác, "Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc
23. Trần Văn Chử, 2002. Giáo trình kinh tế học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học phát triển
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
24. Văn Hữu Chiến, 2012. Đà Nẵng: Điểm sáng trong bức tranh hợp tác quốc tế, Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc san kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc
27. Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (27), tr.219-231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh
28. Nguyễn Văn Dương, 2009. Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa giáo dục từ 1992 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á 12 (106), tr.41- 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
29. Tổng cục thống kê, 2022. Báo cáo phân tích kinh tế II) Tiếng Hàn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích kinh tế
30. 한국무역협회 호치민지부 (2023), “2022년도 베트남 및 한-베트남 수출입 동향 ”, KITA Market Report, 한국무역협회(KITA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2022년도 베트남 및 한-베트남 수출입 동향
Tác giả: 한국무역협회 호치민지부
Năm: 2023
31. 김진일,and 한기문 (2022), "신남방 3P 정책과 연계한 기술수출에 대한 소고.", 貿易商務硏究 145-163(19쪽), 한국무역상무학회 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 신남방 3P 정책과 연계한 기술수출에 대한 소고
Tác giả: 김진일,and 한기문
Năm: 2022
32. 라미령,최인아,정재완,신민금,and 김형종 (2022), "포스트 코로나 시대의 아세안 공동체 변화와 신남방정책의 과제.", 정책연구 브리핑 1- 24(24쪽), 대외경제정책연구원 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 포스트 코로나 시대의 아세안 공동체 변화와 신남방정책의 과제
Tác giả: 라미령,최인아,정재완,신민금,and 김형종
Năm: 2022
33. 이권형 (2022) "신남방정책 평가와 개선방향 .”, 경제 ã 인문사회연구회 34. 김지현 (2022), "신남방국가의 전기전자산업 교역활성화 방안 연구 - 베트남, 인도네시아, 필리핀 시장 비교를 중심으로 -.", e-비즈니스 연구 195- 208(14 쪽 ), 국제 e- 비즈니스 학회 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 신남방정책 평가와 개선방향.”, 경제ã인문사회연구회 34. 김지현 (2022), "신남방국가의 전기전자산업 교역활성화 방안 연구 - 베트남, 인도네시아, 필리핀 시장 비교를 중심으로 -
Tác giả: 이권형 (2022) "신남방정책 평가와 개선방향 .”, 경제 ã 인문사회연구회 34. 김지현
Năm: 2022
35. 최영미 (2021), " 중견국 외교로서의 신남방정책의 평가와 발전 방향 : 한-아세안 관계를 중심으로.", 21세기 정치학회보 77-95(19쪽), 21 세기정치학회 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 중견국 외교로서의 신남방정책의 평가와 발전 방향: 한-아세안 관계를 중심으로
Tác giả: 최영미
Năm: 2021
38. 김석우 , 문경연 , 이진영 ,and 박사무엘 (2019), " 신남방정책의 KOICA 이행방안 연구 ." , 한국국제협력단 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 신남방정책의 KOICA 이행방안연구
Tác giả: 김석우 , 문경연 , 이진영 ,and 박사무엘
Năm: 2019
39. 조대현 (2019), " 한 - 아세안 경제협력 성과와 과제 - 신남방정책 추진 경과와 방향 -." POSRI 이슈리포트 1-13 쪽 (13 쪽 ), 포스코경영연구원 ( 구 포스코경영연구소 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 한-아세안 경제협력 성과와 과제 - 신남방정책 추진경과와 방향 -
Tác giả: 조대현
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Chính sách hướng nam mới của hàn quốc và tác Động tới quan hệ thương mại giữa hàn quốc và việt nam
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 6)
Bảng 1.1. Ba trụ cột và 16 nhiệm vụ của NSP. - Chính sách hướng nam mới của hàn quốc và tác Động tới quan hệ thương mại giữa hàn quốc và việt nam
Bảng 1.1. Ba trụ cột và 16 nhiệm vụ của NSP (Trang 40)
Bảng 3.4. Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc - Chính sách hướng nam mới của hàn quốc và tác Động tới quan hệ thương mại giữa hàn quốc và việt nam
Bảng 3.4. Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w