TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT .... cơ sở lý luận về tác
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT
Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu về chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và sự tác động của chúng đến lạm phát đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước, trong một số công trình tiêu biểu như sau:
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam đã chứng minh chính sách tài khoá và tiền tệ được sử dụng nhằm chống suy thoái kinh tế và có ảnh hưởng tới lạm phát
Những nghiên cứu sử dụng công cụ CSTK và CSTT chống suy thoái kinh tế
Tô Ngọc Hưng (2011) tập trung đề cập đến sự phối hợp giữa CSTK và CSTT nhằm chống suy thoái kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-
2009, từ đó khẳng định rằng sự phối hợp giữa 2 công cụ chính sách vĩ mô này trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô có sự biến động phức tạp là rất cần thiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và chống suy thoái kinh tế Tác giả cũng đã đi sâu phân tích sự phối kết hợp giữa 2 công cụ CSTK và CSTT nhằm chống suy thoái kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 Nhưng nghiên cứu này chưa đề cập đến khả năng gây lạm phát từ việc sử dụng các công cụ chính sách này
Lê Xuân Nghĩa (2011) đã làm rõ nguyên lý về sự phối hợp giữa CSTK và CSTT trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động, từ đó đi sâu phân tích sự phối hợp giữa CSTK và CSTT tại một số nước và Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 Qua đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam Tuy vậy, bài viết này cũng chưa đề cập sự tác động của việc sử dụng các công cụ này có gây ra lạm phát hay không
Nguyễn Thị Kim Thanh (2012) tập trung phân tích và làm rõ những nguyên tắc căn bản nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong phối hợp giữa CSTK và CSTT nhằm chống suy thoái kinh tế Những nguy cơ tiềm ẩn gây lạm phát khi sử dụng các công cụ CSTK và CSTT cũng đã được tác giả đề cập nhưng còn khá sơ sài
Những nghiên cứu về suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 và các gói hỗ trợ chống suy thoái kinh tế
Thúy Vi (2020) cung cấp các tư liệu dự báo của OECD về suy thoái kinh tế do sự tác động của đại dịch COVID-19 ở các nước phát triển như: kinh tế Anh có thể giảm 11,5%, Tây Ban Nha, Pháp và Ý sẽ giảm trên 11%, Mỹ sẽ giảm 7,3%… Minh Đức (2020) đã đề cập gói hỗ trơ kích thích kinh tế rất lớn (khoảng 2.200 tỷ USD) của Mỹ ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế và khẳng định gói tài khóa nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đã phát huy tác dụng tích cực
Hoài Hà (2020) cho biết nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào suy thoái trong quý I/2020 (giảm 4,8%) sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp, đồng thời cho biết gói kích thích kinh tế được Chính phủ nước này thông qua lần đầu lên tới khoản
989 tỷ USD nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế
An Việt (2020) cho biết ngay từ giai đầu đại dịch bùng phát chính phủ Đức đã tung ra gói giải cứu nền kinh tế nước này lên tới 750 tỷ EUR
Bùi Hiền (2020) đã đề cập đến gói hỗ trợ tài khóa của Trung Quốc lên tới khoản
500 tỷ USD nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19
Thế Vũ (2020) cho biết Chính phủ Singapore liên tục tung ra các gói hỗ trợ tài khóa nhằm ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, bao gồm cả hỗ trợ cho dân chúng Mọi người dân từ 21 tuổi trở lên được nhận 600 SGD qua tài khoản ngân hàng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua gói “ngân sách kiên cường” trị giá 33 tỷ SGD (khoảng 23,5 tỷ USD)
Thu Hoài (2020) đã thống kê tư liệu về các gõi hỗ trợ được ngân hàng trung ương nhiều nước tung ra nhằm chống suy thoái kinh tế
Nguyễn Trọng Tài (2020) đề cập các gói hỗ trợ tài khóa nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế xã hội ở một số nước và từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam, trong đó có khuyến nghị về khả năng gây lạm phát từ các gói hỗ trợ tài khóa ồ ạt của hàng loạt nước
Nguyễn Trọng Tài và Nguyễn Thị Huyền Trang (2021) tiếp tục đưa ra một số khuyến nghị về cách thức hỗ trợ nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế có thể gây ra các bất ổn đối với thị trường tài chính toàn cầu
Phạm Văn Thiện (2020) đã đề cập các số liệu về gói tài khóa mà Chính phủ Việt Nam tung ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trước các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19
Các nghiên cứu về tác động của các gói hỗ trợ chống suy thoái kinh tế đến lạm phát
Cuong ( 2019) đã ứng dụng mô hình VAR cùng với dữ liệu chuỗi thời gian từ
1986 đến 2018 để đưa kết luận rằng Việt Nam nằm trong nhóm các nước áp dụng chính sách tài khóa quá mức và thâm hụt ngân sách quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ và cùng chiều lên lạm phát Tác giả cũng nhận định Chính phủ phải tuân theo một chính sách tài khóa chặt chẽ hơn để cân bằng ngân sách trong dài hạn
Khieu (2014) đã sử dụng dữ liệu theo tháng từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2012 cùng với mô hình SVAR Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách quốc gia không có tác động đến cung tiền và từ đó không có tác động đến lạm phát
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: đa dạng hóa thu nhập ngân hàng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Bước 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Từ vấn đề nghiên cứu ở bước 1, tác giả thực hiện tìm hiểu các cơ sở lý thuyết cùng với các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập và tác động của đa dạng hóa thu nhập ngân hàng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng Thông qua cơ sở lý thuyết và đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết
Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô được thu thập trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (Worldbank) Dựa trên các dữ liệu này, tính toán các số liệu cần thiết cho việc phân tích định tính và chạy mô hình nghiên cứu
Bước 4: Chạy mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình véctơ tự hồi quy VAR (Vecto Auto Regressive model) trên phần mềm Stata 13.0 cho việc phân tích định lượng Ước lượng VAR đòi hỏi các biến trong mô hình phải được kiểm tra tính dừng Luận văn sử dụng kiểm định Phillip– Person (PP) để kiểm tra tính dừng của dữ liệu
Bước 5: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu về tác động của việc sử dụng các công cụ CSTK và CSTT nhằm chống suy thoái kinh tế đến lạm phát tại Việt Nam, đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan Bước 6: Kết luận và gợi ý chính sách Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra kết luận và một số giải pháp nhằm giúp ứng phó với nguy cơ LP từ việc sử dụng các công cụ CSTK và CSTT nhằm chống suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 tại Việt Nam thời gian tới
Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đều được thu thập từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 1997-2022
2.2.2.Phương pháp nghiên cứu Để phân tích tác động của việc sử dụng các công cụ CSTK và CSTT chống suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 đến LP, luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích định lượng thông qua sử dụng mô hình véctơ tự hồi quy VAR (Vecto Auto Regressive model) Phương pháp VAR được đề xuất bởi Sims (1980), đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mô Mô hình VAR được sử dụng trong nghiên cứu này vì VAR phù hợp với dữ liệu theo chuỗi thời gian Mô hình VAR còn được gọi là mô hình vector tự hồi quy là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn chiều trong dự báo một tập hợp biến, nghĩa là một vector của biến chuỗi thời gian Nó ước lượng từng phương trình của mỗi biến chuỗi theo các độ trễ của biến (p) và tất cả các biến còn lại Mô hình VAR là sự kết hợp của mô hình tự hồi quy đơn chiều (AR) và hệ phương trình đồng thời (SEs) trong cùng một hệ thống Mô hình VAR kết hợp ưu điểm của AR là rất dễ ước lượng bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS) và ưu điểm của SEs là ước lượng nhiều phương trình trong cùng một hệ thống Ngoài ra, mô hình VAR có thể khắc phục được nhược điểm của SEs là nó không quan tâm đến tính nội sinh của các biến kinh tế Tức là các biến kinh tế vĩ mô thường mang tính nội sinh khi chúng tác động qua lại lẫn nhau Tính nội sinh làm cho phương pháp hồi quy bội dùng một phương trình hồi quy nhiều khi bị sai lệch khi ước lượng Đây là những lý do khiến mô hình VAR trở nên phổ biến trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô.
Mô hình nghiên cứu
Nhằm đánh giá chính xác sự tác động của việc sử dụng các công cụ CSTK và CSTT đến LP ở Việt Nam, Luận văn sử dụng mô hình VAR Mô hình VAR
35 còn được gọi là mô hình vector tự hồi quy là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn chiều trong dự báo một tập hợp biến, nghĩa là một vector của biến chuỗi thời gian Nó ước lượng từng phương trình của mỗi biến chuỗi theo các độ trễ của biến (p) và tất cả các biến còn lại Mô hình VAR là sự kết hợp của mô hình tự hồi quy đơn chiều (AR) và hệ phương trình đồng thời (SEs) trong cùng một hệ thống
Mô hình VAR rút gọn có dạng sau:
Ai là các ma trận hệ số cỡ KxK của các biến, là véc tơ Kx1 hệ số chặn, là véc tơ Kx1 các cú sốc cấu trúc và là véc tơ ma trận hệ số của sốc,
Ω là véc tơ Kx1 các cú sốc cấu trúc và là véc tơ ma trận hệ số của sốc Trên cơ sở mô hình trên, các nhà nghiên cứu có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các biến số nhằm đánh giá sự tác động của chúng đối với một mục tiêu cụ thể nào đó Trên cơ sở mô hình lý thuyết VAR vận dụng vào điều kiện Việt Nam nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến LP Luận văn sử dụng các biến sau (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Các biến Kí hiệu Ảnh hưởng dự kiến đến lạm phát (INF)
Thâm hụt ngân sách BUD +
Chi tiêu Chính phủ GEXP +
Tỷ giá hối đoái EXC +
Mức độ mở cửa thương mại
Chương 2 của Luận văn giới thiệu quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá những tác động của các công cụ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam Luận văn sử dụng đồng thời cả phương pháp đánh giá định tính cũng như sử dụng mô hình định lượng nhằm đánh giá chính xác mức độ tác động của các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ đến lạm phát tại Việt Nam Đối với phương pháp phân tích định tính, Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu về chính sách tài khóa và tiền tệ trong giai đoạn từ 2020 đến 2022 cả trong nước và một số nước lớn để đánh giá mức độ tác động của chúng đến lạm phát Đối với đánh giá định lượng, Luận văn sử dụng mô hình định lượng hồi qui VAR với các biến số được lựa chọn phù hợp và khoảng thời gian nghiên cứu đủ dài nhằm đánh giá chính xác mức độ tác động của các nhân tố đến lạm phát tại Việt Nam thì các nhân tố chính sách tài khóa và tiền tệ có tác động thế nào
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ NHẰM CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ DO ĐẠI DỊCH
COVID-19 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
Khái quát chung về Đại dịch COVID-19 và tác động của Đại dịch đối với nền
3.1.1 Diễn biến Đại dịch COVID-19
Cuối tháng 12 năm 2019, những ca nhiễm virus Corona bắt đầu xuất hiện ở
Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng lan nhanh trên thế giới, với số lượng nhiễm và trường hợp tử vong liên tục tăng lên chóng mặt Theo trang thống kê Worldometer.info, tính đến 22h ngày 26/4/2022 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 510,2 triệu ca nhiễm virus, hơn 6,2 triệu ca tử vong Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không chỉ đối với sức khỏe, sự tự do đi lại của con người, mà nó còn khiến nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng Ban đầu nó chỉ liên quan đến một số nước bị dịch bệnh hoành hành, khiến một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ở những nước này tạm thời bị ngưng trệ Sau đó, nhiều nước do không dự liệu đúng những mối hiểm họa nên dịch bệnh lan rất nhanh trên toàn cầu, buộc WHO phải tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch vào ngày 11/3/2020 Khi virus lan nhanh, chuỗi sản xuất toàn cầu nhanh chóng bị đứt gãy do hầu hết các nước thực hiện giãn cách xã hội, các DN buộc phải ngưng hoạt động, điều này đã khiến nguồn cung bị đứt gãy, hàng loạt lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, khiến nhu cầu tiêu dùng bị sa sút nghiêm trọng hoặc là do không có thu nhập, hoặc là do dân chúng buộc phải tiết kiệm trong chi tiêu phòng ngừa rủi ro… Ở Việt Nam: Ngày 23/01/2020 đã xác nhận có ca nhiễm dịch bệnh COVID-19 đầu tiên, nhưng nhờ có các biện pháp quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên trong giai đoạn đầu Việt Nam đã kiểm soát tương đối thành công dịch bệnh Tuy vậy, dịch bệnh trên toàn cầu ngày càng phức tạp với biến chủng liên tục diễn biến khó lường Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 26/4/2022 thì tổng số mắc bệnh ở nước ta lên tới trên 10,6 triệu người và hơn 43.000 người tử vong Với diễn biến như vậy
38 sẽ khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng cho dù Chính phủ luôn khẳng định quan điểm “chống dịch như chống giặc” nhưng không được làm “đứt gãy” các hoạt động kinh tế và để hiện thực hóa chủ trương này thì một chiến lược “ngoại giao vắc-xin” đã được triển khai mạnh mẽ, rất quyết liệt; Cho đến nay, nước ta cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bao phủ tiêm chủng vắc-xin, tạo sự yên tâm cho việc mở cửa các hoạt động kinh tế và thực tế WTO cũng chính thức công bố COVID-19 không còn là đại dịch
3.1.2 Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 là rất nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong thế kỷ 21, lớn hơn hẳn so với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 Dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu (Sơ đồ 3.1)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sơ đồ 3.1: Các kênh tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế
Tác động ban đầu của dịch bệnh là những nước bị ảnh hưởng phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, điều này trực tiếp ảnh hưởng lên GDP của nước đó Khi dịch bệnh lan rộng, các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nước khác cũng bị đình đốn, làm cho chuỗi giá trị sản xuất bị gián đoạn, những ngành sản xuất có đầu vào phụ thuộc bên ngoài gặp khó khăn lớn trong
Doanh nghiệp đóng cửa, tổng cung giảm đột ngột tại từng nước
Chuỗi giá trị bị gián đoạn, tổng cung trên toàn thế giới giảm mạnh
Thất nghiệp tăng, rủi ro tăng → tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng nhưng đầu tư giảm
39 duy trì hoạt động Khi DN phải ngừng sản xuất, thất nghiệp gia tăng, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, gia tăng tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro; Đồng thời nhà đầu tư cũng thu hẹp đầu tư, chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn
Theo các tư liệu thống kê đã được công bố, do tác động của Đại dịch COVID-19 kinh tế toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng Cụ thể: Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm 4,3% trong năm 2020 (Huy Vũ, 2021), trong đó mức suy giảm ở các nước phát triển giảm 5,4%: Tây Ban Nha 12,4%, Pháp 9,4%, Đức 5,6% (Khải Hoàn, 2021) Mỹ 3,6% Nhật 5,3% (Huy Vũ, 2021) Anh 9,9% (Nhật Đăng, 2021) Nền kinh tế một số nước ASEAN cũng có sự suy giảm mạnh, như: Thái Lan 6,1%; Indonesia 2,07%; Singapore 5,4%; Malaysia 5,6%; Philippines 9,5% (Thế Lâm, 2021) Đối với Việt Nam: Với nền kinh tế có mức độ mở cửa cao, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra khiến chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gãy, các hoạt động kinh tế của Việt Nam chịu các cú sốc cung cầu nghiêm trọng, với hệ quả tất yếu là tăng trưởng suy giảm rất mạnh, chỉ còn đạt mức 2,91% năm 2020 Tuy đây vẫn là mức tăng trưởng dương nhưng là mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 20 năm qua Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đạt được “mục tiêu kép” vừa ngăn chặn đại dịch, vừa phát triển kinh tế Thực tiễn cho thấy, những chủ trương và giải pháp được triển khai đã phát huy tác động tích cực trong hoạt động kinh tế với tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64% (Nhật Quang, 2021) Tuy vậy, do dịch bệnh bùng phát dữ dội tại hàng loạt các địa phương, đặc biệt là tại đầu tàu tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2021 buộc Chính phủ phải tiếp tục thực thi giãn cách xã hội, hệ quả là cho dù các biện pháp tài khóa và tiền tệ đã được triển khai nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục bị suy giảm, chỉ đạt 2,58%
3.2 Lạm phát từ các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ chống suy thoái kinh tế do Đại dịch COVID-19
3.2.1 Các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ chống suy thoái kinh tế do Đại dịch COVID-19
3.2.1.1 Gói hỗ trợ từ một số nước Để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ đại dịch, hầu hết các nước đều lập tức tung ra các gói hỗ trợ với quy mô và mục đích khác nhau Cụ thể:
Mỹ: Ngay từ tháng 3/2020 đã tung ra gói cứu trợ khẩn cấp lên tới 3.000 tỷ
USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19 (Việt An, 2020) Tuy vậy các gói kích thích kinh tế này nhanh chóng bị “bay hơi”, tầng lớp trung lưu của nước này vẫn phải vật lộn với nhiều khó khăn, nghèo đói gia tăng (Trà My, 2020) Chính vì vậy, cuối tháng 12/2020, nước này tiếp tục tung gói cứu trợ mới trị giá 900 tỷ USD (Hồng Nhung, 2020), cho dự nú chỉ bằng ẵ so với gúi mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ đề xuất từ đầu tháng 10 năm 2020 (Quỳnh Lê, 2020) Ngày 6/3/2021, Thượng viện Mỹ tiếp tục thông qua gói kích thích mới lên đến 1.900 tỷ USD (An Huy, 2021)
Nhật Bản: Để giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế, chính phủ
Nhật Bản đã ban hành gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục trị giá 108.000 tỷ JPY (khoảng 989 tỷ USD), tương đương 20% tổng GDP nước này nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và DN vượt qua khó khăn Các biện pháp kích thích kinh tế bao gồm 6.000 tỷ JPY (khoảng 54 tỷ USD) cấp phát cho các hộ gia đình và chủ DN nhỏ bị giảm thu nhập vì dịch bệnh; 26.000 tỷ JPY (khoảng 238 tỷ USD) chi cho hỗ trợ giảm thuế và các phúc lợi xã hội và một số khoản vay với LS 0% dành cho các DN tư nhân (Hoài Hà, 2020) Tổng giá trị của gói kích thích năm 2020 của Nhật Bản là 1.697 tỷ USD
Trung Quốc: Ngày 28/5/2020 nước này công bố gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ CNY (tương đương 559 tỷ USD) (Chí Thành, 2020) Trong khi đó, giai đoạn 2007/2009, nước này tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD kéo dài trong 2 năm (mỗi năm tương đương khoảng 7% GDP của nước này) (Keith Bradsher, 2008) Như vậy gói kích thích của Trung Quốc trong giai đoạn 2008/2009 lớn hơn so với gói kích thích năm 2020 Đức: Chính phủ đã phê duyệt gói giải cứu lên tới 750 tỷ EUR để bảo vệ nền kinh tế ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ Đức dự kiến sẽ đưa ra gói kích thích bổ sung thời gian tới để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế (An Việt, 2020)
Pháp: Chính phủ Pháp ban đầu phê duyệt gói hỗ trợ 45 tỷ EUR, nhưng sau đó đã tăng lên tới khoảng 110 tỷ EUR, bao gồm 20 tỷ EUR để giúp các công ty lớn, riêng hãng hàng không Air France KLM cũng có gói hỗ trợ riêng cùa chính phủ nước này 1
3.2.1.2 Gói hỗ trợ của Việt Nam
Trước các tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế, nhằm biến
“nguy” thành “cơ” nên Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ, cụ thể: đã có 95 văn bản pháp luật được ban hành nhằm hỗ trợ DN và người dân
Với gói hỗ trợ tài khóa:
Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ giãn, hoãn nộp thuế tương đương 180 nghìn tỷ đồng bao gồm:
(i) Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất Ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, được áp dụng rộng rãi cho hầu hết DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động trực tiếp của dịch COVID-19;
(ii) Giảm thuế thu nhập DN cho DN nhỏ và siêu nhỏ Chính phủ đã có văn bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập DN nhằm hỗ trợ, phát triển DN nhỏ và siêu nhỏ, theo đó, sẽ áp dụng thuế suất 15% đối với DN siêu nhỏ; thuế suất 17% đối với DN nhỏ; miễn thuế thu nhập DN 02 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với
DN nhỏ, DN siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh và sẽ được áp dụng ngay từ 1/7/2020 Với việc miễn giảm thuế cho DN nhỏ, siêu nhỏ như nội dung dự thảo, sẽ có khoảng 700 nghìn DN (chiếm khoảng 93% tổng số DN trong cả nước) được hưởng lợi;
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ LẠM PHÁT TỪ CÁC GÓI HỖ TRỢ TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ NHẰM CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
Triển vọng phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19
Tại cuộc họp lần thứ 15 diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, người đứng đầu tổ chức WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với COVID-19 đồng nghĩa với việc các nước bắt đầu một thời kỳ mới trong phát triển kinh tế, những quan ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu hoàn toàn bị loại bỏ Tuy vậy, dưới sự tác động tiêu cực của đại dịch, nền kinh tế toàn cầu rất bất ổn: Năm 2020 tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt -4,4% (Thu Hường,
2021) Năm 2021 tăng trưởng đạt 4,4% (Trần Toàn Thắng, Nguyễn Đoan Trang,
2022) Năm 2022 tăng trưởng đạt 3,19% (Trần Toàn Thắng, Nguyễn Đoan Trang,
2023) Dự báo năm 2023 tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục bị chậm lại, trong đó theo WB thì chỉ đạt 1,7% 8 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu vẫn là do sự tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19 khiến các nước tung ồ ạt các gói kích thích kinh tế khổng lồ dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung-cầu về tiền trên thị trường tài chính quốc tế dẫn đến LP gia tăng tại nhiều nước và để ứng phó với LP buộc NHTW các nước này phải thực thi CSTT thắt chặt khiến LS tăng lên, từ đó đầu tư tư nhân bị sụt giảm, dân chúng thắt chặt chi tiêu Mặt khác, cuộc chiến Nga-Ucraine cũng khiến cho tình hình kinh tế tài chính toàn cầu bị tác động xấu thêm bởi Nga là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng là đầu vào của các ngành công nghiệp chủ chốt toàn cầu, khi cuộc chiến này nổ ra kéo theo các chiến dịch cấm vận với xuất khẩu của Nga từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ mà hệ quả đó là giá cả các mặt hàng chiến lược này gia tăng nhanh chóng càng khiến cho tình trạng LP diễn biến phức tạp trên toàn cầu
8 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/03/tong-quan-du-bao-tinh-hinh-kinh-te-the- gioi-quy-i-va-ca-nam-2023/#:~:text=%C4%91%E1%BA%A7u%20n%C4%83m%202023.-
,Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20Tri%E1%BB%83n%20v%E1%BB%8Dng%20kinh%20t%E1%BA%BF%20to%C3%A0n%20c%E1%BA%A7u%20th%C3%A1ng,%2C7%25%20v%C3%A0o%20n%C4%83m%202023
4.1.2 Triển vọng của Việt Nam
Ngay từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là “chống dịch như chống giặc” và biến “nguy” thành “cơ” nên hàng loạt các chủ trương và biện pháp đã được triển khai thực thi nên nhìn chung kết quả đạt được là khả quan với việc đại dịch từng bước được kiểm soát tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế với việc tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91% Tuy nhiên, do diễn biến đại dịch tại khu vực phía Nam đầu năm 2021 rất phức tạp buộc Chính phủ phải thực thi chính sách dãn cách xã hội hệ quả là tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ đạt 2,59% Nhưng bước sang năm 2022 khi mà đại dịch đã được kiểm soát thông qua chính sách “ngoại giao vắc xin” nên nền kinh tế được “bung” ra, tăng trưởng kinh tế đạt mức rất ấn tượng là 8,02% Nhưng bước sang năm 2023 thì triển vọng tăng trưởng kinh tế không mấy sáng sủa do tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu hướng sụt giảm (như đã phân tích) Theo con số thực tiễn đã được công bố thì tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2023 chỉ đạt 3,32% - thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của quý 1 năm 2020 là 3,66% và quý 1 năm 2022 là 4,72% Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Nguyên nhân chính là do đầu tư công đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp trong điều kiện đầu tư tư nhân không cao, thậm chí bị thoái lui nên tất yếu tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm Nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do hoạt động xuất nhập khẩu bị tác động do các nước đối tác xuất nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam có khó khăn về kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu sụt giảm Với một nền kinh tế mà đóng góp từ hoạt động xuất nhập khẩu tới xấp xỉ 25% thì khi hoạt động này bị suy giảm sẽ tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế Mặt khác, chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tiễn là mặc dù chúng ta đã kiểm soát khá tốt chỉ số CPI nhưng chỉ số PPI lại không kiểm soát được do hầu hết các đầu vào cho sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu, kết quả tất yếu đó là chi phí sản xuất của các DN trong nước có xu hướng tăng lên do giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao Tình trạng này có thể còn kéo dài do diễn biến nền kinh tế thế giới có thể sẽ rất phức tạp những năm tới khi mà cuộc chiến Nga-Ucraine chưa ngã ngũ kéo theo đó là tình trạng cấm vận kinh tế giữa Mỹ và các nước đồng minh với Nga sẽ ngày càng khốc liệt Như đã
57 phân tích thì do Nga là nước nắm được lợi thế của một nhà cung cấp chủ chốt một số loại nguyên liệu đầu vào chiến lược nên tình trạng cấm vận sẽ khiến giá các loại nguyên liệu đầu vào này sẽ còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, hệ quả là rủi ro trong sản xuất tăng lên – điều này sẽ tác động bất lợi đến các hoạt động kinh doanh trong nước.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn đến năm 2025
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn đến năm 2025 xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt; tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống; các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ Mặc dù đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát nhưng dịch bệnh khác vẫn diễn biến phức tạp nên các nguy cơ tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội vẫn là các thách thức cho phát triển Nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì quan điểm phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế 5 năm 2021 – 2025: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 6,5 - 7%/năm Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hoá khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20%
Các định hướng , nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025 là : (i) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát LP Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
58 trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số, hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng;
(ii) Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên kết vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng; phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế; phát triển các vùng nguyên vật liệu trong nước để chủ động hơn các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển kinh tế biển;
(iii) Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông vận tải, cảng biển, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, nông nghiệp ; phát triển đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung nâng cao chất lượng đô thị Tiếp tục xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chế để phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng công nghệ số;
(iv) Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm;
(v) Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao vai trò, trách nhiệm của DN trong đào tạo;
(vi) Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
(vii) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ công lập Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số Cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở nghiên cứu; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các DN, trường đại học, cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu thị trường Tăng cường liên kết DN với các viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực của DN về tiếp thu, làm chủ và từng bước tham gia tạo ra công nghệ mới Khuyến khích DN đầu tư nước ngoài hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam Đổi mới căn bản cơ chế quản lý ngân sách nhà nước chi cho khoa học, công nghệ; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học, công nghệ, gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng;
(viii) Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số; phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Giải pháp ứng phó với nguy cơ lạm phát từ các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
tệ chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
4.3.1.1 Tăng cường phối hợp CSTK và CSTT trong việc xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu được lựa chọn
Như chương 1 đã đề cập thì việc phối hợp các công cụ CSTK và CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô là vô cùng quan trọng, bởi thông qua đó, các công cụ chính sách này không những không cản trở nhau mà lại có thể hỗ trợ nhau trong kiểm soát những bất ổn vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ LP tiềm ẩn gia tăng trong nền kinh tế Mặc dù việc lựa chọn các mục tiêu kinh tế vĩ mô rất quan trọng đối với quá trình phối hợp chính sách, xong các nỗ lực để tuân thủ các mục tiêu đã đề ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phối hợp chính sách Sự phối hợp CSTK và CSTT phải hướng tới xây dựng các mục tiêu chung để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến thực hiện các mục tiêu của các ngành, lĩnh vực khác
Trong những năm tới, trên cơ sở thực trạng và diễn biến của kinh tế trong nước cũng như quốc tế, cần xác định rõ mục tiêu kinh tế vĩ mô là: (i) Tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó chú ý đến các vấn đề về LP và các cân đối vĩ mô; (ii) Tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển thay vì mục tiêu hướng tới tăng trưởng nhanh số lượng DN như giai đoạn trước đây Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và NHNN nên có sự phối hợp trong việc xác định mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó Đồng thời, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung mục tiêu chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu LP linh hoạt - nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung Trên cơ sở các mục tiêu chung, NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia xác định khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và linh hoạt trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu, xây dựng kế hoạch tài chính – tiền tệ tổng thể cho từng năm, trong đó, các vấn đề về bội chi ngân sách, đầu tư công, hiệu quả đầu tư cần phải được tính toán và xem xét cụ thể trên các vấn đề có liên quan tới CSTT như tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng để đảm bảo việc thực thi 2 chính sách được đồng bộ và hiệu quả, là tiền đề rất quan trọng không chỉ
61 nhằm kiểm soát tốt lạm phát, mà còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thông qua duy trì sự ổn định bền vững môi trường kinh tế vĩ mô
Việc phối hợp CSTK và CSTT cần có sự nhất quán giữa các mục tiêu chính sách ngắn hạn và trung, dài hạn Việc nhất quán giữa các mục tiêu CSTT và CSTK là rất quan trọng bởi đây là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu lực của các công cụ chính sách này Cụ thể:
Trong ngắn hạn: CSTK và CSTT cần phối hợp chặt chẽ nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát LP ở mức dưới một chữ số và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn tình trạng phá sản của DN có xu hướng diễn biến phức tạp gần đây
Trong trung, dài hạn: CSTK phải hướng tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Trong đó, thu chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với mục tiêu ổn định tiền tệ CSTT phải kiên trì với mục tiêu kiểm soát LP, việc kiểm soát mức độ tăng giá cần phải được đặt lên hàng đầu, không chỉ trong thời kỳ có LP cao mà ngay cả thời kỳ LP thấp nhằm tạo lập niềm tin cho thị trường, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định Theo đó, cần tính toán và kiểm soát được lượng cung tiền M 2 trên cơ sở
LP mục tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố khác Chủ động sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát cung tiền, tiến tới chuyển từ kiểm soát
M 2 sang điều hành dựa vào mục tiêu trung gian khác là LS
4.3.1.2 Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, minh bạch hơn trong việc hoạch định và thực thi chính sách, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Việc hình thành một cơ sở dữ liệu chung là rất quan trọng đối với công tác quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, bởi nếu tình trạng thông tin chưa đầy đủ và kịp thời, thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định Hiện nay hệ thống thông tin kinh tế của Việt Nam còn nhiều yếu kém, thiếu độ tin cậy và không được cập nhật, việc hoạch định chính sách chưa thực sự được minh bạch, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng, chưa có cơ chế rõ ràng trong việc chia sẻ thông tin giữa các cơ
62 quan hoạch định và thực thi chính sách Trong thời gian tới, cần sớm khắc phục tình trạng thông tin không cập nhật, không đầy đủ, thiếu chính xác, làm cho việc ra quyết định thiếu căn cứ đầu vào đầy đủ Đồng thời cần hoàn thiện và nâng cao tính pháp lý của các quy định về chế độ báo cáo thông tin, cơ chế chia sẻ thông tin Đối với CSTT: (i) Việc hoạch định và thực thi chính sách phải phải đảm bảo duy trì tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ điều tiết LS thị trường theo hướng kiểm soát LP, ổn định tỷ giá; (ii) Phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động kinh doanh lành mạng và hiệu quả, tạo cơ sở để huy động nguồn lực tài chính cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, qua đó, tạo điều kiện tăng nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước Đối với CSTK: Cần nỗ lực tập trung các khoản thu, chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế, phát triển nền kinh tế vĩ mô bền vững, xác lập cơ sở kinh tế cho việc thực thi CSTT hiệu quả, ổn định và phát triển thị trường tiền tệ
4.3.1.3 Từng bước tiến tới thực hiện khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu và tăng cường kỷ luật tài khóa
Chính sách LP mục tiêu thực chất là việc NHTW đưa ra một mức LP theo kỳ vọng và điều hành CSTT nhằm đạt được mức LP mục tiêu đã cam kết Việc cam kết mức LP mục tiêu là rất quan trọng đối với một nền kinh tế vì nó tạo lập niềm cho công chúng và DN về sự ổn định của giá trị đồng tiền và cũng qua đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô Với việc xác định mục tiêu phối hợp CSTK và CSTT trong giai đoạn tới là tập trung vào việc xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thì việc áp dụng chính sách khuôn khổ LP mục tiêu và nâng cao kỷ luật tài khóa nên được xem là sự lựa chọn quan trọng đối với CSTT và CSTK của Việt Nam Đối với CSTT Để có thể áp dụng chính sách LP mục tiêu trong thời gian tới, cần phối hợp đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp thể chế: Nghiên cứu từng bước tăng tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách, từ đó mới có thể theo đuổi thực thi chính sách LP mục tiêu
Nhóm giải pháp kỹ thuật: Cần từng bước hoàn thiện phương pháp xác định
63 chỉ số LP trong nền kinh tế Tại một số nước thì các nhà chức trách thường công bố
2 loại chỉ số là CPI và PPI tuy nhiên hiện nay Việt Nam chỉ công bố chỉ số CPI, hơn nữa với cách xác định chỉ số CPI hiện cũng còn bất cập do tỷ trọng nhóm hàng lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nên chưa phản ánh trung thực diễn biến trong giá hàng hóa tiêu dùng trong nước 9 Chỉ số phản ánh LP rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và thực thi CSTT cho nên việc điều chỉnh cách tính toán LP trong nền kinh tế cần phải được quan tâm đúng mức
Nhóm giải pháp hỗ trợ: (i) Nâng cao năng lực dự báo thị trường – đây phải được xem là vấn đề cần được quan tâm đúng mức bởi việc điều hành CSTT có liên quan đến nền kinh tế để đạt được các mục tiêu kỳ vọng là tăng trưởng kinh tế, kiểm soát giá cả, kiểm soát tỷ giá, các mục tiêu xã hội khác nên việc đề cao năng lực dự báo sẽ giúp việc điều hành không gây sốc cho nền kinh tế Mặt khác, việc thực thi CSTT thường chịu tác động mạnh bởi CSTT của các nước khác, nhất là tại các nước đối tác thương mại chính của Việt Nam, từ đó sẽ tác động đến năng lực thương mại quốc tế, sự ổn định của thị trường tài chính trong nước, nên việc dự báo xu hướng trong điều hành CSTT ở những nước này là vô cùng quan trọng tránh được những rủi ro cho nền kinh tế; (ii) Củng cố và phát triển hệ thống NH: Những năm qua hệ thống các TCTD trong nước từng bước được tái cấu trúc và hoạt động ngày càng lành mạnh, tuy vậy những bất cập vẫn còn khá nhiều, nhất là về năng lực quản trị điều hành, năng lực quản trị kinh doanh và kiểm soát rủi ro, năng lực tài chính còn yếu Chính vì vậy việc phát triển hệ thống các TCTD nói chung, trong đó đặc biệt là hệ thống NHTM là rất quan trọng trong thời gian tới, bởi đây chính là