1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM AI TẠI CÔNG TY TNHH FPT SMART CLOUD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN QUỲNH PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM AI TẠI CÔNG TY TNHH FPT SMART CLOUD

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Hà Nội – 2023

Trang 3

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên trong Công ty TNHH FPT Smart Cloud đã giúp đỡ tôi và cung cấp những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu

Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá còn có nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “ Phát triển sản phẩm AI tại công ty TNHH FPT

Smart Cloud” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được thực hiện trên

cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Bảo Thoa

Các số liệu được thu thập và nghiên cứu thông qua nhiều nguồn khác nhau như: sách, giáo trình, tạp chí khoa học, internet, các báo cáo tài chính và tài liệu nội

bộ của Công ty TNHH FPT Smart Cloud là trung thực Các chiến lược và giải pháp hoàn thiện là do cá nhân tác giả tự rút ra trong quá trình nghiên cứu luận và thực tiễn hoạt động của Công ty TNHH FPT Smart Cloud

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước 8

1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 12

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 15

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về Trí tuệ nhân tạo 15

1.2.1 Định nghĩa trí tuệ nhân tạo 15

1.2.2 Thực trạng trí tuệ nhân tạo 17

1.2.3 Các xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo 18

1.3 Hoạt động phát triển sản phẩm mới 24

1.3.1 Khái niệm sản phẩm mới 24

1.3.2 Phát triển sản phẩm và phát triển sản phẩm mới 24

1.3.3 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới trong điều kiện kinh doanh hiện đại 25

1.3.4 Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới 25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Quy trình nghiên cứu 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3 Thu thập dữ liệu 41

2.3.1 Dữ liệu thứ cấp 41

2.3.2 Dữ liệu sơ cấp 41

2.4 Xử lý và phân tích dữ liệu 42

Trang 6

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM AI TẠI CÔNG TY TNHH FPT

SMART CLOUD 43

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH FPT Smart Cloud 43

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 43

3.1.2 Các dịch vụ của công ty 45

3.1.3 Các thành tựu của công ty 57

3.2 Hoạt động phát triển sản phẩm AI tại Công ty FPT Smart Cloud 60

3.3 Phân tích hoạt động phát triển hệ thống trợ lý ảo Chatbot FPT.AI (FPT.AI Conversation) của Công ty FPT Smart Cloud 62

3.3.1 Giới thiệu về hệ thống trợ lý ảo Chatbot FPT.AI 63

3.3.2 Phân tích quy trình phát triển hệ thống trợ lý ảo Chatbot FPT.AI 68

3.3.3 Phân tích thực trạng hoạt động marketing cho hệ thống trợ lý ảo Chatbot FPT.AI của Công ty FPT Smart Cloud 78

3.4 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH FPT Smart Cloud trong quá trình phát triển sản phẩm mới 80

3.4.1 Thuận lợi 80

3.4.2 Khó khăn 81

3.5 Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH FPT Smart Cloud trong quá trình phát triển sản phẩm mới 81

3.5.1 Ưu điểm của quy trình phát triển sản phẩm AI của Công ty TNHH FPT Smart Cloud 84

3.5.2 Nhược điểm của quy trình phát triển sản phẩm AI của Công ty TNHH FPT Smart Cloud 85

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM AI CỦA CÔNG TY TNHH FPT SMART CLOUD 86

4.1 Định hướng của Công ty TNHH FPT Smart Cloud trong công tác phát triển sản phẩm AI 86

4.1.1 Định hướng phát triển 86

4.1.2.Các chỉ tiêu cơ bản 88

Trang 7

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm AI tại Công ty

FPT Smart Cloud 89

4.2.1 Nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu để lựa chọn đúng sản phẩm thiết kế 89

4.2.2 Sàng lọc sản phẩm 92

4.2.3 Một số giải pháp marketing cho sản phẩm AI 96

4.2.4 Đầu tư nâng cao công nghệ 97

4.2.5 Các chương trình điều chỉnh chiến lược 98

4.2.6 Hoàn thiện đội ngũ nhân sự và các kỹ năng 98

4.2.7 Hoàn thiện quy trình thiết kế sản phẩm 99

4.2.8 Xây dựng kịch bản kinh doanh cho từng sản phẩm 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết

tăt

AI Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence

BĐS Bất động sản

CCCD Căn cước công dân

CEO Tổng giám đốc điều hành Chief executive officer

CL Chiến lược

CMND Chứng minh nhân dân

CRM Quản lý quan hệ khách hàng Customer Relationship

IoT Internet Vạn Vật Internet of Things

NLP Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Natural language processing NPD Phát triển sản phẩm mới New Product Development OCR Nhận dạng kí tự quang học Optical Character Recognition R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng nhân viên theo từng năm 45Bảng 3.2 Độ phủ sản phẩm AI của FPT Smart Cloud theo các ngành BFSI tại Việt Nam 46Bảng 3.3: Vai trò của các bộ phận ở từng bước trong quy trình phát triển hệ thống trợ lý ảo Chatbot FPT.AI tại Công ty TNHH FPT Smart Cloud 69Bảng 3.4: Bảng tóm tắt kế hoạch test ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm tại Công ty TNHH FPT Smart Cloud (ví dụ) 75Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả phỏng vấn sâu 82

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình Stage Gate 26

Hình 1.2: Mô hình Design Thinking 28

Hình 1.3: Quá trình phát triển sản phẩm mới 30

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn 38

Hình 3.1: Các khách hàng tiêu biểu của FPT Smart Cloud 44

Hình 3.2: Lõi công nghệ và nền tảng hội thoại FPT.AI 48

Hình 3.3: Các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ FPT.AI Conversation của doanh nghiệp 50

Hình 3.4: Nền tảng hội thoại thông minh FPT.AI Conversation 51

Hình 3.5 Quy trình tự động xử lý tài liệu của FPT AI Read 53

Hình 3.6 Số liệu hóa CMND 54

Hình 3.7 Định danh danh tính khách hàng 56

Hình 3.8: Tỷ trọng đóng góp cho doanh thu của từng sản phẩm 62

Hình 3.9 Kiến trúc hệ thống của Chatbot (FPT.AI 2020) 72

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, từ thay đổi cán cân quyền lực kinh

tế, đến cả quân sự và chính trị Riêng về mặt kinh tế, một nghiên cứu của PwC cho thấy trí tuệ nhân tạo trở thành cơ hội thương mại lớn nhất ngày nay trong nền kinh

tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng Chính vì lý do đó, trí tuệ nhân tạo đã trở thành cuộc đua toàn cầu của hai siêu cường kinh tế là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời, nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành xây dựng chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia của họ Để đảm bảo tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đem lại thịnh vượng cho quốc gia, bên cạnh việc tận dụng hiệu quả những thành tựu phát triển của công nghệ AI và tự động hóa, các nước cần đưa ra những giải pháp phù hợp cho tiến trình chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Theo Hồ Đắc Lộc và Huỳnh Châu Duy (2020), Việt Nam xếp thứ 62/172 toàn cầu và xếp thứ 10/15 khu vực Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới AI được coi như một công nghệ đột phá chiến lược, giúp doanh nghiệp, tổ chức đi nhanh, đi đầu, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng và hiệu quả nhất Theo dự báo của Analytics Insight, thị trường AI toàn cầu sẽ đạt trên 150 tỷ USD vào năm 2023 Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp Việt không tiếc tiền, nhân lực, thời gian để đầu tư vào AI

Tập đoàn FPT là công ty tiên phong chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn, cung cấp, triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ – viễn thông, đồng hành cùng các

Trang 12

khách hàng tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển kinh doanh dựa trên công nghệ Dựa trên những công nghệ mới nhất trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tự động hóa, kết nối vạn vật…, chúng tôi đưa ra những giải pháp, dịch vụ công nghệ tiên tiến giúp khách hàng chủ động, linh hoạt thích ứng trong mọi bối cảnh Công ty TNHH FPT Smart Cloud tiền thân từ ban công nghệ của tập đoàn FPT với chức năng chính trước đây

là R&D, nghiên cứ và phát triển mảng công nghệ tập trung chính là AI, IOT và Bigdata Vào tháng 8 năm 2020, FPT Smart Cloud được thành lập với 2 mảng kinh doanh chính là AI và Cloud Là công ty thành viên thứ 8 của tập đoàn FPT, FPT Smart Cloud được thành lập với sứ mệnh mang đến một nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI & dịch vụ điện toán đám mây đẳng cấp thế giới, tạo ra bước đột phá trong hoạt động vận hành doanh nghiệp, hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về Cloud Computing và Trí tuệ nhân tạo AI nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu Trí tuệ nhân tạo AI được nghiên cứu từ 2011 và đến 2017 là có sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo đối với Công ty TNHH FPT Smart Cloud nói riêng và các công ty ở Việt Nam nói

chung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm AI tại Công ty TNHH FPT

Smart Cloud” để làm luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tìm hiểu thực trạng phát triển sản phẩm của Công ty TNHH FPT Smart Cloud từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về phát triển sản phẩm

- Đánh giá hoạt động phát triển sản phẩm của công ty TNHH FPT Smart Cloud

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm của

Công ty

Trang 13

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận chung về phát triển sản phẩm?

Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển sản phẩm AI của Công ty TNHH FPT Smart Cloud hiện nay như thế nào?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào để nâng cao quy trình phát triển sản phẩm mới hiện nay của công ty?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và quy trình phát triển sản phẩm của Công ty

c Phạm vi thời gian:

- Sử dụng các dữ liệu thứ cấp của công ty từ năm 2020 đến năm 2022

- Sử dụng các dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra bảng hỏi năm 2022

4 Đánh giá đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của hoạt động phát triển sản phẩm mới

- Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích đánh giá có căn cứ hoạt động phát triển sản phẩm mới tại công ty, nêu được những lợi ích, những thành công và hạn chế của quy trình phát triển sản phẩm mới tại công ty

- Về giải pháp: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm của công ty trong giai đoạn tới

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 04 chương như sau:

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

TNHH FPT SMART CLOUD

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY TNHH FPT SMART CLOUD

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tham khảo tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển sản phẩm, có thể khẳng định rằng, vấn đề phát triển sản phẩm và các biện pháp phát triển sản phẩm đang là một vấn đề rất thời sự, thu hút được đông đảo giới khoa học quan tâm nghiên cứu Giải thích cho điều này đó chính là do tác động của hội nhập kinh tế cũng như việc gia tăng áp lực cạnh tranh đối với mọi thị trường hàng hóa Bên cạnh

đó, các kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đã luôn khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và sự cần thiết khách quan phải phát triển sản phẩm nhằm đồng bộ hóa, hoàn thiện hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, dù nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, nghiên cứu về các sản phẩm khác nhau như phân bón, công nghệ, thiết bị… nhưng nhìn chung, công trình khoa học của Hồ Đắc Lộc và Huỳnh Châu Duy (2020) đã tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng tới tới hoạt động phát triển sản phẩm cũng như các chiến lược marketing, các cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển sản phẩm Hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như khảo sát đối tượng khách hàng, nghiên cứu tại bàn và hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển thị trường Theo Phan Chí Anh và Nguyễn Thu Hà (2021), phát triển sản phẩm mới được xem là phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh mọi doanh nghiệp sản xuất trên thế giới Sản phẩm mới có chất lượng và tính sáng tạo vượt trội giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị phần và thị trường, hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp Nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu thực chứng phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường (bao gồm:

Trang 16

kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất Thông qua

dữ liệu thu được từ 118 doanh nghiệp sản xuất ở 5 nước Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Lan và Việt Nam, kết quả nghiên cứu không chỉ cho thấy sự mối tương quan chặt chẽ giữa thu thập và khai thác các kiến thức thị trường

và kết quả phát triển sản phẩm mới tại từng nước mà còn chỉ ra ảnh hưởng tích cực của yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh đến kết quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thiết

kế và tác nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Theo Sơn (2021), mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển mô hình lý thuyết

về mối quan hệ giữa ý định chia sẻ tri thức (KSI) và phát triển sản phẩm mới (NPD) trong ngành du lịch với vai trò thúc đẩy của động lực cá nhân bao gồm niềm vui (ENJ), sự có đi có lại (REC) và phần thưởng (REW) Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm chứng bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa vào dữ liệu thu thập

từ 399 đáp viên là nhân viên của các công ty du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy ENJ, REC và REW đều có tác động tích cực đến KSI Đồng thời, REW và KSI có vai trò thúc đẩy NPD trong ngành du lịch Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị với các nhà quản lý trong ngành du lịch được đề xuất

Theo Nguyễn Thanh Tâm (2021), sự phát triển khoa học, công nghệ và những thay đổi trên thị trường đã ngày càng rút ngắn tuổi thọ của sản phẩm Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới là một bước quan trọng để vượt qua thách thức này Từ khi Marico Limited hoàn thành việc mua lại Công ty Hàng tiêu dùng Quốc tế (ICP), công ty đã tiến hành cải tiến ngay sản phẩm đang kinh doanh và tung ra các sản phẩm mới hàng năm để đáp ứng xu hướng của thị trường cũng như sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng Chiến lược này đã giúp công ty giữ vững vị trí

số một Việt Nam về ngành hàng chăm sóc cá nhân cho nam giới với nhãn hàng Men Song song đó, doanh số của công ty tăng trưởng hai con số mỗi năm từ 15 – 17% / năm Cụ thể, mỗi năm công ty hoàn thành từ 2 đến 4 dự án nghiên cứu và

Trang 17

X-phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, theo Báo cáo hoạt động kinh doanh CTCP Marico SEA giai đoạn năm 2017 – 2020, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm mới vẫn chưa đạt như kỳ vọng mà công ty đặt ra Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài

“Giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Trường hợp Công ty Cổ phần Marico South East Asia” để nghiên cứu Nghiên cứu giúp xác định các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành công của các

dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Sau đó, phân tích thực trạng các yếu

tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại CTCP Marico SEA Từ đó xác định những mặt làm tốt và những mặt tồn tại của các yếu tố này và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại CTCP Marico SEA Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính cùng với các phương pháp thống kê mô tả, phương pháptổng hợp so sánh, thảo luận với các chuyên gia để tiếp cận và giải quyết vấn đề Kết quả, tác giả phân tích 5 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại CTCP Marico SEA là (1) Mục tiêu của dự án, (2) Sự hỗ trợ

từ quản lý cấp cao, (3) Nhân sự, (4) Sự chấp nhận của khách hàng, (5) Giao tiếp và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự ảnh hưởng của 5 yếu tố này đến sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tiếp theo Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhóm thực hiện dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh nói chung và CTCP Marico SEA nói riêng tìm hiểu được các mặt làm được và mặt tồn tại của các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Từ

đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thành công của các dự án này CTCP Marico SEA Ngoài ra, nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Theo Hoàng Thị Thu Thảo (2012) trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình về phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng, phát triển sản phẩm không chỉ

Trang 18

phát triển về số lượng mà phải coi trọng chất lượng và được đặt lên hàng đầu, các sản phẩm phải có chất lượng và giá trị gia tăng cao Cụ thể hơn, tác giả cho rằng phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng ñến phát triển về quy mô,

số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa,

cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý điểm đến

Luận án tiến sĩ của Lê Hồng Giang (2019) đã xác định được những đặc thù, các điều kiện và nội dung của một thị trường, cụ thể là thị trường công nghệ nói chung ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Mặc dù đây không phải là một nghiên cứu đứng trên góc độ về phát triển thị trường tiêu thụ một sản phẩm cụ thể, nhưng nghiên cứu này là một điển hình trong việc phân tích về một thị trường, trong đó có yếu tố cung và cầu được làm rõ chi tiết Từ đó, tác giả có cơ sở để đưa ra mô hình

và biện pháp để phát triển thị trường công nghệ ở tỉnh Quảng Ninh, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Tiến sĩ Nguyễn Minh Ngọc trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong kinh doanh bất động sản ở đảo hồ Thác Bà, đã đề xuất hướng kinh doanh các sản phẩm mới trong thị trường bất động sản (BĐS) nhằm tạo tính cạnh tranh cao, mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp Cụ thể nội dung đã đề cập cơ sở khoa học về kinh doanh đảo hồ nói chung và trình bày thực tiễn cơ hội kinh doanh đảo hồ Thác

Bà, tỉnh Yên Bái nói riêng Nội dung bài viết vận dụng công cụ nghiên cứu SWOT

để luận giải cơ hội kinh doanh đảo hồ Thác Bà, đồng thời đề xuất một số bước thực hiện để kinh doanh thành công sản phẩm mới này trong thị trường bất động sản Theo Vũ Thy Thư và Trần Thị Lan Hương (2022), phát triển sản phẩm mới là nhiệm vụ thường xuyên và không thể thiếu trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp, bao gồm cả công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare Trong 10 năm hình

Trang 19

thành và phát triển công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare đã phát triển được hàng chục dòng sản phẩm sữa công thức phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em từ sơ sinh đến 10 tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt hơn cả là dòng sữa dinh dưỡng y học dành cho người bệnh và người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi Các sản phẩm sữa công thức của công ty đa dạng, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam được người tiêu dùng ở 63 tỉnh thành khắp cả nước ưa chuộng và tín nhiệm Theo Dương Công Doanh và Nguyễn Đình Phan (2012), nếu như trước đây, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vẫn còn khá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch

vụ đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động này nhằm có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Chính vì điều đó khẳng định rõ tính cấp thiết của vấn đề này Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1-Pharbaco hiện tại đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong chiến lược phát triển chung của công ty thấy được đây là một vấn đề mang tính chiến lược và cấp thiết trong tiến trình phát triển lâu dài của công ty Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là một trong những tiền đề cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp thành công trên thị trường Bài viết đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo cho công ty, các giải pháp chưa hẳn

là tối ưu nhưng nó góp phần nào đó vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung

và công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của công ty nói riêng

1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Ngày nay, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng, vai trò của phát triển sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng Dưới áp lực của việc mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng, các tổ chức luôn tìm cách nâng cao hiệu suất phát triển sản phẩm về thời gian phát triển, chi phí và khả năng sinh lời (Neto

Trang 20

và cộng sự, 2015) Do đó, chủ đề làm thế nào để đạt được thành công trong việc phát triển Sản phẩm Mới đã được nghiên cứu trên toàn cầu như một hoạt động kinh doanh quan trọng trong công ty Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các thực hành hợp tác ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển sản phẩm mới (Johnson & Filippini, 2010) Sự hợp tác này mở rộng từ các hoạt động nội bộ (trong chính công ty) sang các hoạt động bên ngoài (trong chuỗi cung ứng) Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đề cập đến hoạt động chia sẻ kiến thức, đồng phát triển giữa các chức năng trong một công ty (Liker và cộng sự, 1996) hoặc giữa các công ty và các đối tác khác (Simatupang & Sridharan, 2002) Năng lực kiến thức thị trường bao gồm của các hoạt động nghiên cứu và thu thập dữ liệu thông tin thị trường, đây là những nguồn thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp Thực vậy, phân tích dữ liệu thị trường sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về đặc điểm thị trường, xu hướng phát triển sản phẩm và công nghệ, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm mới và cải thiện hiệu quả phát triển sản phẩm mới Chính

vì vậy, kiến thức thị trường đã nổi lên như là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm mới

Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tích hợp các chức năng khác nhau trong một công ty có thể mang lại lợi ích cho công ty trong việc phát triển sản phẩm mới, ví dụ như hợp tác tiếp thị và R&D (Olson và cộng sự, 2001), tiếp thị và sản xuất (Swink & Song, 2007), sản xuất và thiết kế (Zhu và cộng

sự, 2011) Bên cạnh đó, tích hợp với các đối tác bên ngoài được coi là hoạt động quan trọng để đạt được kết quả phát triển sản phẩm mới cao hơn (Lau, 2011; Petersen và cộng sự, 2003)

Nghiên cứu về chiến lược phát triển sản phẩm đã từ lâu là đề tài mà nhiều học giả, những nhà kinh tế học trên thế giới đào sâu Trong đó, nhiều nghiên cứu đã trở thành cẩm nang, thành những kiến thức đại cương cho thế hệ kinh tế học sau này Trong những nghiên cứu đó thì có cuốn sách nổi tiếng nhất là của Fred David (2006) về khái luận quản trị chiến lược Cuốn sách này trình bày hệ thống các vấn

Trang 21

đề chiến lược, đưa ra những cái nhìn tổng quát về chiến lược phát triển sản phẩm Ngoài ra, cuốn sách của Philip Kotler (2006) về quản trị marketing tập trung vào những quyết định chủ yếu mà những nhà quản trị và ban lãnh đạo tối cao về hoạt động marketing của doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm

Ngoài ra còn có những cuốn sách khác như cuốn sách của David A Aaker (1998) Đây là cuốn sách kinh điển về chiến lược quản lý trong doanh nghiệp trong

đó có chiến lược phát triển sản phẩm Cuốn sách có 16 chương, đưa ra đầy đủ những nội dung nghiên cứu cơ bản về chiến lược phát triển sản phẩm Trong đó, có thể kể tới những nội dung quan trọng như phân tích thị trường, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh; thực hiện các chiến lược xây dựng và quản lý doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, cạnh tranh và phát triển

Bên cạnh những nghiên cứu này thì thời gian gần đây, với đề tài nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm, trên thế giới còn có một số nghiên cứu như cuốn sách của Peter F Drucker (2012) về quản trị trong thời khủng hoảng Cuốn sách đưa ra cái nhìn sâu sắc và cặn cẽ những vấn đề của các nhà quản lý trước những biến động của thị trường (ở cả trong và ngoài nước) Ngoài ra, cuốn sách của Geoffrey A Moore (2013) về các bí mật marketing trong thị trường high-tech Bằng cách nhận diện những “người tân thời” và những “người lạc hậu”, và cả nhóm người ở giữa 2 thái cực này, tác giả Geoffrey Moore đã vẽ ra một lộ trình phát triển các thị trường mới Mặc dù Moore tập trung nói về marketing trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng những bài học và ví dụ mà tác giả đưa ra trong cuốn sách marketing này có thể áp dụng cho công tác phát triển sản phẩm nói riêng và các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp nói chung

Nhìn chung, trên thế giới, số lượng các nghiên cứu bàn về các phát triển thị trường tiêu thụ của một sản phẩm cụ thể còn hạn chế Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các khía cạnh của thị trường và với cách tiếp cận vĩ mô ví dụ như các cơ chế thị trường, định hướng thị trường, chiến lược phát triển thị trường của các thị trường lớn như nông sản, cổ phiếu, lao động…

Trang 22

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu trên được ghi nhận và trở thành một nguồn tài liệu tham khảo, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu này Mặc dù vấn đề phát triển sản phẩm đã được không ít tác giả đề cập nhưng các phương thức để phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm AI (trí tuệ nhân tạo) vẫn còn là một vấn đề được bỏ ngỏ Đặc biệt, trong bối cảnh biến chuyển nhanh chóng không ngừng của thị trường sản phẩm trong nước, quốc tế sẽ vẫn còn nhiều khoảng trống khoa học cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung về hình thức phát triển sản phẩm mang tính đặc thù này Đặc biệt, cho đến nay, chưa có bất kỳ một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu làm rõ các phương thức phát triển sản phẩm AI và đưa ra các quan điểm định hướng cùng các biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm AI tại Công ty TNHH FPT Smart Cloud Đây chính là mục tiêu

và nội dung mà luận văn tập trung nghiên cứu

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về Trí tuệ nhân tạo

1.2.1 Định nghĩa trí tuệ nhân tạo

Thật kỳ lạ là việc trí tuệ nhân tạo không có một định nghĩa chính xác được chấp nhận có lẽ đã giúp cho lĩnh vực này phát triển và tiến bộ với tốc độ ngày càng gia tăng Những nhà thực hành, các nhà nghiên cứu, và các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo được chỉ dẫn theo cảm nhận thô sơ về phương hướng và mệnh lệnh để

“đón nhận nó” Tuy nhiên, nó vẫn cần có một định nghĩa và Russell và Norvig (2016) đã đưa ra một định nghĩa hữu ích: “Trí tuệ nhân tạo là hoạt động làm cho máy móc thông minh, và trí thông minh là chất lượng cho phép một thực thể hoạt động một cách phù hợp và với tầm nhìn trước trong môi trường của nó.”

Từ quan điểm này, đặc trưng của trí tuệ nhân tạo phụ thuộc vào việc cung cấp phần mềm và phần cứng tổng hợp cho hoạt động “một cách phù hợp” và với “tầm nhìn xa.” Một máy tính điện tử đơn giản thực hiện các tính toán nhanh hơn nhiều so với bộ não của con người, và hầu như không bao giờ nhầm lẫn Tuy nhiên, theo quan điểm rộng về trí tuệ trên một phổ đa chiều, sự khác biệt giữa một máy tính số học và bộ não con người là ở tất cả phạm vi về quy mô, tốc độ, mức độ tự chủ, và

Trang 23

tổng quát Các yếu tố tương tự có thể được sử dụng để đánh giá mọi ví dụ trí tuệ khác - phần mềm nhận dạng giọng nói, bộ não của động vật, hệ thống điều khiển hành trình trong xe hơi, chương trình trò chơi Go, nhiệt kế - và đặt chúng ở một số

vị trí thích hợp trong phổ này

Mặc dù quan điểm rộng đặt máy tính trong phạm vi phổ thông minh, như các thiết bị đơn giản như vậy chỉ hơi giống với trí tuệ nhân tạo ngày nay, biên giới của trí tuệ nhân tạo đã tiến xa và các chức năng của máy tính chỉ là một trong số hàng triệu chức năng mà điện thoại thông minh ngày nay có thể thực hiện Các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo bây giờ tập trung vào việc nâng cao, khái quát hóa và nâng cấp

sự thông minh hiện có trong các điện thoại thông minh

Đáng chú ý, đặc điểm của trí tuệ như một phổ không dành cho bộ não người một vị trí đặc biệt Nhưng cho đến nay, sự thông minh của con người là duy nhất trong các thế giới sinh học và nhân tạo về tính linh hoạt tuyệt đối, với khả năng “lý giải, đạt được mục tiêu, hiểu và tạo ra ngôn ngữ, nhận thức và đáp ứng với các cảm giác, chứng minh các định lý toán học, chơi các trò chơi thử thách, tổng hợp và tóm tắt thông tin, sáng tạo nghệ thuật và âm nhạc, và thậm chí viết lịch sử.” (McCarthy

Trí tuệ nhân tạo cũng có thể được xác định theo những gì mà các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo thực hiện Trí tuệ nhân tạo có thể là một nhánh của khoa học máy tính nghiên cứu các tính chất của trí thông minh bằng cách tổng hợp trí thông

Trang 24

minh Mặc dù sự ra đời của trí tuệ nhân tạo phụ thuộc vào sự tiến bộ nhanh chóng của năng lực tính toán của phần cứng, sự tập trung vào phần mềm phản ánh xu hướng trong cộng đồng trí tuệ nhân tạo Gần đây hơn, sự tiến bộ trong xây dựng phần cứng phù hợp với tính toán dựa trên mạng thần kinh đã tạo ra một sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm trong việc thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (Rao & Verweij, 2017)

“Thông minh” vẫn còn là một hiện tượng phức tạp mà các khía cạnh khác nhau đã thu hút sự chú ý của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm cả tâm lý, kinh tế, khoa học thần kinh, sinh học, kỹ thuật, thống kê, và ngôn ngữ học Đương nhiên, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã được hưởng lợi từ sự tiến bộ của tất cả các lĩnh vực có liên quan Ví dụ, các mạng thần kinh nhân tạo là trung tâm của một số giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo ban đầu được lấy cảm hứng từ những suy nghĩ về dòng chảy thông tin trong các tế bào thần kinh sinh học

1.2.2 Thực trạng trí tuệ nhân tạo

Tính từ khi khởi đầu, phát triển trí tuệ nhân tạo đã trải qua ba đợt sóng công nghệ Làn sóng đầu tiên tập trung vào kiến thức thủ công, phát triển mạnh mẽ vào những năm 1980 trên các hệ chuyên gia dựa trên quy tắc trong các lĩnh vực được xác định rõ ràng, trong đó kiến thức được thu thập từ một người chuyên gia, được thể hiện trong quy tắc “nếu-thì”, và sau đó thực hiện trong phần cứng Các hệ thống lập luận như vậy đã được áp dụng thành công các vấn đề hẹp, nhưng nó không có khả năng học hoặc đối phó với sự không chắc chắn Tuy nhiên, chúng vẫn dẫn đến các giải pháp quan trọng, và các kỹ thuật phát triển vẫn được sử dụng hiện nay Làn sóng phát triển trí tuệ nhân tạo thứ hai từ những năm 2000 đến nay được đặc trưng bởi sự phát triển của máy học Sự sẵn có một khối lượng lớn dữ liệu số, khả năng tính toán song song lớn tương đối rẻ, các kỹ thuật học cải tiến đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong trí tuệ nhân tạo khi áp dụng cho các nhiệm vụ như nhận dạng hình ảnh và chữ viết, hiểu ngôn từ, và dịch thuật ngôn ngữ của người Thành quả của những tiến bộ này có mặt ở khắp nơi: điện thoại thông minh thực hiện nhận dạng giọng nói, máy ATM thực hiện nhận dạng chữ viết tay, ứng dụng

Trang 25

email lọc thư rác, và các dịch vụ trực tuyến miễn phí thực hiện dịch máy Chìa khóa cho một số những thành công này là sự phát triển của học sâu (deep learning) (Ransbotham và cộng sự, 2017)

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo giờ đây thường xuyên làm tốt hơn con người trong các nhiệm vụ chuyên môn Các cột mốc quan trọng khi trí tuệ nhân tạo đầu tiên vượt qua năng lực của con người bao gồm: cờ vua (1997), giải câu đố (2011), trò chơi Atari (2013), nhận dạng hình ảnh (2015), nhận dạng giọng nói (2015), và

Go (2016) Những thành tựu như vậy trong trí tuệ nhân tạo đã được thúc đẩy bởi một nền tảng mạnh mẽ của nghiên cứu cơ bản Những nghiên cứu này đang mở rộng và có khả năng thúc đẩy tiến bộ trong tương lai

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện đang trong giai đoạn khởi đầu của làn sóng thứ

ba, tập trung vào các công nghệ trí tuệ nhân tạo phổ quát và giải thích Các mục tiêu của các phương pháp này là nâng cao mô hình học với sự giải thích và sửa giao diện, để làm rõ các căn cứ và độ tin cậy của kết quả đầu ra, để hoạt động với mức

độ minh bạch cao, và để vượt qua trí tuệ nhân tạo phạm vi hẹp (còn gọi là trí tuệ nhân tạo hẹp) tới khả năng có thể khái quát các phạm vi nhiệm vụ rộng hơn Nếu thành công, các kỹ sư có thể tạo ra các hệ thống xây dựng mô hình giải thích cho các lớp của hiện tượng thế giới thực, tham gia giao tiếp tự nhiên với người, học và suy luận những nhiệm vụ và tình huống mới gặp, và giải quyết các vấn đề mới bằng cách khái quát kinh nghiệm quá khứ Các mô hình giải thích cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo này có thể được xây dựng tự động thông qua các phương pháp tiên tiến Những mô hình này có thể cho phép học tập nhanh chóng trong hệ thống trí tuệ nhân tạo Chúng có thể cung cấp “ý nghĩa” hoặc “sự hiểu biết” cho hệ thống trí tuệ nhân tạo, sau đó có thể cho phép các hệ thống trí tuệ nhân tạo để đạt được những khả năng phổ quát hơn (Manyika & Sneader, 2008)

1.2.3 Các xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo

Cho đến thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, sự lôi cuốn của trí tuệ nhân tạo chủ yếu ở hứa hẹn cung cấp của nó, nhưng trong mười lăm năm qua, nhiều lời hứa

đó đã được thực hiện Các công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thâm nhập vào cuộc sống

Trang 26

của chúng ta Khi chúng trở thành một lực lượng trung tâm trong xã hội, lĩnh vực này đang chuyển từ những hệ thống chỉ đơn giản là thông minh sang chế tạo các hệ thống có nhận thức như con người và đáng tin cậy

Một số yếu tố đã thúc đẩy cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo Theo Hồ Đắc Lộc

và Huỳnh Châu Duy (2020), quan trọng nhất trong số đó là sự trưởng thành của máy học, được hỗ trợ một phần bởi nguồn tài nguyên điện toán đám mây và thu thập dữ liệu rộng khắp dựa trên web Máy học đã đạt tiến bộ đáng kể bằng “học sâu”, một dạng đào tạo các mạng lưới thần kinh nhân tạo thích nghi sử dụng phương pháp gọi là lan truyền ngược Bước nhảy vọt này trong việc thực hiện các thuật toán xử lý thông tin đã được hỗ trợ bởi các tiến bộ đáng kể trong công nghệ phần cứng cho các hoạt động cơ bản như cảm biến, nhận thức, và nhận dạng đối tượng Các nền tảng và thị trường mới cho các sản phẩm nhờ vào dữ liệu, và các khuyến khích kinh tế để tìm ra các sản phẩm và thị trường mới, cũng góp phần cho

sự ra đời của công nghệ dựa vào trí tuệ nhân tạo

Tất cả những xu hướng này thúc đẩy các lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo được mô tả dưới đây Một số khu vực hiện đang “nóng” thực tế ít phổ biến trong những năm qua, và có khả năng là các khu vực khác sẽ tái xuất hiện trong tương lai, theo Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự (2020)

* Học máy quy mô lớn

Nhiều vấn đề cơ bản trong máy học (chẳng hạn như học có giám sát và học không giám sát) đã được hiểu rõ Trọng tâm chính của những nỗ lực hiện nay là mở rộng quy mô các thuật toán hiện có để làm việc với các tập dữ liệu rất lớn Ví dụ, trong khi phương pháp truyền thống có đủ khả năng đưa ra một số kết quả trên bộ

dữ liệu, thì các phương pháp hiện đại được thiết kế để đưa ra một kết quả duy nhất; trong một số trường hợp, chỉ các phương pháp nhánh (chỉ xem xét một phần của bộ

dữ liệu) có thể được thừa nhận

* Học sâu

Khả năng để đào tạo thành công các mạng lưới thần kinh xoắn đã mang lại lợi ích nhiều nhất cho lĩnh vực thị giác máy tính, với các ứng dụng như nhận dạng đối

Trang 27

tượng, ghi nhãn video, nhận dạng hoạt động, và một số biến thể của nó Học sâu cũng đang xâm nhập đáng kể vào các khu vực khác của nhận thức, chẳng hạn như

xử lý âm thanh, lời nói, và ngôn ngữ tự nhiên (Phạm Thị Thu Hà, 2019)

* Học tăng cường

Trong khi máy học truyền thống chủ yếu tập trung vào khai thác mô hình, thì học tăng cường chuyển sự tập trung cho việc ra quyết định, và là một công nghệ sẽ giúp trí tuệ nhân tạo tiến sâu hơn vào lĩnh vực học tập và thực hiện các hành động trong thế giới thực Học tăng cường đã tồn tại nhiều thập kỷ như là một khuôn khổ cho việc ra quyết định tuần tự theo kinh nghiệm, nhưng các phương pháp này đã không mấy thành công trong thực tế, chủ yếu là do các vấn đề về đại diện và quy

mô Tuy vậy, sự ra đời của học sâu đã cung cấp cho học tăng cường một “liều thuốc bổ.” Sự thành công gần đây của AlphaGo, một chương trình máy tính được phát triển bởi Google Deepmind đánh bại nhà vô địch Go (người) trong một trận đấu năm ván, phần lớn là nhờ học tăng cường AlphaGo được đào tạo bằng cách khởi tạo một phần tử tự động với một cơ sở dữ liệu chuyên gia của con người, nhưng sau

đó đã được điều chỉnh bằng cách chơi một số lượng lớn trò chơi chống lại chính nó

và áp dụng học tăng cường

* Người máy

Kỹ thuật điều hướng robot, ít nhất là trong môi trường tĩnh, phần lớn đã được giải quyết Những nỗ lực hiện tại tìm cách làm thế nào để đào tạo một robot tương tác với thế giới xung quanh theo các cách khái quát và dự đoán được Một yêu cầu

tự nhiên phát sinh trong môi trường tương tác là sự thao tác, một chủ đề quan tâm khác hiện nay Cuộc cách mạng học sâu chỉ mới bắt đầu ảnh hưởng đến robot, chủ yếu là rất khó để có các bộ dữ liệu lớn có nhãn để thúc đẩy các lĩnh vực dựa trên học tập khác của trí tuệ nhân tạo

Học tăng cường, đòi hỏi dữ liệu có nhãn, có thể giúp thu hẹp khoảng cách này nhưng yêu cầu hệ thống có thể khám phá một cách an toàn một không gian chính sách không phạm lỗi gây nguy hại đến bản thân hệ thống hoặc những người khác Những tiến bộ trong nhận thức máy đáng tin cậy, bao gồm thị giác máy tính, lực,

Trang 28

nhận thức và cảm giác, nhiều nhận thức trong số đó sẽ được điều khiển bởi máy học, sẽ tiếp tục là chìa khóa tạo khả năng thúc đẩy các năng lực của robot (Đặng Thị Huyền Anh, 2022)

* Thị giác máy tính

Thị giác máy tính hiện nay là hình thức nổi bật nhất của nhận thức máy Nó là một phạm vi nhỏ của trí tuệ nhân tạo biến đổi nhiều nhất bởi sự xuất hiện của học sâu Chỉ cách đây vài năm, các máy vector hỗ trợ là phương pháp được lựa chọn cho hầu hết các nhiệm vụ phân loại hình ảnh Nhưng sự hợp lưu của máy tính quy

mô lớn, đặc biệt là trên GPU (bộ xử lý đồ họa), sự sẵn có các tập dữ liệu lớn, đặc biệt là thông qua internet, và sàng lọc của các thuật toán mạng thần kinh đã dẫn đến những cải tiến đáng kể trong hiệu suất trên các nhiệm vụ chuẩn (ví dụ, phân loại trên ImageNet) Lần đầu tiên, các máy tính có thể thực hiện một số nhiệm vụ phân loại hình ảnh (hạn hẹp) tốt hơn so với con người Nhiều nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào tự động chú thích ảnh và video

* Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Thường kết hợp với nhận dạng giọng nói tự động, Xử lý Ngôn ngữ tự nhiên là một khu vực rất tích cực khác về nhận thức máy Nó nhanh chóng trở thành hàng hóa cho các ngôn ngữ chủ đạo với các tập dữ liệu lớn Google thông báo rằng 20% truy vấn điện thoại di động hiện nay được thực hiện bằng giọng nói, và các trình diễn gần đây đã chứng minh khả năng dịch tức thời (thời gian thực) Nghiên cứu hiện đang chuyển dịch theo hướng phát triển hệ thống tinh tế và năng lực có thể tương tác với người thông qua hộp thoại, không chỉ phản ứng với các yêu cầu cách điệu

* Các hệ thống hợp tác

Nghiên cứu về các hệ thống hợp tác tìm kiếm các mô hình và các thuật toán để giúp phát triển các hệ thống tự trị có thể hợp tác làm việc với các hệ thống khác và với con người Nghiên cứu này dựa trên việc phát triển các mô hình hợp tác chính thức, và nghiên cứu các khả năng cần thiết cho hệ thống trở thành đối tác hiệu quả

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ứng dụng có thể sử dụng các thế mạnh bổ sung của con người và máy móc - cho con người giúp hệ thống trí tuệ nhân tạo khắc

Trang 29

phục những hạn chế của chúng, và cho các phần tử để tăng cường các khả năng và hoạt động của con người

* Tạo nguồn từ đám đông (crowdsourcing) và tính toán của con người

Do khả năng của con người vượt trội so với phương pháp tự động trong hoàn thành nhiều nhiệm vụ, nghiên cứu về tạo nguồn từ đám đông và tính toán của con người tìm kiếm các phương pháp để tăng cường các hệ thống máy tính bằng cách sử dụng trí tuệ của con người để giải quyết vấn đề mà một mình máy tính không thể giải quyết nổi Được giới thiệu chỉ khoảng mười lăm năm trước, nghiên cứu này hiện nay có sự hiện diện vững chắc trong trí tuệ nhân tạo Ví dụ nổi tiếng nhất của tạo nguồn từ đám đông là Wikipedia, một kho kiến thức được cư dân mạng duy trì

và cập nhật vượt xa các nguồn thông tin biên soạn truyền thống, chẳng hạn như bách khoa toàn thư và từ điển, về quy mô và chiều sâu

Crowdsourcing tập trung vào việc tìm ra các cách thức sáng tạo để khai thác trí tuệ của con người Các nền tảng khoa học công dân tiếp sinh lực cho các tình nguyện viên giải quyết các vấn đề khoa học, trong khi các nền tảng crowdsourcing trả tiền như Amazon Mechanical Turk cung cấp truy cập tự động đến trí tuệ của con người theo yêu cầu Kết quả trong lĩnh vực này đã hỗ trợ cho các tiến bộ trong các lĩnh vực nhánh khác của trí tuệ nhân tạo, bao gồm cả thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), bằng cách cho phép một số lượng lớn dữ liệu huấn luyện được dán nhãn và/hoặc các

dữ liệu tương tác của con người được thu thập trong một khoảng thời gian ngắn Nghiên cứu hiện nay khám phá các lĩnh vực lý tưởng của các nhiệm vụ giữa con người

và máy móc dựa trên các khả năng và chi phí khác nhau

* Lý thuyết trò chơi thuật toán và lựa chọn tính toán xã hội

Sự chú ý mới đang hướng vào các phạm vi tính toán kinh tế và xã hội của trí tuệ nhân tạo, bao gồm các cơ cấu khuyến khích Các hệ thống trí tuệ nhân tạo phân tán và đa tác nhân đã được nghiên cứu từ đầu những năm 1980, bắt đầu trở nên nổi tiếng vào những năm cuối thập niên 1990, và được tăng tốc bởi Internet Một yêu cầu tự nhiên là các hệ thống xử lý có khả năng ưu đãi lệch, bao gồm cả những người tham gia hoặc các công ty tự quan tâm, cũng như các phần tử dựa trên trí tuệ nhân

Trang 30

tạo tự động đại diện cho họ Các chủ đề nhận được sự quan tâm bao gồm thiết kế cơ chế tính toán (một lý thuyết kinh tế của thiết kế khuyến khích, tìm kiếm hệ thống khuyến khích có đầu vào được báo cáo trung thực), lựa chọn tính toán xã hội (một

lý thuyết về làm thế nào để tập hợp trật tự thứ hạng các lựa chọn thay thế), gợi mở thông tin khuyến khích (dự báo thị trường, quy tắc tính điểm, dự đoán ngang hàng)

và lý thuyết trò chơi thuật toán (các điểm cân bằng của thị trường, trò chơi mạng, và các trò chơi parlor như Poker-một trò chơi đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây thông qua các kỹ thuật trừu tượng và học) (Như Quỳnh, 2021)

* Internet vạn vật (IoT)

Đây là lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển được tập trung vào ý tưởng rằng một loạt các thiết bị có thể được kết nối với nhau để thu thập và chia sẻ thông tin cảm biến của chúng Các thiết bị này có thể bao gồm các đồ dùng, xe cộ, nhà cửa, máy ảnh, và những thứ khác Trong khi vấn đề ở đây là công nghệ và mạng không dây để kết nối các thiết bị, trí tuệ nhân tạo có thể xử lý và sử dụng một lượng lớn dữ liệu thu được cho các mục đích thông minh và hữu ích Hiện tại, các thiết bị này sử dụng một mảng phức tạp của giao thức truyền thông tương thích Trí tuệ nhân tạo

có thể giúp chế ngự tháp Babel này

* Tính toán phỏng theo nơ-ron thần kinh

Máy tính truyền thống thực hiện mô hình tính toán von Neumann, tách các đun nhập/xuất, hướng dẫn-xử lý và bộ nhớ Với sự thành công của các mạng lưới thần kinh sâu đối với một phạm vi rộng các nhiệm vụ, các nhà sản xuất đang tích cực theo đuổi các mô hình tính toán thay thế - đặc biệt là những mô hình lấy cảm hứng bởi những gì được biết về các mạng thần kinh sinh học - nhằm nâng cao hiệu quả phần cứng và sức mạnh của hệ thống máy tính Tại thời điểm này, các máy tính “phỏng nơ-ron” này chưa chứng tỏ thành công lớn, mới chỉ bắt đầu có khả năng thương mại Nhưng có thể chúng sẽ trở thành thông dụng (ngay cả khi chỉ là bổ sung cho mô hình von Neumann) trong tương lai gần Các mạng nơron sâu đã tạo ra một điểm nhấn trong bức tranh ứng dụng Một làn sóng lớn hơn có thể ập đến khi các mạng này có thể được đào tạo và thực thi trên phần cứng phỏng nơ-ron chuyên dụng

Trang 31

mô-1.3 Hoạt động phát triển sản phẩm mới

1.3.1 Khái niệm sản phẩm mới

Sản phẩm là bất kỳ một thứ gì đó có thể đem chào bán trên thị trường nhằm thoả mản nhu cầu hay mong muốn nào đó Như vậy, khái niệm sản phẩm ở đây ám chỉ cả sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ và các phương tiện khác có khả năng thoả mãn bất kỳ một nhu cầu hay mong muốn nào đó Đôi khi ta cũng có thể sử dụng những thuật ngữ khác thay cho sản phẩm, như hàng hoá… (Đào Duy Huân, 2020)

Sản phẩm mới ở đây có thể là mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm cải tiến và nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua những nổ lực nghiên cứu phát triển của mình Sản phẩm mới ở đây phải được nhìn nhận từ hai góc độ là người sản xuất và người tiêu dùng Một sản phẩm có thể được coi là mới ở thị trường này nhưng lại không được coi là mới ở thị trường khác (Hoàng Thế Trụ, 1997)

Công ty có thể bổ sung những sản phẩm mới thông qua việc thôn tính hay phát triển sản phẩm mới Con đường thôn tính có thể là mua đứt các công ty khác, có thể mua những bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất kinh doanh của công ty khác Con đường phát triển sản phẩm mới có thể là tự nghiên cứu hay ký hợp đồng với những người nghiên cứu độc lập bên ngoài công ty

1.3.2 Phát triển sản phẩm và phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm đề cập đến quá trình hoàn chỉnh để đưa một sản phẩm ra thị trường Nó cũng bao gồm việc đổi mới một sản phẩm hiện có và giới thiệu một sản phẩm cũ đến một thị trường mới Điều này bao gồm xác định nhu cầu thị trường, lên ý tưởng sản phẩm, xây dựng lộ trình sản phẩm, tung ra sản phẩm và thu thập phản hồi Không có một vai trò nào thực hiện việc phát triển sản phẩm Trong bất kỳ công ty nào, cho dù là một doanh nghiệp ở giai đoạn đầu hay một tập đoàn

đã thành lập, việc phát triển sản phẩm sẽ hợp nhất mọi bộ phận, bao gồm thiết kế,

kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị sản phẩm, UI/UX, v.v Mỗi nhóm đóng một phần thiết yếu trong quá trình xác định, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và cung cấp sản phẩm Phát triển sản phẩm mới là một phần cốt lõi của thiết kế sản phẩm Quá trình này không kết thúc cho đến khi vòng đời sản phẩm kết thúc Doanh nghiệp có thể tiếp tục thu thập phản hồi của người dùng và lặp lại trên các phiên bản mới bằng cách nâng cao hoặc thêm các tính năng mới Đây cũng được coi là quá trình đưa

Trang 32

một ý tưởng sản phẩm ban đầu ra thị trường Mặc dù nó khác nhau theo ngành, nhưng về cơ bản nó có thể được chia thành bảy giai đoạn: ý tưởng, nghiên cứu, lập

kế hoạch, tạo mẫu, tìm nguồn cung ứng, chi phí và thương mại hóa

1.3.3 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới trong điều kiện kinh doanh hiện đại

Sản phẩm mới hôm nay có thể bị lạc hậu vào ngày mai Do đó đòi hỏi mọi công ty đều phải tiến hành phát triển sản phẩm mới Theo Phan Thị Ngọc Thuận (2005), những căn cứ sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó:

- Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian Mỗi khi nhu cầu và thị hiếu thay đổi thì đòi hỏi các phương thức để thoả mãn nó cũng thay đổỉ theo Sản phẩm là phương tiện dùng để thoả mãn các nhu cầu, vì vậy cách tốt nhất để thoả mãn những nhu cầu luôn thay đổi đó là tìm ra các sản phẩm mới

- Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã làm cho các phương tiện kỹ thuật trước đây bị lạc hậu Các phương tiện kỹ thuật lạc hậu dần dần

bị thay thế bởi các phương tiện kỹ thuật hiện đại Sản phẩm được tạo ra ngày càng mới hơn và tốt hơn trước đây

- Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn lại Bất kỳ một sản phẩm nào rồi cũng đến thời kỳ suy thoái, lúc này sản phẩm không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Điều này đòi hỏi các công ty phải tìm ra những sản phẩm mới để duy trì và tạo ra mức tiêu thụ trong tương lai

- Tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn Công ty muốn giữ vững vị trí của mình trên thị trường thì phải có những chiến lược kinh doanh thích hợp dáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng, trong đó phải kể đến chiến lược phát triển sản phẩm mới

1.3.4 Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới

Trong phần này, tác giả sẽ chỉ ra một số mô hình phát triển sản phẩm mới có thể được áp dụng Một sản phẩm mới ra mắt thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều sản phẩm được đầu tư rất tốn kém nhưng vẫn thất bại, hay nhiều sản phẩm có ý tưởng rất hay nhưng không đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường

Vì vậy, ngay từ khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Công ty TNHH FPT Smart Cloud cần biết cách xác định đúng insight khách hàng và tập trung nguồn lực để liên tục thử nghiệm và cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Trang 33

* Mô hình Stage Gate

Mô hình Stage Gate được tiếp cận theo 5 giai đoạn và 4 cổng, là một quy trình phát triển sản phẩm AI Thuật ngữ Stage Gate lần đầu xuất hiện vào năm 1988, được giới thiệu bởi Robert G Cooper trong một bài báo được xuất bản trong báo

“Tạp chí Quản lý Marketing” (Journal of Marketing Management) Mô hình Stage Gate được ứng dụng nhiều trong quy trình sáng tạo (innovation), quy trình này được chia thành năm giai đoạn chính (stage), mỗi giai đoạn được thực hiện trước một cổng

và có tất cả tổng cộng 4 cổng (gate) Trước mỗi cổng, công ty sẽ ra quyết định xem nên tiếp tục quy trình đó hay không Quyết định này được dựa trên những dự đoán và thông tin có sẵn vào thời điểm đó để đánh giá chất lượng của ý tưởng ở mỗi cửa

Các quyết định bao gồm: (i) Go (đi tiếp) nếu ý tưởng tốt để đi đến cổng tiếp theo; (ii) Kill (Loại bỏ) nếu ý tưởng đó không đủ tốt để tiến xa hơn và ngay lập tức

bị loại bỏ; (iii) Hold (Duy trì) nếu ý tưởng đó không quá tệ cũng không quá tốt nhưng có thể được giữ lại để sửa đổi và dùng lại sau đó; và (iv) Recycle (Tái sử dụng) nếu ý tưởng đủ tốt để tiến xa hơn, bên cạnh đó có một vài sự thay đổi

Hình 1.1: Mô hình Stage Gate

Nguồn: Robert G Cooper (1988)

Mô hình Stage Gate có năm giai đoạn Đầu tiên, công ty xác định xem muốn phát triển sản phẩm gì Ý tưởng về một sản phẩm mới sẽ được bắt đầu và ý tưởng

Trang 34

này có thể đến từ nhân viên công ty, khách hàng, nhà cung cấp, những người tiếp xúc với sản phẩm và nhận ra vấn đề của sản phẩm Giai đoạn thứ nhất là Scoping Đây là giai đoạn xác định phạm vi thực hiện, công ty thực hiện thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường để làm thông tin đầu vào, từ đó đưa ra danh sách các ý tưởng/ dự án trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo Giai đoạn thứ hai là Build Business Case - Xây dựng bài toán kinh doanh Trong giai đoạn này, công ty cần tiến hành những điều tra, nghiên cứu sâu hơn để xây dựng về bài toán công ty giả định, bao gồm xác định khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng, xác định định vị sản phẩm, điểm khác biệt của sản phẩm và dự kiến lịch trình của dự án Giai đoạn thứ ba là Development - Phát triển Giai đoạn này tập trung vào thiết kế sản phẩm mới với nhiều bài kiểm tra sơ bộ với khách hàng tiềm năng và chuẩn bị một kế hoạch sản phẩm và kế hoạch tung ra sản phẩm mới Giai đoạn thứ tư là Testing and Validation - Thử nghiệm và thẩm định chất lượng Sản phẩm mới luôn được thử nghiệm liên tục để điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của khách hàng trước khi ra mắt trên thị trường Giai đoạn cuối cùng là Launch - Ra mắt sản phẩm Sản phẩm được ra mắt trên thị trường thông qua các kế hoạch ra mắt được lên từ trước với sự kiểm định rõ ràng về sản phẩm và chất lượng.Trong mỗi giai đoạn, các cổng được xem như là cổng để “lọc” chất lượng các ý tưởng, có vai trò kiểm soát chất lượng thông qua đánh giá chi phí, thời gian thực hiện, rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát chất lượng

và sự tham gia của nhân viên

Mô hình Stage Gate không chỉ sử dụng trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, mà còn được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực cần có sự đổi mới, sáng tạo Các giai đoạn trong mô hình giúp cải thiện và bảo đảm tiến độ dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm; loại bỏ các rủi ro hoặc sai sót tiềm ẩn trong quá trình phát triển sản phẩm; giúp các nhà quản trị sản phẩm ra quyết định tốt hơn, tạo ra giá trị tối đa dựa trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra; giúp cải thiện sự hợp tác giữa các thành viên nội

bộ và cả bên ngoài thông qua các cuộc họp đánh giá, kiểm tra sản phẩm, tạo ra sự hài hòa, cân bằng giữa hoạt động của các bên tham gia

Trang 35

* Mô hình Design Thinking

Mô hình Design Thinking là phương pháp sáng tạo cung cấp giải pháp dựa trên cách tiếp cận để giải quyết vấn đề Mô hình này được coi là mô hình đột phá về

sự tư duy sáng tạo bởi có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp, mập mờ

mà ngay cả chính người tiêu dùng chưa nhận thức ra được (giải quyết insight của khách hàng) Mô hình liên tục xác định lại vấn đề của khách hàng và tạo nhiều ý tưởng và thích ứng sản phẩm bằng cách sử dụng các sản phẩm mẫu (prototypes) và các bài kiểm tra (testing) Mô hình Design Thinking bắt nguồn dựa trên sự phát triển của các nghiên cứu tâm lý học về sự sáng tạo những năm 1940, và mô hình được Viện Thiết kế Hasso-Platter của Stanford đưa vào giảng dạy

Hình 1.2: Mô hình Design Thinking

Nguồn: John E Arnold “Creative Engineering” (1959)

Giai đoạn đầu của quy trình Design Thinking là Empathize (Thấu cảm), nghĩa

là các nhà sáng tạo phải thấu hiểu chính vấn đề mà họ đang cần giải quyết Điều này liên quan tới việc tìm ra các vấn đề thông qua quan sát, tương tác và đồng cảm với những người đã có trải nghiệm các sản phẩm tương tự Các nhà sáng tạo cũng có thể sử dụng sản phẩm, đóng vai trò là một khách hàng để có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải Mô hình Design Thinking lấy yếu tố con người làm trung tâm của quá trình sáng tạo, vì vậy, sự đồng cảm là rất cần thiết và

Trang 36

cho phép các nhà sáng tạo đặt ra các giả định để có cái nhìn sâu sắc hơn về người dùng và nhu cầu của họ Các thông tin được thu thập của giai đoạn này về thị trường và người tiêu dùng sẽ được sử dụng trong các giai đoạn tiếp theo để phục vụ cho quá trình phát triển và đổi mới

Ở giai đoạn thứ hai (Define (Xác định)), dựa trên những thông tin thu thập được từ giai đoạn Emphathise, các nhà thiết kế sẽ phân tích và tổng hợp để xác định vấn đề cốt lõi mà công ty đang tìm kiếm Dĩ nhiên, để xác định được vấn đề, chúng

Giai đoạn thứ tư (Prototype (Sản phẩm mẫu)) là giai đoạn các công ty sẽ làm các sản phẩm mẫu mô tả ý tưởng của mình, từ đó nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp, hoàn thiện cho sản phẩm tốt nhất Ở giai đoạn này, khi hữu hình hóa sản phẩm, công ty sẽ nhận ra những hạn chế, vấn đề của sản phẩm rõ hơn thông qua quá trình nghiên cứu và kiểm tra

Cuối cùng, giai đoạn Test (Kiểm tra) là quá trình kiểm tra, đánh giá lại một cách nghiêm ngặt sản phẩm Bước này có thể lặp đi lặp lại liên tục khi thử nghiệm

và thu thập phản hồi của người dùng

Nếu như các thông tin của mô hình Stage Gate đi qua cổng lọc và được đi theo tuần tự 5 giai đoạn thì các giai đoạn trong mô hình Design Thinking có thể không tuân theo thứ tự, xảy ra song song và lặp đi lặp lại Nhờ đó, trong mô hình Design Thinking, sản phẩm mới sau khi được tung ra sẽ tiếp tục được nghiên cứu và tìm ra vấn đề mới hơn, từ đó, công ty lại tiếp tục quy trình Design Thinking để nghiên cứu

và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

* Mô hình 8 bưông tin của mô hình

Không phải bất kỳ một sản phẩm mới nào khi tung ra thị trường đều thành

Trang 37

công, có rất nhiều sản phẩm mới bị thất bại Do vậy chúng ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung của quá trình phát triển sản phẩm mới Mô hình 8 bước của Philip Kotler

là mô hình được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất do các bước trong mô hình đã được xây dựng rất tỉ mỉ và kỹ lưỡng, phù hợp để áp dụng cho nhiều doanh nghiệp

và nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau Do vậy, mô hình này cũng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu Những giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.3: Quá trình phát triển sản phẩm mới

Nguồn: Philip Kotler Bước 1: Hình thành ý tưởng

Quá trình phát triển sản phẩm mới bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng Việc tìm kiếm ý tưởng phải được tiến hành một cách có hệ thống không thể là vu vơ Nếu không công ty có thể tìm được nhiều ý tưởng, nhưng đa số các ý tưởng đó không phù hợp với tính chất đặc thù của công ty

- Những nguồn ý tưởng sản phẩm mới có thể nảy sinh từ:

+ Khách hàng: Quan điểm Marketing khẳng định rằng những nhu cầu và mong muốn của khách hàng là nơi bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng mới Nhu cầu của khách hàng có thể nhận biết được thông qua nghiên cứu, trao đổi, thăm dò, trắc nghiệm chiếu phim, trao đổi nhóm tập trung, thư góp ý và khiếu nại của khách hàng Nhiều ý tưởng hay nảy sinh khi yêu cầu khách hàng trình bày những vấn đề của mình liên quan đến những sản phẩm hiện có

Sàng lọc ý tưởng

Soạn thảo dự

án, kiểm tra

Soạn thảo CL Marketing

Phân tích tình

hình KD

Thiết kế và chế thử

Thử nghiệm trên thị trường

SX hàng loạt tung ra TT Hình thành ý

tưởng

Trang 38

+ Các nhà khoa học: Công ty có thể dựa vào những nhà khoa học, các kỷ sư thiết kế và các công nhân viên khác để khai thác những ý tưởng sản phẩm mới + Đối thủ cạnh tranh: Công ty có thể tìm được những ý tưỡng hay khảo sát sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Qua những người phân phối, những người cung ứng và các đại diện bán hàng có thể tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang làm gì Họ có thể phát hiện ra khách hàng thích những gì ở các sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh và thích sản phẩm ở những điểm nào Họ có thể mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tháo tung chúng ra nghiên cứu và làm ra những sản phẩm tốt hơn Họ thấy được những nhu cầu phàn nàn của khách hàng và thấy được tình hình cạnh tranh trên thị trường

+ Ban lãnh đạo tối cao: Đây có thể là một nguồn ý tưởng sản phẩm mới quan trọng

Ngoài ra ý tưởng sản phẩm mới có thể có từ nhiều nguồn khác nhau như những nhà sáng chế, các phòng thí nghiệm, các cố vấn công nghiệp, các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu Marketing và các ấn phẩm chuyên ngành

- Các phương pháp hình thành ý tưởng: Có một số phương pháp sáng tạo có thể giúp cho cá nhân hay tập thể hình thành những ý tưởng

+ Liệt kê thuộc tính: Là phương pháp liệt kê những thuộc tính chủ yếu của sản phẩm hiện có rồi sau đó cải tiến từng thuộc tính để tìm ra một sản phẩm cải tiến + Quan hệ bắt buộc: Ở đây một số sự vật được xem xét trong mối quan hệ gắn

bó với nhau Sau đó người ta tạo ra một sản phẩm mới có công dụng bằng nhiều sản phẩm được xem xét trước

+ Phân tích hình thái học: Phương pháp này đòi hỏi phải phát hiện những cấu trúc rồi khảo sát mối quan hệ giữa chúng và hy vọng tìm được một cách kết hợp mới

+ Phát hiện nhu cầu và vấn đề: Những phương pháp sáng tạo trên không đòi hỏi thông tin từ người tiêu dùng để hình thành ý tưởng Còn phương pháp này phải xuất phát từ nhu cầucủa người tiêu dùng

+ Động não: Là phương pháp kết hợp các ý tưởng của các thành viên trong cuộc họp của nhóm sáng tạo

Trang 39

bộ quy mô thị trường, giá cả hàng hoá, thời gian và kinh phí cần cho việc tạo ra sản phẩm mới, kinh phí tổ chức sản xuất nó và định mức lợi nhuận Sau đó ban phụ trách sẻ xem xét từng ý tưởng sản phẩm mới đối chiếu với các tiêu chuẩn như: Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu không? Nó đem lại những tính năng tốt để định giá không?…Những ý tưởng nào không thoả mãn dược một hay nhiều câu hỏi trong số này đều bị loại bỏ Ngay cả trong những trường hợp ý tưởng hay vẫn nảy sinh những câu hỏi: Liệu có phù hợp với công ty cụ thể đó không? Có phù hợp với mục đích, mục tiêu chiến lược và khả năng tài chính của công ty hay không?

Những ý tưởng còn lại có thể được đánh giá bằng phương pháp chỉ số có trọng

số cho tường biến thành công của sản phẩm Mục đích của công cụ đánh giá cơ bản này là hỗ trợ việc đánh giá có hệ thống ý tưởng sản phẩm, chứ không phải có ý định giúp ban lãnh đạo công ty thông qua quyết định

Bước 3: Soạn thảo dự án và kiểm tra

Bây giờ những ý tưởng hấp dẩn phải được biến thành các dự án hàng hoá Cần phân biệt dự án hàng hoá, dự án sản phẩm và hình ảnh sản phẩm Ý tưởng sản phẩm

là một sản phẩm có thể có mà công ty có thể cung ứng cho thị trường Dự án sản phẩm hàng hoá là một phương án đã nghiên cứu kỹ của ý tưởng, được thể hiện bằng những hkái niệm có ý nghĩa đối với người tiêu dùng Hình ảnh sản phẩm là bức tranh cụ thể của một sản phẩm thực tế hay tiềm ẩn mà người tiêu dùng có được

- Soạn thảo dự án hàng hoá

Người tiêu dùng không mua ý tưởng sản phẩm, mà họ mua các dự án sản phẩm Một ý tưởng sản phẩm có thể có nhiều dự án Nhiêm vụ của nhà kinh doanh

Trang 40

là phát triển các ý tưởng thành các dự án để lựa chọn, đánh giá tính hấp dẩn tương đối của chúng và chọn ra dự án tốt nhất

- Kiểm tra hay thẩm định dự án

Việc kiểm tra đòi hỏi phải đưa dự án ra thử nghiệm trên một nhóm người tiêu dùng mục tiêu tương ứng, trình cho họ tất cả các phương án đã được nghiên cứu kỹ của tất cả các dự án, phương pháp Ở giai đoạn này các sản phẩm chỉ cần mô tả bằng lời hay hình ảnh là đủ Người tiêu dùng được giới thiệu các dạng mẩu chi tiết của dự án và yêu cầu trả lời những câu hỏi liên quan đến sản phẩm Sau đó người làm marketing tổng kết các câu trả lời của những người được hỏi để xem xét các dự

án đó có sức hấp dẫn và phù hợp với người tiêu dùng không

Bước 4: Hoạch định chiến lược marketing

Giai đoạn này người quản trị sản phẩm mới phải hoạch định một chiến lược marketing để tung sản phẩm đó ra thị trường, chiến lược marketing này sẽ được xác định chi tiết hơn trong các giai đoạn sau Kế hoạch chiến lược marketing bao gồm

ba phần như sau Phần thứ nhất là mô tả quy mô cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, mức tiêu thụ và thị phần, các chỉ tiêu lợi nhuận

dự kiến trong một vài năm trước mắt Phần thứ hai của chiến lược marketing là trình bày số liệu chung về giá dự kiến, chiến dịch phân phối hàng hoá và dự toán chi phí cho marketing trong năm đầu tiên Phần thứ ba của kế hoạch marketing là trình bày những mục tiêu tương lai của chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống marketing-mix

Bước 5: Phân tích tình hình kinh doanh

Sau khi dự án hàng hoá và chiến lược marketing đã được xây dựng, ban lãnh đạo có thể bắt tăy vào việc đánh giá mức độ hấp dẩn của dự án kinh doanh Muốn vậy cần phải phân tích kỷ lưỡng chỉ tiêu về mức tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận để xem xét chúng có thoả mãn những mục tiêu của công ty hay không

- Ước tính mức tiêu thụ: Ban lãnh đạo cần ước tính xem mức tiêu thụ có đủ lớn để đem lại lợi nhuận thoả đáng không Phương pháp ước tính mức tiêu thụ phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng của sản phẩm

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình Stage Gate - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 1.1 Mô hình Stage Gate (Trang 33)
Hình 1.2: Mô hình Design Thinking  Nguồn: John E. Arnold “Creative Engineering” (1959) - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 1.2 Mô hình Design Thinking Nguồn: John E. Arnold “Creative Engineering” (1959) (Trang 35)
Hình 1.3: Quá trình phát triển sản phẩm mới - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 1.3 Quá trình phát triển sản phẩm mới (Trang 37)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn (Trang 45)
Hình 3.1: Các khách hàng tiêu biểu của FPT Smart Cloud - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.1 Các khách hàng tiêu biểu của FPT Smart Cloud (Trang 51)
Bảng 3.1: Số lượng nhân viên theo từng năm - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Bảng 3.1 Số lượng nhân viên theo từng năm (Trang 52)
Bảng 3.2. Độ phủ sản phẩm AI của FPT Smart Cloud theo các ngành BFSI tại - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Bảng 3.2. Độ phủ sản phẩm AI của FPT Smart Cloud theo các ngành BFSI tại (Trang 53)
Hình 3.2: Lõi công nghệ và nền tảng hội thoại FPT.AI - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.2 Lõi công nghệ và nền tảng hội thoại FPT.AI (Trang 55)
Hình  dưới  đây  cho  thấy  một  số  khách  hàng  đã  và  đang  sử  dụng  dịch  vụ  FPT.AI Conversation của doanh nghiệp - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
nh dưới đây cho thấy một số khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ FPT.AI Conversation của doanh nghiệp (Trang 57)
Hình 3.4: Nền tảng hội thoại thông minh FPT.AI Conversation - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.4 Nền tảng hội thoại thông minh FPT.AI Conversation (Trang 58)
Hình 3.5. Quy trình tự động xử lý tài liệu của FPT AI Read - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.5. Quy trình tự động xử lý tài liệu của FPT AI Read (Trang 60)
Hình 3.6. Số liệu hóa CMND - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.6. Số liệu hóa CMND (Trang 61)
Hình 3.7. Định danh danh tính khách hàng - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.7. Định danh danh tính khách hàng (Trang 63)
Hình 3.8: Tỷ trọng đóng góp cho doanh thu của từng sản phẩm - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.8 Tỷ trọng đóng góp cho doanh thu của từng sản phẩm (Trang 69)
Hình 3.9. Kiến trúc hệ thống của Chatbot (FPT.AI 2020) - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Hình 3.9. Kiến trúc hệ thống của Chatbot (FPT.AI 2020) (Trang 79)
Bảng 3.4: Bảng tóm tắt kế hoạch test ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm tại Công - Phát triển sản phẩm ai tại công ty tnhh fpt smart cloud
Bảng 3.4 Bảng tóm tắt kế hoạch test ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm tại Công (Trang 82)