1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok Đến khả năng tập trung của sinh viên khoa tâm lý trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

27 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok Đến khả năng tập trung của sinh viên khoa tâm lý trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Tác giả Nguyễn Nhật Anh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Vì vậy tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok đến khả năng tập trung của sinh viên khoa tâm lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”.. Tổng quan cách tiếp cận, xu hướng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Nhật Anh

Mã sinh viên: 23031620 Lớp: Tâm lý học hệ Chuẩn

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC MỤC LỤC Error! Bookmark not defined

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Nhiệm vụ lý luận 6

3.2 Nhiệm vụ thực tiến 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Khách thể nghiên cứu 6

5 Câu hỏi nghiên cứu 7

5.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 7

5.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 7

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

6.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 7

6.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ 7

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

7.1 Phương pháp luận 7

7.2 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Cấu trúc của tiểu luận 8

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI 9

PHẦN THÂN BÀI 10

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TIKTOK

ĐẾN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG 10

1.1 Khái niệm về sự tập trung 10

1.1.1 Định nghĩa sự tập trung 10

1.1.2 Mức độ tập trung 10

1.1.3 Định nghĩa sự mất tập trung 10

1.2 Khái niệm về mạng xã hội Tiktok 11

1.2.1 Định nghĩa mạng xã hội Tiktok 11

1.3 Tổng quan về khả năng tập trung 11

1.3.1 Tổng quan về khả năng tập trung của sinh viên 11

1.3.2 Tổng quan về sự suy giảm sự tập trung khi dùng Tiktok 11

1.4 Lý giải nguyên nhân 12

1.4.1 Thuật toán đề xuất của Tiktok 12

1.4.2 Những kích thích ngắn hạn từ video ngắn 13

1.5 Ảnh hưởng 14

1.5.1 Quá tải thông tin (Information Overload) 14

1.5.2 Sự phân tâm kỹ thuật số (Digital Distraction) 15

1.5.3 Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số (Digital Dementia) 15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

2.1 Công cụ nghiên cứu 17

2.1.1 Bảng hỏi 17

2.2 Thu thập thông tin 17

2.3 Kết quả nghiên cứu 18

Trang 4

2.3.1 Ảnh hưởng của thuật toán đề xuất đến tình trạng sử dụng Tiktok của

sinh viên 18

2.3.2 Thực trạng khả năng tập trung của sinh viên 19

KẾT LUẬN 22

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẬP TRUNG 23

3.1 Giải pháp nâng cao khả năng tập trung 23

3.1.1 Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng 23

3.1.2 Trải nghiệm những chương trình rèn luyện trí não nhận thức 23

3.1.3 Nghỉ giải lao giữa giờ từ 5 – 10 phút 24

3.1.4 Đặt ra mục tiêu phải hoàn thành trong ngày hôm đó 24

THẢO LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 5

Mặc dù nền tảng này có thể mang đến sự giải trí và nhiều tiện ích cho người dùng nhưng trong những năm gần đây những mặt trái của nền tảng này cũng dần dần gây ra ảnh hưởng với số đông người dùng, một trong số đó là ảnh hưởng tới khả năng tập trung của não bộ Theo tạp chí điện tử Nông thôn Việt, yếu tố phân tán và thuật toán mê hoặc não

bộ đến từ những kích thích ngắn hạn là nguyên nhân tác động đến sự tập trung (Ngọc Phạm, 2023) Điều này có những ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất công việc và tư duy não bộ

Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu trong và ngoài nước, tôi nhận thấy rằng còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về những ảnh hưởng của Tiktok tới khả năng tập trung của người trẻ Việt Nam Vì vậy tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok đến khả năng tập trung của sinh viên khoa tâm lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” Với mong muốn có thể cải thiện được những tác động tiêu cực về tư duy đến những nhân tố mà trong tương lai họ có thể giúp cộng đồng đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội

Trang 6

Tổng quan cách tiếp cận, xu hướng nghiên cứu, chỉ ra thiếu sót trong nghiên cứu vấn đề

về sự tập trung, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng của Tiktok đến khả năng tập trung

Xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài

 Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về sự tập trung

 Hệ thống hoá các lý luận về ảnh hưởng của Tiktok đến khả năng tập trung

3.2 Nhiệm vụ thực tiến

 Mô tả thực trạng sử dụng nền tảng mạng Tiktok của sinh viên khoa Tâm lý học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

 Đưa ra những bằng chứng về ảnh hưởng của Tiktok đến khả năng tập trung nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này

 Đề xuất giải pháp đối với sinh viên và đưa ra những phương pháp để tăng khả năng tập trung và tư duy cho sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok tới khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 7

5 Câu hỏi nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Nền tảng mạng xã hội Tiktok có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn?

5.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

1 Thực trạng sử dụng Tiktok và về khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay như thế nào?

2 Nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn hiện nay?

6 Giả thuyết nghiên cứu

6.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo

Thực trạng sử dụng Tiktok gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay

6.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

1 Khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn bị ảnh hưởng tiêu cực và giảm dần bởi nền tảng mạng xã hội Tiktok

2 Nguyên nhân gây nên sự giảm khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay có liên quan đến những thuật toán đề xuất và yếu tố phân tán của Tiktok

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò quyết định của các điều kiện vật chất, của các điều kiện thực tiễn đối với các hiện tượng tâm lý xã hội Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở của các điều kiện sống, điều kiện hoạt động của nhóm, của cộng đồng Nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội phải được tìm kiếm trong đời sống thực Do vậy, lý giải các hiện tượng tâm lý xã hội phải xuất phát từ các hiện tượng cụ thể trong đời sống

xã hội, tìm tòi các nguyên nhân làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống

xã hội hiện thực của con người, trong nhóm người, cộng đồng người cụ thể Do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của Tiktok tới khả năng tập trung của sinh viên Tâm lý được lý giải qua các hiện tượng tâm lý xã hội khi sử dụng Tiktok

7.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp điều tra bảng hỏi

8 Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, đề xuất, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài tiểu luận có cấu trúc ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok đến khả năng tập trung Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tập trung

Trang 9

BẢNG THU HẸP ĐỀ TÀI

Chủ đề rộng Tiktok ở Việt Nam

Chủ đề giới hạn Ảnh hưởng của Tiktok tới khả năng tập trung

Chủ đề thu hẹp

Ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok tới khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Câu hỏi nghiên cứu

Nền tảng mạng xã hội Tiktok có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng tập trung của sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn?

Trang 10

PHẦN THÂN BÀI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TIKTOK

ĐẾN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG 1.1 Khái niệm về sự tập trung

1.1.1 Định nghĩa sự tập trung

Tập trung là một quá trình chú ý bao gồm khả năng tập trung vào nhiệm vụ trước mắt trong khi bỏ qua những phiền nhiễu Nghiên cứu nhận thức cho thấy rằng nó rất quan trọng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cần có kỹ năng thực hiện (Moran, 2012) Với kỹ năng tập trung, bạn sẽ có thể ngăn chặn những phiền nhiễu và ngăn chặn những hành động có thể khiến bạn mất tập trung, chẳng hạn như những suy nghĩ hoặc âm thanh không liên quan (Andrea, 2018)

1.1.2 Mức độ tập trung

Mức độ tập trung khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố sau:

 Cống hiến cho nhiệm vụ

 Sự hứng thú với nhiệm vụ

 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn

 Trạng thái thể chất và cảm xúc

 Một môi trường thuận lợi và ít phiền nhiễu

Khi bạn có thể điều chỉnh những yếu tố này và có tư duy đúng, bạn sẽ thấy rằng mình có thể tập trung tốt hơn và ngăn chặn được những suy nghĩ không liên quan (Andrea, 2018)

1.1.3 Định nghĩa sự mất tập trung

Khó khăn về khả năng tập trung làm chệch hướng sự tập trung ban đầu của bạn và kéo bạn ra khỏi những gì bạn muốn đạt được (Elizabeth, 2022) Mất tập trung và các vấn đề

về khả năng tập trung là một vấn đề phổ biến có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi Các vấn đề

về khả năng tập trung có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, ảnh hưởng đến

Trang 11

công việc, trường học và các lĩnh vực xã hội, đó là lý do tại sao học cách cải thiện khả năng tập trung khi thiếu tập trung là một kỹ năng quan trọng và cần thiết (Andrea, 2018)

1.2 Khái niệm về mạng xã hội Tiktok

1.2.1 Định nghĩa mạng xã hội Tiktok

TikTok, hay còn biết tới là Douyin tại Trung Quốc, là một nền tảng video âm

nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được tạo ra bởi Trương Nhất Minh - người sáng lập của ByteDance Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 giây đến 10 phút, và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây

1.3 Tổng quan về khả năng tập trung

1.3.1 Tổng quan về khả năng tập trung của sinh viên

Thực trạng về khả năng tập trung kém của giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu của Research International trên mẫu 3048 đối tượng từ 15 đến 22 tuổi ở 8 nước châu Á: Thai Lan, Phillipines, Trung ́ ́ ̀ ̣ Quôc, Đai Loan, Viêt Nam, Malaysia, Hong Kong, Indonesia (công trình được nghiệm thu vào tháng 6 năng 2007)

Giới trẻ Việt Nam là nước có chỉ số tập trung thấp, đứng thứ sáu trong tám nước Châu Á được nghiên cứu, chỉ hơn Indonesia và Hồng Kông Điều đáng quan tâm là giới trẻ châu

Á nói chung cho rằng những người có khả năng tập trung kém cũng thường có biểu hiện kém trong cuộc sống (Research International, 2007)

1.3.2 Tổng quan về sự suy giảm sự tập trung khi dùng Tiktok

Trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung cũng bị ảnh hưởng Những người đam mê

TikToke cho rằng họ không thể tập trung vào các định dạng video dài hơn nữa (chưa nói đến việc đọc sách hoặc làm bài tập về nhà) 50% người dùng thừa nhận rằng họ thấy video dài hơn rất “căng thẳng” Nền tảng này thực sự đã giới thiệu các định dạng video dài hơn lên đến 10 phút sớm hơn vào năm 2022 nhằm đa dạng hóa bảng quảng cáo của họ: nhưng các nhà tiếp thị nhận thức được rằng video siêu ngắn tiếp tục là loại nội dung

Trang 12

hấp dẫn nhất đối với khán giả trẻ Vào năm 2022, độ dài tối ưu của video TikTok được ước tính sẽ rơi vào khoảng từ 21 đến 34 giây

1.4 Lý giải nguyên nhân

Thuật toán đề xuất cũng có ảnh hưởng tiềm ẩn sâu sắc và tinh tế đến mọi tầng lớp trong

xã hội chúng ta Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng từ các tài liệu hiện có cho thấy một

số vấn đề nan giải, chẳng hạn như tính minh bạch của thuật toán, chứng nghiện kỹ thuật

số và sự đa dạng của thông tin, tất cả vẫn là những vấn đề chưa được giải quyết (Wang, 2022)

Mục đích chính của thuật toán đề xuất là cho phép người dùng có được nội dung được cá nhân hóa mà họ quan tâm mà không cần phải chủ động tìm kiếm Nó nhằm mục đích cải thiện sự hài lòng và sự phụ thuộc của người dùng vào Douyin, có thể được chia thành hai khía cạnh sau: cách thuật toán phục vụ khán giả và cách thuật toán bẫy khán giả (Zhao, 2021)

1.4.1 Thuật toán đề xuất của Tiktok

Với đề xuất của thuật toán, mỗi người dùng sẽ nhận được nguồn cấp dữ liệu video hoàn toàn được cá nhân hóa dựa trên sự phù hợp giữa tính cách, nhãn nội dung và đặc điểm môi trường của họ Người dùng chấp nhận một cách thụ động nội dung đề xuất được cá nhân hóa của hệ thống mà không cần bất kỳ lựa chọn hoặc tìm kiếm nào Bởi vì nội dung

mà người dùng nhìn thấy về cơ bản đáp ứng được nhu cầu, sở thích của họ và không cần tốn sức để tìm kiếm Kết quả là, điều này có thể khiến người dùng xem các video ngắn hàng giờ và thậm chí trở nên nghiện Mặc dù một video ngắn có thể chỉ có thời lượng 15 giây, nhưng khi người dùng sử dụng ứng dụng video ngắn như Tiktok để giết thời gian một cách rời rạc, hóa ra họ sẽ tiêu tốn hơn 15 giây mà không hề nhận ra Bởi thao tác duy nhất mà người dùng cần làm sau khi xem xong một video là vuốt màn hình lên và bắt đầu video tiếp theo Nó tốn ít thời gian và đơn giản cho người dùng ở mọi lứa tuổi Vì vậy, có một số nhà phê bình cho rằng Tiktok là một “Hố đen thời gian” khiến mọi người nghiện xem các video ngắn Nó giết chết thời gian của mọi người, làm xao lãng sự chú ý của mọi

Trang 13

người và khiến họ khó tập trung vào những việc nghiêm túc Người dùng dường như bị cuốn vào vòng xoáy giải trí (Zhao, 2021)

Với thuật toán tập trung vào giải trí được giữ ở chế độ liên tục dựa trên sở thích của từng người dùng, TikTok có khả năng giảm bớt sự nhàm chán gần như ngay lập tức Tuy nhiên việc giải trí mà không có ứng dụng giảm đi, kéo theo đó là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào ứng dụng Một nghiên cứu cho thấy xu hướng buồn chán ở trẻ em và thanh thiếu niên có liên quan đến việc tăng khả năng tiếp cận công nghệ, điều này càng làm tăng thêm chứng nghiện kỹ thuật số (Aleksandra, 2022)

1.4.2 Những kích thích ngắn hạn từ video ngắn

Việc xem vô số video dài từ 15 đến 30 giây sẽ làm giảm khoảng chú ý của chúng ta mà không loại phương tiện truyền thông nào khác có thể làm được: và thực tế là người dùng thông thường dành trung bình nhiều giờ hơn cho TikTok so với các nền tảng truyền thông

xã hội truyền thống khác thêm vào vấn đề Các nền tảng xã hội khác bắt đầu có cảm giác

“chậm” và nhàm chán so với ứng dụng có nhịp độ nhanh này, cung cấp nội dung mới chỉ bằng một cú chạm ngón tay cái (Aleksandra, 2022)

Griffin cho biết: “Các video ngắn, giống như kẹo, cung cấp một lượng lớn dopamine, một chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu được giải phóng ở trung tâm khoái cảm trong não của chúng ta” “Sự vội vã đó thường khiến bạn muốn nhiều hơn nữa—giống như những đứa trẻ trong cửa hàng kẹo.”

Điều này dường như khiến những người trẻ tuổi khó rời xa ứng dụng hơn và thách thức

họ chuyển sang các hoạt động hiệu quả hơn

John Hutton, giám đốc Trung tâm khám phá khả năng đọc & đọc viết tại Bệnh viện nhi đồng Cincinnati đã chỉ ra rằng: ‘Những nền tảng video ngắn ngày nay giống như một “cỗ máy dopamine”, khi một lượng lớn dopamine tiết ra sẽ khiến con người gia tăng cảm giác ham muốn, cho dù đó là đồ ăn ngon, ma túy hoặc những video Tiktok vui nhộn’

Trang 14

Về vấn đề này, nhà tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez cũng cho rằng: 'Khi bạn vuốt màn hình và nhìn thấy điều gì đó khiến bạn cười, não bộ lúc này cũng sẽ tiết ra

dopamine, khi bạn nhìn thấy thứ gì đó không gây cho bạn sự hứng thú, bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang thứ khiến bạn sản sinh ra dopamine Cứ lặp lại vòng tuần hoàn này, cuối cùng sẽ khiến đại não của bạn khao khát muốn xem những nội dung ngắn gây hứng thú, từ đó khiến bạn trở nên nghiện xem chúng"

Một nghiên cứu đối với sinh viên của đại học Đại học Tài chính Kinh tế Quý Châu và Đại học Western Michigan vào đầu tháng 8 đã chỉ ra rằng: ‘Các video ngắn trên TikTok,

IG và YouTube thu hút người dùng thông qua “sự kích thích ngắn hạn”, điều này có khả năng khiến cho người dùng trở nên nghiện’

Cũng theo các nhà nghiên cứu tâm lý, những video ngắn khoảng từ hơn 10 giây đến 60 giây đang khiến người dùng mất đi sự kiên nhẫn, họ thường có xu hướng muốn thấy kết quả ngay lập tức, đồng thời liên tục muốn có nội dung mới để xem tiếp

Khi chúng ta thích xem những nội dung ngắn hấp dẫn, điều này đồng nghĩa với việc khả năng tập trung cũng bị giảm sút nghiêm trọng và ngại giao tiếp dài với những người xung quanh Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu một nội dung không hấp dẫn với người dùng, họ

sẽ trở nên mất hứng thú chỉ sau 8 giây (Gia Hân, 2023)

1.5 Ảnh hưởng

Việc lướt Tiktok nhiều và liên tục đồng nghĩa với việc có quá nhiều thông tin được tiếp thu trong khoảng thời gian ngắn và có các kích thích ngắn hạn đến não bộ liên tục Điều này có thể tạo ra sức hút khiến người dùng không thể rời mắt khỏi ứng dụng tuy nhiên những kích thích này cũng gây hại cho não bộ Cụ thể là những ảnh hưởng sau có thể gây

ra sự suy giảm khả năng tập trung

1.5.1 Quá tải thông tin (Information Overload)

Bạn đang nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm thông tin nhưng lại cảm thấy như đang tự đào mình xuống một cái hố

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w