1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu Ở các Đơn vị sự nghiệp công lập tại hà nội

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Công Quốc Tế - Nghiên cứu Ở Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Tại Hà Nội
Tác giả Đoàn Văn Khá
Người hướng dẫn TS. Đỗ Kiều Oanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Trên cơ sở tính cấp bách và sự cần thiết của những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu ở các đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN VĂN KHÁ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ -NGHIÊN

CỨU Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN VĂN KHÁ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ -NGHIÊN

CỨU Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TẠI HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Kiều Oanh chưa được công bố trong

bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Tác giả luận văn

Đoàn Văn Khá

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự dạy bảo, hỗ trợ và giúp đỡ Vì vậy, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Quý Thầy Cô đã dạy dỗ tác giả trong suốt khóa học thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; các bạn bè, cô chú, anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ, cho ý kiến trong quá trình viết luận văn của tác giả Đặc biệt hơn hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn là TS.Đỗ Kiều Oanh, Cô đã có những dạy dỗ, chỉ bảo rất tận tình để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn này

Xin trân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN Ở ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo-Ngân=hàng-Thế-giới, các-quốc-gia-đang-có xu hướng chuyển từ cơ

sở kế toán tiền mặt sang áp dụng kế toán dồn tích trong khu vực công và sẽ là xu hướng của thế giới 25% các quốc gia đã và đang công khai báo cáo quyết toán tài chính của họ trên cơ sở dồn tích Con số này dự kiến sẽ đạt 65% trong 5 năm tới Hiện nay có hơn 40 quốc gia trên thế giới áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế - IPSAS, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đã ban hành các chuẩn mực kế toán công tuân thủ với chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS)

Đối với Việt Nam, với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ Việc đã gia nhập các tổ chức kinh tế và các hiệp định thương mại quy mô khu vực và toàn cầu như WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết với các tổ chức tài chính như ADB, WB, IMF, đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin tài chính kế toán công khai, minh bạch, có tính chuẩn mực và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán công quốc tế là cơ sở để Việt Nam được tăng hạng, đánh giá tín nhiệm cao hơn trong quan hệ với các tổ chức quốc tế

Tuy có nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành ngân sách Nhà nước, từng bước đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, song kế toán công Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều hạn chế chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Hiện nay, khu vực công Việt Nam tồn tại nhiều chế độ kế toán cho từng lĩnh vực hoạt động được thiết lập để phục vụ cho mục đích quản lý riêng, số liệu thống kê thường không nhất quán Với những bất cập như hiện nay, kế toán công không thể phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính Nhà nước và vẫn còn cách biệt với chuẩn mực kế toán công quốc tế

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết việc xây dựng Chuẩn mực

kế toán công Việt Nam, Bộ tài chính đã ra quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31

Trang 6

tháng 07 năm 2019 về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam Đến ngày 01 tháng 09 năm 2021, phiên bản chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 được ban hành lần đầu với 05 Chuẩn mực được công bố gồm: Chuẩn mực số 01- Trình bày BCTC; Chuẩn mực số 02- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực số 12- Hàng tồn kho (HTK); Chuẩn mực số 17- Bất động sản (BĐS), nhà xưởng, thiết bị; Chuẩn mực số 31- Tài sản vô hình (TSVH) Mặc dù kết quả rất đáng khích lệ tuy nhiên theo các chuyên gia tiến độ thực hiện khá chậm, quá trình thực hiện phát sinh nhiều bất cập từ thực trạng quản lý tài chính công hiện nay Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào đang tác động đến tiến trình này?

Thành phố Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là thành phố có số lượng đơn vị hành chính sự nghiệp lớn nhất cả nước, đầu tàu trong công cuộc hội nhập quốc tế và cải cách hành chính, nhận được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài Để đáp ứng được nhu cầu quản lý, kiểm soát của nhà nước và thực hiện cam kết với các nhà đầu tư, tổ chức chính phủ nước ngoài đã rót vốn, tài trợ thì hệ thống kế toán công nói chung và kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng phải đáp ứng được tính minh bạch, công khai hóa thông tin phù hợp với thông lệ quốc tế

Trên cơ sở tính cấp bách và sự cần thiết của những vấn đề nêu trên, tác giả

lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công

quốc tế - Nghiên cứu ở các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội” làm luận văn Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến xu hướng cải cách hệ thống kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phù hợp chuẩn mực kế toán công quốc tế tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng Nghiên cứu này hi vọng sẽ đóng góp một phần khiêm tốn, nhỏ bé vào sự thành công của lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn nhằm hướng vào các mục tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc

Trang 7

vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công

quốc tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội?

- Những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình vận dụng chuẩn mực kế toán công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Hà Nội là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu:

- Chuẩn mực kế toán công quốc tế

- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc

tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập

b Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu của tác giả là những người làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố Hà Nội

- Thời gian thực hiện cuộc khảo sát là từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu luận văn, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ yếu

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết kế toán và các chuẩn mực kế toán, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua việc: thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát và thu thập dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích dữ liệu: đánh giá

độ tin cậy Cronback’s alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội để

Trang 8

đánh giá sự tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, kết cấu luận văn bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về việc vận dụng

chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 4: Kết luận, kiến nghị

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận các chuẩn mực kế toán công quốc tế ở Cameroon” của tác giả Mukah Samuel Tanjeh (Ph.D.) (2016)

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận cải cách kế toán của chính phủ nói chung và việc chấp nhận IPSAS nói riêng ở Cameroon Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước tính logistic Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai IPSAS ở Cameroon theo thứ tự như sau: Kiến thức và nhận thức; Tổ chức thể chế; Đào tạo và tuyển dụng nhân viên; Hệ thống thông tin quản lý; Trình độ; Giới tính; Chi phí thực hiện; Hỗ trợ chính trị và Tuổi Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IPSAS vào kế toán công ở Cameroon, chưa xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTC áp dụng IPSAS Tuy nhiên, tác giả sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong vấn đề nghiên cứu của mình

Nghiên cứu “Phạm vi áp dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế của khu vực công Jordan” của tác giả Ziad Al-Zubi (2015)

Tác giả Ziad Al-Zubi thực hiện nghiên cứu về mức độ áp dụng và hiệu quả

mà IPSAS mang lại cho Jordan Tác giả sử dụng phần mềm SPSS và các biện pháp thống kê khác Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực công của Jordan đang áp dụng IPSAS ở dạng yếu; IPSAS không được áp dụng một cách chính xác; có vấn đề trong giám sát các thủ tục thực hiện Nghiên cứu khuyến nghị rằng IPSAS nên được áp dụng rộng rãi phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền; nâng cao hiệu quả giám sát liên quan đến thủ tục áp dụng; theo kịp những cập nhật IPSAS; thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo IPSAS được áp dụng một cách hoàn hảo trong tương lai Khe hỏng đối với nghiên cứu này là, nội dung của nghiên cứu chưa đề cấp đến các nhân tố tác động đến việc xây dựng CMKTC theo hướng áp dụng IPSAS Nghiên cứu giúp tác giả hình thành được tầm quan trọng của việc áp dụng

Trang 10

IPSAS vào cải cách kế toán công và những yêu cầu, thách thức của nó

Nghiên cứu “Kế toán khu vực công cho sự minh bạch và trách nhiệm tốt hơn” được đăng trên tạp chí Mirror Business (2015)

Nghiên cứu nhằm mục đích là thừa nhận lợi ích của IPSAS, đồng thời tìm hiểu thực trạng về sự quan tâm và áp dụng IPSAS vào kế toán công Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua các bài báo, chia sẻ từ các chuyên gia, tổng hợp, so sánh, phân tích Kết quả cho thấy sự quan tâm và chấp nhận IPSAS đã và đang tăng mạnh những năm gần đây Hầu hết các quốc gia được khảo sát đều sử dụng hệ thống kế toán và BCTC theo chuẩn mực riêng của họ làm cho việc so sánh tài chính giữa các chính phủ còn rất khó khăn Đa số các thực thể được khảo sát đã chuyển đổi sang kế toán dồn tích (52%) và xác định được lợi ích của việc chuyển đổi đối với việc ra quyết định, cải thiện tình hình quản lý tài sản và tiền mặt, nâng cao nhận thức và hiệu quả về chi phí Ngoài ra, theo nghiên cứu, Sri Lanka đã ban hành 10 chuẩn mực kế toán công Tuy nhiên, việc áp dụng 10 chuẩn mực này chưa bắt buộc dẫn đến hầu hết các BCTC khu vực công không tuân thủ đầy đủ Nội dung nghiên cứu không liên quan đến vấn đề xác định các nhân tố tác động đến việc xây dựng CMKTC theo hướng hòa hợp với IPSAS

Báo cáo “Hướng tới một kỷ nguyên mới trong kế toán và báo cáo của chính phủ” của Công ty Kế toán PricewaterhouseCoopers - PwC (2013)

PwC báo cáo thực trạng về kế toán và báo cáo của chính phủ trên phạm vi toàn cầu: thứ nhất, kế toán và BCTC chính phủ áp dụng cơ sở kế toán dồn tích IPSAS sẽ là tham chiếu chung giúp nâng cao độ tin cậy của BCTC chính phủ và thuận tiện cho việc so sánh giữa các khu vực công trên toàn thế giới Kế toán ngân sách vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tiền mặt Thứ hai, chuyển đổi sang kế toán dồn tích (IPSAS hoặc tương đương) sẽ đem lại những lợi ích và thách thức Nó làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, công tác kế toán được tổ chức tốt hơn để tạo ra một hệ thống báo cáo tốt hơn, cung cấp thông tin để đưa ra các quyết định tốt hơn

và do đó các nguồn lực công sẽ được sử dụng hiệu quả hơn Tuy nhiên, sự thay đổi trong các quy tắc kế toán sẽ tác động đến các con số, yêu cầu cung cấp dữ liệu mới

Trang 11

và sự thay đổi văn hóa trong suy nghĩ của những người có liên quan, tác động đến các lợi ích của nhân viên; cần có khoảng thời gian trung bình là 3 năm để chuyển sang áp dụng IPSAS trên cơ sở dồn tích (hoặc tương tự); sự biến đổi của chức năng tài chính của chính phủ, tác động đến toàn bộ tổ chức; Thiếu nhân viên đã qua đào tạo và yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin Thứ ba, chính phủ mong muốn cải thiện các chức năng tài chính trong tương lai Kế toán chi phí, quản lý năng suất, quản lý tài sản cố định, dự báo và kế hoạch dài hạn là những vấn đề chính cần cải thiện, từ đó sẽ góp phần vào mục tiêu tổng thể của việc nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ và tính bền vững lâu dài của tài chính công Bài viết thừa nhận vai trò của khung tham chiếu IPSAS trong cải cách kế toán và BCTC chính phủ, những lợi ích

và thách thức của IPSAS Bài viết cho tác giả thấy sự cần thiết vận dụng IPSAS vào nội dung CMKTCVN và giúp tác giả nhận định các nhân tố tác động trong nghiên cứu của mình

Nghiên cứu “Thực hiện chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế tại Nigeria: Các vấn đề và thách thức” của tác giả Babatunde, Shakirat Adepeju (2017)

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố tác động đến việc triển khai IPSAS ở Nigeria Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với 232 mẫu khảo sát hợp lệ Nghiên cứu cho kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CMKTCQT tại Nigeria là: trở ngại từ chính phủ (thích gắn bó với hệ thống báo cáo tài chính trước đây); văn hóa; kỹ thuật; yêu cầu; chuyên môn; chi phí; hệ thống pháp luật không phù hợp với cơ sở kế toán theo IPSAS Tiếp thu các nhận định trên, tác giả bổ sung và củng cố cho các nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu: “Văn hóa” (bảo thủ, ngại thay đổi), “Kỹ thuật nghiệp vụ”, “Yêu cầu của nhà quản lý” (các nhà quản lý chưa đặt ra các yêu cầu cao đối với việc áp dụng IPSAS một cách phù hợp, chưa quan tâm cải cách kế toán công, điều đó thể hiện tư duy và tầm nhìn chưa cao), “Khả năng vận dụng IPSAS” (Chuyên môn thấp sẽ cản trở thực hiện), “Hệ thống pháp lý” (quy định không phù hợp nên khó áp dụng IPSAS), “Điều kiện tổ chức” (điều kiện về kinh tế - phí thấp sẽ khó chuyển đổi sang IPSAS)

Nghiên cứu “Tác động của chuẩn mực kế toán công quốc tế lên báo cáo tài

Trang 12

chính” của tác giả Utile Bem Joseph, Gbaa Benja min và P.I Zayol (Ph.D) (2016)

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra tác động của IPSAS đối với việc lập báo cáo tài chính tại Nigeria Nghiên cứu sử dụng tài liệu thứ cấp từ các tác phẩm đã được xuất bản Kết quả cho thấy các tác động mà IPSAS mang lại là tăng cường tính đồng nhất trong việc lập báo cáo tài chính (BCTC); tạo khả năng so sánh các BCTC trên thế giới; tạo độ tin cậy và minh bạch trong việc chuẩn bị BCTC công ở Nigeria; tăng trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin có ý nghĩa hơn cho việc

ra quyết định Những thách thức lớn mà Nigeria phải đối mặt khi áp dụng IPSAS là thiếu lòng yêu nước, thiếu cán bộ có trình độ và chất lượng công nghệ thông tin Ngoài ra, nghiên cứu của Ijeoma (2014) cho thấy IPSAS mang lại trách nhiệm pháp

lý và tính toàn vẹn của báo cáo tài chính; cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tăng cường chất lượng lãnh đạo của chính phủ đối với công dân Nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc áp dụng CMKTCQT tại Nigeria Đồng thời nghiên cứu còn cho thấy sự xuất hiện của yếu tố thiếu cán bộ có trình độ và chất lượng công nghệ thông tin, làm

cơ sở cho tác giả bổ sung vào nhân tố “Điều kiện tổ chức” trong mô hình nghiên cứu

Bài viết về hội thảo: Topic “EPSAS - Chuẩn mực kế toán công châu Âu” trong hội thảo quốc tế: “Chính sách và chuẩn mực tương lai” của tác giả Alexandre Makaronidis (2016)

Bài viết chứa đựng thông tin ngắn gọn, súc tích về một số vấn đề liên quan đến việc tăng tính minh bạch tài chính và khả năng so sánh giữa các quốc gia thành viên Trong đó có nêu lên vấn đề về sự phù hợp của IPSAS (2013) IPSAS không thể được triển khai áp dụng mà sẽ là khung tham chiếu phù hợp cho việc xây dựng EPSAS Bài viết đề xuất lộ trình: giai đoạn 1 (2016 – 2020): thúc đẩy kế toán dồn tích và phát triển khuôn khổ EPSAS; giai đoạn 2: thực hiện IPSAS vào 2025 Bài viết cho tác giả thấy rằng IPSAS không thể được áp dụng hoàn toàn cho bất kỳ quốc gia nào mà cần có sự vận dụng phù hợp

Nghiên cứu “Hài hòa hóa các hoạt động kế toán công thông qua IPSAS, những thách thức và cơ hội” của tác giả Lusine Amirkhanyan (2013)

Trang 13

Lusine Amirkhanyan nghiên cứu về những cơ hội và thách thức khi thực hiện kế toán công hài hòa với IPSAS Bài viết kiểm tra sự phù hợp của việc chấp nhận kế toán trên cơ sở dồn tích trong khu vực công của các quốc gia chuyển đổi, tập trung đặc biệt vào Armenia, thảo luận về những thách thức và hạn chế cho việc hội tụ IPSAS trên cơ sở dồn tích Kết quả cho thấy Armenia đã liên tục cải cách khu vực công kể từ năm 2003 qua việc hợp tác với các tổ chức quốc tế để được hỗ trợ và cung cấp nguồn lực và đang trong tiến trình chuyển đổi sang IPSAS trên cơ sở dồn tích Nguy cơ hiểu sai và lạm dụng IPSAS theo cơ sở dồn tích còn cao và cần đánh giá sự phù hợp của từng cơ sở kế toán một cách công bằng Cơ sở dồn tích giúp quản lý hiệu quả khu vực công Hệ thống kế toán và BCTC riêng lẻ không thể phản ánh đầy đủ các ưu tiên trong hệ thống, các nhân tố kinh tế, chính trị và văn hóa nên được xem xét Hơn nữa, tầm quan trọng nổi bậc của việc đạt được sự hài hòa IPSAS

là cung cấp sự đảm bảo cần thiết về các BCTC đã phát hành và các dữ liệu liên quan được yêu cầu bởi những tổ chức quốc tế (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc

tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Liên hiệp quốc (UN)); bởi các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các cổ đông Tuy nhiên, IPSAS không hướng dẫn đủ chính xác cho việc xử lý kế toán và trong một số chuẩn mực, các đơn vị công có thể lựa chọn một trong số các phương pháp kế toán sẽ thật sự hạn chế sự hài hòa

Nghiên cứu đề cập “hợp tác với các tổ chức quốc tế để được hỗ trợ và cung cấp nguồn lực” như là một kinh nghiệm cho Việt Nam và làm cơ sở hình thành nhân tố “Sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế” thuộc nhóm nhân tố “Điều kiện tổ chức”; hệ thống kế toán và BCTC riêng lẻ không thể phản ánh đầy đủ các ưu tiên trong hệ thống làm cơ sở hình thành nên nhân tố “Hợp nhất BCTC khu vực công” thuộc nhóm nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ”; sự phù hợp của từng cơ sở kế toán nên được đánh giá một cách công bằng, cơ sở dồn tích đem lại nhiều hiệu quả hơn cho việc quản lý khu vực công cũng được tác giả vận dụng vào mô hình thành “Cơ sở

kế toán áp dụng phù hợp” trong nhóm nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ” Bài viết trên cũng thừa nhận vai trò của các nhân tố Kinh tế, Chính trị và Văn hóa trong việc hài

Trang 14

hòa với các quy định của IPSAS Hơn thế nữa, bài viết cũng nhận định IPSAS không hướng dẫn đủ chính xác cho việc xử lý kế toán, trong một số chuẩn mực của IPSAS, các đơn vị công có thể lựa chọn một trong số các phương pháp kế toán làm hạn chế sự hài hòa chứng tỏ nhân tố “Chuẩn mực kế toán công quốc tế hoàn hảo” được đề xuất trong mô hình của tác giả là hoàn toàn có cơ sở

Báo cáo “Hướng tới một kỷ nguyên mới trong kế toán và báo cáo của chính phủ” của Công ty Kế toán PricewaterhouseCoopers (PwC, 2013)

Kết quả của nghiên cứu đã được trình bày ở phần thực trạng Qua đây tác giả cũng thấy được sự tồn tại của một số nhân tố có liên quan đến đề tài nghiên cứu: văn hóa trong suy nghĩ, thời gian, đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo, hệ thống công nghệ thông tin, chiến lược quản lý thay đổi hiệu quả, mối liên kết giữa kế toán công

và tài chính công Chúng sẽ là cơ sở hình thành các yếu tố “Tâm lý bảo thủ, ngại thay đổi” thuộc nhóm nhân tố “Văn hóa và môi trường hoạt động”; “Lộ trình cải cách tài chính công chậm” thuộc nhóm nhân tố “Áp lực hội nhập kinh tế thế giới”;

“Chú trọng các chương trình đào tạo kế toán công” thuộc nhóm nhân tố “Khả năng vận dụng IPSAS”; “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại” thuộc nhóm nhân

tố “Điều kiện tổ chức”; “Xây dựng chiến lược quản lý thay đổi hiệu quả” thuộc nhóm nhân tố “Yêu cầu của nhà quản lý”; “Thông tin tài chính và thông tin kế toán

có sự kết nối với nhau” thuộc nhóm nhân tố “Kỹ thuật nghiệp vụ”

Nghiên cứu “Thông qua IPSAS trong cải cách kế toán quốc gia Phản ứng của từng quốc gia đối với các chuẩn mực kế toán công quốc tế ở các nước châu Âu được chọn” của tác giả Tobias Polze và cộng sự (2017)

Mục đích của nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân vì sao các chính phủ điển hình là Áo, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh áp dụng đầy đủ, hòa hợp hoặc không

áp dụng IPSAS cho BCTC, dựa trên nền lý thuyết thể chế và bằng phương pháp so sánh, phỏng vấn chuyên gia Kết quả cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện IPSAS, đó là: áp lực đẳng cấu, cưỡng chế và bắt chước; thời điểm xem xét (nếu tại thời điểm một quốc gia bất kỳ đã ban hành một hệ thống pháp luật hoặc chuẩn mực áp dụng cho hệ thống kế toán công trong khi IPSAS vẫn đang trong quá

Trang 15

trình bổ sung và hoàn thiện thì việc áp dụng IPSAS sẽ khó xảy ra); nguyên tắc thận trọng (cùng lúc có nhiều chuẩn mực để lựa chọn, người ta có xu hướng chọn chuẩn mực ít đòi hỏi hoặc phù hợp nhất với bối cảnh và nhu cầu thực tiễn của quốc gia (Brunsson et al (2012)); mô hình văn hóa, truyền thống kế toán và; thái độ của chính phủ đối với IPSAS và Mô hình pháp lý Có thể thấy nghiên cứu đã đưa ra một

số nhân tố ảnh hưởng đến việc hòa hợp với IPSAS của một số chính phủ: “Văn hóa”, “Pháp lý” và “Yêu cầu của nhà quản lý” (thái độ của chính phủ đối với IPSAS), giúp củng cố cơ sở cho các nhân tố tác giả đề xuất

Báo cáo “Đánh giá sự phù hợp của IPSAS đối với các quốc gia thành viên EU” của tác giả Keith Hayes (2013)

Báo cáo được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 2 đến 11 năm 2012 và được phát hành năm 2013 Báo cáo đánh giá về sự phù hợp của IPSAS đối với các quốc gia thành viên châu Âu Báo cáo kết luận rằng với hiện tại của các quốc gia thành viên châu Âu thì IPSAS không thể được thực hiện một cách dễ dàng; IPSAS

là một khuôn khổ tham chiếu cho các quốc gia thành viên châu Âu hài hòa với kế toán khu vực công trên cơ sở dồn tích; IPSAS không mô tả đầy đủ các thực hành kế toán; IPSAS chưa hoàn thành điều khoản về bảo hiểm và khả năng ứng dụng thực tế của chúng đối với một số dòng tiền quan trọng của chính phủ (chẳng hạn thuế và lợi ích xã hội) và không mở đủ tài khoản cho các nhu cầu cụ thể, đặc điểm và lợi ích của BCTC công; IPSAS không ổn định vì một số chuẩn mực được dự kiến cập nhật ngay sau khi khung khái niệm của IPSAS được hoàn thành; thiếu sự tham gia quản trị của cơ quan kế toán công châu Âu đối với IPSAS và hội đồng quản trị IPSAS hiện tại dường như không đủ nguồn lực

Ngoài ra, Muraine và các cộng sự trong một bài nghiên cứu vào năm 2020

đã đo lường tác động của việc ứng dụng IPSAS vào chất lượng báo cáo tài chính của Nigeria Nghiên cứu đã chỉ ra rằng IPSAS có sự ảnh hưởng tích cực và mạnh

mẽ tới chất lượng báo cáo tài chính tại Nigeria Cụ thể, IPSAS đã cải thiện mức độ

về trách nhiệm giải trình, điều này cũng kéo theo sự cải thiện về chất lượng báo cáo tài chính của Nigeria Saadani & Kiir trong một nghiên cứu vào năm 2019 đã kết

Trang 16

luận trong phần lý thuyết của họ về sự đánh giá thực tế kế toán công với mục đích phi lợi nhuận tại Algeria và những yêu cầu để áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào các khu vực công và những thách thức khi ứng dụng Nghiên cứu đã kết luận rằng đa số những mẫu đều khẳng định hệ thống kế toán công đã trải qua sự thiếu hụt nặng nề quy trình báo cáo tài chính do chính phủ thiếu phản ứng với sự thay đổi của toàn cầu Với sự cấp thiết về việc cập nhật, thực hiện cải cách toàn diện

về hệ thống kế toán công nó sẽ tác động phần nào khía cạnh pháp lý và kỹ thuật Cùng với những chuẩn mực này tác động đến đặc thù của môi trường Algeria theo cách đảm bảo áp dụng các chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, Fahmid và các cộng sự vào năm 2019 đã khẳng định rằng việc ứng dụng IPSAS được kỳ vọng sẽ gia tăng

độ chuẩn xác khi lập báo cáo tài chính, thông tin về hoạt động của chính phủ và giúp những tổ chức nước ngoài đánh giá đúng tình hình tài chính của chính phủ sở tại

Nhìn chung, nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy xu hướng kế toán công của các quốc gia trên thế giới đang dần áp dụng IPSAS như một khung tham chiếu vào công cuộc cải cách kế toán công nhằm tạo tính minh bạch và tăng khả năng so sánh của thông tin mà kế toán công cung cấp

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế, có thể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Nghiên cứu “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và việc tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế” của tác giả Trần Thị Yến (2018)

Nghiên cứu đã đưa ra những điểm mới trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) được ban hành trong Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Thứ nhất,

về đối tượng áp dụng: cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn

vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng

đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử

Trang 17

dụng ngân sách nhà nước Thứ hai, về chứng từ kế toán: quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC có nhiều linh hoạt hơn so với quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC Theo đó hệ thống chứng từ được phân thành 2 loại: chứng từ bắt buộc (phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và biên lai thu tiền) và chứng từ hướng dẫn khác với trước đây là các đơn vị HCSN phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ theo quy định Thứ ba, về hệ thống tài khoản kế toán: Thông tư 107/2017/TT-BTC đã mở rộng, chi tiết và cụ thể hơn với 10 loại tài khoản, 09 loại tài khoản trong bảng (từ loại 1 đến 9) được hạch toán kép, 01 tài khoản ngoài bảng (loại 0) được ghi đơn (trước đây có 7 loại tài khoản, 6 loại tài khoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoài bảng) Bên cạnh đó, trong Thông tư xuất hiện 33 tài khoản mới và sửa lại tên gọi của 9 tài khoản: 331,

334, 336, 337, 511, 531, 642, 004, 009 Thứ tư, về sổ sách kế toán: Thông tư quy định không có nhiều khác biệt so với trước Theo đó, mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp

và sổ kế toán chi tiết Điểm mới là Thông tư đã bổ sung 06 mẫu sổ chi tiết để theo dõi số liệu quyết toán từ S101-H đến S106-H quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư Thứ năm, về báo cáo kế toán: Thông tư 107/2017/TT-BTC tách bạch báo cáo kế toán thành BCTC và báo cáo quyết toán ngân sách Thông tư còn sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu báo cáo quyết toán để phù hợp với cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị HCNS; theo tinh thần của Luật Kế toán là quan trọng bản chất hơn hình thức; theo Luật NSNN

và Chuẩn mực kế toán công quốc tế Thứ sáu, về kỳ hạn lập báo cáo: Thông tư quy định thời hạn đối với BCTC là cuối kỳ kế toán năm (31/12); đối với báo cáo quyết toán là cuối kỳ kế toán năm với số liệu là số thu, chi của năm ngân sách tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN (31/01 năm sau) Tác giả Trần Thị Yến cho thấy một số điểm mới của kế toán công Việt Nam hiện nay một phần được dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế

Nghiên cứu “Một số phân tích về những thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp” của tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2018)

Trang 18

Tác giả Lê Thị Thanh Huyền cũng nghiên cứu về Thông tư 107/2017/TT- BTC và cho rằng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC đã có những thay đổi tương đồng với chuẩn mực kế toán công quốc tế Cụ thể,

Về Danh mục BCTC: được chia làm 2 phân hệ báo cáo là BCTC (gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC) và báo cáo quyết toán (gồm 5 báo cáo: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ để lại; Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình dự án; Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính; Thuyết minh báo cáo quyết toán) Về

áp dụng cơ sở kế toán: áp dụng cơ sở kế toán dồn tích, ghi nhận doanh thu và chi phí khi phát sinh, không quan tâm thu được tiền hay chưa Về ghi nhận các khoản mục: có sự bù trừ giữa thu và chi, số chênh lệch ghi tăng nguồn vốn; tính thặng dư, thâm hụt của các hoạt động HCSN, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác, điều này gần sát với quy định tính thặng dư, thâm hụt trong hoạt động thông thường, hoạt động bất thường trong IPSAS 3; giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ phù hợp với doanh thu được ghi nhận như quy định tại IPSAS 12; trong xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trong kỳ được ghi nhận phù hợp với khối lượng công việc hoàn thành như quy định của IPSAS 11; hạch toán khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) hàng năm tính vào chi phí trong kỳ giống quy định của IPSAS 17; chênh lệch tỷ giá được ghi nhận là khoản thu hoặc chi phí trong kỳ phát sinh tương tự như quy định của IPSAS 19

Đánh giá về sự thay đổi, tác giả Lê Thị Thanh Huyền cho rằng sự đổi mới chế độ kế toán HCSN tại Việt Nam tạo tiền đề cho sự tiếp cận quy định kế toán quốc tế Việc xác lập hai phân hệ BCTC theo mục tiêu sử dụng thông tin tạo bước đầu để tiến tới hợp nhất BCTC của các bộ, ban, ngành và kế toán nhà nước Đơn vị

sự nghiệp áp dụng cơ sở kế toán dồn tích đã phần nào cải thiện được chất lượng thông tin, thích hợp cho việc ra quyết định; mang lại thông tin tổng quát hơn, tạo cơ

sở để tăng cường quản lý tài sản, công nợ và đánh giá khả năng thanh toán của đơn

vị Việc đổi mới trong ghi nhận thu – chi ngân sách tạo ra thặng dư, thâm hụt của

Trang 19

các hoạt động sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình hình hiện tại và có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán quản trị trong lĩnh vực công Việt Nam

Nói tóm lại, hiện nay kế toán ở các đơn vị HCSN đang áp dụng quy định ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của

Bộ Tài chính, đã có những thay đổi căn bản, toàn diện Hệ thống tài khoản được quy định thống nhất, chứng từ kế toán linh hoạt với hai loại là bắt buộc và tự thiết

kế, sổ kế toán gồm có sổ tổng hợp và sổ chi tiết, hình thành hai phân hệ báo cáo là BCTC và báo cáo quyết toán NSNN và chuyển từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở

kế toán dồn tích Đây là bước chuyển quan trọng, chứng tỏ Việt Nam đã lĩnh hội được lợi ích của IPSAS và đang dần rút ngắn sự khác biệt so với thế giới về các thông tin mà hệ thống kế toán công cung cấp

Nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Huy (2014)

Nghiên cứu có nội dung cho rằng hiện vẫn tồn tại những hạn chế của kế toán thu, chi ngân sách hiện hành Thứ nhất, đối với Môi trường và hành lang pháp lý: mặc dù hầu hết mọi hoạt động đều có văn bản hướng dẫn nhưng hệ thống văn bản pháp lý chưa có sự đồng nhất, thuật ngữ và câu văn còn khó hiểu, có thể vận dụng theo nhiều cách Thứ hai, đối với Ngân sách và quản lý ngân sách: các quy định về ngân sách và quản lý ngân sách đã đáp ứng yêu cầu cơ bản trong quá trình ghi chép các thông tin, có đủ cơ sở để xử lý các tình huống phát sinh đối với kế toán thu, chi ngân sách Nhưng việc thu, chi ngân sách giữa các cấp còn chồng chéo, việc phân cấp và quản lý ngân sách chưa hữu hiệu, vẫn còn rủi ro trong quy trình quản lý ngân sách Thứ ba, đối với Cơ chế hành chính công và quản trị tài chính công: để thay đổi kế toán hiệu quả thì cần thay đổi cơ chế hành chính công và quản trị tài chính công, cần có văn bản quy phạm pháp luật và những hướng dẫn chi tiết, nhất quán về tài chính công Thứ tư, đối với Kiểm soát tài chính: được đánh giá là khá chặt chẽ giữa các cấp ngân sách, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khe hở lớn cần giải quyết, gắn chặt với trách nhiệm của nhà lãnh đạo đơn vị và người trực tiếp thi hành

Trang 20

Thứ năm, đối với Đội ngũ kế toán viên đơn vị công: chưa đáp ứng được sự đổi mới nhanh chóng về chuyên môn và công nghệ Thứ sáu, đối với Quy trình hệ thống thông tin: ứng dụng hệ thống TABMIS trong quản lý ngân sách là bước tiến lớn, nhưng cần hình thành cổng giao tiếp điện tử để tăng tính thống nhất, tương tác giữa các đơn vị công Thứ bảy, đối với Tính minh bạch thông tin: thông tin hiện nay được cung cấp và kiểm soát khá chặt chẽ giữa các cơ quan, tuy nhiên chưa đảm bảo được tính minh bạch và rõ ràng Thứ tám, đối với Cơ sở kế toán áp dụng: cơ sở kế toán mà Việt Nam đang áp dụng sẽ dẫn đến những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau, khó khăn cho việc chuyển đổi sang

cơ sở kế toán dồn tích và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kế toán công Thứ chín, đối với Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế: hội nhập kinh tế thế giới một cách sâu rộng, tuy nhiên việc ban hành chuẩn mực kế toán công quốc gia (CMKTCQG)vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (CMKTCQT) một cách phù hợp với tình hình chính trị xã hội cụ thể của Việt Nam chưa được xây dựng và ban hành Và thứ mười, đối với Các cơ quan có thẩm quyền: hiện nay hệ thống văn bản tương đối hoàn chỉnh và quản lý sâu sát tuy nhiên vẫn cần có một bộ phận kiểm soát chất lượng thông tin ngân sách

Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước là một bộ phận của kế toán công Do

đó có thể thấy rằng những hạn chế của kế toán thu, chi ngân sách nhà nước mà tác giả Phạm Quang Huy đưa ra cũng chính là những hạn chế trong số nhiều hạn chế

mà kế toán công Việt Nam đang gặp phải Tuy những nội dung này liên quan đến thực tại kế toán công Việt Nam nhưng tác giả chủ yếu vận dụng làm cơ sở để xác định được các nhân tố tác động đến việc cải cách kế toán công, trong đó có việc xây dựng chuẩn mực kế toán công (CMKTC) mà các nhà quản lý cần xem xét nên tác giả không trình bày ở phần thực trạng mà đưa vào trình bày ở phần các nhân tố tác động Cụ thể, văn bản pháp lý chưa phù hợp; phân cấp và quản lý ngân sách chưa hữu hiệu; cần thay đổi cơ chế hành chính công và quản trị tài chính công; kế toán công theo kịp những đổi mới về chuyên môn và công nghệ; kế toán công có kiến thức sâu về chuyên môn; xây dựng CMKTCQG vận dụng IPSAS phù hợp với tình

Trang 21

hình chính trị xã hội; cần có một bộ phận kiểm soát chất lượng thông tin ngân sách Tác giả sẽ vận dụng vào mô hình nghiên cứu của mình bằng cách hình thành nên các nhân tố: “Quy định về kế toán nhà nước phù hợp”; “Ngân sách không có sự lồng ghép nhiều cấp”; “Thông tin tài chính và thông tin kế toán có sự kết nối với nhau”; “Đội ngũ kế toán công có trình độ và năng lực chuyên môn cao”; “Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của kế toán công”; “Số lượng chuyên gia kế toán công ít”; “Quốc hội tăng cường giám sát”

Ngoài ra, khi nhắc đến lợi ích mà IPSAS mang lại, tác giả Phạm Quang Huy còn cho rằng gia tăng sự minh bạch từ việc áp dụng IPSAS sẽ cho phép có các quyết định tốt hơn, quản lý tài sản chắc chắn hơn và hỗ trợ cho quản trị theo kết quả công việc Qua đây, tác giả có thể vận dụng và đưa vào mô hình nhân tố “Quy định

dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra” thuộc nhóm nhân tố “Hệ thống pháp lý” cho nghiên cứu của mình

Nghiên cứu có tên “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế” của tác giả Cao Thị Cẩm Vân (2016)

Mô hình dự thảo ban đầu mà tác giả Cao Thị Cẩm Vân đề xuất gồm có 08 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam (CMKTCVN) trong điều kiện vận dụng CMKTCQT với 44 biến quan sát dành cho

08 biến độc lập và 09 biến quan sát dành cho 01 biến phụ thuộc là Yêu cầu của việc xây dựng CMKTC

Tuy nhiên, trãi qua quá trình phỏng vấn, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kế toán công đã củng cố, điều chỉnh nhân tố và cho kết quả là có 06 nhóm nhân tố ảnh hưởng với tổng cộng 41 biến quan sát và 09 biến quan sát cho 01 biến phụ thuộc

Tiến hành khảo sát và thực hiện các kiểm định, nghiên cứu loại 14 biến quan sát: (1) Chưa thống nhất về phương pháp quản lý tài chính công giữa các quốc gia; (2) Phát sinh nhiều loại hình hoạt động kinh tế đa dạng; (3) Quy định pháp lý của nước ta khá khác biệt so với quy định của CMKTCQT; (4) IPSAS vẫn còn đang

Trang 22

trong lộ trình thay đổi cho phù hợp; (5) Hạn chế về trình độ nguồn nhân lực để nghiên cứu và vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế; (6) Chưa có quy định rõ đối tượng chịu sự chi phối của Chuẩn mực kế toán công hay chuẩn mực kế toán doanh nghiệp; (7) Các từ ngữ, thuật ngữ sử dụng trong các quy định về quản lý tài chính công chưa thống nhất; (8) Trường hợp các dự án có nhiều nguồn vốn tham gia thường gặp khó khăn khi quyết toán ngân sách; (9) Thiếu tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá chất lượng thông tin Báo cáo tài chính cho toàn bộ khu vực công; (10) Sự giới hạn năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ nên chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới; (11) Nhiều tầng lớp người làm kế toán mang nặng tư tưởng bảo thủ ngại đổi mới; (12) Các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà; (13) Sự hạn chế về lực lượng chuyên gia trong lĩnh vực kế toán công; (14) Chưa thiết lập được mối quan hệ thông tin giữa hệ thống thông tin tài chính, thông tin kế toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhóm nhân tố tác động đến xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng CMKTCQT, đó là (1) Hệ thống pháp lý; (2)

Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động; (3) Kỹ thuật nghiệp vụ; (4) Điều kiện tổ chức; (5) Tác động của CMKTCQT và (6) Áp lực hội nhập kinh tế Thứ tự xuất hiện của các nhân tố cũng chính là thứ tự mức độ tác động của các nhân

tố từ cao nhất đến thấp nhất Trong mỗi nhóm nhân tố tác động, tác giả Cao Thị Cẩm Vân đã đưa ra các nhân tố chi tiết và cụ thể gây ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN như sau:

Thứ nhất, nhóm nhân tố Hệ thống pháp lý: Các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán Nhà nước khá phức tạp và không ổn định; Chưa có quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra; Tổ chức ngân sách lồng ghép nhiều cấp; Chưa có quy định rõ ràng về việc công bố các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước

Thứ hai, nhóm nhân tố Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động: Thông tin về tình hình tài chính nhà nước chưa được công khai đầy đủ và kịp thời; Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện; Tình trạng tham ô, thoái hóa của không ít quan chức, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước; Thực trạng quản lý nợ công còn nhiều hạn chế

Trang 23

Thứ ba, nhóm nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ: Tồn tại nhiều chế độ kế toán khác nhau gây khó khăn cho việc hợp nhất BCTC khu vực công; Hệ thống tài khoản

kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công còn nhiều khác biệt; Các chỉ tiêu trên BCTC chủ yếu tập trung vào việc giải trình các khoản ngân sách đã nhận cấp phát;

Hệ thống chứng từ sử dụng của các đơn vị khác nhau trong khu vực công không thống nhất về chỉ tiêu, nội dung

Thứ tư, nhóm nhân tố Điều kiện tổ chức: Chương trình đào tạo kế toán công chưa được chú trọng và đổi mới; Nguồn kinh phí để triển khai nghiên cứu, xây dựng

và ban hành CMKTC còn hạn hẹp; Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành cụ thể; Cần triển khai Tổng kế toán Nhà nước; Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn bị giới hạn

Thứ năm, nhóm nhân tố Tác động từ CMKTCQT: CMKTCQT không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị cụ thể của mỗi quốc gia; Sự khác biệt

về ngôn ngữ gây khó khăn cho việc đọc hiểu và vận dụng CMKTCQT; Cơ sở kế toán chưa phù hợp với CMKTCQT; Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu cho việc vận dụng CMKTCQT

Thứ sáu, nhóm nhân tố Áp lực từ hội nhập kinh tế thế giới: Hệ thống BCTC giữa các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam không thống nhất và nhiều khác biệt

so với các nước; Các quy định về quản lý tài chính công Việt Nam không phù hợp với yêu cầu đổi mới; Lộ trình cải cách kế toán công còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu hội nhập Các phương pháp và các chế độ kế toán áp dụng cho khu vực công không phù hợp với thông lệ quốc tế

Nghiên cứu “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và việc tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế” của tác giả Trần Thị Yến (2018)

Thạc sĩ Trần Thị Yến thông qua nghiên cứu 02 nhóm người cụ thể để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKTCQT Nhóm thứ nhất – những người giảng dạy kế toán công: cho rằng các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến việc vận dụng CMKTCQT là: Trình độ của kế toán viên, Kinh nghiệm ban hành chuẩn mực,

Cơ sở kế toán áp dụng và Hệ thống pháp lý Trong đó, nhân tố được sự đồng ý cao

Trang 24

nhất là “Trình độ kế toán viên” và “Cơ sở kế toán áp dụng” Nhóm thứ hai – những người làm công tác kế toán tại đơn vị HCSN: quan niệm rằng các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến việc vận dụng CMKTC là Trình độ của kế toán viên, Kinh nghiệm ban hành chuẩn mực, Cơ sở kế toán áp dụng và Hệ thống pháp lý Trong đó, nhân tố được sự đồng ý cao nhất là “Trình độ kế toán viên”, “Cơ sở kế toán áp dụng” và

“Hệ thống pháp lý” Từ đó, tác giả Trần Thị Yến rút ra nhận định các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKTCQT tại các đơn vị HCSN tỉnh Bình Định là “Trình độ kế toán viên”; “Cơ sở kế toán áp dụng” và “Hệ thống pháp lý”

1.1.3 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu

1.1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu

Tác giả nhận thấy trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước còn tồn tại các khoảng trống nghiên cứu sau:

- Đối với nghiên cứu ở nước ngoài:

+ Phạm vi thời gian đối với các tài liệu mà tác giả dùng nghiên cứu chỉ nằm trong giai đoạn 2013 – 2018 do đó các nghiên cứu mà tác giả tìm thấy chỉ được thực hiện ở một số quốc gia trên thế giới, hiếm có công trình nghiên cứu liên quan kế toán công Việt Nam, đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu sâu về các nhân tố tác động đến việc xây dựng CMKTCVN theo hướng hòa hợp với CMKTCQT để làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho nghiên cứu của tác giả Các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định lợi ích, thách thức và mức độ áp dụng IPSAS vào cải cách kế toán công Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả lập luận, dẫn dắt đến mô hình đề xuất

+ Các quốc gia này có sự khác biệt rất lớn so với Việt Nam về hệ thống pháp lý, chính trị, kinh tế, trình độ nguồn nhân lực và nhiều yếu tố khác Điều đó làm cho các mô hình về nhân tố tác động mà các công trình nghiên cứu đưa ra không thể áp dụng hoàn toàn cho Việt Nam

- Đối với nghiên cứu trong nước:

+ Chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoàn thiện công tác kế toán,

Trang 25

lập BCTC tại các đơn vị HCSN, … Việc xây dựng CMKTC riêng cho Việt Nam theo hướng hòa hợp với IPSAS đang dần được quan tâm nhưng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu

+ Các nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng CMKTCVN theo hướng hòa hợp với IPSAS chỉ mang tính chất lý thuyết, thực tiễn việc xây dựng CMKTCVN đang ở giai đoạn khởi đầu Vì vậy, các nhân tố thực sự có tác động cũng như mức

độ tác động của chúng chưa được xác định một cách chắc chắn

1.1.3.2 Định hướng nghiên cứu

Tác giả sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đồng thời tiếp nối nghiên cứu của tác giả Cao Thị Cẩm Vân để xác định mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế; phân tích nguyên nhân phát sinh các nhân tố và mối liên hệ giữa chúng; đề xuất định hướng, giải pháp để vận dụng CMKTCQT phù hợp với đặc thù của Việt Nam

- Theo Ijeoma (2014): “Khu vực công là một phần của nền kinh tế nơi các

tổ chức được sở hữu và kiểm soát bởi công chúng thông qua những người được chọn là Chính phủ”

- Theo Liên hợp quốc (2008): “Khu vực công bao gồm toàn thể các cơ quan của Chính phủ và các công ty quốc doanh” Toàn thể các cơ quan của Chính phủ này được thành lập theo quy trình có thẩm quyền lập pháp, tư pháp, quyền điều hành

Trang 26

- Theo Bermann (2009): “Khu vực công bao gồm các đơn vị thuộc khu vực của Chính phủ và các tổ chức công” Các tổ chức công là các tổ chức được Chính phủ tài trợ bằng công quỹ để thực hiện các dịch vụ công

- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Khu vực công bao gồm những khu vực của Chính phủ và các công ty công kể cả ngân hàng Trung ương”

1.2.1.1.2 Vai trò

Nhà kinh tế học Jay K Rosengrad – Đại học Harvard cho rằng khu vực công có vai trò chủ đạo và tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế,

cụ thể:

- Vai trò chủ đạo: các đơn vị công thuộc kinh tế Nhà nước, nắm giữ những

vị trí quan trọng của nền kinh tế, có khả năng chi phối hoạt động của các nền kinh tế khác, góp phần định hướng và phát triển kinh tế theo mục tiêu, chiến lược đã đề ra Các đơn vị công đi đầu trong ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, góp phần tích lũy tái sản xuất mở rộng; là tác nhân chính cho sự phát triển của nền kinh tế Khu vực công cung cấp thông tin làm cơ sở ra quyết định liên quan đến các chương trình, chính sách quốc gia

- Vai trò tạo điều kiện: Các đơn vị công được ngân sách tài trợ, có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng, đòi hỏi vốn lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm hoặc các chương trình, dự án quan trọng có tính chất bảo mật của Nhà nước Đây là lực lượng nồng cốt hình thành các Trung tâm kinh tế, đô thị mới, …

và có vai trò xúc tác trong phát triển kinh tế, có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn và giúp đỡ, liên kết, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động tốt

1.2.1.2 Kế toán công

1.2.1.2.1 Định nghĩa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán công, điển hình là:

- Theo Kara (2012): “Kế toán công là một hệ thống thu thập, ghi chép, phân loại và tóm tắt các giao dịch xảy ra trong khu vực công và theo các yêu cầu về tính

Trang 27

minh bạch tài chính, cung cấp thông tin cho người dùng liên quan đến các tổ chức công”

- Theo PGS TS Phạm Văn Đăng (2005): “Kế toán công là sự ghi nhận, xử

lý và cung cấp thông tin thực hiện bằng số liệu về hoạt động tài chính của ngân sách Nhà nước, nợ Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước bên cạnh ngân sách và tài sản Nhà nước khác; bằng hệ thống các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối; dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ do Nhà nước quy định”

- Theo PGS TS Nguyễn Thị Đông (2005): “Kế toán công là công cụ quan trọng để quản lý ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ ngoại tệ tập trung, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, … và các tài sản quý hiếm của Nhà nước Thông qua các thông tin do kế toán cung cấp, Nhà nước điều hành và kiểm tra tình hình thu, chi các loại quỹ, nắm chắc thực trạng tiền vốn, tài sản của mình”

- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Kế toán công là công cụ và phương tiện quản lý tài sản, các quỹ và thực hiện các giao dịch của Chính phủ”

1.2.1.2.2 Vai trò

Vai trò của Kế toán công theo tác giả Phạm Văn Đăng (2005) gồm có:

- Công cụ phục vụ cho quá trình quản lý ngân sách nhà nước Kế toán công cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN; các khoản vay nợ trong và ngoài nước; các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước Các thông tin này được sử dụng trong việc lập dự toán ngân sách, theo dõi việc chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách Kế toán công cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tài chính của kỳ thực hiện thông qua các báo cáo, làm cơ sở xác định phương hướng và giải pháp hoạt động

- Công cụ phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách Kế toán công là công cụ quan trọng giúp cho nhà quản trị quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tài sản của nhà nước thông qua việc theo dõi tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn

- Công cụ để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước

Trang 28

Kế toán công phản ánh tình hình thu, chi NSNN, tình hình vay và trả nợ vay, quản

lý và sử dụng tài sản Nhà nước, tình hình nợ công của Chính phủ Điều này làm cho tình hình sử dụng ngân sách trở nên minh bạch và đồng thời kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước qua từng giai đoạn

- Công cụ chứng minh việc chấp hành ngân sách của đơn vị sử dụng NSNN

Kế toán công cung cấp thông tin chứng minh tình hình chấp hành ngân sách, giúp người dân có thể giám sát các hoạt động của Chính phủ

1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán công

1.2.1.3.1 Định nghĩa

- Chuẩn mực kế toán theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội: “Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp

kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính”

- Chuẩn mực kế toán công theo Bùi Văn Mai (2007): “Chuẩn mực kế toán công là những quy định và hướng dẫn về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp

và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, đầy đủ, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán”

1.2.1.3.2 Vai trò

- Cung cấp thông tin kế toán cho các quyết định về tài chính của Nhà nước Trên cơ sở các thông tin kế toán đầy đủ và đáng tin cậy được thu thập theo một chuẩn mực chung, cơ quan Nhà nước đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến ngân sách nhà nước, tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp, các quỹ tài chính, …

- Quản lý thống nhất tài chính Nhà nước Vai trò này được thể hiện qua các quy định về cơ sở kế toán, tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo thu chi ngân sách nhà nước thống nhất cho các cơ quan hành chính

sự nghiệp Qua đó, các thông tin tài chính khu vực công sẽ được tổng hợp một cách chính xác, kịp thời, phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý tài chính hiệu quả Đồng thời, đó cũng là căn cứ để Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm

Trang 29

pháp luật, chính sách tài chính có liên quan phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực công và thực hiện công bằng xã hội

- Tăng tính minh bạch tài chính và trách nhiệm giải trình Thông tin được tạo ra từ hệ thống kế toán công sẽ cung cấp cho: cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách,

cơ quan Nhà nước, các nhà đầu tư/nhà cung cấp, công dân Thông tin tài chính trên các báo cáo giúp thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đánh giá được tình hình tiếp nhận,

sử dụng, quyết toán kinh phí, đánh giá kết quả hoạt động trong năm, điều chỉnh phương hướng nhiệm vụ và lập dự toán kinh phí cho năm tiếp theo Các cơ quan Nhà nước căn cứ thông tin tài chính mà các cơ quan, đơn vị cung cấp, thực hiện quyết toán thu chi ngân sách, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, làm cơ

sở phân bổ ngân sách và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực công Đối với các nhà đầu tư/nhà cung cấp, thông tin về tài chính sẽ giúp họ đánh giá tình hình tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư/cung cấp hàng hóa, dịch vụ Cuối cùng, đối với công dân, thông tin tài chính sẽ giúp công dân giám sát, kiểm soát việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước vì nguồn thu ngân sách nhà nước phần lớn là do thu thuế của công dân Không chỉ cung cấp thông tin mà các cơ quan, đơn vị còn có trách nhiệm giải trình với các đối tượng sử dụng trên về các thông tin tài chính đã cung cấp

- Tạo cơ sở pháp lý cho kế toán công Chuẩn mực kế toán công ra đời sẽ là

cơ sở pháp lý để những người làm kế toán chủ động thực hiện nhiệm vụ và là căn

cứ để đánh giá chất lượng công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị trong khu vực công

1.2.2 Tổng quan về IPSAS

1.2.2.1 Cơ quan ban hành IPSAS

IPSAS được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế (IPSASB) Hội đồng quản trị của IPSASB gồm có 18 thành viên, gồm 15 thành viên được rút ra từ các cơ quan thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) và 03 thành viên công lập có chuyên môn về báo cáo tài chính công Chủ tịch, phó chủ

Trang 30

tịch và các thành viên khác do IFAC bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng đề cử của IFAC

Bảng 1.1 Danh sách hội đồng quản trị IPSASB

9 Neema Kiure Mssusa Tanzania, United Republic of

15 Patricia Siqueira Varela Brazil

(Nguồn: https://www.ipsasb.org/, năm 2023) 1.2.2.2 Giới thiệu IPSAS và tóm tắt các nội dung cơ bản của IPSAS

Trang 31

Chuẩn mực kế toán công quốc tế (CMKTCQT) tiếng Anh là International Public Sector Accounting Standards (IPSAS) gồm có 41 chuẩn mực kế toán theo cơ

sở dồn tích; 03 hướng dẫn; 01 khung khái niệm và 01 chuẩn mực kế toán theo cơ sở tiền mặt IPSASB đã dựa trên các cơ sở là Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và Hướng dẫn của Ủy ban hướng dẫn Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để ban hành IPSAS

Nội dung tóm tắt của các IPSAS (theo iasplus.com, năm 2023):

IPSAS 1 “Trình bày báo cáo tài chính”: Đưa ra những lưu ý tổng thể đối

với việc trình bày báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc của các báo cáo đó và các yêu cầu tối thiểu đối với nội dung của chúng theo cơ sở kế toán dồn tích

IPSAS 2 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”: Yêu cầu cung cấp thông tin về

những thay đổi của tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ từ các hoạt động điều hành, đầu tư và tài trợ

IPSAS 3 “Thặng dư hoặc thâm hụt ròng trong kỳ, lỗi cơ bản và thay đổi chính sách kế toán”: Quy định cách xử lý của kế toán đối với những thay đổi

trong ước tính, thay đổi chính sách kế toán và sửa lỗi cơ bản, xác định các khoản mục bất thường và yêu cầu công bố riêng một số khoản mục trên báo cáo tài chính

IPSAS 4 “Ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái”: Đề cập

đến việc hạch toán các giao dịch ngoại tệ và hoạt động ở nước ngoài IPSAS 4 đưa

ra các yêu cầu để xác định tỷ giá hối đoái nào sẽ sử dụng để ghi nhận một số giao dịch và số dư nhất định cũng như cách ghi nhận trong báo cáo tài chính ảnh hưởng tài chính của những thay đổi về tỷ giá hối đoái

IPSAS 5 “Chi phí đi vay”: Quy định cách xử lý kế toán đối với chi phí đi

vay và yêu cầu chi phí đi vay ngay lập tức hoặc, như một cách xử lý thay thế được phép, vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng hoặc sản xuất một tài sản đủ điều kiện

IPSAS 6 “Báo cáo tài chính hợp nhất và Kế toán cho các đơn vị bị kiểm soát”: Yêu cầu tất cả các đơn vị kiểm soát phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hợp

nhất tất cả các đơn vị bị kiểm soát trên cơ sở từng dòng một Chuẩn mực này cũng

Trang 32

bao gồm nội dung thảo luận chi tiết về khái niệm kiểm soát áp dụng trong khu vực công và hướng dẫn xác định liệu có tồn tại kiểm soát cho mục đích báo cáo tài chính hay không

IPSAS 7 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”: Yêu cầu tất

cả các khoản đầu tư vào công ty liên kết phải được hạch toán trong báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu, trừ trường hợp khoản đầu

tư được mua và nắm giữ độc quyền với mục đích thanh lý trong tương lai gần trường hợp nào phương pháp chi phí là bắt buộc

IPSAS 8 “Báo cáo tài chính về lợi ích trong liên doanh”: Yêu cầu hợp

nhất theo tỷ lệ được áp dụng làm phương pháp chuẩn để hạch toán các liên doanh

đó do các đơn vị thuộc khu vực công tham gia Tuy nhiên, IPSAS 8 cũng cho phép - như một phương án thay thế được phép - các công ty liên doanh được hạch toán theo phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu

IPSAS 9 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi”: Thiết lập các yêu cầu đối

với việc xử lý kế toán doanh thu từ các giao dịch trao đổi Doanh thu phi trao đổi, chẳng hạn như thuế, không được đề cập trong tiêu chuẩn này Doanh thu phi trao đổi sẽ được xử lý như một dự án riêng biệt

IPSAS 10 “Báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát”: Mô

tả các đặc điểm của một nền kinh tế cho biết liệu nền kinh tế đó có đang trải qua thời kỳ siêu lạm phát hay không và cung cấp hướng dẫn về cách trình bày lại báo cáo tài chính trong môi trường siêu lạm phát để đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích

IPSAS 11 “Hợp đồng xây dựng”: Đề cập đến cả hợp đồng thương mại và

phi thương mại và cung cấp hướng dẫn về phân bổ chi phí hợp đồng và, nếu có, doanh thu hợp đồng cho các kỳ báo cáo mà công việc xây dựng được thực hiện

IPSAS 12 “Hàng tồn kho”: thiết lập cách xử lý kế toán đối với hàng tồn

kho do các đơn vị thuộc khu vực công nắm giữ và xử lý hàng tồn kho được giữ để bán trong một giao dịch trao đổi và một số hàng tồn kho nhất định được giữ để phân phối miễn phí hoặc phí danh nghĩa IPSAS loại trừ khỏi phạm vi của mình các dịch

vụ đang thực hiện được cung cấp miễn phí hoặc không tính phí danh nghĩa từ người

Trang 33

nhận vì chúng không được xử lý bởi IAS 2 Khoảng không quảng cáo và vì chúng liên quan đến các vấn đề cụ thể của khu vực công cần được xem xét thêm

IPSAS 13 “Hợp đồng thuê”: IPSAS này dựa trên IAS 17 hợp đồng thuê

IPSAS thiết lập các yêu cầu về báo cáo tài chính đối với các giao dịch cho thuê và bán và thuê lại của các thực thể thuộc khu vực công, dù là bên thuê hay bên cho thuê PSC đã quyết định rằng vì IPSAS về Hợp đồng thuê và IPSAS được đề xuất

về Tài sản, Nhà máy và Thiết bị có liên quan chặt chẽ với nhau nên tốt hơn là hai IPSAS được phát hành cùng một lúc Theo đó, việc phát hành IPSAS này đã được hoãn lại vào cuối năm 2001

IPSAS 14 “Các sự kiện sau ngày báo cáo”: IPSAS dựa trên IAS 10, Các

sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán (sửa đổi năm 1999) nhưng đã được sửa đổi khi cần thiết để phản ánh môi trường hoạt động của khu vực công Chuẩn mực thiết lập các tiêu chí để quyết định liệu báo cáo tài chính có nên được điều chỉnh cho một sự kiện xảy ra sau ngày báo cáo hay không Nó phân biệt giữa các sự kiện có thể điều chỉnh (những sự kiện cung cấp bằng chứng về các điều kiện tồn tại vào ngày báo cáo) và các sự kiện không thể điều chỉnh (những sự kiện cho thấy các điều kiện phát sinh sau ngày báo cáo)

IPSAS 15 “Công cụ tài chính: Tiết lộ và Trình bày”: IPSAS dựa trên

IAS 32 Công cụ Tài chính: Công bố và Trình bày ( Sửa đổi 1998) Chuẩn mực bao gồm các yêu cầu thuyết minh về cả công cụ nội bảng và ngoại bảng (báo cáo tình hình tài chính) và phân loại các công cụ tài chính là tài sản tài chính, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu Một số người được hỏi lưu ý rằng IPSAS sẽ chỉ áp dụng hạn chế cho các đơn vị khu vực công không nắm giữ tài sản tài chính, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu PSC đã đưa vào phụ lục của IPSAS một hướng dẫn để hỗ trợ các thực thể xác định các yêu cầu của Tiêu chuẩn sẽ áp dụng cho họ

IPSAS 16 “Bất động sản đầu tư”: Dựa trên IAS 40 Bất động sản đầu tư

(ban hành năm 2000) và cung cấp hướng dẫn xác định bất động sản đầu tư trong khu vực công Chuẩn mực:

+ Yêu cầu bất động sản đầu tư ban đầu được ghi nhận theo giá gốc và giải

Trang 34

thích rằng khi một tài sản được mua mà không có chi phí hoặc không có giá trị, thì nguyên giá của nó là giá trị hợp lý tại ngày nó được ghi nhận lần đầu tiên trong báo cáo tài chính;

+ Yêu cầu bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu phải được đo lường nhất quán với mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình giá gốc; Và bao gồm các điều khoản chuyển tiếp cho việc áp dụng IPSAS ban đầu

IPSAS 17 “Tài sản, Nhà máy và Thiết bị”: Thiết lập cách xử lý kế toán

đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, bao gồm cơ sở và thời điểm ghi nhận ban đầu cũng như việc xác định giá trị còn lại của chúng và khấu hao liên quan Nó không yêu cầu hoặc cấm việc công nhận tài sản di sản

IPSAS 18 “Báo cáo bộ phận”: Thiết lập các nguyên tắc báo cáo thông tin

tài chính về các hoạt động có thể phân biệt được của chính phủ hoặc thực thể khu vực công khác phù hợp để đánh giá hiệu suất trước đây của thực thể trong việc đạt được các mục tiêu của mình và để đưa ra quyết định về phân bổ nguồn lực trong tương lai

IPSAS 19 “Dự phòng, Nợ tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng”: Chuẩn mực

này định nghĩa các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng; và xác định các trường hợp trong đó các khoản dự phòng nên được ghi nhận, cách đo lường các khoản dự phòng đó và các thông tin công bố về các khoản dự phòng đó Chuẩn mực cũng yêu cầu trình bày một số thông tin nhất định về nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng trong thuyết minh báo cáo tài chính để giúp người sử dụng hiểu được bản chất, thời gian và giá trị của chúng

IPSAS 20 “Tiết lộ thông tin của bên liên quan”: Yêu cầu công bố sự tồn

tại của các mối quan hệ với các bên liên quan khi tồn tại sự kiểm soát và công bố thông tin về các giao dịch giữa đơn vị và các bên liên quan trong một số trường hợp nhất định Thông tin này là cần thiết cho mục đích giải trình trách nhiệm và để tạo điều kiện hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của đơn vị báo cáo Các vấn đề chính trong việc công bố thông tin về các bên liên quan là xác định bên nào kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị báo cáo và xác định thông

Trang 35

tin nào cần được công bố về các giao dịch với các bên đó

IPSAS 21 “Suy giảm tài sản phi tạo tiền mặt”: Quy định các thủ tục mà

một đơn vị áp dụng để xác định liệu một tài sản không tạo ra tiền có bị suy giảm giá trị hay không và để đảm bảo rằng các khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận Chuẩn mực này cũng quy định thời điểm một đơn vị sẽ đảo ngược khoản lỗ do suy giảm giá trị và quy định việc công bố thông tin

IPSAS 22 “Tiết lộ thông tin tài chính về khu vực chính phủ nói chung”:

Thiết lập các yêu cầu đối với các chính phủ chọn tiết lộ thông tin về khu vực chính phủ nói chung và chuẩn bị báo cáo tài chính của họ theo cơ sở kế toán dồn tích

IPSAS 23 “Doanh thu từ các Giao dịch Phi Trao đổi (Thuế và Chuyển khoản)”: Ghi nhận và đo lường doanh thu từ thuế; Ghi nhận doanh thu từ chuyển

nhượng, bao gồm các khoản trợ cấp từ các chính phủ khác và các tổ chức quốc tế, quà tặng và đóng góp; Các điều kiện và hạn chế sử dụng các nguồn lực được chuyển giao như thế nào sẽ được phản ánh trên báo cáo tài chính

IPSAS 24 “Trình bày Thông tin Ngân sách trong Báo cáo Tài chính”:

Áp dụng cho các đơn vị áp dụng cơ sở dồn tích của báo cáo tài chính Nó xác định các tiết lộ được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức khu vực công khác để công khai ngân sách đã được phê duyệt của họ Ngoài ra, nó yêu cầu các đơn vị thuộc khu vực công đưa vào báo cáo tài chính so sánh ngân sách và số tiền thực tế và giải thích về bất kỳ sự khác biệt quan trọng nào giữa ngân sách và số tiền thực tế

IPSAS 25 “Quyền lợi của nhân viên”: Đặt ra các yêu cầu báo cáo cho bốn

loại lợi ích của nhân viên được xử lý trong IASBIAS 19 Quyền lợi nhân viên Đây

là những lợi ích ngắn hạn của người lao động, chẳng hạn như tiền lương và các khoản đóng góp an sinh xã hội; phúc lợi sau khi nghỉ việc, bao gồm lương hưu và các phúc lợi hưu trí khác; các lợi ích nhân viên dài hạn khác; và các quyền lợi thôi việc IPSAS mới cũng giải quyết các vấn đề cụ thể đối với khu vực công, bao gồm

tỷ lệ chiết khấu liên quan đến trợ cấp sau khi nghỉ việc, xử lý các phúc lợi sau khi nghỉ việc được cung cấp thông qua các chương trình an sinh xã hội tổng hợp và trợ cấp tàn tật dài hạn IPSAS 25 có hiệu lực cho các kỳ báo cáo bắt đầu vào hoặc sau

Trang 36

ngày 1 tháng 1 năm 2011 và sẽ được thay thế bằng IPSAS 39 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018

IPSAS 26 “Suy giảm giá trị tài sản tạo tiền mặt”: Một số thực thể khu

vực công (không phải là doanh nghiệp kinh doanh của chính phủ, vốn đã sử dụng IFRS đầy đủ) có thể vận hành tài sản với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận thương mại (thay vì cung cấp dịch vụ công) IPSAS 26, dựa trênIAS 36 Suy giảm tài sản ,

áp dụng cho những tài sản đó Nó đặt ra các thủ tục cho một thực thể thuộc khu vực công để xác định liệu một tài sản tạo ra tiền có bị mất đi lợi ích kinh tế hoặc tiềm năng dịch vụ trong tương lai hay không và để đảm bảo rằng các tổn thất do suy giảm giá trị được ghi nhận trong các báo cáo tài chính của nó Các tài sản không tạo

ra tiền mặt, những tài sản được sử dụng chủ yếu để cung cấp dịch vụ, được đề cập riêng trong IPSAS 21 Suy giảm tài sản không tạo ra tiền mặt IPSAS 26 có hiệu lực cho các kỳ báo cáo bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 4 năm 2009

IPSAS 27 “Nông nghiệp”: Quy định cách xử lý kế toán và tiết lộ thông tin

liên quan đến hoạt động nông nghiệp, một vấn đề không được đề cập trong các tiêu chuẩn khác Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quản lý của một thực thể đối với quá trình biến đổi sinh học của động vật hoặc thực vật sống (tài sản sinh học) để bán hoặc để phân phối miễn phí hoặc tính phí danh nghĩa hoặc để chuyển đổi thành sản phẩm nông nghiệp hoặc thành tài sản sinh học bổ sung IPSAS 27 chủ yếu được rút ra từ IASB's IAS 41 Nông nghiệp, với những thay đổi hạn chế liên quan đến các vấn đề cụ thể của khu vực công Ví dụ: IPSAS 27 giải quyết các tài sản sinh học được giữ để chuyển giao hoặc phân phối miễn phí hoặc tính phí danh nghĩa cho các

cơ quan khu vực công khác hoặc cho các tổ chức phi lợi nhuận IPSAS 27 cũng bao gồm các yêu cầu về công bố thông tin nhằm tăng cường tính nhất quán với cơ sở thống kê kế toán điều chỉnh Sổ tay thống kê tài chính của chính phủ IPSAS 27 có hiệu lực đối với các báo cáo tài chính hàng năm cho các giai đoạn bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 4 năm 2011, khuyến khích áp dụng sớm hơn

IPSAS 28 “Công cụ tài chính: Trình bày”: Vẽ chủ yếu trên IAS 32, thiết

lập các nguyên tắc trình bày các công cụ tài chính dưới dạng nợ phải trả hoặc vốn

Trang 37

chủ sở hữu, và để bù trừ các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

IPSAS 29 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường”: Vẽ chủ yếu

trênIAS 39, thiết lập các nguyên tắc ghi nhận và đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính Nó sẽ được thay thế bằng IPSAS 41 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022

IPSAS 30 “Công cụ tài chính: Tiết lộ”: Vẽ trên IFRS 7 và yêu cầu thuyết

minh đối với các loại khoản vay được mô tả trong IPSAS 29 Nó cho phép người dùng đánh giá: tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với tình hình tài chính

và hiệu quả hoạt động của đơn vị; bản chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công

cụ tài chính mà đơn vị phải chịu; và những rủi ro đó được quản lý như thế nào

IPSAS 31 “Tài sản vô hình”: Bao gồm việc kế toán và tiết lộ tài sản vô

hình Nó chủ yếu được rút ra từ IAS 38 Tài sản vô hình Nó cũng chứa các đoạn trích từ SIC 32 Tài sản vô hình - Chi phí trang web, thêm hướng dẫn ứng dụng và hình minh họa chưa được đưa vào IAS Tại thời điểm này, IPSAS 31 không giải quyết các vấn đề riêng của khu vực công, chẳng hạn như quyền hạn và quyền được trao theo luật, hiến pháp hoặc bằng các phương tiện tương đương; IPSASB sẽ xem xét lại khả năng áp dụng tiêu chuẩn đối với các quyền hạn và quyền này trong bối cảnh dự án khung khái niệm hiện đang được tiến hành

IPSAS 32 “Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ: Grantor”: Quy định về

việc công nhận, đo lường và tiết lộ các tài sản nhượng quyền dịch vụ và các khoản

nợ, doanh thu và chi phí liên quan của bên cấp phép Các tiêu chí trong Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ IFRIC 12 để xác định liệu người điều hành có kiểm soát tài sản được sử dụng trong thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ hay không cũng được sử dụng trong IPSAS 32 để đánh giá liệu người cấp phép có kiểm soát tài sản hay không IPSAS 32 cũng tạo ra sự đối xứng với IFRIC 12 về các vấn đề kế toán liên quan (nghĩa là nợ phải trả, doanh thu và chi phí) theo quan điểm của nhà tài trợ Ngoài ra, IPSAS 32 phù hợp với SIC-29 “Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ: Tiết lộ”

IPSAS 33 “Áp dụng IPSAS cơ sở dồn tích lần đầu”: Đề cập đến việc

Trang 38

chuyển đổi từ cơ sở tiền mặt hoặc cơ sở dồn tích trong một khuôn khổ báo cáo khác hoặc phiên bản sửa đổi của cơ sở kế toán tiền mặt hoặc cơ sở dồn tích Do đó, IPSASB tuyên bố rằng IPSAS mới không nhằm mục đích hội tụ IFRS Tuy nhiên, IPSASB đã xem xét các miễn trừ chuyển tiếp bao gồm trongIFRS 1 Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế trong quá trình xây dựng chuẩn mực IPSAS 34–IPSAS 38 Ban hành tháng 1 năm 2015, loạt tiêu chuẩn này dựa trên 'gói năm' tiêu chuẩn do IASB ban hành tháng 5 năm 2011 xử lý hợp nhất, thỏa thuận chung, phương pháp vốn chủ sở hữu, báo cáo tài chính riêng và thuyết minh Tuy nhiên, IPSASB đã thực hiện một số sửa đổi đối với các tuyên bố của IASB để điều chỉnh chúng cho khu vực công

IPSAS 39 “Quyền lợi của nhân viên”: Thay thế IPSAS 25 kể từ ngày 1

tháng 1 năm 2018 Những thay đổi chính so với IPSAS 25 là: Loại bỏ tùy chọn cho phép đơn vị trì hoãn việc ghi nhận những thay đổi trong nghĩa vụ phúc lợi thuần được xác định (“phương pháp hành lang”); giới thiệu cách tiếp cận lãi ròng cho các quỹ lợi ích xác định; Các sửa đổi liên quan đến một số yêu cầu công bố thông tin đối với các quỹ phúc lợi xác định và các quỹ đa công ty; đơn giản hóa các yêu cầu đối với đóng góp từ nhân viên hoặc bên thứ ba cho một kế hoạch lợi ích xác định khi những đóng góp đó được áp dụng cho một kế hoạch đóng góp đơn giản được liên kết với dịch vụ; và loại bỏ các yêu cầu đối với các chương trình an sinh xã hội tổng hợp

IPSAS 40 “Kết hợp khu vực công”: Phân loại các tổ hợp khu vực công là

hợp nhất hoặc mua lại có tính đến quyền kiểm soát và các yếu tố khác Để ghi nhận

và đo lường các khoản hợp nhất, IPSAS 40 yêu cầu sử dụng phương pháp kế toán

“gộp lợi ích đã điều chỉnh” Đối với hoạt động mua lại, IPSAS 40 yêu cầu sử dụng phương pháp kế toán “mua lại”, áp dụng phương pháp tương tự như trong IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh

IPSAS 41 “Công cụ tài chính”: Tiêu chuẩn được dựa trên IFRS 9 Công cụ

tài chính và thay thế IPSAS 29, dựa trên IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường , kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 Những thay đổi chính so với IPSAS 29 là

Trang 39

việc đưa ra các yêu cầu phân loại và đo lường đơn giản hóa đối với tài sản tài chính,

mô hình suy giảm khả năng dự báo trong tương lai và mô hình kế toán phòng hộ linh hoạt IPSAS 41 cũng bao gồm hướng dẫn dành riêng cho khu vực công và các

ví dụ minh họa về bảo lãnh tài chính được phát hành thông qua giao dịch phi hối đoái, khoản vay ưu đãi, công cụ vốn phát sinh từ giao dịch phi hối đoái và đo lường giá trị hợp lý

IPSAS 42 “Phúc lợi xã hội”: Chuẩn mực cung cấp hướng dẫn về hạch

toán chi phúc lợi xã hội Nó định nghĩa phúc lợi xã hội là các khoản chuyển tiền mặt được trả cho các cá nhân và/hoặc hộ gia đình cụ thể để giảm thiểu tác động của rủi

ro xã hội Tiêu chuẩn yêu cầu một thực thể ghi nhận một khoản chi phí và trách nhiệm pháp lý cho khoản thanh toán phúc lợi xã hội tiếp theo IPSAS 42 thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu đối với:

(i) Ghi nhận chi phí và trách nhiệm đối với phúc lợi xã hội;

(ii) Đo lường chi phí và trách nhiệm đối với phúc lợi xã hội;

(iii) Trình bày thông tin về phúc lợi xã hội trên báo cáo tài chính;

(iv) Xác định những thông tin cần tiết lộ để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá bản chất và tác động tài chính của các lợi ích xã hội do đơn vị báo cáo mang lại

IPSAS 43 “Hợp đồng thuê”: Tiêu chuẩn chứa một mô hình phù hợp với

IFRS 16 Cho thuê kế toán cho thuê trong khu vực công Đối với bên thuê, IPSAS

43 giới thiệu mô hình quyền sử dụng thay thế rủi ro và phần thưởng ngẫu nhiên đối với mô hình quyền sở hữu trong IPSAS 13 Cho thuê Đối với bên cho thuê, IPSAS

43 về cơ bản chuyển tiếp rủi ro và lợi ích đi kèm với mô hình sở hữu trong IPSAS

Trang 40

để bán được đo lường theo giá trị ghi sổ của chúng, khi giá trị ghi sổ thấp hơn đáng

kể so với giá trị hợp lý của chúng

1.2.2.3 Vai trò chuẩn mực kế toán công quốc tế

Khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, xã hội, kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng thì nhu cầu thông tin tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau cần được trình bày theo những cách tương tự nhau, để có thể sử dụng so sánh, đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán của các quốc gia ban hành chỉ nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung để hướng dẫn việc lập và trình bày BCTC trong phạm vi quốc gia đó, vì vậy khi chuẩn mực kế toán công được ban hành làm cơ sở nền tảng cho các quốc gia, các tổ chức công vận dụng vào

tổ chức của mình tùy vào đặc điểm kinh tế, xã hội, nhằm hướng đến mục đích mang lại thông tin minh bạch, đáng tin cậy

Nhờ có các CMKTCQT, công tác kế toán và lập BCTC đạt chất lượng và tính minh bạch cao hơn, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt hơn CMKTCQT thống nhất được cách ghi nhận, đo lường và trình bày các thông tin trên BCTC cho nên trong quá trình quản lý, các nhà lãnh đạo có thể có được cái nhìn tổng quan, so sánh thông tin và đưa ra các chính sách mang tầm vĩ mô nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Tóm lại, sự ra đời của IPSAS đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thông nhất hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công trên toàn thế giới, IPSAS tạo nên cơ sở đánh giá chung cho lĩnh vực kế toán công của các nước trên thế giới, góp phần làm minh bạch tình hình tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị sử dụng nguồn lực công, tạo khả năng so sánh thông tin tài chính lĩnh vực công giữa các quốc gia trên thế giới và đảm bảo tính thống nhất cho báo cáo tài chính khu vực công của các quốc gia

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hệ thống kế toán của các đơn vị

sự nghiệp công lập

Trong phần mở đầu, tác giả đã liệt kê một số bài nghiên cứu trong nước

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài chính (2013), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Tổ chức công tác kế toán; Vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb. Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Tổ chức công tác kế toán; Vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb. Tài chính
Năm: 2013
6. PGS. TS Phạm Văn Đăng & TS Võ Thị Phương Lan (2011), Giáo trình chuẩn mực kế toán công quốc tế, Nxb. Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuẩn mực kế toán công quốc tế
Tác giả: PGS. TS Phạm Văn Đăng & TS Võ Thị Phương Lan
Nhà XB: Nxb. Tài chính
Năm: 2011
7. Phạm Quang Huy (2014), Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam. Đại học Kinh tế TP. HCM, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam
Tác giả: Phạm Quang Huy
Năm: 2014
9. Cao Thị Cẩm Vân (2016), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Đại học Kinh tế TP. HCM, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
Tác giả: Cao Thị Cẩm Vân
Năm: 2016
10. (2007), Nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở địa phương. Tài liệu đào tạo, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở địa phương
Năm: 2007
12. Babatunde, Shakirat Adepeju (2017), “Implementing International Public Sector Accounting Standards in Nigeria: Issues and Chalenges”, International Journal of Business, Economics and Law, Vol. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing International Public Sector Accounting Standards in Nigeria: Issues and Chalenges
Tác giả: Babatunde, Shakirat Adepeju
Năm: 2017
15. Erin Olayinka at al (2016). International Public Sector Accounting Standards (IPSAS), Adoption and Quality of Finacial Reporting in Nigerian Public Sector. ESUT Journal of Accountancy, Vol. 7, No 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Public Sector Accounting Standards (IPSAS), Adoption and Quality of Finacial Reporting in Nigerian Public Sector
Tác giả: Erin Olayinka at al
Năm: 2016
16. S. J. Gray. Towards a Theory of Cultural Influence on the, p. 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards a Theory of Cultural Influence on the
21. Mukah Samuel Tanjeh (Ph.D.) (2016), “Factors Influencing the Acceptance of International Public Sector Accounting Standards in Cameroon”, Sciedu journal, Vol. 5, No. 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Influencing the Acceptance of International Public Sector Accounting Standards in Cameroon
Tác giả: Mukah Samuel Tanjeh (Ph.D.)
Năm: 2016
24. Tobias Polzer at al (2017), “Adoption of IPSAS in National Accounting Reforms. Country-specific Reactions to Global Accounting Standards in Selected European Countries”, Paper for Panel G1 at the 21. IRSPM Conference, Budapest, page 20-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adoption of IPSAS in National Accounting Reforms. Country-specific Reactions to Global Accounting Standards in Selected European Countries
Tác giả: Tobias Polzer at al
Năm: 2017
25. Utile Bem Joseph at al (2016), “Impact of International Public Sector Accounting Standards On Financial Statements In Nigeria”, Researchjournali‟s Journal of Accounting, Vol. 4, No. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of International Public Sector Accounting Standards On Financial Statements In Nigeria
Tác giả: Utile Bem Joseph at al
Năm: 2016
1. TS. Trần Mạnh Dũng (2013), “Giới thiệu về Chuẩn mực kế toán công Quốc tế”, Blog Kiến thức Kinh tế, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018 từ http://www.blogkienthuckinhte.com/ke-toan-thue-kiem-toan-gioi-thieu-ve-chuan-muc-ke-toan-cong-quoc-te-ipsas/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về Chuẩn mực kế toán công Quốc tế
Tác giả: TS. Trần Mạnh Dũng
Năm: 2013
3. GS.TS. Vũ Văn Hóa & PGS. TS. Lê Văn Hưng (2009), Giáo trình tài chính công, truy cập ngày 20 tháng 06 năm 2018 từ https://tailieu.vn/doc/giao-trinh-tai-chinh- cong-gs-ts-vu-van-hoa-1617996.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính công
Tác giả: GS.TS. Vũ Văn Hóa & PGS. TS. Lê Văn Hưng
Năm: 2009
4. ThS. Lê Thị Thanh Huyền (2018), “Một số phân tích về những thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2018 từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/mot-so-phan-tich-ve-nhung-thay-doi-cua-che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-140290.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phân tích về những thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Tác giả: ThS. Lê Thị Thanh Huyền
Năm: 2018
5. Thảo Miên (2016), “Xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước: Phải tuân thủ một bộ chuẩn mực kế toán thống nhất”, Thời báo Tài chính Việt Nam online, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2018 từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2016-11-09/phai-tuan-thu-mot-bo-chuan-muc-ke-toan-thong-nhat-37689.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Báo cáo tài chính nhà nước: Phải tuân thủ một bộ chuẩn mực kế toán thống nhất
Tác giả: Thảo Miên
Năm: 2016
6. ĐP (2017), “ICAEW chia sẻ chuyên môn về chuẩn mực kế toán công quốc tế”, Thời báo Ngân hàng, truy cập ngày 18 tháng 01 năm 2018 từ http://thoibaonganhang.vn/icaew-chia-se-chuyen-mon-ve-chuan-muc-ke-toan-cong-quoc-te-62411.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: ICAEW chia sẻ chuyên môn về chuẩn mực kế toán công quốc tế
Tác giả: ĐP
Năm: 2017
7. ThS. Trần Thị Yến (2018), “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và việc tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế”, Tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và việc tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế
Tác giả: ThS. Trần Thị Yến
Năm: 2018
8. (2016), “Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công của kế toán Nhà nước Việt Nam”, Diendanketoan, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2018 từ http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/52832/Su-khac-biet-voi-chuan-muc- quoc-te-ve-ke-toan-cong-cua-ke-toan-Nha-nuoc-Viet-Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công của kế toán Nhà nước Việt Nam
Năm: 2016
9. TS. Trần Mạnh Dũng (2013), “Giới thiệu về Chuẩn mực kế toán công Quốc tế”, Blog Kiến thức Kinh tế, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018 từ http://www.blogkienthuckinhte.com/ke-toan-thue-kiem-toan-gioi-thieu-ve-chuan-muc-ke-toan-cong-quoc-te-ipsas/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về Chuẩn mực kế toán công Quốc tế
Tác giả: TS. Trần Mạnh Dũng
Năm: 2013
1. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w