1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương
Tác giả Nguyễn Đức Hải
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Khôi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (13)
    • 1.1.1 Nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh (13)
    • 1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh (15)
  • 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc cạnh tranh (16)
    • 1.2.1. Khái niệm chiến lược (16)
    • 1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh (16)
  • 1.3 Chiến lƣợc cạnh tranh (17)
    • 1.3.1. Khái niệm chiến lược cạnh tranh (17)
    • 1.3.2 Lợi thế cạnh tranh (17)
  • 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (0)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (27)
    • 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (29)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI DƯƠNG (32)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương (32)
      • 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương (32)
      • 3.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ (33)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (37)
      • 3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương (37)
    • 3.2. Thực trạng chiến lƣợc cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương (39)
      • 3.2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của công ty (39)
    • 3.3. Đánh giá chung về chiến lƣợc cạnh tranh của công ty (56)
      • 3.3.1. Những thành công (56)
      • 3.3.2. Những hạn chế (58)
      • 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế (59)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ (12)
    • 4.1. Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương (61)
      • 4.1.1. Chiến lược phát triển của ngành sản xuất bao bì (61)
      • 4.1.2. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương đến năm (63)
    • 4.2. Một số giải pháp nâng cao chiến lƣợc cạnh tranh của công ty (63)
      • 4.2.1. Nhóm giải pháp lựa chọn loại hình chiến lược cạnh tranh (63)
      • 4.2.2. Giải pháp về giá bán (65)
      • 4.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm (66)
      • 4.2.4. Chú trọng các nguồn lực trong quá trình phát triển (67)
      • 4.2.5. Giải pháp về đầu tư và sử dụng công nghệ (68)
      • 4.2.6. Một số giải pháp khác (69)
    • 4.3. Một số kiến nghị (70)
  • KẾT LUẬN (73)

Nội dung

b Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp + Đánh giá thực trạng CLCT và phân tích tác động của các loại hình CLCT đến hiệu quả kinh

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh (CLCT) là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng đối với các doanh nghiệp (DN) Tuy vậy, hiện nay tồn tại khá nhiều quan điểm và cách tiếp cận về CLCT khác nhau Trong đó phải kể đến nghiên cứu quan trọng đầu tiên của tác giả Porter (1980) với cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh” Đây là công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới về chiến lược nói chung và CLCT nói riêng Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ sự tồn tại của DN được quyết định bởi một trong hai yếu tố lợi thế gồm: chi phí thấp nhất và sự khác biệt hóa sản phẩm, từ đó tác giả đã phát triển thành ba loại hình CLCT chính cho các DN lựa chọn chính là: CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa và CLCT tập trung Tác giả đã phân tích về bản chất, đặc điểm, điều kiện phù hợp để lựa chọn và theo đuổi mỗi loại hình CLCT cũng như những thuận lợi và rủi ro đối với DN khi lựa chọn Đây được coi là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng để có thể hình thành được hệ thống cơ sở lý luận cho NCS trong nghiên cứu đề tài luận án

Dựa trên kết quả nghiên cứu về CLCT của Porter (1980), đã có một số nhà nghiên cứu trên thế giới phát triển lý thuyết về CLCT như Gibert và Strerbel (1989), Treacy và Wiersema (1995), Hax và Wilde (2001)… Tuy nhiên hầu như các quan điểm về CLCT này đều có sự tương đồng về mặt ý tưởng đối với quan điểm của M Porter đưa ra trước đây Một quan điểm mới của Chan và Renee (2005) được đưa ra để bàn về CLCT theo một quan điểm khác so với cách tiếp cận truyền thống Trong công trình nghiên cứu “Chiến lược đại dương xanh” các tác giả đã trình bày những nguyên lý cơ bản về CLCT trong thời đại mới, trong đó giả định các DN hoạt động trong các ngành kinh doanh hiện thời được ví như đang tham gia vào “đại dương đỏ” và CLCT tốt nhất dành cho DN đó là “chiến lược đại dương xanh” Cũng theo quan điểm này, thay vì chỉ cạnh tranh dựa trên một lợi thế cạnh tranh đặc thù là chi phí thấp hoặc khác biệt hóa, DN có thể sử dụng CLCT dựa trên cả hai nguồn của lợi thế cạnh tranh là cả chi phí thấp và khác biệt hóa, tuy nhiên phải đáp ứng được những điều kiện, và nguyên tắc cụ thể Sau này, Sanchez và Heene (2004) trong nghiên cứu “Khái

5 luận về quản trị dựa trên năng lực: Nhận dạng và quản lý năng lực cạnh tranh” đã xây dựng lý thuyết mới về CLCT dựa trên năng lực cạnh tranh của DN Trong đó nhấn mạnh sự cạnh tranh của DN dựa trên các yếu tố như sau: nguồn lực, thị trường và tương tác cạnh tranh Ở đó nhấn mạnh chiến lược khả thi phải bao gồm các nguồn lực, những khả năng của DN trong việc sử dụng nguồn lực, quy trình quản lý để xác định, xây dựng năng lực và một chiến lược xác định trong quá trình triển khai nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược cụ thể Về cơ bản, cạnh tranh dựa trên nguồn lực cho rằng sự thành công bền vững của DN là từ lợi thế so sánh các nguồn lực trong khi cạnh tranh dựa trên năng lực lại khẳng định sự thành công là đạt được mục tiêu (có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như cung cấp lợi ích kinh tế, môi trường làm việc, kinh nghiệm chuyên môn và các lợi ích khác là cơ sở cho sự phát triển của tất cả các bên liên quan, chứ không chỉ là các mục tiêu trong chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối đa hóa lợi ích cổ đông) Năng lực cạnh tranh là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của DN và trực tiếp phản ánh khả năng thay đổi trong cấu trúc nguồn lực của DN theo thời gian để thích nghi với môi trường

Tại Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chủ đề chiến lược và CLCT của DN Tác giả Ngô Kim Thanh (2012), tác giả Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Hoàng Long (2015) với giáo trình “Quản trị chiến lược” được sử dụng trong quá trình giảng dạy ở trường đại học Đây là những công trình nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận một cách khoa học và hệ thống về chiến lược và CLCT của DN

Cùng chủ đề nghiên cứu này, đề tài luận án tiến sĩ “Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Quang Thông (2004) xem xét vấn đề lựa chọn CLCT phù hợp cho các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ Tác giả sử dụng cách tiếp cận truyền thống trong xây dựng và phát triển cơ sở lý luận về CLCT của DN Trong đó, quy trình xây dựng CLCT của các ngân hàng bao gồm các nội dung: phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành, phân tích mô hình chuỗi giá trị, phân tích năng lực cạnh tranh của DN và lựa chọn CLCT Trong đó đề tài đã sử dụng các công cụ phổ biến trong phân tích và lựa chọn chiến lược như: ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận định hướng chiến lược QSPM

6 để đề xuất xây dựng CLCT cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP

Như vậy, các nghiên cứu đã tổng quan về chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Các nghiên cứu về tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh

Các nghiên cứu về tác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh của DN chủ yếu là các nghiên cứu nước ngoài Trong đó mô hình đánh giá tác động chủ yếu tập trung xem xét tác động của các CLCT theo quan điểm của Porter ([126], 1980) đến hiệu quả tài chính của các DN Đầu tiên phải kể đến Porter ([126], 1980) với nghiên cứu “Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh” trong đó xem xét một cách tổng quan về mối quan hệ giữa CLCT và hiệu quả kinh doanh của

DN Trong ba chiến lược được đưa vào nghiên cứu gồm: CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa, CLCT tập trung đều giúp các DN cải thiện hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu này chỉ ra những DN không có CLCT rõ ràng (CLCT mắc kẹt) thường kéo theo sự sụt giảm về hiệu quả kinh doanh, trong khi CLCT khác biệt hóa và CLCT tập trung giúp DN có khả năng gia tăng về lợi nhuận, ROI còn lại CLCT chi phí thấp giúp các

DN cải thiện tốt về doanh thu và thị phần trên thị trường Sau này, một số nhà kinh tế học khác đã tiếp cận và phát triển lý thuyết này, điển hình là Wright ([152], 1987) trong nghiên cứu “Một số luận bàn về chiến lược cạnh tranh của Porter” Tuy nhiên, theo tác giả này mối quan hệ giữa CLCT và hiệu quả kinh doanh của DN được chia thành ba vấn đề chính: (1) CLCT tập trung có mối quan hệ tác động cùng chiều với lợi nhuận và ROI của DN; (2) CLCT chi phí thấp và CLCT khác biệt hóa có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh là doanh thu và thị phần của DN và (3) CLCT mắc kẹt (CLCT không rõ rệt) có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của DN Từ những nghiên cứu tiên khởi này, các nghiên cứu về tác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh của DN mới được triển khai ở các quốc gia, các ngành kinh doanh ở một số quốc gia trên thế giới Jennings (2003) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chiến lược và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ” xem xét mối quan hệ giữa CLCT (CLCT chi phí thấp, CLCT khác biệt hóa) và hiệu quả kinh doanh (ROI, ROS) của 410 DN dịch vụ trong các ngành ngân hàng, y tế, bảo hiểm và khách sạn Kết quả

7 nghiên cứu định lượng của đề tài cho thấy, các CLCT đều có sự ảnh hưởng tích cực và giúp các DN này cải thiện hiệu quả kinh doanh Trong đó, CLCT khác biệt hóa tạo ra mức độ ảnh hưởng và có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho các DN kinh doanh dịch vụ

Qua những công trình nghiên cứu trên có thể thấy CLCT là một chủ đề được quan tâm trong cả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn Tác giả luận văn kế thừa các lý thuyết từ những tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời, sử dụng công cụ lý thuyết đó để ứng dụng vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp Thái Dương.

Cơ sở lý luận về chiến lƣợc cạnh tranh

Khái niệm chiến lược

Michael Porter định nghĩa chiến lược kinh doanh là một loạt sự kết hợp giữa những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để đạt tới mục tiêu; và quản trị chiến lược thể hiện tầm quan trọng của nó trong thực tiễn các hoạt động kinh doanh của công ty và là kim chỉ nam cho các hoạt động khác trong một tổ chức

Ngoài ra, chiến lược kinh doanh (tiếng anh: Business Strategy) còn được hiểu là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp Có thể xem như là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt

Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài Thuật ngữ này là một khái niệm thuộc khoa học chiến lược và cụ thể là ám chỉ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh Cũng chính vì điều này nên nó về bản chất không quá khác biệt so với những khái niệm cơ bản của chiến lược.

Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh

- Vai trò hoạch định, vai trò dự báo và vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu

8 cũng như phối hợp một cách hiệu quả các chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.

Chiến lƣợc cạnh tranh

Khái niệm chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp các quyết định khác nhau về các yếu tố nền tảng - sản phẩm, thị trường và năng lực đặc biệt của doanh nghiệp Ngoài ra, chiến lược cạnh tranh còn được định nghĩa là kế hoạch dài hạn của một công ty cụ thể nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

Lợi thế cạnh tranh

Trong kinh doanh, lợi thế cạnh tranh là thuộc tính cho phép tổ chức vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh có thể bao gồm khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, như quặng chất lượng cao hoặc nguồn điện giá rẻ, lao động có trình độ cao, vị trí địa lý thuận lợi, rào cản gia nhập ngành lớn, khả năng tiếp cận với công nghệ mới và thông tin độc quyền

Thuật ngữ lợi thế cạnh tranh đề cập đến khả năng đạt được những thành tựu ở cấp độ cao hơn những người khác trong cùng ngành hoặc thị trường thông qua các khả năng và nguồn lực (Christensen và Fahey, 1984, Kay, 1994, Porter, 1980) Việc nghiên cứu lợi thế này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu do các vấn đề đương đại liên quan đến mức độ hoạt động vượt trội của các công ty trong thị trường cạnh tranh ngày nay “Một công ty được cho là có lợi thế cạnh tranh khi nó đang thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị mà không được thực hiện đồng thời bởi bất kỳ đối thủ hiện tại hoặc tiềm năng nào” (Barney, 1991)

Chiến lược cạnh tranh được định nghĩa là kế hoạch dài hạn của một công ty cụ thể nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành Nó nhằm mục đích tạo ra vị thế trong một ngành và tạo ra ROI (lợi tức đầu tư ) vượt trội

Michael Porter cho rằng có hai cách mà một tổ chức có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình: lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt Lợi thế về chi phí là khi một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự như các đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn Lợi thế khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình Theo quan điểm

9 của Porter, quản lý chiến lược cần quan tâm đến việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh

Ba chiến lƣợc cạnh tranh

Michael Porter, một giáo sư tại Harvard, đã viết một cuốn sách vào năm 1985, trong đó xác định ba chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh Những cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cho dù họ là doanh nghiệp dựa trên sản phẩm hay dựa trên dịch vụ Ông gọi những cách tiếp cận này là những chiến lược phổ quát Chúng bao gồm dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa và tập trung Những chiến lược này đã được tạo ra để cải thiện và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Khả năng dẫn đầu về chi phí là khả năng sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Nếu doanh nghiệp có thể sản xuất cùng một loại sản phẩm có chất lượng nhưng bán với giá thấp hơn, điều này mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác Người dẫn đầu về chi phí có thể đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận bằng các đối thủ Nếu các công ty trong ngành đặt giá tương tự cho các sản phẩm của mình thì người dẫn đầu về chi phí có thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí của nó thấp hơn Nếu các doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận đủ lớn, Porter khuyến nghị nên tìm một cơ sở có chi phí như lao động, nguyên vật liệu và cơ sở vật chất thấp hơn Điều này mang lại cho doanh nghiệp chi phí sản xuất thấp hơn so với chi phí sản xuất của các đối thủ cạnh tranh khác Công ty có thể gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc chuyển nhượng lợi ích chi phí cho họ

Lợi thế khác biệt đạt được khi sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác với đối thủ cạnh tranh Trong cuốn sách của mình, Michael Porter khuyến nghị làm cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đó trở nên hấp dẫn để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của họ Doanh nghiệp sẽ cần có sự nghiên cứu, phát triển và tư duy thiết kế mạnh mẽ để tạo ra những ý tưởng sáng tạo Những cải tiến này có thể bao gồm việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng Nếu khách hàng

10 thấy một sản phẩm hoặc dịch vụ là khác biệt so với các sản phẩm khác, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để nhận được những lợi ích này

Chiến lược tập trung hay trọng tâm hóa

Chiến lược tập trung lý tưởng là cố gắng khiến các doanh nghiệp nhắm đến một vài thị trường mục tiêu hơn là cố gắng nhắm mục tiêu tất cả mọi người Chiến lược này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ vì họ có thể không có đủ nguồn lực hoặc khả năng để nhắm mục tiêu tất cả mọi người Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này thường tập trung vào nhu cầu của khách hàng và cách sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ Trong phương pháp này, một số công ty thậm chí có thể để người tiêu dùng cung cấp đầu vào cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ

Chiến lược này cũng có thể được gọi là chiến lược phân đoạn, bao gồm phân đoạn địa lý, nhân khẩu học, hành vi và theo tâm lý học Bằng cách thu hẹp thị trường xuống các phân khúc nhỏ hơn, các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Porter tin rằng một khi các doanh nghiệp đã quyết định họ sẽ nhắm mục tiêu vào nhóm nào, thì điều cần thiết là phải quyết định xem họ sẽ áp dụng phương pháp dẫn đầu về chi phí hay phương pháp khác biệt hóa Chiến lược tập trung sẽ không làm cho một doanh nghiệp thành công Porter cho rằng rằng điều quan trọng là không sử dụng cả 3 chiến lược phổ quát vì có khả năng cao là các công ty sẽ không đạt được chiến lược nào thay vì đạt được thành công Điều này có thể được gọi là

"tiến thoái lưỡng nan", và doanh nghiệp sẽ không thể có lợi thế cạnh tranh

Khi doanh nghiệp có thể tìm thấy sự cân bằng hoàn hảo giữa giá cả và chất lượng, điều đó thường dẫn đến một sản phẩm hoặc dịch vụ thành công Một sản phẩm hoặc dịch vụ phải cung cấp giá trị thông qua giá cả hoặc chất lượng để đảm bảo doanh nghiệp thành công trên thị trường Để thành công, nó sẽ không đủ khi chỉ là"tốt như" một doanh nghiệp khác Thành công đến với những công ty có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách khác biệt và dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng Quyết định về giá cả và chất lượng phù hợp phụ thuộc vào hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và những gì họ hy vọng đạt được liên quan đến đối thủ cạnh tranh của họ

1.4 Các chiến lược cơ bản

Chiến lược cạnh tranh theo giai đoạn phát triển của ngành

Các phương án chiến lược cạnh tranh cần phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm Ý tưởng về chu kỳ sống sản phẩm là các sản phẩm và dịch vụ kế từ khi chúng được tung ra đến lúc tăng trưởng, bão hòa và suy thoái Chu kỳ sống của sản phẩm thực sự chấm dứt khi sản phẩm được đổi mới hoặc được quyết định loại bỏ tại một thời điểm nào đó trong giai đoạn suy thoái Sau đây chúng ta sẽ bàn đến chiến lược cạnh tranh trong từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường

Các quyết định chiến lược ở giai đoạn này bao gồm bốn yếu tố cấu thành cơ bản trong công tác marketing Chúng ta có thể phối hợp yếu tố giá và khuyến mại thành bốn phương án chiến lược

Thứ nhất, chiến lược thu lượm nhanh phối hợp giá cao và mức độ khuyến mãi cao Giá cao để thu nhiều lợi nhuận từ thị trường, còn mức độ khuyến mãi cao nhằm tăng tốc độ tiến trình xâm nhập thị trường Chiến lược này có hiệu quả khi phần lớn khách hàng đều biết đến sản phẩm, có sự quan tâm tiềm ẩn đối với sản phẩm và doanh nghiệp muốn tạo ra sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tự vệ trước sự cạnh tranh dự kiến sẽ xảy ra

Thứ hai, chiến lược “thu lượm” chậm phát sinh từ giá cao và mức độ khuyến mãi thấp Sự khác nhau căn bản giữa chiến lược này và chiến lược “thu lượm” nhanh là doanh nghiệp thiên về mức độ khuyến mãi thấp, nhờ đó mà giảm bớt chi phí tiếp thị khi sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên Chiến lược

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Theo Yang (2001), phương pháp nghiên cứu cung cấp các chi tiết của quy trình và phương pháp cụ thể để thực hiện một vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cung cấp các quy trình cụ thể và chi tiết làm thế nào để bắt đầu, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và chủ yếu là tập trung vào làm thế nào để thực hiện được nghiên cứu Theo nghĩa hẹp, phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin

Connaway và Powell (2003) lại cho rằng có rất nhiều cách để có được thông tin Các phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất là tìm kiếm tài liệu, hội thảo, hội thảo nhóm, phỏng vấn cá nhân, các cuộc điều tra qua điện thoại, các cuộc điều tra qua thư bưu điện và điều tra qua thư điện tử và mạng

Theo Kumar (2005), Quy trình nghiên cứu là một chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến thức cũng như các bước tư duy logic Trong khái niệm này, quy trình nghiên cứu bao gồm một chuỗi các bước tư duy và vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành, khởi đầu từ đặt vấn đề cho đến khi tìm ra câu trả lời Các bước trong quy trình nghiên cứu phải theo một trình tự nhất định

Phương pháp nghiên cứu đối với nhà kinh tế là tìm hiểu bản chất những vấn đề kinh tế đang cần giải quyết của hộ gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng hay các nhà hoạch định chính sách ở phạm vi địa phương, quốc gia hay cộng đồng quốc tế nói chung Các nhà kinh tế đã phát triển lý thuyết về cách thức hoạt động của thị trường, làm thế nào các hoạt động kinh tế được tiến hành trong các quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu Do đó, nghiên cứu kinh tế được chia thành hai nhóm chính: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng

Hiện nay trên thế giới có thể chia thành ba loại hình tiếp cận nghiên cứu gồm phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp (Jamali & Mirshak, 2007) Các nghiên cứu truyền thống thường sử dụng các theo hai loại đầu tiên trong khi các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp là tương đối mới Trong hơn ba thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã thảo luận và tranh luận về các khái niệm, phương pháp và tiêu chuẩn

19 chất lượng cho các nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, một sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng Bên cạnh đó, đã có các nghiên cứu định lượng về quản trị nhân tài cũng đã sử dụng phương pháp hỗn hợp này để thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu định tính là một hình thức nghiên cứu bao gồm các phương pháp kỹ thuật chuyên biệt được sử dụng để hiểu rõ hơn về phản ứng của con người đối với suy nghĩ và cảm xúc Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể: Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định tính được sử dụng rộng rãi trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế học, luật pháp, v.v Các phương pháp như phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính Hợp lý Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng, bao gồm nghiên cứu lý thuyết nền tảng, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu trường hợp, quan sát, v.v Trong giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung, quan sát hành vi, bằng chứng và sự kiện được thu thập

Theo Ehrenberg (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn, trong khi Daniel Muijs, (2004) lại cho rằng nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng có thể cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bố của các đặc điểm và tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và xác định mối quan hệ

20 nhân quả Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là câu trả lời của các đối tượng bị tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên không hoàn toàn khách quan Thêm vào đó, dù trên một thang đo chuẩn hóa nhưng có thể giải thích khác nhau tùy theo người tham gia Phương pháp nghiên cứu định tính thường tập trung vào các quá trình xã hội và không dựa vào cấu trúc xã hội như nghiên cứu tình huống định lượng Sự hạn chế của nghiên cứu định tính là chủ quan, không tổng quát hóa,…

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu Như vậy, có thể thấy mỗi hướng tiếp cận của các phương pháp đều có những ưu hạn chế khác nhau Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai phương pháp định tính và định lượng Đặc biệt, việc sử dụng các kỹ thuật định lượng để xác định mối quan hệ giữa các biến Phương pháp định tính nhằm bổ sung cho phương pháp định lượng bằng cách giúp điều chỉnh thang đo, mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi

Vì vậy, luận văn này được thiết kế theo chu trình phân tích định lượng với các 6 bước phân tích sau:

Hình 2 1 Quy trình tiến hành nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Xác định mục tiêu nghiên cứu Tổng quan tài liệu

Thu thập dữ liệu Đánh giá thực trạng Đề xuất giải pháp

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thông tin cần thu thập bao gồm: thông tin về tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng, kỳ vọng của họ với sản phẩm, sự đánh giá của họ về những thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ đi kèm

Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất bao bì để thu thập các ý kiến về ảnh hưởng của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp

Thời gian phỏng vấn chuyên gia trung bình từ 20-30 phút

- Phương pháp tình huống: Xây dựng các tình huống điển hình làm cơ sở thực tiễn củng cố cho các lý thuyết chiến lược cạnh tranh đã tiếp cận Thông qua kết quả phỏng vấn nhà quản trị của một số doanh nghiệp sẽ đánh giá thêm được các nền tảng chiến lược cạnh tranh

Nội dung bảng hỏi gồm 4 phần chính như sau:

– Giới thiệu: Người tiến hành điều tra, lý do và mục đích tiến hành điều tra, cam kết giữ bí mật thông tin

– Phần lấy thông tin cá nhân: họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của người được phỏng vấn

– Phần gạn lọc: nhằm loại bỏ những cá nhân không phù hợp với cuộc điều tra Ví dụ: những người chưa từng sử dụng sản phẩm bao bì của Công ty cổ phần Đầu tư Thái Dương

– Phần câu hỏi chính: đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cần thiết về ba chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đó là chiến lược cạnh tranh chi phí thấp; chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa, chiến lược cạnh tranh tập trung của doanh nghiệp

+ Nội dung điều tra: đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mục tiêu thu thập dữ liệu đặt ra Tác giả thực hiện điều tra lãnh đạo và nhân viên của công ty

+ Phạm vi qui mô, địa điểm điều tra: Mẫu điều tra đối với chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên của công ty

22 Địa điểm điều tra: Công ty cổ phần Đầu tư Thái Dương

+ Phương pháp tổ chức điều tra: có nhiều phương pháp điều tra có thể được đề xuất để từ đó xác định phương pháp phù hợp Điều tra trực tiếp là phương pháp chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp như hẹn và trực tiếp gặp đối tượng để phỏng vấn sâu về các vấn đề có liên quan đến chiến lược cạnh tranh của công ty theo các nội dung trong phiếu điều tra

+ Tổ chức điều tra: Tác giả thực hiện điều tra năm 2022

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

-Tác giả thực hiện thu thập tài liệu qua các báo cáo của Công ty cổ phần Đầu tư Thái Dương như báo cáo tài chính; báo cáo tình hình nhân sự; các luận văn, các bài báo liên quan đến công ty

Tác giả thực hiện phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến chiến lược cạnh tranh để rút ra ý nghĩa của mỗi công trình và khoảng trống trong nghiên cứu

Tác giả phân tích các các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư Thái Dương như nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài, các chính sách sản xuất của công ty trong thực hiện các chiến lược phát triển của mình

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI DƯƠNG

Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương

Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương thành lập ngày 12/02/2009, tọa lạc tại số 109 Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương đã trải qua những khó khăn, thách thức của buổi đầu sơ khai, nhưng với nỗ lực, cố gắng toàn thể công nhân viên, công ty đã vượt qua và dành được những thành công nhất định Ngày 01/04/2010 là một ngày đặc biệt, đánh dấu sự khởi đầu mới trong quá trình phát triển của công ty bằng việc xây dựng nhà máy mới với diện tích trên 18.000m2 tại Thôn Ngo, Xã Bạch Sam, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương có tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc Hưng Yên Công ty có con dấu riêng hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần Các hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty gồm rất nhiều lĩnh vực, nhưng công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh bao bì dệt và không dệt hướng đến thị trường trong nước và xuất khẩu, thêm vào đó là hoạt động nhập khẩu hạt nhựa HDPE, PE, PP, LDPE, LLDPE phục vụ cho sản xuất và thương mại

Trong những năm qua, công ty đã cung cấp cho thị trường nông sản, thực phẩm, tiêu dùng, thức ăn gia súc trong nước cũng như quốc tế những sản phẩm bao bì chất lượng cao tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng

Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương đã đầu tư hệ thống nhà máy với máy móc đồng bộ và hệ thống kho bãi lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu với các sản phẩm: Hàng bao bì dệt (PP woven Bags) như bao đựng nông sản, thức ăn chăn nuôi, túi siêu thị (BOPP Bags, HDPE Bags)… nhằm khẳng định thương hiệu của sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái

Với phương châm: luôn coi trọng chữ tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh – phục vụ nhanh chóng, kịp thời – phong cách chuyên nghiệp tạo nên giá trị bền vững của doanh nghiệp, Thái Dương sẽ tiếp tục vững bước vươn tới tầm cao mới

Thái Dương luôn tin tưởng mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, ổn định với giá cạnh tranh nhất

Với phương châm: Luôn coi trọng chữ tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh – phục vụ nhanh chóng, kịp thời – phong cách chuyên nghiệp tạo nên giá trị bền vững của doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương sẽ tiếp tục vững bước vươn ra thị trường thế giới

3.1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm như: bao bì PP dệt; bao bì PE, bao bì BOPP cùng với việc kinh doanh hạt nhựa các loại

Sản phẩm bao bì PP dệt là loại sản phẩm đã rất phổ biến ở nước ta và đã có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất Loại sản phẩm này được sử dụng làm bao bì đóng gói bên ngoài, chủ yếu trong các ngành như ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành thức ăn chăn nuôi, ngành phân bón Loại sản phẩm bao bì bao PE gồm có bao PE, túi PE, túi HDPE và túi phức hợp PE/PA Khả năng ứng dụng của nó cũng rất đa dạng như bao PE thường được sử dụng làm bao bì lót bên trong sau lớp bao PP dệt bên ngoài để bảo quản các loại như lương thực, thực phẩm, phân bón, đồ dùng, thiết bị điện tử,… túi PE, túi HDPE thường được sử dụng để chèn, lót cho các sản phẩm có kích thước không quá lớn, hay khi đi mua sắm,… Bao bì BOPP cũng có công dụng làm bao bì bên ngoài của sản phẩm nhưng nó là loại sản phẩm có hình thức

25 đẹp, không gây ô nhiễm môi trường Nó có thể là sản phẩm bao BOPP, bao bì BOPP ghép ảnh PP hay là bao bì BOPP ghép ảnh PE Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương còn kinh doanh các loại hạt nhựa nhập khẩu như hạt nhựa PE, PP, LDPE, LLDPE,… cung cấp cho các nhà máy khác về nhu cầu hạt nhựa để phục vụ sản xuất

Sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng như:

- Sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực đồ gia dụng: Bao đựng gạo, đường, bột mì, bột sắn

- Bao bì cho ngành nông nghiệp: Bao đựng phân bón, đạm, lân, bao đựng lúa giống… Bên cạnh đó công ty còn cung cấp rất nhiều sản phẩm bao bì trong các lĩnh vực khác với mong muốn cộng đồng và xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường

Thị trường đầu vào của công ty là sản phẩm nhựa PP như: Hạt nhựa kéo sợi, nhựa tráng, màng BOPP,

Nguồn hàng cho công ty kinh doanh cũng có cả nguồn hàng từ trong nước và nguồn lấy từ nước ngoài mà chủ yếu là nhập hàng của Ảrập, Hàn Quốc và qua công ty trung gian như: Công ty Nhựa opec, Công ty nhựa An Phát….Với việc mua hàng qua trung gian như vậy cũng gây nên một số khó khăn cho công ty về việc mua nguyên vật liệu với giá đầu vào cao hơn, ảnh hưởng đến đầu ra và hiệu quả kinh doanh, nhưng

26 mặt khác công ty lại có được nguồn cung ứng hàng hóa đồng bộ, khối lượng mua hàng có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với tiêu thụ của công ty

Thị trường đầu ra của công ty là phục vụ cho hoạt động sản xuất đóng gói bao bì từ Plastic Để kinh doanh ổn định và có hiệu quả, công ty đã nghiên cứu lựa chọn thị trường đầu ra thực sự phù hợp với nhu cầu thiết yếu của các Nhà máy thức ăn chăn nuôi, công ty kinh doanh nông sản, Nhà máy sản xuất phân đạm, và điều kiện hiện có của công ty là đã có kinh nghiệm, quan hệ nhiều năm trong lĩnh vực nông nghiệp (Nông sản, thức ăn chăn nuôi, phân đạm, …) để đảm bào cho công ty kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường

Thị trường đầu ra của công ty có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến các mục tiêu kinh doanh của công ty Sản phẩm đóng gói bao bì để bán cho các Công ty thức ăn chăn nuôi, Công ty phân đạm, …trong nước và Xuất khẩu cho các thị trường nước ngoài như Mỹ, Úc,

Do đặc điểm và tính chất của sản phẩm tiêu thụ là cơ sở quan trọng nhất để công ty hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược, sách lược và sử dụng các công cụ điều khiển việc tiêu thụ Với đặc điểm sản phẩm đóng gói bao bì thì thị trường mà công ty hướng đến là thị trường mà các đối tác sản xuất liên kết với công ty, các thị trường có mức tiêu thụ lớn sản phẩm bao bì như Mỹ, Úc, Do công ty có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý, kịp thời, tăng cường chất lượng mẫu mã, đảm bảo uy tín cung ứng,

…điều này làm cho khách hàng của công ty luôn rất tin tưởng vào sản phẩm mà công ty đã và đang cung ứng Nhờ vậy thị trường của công ty ngày một tăng lên, cạnh tranh ngày càng cao với các đối thủ trên thị trường

Thực trạng chiến lƣợc cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Thái Dương

3.2.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của công ty 3.2.1.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài

- Tình hình kinh tế trong nước và thế giới

Dù đại dịch Covid-19 gây ra không ít khó khăn do gián đoạn trong chuỗi cung ứng, thiếu lực lượng lao động nhưng nhiều doanh nghiệp bao bì vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận

Nhận định về tiềm năng của ngành này trong năm 2022, hơn 80% chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá, ngành bao bì sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và có thể tăng trưởng hơn một chút so với năm 2021, do có nhiều động lực thúc đẩy khi mà Việt Nam và nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp bao bì cũng chuyển sang chiến lược sống chung với Covid-19, nền kinh tế có nhiều triển vọng phục hồi trong năm 2022 Lao động có việc làm tăng nên sức mua hàng hóa tiêu dùng cải thiện hơn sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng của ngành bao bì

Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP… được ký kết và đi vào hiệu lực sẽ tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến Nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới rất lớn như giấy bao bì cao cấp (tráng phủ) cũng mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì của Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 là một lực đẩy quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là ngành thực phẩm chuyển sang sử dụng bao bì giấy Bởi lẽ, từ năm nay, các nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm/hàng hóa sẽ có trách nhiệm đóng góp tài chính vào quỹ Bảo vệ môi trường nhằm mục đích để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì

Cùng với đó, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhận định sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản về gia công bao bì giấy xuất khẩu do thách thức mức thuế suất 25% của Mỹ đối với Trung Quốc từ cuối

31 năm 2019 đến giữa năm 2021 bắt đầu có tính tác động rõ rệt lên ngành bao bì giấy Không chỉ vậy, tiêu dùng giấy bao bì trên thế giới và khu vực châu Á dự báo có thể tăng trưởng trở lại trên 3%, việc hạn chế rác thải nhựa và nhiều quốc gia, khu vực sẽ ban hành lệnh hạn chế thậm chí cấm sử dụng túi nilon trên thế giới đang lan rộng và tăng cao, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn được thực hiện mạnh trong giai đoạn 2022 -

Bên cạnh các cơ hội trên, doanh nghiệp bao bì giấy Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức như cạnh tranh tiêu thụ giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước do thêm nhiều dây chuyền mới đưa vào sản xuất, thiếu nguyên liệu giấy thu hồi phục vụ sản xuất giấy bao bì và dự báo giá sẽ duy trì ở mức cao trong 8 tháng đầu năm 2022 do nguồn cung chính giấy thu hồi là Bắc Mỹ, châu Âu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…

Do đó, để có thể tận dụng các cơ hội trước mắt, doanh nghiệp bao bì cần nhanh chóng đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, số hóa, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ ở nhiều phân khúc bao bì thuận lợi, có phương án phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã của bao bì, bảo quản tốt, tiện lợi, thông minh hơn và đáp ứng truy xuất được nguồn gốc rõ ràng

Thứ hai, có những ưu đãi dành cho doanh nghiệp tham gia chương trình Nhãn xanh Việt Nam

Nhãn Xanh Việt Nam là tên gọi của chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống

Nhà nước đưa ra chính sách phát triển sạch hướng tới sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường, mặt khác đóng vai trò người tiêu dùng lớn có tác động đến thị hiếu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, kích cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường Khi Nhà nước triển khai chương trình sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, tạo điều kiện cho nhà sản xuất đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu phát thải ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường; định hướng phát triển các ngành kinh tế xanh gắn với sử dụng

32 hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, bảo tồn và gia tăng giá trị vốn tự nhiên, nâng cao chất lượng sống

Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường, được gắn Nhãn Xanh Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường Các ưu đãi này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực trong việc gắn nhãn sinh thái trên các sản phẩm của mình tạo ra lợi ích kép cho doanh nghiệp Một mặt, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước dành cho sản phẩm gắn nhãn sinh thái, mặt khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ được mở rộng do hiện nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản phẩm - những yếu tố hội tụ đầy đủ trong các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái Đây chính là chứng chỉ xanh để sản phẩm của các doanh nghiệp có thể đứng vững ở thị trường trong nước, cũng như thực hiện mục tiêu vươn ra thế giới, đặc biệt là những thị trường có đòi hỏi khắt khe về môi trường như EU, Mỹ

Có thể nhận định rằng, nhãn sinh thái - Nhãn Xanh Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Doanh nghiệp hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm thị phần kèm theo đó là lợi nhuận, người tiêu dùng hướng tới nhãn sinh thái để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng Khi người tiêu dùng có yêu cầu cao về chất lượng, mức độ an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhà sản xuất, kinh doanh cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm được gắn nhãn sinh thái

Mặt khác, khi thực hiện chương trình Nhãn Xanh, doanh nghiệp đã xây dựng được một hình ảnh về thương hiệu tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt là pháp luật về môi trường và lao động; từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, nhất là tại các thị trường khó tính, có yêu cầu cao về tiêu chí môi trường, xã hội; thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng; qua đó, nâng cao lợi nhuận và tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Đánh giá nhu cầu của một số phân khúc sản phẩm bao bì trong năm 2022

Nguồn: Vietnam Report khảo sát các doanh nghiệp bao bì, tháng 11/2021

Hơn 80% chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report nhận định trong năm 2022, ngành bao bì sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và có thể tăng trưởng hơn một chút so với năm 2021 Ngành bao bì trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều động lực thúc đẩy khi mà Việt Nam và nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp bao bì cũng chuyển sang chiến lược sống chung với Covid, nền kinh tế có nhiều triển vọng phục hồi trong năm 2022, cùng với đó là nhiều người có việc làm và mua nhiều hàng hóa tiêu dùng hơn sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng của ngành bao bì Công nghiệp/vận chuyển là ứng dụng đóng gói cuối cùng lớn nhất, chiếm 41,6% doanh số bán hàng thế giới vào năm 2020, tiếp theo là thực phẩm với 29,6% và đồ uống với 13,9% Tại Việt Nam, thống kê sơ bộ cho thấy bao bì đóng gói thực phẩm chiếm 30%-50%; điện – điện tử chiếm 5%-10%; hóa dược phẩm từ 5%-10% Sự phát triển của ngành hàng thực phẩm của Việt Nam là tác nhân thúc đẩy lĩnh vực Bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15% -20%/năm, riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm và chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu ngành nhựa (38% - 39%)

Kết quả khảo sát Vietnam Report về nhu cầu với một số phân khúc sản phẩm theo ngành hàng cho thấy xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 cho thị trường xuất khẩu, ngành hàng thực phẩm – đồ uống, điện tử, dược phẩm, bao bì xi măng Lĩnh vực dược phẩm được dự báo sẽ tăng doanh số bán hàng đóng gói với tốc độ nhanh nhất, tiếp theo là điện tử và thực phẩm đồ uống Trong lĩnh vực công nghiệp, doanh số bán hàng container rời trung gian (IBC) được dự đoán sẽ tăng với tốc độ

34 nhanh nhất, nhờ nhu cầu về thùng phuy nhựa và thép tăng do độ bền và khả năng tái sử dụng của chúng

- Môi trường ngành chế biến bao bì thân thiện với môi trường

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương

4.1.1 Chiến lược phát triển của ngành sản xuất bao bì

Các Hiệp định thương mại tự do EVFTA, CPTPP, RCEP được ký kết và đi vào hiệu lực dự báo sẽ tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì như nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến v.v, cùng với nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới rất lớn như giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), điều đó mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì của Việt Nam

Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn từ việc nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Giấy, Bột giấy Việt Nam (VPPA) và Bao Bì Toàn Cầu, giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021 có 8 nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 1,4 triệu tấn/năm Sự tăng đầu tư mở rộng sản xuất từ phía doanh nghiệp sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch, mà còn phục vụ xuất khẩu, và bắt nhịp ngay làn sóng khi chủ sở hữu nhiều thương hiệu cải tiến việc ra mắt sản phẩm của họ trong thời kỳ bình thường tiếp theo

Trong trung và dài hạn, các chuyên gia trong ngành nhận định tăng trưởng trong ngành bao bì hiện đang được thúc đẩy bởi hai xu hướng lớn là tăng dân số toàn cầu và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng So với con số 7,8 tỷ người hiện nay, dân số toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 9,2 tỷ vào năm 2040 Trong khi đó, tầng lớp trung lưu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 66% từ 3 tỷ lên hơn 5 tỷ trong 10 năm tới, với những người sống lâu hơn, khỏe mạnh và chất lượng cuộc sống tốt hơn Khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một tăng

Xét theo vật liệu đóng gói, bao bì giấy và thùng carton được dự báo sẽ tăng doanh số bán, theo dự đoán của VPPA, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng bao bì giấy dự báo tăng trưởng 14%-18%/năm Trong giai đoạn 5 năm tới, đại dịch sẽ tiếp tục có ảnh hưởng và phân khúc vật liệu phát triển nhanh thứ hai sẽ là nhựa cứng và mềm Mặc dù loại chất liệu này thường được coi là những loại bao bì kém bền vững nhất, nhưng cả hai đều sẽ được hưởng lợi từ việc đổi mới thiết kế và một loạt các công nghệ tái chế mới, cả cơ học và hóa học trong thời gian tới, tạo ra sự tiện lợi, hiệu quả, chi phí thấp khi người tiêu dùng chuyển sang mua nhiều hàng hóa đóng gói hơn Để đạt được thành công trong bối cảnh nền kinh tế biến động và nhiều xu hướng phát triển vượt bậc sẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có một tư duy đổi mới kết hợp với các lựa chọn chiến lược đúng đắn Sự tiếp cận chủ động sẽ giúp các công ty đi đầu trong các diễn biến của thị trường, đồng thời tạo cơ hội trở thành đối tác quan trọng của khách hàng, các chủ thương hiệu

Kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra top 5 giải pháp của doanh nghiệp bao bì trong thời kỳ bình thường tiếp theo Đó là: Tăng cường đầu tư công nghệ, số hóa các hoạt động vận hành của doanh nghiệp; Tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, chuỗi cung ứng; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với chuyển đổi số; Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing; Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, bảo vệ môi trường Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự thay đổi trong chiến lược hành động của doanh nghiệp bao bì, nếu như năm 2020 phương án Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất, thì năm nay Tăng cường số hóa các hoạt động vận hành là giải pháp được ưu tiên hàng đầu với gần 80% doanh nghiệp lựa chọn, gia tăng đáng kể so với kết quả khảo sát năm trước (năm 2020 là 57,14%) Ngành công nghiệp bao bì áp dụng chuyển đổi số còn hạn chế, có 20% doanh nghiệp khảo sát cho biết còn đang trong giai đoạn thiết kế chuyển đổi số Với cách tiếp cận đúng đắn và trọng tâm thực hiện, các công ty bao bì sẽ có thể nâng cao hiệu quả về chi phí, tăng trưởng và năng suất do kỹ thuật số mang lại

Nguồn: Vietnam Report khảo sát các doanh nghiệp bao bì, tháng 11/2021

Việc chuyển đổi kỹ thuật số đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng rất nhiều đến công nghệ của ngành đóng gói, cùng với đó đầu tư vào con người cũng là một cách để nâng cao hiệu quả sản xuất bao bì Nhiều doanh nghiệp bao bì cho biết một trong những khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số trong thời gian qua đó là việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng và vận hành hoạt động chuyển đổi số Theo đó, hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi là một trong 5 giải pháp quan trọng các doanh nghiệp bao bì lựa chọn Bên cạnh đó, 40% doanh nghiệp lựa chọn thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua tăng sử dụng nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế như thu gom bao bì giấy, xây dựng nhà máy tái chế; nâng cao công tác quản trị; liên kết hợp tác trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải cac bon

4.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Thái Dương đến năm

Tiếp tục xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách hàng, kho để dự trữ đáp ứng sản lượng ngày một tăng của công ty trong thời gian tới Bên cạnh đó, chú ý đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu.

Một số giải pháp nâng cao chiến lƣợc cạnh tranh của công ty

4.2.1 Nhóm giải pháp lựa chọn loại hình chiến lược cạnh tranh

Thứ nhất, Doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc xây dựng và triển khai các CLCT Trong cạnh tranh tốc độ tăng trưởng không phải là điều cốt lõi mà chính là lợi nhuận và, quan trọng hơn, là lợi nhuận bền vững, mới là điều quan trọng nhất đối với các DN Do đó, việc lựa chọn CLCT phải hướng đến mục tiêu nâng cao lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bền vững cho DN Để đạt được lợi nhuận bền vững, các DN phải có một sự chủ động trong lựa chọn và triển khai chiến lược theo từng giai đoạn phát triển mà mục tiêu cạnh tranh của DN

Thứ hai, nghiên cứu đã chỉ ra CLCT khác biệt hóa có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trọng tâm của CLCT khác biệt hóa là tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội, độc đáo cho khách hàng dựa trên nền tảng DN phát huy những điểm mạnh của mình về khả năng đổi mới sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hay công nghệ vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành Một chiến lược theo đuổi sự khác biệt DN có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ độc đáo

Một DN lựa chọn CLCT khác biệt hóa sẽ cần phải dựa trên các nguyên tắc: (1) giá trị mà DN hướng tới đã độc đáo và khác biệt chưa; (2) các thành tố trong chuỗi giá trị mà

DN theo đuổi phải phục vụ giá trị cốt lõi và độc đáo mà DN cam kết thực hiện; (3) phải bảo đảm các thành tố trong chuỗi giá trị đó có sự gắn kết và bổ sung cho nhau; (4) phải chấp nhận sự đánh đổi chiến lược, chỉ nên tập trung vào gia tăng lợi thế cạnh tranh trong những lĩnh vực sở trường, không dàn trải sức lực, ôm đồm quá nhiều hoạt động; (5) phải bảo đảm tính kết nối chiến lược, theo đó các DN chỉ nên điều chỉnh chiến lược, chứ không nên thay đổi chiến lược thường xuyên; vì việc thay đổi chiến lược thường xuyên tạo ra nhiều chi phí và lãng phí công sức của DN Và CLCT khác biệt hóa phải dựa trên nền tảng phát triển các năng lực cạnh tranh cốt lõi bao gồm: Năng lực phát triển chuỗi cung ứng, năng lực quản trị chất lượng sản phẩm, năng lực đổi mới sáng tạo về công nghệ và xây dựng thương hiệu

Thứ ba, các kết quả nghiên cứu cho thấy CLCT chi phí thấp cho DN khả năng chống lại sự cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh vì chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh CLCT chi phí thấp đòi hỏi DN cải thiện hiệu quả chi phí và kiểm soát toàn bộ chuỗi cung

56 ứng Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, CLCT chi phí thấp có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh

Thứ tư, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng CLCT tập trung của DN gắn liền với việc theo đuổi phân khúc thị trường cụ thể thông qua chi phí thấp và hoặc sự khác biệt nhưng lại trái ngược với các DN tham gia vào toàn bộ thị trường Nó liên quan đến phân khúc thị trường và chuyên môn hóa trong phân khúc lựa chọn đó là hữu ích trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh DN triển khai CLCT tập trung để thu hút một khu vực địa lý nhất định hoặc một phần nào đó của khách hàng

4.2.2 Giải pháp về giá bán

Giá là yếu tố mang tính chất quyết định đối với hành vi tiêu dùng của khách hàng Từ góc độ kinh tế học, cạnh tranh về giá vẫn luôn là yếu tố quan trọng mang lại lợi thế kinh doanh cho nhiều công ty, cửa hàng, cá nhân buôn bán Nếu đứng từ góc độ Marketing thì giá cũng là một công cụ trong 7P (Marketing 7P) Giá sẽ phát huy tác dụng khi các sản phẩm của đối thủ có những điểm tương đồng, bất kỳ doanh nghiệp cạnh tranh nào hạ thấp giá bán thì đều có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, cho nên để có được lợi nhuận lớn nhất, doanh nghiệp sẽ hạ giá cho đến khi giá bán tiệm cận với chi phí giá thành và kiểm soát sản lượng hàng hóa Để đảm bảo thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm bao bì của Công ty ổn định lâu dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi đòi hỏi phải có sự phân tích giá chính xác và có kế hoạch xây dựng các phương án giá hợp lý Chính vì vậy, việc hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng Để làm tốt công tác này, trước hết Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc xác định giá cần phải được xác định trên cơ sở khoa học và căn cứ vào thực tế Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để đạt được mục đích phải bỏ giá thấp, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng, gây mất uy tín ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm Thứ hai, Công ty cần đưa ra chính sách khác biệt hóa sản phẩm của mình sản xuất ra Để khách hàng có thể biết về chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm của Công ty và sự khác biệt về sản phẩm mà họ

57 lựa chọn tiêu dùng Điều đó có ảnh hưởng tới chiến lược về giá của Công ty dựa trên khảo sát của khách hàng Thứ ba, thay vì tăng giá bán sản phẩm Công ty có thể áp dụng một số cách thức sau mà vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận: Điều chỉnh cơ cấu giảm giá; Điều chỉnh yêu cầu về số lượng tối thiểu của đơn đặt hàng; Tính tiền ngoài giờ đối với các đơn hàng gấp; Tính lãi suất đối với các khách hàng chậm thanh toán

4.2.3 Giải pháp về hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Ý thức được tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, tôi cho rằng, giải pháp về nghiên cứu thị trường là một giải pháp quan trọng giúp cho Công ty có thể duy trì thị phần của mình trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh khi tham gia trên thị trường Trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các ngành Công ty cần phải xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của mình Theo đó, để đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn, Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các đối tác, khách hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh, Công ty cần phải tổ chức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trường theo hướng:

- Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị trường, có thể dưới hình thức Phòng kinh doanh với đội ngũ nhân lực khoảng 4 đến 6 người, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng;

- Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các khách hàng; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu …

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng Để tăng cường các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế và uy tín của Công ty, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Công ty cần phải thường xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu những thành tựu của mình trên các phương tiên thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, các

58 hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại, Công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn Để chiến lược này phát huy tính khả thi trong thực tế, Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính…

4.2.4 Chú trọng các nguồn lực trong quá trình phát triển

- Về nhu cầu: Doanh thu hàng năm của Công là cơ sở quan trọng cho việc xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty

- Về các nguồn lực của công ty:

Một số kiến nghị

Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, hệ thống thể chế pháp luật của Nhà nước ta đã thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, do thườngxuyên phải thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung nên tính ổn định của hệ thống pháp luật của nước ta còn thấp nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển sản xuất Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm bảo được tính đồng bộ, ổn định nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của ngành bao bì nói chung và của Công ty Thái Dương nói riêng Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý, chúng ta cần phải thường xuyên rà soát và hoàn thiện các chính sách về đầu tư sản xuất ngành bao bì, chính sách về xuất nhập khẩu, thị trường, các chính sách khác có liên quan theo hướng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai Chính phủ và ngân hàng nhà nước sớm có chính sách điều chỉnh lãi suất đối với các khoản vay cũ theo khung lãi suất mới, đặc biệt là các hợp đồng tín dụng đã ký kết với lãi suất cố định chưa đến hạn thanh lý và cho phép các doanh nghiệp trả nợ trước hạn mà không bị phạt nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì sản xuất và tạo công ăn việc làm Kiến nghị với chính phủ tiếp tục triển khai biện pháp kích cầu tiêu dùng, xúc tiến thương mại để kích thích nhu cầu của thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

* Đối với Hiệp hội bao bì Việt Nam Nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao vai trò của Hiệp hội bao bì trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh bao bì, đặc biệt vai trò của Hiệp hội trong phát triển các kênh phân phối bao bì trên thị trường Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực cạnh sản phẩm trên thị trường Hiệp hội bao bì cần tích cực tham gia vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong các kênh phân phối giữa các thành viên trong Hiệp hội, cũng như với các đối tác bên ngoài về khía cạnh:

- Bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, nhà phân phối trên thị trường

- Ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhãn mác sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín

- Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành viên

Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc kiểm soát cung và kiểm soát giá cả của các sản phẩm bao bì trên thị trường trên cơ sở đảm bảo tăng mức cung của các thành viên trong Hiệp hội phù hợp với tốc độ tăng trưởng của cầu trên thị trường

Ngày đăng: 01/10/2024, 15:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Bảng 3.1. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2019-2021  48 - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
1 Bảng 3.1. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2019-2021 48 (Trang 8)
1  Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lược  10 - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
1 Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lược 10 (Trang 9)
Hình 2. 1. Quy trình tiến hành nghiên cứu - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Hình 2. 1. Quy trình tiến hành nghiên cứu (Trang 29)
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Dương (Trang 37)
Hình 3.2 Máy móc thiết bị của công ty - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Hình 3.2 Máy móc thiết bị của công ty (Trang 48)
Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty CP đầu tư Thái Dương  Các  công  nghệ  sử  dụng  để  sản  xuất  bao  bì  được  kiểm  tra  một  cách  nghiêm  ngặt, kỹ lưỡng, đòi hỏi yêu cầu cao nhằm tạo ra sản phẩm bao bì an toàn với sức khỏe  người tiêu - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty CP đầu tư Thái Dương Các công nghệ sử dụng để sản xuất bao bì được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, đòi hỏi yêu cầu cao nhằm tạo ra sản phẩm bao bì an toàn với sức khỏe người tiêu (Trang 48)
Hình 3.3. Năng lực sản xuất của công ty  Đội ngũ lao động - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Hình 3.3. Năng lực sản xuất của công ty Đội ngũ lao động (Trang 51)
Bảng 3.2. Các ý kiến khảo sát về chiến lược cạnh tranh chi phí thấp - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Bảng 3.2. Các ý kiến khảo sát về chiến lược cạnh tranh chi phí thấp (Trang 53)
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa (Trang 54)
Bảng 3.4 Chiến lược cạnh tranh tập trung của doanh nghiệp  Tiêu chí đánh giá  Số lượng  Giá trị trung bình - Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư thái dương
Bảng 3.4 Chiến lược cạnh tranh tập trung của doanh nghiệp Tiêu chí đánh giá Số lượng Giá trị trung bình (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w