1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin 2

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ. Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ đối với Chính phủ trong việc điều tiết lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát.
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hành Chính – Nhà Nước
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 369,19 KB

Nội dung

Bài viết phân tích sâu sắc về các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ theo tư tưởng Mác-Lê Nin. Khám phá vai trò của tiền tệ trong điều tiết kinh tế và kiểm soát lạm phát. Các yếu tố này tuân theo các thông lệ tốt nhất bằng cách súc tích, cung cấp thông tin và sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

PHẦN II: NỘI DUNG 7

1 Chương 1: cơ sở lý thuyết 7

1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ .7

1.2 Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát 9

2 Chương 2: Liên hệ thực tiễn với hiệu quả của 5 năm thực hiện chính sách tiền tệ 11

2.1 Hiệu quả của 5 năm thực hiện chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 – 2015 11

2.2 Các thành tựu kinh tế đã đạt được 12

PHẦN III : Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 24

Phân tích các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.

Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ đối với Chính phủ trong việc điều tiết lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát.

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam đang tiếp tục công cuộc đổi mới kết hợp với công nghiệp hóa ,hiện đại hóa Chúng ta đang tiến gần hơn với thị trường quốc tế, đưa kinh tế của đất nước phát triển theo hướng hội nhập, mở cửa Đặc biệt khi chúng ta chính thức tham gia TPP Khi đất nước ngày một hội nhập với thị trường thế giới thì vấn đề tiền tệ, phương thức lưu thông là một trong những vấn đề nhạy cảm đầu tiên được bàn tới Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Kế hoạch chính sách tiền tệ giai đoạn 2016 – 2020 đã đi qua bước lề năm 2016 với những dấu hiệu khả quan Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2017, nền kinh tế khá ảm đạm với tăng trưởng GDP thấp, theo số liệu công bố ngày 29/3 của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP quý I/2017 chỉ là 5,1%, thấp nhất trong 2 năm trở lại đây (quý I/2015 là 6,12%; quý I/2016 là 5,48), lạm phát cao là

một trong những nỗi lo của kinh tế quý I/2017 cũng như những tháng tiếp

theo

Do đó việc hiểu rõ quy luật lưu thông tiền tệ, lạm phát là một trong những yếu

tố quan trọng để giúp nền kinh tế có các giải pháp tốt trong việc điều tiết các chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô

Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ đối với Chính phủ trong việc điều tiết lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát.”

Mục đích của đề tài nhằm tổng kết những kết quả đã đạt được của chính sách tiền tệ 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, để rút ra bài học cho giai đoạn tiếp theo

2016 – 2020, cùng những khó khăn trong giai đoạn 5 năm tiếp theo trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, làm tiền đề để đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng

Bằng phương pháp phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về quy luật lưu thông

tiền tệ, đề tài “Phân tích các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ đối với Chính phủ trong việc điều tiết lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát.” Đã hệ thống hóa vấn đề mang tính khách quan về tiền tệ và sự vận dụng nó thông qua việc điều tiết các chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước

Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp từ cô Em xin chân thành cảm ơn ạ

Trang 4

NỘI DUNG:

1 Chương 1: cơ sở lý thuyết

1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ.

1.1.1 Nguồn gốc của tiền tệ

Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng

hóa Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị Về mặt giá trị sử dụng ( hình thái tự nhiên ) của hàng hóa, ta có thể dễ dàng nhận biết trực tiếp bằng các giác quan Tuy nhiên, về mặt giá trị ( hình thái xã hội ),

ta không thể cầm, nắm hay nhìn thấy giá trị của nó Do đó, tiền tệ được tìm thấy thông qua sự nghiên cứu 4 hình thái biểu hiện của giá trị

Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên ( xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa): Tồn tại hai hình thái tương đối và ngang giá

Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc

Ở đây 1m vải là hình thái tương đối, còn 5kg thóc là hình thái ngang giá

Trong hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên, tỷ lệ trao đổi chưa cố định Hình thái giá trị đủ hay mở rộng ( xuất hiện khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất): Hình thái này là sự mở rộng hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên

Ví dụ: 1m vải = 2 con gà hoặc 5 kg thóc hoặc 0,1 chỉ vàng

Như vậy hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra 2 con gà, 5 kg thóc hay 0,1 chỉ vàng

Hình thái chung của giá trị ( xuất hiện khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, phân công lao động xã hội): Xuất hiện một hình thái vật ngang giá chung của một địa phương mà được nhiều người ưa chuộng

Ví dụ: 2 con gà hoặc 5 kg thóc hoặc 0,1 chỉ vàng = 1m vải, ở ví dụ này vật ngang gía chung được ưa chuộng là vải

Tuy nhiên, hình thức này vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hóa nào, các địa phương khác nhau sẽ có vật ngang giá chung khác nhau Vì

vậy, xuất hiện hình thái giá trị thứ 4

Hình thái tiền tệ ( xuất hiện trong phân công lao động lần thứ hai )

Trang 5

Lúc này vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa được chia làm hai cực: một bên là hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ( vàng) Tại hình thức này tỉ lệ trao đổi hàng hóa đã được cố định lại

1.1.2 Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

1.1.3 Chức năng của tiền tệ

Theo Các-Mác, tiền tệ có năm chức năng:

Thước đo giá trị:

Tiền tệ dùng để biểu hiện đo lường giá trị của hàng hóa Giá cả của hàng hóa

là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

+ Giá trị hàng hóa: tỉ lệ thuận

+ Giá trị của tiền: tỉ lệ nghịch

+ Quan hệ cung – cầu về hàng hóa

Vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố trên, giá trị là nhân tố quyết định giá cả

Phương tiện lưu thông:

Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt Công thức trao đổi trong lưu thông là H-T-H ,dễ thấy, hành vi mua hành

vi bán có thể tách rời nhau, điều này là mầm mống của khủng hoảng kinh tế

Hơn nữa trong lưu thông, giá trị thực của tiền tách rời khỏi giá trị danh nghĩa của nó Khi nhà nước in tiền giấy, mà bản thân của tiền giấy không có giá, nó chỉ là kí hiệu của tiền vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được Quy luật đó là: “ việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong

số lượng vàng ( hay bạc ) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự” Nếu việc phát hành tiền vi phạm quy luật này, khối lượng tiền phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát xuất hiện

Phương tiện cất trữ:

Tiền làm được chức năng cất giữ vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội, nên cất giữ tiền chính là cất giữ của cải Khi làm phương tiện cất giữ, tức tiền được rút

Trang 6

ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ Chức năng cất giữ làm cho lượng tiền trong lưu thông phù hợp với lượng tiền cần thiết cho lưu thông

Phương tiện thanh toán:

Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị định giá cả hàng hóa Và thanh toán là việc trả tiền cho các hàng hóa mua chịu nên đến kì hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán Tiền tệ thế giới:

Do hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, nên tiền trong chức năng này phải là tiền có giá trị Trong chức năng này vàng được sử dụng làm phương tiện mua bán hàng hóa, thanh toán quốc tế và biểu hiện tiếng nói chung của xã hội

1.2 Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát

1.1.4 Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định

Các-Mác cho rằng, số lượng tiền cần cho lưu thông do ba nhân tố quyết định:

số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hoá tốc độ lưu thông của các đơn vị tiền tệ cùng loại Sự tác động của các nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ

biến là: Tổng giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của đồng tiền cùng loại trong một thời kì nhất định

+ Khi tiền chỉ thực hiện chức năng lưu thông, thì số lượng tiền cần cho lưu

thông tính theo công thức:

M= P x Q V Trong đó: M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông

P: là một mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

+ Khi thực hiện chức năng trong phương tiện thanh toán thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

Số tiền cần cho lưu thông hay cung tiền của từng quốc gia, từng thời kì là

không giống nhau Nó phụ thuộc vào sự phát triển của từng nền kinh tế, quy chế tài chính và sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng ở mỗi quốc gia

Trang 7

Ngân hàng nhà nước là tác nhân cung ứng tiền trực tiếp và quan trọng nhất cho lưu thông qua việc tái chiết khấu, tái cầm cố các thương phiếu các chứng chỉ tiền gửi và các chứng từ có giá khác của ngân hàng thương mại Bên cạnh

đó, cung ứng tiền cho lưu thông còn có các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tác nhân, các tổ chức phi ngân hàng

Những cơ sở lý thuyết trên giúp chính phủ tính toán được cung tiền cần thiết cho lưu thông, hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều tiết lưu thông tiền tệ, khống chế lạm phát

1.1.5 Lạm phát

a) Định nghĩa: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên một thời gian nhất định

b) Nguyên nhân gây ra lạm phát:

Lạm phát chỉ xuất hiện khi tiền giấy xuất hiện Vì tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân giấy không có giá trị thực Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát Căn cứ vào mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải ( chỉ số giá cả tăng dưới 10%/ năm), lạm phát phi mã ( trên 10%/ năm)

và siêu lạm phát ( chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa) Thông thường lạm phát một con số là do hiện tượng kinh tế tự nhiên hoặc chính sách của chính phủ dùng cho một mục đích riêng, còn lạm phát phi mã hay siêu lạm phát sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Về cơ bản, lạm phát là một hình thái kinh tế xã hội có nhiều tiêu cực cho nền kinh

tế, do đó chống lạm phát luôn là một vấn đề đặt hàng đầu của các quốc gia

2 Chương 2: Liên hệ thực tiễn với hiệu quả của 5 năm thực hiện chính

sách tiền tệ

2.1 Hiệu quả của 5 năm thực hiện chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 – 2015 Nhờ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, chủ động dẫn dắt thị trường đồng thời có sự phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với nền kinh tế vĩ mô nói chung là thị trường tiền tệ nói riêng Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là những hiệu quả dễ thấy của

Trang 8

hiệu quả 5 năm thực hiện chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 – 2015 Có thể

thấy niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng lên

Từ năm 2013, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã khai thác tốt 3 trong 5 công

cụ điều tiết thị trường tiền tệ, đưa nền kinh tế giai đoạn 2008 – 2012 từ bờ vực thẳm, đáy khủng hoảng để có những khởi sắc mạnh mẽ vào giai đoạn sau từ

2013, đó là lãi suất, giá, thị trường mở rộng, còn 2 công cụ là tái cơ cấu và dự trữ ít sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả

2.2 Các thành tựu kinh tế đã đạt được

Giảm mặt bằng lãi suất, tập trung cho lĩnh vực ưu Ngày 03/03/2011 Ngân

hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư số 02/TTNHNN quy định trần lãi suất giúp giảm động cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng ( TCTD), hỗ trợ siết chặt kỷ luật thị trường Trong khi đó, việc quy định trần lãi suất cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên, góp phần gia tăng cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, giới hạn tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức hợp lý nhằm điều tiết lượng cung tiền, ngăn chặn lạm phát gia tăng

Các mức lãi suất chính sách cũng có những bước chuyển biến căn bản theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ trong từng thời kỳ Điều này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công vào nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất để tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ Trên cơ sở bám sát được tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất chính sách để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ Theo đó, đã giảm 9 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm

khoảng 8,5%/ năm ( lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 6,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 4,5%/năm, lãi suất cho vay

qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 16%/năm xuống

7,5% )

Điều hành tỷ giá ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm soát, kiềm chế lạm phát

Hàng năm, Ngân hàng nhà nước đã chủ động công bố định hướng điều hành

Trang 9

tỷ giá dao động trong khoảng 1% - 3% mỗi năm ( mức điều chỉnh không quá 1% trong các tháng cuối năm 2011, không quá 2% - 3% trong năm 2012 và 2013; không quá 1% - 2% trong năm 2014, không quá 2% trong năm 2015) nhằm tăng cường tính minh bạch, định hướng thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh Bên cạnh các biện pháp trực tiếp như công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, các kỹ thuật can thiệp thị trường, Ngân hàng nhà nước đã chủ

động phối hợp đồng bộ với các công cụ điều tiết tiền tệ để hạn chế tối đa các

áp lực tác động đến ổn định tỷ giá Theo đó, Ngân hàng nhà nước đã chú

trọng điều hành công cụ lãi suất, gồm cả lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ,

khuyến khích công chúng chuyển từ nắm giữ USD sang VND Giai đoạn

2008 – 2011, VND mất giá bình quân mỗi năm trên 7% so với USD Giai

đoạn 2012 – 2014, tỷ giá được điều chỉnh khá ổn định, mất giá cả giai đoạn khoảng 2% Năm 2015, tỷ giá được điều chỉnh, VND mất giá khoảng 3%

nhằm đối phó với việc Nhân dân tệ giảm giá mạnh và đón đầu các tác động có thể xảy ra nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng tích cực sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong việc điều tiết mức cung tiền một cách nhịp nhàng để

hỗ trợ và đảm bảo thanh khoản hợp lý, nhằm hạn chế sự dịch chuyển của

dòng tiền, đặc biệt vào thời điểm tỷ giá có biến động và thanh khoản hệ thống

dư thừa Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt Sự kiện ghi dấu ấn quan trọng nhất trong việc nỗ lực của Ngân hàng nhà nước về xây

dựng hành lang pháp lý, điều tiết hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng là việc tham mưu cho Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ( Nghị định 24/2012/NĐ-CP, ngày 03/04/2012 để thay thế Nghị định 174 về quản lý thị trường vàng) Nghị định 24 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mới nhằm tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, giao cho Ngân

hàng nhà nước cấp phép đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng ;

tổ chức sản xuất vàng miếng; tổ chức xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tổ chức huy động và mua, bán vàng miếng Trên cơ sở pháp lý mới ban hành, Ngân hàng nhà nước cũng đẩy

Trang 10

nhanh việc chuyển quan hệ huy động – cho vay vàng sang quan hệ mua, bán vàng trên thị trường, đấu thầu vàng thông qua việc chỉ đạo đẩy nhanh việc tất toán số dư huy động vàng và giảm số dư cho vay vốn bằng vàng; giám sát

chặt chẽ việc tổ chức tín dụng thực hiện lộ trình tất toán số dư cho vay vốn

bằng vàng Nhờ vậy, thị trường vàng ngày càng đi vào ổn định, tự điều tiết

theo quy luật cung cầu, không còn các “cơn sốt” vàng bất ổn kinh tế ngay cả khi giá vàng thế giới có biến động, tình trạng “vàng hóa” từng bước được

ngăn chặn, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô

Đến tháng 4/2015, các tổ chức tín dụng đã giảm dần số dư cho vay bằng vàng,

dư nợ cho vay vàng của toàn hệ thống ( giảm 90% so với ngày 30/4/2012)

Điều đó đã loại bỏ toàn bộ rủi ro liên quan đến sự biến động giá vàng và chấm dứt tình trạng vàng hóa trong hệ thống tổ chức tín dụng Chính sách tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong vòng 2 năm

2010, 2011, trước hai thách thức lớn của nền kinh tế là lạm phát cao và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng nhà nước đã mạnh dạn áp dụng

cơ chế điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

hàng năm thay cho việc các tổ chức tín dụng sẽ tự quyết trong giai đoạn

trước Cơ chế quản lý này đã góp phần kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quản lý kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu kiềm chế và

kiểm soát lạm phát Đồng thời, chính sách này cũng phù hợp với năng lực

của từng tổ chức tín dụng để vừa có thể đảm bảo an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Để có thể tập trung vốn cho những khu vực quan trọng, hạn chế vốn nhảy vào các khu vực “bong bóng”, Ngân hàng nhà nước đã quy định rõ những lĩnh vực không khuyến khích và các lĩnh vực ưu tiên để các tổ chức tín dụng chủ động kế hoạch cung ứng vốn cho phù hợp Đó là việc đưa lĩnh vực bất động sản và cho vay tiêu dùng ra khỏi danh mục của nhóm lĩnh vực không khuyến khích Điều này tạo cơ sở quan trọng để phục hồi thị trường bất động sản, là “ phao cứu trợ” cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất liên quan đến bất động sản và làm hồi sinh trở lại dòng vốn của ngân

hàng vào khu vực này Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ

Ngày đăng: 01/10/2024, 08:11

w