1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương nhập khẩu thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa từ thị trường hàn quốc

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhập Khẩu Thanh Chèn Khe Hở Dạng Cuộn Bằng Cao Su Lưu Hóa Từ Thị Trường Hàn Quốc
Tác giả Trương Quốc Huy, Bùi Duy Khang, Phan Đặng Trà My, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Thị Tuyết Phê, Trần Trọng Phúc
Người hướng dẫn Trịnh Thị Hạ Huyền
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 10,82 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 Tổng quan về hoạt động nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam (9)
    • 1.1 Hoạt động nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam (9)
      • 1.1.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường Hàn Quốc (9)
      • 1.1.2 Những lưu ý khi nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam (11)
    • 1.2 Đánh giá các yếu tố nhập khẩu (12)
      • 1.2.1 Phương thức thanh toán, phương thức nhập hàng và phương thức (12)
      • 1.2.2 Các hoạt động thúc đẩy thương mại (15)
    • 1.3 Tổng quan về nhập khẩu hàng hoá Thanh chèn khe hở bằng cao su lưu hoá (16)
      • 1.3.1 Giới thiệu về hàng hoá và công dụng của hàng hoá (16)
      • 1.3.2 Hoạt động nhập khẩu của hàng hoá (17)
    • 1.4 Tổng quan về doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu (17)
      • 1.4.1 Giới thiệu về doanh nghiệp nhập khẩu (Việt Nam) (17)
      • 1.4.2 Giới thiệu về doanh nghiệp xuất khẩu (Hàn Quốc) (18)
  • Chương 2 Thông tin hàng hoá và soạn thảo hợp đồng ngoại thương (19)
    • 2.1 Tình hình Nhập khẩu của Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá ở Việt Nam (19)
      • 2.1.1 Thông tin của hàng hoá khi nhập khẩu sang Việt Nam (19)
      • 2.1.2 Các hoạt động thúc đẩy thương mại đối với mặt hàng bằng chất liệu Cao su lưu hóa (cụ thể là Thanh chèn khe hở) (20)
    • 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu (20)
      • 2.2.1 Các yếu tố khách quan (20)
      • 2.2.2 Các yếu tố chủ quan (24)
    • 2.3 Tổ chức hoạt động nhập khẩu hàng hóa (25)
      • 2.3.1 Lựa chọn điều kiện Incoterm (25)
      • 2.3.2 Soạn thảo hợp đồng ngoại thương (27)
  • Chương 3 Kiến nghị (31)
    • 3.1 Giải pháp cải thiện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu (31)
      • 3.1.1 Các nhân tố khách quan (31)
      • 3.1.2 Các nhân tố chủ quan (33)
    • 3.2 Phân tích SWOT (34)
      • 3.2.1 Điểm mạnh (34)
      • 3.2.2 Điểm yếu (35)
      • 3.2.3 Cơ hội (35)
      • 3.2.4 Thách thức (37)
    • 3.3 Giải pháp nhằm cải thiện hoạt động nhập khẩu (38)
  • KẾT LUẬN..........................................................................................................35 (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................36 (41)
  • PHỤ LỤC.............................................................................................................38 (43)

Nội dung

1.2 Đánh giá các yếu tố nhập khẩu 1.2.1 Phương thức thanh toán, phương thức nhập hàng và phương thức giao hàng phổ biến của các loại mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam 1.2.1.1

Tổng quan về hoạt động nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam

Hoạt động nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường Hàn Quốc

1.1.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc

Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK).

Thủ đô: Seoul, dân số xấp xỉ 9,6 triệu người (06/2021);

Thành phố lớn: Busan, Daegu, Daejon, Kwangju, Incheon, Ulsan;

Vị trí địa lý: Ở phía Nam Bán đảo Triều Tiên; Đông, Tây, Nam giáp biển; Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38o Bắc;

Diện tích: 99.720 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2);

Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt;

Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên);

Tôn giáo: Phật giáo 10,7 triệu; Tin lành 8,6 triệu; Thiên chúa 5,1 triệu; Nho giáo 104 nghìn…;

Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc (một tiếng nói, một chữ viết);

Tiền tệ: Đồng Won (tỉ giá thời điểm 23/05/2022: 1 USD =1.262,49 won). Hàn Quốc đang cam kết hoạt động tích cực với vai trò là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO, IMF, APEC, IAEA, ILO, WHO, Hàn Quốc trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1991 và tham gia OECD vào năm

1996 Quốc gia này cũng tham gia là thành viên của IOC từ năm 1947, đồng thời còn là thành viên sáng lập của Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Hàn Quốc đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với ASEAN, Úc, Canada, một số quốc gia Trung Mỹ, Chi-lê, Trung Quốc, Colombia, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, New Zealand, Peru, Singapore, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Trong quý IV/2021, GDP tăng 4,1% so với cùng kỳ 2020, cao hơn mức dự báo trung bình là 3,7% theo thăm dò của Reuters Trong đó, xuất khẩu tăng 4,3% so với quý liền trước Trong đó, năm thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc làTrung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Hồng Kông và Nhật Bản chiếm tỷ trọng 56,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc (2017).

1.1.1.2 Tình hình kinh tế của Hàn Quốc

Sau sự kết thúc của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trong suốt một thập kỷ, với GDP chỉ 7,9USD/người/năm Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghiệp đã trở thành một nguồn động lực mạnh mẽ giúp Hàn Quốc đi lên từ “đống tro tàn”. Năm 1986, ngành sản xuất chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 25% lực lượng lao động Hưởng lợi từ sự khuyến khích mạnh mẽ của nhà nước và viện trợ nước ngoài, các công ty công nghiệp ở Seoul đã nhanh chóng đưa công nghệ hiện đại vào các cơ sở sản xuất cũ và mới giúp tăng cường sản xuất hàng hóa - đặc biệt là hàng hóa để bán ở thị trường nước ngoài - và số tiền thu được dùng để mở rộng ngành công nghiệp trong nước lớn mạnh Kết quả là ngành công nghiệp đã hoàn toàn làm thay đổi bộ mặt của đất nước, thu hút hàng triệu lao động đến các trung tâm sản xuất đô thị.

Hãng tin Reuters dẫn các dữ liệu ngày 25-1 của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 4,0% năm

2021 do xuất khẩu tăng vọt Từ quý 3-2021, nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng với mức 1,1% trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 12-2021 Tăng trưởng hằng năm trong quý

4 là 4,1%, và vượt qua mức dự báo trung bình là 3,7% Xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng trong quý 4, tăng 4,3% so với quý trước Mức tăng trưởng này cũng được hỗ trợ bởi tiêu dùng cá nhân và đầu tư xây dựng, lần lượt tăng 1,7% và 2,9%. Ngày 14-1, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất về mức trước đại dịch và còn báo hiệu có thể thắt chặt hơn nữa nếu áp lực tăng trưởng và lạm phát vẫn còn mạnh Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng sự phục hồi này không đồng đều sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 vào năm 2020 Sự phục hồi về chi tiêu cũng không giống nhau do khoảng cách xã hội Khảo sát gần đây của Reuters với 20 nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, dưới mức 3,0% mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự báo.

1.1.1.3 Quan hệ hợp tác Việt - Hàn

Về mặt chính trị, Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào 22/12/1992 Tính đến năm 2022 là kỷ niệm 30 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao Tháng 03/1993, Việt Nam khai trương Đại sứ quán tại Seoul. Tháng 11/1993, Hàn Quốc mở Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh.

Về kinh tế, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam Cụ thể về các mặt như sau:

Về đầu tư trực tiếp, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư tích lũy kể đến tháng 10 năm 2020 đạt gần 70,4 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam với 8.934 dự án Trong 10 tháng năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam, với 3,42 tỷ USD, đứng sau Singapore với 7,51 tỷ USD Việc có một dự án điện khí 4 tỷ USD khiến Singapore dễ dàng vượt lên dẫn đầu Tuy nhiên, nếu xét về số lượng dự án mới, thì Hàn Quốc vẫn đứng ngôi vị quán quân, với 528 dự án Các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đứng đầu về số lượt góp vốn, mua cổ phần, với 1.626 lượt trong 10 tháng qua.

Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ Ở chiều ngược lại, Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng nam của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN khi kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN. Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 13,8 tỉ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,7 tỉ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 10,1 tỉ USD, tăng 20,3%.

Về ODA (Official Development Assistance) - Hỗ trợ phát triển chính thức, Hàn Quốc là nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc ODA của Hàn Quốc triển khai theo 3 trọng tâm là tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc cam kết cung cấp cho ta 1,2 tỷ USD vốn ưu đãi trong giai đoạn 2012-2015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011.

Về du lịch, năm 2018, khách Hàn Quốc đến Việt Nam đạt gần 3,5 triệu lượt người (trên tổng số 15,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam), tăng 44,3% so với

2017, đứng thứ 2 trong số các thị trường đưa khách đến Việt Nam Trong tháng 5 năm 2022, khách Hàn Quốc đạt 28,6 nghìn lượt, tăng 195,1% so với cùng kỳ, trở thành một trong hai quốc gia (cùng với Mỹ) có lượng khách du lịch lớn nhất tới Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu năm 2022

1.1.2 Những lưu ý khi nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam

Về mặt thuế quan, khi tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thìViệt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm2012).

Về các cam kết về quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản Nhìn chung, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

Tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định (thường là trên 40%)

Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số) hoặc trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định (các sản phẩm dệt may).

Việt Nam cam kết mở cửa hơn cho Hàn Quốc trong 02 phân ngành: dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; và ngành dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển.

Bên cạnh đó, khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng nhập khẩu:

3 bản chính bộ vận đơn (Bill of Lading, viết tắt: B/L);

3 bản chính hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);

3 bản chính bảng kê khai hàng hóa (Packing List, viết tắt: P/L);

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin, viết tắt: C/O);

Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate);

Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality/Quantity, viết tắt: C/Q);

Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate)

Đánh giá các yếu tố nhập khẩu

1.2.1 Phương thức thanh toán, phương thức nhập hàng và phương thức giao hàng phổ biến của các loại mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam

Trong các phương thức thanh toán của hoạt động thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam, thì thanh toán thông qua dạng thư tín dụng - Letter of Credit (L/C) được sử dụng khá phổ biến Đây là phương thức mà sẽ chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng nhanh chóng, an toàn, trong khi nhà nhập khẩu sẽ nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn Vì vậy, ở một mức độ nhất định nào đó, L/C là một hình thức thanh toán cân bằng được cả lợi ích của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, ngoài ra còn giải quyết được các mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hình thức thanh toán này thì các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh sử dụng sai, gây bất lợi cho chính bản thân mình Đầu tiên thì L/C là một khế ước riêng biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) L/C được hình thành dựa trên cơ sở của hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn riêng biệt với hợp đồng cơ sở Các ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác khi tham gia vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng Tiếp đến, L/C là một “kiểu mua bán chứng từ” Quy định tại Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.

Vì vậy, ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được đầy đủ các chứng từ và các chứng từ này phù hợp với các điều khoản và điều kiện có quy định trong L/C Phía ngân hàng không được lấy lý do là bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán khi mà bên bán xuất trình được chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) – Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện

Phương thức này được áp dụng trong thanh toán L/C Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện Bộ chứng từ gửi tới sau.

OA (Open Account) – Ghi sổ

Ghi sổ (Open Account) là một phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu mở một tài khoản ghi nợ những khoản tiền hàng hoá và dịch vụ mà họ cung cấp cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu định kỳ thanh toán số tiền phát sinh trên tài khoản bằng chuyển tiền hay bằng séc Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ) Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

DA (Documents Against Acceptance) – Chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ

Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền sau Ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua đi làm thủ tục nhận hàng khi người này ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu do người bán ký phát Đến thời hạn thanh toán, người bán sẽ xuất trình hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người mua để yêu cầu thanh toán.

CAD (Cash Against Documents) – Trao chứng từ trả tiền ngay

Phương thức trao chứng từ trả tiền ngay – Cash Against Documents CAD là phương thức thanh toán trong đó, người nhập khẩu yêu cầu một ngân hàng mở một tài khoản để thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu đã giao hàng và xuất trình đầy đủ chứng từ.

Phương thức nhập hàng phổ biến là hình thức nhập khẩu trực tiếp, quá trình này được thực hiện khá đơn giản Theo đó, người bán và người mua sẽ thực hiện quá trình giao dịch trực tiếp với nhau Thông thường hình thức này sẽ do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn có thể chủ động thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, phương thức giao dịch cho đến việc ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó còn có các hình khác như là nhập khẩu gián tiếp (ủy thác) Khác so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, đơn vị tiến hành nhập khẩu gián tiếp sẽ tiến hành ủy thác cho một đơn vị trung gian thứ ba cho việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ bao gồm nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, ký kết giao dịch, làm thủ tục nhập hàng hoặc xử lý các khiếu nại và bồi thường nếu phát sinh Hình thức nhập khẩu hàng hóa này thường được sử dụng nhiều do tính an toàn, sự đảm bảo cũng như tính hợp lý của chi phí thực hiện (Do ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp có thể tự đứng ra làm nhập khẩu hay đủ khả năng, hiểu biết và kiến thức về thị trường hàng hóa nhập khẩu).

Giao hàng qua đường biển (Sea shipment) Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển là hình thức chuyển hàng thông dụng nhất hiện nay Bởi người gửi hàng có thể chuyển phát cùng một lúc nhiều loại hàng khác nhau với số lượng lớn Theo đó người gửi có thể có thể gửi hàng bằng container qua 3 cách sau: gửi hàng hàng nguyên container (FCL - Full container load), Gửi hàng lẻ (LCL - Less than container load) và Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) Có một số ưu điểm khi sử dụng phương thức xuất hàng FCL Đầu tiên là sẽ không tốn thời gian khai thác tại kho CFS (Container Freight Station) như hàng xuất khẩu theo phương thứcLCL cho nên thời gian vận chuyển sẽ nhanh hơn Thứ hai, hàng hóa được kiểm soát, quản lý dễ dàng, tránh tình trạng thất lạc hàng Và cuối cùng là sẽ áp dụng cho những loại hàng hóa có khối lượng lớn được đóng trong một hoặc nhiều container, tận dụng ưu điểm về quy mô giúp tiết kiệm chi phí.

Giao hàng qua đường hàng không (Air shipment) Vận chuyển nhanh hàng hóa qua đường hàng không hiện nay đang được ưa chuộng bởi sự linh hoạt và nhanh chóng Hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhân viên giao nhận sẽ giao hàng tận nhà cho người nhận, tối ưu thời gian và ít xảy ra các sự cố Tuy nhiên, phương thức giao hàng quốc tế này lại có mức cước phí khá cao và khối lượng hàng gửi đi sẽ bị hạn chế.

1.2.2 Các hoạt động thúc đẩy thương mại.

Sau 2 năm đàm phán, vào ngày 5-5-2015, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Với những cam kết mở cửa thuế quan, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc trong các lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp, dệt may, đồ gỗ, điện tử, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu vực; góp phần đa dạng hóa thêm nguồn cung nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất, xuất khẩu; giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống, cũng đồng thời thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Sau gần 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ và hiếm thấy nếu so sánh với quan hệ song phương với các nước trên thế giới, nhất là kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc” vào năm 2009 Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực, còn Việt Nam lại là đối tác trọng tâm của Hàn Quốc trong chính sách mới tăng cường - Chính sách hướng Nam Đặc biệt, đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua đã tác động xấu tới cả hai nước, cùng với những hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và với rất nhiều FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký với các nước, trong đó có Hàn Quốc, như: Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

… đã tạo cơ sở nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều Dù đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, nhưng quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn tiếp tục duy trì được đà ngày càng phát triển Ngay trong thời điểm khó khăn, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đối tác hợp tác chiến lược ngày càng được thể hiện rõ Đặc biệt, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm nhiều trang thiết bị y tế và vắc xin Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hàng chục nghìn chuyên gia, nhà quản lý Hàn Quốc vào làm việc, đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế tại Việt Nam, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam Hai bên hiện đang nỗ lực biến đại dịch Covid-

19 thành cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực y tế, kỹ thuật số

1.2.2.2 Về thủ tục hành chính

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 04 Nghị định và 82 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu Riêng trong năm

2020, tính đến hết tháng 8, Cục Xuất nhập khẩu đã trình Lãnh đạo Bộ Công Thương ký ban hành 11 Thông tư thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành theo đúng quy tắc, minh bạch, ổn định, đơn giản hoá thủ tục hành chính Bộ Công Thương đã vô cùng nỗ lực, quyết liệt trong việc đổi mới và tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều điều kiện kinh doanh chưa hợp lý đã được bãi bỏ Đến hết năm 2019, Bộ CôngThương đã triển khai 56 dịch vụ công trực tuyến 16 trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp Cục Xuất nhập khẩu đã tham mưu,trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của Bộ Công Thương giai đoạn 2018-2020 Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo thiết lập và duy trì hoạt động của Đường dây nóng của Bộ Công Thương hỏi đáp về thủ tục xuất nhập khẩu qua điện thoại và qua email để kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Tổng quan về nhập khẩu hàng hoá Thanh chèn khe hở bằng cao su lưu hoá

1.3.1 Giới thiệu về hàng hoá và công dụng của hàng hoá

Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá hay còn được gọi là thanh chèn trương nở là một dạng vật liệu chống thấm được tạo nên bằng cách kết hợp cao su lưu hóa và các chất phụ gia đặc biệt Công dụng của nó là dùng để chống thấm trong các công trình xây dựng, chẳng hạn như: chống thấm cho mạch ngừng thi công của kết cấu bê tông trong các phần của tường, tường bể chứa nước, sàn tầng hầm … Ngoài ra thì thanh chèn khe hở còn có tác dụng chống thấm cho các ống kỹ thuật đặt xuyên sàn, xuyên tường bê tông, các rãnh của cống hộp, cống tròn,

…Khi tiếp xúc với nước, thanh chèn sẽ giãn nở về mặt thể tích, tạo áp suất dương, vì thế ngăn không cho nước thấm sâu vào bên trong mạch bê tông, tránh được những nguy hiểm tiềm tàng do sự phá hoại của nước nền công trình.

1.3.2 Hoạt động nhập khẩu của hàng hoá:

Thanh chèn khe hở bằng cao su lưu hoá là vật liệu xây dựng được làm từ chất dẻo (đạt 1,8 tỷ USD, giảm 1,2% trong năm 2020 nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc); Hàng hoá này cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy nhiên không nhiều và ít hơn Hàn Quốc Nguyên nhân mà việc nhập khẩu từ Trung Quốc ít hơn Hàn Quốc là vì nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế giá rẻ, nhưng chất lượng không đảm bảo, tiêu hao nhiên liệu Vậy nên các doanh nghiệp trong nước thay vì có xu hướng nhập khẩu từ Trung Quốc trước đây, đang dần tìm thị trường nhập khẩu mới, trong đó Hàn Quốc là một trong những lựa chọn đầu tiên Tiếp theo đó doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng rất tốt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKAFTA) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được.

Một số loại thanh cao su trương nở nhập khẩu từ Hàn Quốc:

Tuỳ theo giá nhập khẩu của hàng hoá mà các doanh nghiệp sẽ bán hàng hoá với các mức giá khác nhau, trung bình từ 270.000 VNĐ – 430.000 VNĐ.

Tổng quan về doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Điền Khang; Địa chỉ: 198/44 Dương Bá Trạc, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Người đại diện: Ông Trần Tuấn Tài, Chức vụ: Giám đốc;

Công ty đi vào hoạt động vào ngày 01/05/2008 Lĩnh vực hoạt động chính là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc, công ty cung cấp các sản phẩm Waterstop, PU, lớp chống thấm PU, Bitume và màng tự dính mặt nhôm… Doanh nghiệp tự giới thiệu về lợi thế cạnh tranh của mình rằng doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên lành nghề chuyên về tư vấn kỹ thuật và thi công sản phẩm chống thấm một cách chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng vấn đề chống thấm cho công trình của mình.

1.4.2 Giới thiệu về doanh nghiệp xuất khẩu (Hàn Quốc)

Tên doanh nghiệp: DAERYONG IND CO., LTD; Địa chỉ: 56-13 Gongdan-Gii, Hanam-Myeon, Hwacheon-gun, Gangwon-do,

Người đại diện: Ông LK.Lee, Chức vụ: Chủ tịch;

Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như băng cản nước, băng cản nước Bentonite, keo Polyurethane một thành phần, HYPER SEAL DPS-100S /

NS, HYPER STOP DB-Series, HYPER SEAL DPS-500, HYPER SEAL DX-series,HYPER SEAL DPS-200, HYPER SEAL DP-Series, Hydrophilic, Swellable, Waterstop, Butyl Bentonite, cao su…

Thông tin hàng hoá và soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Tình hình Nhập khẩu của Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá ở Việt Nam

2.1.1 Thông tin của hàng hoá khi nhập khẩu sang Việt Nam

Tên mặt hàng cụ thể: Thanh chèn khe hở Hyperstop DB 2015 và Thanh chèn khe hở Hyperstop DB 2010 Thông tin chi tiết của 2 loại:

Bảng 2.1 - Thanh chèn khe hở Hyperstop DB 2015 và Thanh chèn khe hở

Thanh trương nở cao su

Thanh trương nở cao su Hyperstop DB 2015

Kích thước 20×10 mm, cuộn dài 7,5m (một hộp gồm 7 cuộn)

20×15 mm Cuộn dài 5 m (một hộp gồm 6 cuộn) Giãn nở thể tích 3,5 - 4 lần 3,5-4 lần

Biến dạng ngoại quan Không bất thường Không bất thường Độ bền chịu lạnh Không bất thường Không bất thường Ứng dụng

Dùng để chống thấm cổ ống các đường ống xuyên vách tường, xuyên sàn, bê tông; chống thấm cho các mạch ngừng đặc biệt hiệu quả như sàn, hầm, bể chứa nước.

Dùng để chống thấm cổ ống các đường ống xuyên vách tường, xuyên sàn, bê tông; chống thấm cho các mạch ngừng đặc biệt hiệu quả như sàn, hầm, bể chứa nước.

Nơi sản xuất: Hàn Quốc Là mặt hàng được nhiều công ty, doanh nghiệp ởViệt Nam nhập khẩu Ví dụ: Công ty TNHH MTV Điền Khang, Công ty cổ phầnPCS Quốc Tế Phương thức vận chuyển loại hàng hoá này giao hàng qua tàu biển,gửi hàng bằng 3 cách: gửi hàng hàng nguyên container (FCL - Full container load),Gửi hàng lẻ (LCL - Less than container load) và Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL –

LCL/FCL) Phương thức thanh toán L/C là phương thức chủ yếu được sử dụng, cụ thể như là phương thức TTR.

2.1.2 Các hoạt động thúc đẩy thương mại đối với mặt hàng bằng chất liệu Cao su lưu hóa (cụ thể là Thanh chèn khe hở) Định hướng chiến lược phát triển nhập khẩu cho thị trường cao su lưu hóa theo mục tiêu bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhập khẩu, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu và hiệu quả vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo chiều sâu, hướng vào lõi công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đa dạng thị trường nhập khẩu cao su đồng thời tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm nhập khẩu chủ lực có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lớn. Nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, quy tắc xuất xứ trong các FTA thế hệ mới.

Còn đối với quan hệ đối tác chiến lược thì việc có một mạng lưới liên hệ và đối tác đáng tin cậy có thể khiến cho một quá trình nhập khẩu hàng hóa đôi lúc khó khăn sẽ trở nên ít thử thách hơn Cần cân nhắc về chuỗi cung ứng, chẳng hạn như quản lý và hậu cần, có tầm quan trọng ngày càng tăng khi tham gia vào thương mại toàn cầu Để nhập khẩu thanh chèn khe hở bằng cao su lưu hoá trực tiếp đến từ các thị trường đối tác hay các khu vực địa lý mới, các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thanh chèn khe hở phải xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh mẽ với càng ít điểm yếu càng tốt Đảm bảo rằng các đối tác hiện tại có thể hỗ trợ các chuyến hàng ổn định cho các khách hàng và tiền đồn quốc tế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

2.2.1 Các yếu tố khách quan

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn bị ảnh hưởng rất lớn từ môi trường kinh tế Sự ảnh hưởng này không chỉ tác động lên những quốc gia có hoạt động nhập khẩu mà còn tác động lên cả nền kinh tế thế giới Đó là sự thiết lập của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế nội địa cũng như nền kinh tế toàn cầu, sự biến động về tỷ giá hối đoái, sự thay đổi về các chính sách thuế quan, hạn ngạch… Tất cả những yếu tố trên đều đóng vai trò quyết định sự bước tiến hoặc thụt lùi của mỗi loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu nói chung và thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa nói riêng.

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nước ngoài

Một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ kéo theo nền sản xuất phát triển, các doanh nghiệp sản xuất trong nước theo đó cũng phát triển mạnh mẽ Điều này sẽ tạo nên một sức cạnh tranh lớn đối với hàng hóa nhập khẩu, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm dần Ngược lại, nếu nền sản xuất trong nước yếu kém, lạc hậu và không theo kịp với nền sản xuất tiên tiến trên thế giới thì hoạt động nhập khẩu sẽ được thúc đẩy để bổ sung, thay thế những hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng đóng vai trò rất quan trọng, sản xuất quốc tế phát triển, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ phát triển cả về số lượng, hình thức, mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng và đặc biệt là chất lượng Hàng hóa đa dạng sẽ tạo nên sức cạnh tranh lớn, trong khi giá thành sản phẩm giảm nhưng chất lượng sản phẩm càng ngày càng được nâng cao Ngược lại, nếu hàng hóa trong nước chất lượng kém, giá thành cao trong khi hàng hóa nhập khẩu giá trị sử dụng cao, chất lượng tốt, giá lại thấp thì đương nhiên nhu cầu hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng, hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ phát triển và ngược lại Khi nhu cầu về sản phẩm lớn thì nhu cầu tìm kiếm thị trường nguyên liệu đầu vào tăng lên, dần dần dẫn đến sự khan hiếm, giá cả của sản phẩm sẽ bị biến động Đó là vòng xoay giúp cho hoạt động nhập khẩu không ngừng tồn tại và phát triển.

Các chính sách thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Với việc nhập khẩu sản phẩm Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa từ Hàn Quốc thì Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi là 0% theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và giúp thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhập khẩu Tuy nhiên, thuế quan ngày càng cắt giảm thì thay vào đó là các hàng rào phi thuế quan khác mọc lên gây rắc rối nhiều cho các doanh nghiệp như hàng rào kỹ thuật, hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm,…với mục đích bảo hộ các doanh nghiệp trong nước Chính vì thế các doanh nghiệp khi nhập khẩu cần chú ý tìm cách khắc phục, đối phó với các loại hàng rào bảo hộ của mỗi quốc gia mình hoạt động.

Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia, đơn cử như giữa Việt Nam và Hàn Quốc là lý do cho việc duy trì các biện pháp thương mại của các nước Điều này nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa và còn nhiều những biện pháp phi thuế quan khác bên cạnh các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan Có thể nhận thấy rằng biện pháp thuế quan khá rõ ràng và dễ đoán thì ngược lại, các biện pháp phi thuế quan sẽ gây ra nhiều hiểu nhầm dẫn đến việc phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh Các hàng rào phi thuế quan ngày một phong phú cũng bởi mức độ bảo hộ sản xuất nội địa và đối tượng cần bảo hộ của mỗi quốc gia là khác nhau Nhiều mục tiêu khác nhau có thể được phục vụ hiệu quả bởi một biện pháp phi thuế quan, đồng thời nhiều biện pháp phi thuế quan có thể được sử dụng để phục vụ chỉ một mục tiêu Xu hướng chung để bảo vệ nền sản xuất trong nước bằng biện pháp này là việc chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp thành các biện pháp khác tinh vi hơn Có thể kể đến như: phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, tiêu chuẩn kỹ thuật, Bên cạnh đó, với các FTA thế hệ mới, quy định về hàng rào kỹ thuật, về phát triển bền vững, về biện pháp vệ sinh dịch tễ, khá là chặt chẽ Nếu thực thi trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng một mức độ nhất định đến chi phí của doanh nghiệp Đáng lo hơn cả là sau khi hàng rào thuế quan gần như được xóa bỏ hoàn toàn, các quốc gia có xu hướng tìm cách tận dụng triệt để điều này như là biện pháp bảo hộ cuối cùng.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Ngoại tệ là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, do vậy tỷ giá hối đoái biến động sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu Cần biết rằng mục đích chính của hoạt động nhập khẩu là để mua các loại nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật, dịch vụ, từ các nước khác có tiêu chuẩn tốt hơn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa nội địa và xuất khẩu, giải quyết vấn đề khan hiếm hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, Nhập khẩu là hoạt động chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ phục vụ trong nước Vì vậy, cầu ngoại tệ sẽ tăng khi gia tăng nhập khẩu, từ đó làm gia tăng tỷ giá hối đoái. Giá cả hàng hóa và dịch vụ từ hoạt động nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn so với hàng hóa và dịch vụ trong nước, chẳng hạn như nếu giá của thanh chèn bằng cao su lưu hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc đắt đỏ hơn so với giả cả của hàng nội địa Việt Nam khi mà tỷ giá hối đoái cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh Việc này sẽ giúp hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó làm giảm hoạt động nhập khẩu và hoạt động trong nước sẽ có điều kiện để phát triển hơn Ngược lại, giá cả hàng hóa và dịch vụ từ hoạt động nhập khẩu rẻ hơn so với hàng hóa và dịch vụ trong nước khi tỷ giá hối đoái thấp sẽ làm tính cạnh tranh tăng lên cao hơn Điều này sẽ có lợi cho nhà nhập khẩu và đương nhiên sẽ là một bất lợi với hoạt động sản xuất nội địa Và vì thế, các quốc gia thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá hay nói cách khác là phá giá đồng nội tệ để hạn chế hoạt động nhập khẩu đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước.

Kết cấu cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Hệ thống giao thông vận tải và kết cấu cơ sở hạ tầng cũng như thông tin liên lạc là một chìa khóa quan trọng giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trở nên thuận tiện hơn trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Nó có vai trò kết nối sản xuất với tiêu thụ, giữa các quốc gia với nhau, góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các khu vực với nhau. Ở Việt Nam, một thực trạng rằng chất lượng của cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu so với tốc độ tăng trưởng về thương mại Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đồng đều giữa các vùng gây ra tình trạng tắc nghẽn hàng hóa ở các cửa khẩu lớn làm mất cân đối cung - cầu. Chúng ta chưa tận dụng được đặc điểm của tự nhiên là mạng lưới sông ngòi rộng lớn, hệ thống các cảng chưa đủ phát triển để đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn, hệ thống đường sắt cũng còn khá lạc hậu Bên cạnh đó, các phương thức vận chuyển hàng hóa container được sử dụng chưa hiệu quả Chúng ta cần biết rằng nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc do đặc điểm riêng về không gian địa lý và thời gian vận chuyển hàng hóa Khoảng cách địa lý, vận chuyển trong thời gian dài và qua nhiều chặng đường khá vất vả nên nếu hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng phát triển, thông tin liên lạc tốt thì sẽ rút ngắn thời gian, tận dụng cơ hội kinh doanh, giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Hệ thống ngân hàng và tài chính

Hoạt động nhập khẩu sẽ không thể được thực hiện nếu như không có hệ thống ngân hàng hỗ trợ Nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng, bên nhập khẩu sẽ đạt được mục đích của mình khi mà khả năng tài chính chưa đủ để đáp ứng Dựa trên các mối quan hệ, sự uy tín và nghiệp vụ của mình, các ngân hàng cam kết đảm bảo được lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu thông qua việc hỗ trợ họ về quá trình thanh toán hay các nghiệp vụ khác có liên quan, các ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp nhập khẩu đa dạng các phương thức thanh toán và từ đó họ có thể lựa chọn được hình thức thanh toán phù hợp nhất đối với tình hình hoạt động của mình Hơn nữa, mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần một lượng vốn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có được số vốn đủ để tổ chức hoạt động kinh doanh hay nhập khẩu mà hầu hết số vốn đó là đi vay từ ngân hàng.

Do vậy, các ngân hàng có vai trò rất lớn trong sự tồn tại của doanh nghiệp Ngân hàng càng phát triển thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp càng cao và các dịch vụ hỗ trợ càng tốt hơn

2.2.1.2 Môi trường luật pháp và các nhân tố khác

Luật pháp và các chính sách của chính phủ sẽ quy định và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Chúng quy định doanh nghiệp được phép tham gia vào những hoạt động kinh doanh nào và được phép kinh doanh hay nhập khẩu mặt hàng nào Điều khác biệt so với kinh doanh nội địa là khi thực hiện việc nhập khẩu thì doanh nghiệp phải chịu sự tác động của luật pháp của nước mình và nước sở tại hay nước xuất khẩu, ngoài ra các doanh doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc tế, các thông lệ, tập quán cũng như các cam kết thương mại của các quốc gia đó Bởi vì phong tục tập quán, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó sẽ có sự ảnh hưởng về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa cũng như hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác trên thế giới.

2.2.2 Các yếu tố chủ quan

Nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố có thể tác động nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những kết quả hay các mục tiêu đã đề ra trước đó Bởi con người luôn là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong bất kì công việc nào Trong kinh doanh nhập khẩu thì con người trực tiếp tham gia và thực hiện mọi hoạt động, do đó để quá trình nhập khẩu hoạt động có hiệu quả thì việc nắm bắt các kiến thức về kinh doanh, am hiểu về thị trường, nắm bắt các thông tin kịp thời và hoạch định chiến lược kinh doanh đóng vai trò cực kì quan trọng Nó đòi hỏi con người phải luôn tìm tòi và học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn của mình để đảm bảo các công việc được thực hiện một cách có hiệu quả Ngoài ra, cần phải có những giải pháp mới và kịp thời, hữu hiệu nhất giúp ích cho hoạt động nhập khẩu

Tiềm lực tài chính là một trong những yếu tố rất quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Nó tác động tới quy mô của doanh nghiệp, hơn hết là nó quyết định đến việc hình thành và khai thác cũng như quy mô của cơ hội mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải Ngoài ra, tiềm lực tài chính cũng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn tự có của doanh nghiệp, khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối và quản lý hiệu quả nguồn vốn Khi một doanh nghiệp có một tiềm lực tài chính mạnh thì không những họ có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, có được nhiều cơ hội kinh doanh hơn với quy mô lớn hơn Bên cạnh đó nó cũng tạo ra sự tin tưởng cho đối tác trong kinh doanh hay các nhà xuất khẩu Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ của mình, các tập đoàn cũng như các công lớn ngày càng chi phối nhiều hơn tới nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

2.2.2.3 Tài sản của doanh nghiệp

Tài sản hữu hình Để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhất có thể buộc các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình đầy đủ về cơ sở hạ tầng cũng như các thiết bị kĩ thuật Chẳng hạn như chuẩn bị sẵn cho doanh nghiệp các kho bãi để chứa hàng, phương tiện vận tải để có thể vận chuyển được hàng hoá trong mọi tình huống, Bởi khi các doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ những thứ nêu trên sẽ có thể tiết kiệm được chi phí, vì nếu không thì họ cần phải bỏ ra một khoản tiền nào đó để thuê mướn và khi đó thì chi phí đầu vào sẽ tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể mất đi sự chủ động trong kinh doanh

Ngoài việc đảm bảo đầy đủ về tài sản hữu hình thì những tài sản vô hình như chất lượng hình ảnh công ty, thương hiệu của mình trên thị trường kinh doanh cũng cần được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến Các tài sản vô hình đó sẽ là một loại vũ khí cạnh tranh vô cùng quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải có bởi vì khi khi tạo được hình ảnh tốt, tạo được sự uy tín với các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng sẽ giúp cho những doanh nghiệp này giảm bớt được một số rủi ro có thể gặp phải.

Trong quá trình thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung thì các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam hiển nhiên phải tiến hành thực hiện rất nhiều công đoạn để hoàn tất hoạt động nhập khẩu, bên cạnh đó thì những đối tác (tức là các doanh nghiệp xuất khẩu) lại có khá nhiều sự khác biệt so với kinh doanh nội địa tại nước ta như văn hoá, cách thức tổ chức hay các mối quan hệ, Do đó, đòi hỏi các nhà quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sáng suốt và chặt chẽ trong việc quản lý hoạt động tại doanh nghiệp của mình Đặc biệt là họ phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các phòng ban cũng như các bộ phận và sự phối hợp trong hoạt động giữa các phòng ban, bộ phận này.

Tổ chức hoạt động nhập khẩu hàng hóa

2.3.1 Lựa chọn điều kiện Incoterm

Qua việc phân tích cũng như xem xét có chọn lọc thì hai bên là Công ty TNHH MTV Điền Khang và Công ty Daeryong IND CO.,LTD nên lựa chọn điều kiện CIF Incoterms 2010 làm điều kiện dẫn chiếu trong hợp đồng.

Theo điều kiện CIF Incoterms 2010 thì nghĩa vụ của bên mua cũng chính làCông ty TNHH MTV Điền Khang sẽ như sau: Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng nhưng chủ yếu là trước khi dỡ hàng Bên cạnh đó, bên mua cần phải thông báo cho bên bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đến và thời gian nhận hàng Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phớ võ ơn tải) kể từ khi hàng húa được giao xong lờn tàu ở cảng bốc hàng. Mặt khác, thông quan nhập khẩu, trả tiền thuế nhập khẩu và các chi phí khác để hàng cú được nhõ ơp Làm cỏc thủ tục cần thiết và trả cỏc chi phớ phỏt sinh để hàng cú thể được quá cảnh nếu có Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng bên Công ty ở Việt Nam sẽ chịu các chi phí sau bao gồm: Trả tiền hàng cho người bán là Công ty bên Hàn Quốc; Các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa; Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho; Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phí mà bên bán đã trả cho bên vận tải; Chi phí phát sinh do bên mua không kịp hay không thông báo chính xác cho bên bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng; Các chi phí phát sinh về thủ tục hải quan nếu có tại các nước quá cảnh; Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu là Hàn Quốc.

Nhìn chung thì với điều kiện CIF Incoterms 2010, Công ty TNHH MTV Điền Khang chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về bảo hiểm, rủi ro, giao hàng là trách nhiệm của Công ty Daeryong IND CO.,LTD Cụ thể hơn, bên công ty Việt Nam sẽ tránh tối đa được những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải chấp nhận mức giá cao hơn so với thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa) Chọn điều kiện này cho Công ty TNHH MTV Điền Khang khi nhập khẩu hàng cũng bởi nhiều lý do Về tổng quan, ở Việt Nam khả năng làm Logistics vẫn còn non yếu, đặc biệt là khả năng vận chuyển hàng hóa Không những thế, ngành bảo hiểm thiếu uy tín đặc biệt là vận tải biển chưa đủ mạnh, kiến thức vận tải bảo hiểm còn yếu kém, lo sợ rủi ro trong thuê tàu và bảo hiểm, khó khăn về vốn, yếu thế trong giao dịch thương mại cũng như chưa có sự đồng bộ giữa các ngành là các nguyên nhân cơ bản và chủ yếu cho lí do vì sao lại chọn CIF khi nhập khẩu Hơn nữa, Công ty TNHH MTV Điền Khang nói riêng cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm nên cũng khá sợ về rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm Khi chọn CIF để nhập khẩu, công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro có thể kể đến như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…Vậy nên, công ty nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho Công ty Daeryong IND CO.,LTD.

Công ty TNHH MTV Điền Khang và Công ty Daeryong IND CO.,LTD nên cùng nhau thống nhất sử dụng điều kiện CIF Incoterms 2010 làm điều kiện dẫn chiếu trong hợp đồng với cảng đi là cảng Busan, Hàn Quốc và cảng đến là cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Với điều kiện CIF Incoterms 2010, nhìn chung quy định sẽ là bên Công ty Daeryong IND CO.,LTD chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng, mức bảo hiểm sẽ là mức tối thiểu (loại C) Với mức bảo hiểm loại C này, phạm vi được bảo hiểm bao gồm 9 loại rủi ro sau: Cháy nổ; Tàu thuyền bị chìm, đắm, lật úp; Phương tiện vận chuyển trên bộ lật đổ, trật bánh, rơi; Phương tiện vận chuyển đâm va với bất kì vật gì trừ nước; Dỡ hàng tại cảng lánh nạn; Hy sinh tổn thất chung; Ném hàng khỏi tàu; Tổn thất chung và chi phí cứu hộ; Trách nhiệm đâm va hai bên cùng có lỗi Công ty Daeryong IND CO.,LTD mặc dù là bên mua bảo hiểm nhưng khi hàng hóa được giao qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng thì rủi ro sẽ được chuyển giao cho người mua Bên xuất khẩu tại Hàn Quốc cũng sẽ chịu trách nhiệm cho việc trả phí cho chặng vận tải trước và chặng vận tải chính cùng với đó là làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa Như vậy, bên nhập khẩu là Công ty tại Việt Nam chịu trách nhiệm trả phí cho chặng vận tải sau và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa Bên cạnh đó, chi phí thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm sẽ được tính vào tiền hàng và bên mua sẽ chịu các khoản phí này.

2.3.2 Soạn thảo hợp đồng ngoại thương

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Article 1: Commodity

With export standard quality as sample has been agreed both parties 100% brand new, as the sample provided by the seller

Quantity Total net weight (kgs)

UNIT PRICE (USD) (CIF/HCM)

To be understood CIF Incoterms 2000

Payment shall be made 50% T/T in advance and 50% T/T after receiving goods

Payment in advance for goods under contract No.: 89 DY-DK

Payment after receipt of goods under contract No.: 88 DY-DK

Address: 419-1 Dogok-dong, Gangnam-gu Seoul, 135-854 south Korea Tel: +82-2-578-6426 Fax: +82-2-579-6719

Beneficiary's name: Daeryong IND CO., LTD

The buyer bank: ACB bank, Tung Thien Vuong branch, district 8, HCMC, Viet Nam

Currency of payment: USD (United State Dollar)

Charges to be shared (SHA)

6.1 Time of delivery: Arrived at Cat Lai port before February 03, 2020 6.2 Port of loading: Busan port, Korea

6.3 Port of discharge: Cat Lai port, Ho Chi Minh City, Vietnam

Hyperstop DB-2015 (packing: 5M/roll, width: 20mm, thickness: 15mm) Hyperstop DB-2010 (packing: 7,5M/roll, width: 20mm, thickness: 10mm) Total: 10 pallets

Signed commercial invoice in triplicate

Full set (3/3) of Original and clean shipped on board ocean Bill of Lading, marked “Freight prepaid"

Detailed packing list in triplicate

Insurance Policy: To be covered be the seller “all risk" for 110% of the invoice value and showing claim payable in HoChiMinh, Vietnam

CERTIFICATE OF ORIGIN (FORM AK): Certificate of origin in 03 original(s) and 02 copies issued by ANY CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY IN SOUTH KOREA

Any disputes, which cannot be settled between both parties, will be judged on the basic of Vietnamese law by the economic court of Vietnam

Arbitration fees and other related charged shall be born by the losing party

Article 10: Other terms and conditions

Received by the Carrier, the Goods specified herein apparent good order and condition unless otherwise stated, to be transported to such place as agreed, authorized or permitted herein and subject to all the terms and conditions appearing on the front and reverse of this Bill of Lading or Multimodal Transport Document (hereinafter called the “B/L") to which the Merchant agrees by accepting this B/L, notwithstanding any local privileges, customs or any other agreements between parties The particulars of Goods provided herein were stated by the shipper and the weight, measurement, quantity, condition, contents and value of the Goods are unknown to the Carrier In witness whereof three(3) original B/L(s) have been signed unless otherwise stated herein If two(2) or more original B/L(s) have been issued and either one(1) has been surrendered, all the other(s) shall be null and void.

If required by the Carrier, one(1) duty endorsed original B/L must be surrendered in exchange for the Goods or delivery order.

Kiến nghị

Giải pháp cải thiện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nước ngoài

Doanh nghiệp cần phải luôn chú ý đến nền kinh tế của thị trường trong nước cũng như nước ngoài nói chung Và với mặt hàng “Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cuộn cao su lưu hóa” nói riêng thì việc nắm bắt các thông tin về sản phẩm, sự phát triển cũng như là tình hình sản phẩm trong nước là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiếp cận và tìm hiểu tin tức về đối thủ cạnh tranh; thêm vào đó là tình hình nguyên vật liệu trong và ngoài nước ở hiện tại và tương lai để có thể đưa ra những dự đoán, chính sách nhằm hạn chế được những nguy cơ xấu có thể xảy đến với doanh nghiệp Song với đó không quên nhiệm vụ không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp cũng như của sản phẩm trên thị trường, tăng cường nội lực, năng lực sản xuất của chính mình.

Các chính sách thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Phải thừa nhận rằng Việt Nam còn là một quốc gia có năng lực cạnh tranh thấp, sự phát triển của các doanh nghiệp và trình độ kĩ thuật, khoa học công nghệ còn bị tụt hậu khá xa so với các nước phát triển Chẳng những vậy, các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ còn khá nhiều, khả năng quản lý còn hạn chế, trình độ lao động còn thấp, dẫn đến khả năng gia nhập vào chuỗi toàn cầu còn yếu và bị hạn chế nhiều mặt Vậy nên, bên cạnh việc tham gia vào các FTA, giảm các hàng rào thuế quan, tận dụng triệt để những Hiệp định thương mại để giảm mức chi phí xuống mức thấp nhất, tìm cách khắc phục, đối phó với các loại hàng rào bảo hộ của quốc gia mình hoạt động thì việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng để vượt qua rào cản về mặt kỹ thuật là điều quan trọng hơn cả Mặt khác,cần phải có sự thay đổi đáng kể về chất lượng sản phẩm của Việt Nam để khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế Đối với trường hợp liên quan đến kiện tụng,các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin, cập nhật dữ liệu, nhằm phát hiện kịp thời để tránh xảy ra những rắc rối về vấn đề này Không những thế, doanh nghiệp cũng phải thông tin kịp thời về các rào cản thương mại Cần phải rà soát để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu về bao bì, nhãn dán, để phù hợp với yêu cầu của WTO Bởi dù rằng là quốc gia có nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn nhưng thực tế có nhiều nội dung mà Việt Nam đang áp dụng lại chưa phù hợp Quy chuẩn áp dụng chung cho các doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất dẫn đến hệ thống quản lý chưa được đồng bộ Việt Nam cũng cần mở rộng các hoạt động chứng nhận, thử nghiệm trước sức ép hội nhập như bây giờ.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Doanh nghiệp cần phải nhận diện được nguy cơ và có chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá nhằm giảm thiểu những tác động ảnh hưởng tiêu cực từ biến động tỷ giá hối đoái Doanh nghiệp có thể chọn các phương thức truyền thống và những giải pháp hiện đại ngày nay trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính để có thể loại bỏ phần lớn rủi ro từ biến động tỷ giá tiền tệ, tất nhiên nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tạo lợi nhuận ở một mức độ nhất định Hoặc là các trung gian tài chính đang cung cấp đa dạng các công cụ quản lý rủi ro tỷ giá cùng với nhiều kỹ thuật hiện đại

Cộng đồng doanh nghiệp trong nước cần kiến nghị các cơ quan nhà nước đưa ra các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, đặc biệt là các mặt hàng nguyên vật liệu như thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa Cần phải thực hiện điều này để từng bước thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm dần sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, giảm hàm lượng đầu vào từ nhập khẩu trong giá trị hàng xuất khẩu và làm tăng chỗ đứng trong giá trị toàn cầu Cùng với đó là việc cần tăng cường mức độ cung cấp dịch vụ thương mại trên toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm giúp giảm nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu, giúp tỷ giá hối đoái được ổn định và bình ổn thị trường ngoại hối Mặt khác, chúng ta cần tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá ổn định linh hoạt như hiện nay Vì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, sẽ bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và còn có nguy cơ cao gây ra nhập khẩu lạm phát nếu phá giá.

Kết cấu cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Việt Nam cần nâng cấp các hệ thống kết nối, không chỉ kết cấu cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc mà còn cả dịch vụ vận tải và logistics Cần có các chính sách và đầu tư đúng đắn bởi chỉ có như vậy thì Việt Nam mới có thể phát triển hơn và có những bước tiến trong việc hội nhập cũng như tăng cường khả năng chống chịu. Vận tải đa phương thức cũng cần được phát triển, xác định được các liên kết đầu vào cũng như đầu ra để từ đó, xác định được phương hướng nhằm kết nối các cảng, cửa khẩu với nhau và xem là mô hình logistics nào là phù hợp Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu phải biết lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp phát huy được lợi thế về hệ thống giao thông nước ta, điều đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việc vận chuyển từ Hàn Quốc sang Việt Nam là một phần quan trọng và không thể thiếu của doanh nghiệp khi nhập khẩu Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá Vì vậy, sự hiện đại hoá công việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào hệ thống thông tin và giao thông vận tải là tất yếu ảnh hưởng to lớn đến hoạt động nhập khẩu.

Hệ thống ngân hàng và tài chính

Doanh nghiệp phải biết cách tận dụng được sức mạnh của hệ thống ngân hàng và nguồn tín dụng của họ Quan trọng hơn cả là việc tập trung hoạt động doanh nghiệp sao cho phải thật hiệu quả để tạo được lòng tin đối với các ngân hàng. Bởi vì từ đó các doanh nghiệp tổ chức hoạt động nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay thậm chí là cho vay với một khối lượng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội hấp dẫn và đạt được mục tiêu của mình là mua được hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài kịp thời trong khi khả năng tài chính chưa đáp ứng đủ.

3.1.1.2 Môi trường luật pháp và các nhân tố khác

Doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu về hệ thống chính trị pháp luật ở nước ta và nước xuất khẩu cũng như các hiệp định thương mại có liên quan giữa hai nước Hơn nữa, những doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán, thị hiếu và thói quen tiêu dùng ở các nước xuất khẩu nói chung cũng như Hàn Quốc nói riêng Những thông tin tìm hiểu được sẽ phần nào giúp cho họ đưa ra được những quyết định sáng suốt, chính xác nhất có thể trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhằm giảm thiểu các thách thức, rủi ro có thể sẽ gặp phải.

3.1.2 Các nhân tố chủ quan

Doanh nghiệp phải cẩn trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên, phải tuyển chọn những người thực sự có năng lực trình độ chuyên môn phù hợp với tính chất công việc họ đảm nhận Bên cạnh đó, không ngừng đào tạo để cải thiện những hạn chế của người lao động nhằm nâng cao trình độ của họ Điều này sẽ đảm bảo công việc kinh doanh của mình luôn đạt được lợi nhuận cao, đặc biệt là có thể giúp nâng cao được lơi thế cạnh tranh của mình trên thị trường xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cần luôn phải xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý sao cho nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất và có thể đem lại lợi ích cao nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình chi trả các hoạt động nhập khẩu của mình Hơn nữa, việc sử dụng đồng vốn không đúng cách và bừa bãi thì doanh nghiệp có thể sẽ chẳng thu được lợi tức gì từ những đồng vốn đó mà nghiêm trọng hơn đó là các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ nhanh chóng đi đến phá sản.

3.1.2.3 Tài sản của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ và kịp thời các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các thiết bị kĩ thuật bởi vì điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như các khoản chi không cần thiết cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm thiểu được lượng hàng hoá bị hư hỏng do quá trình vận chuyển về kho bãi hoặc hư hỏng do điều kiện bảo quản không tốt Bên cạnh đó, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như vậy cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động của công nhân viên Điều cốt lõi để cải thiện hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng tốt và giá cả phải hợp lý so với thị trường hay các đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này cũng cần phải tích cực hơn trong hoạt động quan hệ công chúng và quảng bá hình ảnh của mình nhằm tạo được niềm tin cho người tiêu dùng cũng như các đối tác với mục đích là để có được những khách hàng trung thành với sản phẩm và tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác.

Người lãnh đạo, các nhà quản trị đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao, biết được cách xây dựng một hệ thống thông tin có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc Hơn nữa, hệ thống thông tin quản lý này được xây dựng một cách có khoa học, phân chia các nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng, không để chúng mâu thuẫn chồng chéo lẫn nhau Ngoài ra, để doanh nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn trong thị trường quốc tế hoá như hiện nay, các nhà lãnh đạo hay các nhà quản trị buộc phải có sự nhạy bén, linh hoạt trong cách suy nghĩ, phân tích và nhìn nhận mọi việc để có thể nắm bắt được thời cơ thích hợp cho doanh nghiệp.

Phân tích SWOT

Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ở mức ưu đãi đặc biệt là 0% khi nhập khẩu mặt hàng thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá từ Hàn Quốc theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) Điều này sẽ giúp cho giá cả của mặt hàng phải chăng hơn so với mặt hàng trong nước, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn Một lợi ích khi nhập khẩu thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa nữa là khách hàng được tiếp cận với nguồn hàng phong phú, đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã và đặc biệt là chất lượng khá hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm Nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là mặt hàng thuộc về nguyên, nhiên vật liệu còn là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh phục hồi sản xuất hàng hóa trong nước và tiếp theo đó là phục vụ xuất khẩu Tình hình sản xuất và kinh doanh trong nước hậu Covid-19 đang khá nhộn nhịp, các doanh nghiệp đã hoạt động và phục hồi trở lại Vậy nên, nhập khẩu hàng hóa cũng là nhân tố hàng đầu giúp cho nền kinh tế Việt Nam sôi nổi hơn nữa.

Một điểm mạnh khác về mặt hàng thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá là phương thức vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng khá đa dạng. Doanh nghiệp hai bên có thể bàn luận và thống nhất về vấn đề vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau có thể kể đến như: đường hàng không, đường biển, đường chuyển phát nhanh, đường sắt, đường bộ, Hơn thế nữa, mặt hàng thanh chèn khe hở còn có thể vận chuyển ghép container hoặc vận chuyển nguyên container.

Hiện nay, nền công nghiệp của Việt Nam còn khá yếu, đặc biệt là tính gia công còn lớn nên việc nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa như thanh chèn bằng cao su lưu hóa về lâu dài sẽ làm cho sức cạnh tranh của mặt hàng này trong nước bị hạn chế so với hàng nhập khẩu Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị tác động đáng kể Các yếu tố bị tác động có thể kể đến như cán cân thương mại, thanh toán, dự trữ ngoại hối, tỷ giá… nếu nhập siêu tăng cao Không những thế, việc này còn đặt ra vấn đề kiểm tra, rà soát cũng như cơ cấu lại thị trường nhập khẩu để tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào một hay một số thị trường, chẳng hạn như thị trường Hàn Quốc.

Việc đổi mới công nghệ ở các công ty Việt Nam còn chậm Chúng ta phải biết rằng đổi mới công nghệ là vấn đề “sống còn” Doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn khi thông tin về công nghệ còn thiếu, chưa được cập nhật đầy đủ Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về tài chính để thực hiện đổi mới còn chưa nhiều cũng là một điểm yếu cho doanh nghiệp Không chỉ vậy, năng lực quản trị của các doanh nghiệp chưa được hiệu quả Chính điều này sẽ tạo ra nguy cơ mất thị trường rất cao, khiến chúng ta phải thu hẹp quy mô thậm chí bị loại khỏi thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Có thể thấy rằng mặt hàng thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hóa này ở Việt Nam còn khá ít thông tin và sản xuất chưa được phát triển nên việc mất thị trường vào tay Hàn Quốc là điều khó tránh khỏi nếu chúng ta không thay đổi ngay từ bây giờ.

Xét đến yếu tố vĩ mô, bên cạnh các tác động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì khả năng thu hút các nhà đầu tư từ Hàn Quốc là hết sức quan trọng.Việc nhập khẩu mặt hàng thanh chèn khe hở này cũng là cơ hội để phía doanh nghiệp Hàn Quốc thấy được tiềm năng ở Việt Nam Trên thực tế, các tập đoàn Hàn

Quốc đầu tư và đặt các cơ sở sản xuất ở Việt Nam ngày càng nhiều, họ cũng có nguồn vốn cũng như là trình độ phát triển công nghệ cao, năng lực quản lý hiệu quả. Ngoài ra, nước ta cũng đã thực hiện các cam kết xóa bỏ thuế quan đối với Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc Việc đầu tư này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho nguồn lao động ở Việt Nam và giúp nâng cao mức sống của người dân Các tác động liên quan đến mặt chính trị-xã hội cũng rất rõ ràng bởi Hàn Quốc là nước đối tác, hợp tác chiến lược của Việt Nam và là một trong những đối tác quan trọng của chúng ta trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương Do đó, việc thực hiện hoạt động nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ giúp tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại của nước ta. Ở một khía cạnh khác, việc nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc sẽ giúp tăng cơ hội học hỏi, tiếp cận dần với công nghệ cao, từ đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm tránh bị lạc hậu và tụt hậu Không chỉ vậy, điều này còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam từng bước thu hẹp khoảng cách công nghệ được xem là khá lớn giữa hai quốc gia Qua quá trình kinh doanh với đối tác Hàn Quốc cũng sẽ tạo điều kiện để lao động Việt Nam học tập và rèn luyện các tác phong chuyên nghiệp, những kỷ luật trong lao động nhằm nâng cao năng suất lao động Về mặt thể chế thương mại và đầu tư thì Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh, nhằm gia tăng tính minh bạch và công bằng để các doanh nghiệp Việt sau này đầu tư sang Hàn Quốc sẽ được đối xử thuận lợi hơn Nhập khẩu còn giúp phát triển mạnh quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc, chính điều này sẽ phần nào góp phần giảm bớt sự lệ thuộc của Việt Nam vào một thị trường nào đó, và hơn hết là giảm bớt nguy cơ gặp rủi ro trong điều kiện thế giới có sự biến động khó lường như đại dịch Covid-19 chẳng hạn.

Việt Nam cũng có những công cụ chủ chốt đó là những quy định pháp luật về quản lý việc nhập khẩu Điều này góp phần giúp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc thực hiện kiểm soát, quản lý nhập khẩu theo những mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội, bao gồm những biện pháp hải quan và hành chính nhằm quản lý nhập khẩu, những chính sách và những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhập khẩu, những biện pháp phòng vệ thương mại như những quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý các vấn đề vi phạm phát sinh trong hoạt động nhập khẩu hay những biện pháp tự vệ và những biện pháp chống bán phá giá, Thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá khi nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam có thể kiểm soát được chất lượng bởi vì những biện pháp kiểm soát khẩn cấp và phòng vệ thương mại được đưa vào và áp dụng tuân thủ theo thông lệ và luật pháp quốc tế, ngoài ra Việt Nam cũng chủ động đàm phán và thực thi theo lộ trình cắt giảm thuế quan theo những cam kết nêu trong hiệp định FTA

Thực tế việc nhập khẩu thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá từ thị trường Hàn Quốc cho thấy tình hình nhập khẩu của Việt Nam chưa thực hiện tốt chỉ tiêu đã đề ra trong chiến lược xuất nhập khẩu đó là thị trường nhập khẩu được đa dạng hoá và cải thiện sự thâm hụt thương mại đối với những thị trường nhập siêu của Việt Nam Bởi vì thị trường chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu vẫn là từ Châu Á (nhất là từ Hàn Quốc và một số các nước khác trong ASEAN), trong khi đó khu vực Bắc Mỹ và EU lại là các thị trường được gọi là công nghệ nguồn thì tỷ trọng mà Việt Nam nhập khẩu còn quá nhỏ

Việc nhập khẩu thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá từ Hàn Quốc cũng gây ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam, họ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh là một thị trường lớn mạnh về ngành hàng này Những doanh nghiệp Việt Nam có được cơ hội để tiếp cận thị trường trong nước nhưng nếu như họ không thể khai thác được một cách tốt nhất thì sẽ chịu rất nhiều rủi ro Vì khi Việt Nam mở cửa thị trường thì những doanh nghiệp của Hàn Quốc sẽ có điều kiện thâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách thuận lợi hơn, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn Bên cạnh đó, Hàn Quốc là quốc gia có lợi thế hơn hẳn về chất lượng hàng hoá, công nghệ, năng lực quản lý và dịch vụ cũng như họ có hiểu biết sâu sắc và nhiều kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam nên họ có khả năng thích nghi một cách hiệu quả và nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thị trường Việt Nam do đó tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam sẽ càng trở nên gay gắts hơn

Bởi vì hầu như chủ các doanh nghiệp Hàn Quốc là những người có nhiều kinh nghiệm và có khả năng thích nghi cao đối với Việt Nam nên những cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ phải đứng trước thách thức là quản lý và làm việc với các đối tác có nhiều kinh nghiệm Vậy nên, nếu như hệ thống quản lý về hành chính hiện nay vẫn chưa kịp đổi mới để thích nghi thì có thể việc nhập khẩu sẽ trở nên kém hiệu quả và không thể đáp ứng được những cam kết về việc tạo điều kiện cho quá trình giao dịch

Những biện pháp về việc đơn giản hoá thủ tục hải quan, cải cách các thủ tục hành chính còn chưa thực sự mang đến hiệu quả cho quản lý của nhà nước, còn khá phiền hà và phức tạp nên đôi khi gây ra cản trở đối với các hoạt động thương mại,làm gia tăng chi phí khi doanh nghiệp nhập khẩu thanh chèn khe hở dạng cuộn bằng cao su lưu hoá từ thị trường Hàn Quốc về Việt Nam Hơn nữa, trong phương pháp mà nhà nước quản lý nhập khẩu vẫn còn khá chú tâm đến những biện pháp về hành chính mà không chú trọng nhiều vào những biện pháp kinh tế hay kỹ thuật nên việc này cũng có thể là nguyên nhân gây phiền hà và làm tăng chi phí cũng như kéo dài khoảng thời gian mà doanh nghiệp thông quan hàng hoá trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam.

Giải pháp nhằm cải thiện hoạt động nhập khẩu

Sự phối hợp các doanh nghiệp và nhà nước Việt Nam là thật sự cần thiết để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu Các chính sách cũng như môi trường về kinh tế vĩ mô cần được minh bạch, ổn định, thông thoáng cũng như phải phù hợp hơn với thông lệ của quốc tế để các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thích nghi tốt hơn từng các bước trước khi họ tham gia vào các quá trình giao dịch, kinh doanh thậm chí là đầu tư sang thị trường Hàn Quốc.

Việt Nam cũng phải cần phát triển hơn về những hoạt động như hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp nhập khẩu về các thủ tục hay các lựa chọn trong quá trình họ thực hiện giao dịch liên quan đến việc nhập khẩu một cách phù hợp tại những thời điểm cũng như phù hợp đối với từng đối tượng riêng biệt Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến giấy tờ hay thủ tục về hành chính cũng nên thay đổi một cách đơn giản hoá hơn và phải hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Những doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam cũng cần phải có những chiến lược nhằm phát triển một cách lâu dài về mối quan hệ giữa họ đối với những đối tác tại Hàn Quốc, một trong số các biện pháp đó là thông qua việc nhìn nhận và học hỏi từ các đối tác Hàn Quốc ở tại Việt Nam Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng cần phải coi trọng việc đầu tư để đổi mới về công nghệ, cải tiến hơn về chất lượng của sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ Một vấn đề không thể bỏ qua để duy trì và nâng cao mối quan hệ giữa hai bên đó là nghiên cứu một cách thật kỹ lưỡng về thị trường Hàn Quốc theo các khu vực, những vấn đề liên quan đến đối tác của họ, văn hoá, dân cư hay thậm chí là các hộ gia đình, Thông qua việc nghiên cứu sâu các vấn đề trên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được những chiến lược để thâm nhập vào thị trường xuất khẩu mặt hàng này tại Hàn Quốc phù hợp và có hiệu quả hơn.

Những doanh nghiệp của Việt Nam cũng nên có mối liên kết với nhau và có những giải pháp trong việc tham gia vào các chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc để từ đó có thể tận dụng được những điểm mạnh về thương hiệu, thị trường, cách thức quản lý, cách thức tổ chức, những kinh nghiệm trong quá trình cạnh tranh để có thể vừa tận dụng được những cơ hội, vừa có thể vượt qua những cản trở hay thách thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn khi hiệu lực thực thi của Hiệp định đến gần Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực dự đoán và khả năng thích nghi cao với sự bất ổn và những rủi ro trong tình hình tự do thương mại ngày càng được triệt để.

Ngày đăng: 30/09/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w