1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam

83 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam
Tác giả Huỳnh Ngọc Kiều Tiên, Đặng Đỗ Thuỳ Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Long
Trường học Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.6.1 Nghiên cứu định tính (18)
      • 1.6.2. Nghiên cứu định lượng (18)
    • 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu (19)
      • 1.7.1. Ý nghĩa thực tiễn (19)
      • 1.7.2. Ý nghĩa khoa học (19)
    • 1.8. Kết cấu của khoá luận (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (20)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (20)
      • 2.1.1. Khái niệm về chiến lược (20)
      • 2.1.2. Khái niệm ngành dệt may (20)
      • 2.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh (21)
      • 2.1.4. Lợi ích của chuỗi cung ứng xanh (25)
      • 2.1.5. Những thách thức trong chuỗi cung ứng xanh (26)
      • 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh (26)
    • 2.2. Các lý thuyết liên quan (27)
      • 2.2.1. Ma trận SWOT (27)
      • 2.2.2. Các phương pháp MCDM (29)
      • 2.2.3. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (31)
      • 2.2.4. Phân tích SWOT bằng phương pháp AHP (33)
    • 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan (35)
      • 2.3.1. Nghiên cứu của Yue và Shen (35)
      • 2.3.2. Nghiên cứu của Huang và Yin (35)
      • 2.3.3. Nghiên cứu của Gwarda (35)
      • 2.3.4. Nghiên cứu của Jianguo và Solangi (36)
      • 2.3.5. Nghiên cứu của Silvana và cộng sự (36)
      • 2.3.6. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình và cộng sự (37)
      • 2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Huyền và Nguyễn Thanh Hưng (37)
      • 2.3.8. Nghiên cứu Mai Khắc Thành (37)
      • 2.3.9. Nghiên cứu của Kim và Park (38)
    • 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu (40)
      • 2.4.1. Mô hình SWOT-AHP phân cấp của đề tài (40)
      • 2.4.2. Giải thích các thành tố trong mỗi yếu tố trong mô hình (41)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (47)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (48)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (48)
      • 3.2.2. Chọn lọc các thành tố trong mỗi yếu tố SWOT (50)
    • 3.3. Chọn mẫu nghiên cứu (52)
    • 3.4. Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi (52)
    • 3.5. Quy trình phân tích SWOT-AHP (53)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (57)
    • 4.1. Giới thiệu tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu (57)
    • 4.2. Thống kê mô tả (60)
    • 4.3. Trọng số tổng thể của các thành tố và yếu tố SWOT (63)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (65)
  • CHƯƠNG 5 HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN (71)
    • 5.1. Kết luận và đóng góp của nghiên cứu (71)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (72)
    • 5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng cho nghiên cứu tiếp theo (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 1 (75)

Nội dung

Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hoạt động chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may hiện nay và tìm hiểu mức độ quan trọng của từng

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Bối cảnh ngày càng phát triển kinh tế cho thấy người tiêu dùng hầu hết đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế cho những sản phẩm ít thân thiện với môi trường Doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững thì việc thực thi chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như việc xây dựng và “xanh hóa” chuỗi cung ứng cũng ngày càng được doanh nghiệp đầu tư chuyên nghiệp Khi các doanh nghiệp áp dụng và thực thi tốt chuỗi cung ứng xanh thì nâng cao được khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh bởi vì thực hiện chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn (Trần Thị Diễm Quỳnh và cộng sự, 2022)

Những tích cực mà quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) cho lại cho nền kinh tế thì không ít, khi doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào quá trình hoạt động sản xuất sẽ giúp giảm được chi phí nguyên vật liệu, từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng lợi thế cạnh tranh cũng như tăng tính linh hoạt, những điều đó giúp doanh nghiệp tạo được những mối quan hệ lâu dài với đối tác Chuyển đổi sang kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững, sản xuất xanh để gia tăng thị phần và thúc đẩy xuất khẩu Sau đó, đề xuất tạo ra sự đổi mới công nghệ thông qua thực tiễn GSCM và đưa ra kết luận rằng quản lý môi trường nội bộ và thiết kế sinh thái có liên quan đáng kể và tích cực đến đổi mới công nghệ Rõ ràng, thực tiễn GSCM nội bộ và hợp tác xanh bên ngoài có tác động đáng kể đến hiệu suất xanh, dẫn đến cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Diệu Nhi, 2019)

Sự phát triển học thuật liên tục của lĩnh vực khởi đầu này và sự phát triển của nó đòi hỏi phải tạo ra những hiểu biết và kiến thức mới Do đó, nhiều thực tiễn GSCM đã được đề xuất có tính đến tất cả thông tin và kiến thức được tạo ra trong quá trình sản xuất và giữa tất cả các đối tác nhà cung cấp Trên thực tế, các tổ chức nên trở nên xanh hơn bằng cách triển khai nhiều thực tiễn GSCM bao gồm một số chỉ thị quản lý chuỗi cung ứng về môi trường có thể được áp dụng cả bên trong và bên ngoài công ty Điều này dẫn đến quan điểm đôi bên cùng có lợi bằng cách cho phép các công ty tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, là nơi ngành dệt may đã phát triển mạnh mẽ qua nhiều thập kỷ và thế kỷ Ngành dệt may không chỉ tạo ra lợi nhuận từ việc xuất khẩu cho nền kinh tế mà còn đóng góp vào giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp và nông thôn, cũng như nâng cao phúc lợi xã hội,… Tất cả những điều đó cho thấy ngành dệt may là một ngành quan trọng và có khả năng tồn tại phát triển lâu dài Nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu năm 2023 đạt khoảng 40,3 tỷ USD (Đức Dũng, 2023)

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nền kinh tế toàn cầu đã được ngành dệt may đóng góp đáng kể trong một khoảng thời gian nhất định Ngành dệt may đã và đang tạo ra việc làm, thu nhập hay kích thích mở rộng kinh tế Nhưng việc tạo ra nước, năng lượng và những thứ hóa chất sẽ gây tác động tiêu cực đến với môi trường và hệ sinh thái Để có thể giải quyết được các tình trạng ngày càng ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường như vậy thì ngành dệt may cần thiết áp dụng các phương pháp bền vững Việc áp dụng những thực tiễn và lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để thực hiện ngày càng trở nên khó khăn do có nhiều rào cản, vì mỗi tổ chức đều có chiến lược, mục đích và năng lực riêng để xem xét riêng (Jayant và Azhar, 2014) Việc thiếu thông tin sẽ tạo nên sự không chắc chắn mỗi khi tổ chức ra quyết định vì thế dẫn đến kết quả không được như kỳ vọng Do đó, những thông tin không chắc chắn, không đồng nhất trong quá trình xử lý đòi hỏi khuôn khổ có hệ thống để thu thập và tổ chức thông tin kỹ thuật và phân tích Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) kết hợp với lý thuyết có liên quan nhằm cung cấp một phương pháp có hệ thống để đánh giá đầy đủ các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bền vững

Nghiên cứu về xu hướng chung của ngành dệt may và chiến lược phát triển bền vững chuỗi cung ứng xanh đã và đang được tiến hành Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ hoạch định chiến lược, để đánh giá môi trường vi mô là điểm mạnh, điểm yếu và vĩ mô là cơ hội và thách thức (SWOT) đồng thời đề xuất các định hướng, chiến lược phát triển cho ngành dệt may Nghiên cứu sử dụng phân tích SWOT bởi vì nó là một công cụ thường được sử dụng để phân tích môi trường bên trong và bên ngoài nhằm đạt được cách tiếp cận có hệ thống và hỗ trợ cho tình huống ra quyết định Điều quan trọng nhất đối với tương lai của doanh nghiệp là các yếu tố bên trong và bên ngoài hay còn được gọi là chiến lược và được tóm tắt trong bảng phân tích SWOT SWOT có thể được sử dụng khi một chiến lược thay thế đột ngột xuất hiện và bối cảnh quyết định liên quan đến nó cần phải được phân tích Tuy nhiên, phân tích SWOT thông thường có nhược điểm là khó đo lường mức độ ưu tiên, tầm quan trọng của các yếu tố dẫn xuất Vì vậy, việc sử dụng phân tích SWOT chỉ giới hạn ở việc xác định các chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả Kurttila và cộng sự (2000) đã chỉ ra SWOT không cung cấp phương tiện xác định theo cách phân tích tầm quan trọng của các yếu tố, hoặc đánh giá sự phù hợp giữa các yếu tố và các lựa chọn thay thế quyết định Do đó, nó được coi là một hạn chế của ứng dụng phân tích SWOT Kết quả phân tích SWOT thường chưa có độ chính xác cao hoặc những kiểm tra định tính không đầy đủ về các yếu tố bên trong và bên ngoài Việc sử dụng SWOT chủ yếu dựa trên phân tích định tính cũng như năng lực và chuyên môn của những người tham gia vào quá trình lập kế hoạch (Kurttila và cộng sự, 2000) Các tác giả đã xem xét nhiều phương pháp MCDM và quyết định lựa chọn phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để hỗ trợ định lượng và so sánh các phương án ra quyết định

AHP là phương pháp giúp quá trình nghiên cứu diễn ra có hiệu quả vì nó là một phương pháp có thể kết hợp được với phương pháp khác AHP hỗ trợ cho phân tích SWOT bằng cách xác định mức độ ưu tiên cho các yếu tố có trong phân tích SWOT và làm cho chúng có thể tương xứng được AHP cho phép người ra quyết định thể hiện sự tương tác đồng thời của nhiều yếu tố trong một tình huống phức tạp, không có cấu trúc Phương pháp AHP giúp các nhà nghiên cứu xác định và đặt ra các ưu tiên trên cơ sở mục tiêu kiến thức và kinh nghiệm về từng vấn đề (Saaty, 2002)

Với tất cả những điều đề cập trên, các tác giả quyết định chọn đề tài: “Phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài áp dụng phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện đề tài khóa luận theo đúng hướng, đúng mục tiêu, các tác giả đã đề ra một số mục tiêu cụ thể để làm rõ và phục vụ cho mục tiêu tổng quát như sau:

- Tìm hiểu về các thành tố trong các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam

- Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và các thành tố của nó

- Đề xuất các chiến lược cho các nhà quản trị phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Sau khi xác định được những khía cạnh cần nghiên cứu của đề tài, nhóm đã đưa ra một số câu hỏi nhằm định hướng quá trình nghiên cứu Trong đề tài này tập trung vào ba câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và thành tố của các yếu tố đó trong hoạt động chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam là gì?

- Mức độ quan trọng của từng yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam như thế nào?

- Các chiến lược nào được đề xuất nhằm phát triển chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may tại Việt Nam?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam Đối tượng khảo sát: Các nhân viên và nhà quản trị đang công tác tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của các tác giả được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 05 năm 2024.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp định tính thông qua sàng lọc các tài liệu uy tín là các bài nghiên cứu có liên quan đến chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may để chọn lọc ra các thành tố thuộc yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Sử dụng các nguồn như tạp chí được công nhận, sách từ các nhà xuất bản danh tiếng, các bài báo trong các hội nghị chính thức hoặc các báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu đã được kiểm định có độ tin cậy cao Trong quá trình sử dụng tài liệu uy tín để thực hiện bài nghiên cứu sẽ giúp các tác giả hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng xanh và xác định hướng nghiên, đưa ra cái nhìn toàn diện về lĩnh vực nghiên cứu từ đó hình thành câu hỏi nghiên cứu chính xác và thiết lập phương pháp nghiên cứu phù hợp để khám phá vấn đề cụ thể thông qua việc tổng quan tài liệu từ các nguồn uy tín

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách đưa ra bảng hỏi cho nhân viên đang công tác và làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam dựa trên các thành tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã rút ra từ phần nghiên cứu định tính để thực hiện khảo sát chuyên gia Dữ liệu sau khi thu thập từ bảng câu hỏi sẽ chọn lọc và đảm bảo rằng số liệu sẽ phản ánh chính xác mục tiêu nghiên cứu Sau đó, tiến hành tính toán bằng các thuật toán và xử lý bằng phần mềm Excel.

Ý nghĩa nghiên cứu

1.7.1 Ý nghĩa thực tiễn Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu này được thực hiện tìm hiểu các yếu tố về SWOT của các hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Từ đó, các tác giả đưa ra được mức độ quan trọng và đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh giúp cho doanh nghiệp ngành dệt may phát triển bền vững, dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng và tạo sự thân thiện với môi trường sống Đối với các tác giả, quá trình thực hiện nghiên cứu này đã giúp các tác giả có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá Các tác giả vận dụng những kiến thức đã học vào việc tìm hiểu thực tế, thu thập dữ liệu và phân tích các vấn đề thực tiễn Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp các tác giả đúc kết kinh nghiệm và mở ra cơ hội để các tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu những vấn đề khác hiệu quả hơn

1.7.2 Ý nghĩa khoa học Đề tài “Phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam” đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, làm đa dạng số lượng bài nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng xanh đối với ngành dệt may Việt Nam

Từ kết quả bài nghiên cứu này có thể làm tiền đề cho các bài nghiên cứu tiếp theo, có hướng nghiên cứu liên quan đến chủ đề chuỗi cung ứng xanh cho ngành dệt may Việt Nam.

Kết cấu của khoá luận

Đề tài: "Phương pháp phối hợp AHP - SWOT để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam" sẽ được chia thành năm chương chính, như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Các tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương này cũng thảo luận về ý nghĩa của đề tài và cung cấp một sơ đồ tổng quan về cấu trúc của khóa luận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về chiến lược

“Strategos” là thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự trong tiếng Hy Lạp Qua nhiều giai đoạn thời gian, ý nghĩa của nó ngày càng thay đổi theo hướng phát triển, được áp dụng vào các hoạt động khác của con người và đặc biệt là trong các chiến lược kinh doanh Sự hiểu biết về môi trường cạnh tranh và việc giải thích các tác động của cạnh tranh trong một doanh nghiệp là một trong những vấn đề chính đối với các nhà chiến lược kinh doanh (Đàm Trí Cường, 2022)

Majid (2020) mô tả chiến lược như sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty, tạo ra một vị thế độc đáo và có giá trị Tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh chính là cốt lõi của chiến lược, bao gồm sự đặc biệt hóa và lựa chọn đánh đổi, nhằm tập trung nguồn lực một cách hiệu quả nhất để tạo nên lợi thế cho tổ chức

Như vậy, các khái niệm trên đều quan niệm: Chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, sự hiểu biết về môi trường cạnh tranh và việc giải thích các tác động của cạnh tranh cũng là một trong những vấn đề chính đối với các nhà chiến lược kinh doanh trong một doanh nghiệp

2.1.2 Khái niệm ngành dệt may

Echeverria và cộng sự (2019), ngành dệt may là ngành sản xuất ra sản phẩm may mặc, để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện bằng các hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại Ngành dệt may gây ô nhiễm cao bởi vì quá trình sản xuất và xử lý hàng dệt may gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường như mức tiêu thụ năng lượng và nước cao bên cạnh việc gây ô nhiễm hóa chất độc hại cho nước, suy thoái đất, khí thải nhà kính, tạo ra lượng khí thải carbon cao và lượng lớn chất thải (Echeverria và cộng sự, 2019)

Cụ thể hơn, khi doanh nghiệp sản xuất ra chiếc áo thun cotton, 2.700 lít nước và một lượng lớn chất độc hại hóa chất được sử dụng có ảnh hưởng đến đất, nước, hệ sinh thái và con người sức khỏe Ngay cả việc sản xuất len (dựa trên protein) cần có sự quản lý của vật nuôi cũng gây ra cho môi trường hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như chăn thả thâm canh, xói mòn đất Ngành công nghiệp dệt may tồn tại để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, bao gồm vải vóc, quần áo và các sản phẩm khác được làm từ sợi như bít tất, khăn,… Ngành dệt may sử dụng lực lượng lao động lớn, đặc biệt là lao động nữ và thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ Các khâu chính trong ngành dệt may bao gồm kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất vải Quá trình kéo sợi liên quan đến việc sản xuất sợi từ nguyên liệu thô đa dạng, trong đó từng sợi đơn được xoắn lại với nhau để tạo thành sợi dài và chắc chắn (Wiedemann và cộng sự, 2016)

Như vậy, ngành dệt may sản xuất sản phẩm may mặc để thỏa mãn nhu cầu về thời trang của con người, thông qua các giai đoạn khác nhau từ kéo sợi, dệt vải, nhuộm cho đến hoàn thiện vải Bên cạnh việc góp phần quan trọng trong cung cấp quần áo và vải vóc để phục vụ nhu cầu thiết yếu thì ngành dệt may cũng đồng thời gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tiêu thụ năng lượng lớn, sử dụng nước và hóa chất độc hại từ đó làm suy thoái đất, phát thải khí nhà kính và tạo ra một lượng lớn chất thải

2.1.3 Khái niệm chuỗi cung ứng xanh

2.1.3.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là mạng lưới của hầu hết các thực thể khi tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối ra thành phẩm cung cấp đến tay người tiêu dùng Điều này bao gồm tất cả quy trình từ khâu tìm nguồn nguyên liệu thô và các bộ phận linh kiện; quy trình chế tạo, sản xuất, lắp ráp sản phẩm; quy trình bảo quản hàng hóa trong kho; quy trình nhập và theo dõi đơn hàng; quy trình phân phối và đến khâu cuối cùng là giao hàng cho khách hàng (Nara R Sanders, 2018)

Chuỗi cung ứng như một hệ thống tương tác của các tổ chức, liên quan đến các quy trình và hoạt động ngược và xuôi để tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các công đoạn có liên quan, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng thời, chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn ở nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm các bên liên quan như nhà vận chuyển, kho, nhà bán lẻ và khách hàng (Chopra và Meindl, 2007)

Theo Lu (2011), chuỗi cung ứng có thể được mô tả như một hệ thống các liên kết giữa các công ty hoặc các bộ phận trong một công ty với mục đích giúp tối ưu hóa giá trị thông qua việc chuyển đổi nguồn lực từ đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng Điều này bao gồm các hoạt động từ khâu ban đầu đến khâu kết thúc bao gồm giai đoạn nhà cung cấp, quá trình sản xuất sản phẩm đến việc chuyển giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng, với mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Tóm lại, mỗi nhà khoa học ở các giai đoạn khác nhau sẽ đưa ra các quan điểm không giống nhau về định nghĩa chuỗi cung ứng xanh Tuy nhiên, nhìn chung họ đều nhấn mạnh vào mạng lưới, hệ thống tương tác giữa các tổ chức và bên liên quan, cũng như quy trình và hoạt động liên quan trong việc tạo ra giá trị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng Các nhà khoa học cũng đồng tình rằng chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn ở nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm các bên liên quan khác như nhà vận chuyển, kho, nhà bán lẻ và khách hàng Đồng thời, các nhà khoa học đều nhấn mạnh vào việc quản lý và tối ưu hóa giá trị thông qua quy trình từ khâu ban đầu đến khâu kết thúc của chuỗi cung ứng

2.1.3.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là việc quản lý tất cả các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hầu hết các hoạt động kinh doanh như tiếp thị, sản xuất, mua hàng, hậu cần và các hoạt động tổng quát như tài chính, quản lý nhân sự Quản trị chuỗi cung ứng được coi là cần thiết để phát triển một văn hóa doanh nghiệp đạt chuẩn toàn cầu và được xem xét là một cách tiếp cận toàn diện (Quayle,

SCM dù có vẻ đơn giản, cuối cùng là quản lý toàn diện của doanh nghiệp, được nhận thức và triển khai từ quan điểm liên quan đến chuỗi cung ứng để phản ánh bối cảnh cụ thế của nó (Lu, 2011)

SCM là sự tổng hợp các yếu tố của việc lập kế hoạch, phân tích, điều phối và lập kế hoạch cho mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động tìm nguồn cung ứng và mua sắm, chuyển đổi và quản lý hậu cần Hoạt động này đòi hỏi một liên minh giữa các nhà cung cấp tài nguyên, thương nhân, người trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, đại lý, nhà phân phối và khách hàng SCM là sự tách biệt giữa cung và cầu quản lý trong và giữa các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu quả cao, chứa đựng hầu các hoạt động quản lý hậu cần và hoạt động sản xuất cũng như thúc đẩy phối hợp các quy trình và hoạt động với và giữa các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ thông tin (Jaggernath, 2015)

Như vậy, SCM được nhấn mạnh về đòi hỏi việc quản lý toàn diện của các hoạt động kinh doanh, từ tiếp thị, sản xuất, mua hàng đến hậu cần và các hoạt động tổng quát như tài chính và quản lý nhân sự Việc thiết lập liên minh giữa các nhà cung cấp tài nguyên, thương nhân, người trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, đại lý, nhà phân phối và khách hàng là yếu tố quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng với mục tiêu chính của SCM là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng thông qua việc tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng

2.1.3.3 Các loại chuỗi cung ứng

Có nhiều mô hình chuỗi cung ứng khác nhau, sau đây là những mô hình chuỗi cung ứng cơ bản:

Thứ nhất là chuỗi cung ứng đơn giản, Michael H Hugos (2019) chỉ ra rằng chuỗi cung ứng đơn giản bao gồm ba thành phần cơ bản, chẳng hạn như một công ty kết nối với các nhà cung cấp và khách hàng của họ như Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng này, công ty được xem xét như là nhà sản xuất Những nhà cung cấp là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất và khách hàng bao gồm các nhà phân phối hoặc những người mua trực tiếp sản phẩm từ nhà sản xuất Những nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng có thể được coi là những nhà sản xuất nguyên vật liệu thô

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Các lý thuyết liên quan

SWOT là một công cụ lập kế hoạch chiến lược mà đã được giới thiệu lần đầu tiên bởi Albert S Humphrey - một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ Từ SWOT là viết tắt của chữ cái đầu tiên của các từ Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến môi trường bên trong, trong khi cơ hội và thách thức liên quan đến môi trường bên ngoài (Sabbaghi và Vaidyanathan, 2004) Điểm mạnh dùng để xác định các tài nguyên nội bộ giúp đáp ứng nhu cầu và chống lại các đe dọa, tài nguyên nội bộ bao gồm: mô hình kinh doanh, năng lực nhân viên, tài chính, công nghệ, cơ sở vật chất,… Còn điểm yếu là những yếu tố nội bộ tạo ra các rủi ro và thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp như: danh tiếng thấp, thiếu năng lực, thiếu phương tiện vận tải, sản phẩm chất lượng kém,… Hay nói cách khác cơ hội là khi các hoàn cảnh hoặc xu hướng bên ngoài tạo ra lợi thế cho nhu cầu của tổ chức Điều này có thể bao gồm các xu hướng xã hội mới, sự phát triển của công nghệ, thay đổi kinh tế, Bên cạnh đó, thách thức là các mối đe dọa từ bên ngoài không kiểm soát được gây bất lợi cho tổ chức như: đối thủ cạnh tranh chiếm vị thế, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, Việc tổng hợp các yếu tố của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng thể về 4 yếu tố này (Leigh, 2010)

Lợi ích khi phân tích SWOT là có khả năng hỗ trợ các chuyên gia trong việc phân tích các yếu tố và thành phần của nó, cũng như đặc điểm của môi trường bên trong và bên ngoài (Kurttila và cộng sự, 2000) SWOT đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và thu thập thông tin, giúp nghiên cứu sơ bộ và là cơ sở đánh giá, thu thập dữ liệu lý thuyết và ứng dụng trong các nghiên cứu (Collins Kreiner và cộng sự, 2007) Nhưng SWOT không phải là một công cụ đánh giá toàn diện để xây dựng chiến lược nghiên cứu, nó chỉ giúp xác định chính xác số lượng các yếu tố trong các nhóm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, mà không có khả năng xếp hạng chúng từ cao đến thấp hoặc từ đơn giản đến phức tạp Do đó, SWOT chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ phân tích định tính (Kurttila và cộng sự, 2000) SWOT vẫn đã được áp dụng để đưa ra hướng dẫn và chiến lược trong nhiều lĩnh vực khác nhau mặc dù còn một số hạn chế (Ghazinoory và cộng sự, 2011)

Phương pháp MCDM là một phương pháp đưa ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Phương pháp này giúp đánh giá các tình huống thực tế trong các môi trường có nhiều rủi ro, sử dụng các tiêu chí định tính và định lượng khác nhau, nhằm tìm ra cách hành động, lựa chọn, chiến lược hoặc chính sách phù hợp giữa các tùy chọn có sẵn (Toloie-Eshlaghy và Homayonfar, 2011)

Hiện nay phổ biến 11 phương pháp MCDM phổ biến thường được sử dụng bao gồm: lý thuyết tiện ích đa thuộc tính (MAUT), quy trình phân tích thứ bậc (AHP), lý thuyết dựa trên tình huống (CBR), phân tích bao trùm dữ liệu (DEA), lý thuyết mờ (FUZZY), kỹ thuật đánh giá đa thuộc tính đơn giản (SMART), lập trình mục tiêu (GP), ELECTRE, PROMETHEE, mô hình tổng trọng số (SAW) và kỹ thuật cho thứ tự ưu tiên theo sự tương đồng với giải pháp lý tưởng (TOPSIS) (Triantaphyllou, 2000)

Phương pháp MAUT là một cách tiếp cận được kỳ vọng có thể xác định hướng hành động tốt nhất trong một vấn đề cụ thể bằng cách gắn kết lợi ích với mọi kết quả có thể xảy ra và tính toán hiệu quả sử dụng tối ưu có thể (Thomaidis và cộng sự, 2012) Trong đó, mỗi giải pháp thay thế đều được đánh giá về khả năng mong muốn bằng cách sử dụng một số thuộc tính, mối liên kết giữa các thuộc tính và khả năng mong muốn được biểu diễn bằng chức năng tiện ích Chức năng này là một công cụ định lượng đầy đủ đối với sự không chắc chắn và thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro bằng cách xác định một chỉ số cho các mức độ thỏa mãn các tiêu chí khác nhau, điều này là một ưu điểm so với phương pháp MCDM không có điều kiện này Phương pháp này có sự toàn diện và có thể được giải thích và kết hợp các tùy chọn của mỗi kết quả ở mỗi bước trong quy trình (Triantaphyllou, 2000) Phương pháp này thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nông nghiệp

Phương pháp AHP chính là phương pháp mà các tác giả lựa chọn cho đề tài này AHP là một phương pháp mà thường được dùng để đánh giá đa tiêu chí giúp ra quyết định xác định mức độ ưu tiên giữa các tùy chọn khác nhau dựa trên một số tiêu chí khác nhau AHP được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lý và quyết định chiến lược để hỗ trợ các quyết định đa tiêu chí và đa đối tượng thông qua việc phân tích và so sánh các yếu tố theo một cấu trúc phân cấp, các tác giả sẽ trình bày một cách rõ ràng trong Phần 2.2.3 Phương pháp AHP thường được sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực, chiến lược của công ty

Fuzzy (hay còn được gọi là lý thuyết mờ) tồn tại đã nhiều thập kỷ Phương pháp này là một sự mở rộng của lý thuyết tập hợp truyền thống, nó cho phép giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến xử lý dữ liệu không chính xác và không đảm bảo (Balmat và cộng sự, 2011) Phương pháp này thường được sử dụng trong kỹ thuật, môi trường và quản lý

CBR là một phương pháp của MCDM, CBR sử dụng cơ sở dữ liệu lưu trữ các trường hợp tương tự với vấn đề hiện tại và đề xuất giải pháp dựa trên các trường hợp tương tự nhất với vấn đề đầu vào (Daengdej và cộng sự, 1999) Phương pháp này thường được sử dụng trong doanh nghiệp, bảo hiểm cho các loại xe và y học

DEA là phương pháp sử dụng kỹ thuật lập trình tuyến tính để đo lường hiệu quả tương đối của các lựa chọn thay thế Nó xếp hạng các lựa chọn thay thế so với nhau, gán cho lựa chọn thay thế hiệu quả nhất mức đánh giá là 1 và các lựa chọn thay thế khác có mức đánh giá nhỏ hơn 1 (Thanassoulis và cộng sự, 2012) Phương pháp này thường được sử dụng trong giao thông, bán lẻ và kinh doanh

Phương pháp SMART giúp chuyển đổi trọng số quan trọng thành số thực tế một cách dễ dàng Một trong những hình thức MAUT đơn giản nhất là SMART, với hai giả định cần thiết là tính độc lập về tiện ích và ưu tiên độc lập (Y Chen và cộng sự, 2010) Phương pháp SMART thường được sử dụng trong môi trường, xây dựng, quân sự

GP là một phương pháp lập trình có tính ứng dụng cao, một trong những ưu điểm là cho phép chọn từ một số lượng vô hạn các phương án thay thế, cũng chính điều đó đã giúp phương pháp lập trình mục tiêu giải quyết các vấn đề quy mô lớn Việc tạo ra các lựa chọn thay thế không giới hạn mang lại một lợi thế so với các phương pháp khác tùy vào tình huống Bên cạnh những ưu điểm đáng kể đó thì GP cũng có nhược điểm là sự không ổn định của trọng số Để khắc phục được tình trạng đó, nhiều chuyên gia đề xuất tích hợp các phương pháp khác như AHP để tính toán các hệ số một cách chính xác hay ELECTRE hoặc kết hợp với việc lặp lại nhiều lần, là một phương pháp nâng cao thứ hạng dựa trên phân tích sự phù hợp (Konidari và Mavrakis, 2007) Phương pháp này thường được sử dụng cho việc lập kế hoạch để sản xuất, chăm sóc sức khỏe, lựa chọn danh mục đầu tư

Phương pháp ELECTRE dựa trên việc nghiên cứu các mối quan hệ xếp hạng cao hơn, khai thác các khái niệm về sự phù hợp được thiết kế để giải quyết vấn đề xếp hạng cho các tiêu chí ELECTRE tập trung phân tích vào mối quan hệ thống trị giữa các lựa chọn thay thế Thông tin mà ELECTRE yêu cầu bao gồm thông tin giữa các tiêu chí và thông tin trong từng tiêu chí (Roy và Słowiński, 2013) Phương pháp này thường được sử dụng trong quản lý nước, quản lý giao thông vận tải, kinh tế

Phương pháp PROMETHEE, giống như ELECTRE, nó là một phương pháp xếp hạng có một số điểm tương đồng và lặp lại Phiên bản PROMETHEE I được sử dụng để xếp hạng một tập hợp con các lựa chọn thay thế PROMETHEE II được phát triển và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1982 và là phương pháp được sử dụng để xếp hạng toàn diện tất cả các phương án thay thế Sau đó, PROMETHEE III được giới thiệu, xếp hạng dựa trên khoảng thời gian PROMETHEE IV được phát triển để xếp hạng tất cả hoặc một tập hợp con các giải pháp thay thế khi có sẵn một bộ giải pháp khả thi Đối với các vấn đề liên quan đến phân đoạn, PROMETHEE V được sử dụng để giải quyết chúng Cuối cùng, PROMETHEE

VI đóng vai trò là đại diện cho bộ não con người (Behzadian và cộng sự, 2010) Phương pháp này thường được sử dụng trong thủy văn, kinh doanh, hóa học, lắp ráp

Phương pháp sử dụng hàm giá trị SAW được hình thành bằng cách kết hợp các điểm số biểu thị cho thành tựu mục tiêu theo từng tiêu chí, thực hiện phép cộng đơn giản và nhân với các trọng số cụ thể (Qin và cộng sự, 2008) Phương pháp này thường được sử dụng trong kinh doanh và quản lý tài chính

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan

2.3.1 Nghiên cứu của Yue và Shen

Yue và Shen (2024) đã đề xuất một phương pháp kết hợp IFS-AHP-SWOT để phân tích Những phương pháp này sử dụng mạng xã hội năng động, phân tích IFS, AHP và SWOT để cung cấp cái nhìn đa chiều về chiến lược phát triển trong ngành giáo dục âm nhạc mầm non Đây là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu đưa ra các quyết định quan trọng và đóng góp vào cuộc tranh luận về phát triển chiến lược trong ngành Kết quả nhấn mạnh việc các tổ chức trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc mầm non cần thực hiện chiến lược phát triển nhằm phát huy sức mạnh và cơ hội của họ để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định quan trọng cho các bên liên quan, từ người thực hành đến nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu, góp phần quan trọng vào cuộc thảo luận về phát triển chiến lược trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc mầm non

2.3.2 Nghiên cứu của Huang và Yin

Huang và Yin (2024) sử dụng nghiên cứu SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức kết hợp cùng với quy trình phân tích thứ bậc (AHP) đối với việc phát triển năng lượng sinh học rừng ở Đài Loan Các chuyên gia tham gia các cuộc phỏng vấn sâu để từ đó phân tích nhận thức của họ về việc phát triển năng lượng sinh học rừng ở Đài Loan liên quan đến mục tiêu ban đầu đưa ra Sau khi phân tích, kết quả cho thấy rằng có 3 yếu tố quan trọng nhất: nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định, thiếu rõ ràng mục tiêu của chính phủ và sự thiếu hiểu biết của công chúng về sử dụng rừng bền vững Nghiên cứu với kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho các nhà hoạch định về các chính sách liên quan rõ ràng đến phát triển năng lượng sinh học rừng ở Đài Loan

Gwarda (2023) sử dụng ma trận SWOT nhằm xác định những cơ hội và thách thức mà quốc gia Ba Lan chịu ảnh hưởng khi chuyển đổi luật pháp Liên minh Châu Âu (EU) thành các quy định quốc gia trong bối cảnh phân chia hàng dệt may Nghiên cứu đã xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa khi thực hiện giải pháp đề xuất, điều này có thể hữu ích trong việc phát triển chiến lược cập nhật hệ thống quản lý chất thải dệt may ở Ba Lan theo quy định của EU Quan trọng hơn, việc lựa chọn sử dụng phương pháp AHP để chọn nhà cung cấp cho phép đưa ra quyết định dựa trên các tiêu chí có mối tương quan được điều chỉnh theo sở thích, phản ánh tính độc đáo và giá trị của nghiên cứu Đây là một nghiên cứu thời sự và phù hợp với xu hướng chuẩn bị chiến lược của Ba Lan đối với việc chuyển đổi luật pháp EU về phế liệu dệt may

2.3.4 Nghiên cứu của Jianguo và Solangi

Jianguo và Solangi (2023) nghiên cứu đã đưa ra đề xuất các phương pháp quyết định đa tiêu chí bao gồm: quy trình phân tích thứ bậc (FAHP) và kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên theo tính tương tự với giải pháp lý tưởng (FTOPSIS) Nghiên cứu đã đưa ra đánh giá và cách xử lý các rào cản đối với việc áp dụng GSCM trong lĩnh vực sản xuất dệt may của quốc gia Pakistan Phương pháp FAHP sử dụng để phân tích các rào cản và rào cản phụ Sau đó, xếp hạng các chiến lược để vượt qua các rào cản đã được xác định khác nhau thông qua phương pháp FTOPSIS Sau khi xem xét toàn diện, nghiên cứu này xác định tổng cộng 6 rào cản, 24 rào cản phụ và 10 chiến lược Trên cơ sở kết quả của FAHP, các rào cản quan trọng nhất đối với việc thực thi các thực hành GSCM được xác định là công nghệ, tài chính và thông tin và kiến thức Hơn nữa, FTOPSIS chỉ ra rằng việc tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển được xem là chiến lược quan trọng nhất để triển khai GSCM Các kết luận của nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách quy hoạch, tổ chức và các bên liên quan khác quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển bền vững cũng như thực hiện các hoạt động GSCM tại Pakistan

2.3.5 Nghiên cứu của Silvana và cộng sự

Silvana và cộng sự (2023) đã sử dụng phương pháp SWOT cùng với AHP để cung cấp cái nhìn về dịch tễ học toàn diện và tình trạng cấy ghép nha khoa trong những năm gần đây Cấy ghép nha khoa có tỷ lệ thành công cao nên ngày càng phổ biến, chức năng đã được chứng minh và kết quả điều trị thẩm mỹ Các nghiên cứu khoa học cũng đề xuất rất tích cực những cải tiến về chất lượng và khả năng tồn tại của cấy ghép, cũng đã có cái nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau để xác định những đặc điểm có thể quyết định sự thành công hay thất bại Theo kết quả trong phần loại điều chỉnh vùng xoắn, cho thấy phẫu thuật cấy ghép là một kỹ thuật phổ biến nhưng luôn cần cải tiến để tăng khả năng thành công và giảm các biến chứng có thể dẫn đến thất bại trong cấy ghép

2.3.6 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình và cộng sự

Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2022) đã đưa ra một nghiên cứu về sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may tại một số quốc gia tại châu Á, đồng thời qua nghiên cứu này có thể rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nơi áp lực từ chi phí nguyên liệu và giá cước vận chuyển đang gia tăng Nghiên cứu còn chỉ ra rằng sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài làm tăng nguy cơ xảy ra gián đoạn mạng lưới cung ứng trong chuỗi ngành dệt may Bằng cách phân tích thực tế của chuỗi cung ứng linh hoạt tại ba quốc gia châu Á, là Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu và phục hồi khi phải đối mặt với những thách thức nằm ngoài sự mong muốn

2.3.7 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Huyền và Nguyễn Thanh Hưng

Nguyễn Thị Phương Huyền và Nguyễn Thanh Hưng (2021) đã áp dụng mô hình phối hợp SWOT-AHP-TOWS để đề xuất chiến lược triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa (telehealth) trong đại dịch COVID-19 Từ nghiên cứu tổng quan tài liệu, họ xây dựng ma trận SWOT và đề xuất chiến lược phù hợp và khả thi để thực thi hệ thống telehealth Kết quả nghiên cứu đã xác định 3 chiến lược hiệu quả nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần tập trung vào để triển khai TeleHealth một cách hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát hoặc các bất ổn xã hội khác xảy ra tại Việt Nam Các chiến lược bao gồm khuyến khích bệnh nhân chuyển đổi sang TeleHealth khi đại dịch COVID-

19 xảy ra, cung cấp lực lượng nhân viên công nghệ thông tin chuyên nghiệp trong ngành y tế và đào tạo nhân viên y tế về kiến thức y tế từ xa và các nền tảng công nghệ mới nhất

2.3.8 Nghiên cứu Mai Khắc Thành

Mai Khắc Thành (2020) áp dụng mô hình kết hợp giữa SWOT và AHP để đưa ra quyết định về phương án chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship Trong số nhiều công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược, mô hình SWOT được coi là một trong những công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay Nghiên cứu này đề xuất việc kết hợp giữa mô hình SWOT và AHP để lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh dựa trên việc phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của Công ty Vinaship Tác giả đã phát triển mô hình SWOT-AHP nhằm khắc phục nhược điểm của phân tích SWOT, giúp nhà quản lý lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh tối ưu cho Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship, dựa trên cơ sở khoa học có thể định lượng thông qua phân tích AHP

2.3.9 Nghiên cứu của Kim và Park

Kim và Park (2019) đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT-AHP để đề xuất chiến lược phát triển bền vững cho ngành dệt may tại Uzbekistan Nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá các hướng chiến lược phát triển bền vững cho ngành dệt may tại Uzbekistan, thông qua việc áp dụng mô hình phân tích SWOT-AHP Kết quả của nghiên cứu cho thấy chiến lược có điểm yếu và cơ hội (WO) đặt ở mức tầm quan trọng cao nhất, điều này đặt ra đề xuất rằng việc ưu tiên chiến lược này là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may tại Uzbekistan Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Uzbekistan cần tập trung vào việc nâng cấp công nghệ, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu với giá cao và trình độ học vấn thấp của lao động - đây là những yếu tố tiêu biểu đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may tại quốc gia này Đề xuất rằng Uzbekistan nên dần chuyển từ việc sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm dệt may đã được chế biến, từ đó mang lại giá trị gia tăng kinh tế đáng kể

Qua các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các tác giả đã tổng hợp và rút ra được những nội dung thừa hưởng như bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

TT Tác giả Năm Nội dung nghiên cứu thừa hưởng

01 Nguyễn Thị Bình và cộng sự 2022

Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu và phục hồi khi phải đối mặt với những thách thức

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT-AHP để đề xuất chiến lược phát triển bền vững cho ngành dệt may tại Uzbekistan

Nghiên cứu sử dụng mô hình SWOT-AHP-TOWS để xác định những yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra đề xuất khắc phục phù hợp

Nghiên cứu này đề xuất việc kết hợp giữa mô hình SWOT và AHP để lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh, phát triển mô hình SWOT-AHP nhằm khắc phục nhược điểm của phân tích SWOT, giúp nhà quản lý lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh tối ưu

Sử dụng phương pháp SWOT cùng với AHP để cung cấp cái nhìn toàn diện, đề xuất những cải tiến về chất lượng, xác định đặc điểm có thể quyết định sự thành công hay thất bại

06 Yue và Shen 2023 Đề xuất phương pháp kết hợp IFS-AHP-SWOT để phân tích, đưa ra các chiến lược quan trọng và đóng góp vào cuộc tranh luận về phát triển chiến lược trong ngành

Nghiên cứu sử dụng ma trận SWOT nhằm xác định những cơ hội và thách thức mà quốc gia Ba Lan chịu ảnh hưởng khi chuyển đổi luật pháp EU thành các quy định quốc gia trong bối cảnh phân chia hàng dệt may

Đề xuất mô hình nghiên cứu

2.4.1 Mô hình SWOT-AHP phân cấp của đề tài

Mô hình phân cấp SWOT-AHP được xây dựng từ các yếu tố SWOT đã chọn Mô hình có

3 cấp độ như Hình 2.5 Cấp độ cao nhất là “Đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam” Cấp độ thứ 2 là các yếu tố điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) của SWOT Cấp độ thứ 3 là 4 thành tố trong các yếu tố đã được lựa chọn ở Bảng 3.2 Từ đó đưa ra các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh cho các nhà quản trị trong lĩnh vực dệt may Việt Nam Đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

S1 - Sử dụng công nghệ hiện đại

W1 - Năng lực tài chính không đủ mạnh

O1 - Xuất hiện đa dạng các công nghệ mới

T1 - Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững

S2 - Xây dựng hệ thống cung ứng trong nước bền vững

W2 - Hiệu quả kém trong việc ngăn chặn suy thoái môi trường

O2 - Sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài

T2 - Sự thay đổi mẫu mã, xu hướng thời trang nhanh chóng

S3 - Sử dụng nguyên liệu hữu cơ và tái chế

W3 - Trình độ kỹ thuật thấp

O3 - Ngành công nghiệp tái chế phát triển

T3 - Sản phẩm tái tạo, tái chế và áp dụng công nghệ xanh thường đòi hỏi chi phí cao

S4 - Dự báo nhu cầu chính xác

W4 - Thiếu giáo dục kiến thức

O4 - Sự hình thành các xu hướng thời trang mới

Hình 2.5: Mô hình phân cấp SWOT-AHP

2.4.2 Giải thích các thành tố trong mỗi yếu tố trong mô hình

Việc áp dụng công nghệ hiện đại (S1) giúp mở rộng khả năng truy cập vào dịch vụ sửa chữa, đánh giá và bảo trì mọi lúc, nhằm tối ưu hóa hiệu suất trong quá trình sản xuất Công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ cải thiện chất lượng và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí và tối giản hóa thời gian làm việc Việc dự báo cung và cầu được thực hiện thông qua phân tích dữ liệu lớn mang lại độ chính xác cao hơn, từ đó sẽ nắm bắt được thông tin chi tiết về khách hàng, nhà cung cấp, dịch vụ và sản phẩm (Malik và cộng sự, 2023; Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang, 2021) Mức độ hiện đại và thông suốt của hệ thống công nghệ thông tin quyết định sự nhanh hay chậm của hoạt động logistics (Vũ Anh Dũng, 2015) Hiện nay có nhiều công nghệ liên quan đến công nghiệp 4.0 và nó tác động mạnh mẽ đến hiệu suất của chuỗi cung ứng Để duy trì sự trật tự của các dòng chảy khác nhau và tối ưu hóa hiệu suất của chuỗi cung ứng xanh, việc thiết lập nhiều hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và cơ chế hỗ trợ là điều cần thiết (Hoàng Thị Hồng Lê và cộng sự, 2023; Rinaldi và cộng sự, 2021)

Việc giảm thiểu chi phí vận chuyển và carbon khí thải bằng việc xây dựng hệ thống cung ứng trong nước bền vững (S2) cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể áp dụng cùng một phương thức vận chuyển và lưu trữ, có khả năng tái sử dụng các dịch vụ vận chuyển để giảm chi phí và khí thải carbon dioxide (Hoàng Thị Hồng Lê và cộng sự, 2023) Việc thiết kế bao bì xanh của doanh nghiệp cũng đến từ mục đích nhằm giảm thiểu lượng chất thải từ bao bì sản phẩm và tối ưu hóa quy trình đóng gói hàng hóa, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là trong việc phân phối sản phẩm một cách hiệu quả trong chuỗi cung ứng (Uemura Reche và cộng sự, 2022; Korhonen và cộng sự, 2018; Zhu và Cote, 2004) Bằng cách áp dụng hệ thống quản lý môi trường nhằm quan sát và phân tích lượng phát thải sinh ra trong chuỗi sản xuất, doanh nghiệp có thể phân tích mối quan hệ giữa giảm phát thải và các nhân tố khác có ảnh hưởng đến sự thành công và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Thành Hiếu và cộng sự, 2017)

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới đảo ngược để thúc đẩy tái sản xuất và tái chế, ngay cả khi có lợi ích kinh tế (Uemura Reche và cộng sự, 2022) Áp dụng nguyên liệu tái chế (S3), hiệu suất sử dụng nguyên liệu được cải thiện, bên cạnh đó còn giảm lãng phí và thúc đẩy công nghệ tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí và duy trì sự cạnh tranh về giá cả (Trần Thị Thúy Hằng, 2022; Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang, 2021; Kim và Park, 2019) Mỗi ngày, hàng triệu tấn nhựa phế thải được thải ra ở Việt Nam với nhiều loại khác nhau, từ nhựa dễ tẩy rửa để tái chế đến nhựa chứa nhiều tạp chất cần sử dụng hóa chất để làm sạch Đối với một số ngành công nghiệp, nhựa phế thải không phải là vấn đề mà là nguyên liệu quý giá được tái sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới, bao gồm cả ngành dệt may (Nguyễn Giang Hồng Ngọc, 2019) Để đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng, các doanh nghiệp Việt đang đầu tư chuyển đổi hệ thống máy móc, dây chuyền hoạt động nhằm tiết kiệm nước, sử dụng năng lượng mặt trời Đối với nguyên liệu, họ tìm đến các đơn vị cung cấp nguyên liệu thân thiện với môi trường, nguyên liệu tái chế (Thu Hường, 2022)

Bằng việc cải thiện độ chính xác của dự báo nhu cầu (S4), điều đó có thể giảm sự chênh lệch giữa cung và cầu và giảm số lượng sản phẩm tồn kho không bán được Nếu có sự do dự về nhu cầu sẽ gây ra sự kém hiệu quả trong sản xuất do phải sử dụng nguyên liệu thô và các chất độc hại được thải ra trong quá trình sản xuất một sản phẩm mà không được bán Ngoài ra, phân tích dữ liệu lớn với độ chính xác cao cũng được phục vụ cho việc dự báo cung và cầu, vì có thông tin chi tiết về khách hàng, nhà cung cấp, dịch vụ và sản phẩm (Malik và cộng sự, 2023;Nguyễn Thị Dương và Lê Kê Đức, 2022)

Nhiều doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động ở nhiều quốc gia đang đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng có nguy cơ nợ cao và được đánh giá tín dụng thấp Điều này gây ra hạn chế về tài chính (W1) đặt ra thách thức đối với khả năng của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và tính bền vững (An và cộng sự, 2021; Walker và Preuss, 2008) Gia tăng chi phí đầu vào đang đe dọa sự cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam hiện tại Sự tăng giá của bông, vải và các nguyên liệu khác đang tạo ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam (Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011) Rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp là việc đầu tư một khoản lớn vào máy móc và công nghệ Tuy nhiên, không nên ngừng lại chỉ vì thấy khó khăn, bởi vì mất khách hàng có thể khiến doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động (Đặng Thị Hồng Vân, 2022)

Trong nghiên cứu của Lo và cộng sự (2011), đã phân tích nỗi lo ngại về suy thoái môi trường từ phía khách hàng đến các bên liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành thời trang và dệt may đang đối mặt với các thách thức quản lý đáng kể Một lượng lớn nước được sử dụng cho việc duy trì cung cấp điện và phải liên tục Đây cũng là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với các nhà máy dệt may, đồng thời, họ cũng phải đối mặt với rủi ro gây ô nhiễm môi trường (W2) từ việc sản xuất chất thải một lượng lớn Trái ngược với việc đầu tư vào lĩnh vực may mặc chỉ cần sự lao động đông đúc, chi phí nhân công và thiết bị thấp, cơ sở sản xuất linh hoạt, khả năng thu hồi vốn nhanh và an toàn, đầu tư vào các nhà máy dệt nhuộm và hoàn tất đòi hỏi vốn lớn, công nghệ tiên tiến, nhân lực chất lượng cao cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường, nhưng khả năng thu hồi vốn lại chậm chạp Các nhà máy in và nhuộm hoàn tất thường gặp các vấn đề môi trường do sử dụng lượng lớn hóa chất, yêu cầu các hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn (Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011)

Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc triển khai GSCM thường gặp phải những thách thức như ít dữ liệu môi trường, hạn chế về nguồn lực có trình độ kỹ thuật (W3) và thiếu kinh nghiệm chuyên sâu về việc quản lý môi trường Hiệu suất môi trường sẽ bị phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp và không có môi trường chung để theo dõi, đánh giá (Perron và cộng sự, 2005; Revell và Rutherfoord, 2003) Sự phát triển còn chưa mạnh của ngành sợi có thể là do các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào 97% nguồn nguyên liệu bông, xơ nhập khẩu và hạn chế về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại (Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011)

Nhân viên có thể không được chuẩn bị đầy đủ cho việc bắt buộc phân loại rác thải dệt may (Gwarda, 2023) Từ đó ý thức về bảo vệ môi trường trong ngành dệt may của những người làm thường ở mức thấp dù một số đã tích hợp các sáng kiến về môi trường vào chiến lược kinh doanh, nhưng phần lớn vẫn thiếu kiến thức (W4) về tác động môi trường của các hoạt động từ doanh nghiệp mà họ đang làm việc Bằng hoặc chứng chỉ của tỉ lệ người lao động được đào tạo vẫn duy trì ở mức thấp với con số khoảng 80% người lao động từ 15 tuổi trở lên Tóm lại, chất lượng của nguồn nhân lực được đào tạo, đặc biệt là những người có trình độ học vấn từ bậc cao đẳng trở lên hiện vẫn chưa đạt được mức cao và tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm này vẫn ở mức khá cao (Majumdar và Sinha, 2019)

Tiến đến thời đại 5.0 cùng với sự xuất hiện đa dạng các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và blockchain đang được áp dụng để tối ưu hóa việc khai thác và sản xuất trong đó có chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may (O1) Với sự tích hợp của các công nghệ này, doanh nghiệp dệt may có thể theo dõi và quản lý quá trình sản xuất một cách hiệu quả hơn, từ khâu đầu là chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất cuối cùng Từ đây cơ cấu sản xuất trở nên hiệu quả hơn, giảm lượng phế phẩm và tiết kiệm tài nguyên Vì vậy, có thể xem tài nguyên quan trọng là sự phát triển của các công nghệ mới nổi để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghệ dành cho các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty trên toàn thế giới đã giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ việc áp dụng các công nghệ (Azul và cộng sự, 2020; Khan và cộng sự, 2021)

Sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài (O2), chính sách xã hội và các hoạt động vì môi trường giúp các doanh nghiệp giữ chân và tăng cường mối quan hệ với khách hàng Điều này sẽ làm tăng doanh số bán hàng và cải thiện hiệu suất thị trường một cách hiệu quả (Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang, 2021) Ngoài ra, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ủng hộ môi trường, mở ra cơ hội gây quỹ bằng việc thực hiện GSCM Với cách sử dụng các nguồn quỹ hỗ trợ môi trường, chi phí vốn có thể giảm đáng kể, từ đó tăng cường lợi nhuận của công ty (Tashman và cộng sự, 2019)

Ngành công nghiệp tái chế phát triển (O3) giúp giảm lượng chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động đến môi trường trong đó có ngành dệt may Các công ty dệt may có thể tạo ra một quy trình sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường bằng cách tích hợp các hoạt động tái chế vào chuỗi cung ứng Điều này giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và hình ảnh thương hiệu tích cực (Nguyễn Phúc Quân, 2023) Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng nên đầu tư vào công nghệ tái chế, triển khai hệ thống quản lý chất thải hiệu quả và thúc đẩy các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy sự phát triển của ngành tái chế Việc áp dụng quy định phân loại bắt buộc có thể tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tái chế ngành dệt may, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành (Gwarda, 2023)

Thời trang luôn đổi mới nên khi có cơ hội cho sự hình thành các xu hướng thời trang mới (O4) do đó doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm những chiến lược hiệu quả để tăng doanh số, nắm bắt thị phần và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu Ngoài ra còn thu hút người mua hàng bằng những sản phẩm mới hoặc chiến lược hấp dẫn Không những thế, những doanh nghiệp nắm bắt thời trang bằng nhiều hình thức khác nhau ngay cả việc lưu lượng khách hàng truy cập trang web cao hơn sẽ mang đến doanh số bán hàng cao hơn (Hoque và cộng sự, 2018; Kim và Park, 2019)

Lý thuyết RBV (Resource-Based View) tập trung vào khả năng của tổ chức trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (T1) bằng việc triển khai hiệu quả của các nguồn lực và khả năng độc đáo (Ziyadeh và cộng sự, 2024) Bên cạnh đó, có nhiều nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố quan trọng phía bên ngoài doanh nghiệp như áp lực từ thương gia, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường và phía bên trong doanh nghiệp như quy định, người tiêu dùng, lợi nhuận kinh doanh ước tính, nghĩa vụ xã hội, nhân viên bởi vì đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới trong chuỗi cung ứng xanh (Ziyadeh và cộng sự, 2024; Ninlawan và cộng sự, 2010; Oane và cộng sự, 2010; Zhu và Sarkis, 2004) Cùng với sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, người tiêu dùng đang ngày càng đặt nhiều yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và thời gian giao hàng Do đó các doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược phù hợp với xu thế mới nhằm xây dựng tổ chức bền vững và giành được lợi thế cạnh tranh (Nguyễn Thị Việt Anh và Lê Phan Hòa, 2013; Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011)

Kim và Park (2019) nghiên cứu cho rằng thị trường thời trang có nhiều sự thay đổi mẫu mã nhanh đến chóng mặt (T2) Điều đó đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trong ngành dệt may Việc thay đổi nhanh chóng này của xu hướng thời trang đòi hỏi sự linh hoạt và nhanh chóng từ phía doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để có khả năng sản xuất và cung cấp hàng hóa Nhiều loại hàng xuất khẩu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn trên thị trường quốc tế Việc tuân thủ các quy định mới về tiêu chuẩn sinh thái của EU đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặt ra một thách thức lớn cho các ngành nông nghiệp, thời trang và sản phẩm điện tử việt vượt sang thị trường

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Các bước của quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1, bao gồm 5 bước:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Các tác giả tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết có liên quan

Bước 2: Các tác giả thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài từ các bài nghiên cứu trước từ Google Scholar, chọn lọc các bài nghiên cứu uy tín để thu thập các thành tố Thông qua số lần thành tố được xuất hiện trên các bài nghiên cứu, các tác giả chọn ra 4 thành tố có số lần xuất hiện nhiều nhất Nếu các thành tố có số lần bằng nhau mà không chọn được hết các thành tố đó, các tác giả sẽ là người quyết định thành tố nào được chọn để tiến hành phân tích

Bước 5: Đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may

Bước 4: Tính toán các trong số, tỷ số liên quan, xếp hạng các thành tố

Bước 3: Phân tích SWOT-AHP, khảo sát các chuyên gia

Bước 2: Thu thập dữ liệu, chọn lọc và phân loại các yếu tố để tạo thành ma trận

SWOTBước 1: Xác định mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết

Bước 3: Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát ý kiến của các chuyên gia

Bước 4: Khi kết quả khảo sát được phản hồi từ các chuyên gia, các tác giả tiến hành phân tích SWOT-AHP, tính tỷ số tương quan, trọng số và xếp hạng của các thành tố theo trọng số

Bước 5: Đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các tác giả đã chọn 42 bài nghiên cứu liên quan trên “Google Scholar” để thu thập các thành tố SWOT Từ khóa “Chuỗi cung ứng xanh”, “Chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may” được sử dụng trong suốt quá trình tìm kiếm Đa số các bài nghiên cứu này đều thuộc tạp chí Scopus và có số lượt trích dẫn cao Kết quả của quá trình thu thập được trình bày trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Các thành tố của các yếu tố SWOT từ 42 bài nghiên cứu liên quan

TT Yếu tố SWOT Thành tố Nguồn

Sử dụng công nghệ hiện đại

Malik và cộng sự (2023); Hoàng Thị Hồng Lê và cộng sự (2023); Rinaldi và cộng sự (2021); Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang (2021); Vũ Anh Dũng (2015)

Xây dựng hệ thống cung ứng trong nước bền vững

Hoàng Thị Hồng Lê và cộng sự (2023); Uemura Reche và cộng sự (2022); Korhonen và cộng sự (2018); Nguyễn Thành Hiếu và cộng sự (2017); Zhu và Cote (2004)

Sử dụng nguyên liệu hữu cơ và tái chế

Thu Hường (2022); Trần Thị Thúy Hằng (2022); Uemura Reche và cộng sự (2022); Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang (2021); Kim và Park (2019); Nguyễn Giang Hồng Ngọc (2019)

Dự báo nhu cầu chính xác

Malik và cộng sự (2023); Nguyễn Thị Dương và Lê Kê Đức (2022)

Lợi thế về vị trí chiến lược gần thị trường lớn Kim và Park (2019); Dương Văn

Có giấy tờ hợp lý về giảm thiểu chất thải

Trần Thị Thúy Hằng (2022); Bai và cộng sự (2019)

Năng lực tài chính không đủ mạnh Đặng Thị Hồng Vân (2022); An và cộng sự (2021); Walker và Preuss (2008); Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung (2011)

Hiệu quả kém trong việc ngăn chặn suy thoái môi trường Đỗ Thị Thanh Huyền (2022); Lo và cộng sự (2010)

Trình độ kỹ thuật thấp Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung (2011); Perron và cộng sự (2005); Revell và Rutherfoord

Thiếu giáo dục kiến thức Gwarda (2023); Nguyễn Văn Nghi

(2022); Majumdar và Sinha (2019) Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ Đỗ Thị Thanh Huyền (2022); Perron và cộng sự (2005)

Thiếu nguồn nhân lực Nguyễn Văn Nghi (2022); Revell và

TT Yếu tố SWOT Thành tố Nguồn

Xuất hiện đa dạng các công nghệ mới Khan và cộng sự (2021); Azul và cộng sự (2020)

Sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang (2021); Tashman và cộng sự (2019)

Ngành công nghiệp tái chế phát triển

Sự hình thành các xu hướng thời trang mới Kim và Park (2019); Hoque và cộng sự (2018)

Tăng trưởng thu nhập cho người dân Tursunov (2007)

Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư Balatsky (2019); Tashman và cộng sự

4 Thách thức (T) Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững

Ziyadeh và cộng sự (2024); Nguyễn Thị Việt Anh và Lê Phan Hòa (2013); Đinh Công Khải và Đặng Thị Tuyết Nhung (2011); Ninlawan và cộng sự (2010); Oane và cộng sự (2010); Zhu và Sarkis (2004)

Sự thay đổi mẫu mã, xu hướng thời trang nhanh chóng Đỗ Thị Thanh Huyền (2022); Kim và Park (2019)

Sản phẩm tái tạo, tái chế và áp dụng công nghệ xanh thường đòi hỏi chi phí cao Đỗ Thị Bình và Trần Văn Trang (2021); Fraj và cộng sự (2011)

Thuế nhập khẩu cao Kim và Park (2019); Phan Thanh

Người dân có trình độ học vấn thấp

Kim và Park (2019); Majumdar và Sinha (2019)

Sự khan hiếm tài nguyên Jansen và cộng sự (2003)

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

3.2.2 Chọn lọc các thành tố trong mỗi yếu tố SWOT

Các tác giả quyết định xây dựng mô hình SWOT mà số lượng các thành tố trong mỗi yếu tố là 4 Ở một số bài nghiên cứu trước cũng xây dựng mô hình SWOT tương tự (Etongo và cộng sự, 2018; Lee và cộng sự, 2021) Điều này giúp các tác giả dễ dàng đánh giá, đồng thời thỏa mãn được số lượng những thành tố thuộc mỗi yếu tố không được vượt quá 10 trong phân tích SWOT-AHP (Kurttila và cộng sự, 2000) Trong quá trình chọn lọc, thành tố nào xuất hiện nhiều trong 42 bài nghiên cứu ở Bảng 3.1, nó được lựa chọn cho mục đích xây dựng mô hình SWOT của đề tài Nếu sự có mặt của các thành tố bằng nhau mà không thể chọn được hết các thành tố đó, các tác giả tiến hành thảo luận nội bộ để quyết định Kết quả của quá trình chọn lọc được trình bày trong Bảng 3.2

Bảng 3.2: Các thành tố trong mỗi yếu tố SWOT

Yếu tố SWOT Thành tố Điểm mạnh (S)

S1 - Sử dụng công nghệ hiện đại S2 - Xây dựng hệ thống cung ứng trong nước bền vững S3 - Sử dụng nguyên liệu hữu cơ và tái chế

S4 - Dự báo nhu cầu chính xác Điểm yếu (W)

W1 - Năng lực tài chính không đủ mạnh W2 - Hiệu quả kém trong việc ngăn chặn suy thoái môi trường W3 - Trình độ kỹ thuật thấp

W4 - Thiếu giáo dục kiến thức

O1 - Xuất hiện đa dạng các công nghệ mới O2 - Sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài

O3 - Ngành công nghiệp tái chế phát triển O4 - Sự hình thành các xu hướng thời trang mới

T1 - Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững T2 - Sự thay đổi mẫu mã, xu hướng thời trang nhanh chóng

T3 - Sản phẩm tái tạo, tái chế và áp dụng công nghệ xanh thường đòi hỏi chi phí cao

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

Chọn mẫu nghiên cứu

Dias và cộng sự (1996) chỉ ra rằng phương pháp AHP không yêu cầu cỡ mẫu lớn trong thống kê để đạt được kết quả chính xác AHP là phương pháp chủ quan tập trung nghiên cứu vào một vấn đề cụ thể, do đó không cần cỡ mẫu lớn Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện chỉ từ 4 đến 9 mẫu (Akadiri và cộng sự, 2013; El-Sayegh, 2009; Hyun và cộng sự, 2008; Lam và cộng sự 2008; Li và Zou, 2011; Zhang và Zou, 2007) Do đó, các tác giả thực hiện khảo sát 16 chuyên gia trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu chuyên gia Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tuyến thông qua bảng câu hỏi được gửi qua zalo và tin nhắn.

Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi

Basak và Katz (1993) số lượng lớn người tham gia vào quá trình ra quyết định phân tán về mặt địa lý, họ sẽ không có cơ hội để ảnh hưởng đến quan điểm của nhau, vì thế các tác giả tập trung gửi khảo sát cho các chuyên gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Các khảo sát được tiến hành thông qua trực tuyến và thời gian thu thập các phản hồi từ ngày 20 tháng

03 đến ngày 05 tháng 04 năm 2024 Các tác giả tiến hành khảo sát tìm hiểu mức độ quan trọng của từng thành tố trong các yếu tố SWOT đầu tiên theo thang đo 9 mức độ: (1) - Cực kỳ không quan trọng; (2) - Rất không quan trọng; (3) - Không quan trọng; (4) - Khá không quan trọng; (5) - Bình thường; (6) - Khá quan trọng; (7) - Quan trọng; (8) - Rất quan trọng;

(9) - Cực kỳ quan trọng (Saaty, 1980)

Sau khi có kết quả khảo sát các tác giả tiếp tục xây dựng bảng khảo sát các yếu tố phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh Nghiên cứu sử dụng thang đo đánh giá 9 mức độ: (1) - Quan trọng bằng nhau; (3) - Quan trọng có sự trội hơn một ít;

(5) - Quan trọng nhiều hơn; (7) - Rất quan trọng, dễ nhận thấy sự khác biệt ảnh hưởng; (9)

- Cực kỳ quan trọng; (2), (4), (6), (8) là mức trung gian giữa các mức trên (Thomas L Saaty, 2008) Các tác giả sẽ tiến hành so sánh theo cặp giữa các yếu tố SWOT theo Bảng 3.3 Các tác giả quyết định xây dựng hai bảng câu hỏi nhằm tiến hành phân tích AHP để đảm bảo tính nhất quán và dễ dàng thực hiện được trên biểu mẫu Google dựa vào sắp xếp các thành tố sau khi có kết quả của bảng khảo sát đầu tiên.

Quy trình phân tích SWOT-AHP

Quy trình phân tích SWOT-AHP gồm 5 bước như hình 3.2:

Hình 3.2: Quy trình phân tích SWOT - AHP

Bước 1: Mô hình phân cấp

Mô hình phân cấp SWOT-AHP được xây dựng từ các thành tố và yếu tố SWOT đã chọn

Mô hình có bốn cấp độ như Hình 2.2

Bước 2: So sánh theo cặp

Khi có kết quả khảo sát của các chuyên gia, các tác giả tiến hành chuyển đổi số liệu lên phần mềm Excel để thực hiện các bước tính toán để xếp hạng các thành tố trong yếu tố SWOT Các tác giả thực hiện 24 phép so sánh các cặp trong mỗi yếu tố là (S1:S2), (S1:S3),

Xây dựng mô hình phân cấp SWOT-AHP

TIẾN TRÌNH CỦA SWOT-AHP

So sánh và xác định trọng số cho các yếu tố và các thành tố SWOT

Tính toán tỉ lệ nhất quán Đề xuất các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Bước 5

Trọng số tổng thể của ác thành tố

(S1:S4), (S2:S3), (S2:S4), (S3:S4), (W1:W2), (W1:W3), (W1:W4), (W2:W3), (W2:W4), (W3:W4), (O1:O2), (O1:O3), (O1:O4), (O2:O3), (O2:O4), (O3:O4), (T1:T2), (T1:T3), (T1:T4), (T2:T3), (T2:T4), (T3:T4) Sau khi biết được trọng số của các thành tố trong mỗi yếu tố, trọng số lớn nhất sẽ được chọn làm đại diện cho yếu tố để tiến hành so sánh từng cặp cho bốn yếu tố và có thêm 6 phép so sánh cặp như sau: (S:O), (S:T), (S:W), (O:T), (O:W), (T:W) (Kurttila và cộng sự, 2000) Nó được áp dụng bằng thang đánh giá 9 điểm của (Saaty, 1987)

Bảng 3.3: Bảng so sánh theo cặp

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

Saaty (1980) tính nhất quán trong đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình thực hiện phương pháp là cần được kiểm tra Trong mọi trường hợp tỷ số nhất quán (CR) luôn nhỏ hơn hay bằng 0.1 (10%) Vì thế, các phản hồi có CR > 0.1 sẽ bị loại trừ

Bắt đầu từ Bước 3 trở đi các tác giả tiếp tục sử dụng phần mềm Excel để nhập các hàm công thức và tính toán các dữ liệu thu được Để xác định tính nhất quán, ma trận so sánh từng cặp của các yếu tố và thành tố được xây dựng trong công thức (1) Trong đó, 𝑎 𝑖𝑗 là mức độ quan trọng khi so sánh theo cặp, 𝑎 𝑖𝑗 = 1

𝑎 𝑖𝑗 và nếu i=j thì 𝑎 𝑖𝑗 = 1 (Kurttila và cộng sự, 2000) Nếu yếu tố 𝑊 𝑖 so sánh với yếu tố 𝑊 𝑗 có mức độ quan trọng là X thì yếu tố 𝑊 𝑗 so với yếu tố 𝑊 𝑖 có mức độ quan trọng là 1

Chỉ số nhất quán (CI) được tính bằng công thức (2) Trong đó, 𝜆 𝑚𝑎𝑥 là hệ số riêng lớn nhất của ma trận so sánh (n×n) và 𝜆 𝑚𝑎𝑥 luôn luôn lớn hơn hoặc bằng n

Dựa trên giá trị CI được tính toán và giá trị chỉ số ngẫu nhiên (RI) trong Bảng 3.4 Tỷ số nhất quán CR được tính bằng công thức (3)

Bảng 3.4: Chỉ số ngẫu nhiên

Bước 4: Tính tầm quan trọng tương đối

Sau khi các phản hồi nhất quán đã được lựa chọn, các tác giả tiến hành tính giá trị trung bình cho các trọng số của mỗi thành tố và yếu tố SWOT Vì các chuyên gia tham gia khảo sát có tầm quan trọng như nhau nên các tác giả quyết định lựa chọn phương pháp trung bình hình học (Basak và Katz, 1993) Trọng số tổng thể (GW) của các thành tố được tính

𝐿 bằng cách nhân trọng số yếu tố (W) với trọng số mỗi thành tố (LW) trong yếu tố đó Cuối cùng, các tác giả tiến hành đánh giá thứ hạng của các thành tố theo trọng số tổng thể

Các tác giả sử dụng công thức trọng số L’ (L’W) mà đã được phát triển để chỉ ra mức độ quan trọng của các thành tố và yếu tố trên đồ thị Trọng số L’ (L’W) được tính như công thức (4)

L’: Vị trí của các thành tố trong các yếu tố SWOT được biểu diễn trên đồ thị

W: Mức độ quan trọng của yếu tố SWOT

𝑓 𝐿 1 : Mức độ quan trọng của thành tố quan trọng nhất trong yếu tố

𝑓 𝐿 𝑛 : Mức độ quan trọng của thành tố có tầm quan trọng thứ n trong yếu tố

Chương 3 các tác giả đã trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu gồm 5 bước thực hiện; tổng hợp và phân tích các phương pháp chọn mẫu của mô hình AHP từ các bài nghiên cứu trước từ đó các tác giả đã chọn số lượng mẫu là 16 mẫu để khảo sát các chuyên gia Dựa vào các bài nghiên cứu trước, thang đo 9 mức ưu tiên được các tác giả sử dụng để khảo sát trong bài nghiên cứu

Các bảng khảo sát được gửi đến các chuyên gia thông qua zalo và tin nhắn, kết quả của bảng khảo sát được tổng hợp và tóm tắt vào bảng câu hỏi, kết quả cuối cùng được đưa vào từng cặp ma trận so sánh để tiếp tục tính toán các giá trị trọng số và kiểm tra tính nhất quán của bảng khảo sát.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu

Dệt may là một trong những ngành kinh tế có đóng góp rất quan trọng vào xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là ngành kinh tế gây ra nhiều tổn hại về môi trường

Do đó, việc "xanh hoá" và phát triển bền vững ngành dệt may là xu hướng phổ biến, được thúc đẩy ở nhiều cấp độ, từ quốc tế đến doanh nghiệp, để đáp ứng các cam kết và tiêu chuẩn mới về môi trường đặt ra bởi các Hiệp định thương mại tự do (UN Environment Programme, 2019) Việc ký kết các Hiệp định tự do không chỉ mở ra cơ hội mở rộng thị trường cho ngành dệt may mà còn đặt ra những thách thức mới, bao gồm việc đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong ngành phải tuân thủ đầy đủ các cam kết và tiêu chuẩn mới về bảo vệ môi trường Với tình hình mới này, các doanh nghiệp dệt may sẽ cần thực hiện các biện pháp chuyển đổi thích hợp để định hướng đến một chiến lược xuất khẩu thân thiện với môi trường

Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng như xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi hay siêu thị chuyển sang mô hình sử dụng túi vải, túi giấy, túi nilon tự hủy khi đi mua sắm Không những thế tại các chợ ở Việt Nam đã dần dần chuyển sang sử dụng lá để đóng gói các sản phẩm Sử dụng ống hút giấy, ly giấy đã dần trở thành điều thiết yếu của những quán cà phê Tất cả những điều đó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người để có những tác động tích hơn hơn đối với hệ sinh thái xanh, sạch Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được dự kiến được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này sẽ đổ ra đại dương hàng năm Theo Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam, lượng chất nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa không được cải thiện từ nay đến thời điểm đó Chất thải nhựa gây ô nhiễm sông và biển ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ đồ nhựa dùng một lần, như túi nilon, hộp đựng thực phẩm và ống hút Báo cáo về Ô nhiễm Rác thải Nhựa ở Việt Nam cho biết chất thải nhựa phổ biến nhất tại các khu vực ven sông và biển chiếm 94% số lượng và 71% trọng lượng Mười loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 80% lượng rác thải nhựa rò rỉ vào sông và biển, đa số là nhựa dùng một lần (Lê Thị Quỳnh Anh, 2022)

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, như: đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá Cho đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp dệt may đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 66 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đánh dấu sự tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển thị trường Ngoài ra, số lượng mặt hàng duy trì trong quá trình xuất khẩu đạt khoảng từ 47 đến 50 loại khác nhau trên thị trường toàn cầu, với ngành may mặc chiếm tỷ trọng lớn Đặc biệt, trên thị trường châu Âu, dệt may Việt Nam không chỉ tập trung vào các nước lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh như trước, mà hiện đã mở rộng xuất khẩu sang 26/27 quốc gia trong EU Ngành dệt may Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để bắt kịp với xu hướng thế giới, có được kết quả là nhờ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất tự chủ nguồn nguyên liệu và thiết kế sản phẩm, đồng thời đầu tư vào thiết bị và công nghệ tự động hóa để đối phó với áp lực thị trường về chất lượng và giao hàng nhanh (Lê Duy và Lê Thị Kiều Oanh,

Năm 2023, ngành dệt may đạt giá trị xuất khẩu năm khoảng 40,3 tỷ USD, mục tiêu được ngành dệt may đặt ra trong năm 2024 là sẽ xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm

2023 (Đức Dũng, 2023) Hiện Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản Ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu Với sự phát triển như thế thì ngành dệt may được các chuyên gia đánh giá đây cũng là một trong các ngành kinh tế tạo ra nhiều rủi ro cho môi trường và xã hội hơn so với các ngành, lĩnh vực khác Song cùng với đó, ngành dệt may có những rủi ro ảnh hưởng đến môi trường vì là đã chi khoảng

3 tỷ USD mỗi năm cho tiêu thụ năng lượng và cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) Phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm và 8% nhu cầu năng lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Bên cạnh đó, ngành dệt may sử dụng nhiều hóa chất có hại và các khâu xử lý cũng thải ra môi trường một lượng chất thải độc hại Trong các cơ sở nhuộm vải và hoàn tất, tùy vào trình độ công nghệ và trang thiết bị, trung bình tiềm năng tiết kiệm tính trên mỗi tấn sản phẩm là khoảng 0,2 đến 0,5 kg thuốc nhuộm; 100 - 200kg hóa chất và các chất phụ trợ;

50 - 100m3 nước; giảm tiêu thụ khoảng 150 kg dầu và 50 - 150 KWh điện,… Cùng với đó, sự yêu cầu của những đối tác ngày càng cao như các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc đều có những tiêu chuẩn nhất định về sản phẩm may mặc Trong những năm gần đây, các nhà nhập khẩu yêu cầu đơn vị sản xuất phải tiết kiệm nguồn nước, không chấp nhận việc sử dụng than làm khí đốt vì như vậy sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường (Nguyễn Minh Phong, 2022)

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xanh hóa sản xuất và giảm phát thải carbon Mặc dù sự thay đổi vẫn chưa phổ biến, nhưng có sự chuyển biến rõ ràng Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính Tuy nhiên, việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong ngành dệt may đòi hỏi chi phí chuyển đổi lớn và thời gian sản xuất lâu dài Để giải quyết vấn đề này, việc chuyển đổi hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm kê khí nhà kính cần diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu quy mô nhỏ và vừa Để hỗ trợ cho sự chuyển đổi này, sự hợp tác giữa doanh nghiệp, Chính phủ, các cơ quan chức năng và địa phương cần được tăng cường, tạo ra các chính sách khuyến khích như giảm lãi suất và hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất hàng hóa xanh Đây cũng là bước quan trọng để Việt Nam có thể đạt được cam kết "zero carbon" vào năm 2050 (Ngọc Quỳnh, 2024)

Các doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi sang hình thành chuỗi cung ứng thời trang xanh, phù hợp với xu thế Nhưng việc này vẫn còn nhiều khó khăn từ khâu thiết bị sản xuất đến xử lý nước thải Vì vậy, những doanh nghiệp dệt may cần phải có sự đầu tư chỉnh chu để tạo ra sự xanh hóa trong ngành dệt may Cụ thể như Vinatex sẽ tập trung phấn đấu giảm 30% lượng nước thải sau nhuộm bằng công nghệ mới; sử dụng lại 30% nước thải sau xử lý cho các công đoạn giặt, rửa, vệ sinh Đối với ngành sợi, sẽ sử dụng ít nhất 20% xơ polyester tái chế, 15% bông organic để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Đầu tư điện mặt trời tại các nhà máy đủ điều kiện tự nhiên để phấn đấu 10% lượng điện sử dụng có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo (Đức Dũng, 2023)

Với tình hình hướng đến sự hội nhập kinh tế thế giới thì ngành dệt may Việt Nam phải có chiến lược về mục tiêu “xanh hóa” để có trách nhiệm xã hội với môi trường và điều đó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Cùng với đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chuyển sang xu hướng sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện môi trường hơn, tìm giải pháp xanh hóa quy trình sản xuất

Hiện nay, nhiều loại sợi từ các nguyên liệu khác nhau như cà phê, sen hay bạc hà đã và đang được các doanh nghiệp nghiên cứu cho ra đời, đáp ứng nhu cầu xanh hóa của ngành dệt may Gần đây, đã có doanh nghiệp dệt may cho ra mắt sản phẩm mới từ sợi vải cà phê, đây là một sản phẩm mới lạ giúp giảm nhiều chất thải bảo vệ môi trường và khử mùi có hiệu quả cao Ngoài ra, thân sen và lá sen bị thải vào môi trường sau mỗi vụ thu hoạch theo ước tính hàng năm thì khoảng hàng trăm nghìn Để tận dụng nguồn nguyên liệu này, nhiều doanh nghiệp đã có chiến lược lấy nguyên liệu đã sử dụng sợi tơ trong thân sen và sợi cellulose từ lá để dệt vải và đem đến dòng vải sợi sen Vải sợi sen cũng là dòng vải đầu tiên mang tính năng đặc biệt là bổ sung collagen và thúc đẩy ion âm trên da cho khách hàng khi sử dụng Các doanh nghiệp Việt Nam đang có sự đầu tư vào hệ thống máy móc, dây chuyền hoạt động nhằm tiết kiệm được tài nguyên, đồng thời cũng sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng (Đức Dũng, 2023).

Thống kê mô tả

Tổng cộng có 16 chuyên gia ngành dệt may được tiếp cận, 15 chuyên gia phản hồi, 3 mẫu bị loại do CR > 0.1, còn lại 12 mẫu đạt yêu cầu như Bảng 4.1 để tiến hành phân tích

Bảng 4.1: Thống kế số lượng khảo sát

Số lượng mẫu khảo sát được gửi

Số lượng mẫu thu được

Số lượng mẫu không đạt yêu cầu (Loại bỏ)

Số lượng mẫu CR>0.1 (Loại bỏ)

Số lượng mẫu đạt yêu cầu

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

Trong 15 chuyên gia phản hồi khảo sát có 6 chuyên gia là nhân viên may, 5 chuyên gia là quản lý, 2 chuyên gia thuộc chuyên môn khác (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán) và 2 chuyên gia là giám đốc của doanh nghiệp dệt may Số lượng mẫu và tỷ lệ phản hồi khảo sát của các chuyên gia là nhân viên may là 6 với tỷ lệ 6/6, các chuyên gia quản lý là 5 với tỷ lệ 5/5, chuyên gia với các chuyên môn khác là 2 với tỷ lệ 2/2, cao hơn các chuyên gia là các giám đốc là 2 với tỷ lệ 2/3 Điều này chứng tỏ các chuyên gia là giám đốc thiếu sự tích cực hơn trong việc tham gia khảo sát

Trong số lượng mẫu thu được và tỷ lệ số lượng mẫu CR > 0.1 của các chuyên gia là giám đốc là 1 với tỷ lệ 1/2, cao hơn so với các chuyên gia là quản lý là 1 với tỷ lệ 1/5, cao hơn so với chuyên gia là nhân viên may là 1 với tỷ lệ 1/6 và không có chuyên gia nào trong chuyên môn khác (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán) có số lượng mẫu CR > 0.1 Điều này cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân do các giám đốc thường bận rộn hơn và họ không có nhiều thời gian để trả lời khảo sát cũng như đọc từng câu hỏi khảo sát một các kỹ lưỡng như các chuyên gia có chuyên môn là quản lý, nhân viên may và các chuyên gia có chuyên môn khác

Vì vậy, điều này dẫn đến tỷ lệ số lượng mẫu thu được và số mẫu đạt yêu cầu của các chuyên gia có chuyên môn là nhân viên may, quản lý và các chuyên gia có chuyên môn khác (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán) cao hơn giám đốc, trong đó, nhân viên may là 5 với tỷ lệ 5/6, quản lý là 4 với tỷ lệ 4/5, các chuyên gia khác là 2 với tỷ lệ 2/2 và giám đốc là 1 với tỷ lệ 1/2

Sau khi thực hiện khảo sát 18 chuyên gia chuyên gia về mức độ quan trọng của các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các tác giả tổng hợp số điểm trung bình như bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Mức độ quan trọng của các thành tố

Yếu tố Tổng điểm Số lượng chuyên gia khảo sát Điểm trung bình

Kết quả cho thấy mức độ quan trọng từ cao đến thấp của các thành tố trong yếu tố điểm mạnh lần lượt lá S1, S2, S3 và S4; tương tự đối với yếu tố điểm yếu là W1, W2, W3 và W4; tương tự đối với yếu tố cơ hội là O1, O2, O3 và O4; cuối cùng là yếu tố thách thức là T1, T2, T3 và T4 Đối với các yếu tố SWOT, mức độ quan trọng từ cao đến thấp lần lượt là điểm mạnh, cơ hội, thách thức và điểm yếu Những phân tích trên chính là cơ sở để các tác giả sắp xếp thứ tự khảo sát cho bảng khảo sát 2 nhằm đảm bảo tính nhất quán, chính xác.

Trọng số tổng thể của các thành tố và yếu tố SWOT

Bảng 4.3: Phân tích tổng thể SWOT-AHP của đề tài

Yếu tố SWOT Trọng số

(W) Thành tố LW GW Xếp hạng Điểm mạnh (S) 0,350

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

Từ Bảng 4.3 cho thấy: yếu tố quan trọng nhất là Điểm mạnh (0,350) yếu tố quan trọng thứ

2 là Cơ hội (0.284), thứ ba là Thách thức (0.202) và thấp nhất là Điểm yếu (0.164) Điều này thấy được trọng số của các yếu tố điểm mạnh so với các yếu tố điểm yếu, cơ hội và thách thức có sự chênh lệch nhiều chứng tỏ các chuyên gia chưa có sự thống nhất về ý kiến Trong yếu tố điểm mạnh (S), thành tố S1 có trọng số cao nhất (0,363) đồng thời đây cũng là thành tố có trọng số tổng thể lớn nhất (0,1268) Đứng thứ 2 là thành tố S2 (0,263), thứ 3 là thành tố S3 (0,215), cuối cùng là thành tố S4 (0,159) Cả 4 thành tố đều có sự chênh lệch khoảng cách với nhau

Trong yếu tố điểm yếu (W), thành tố W1 có trọng số cao nhất trong yếu tố điểm yếu (0,341) Đứng thứ 2 là thành tố W2 (0,290), thứ 3 là thành tố W3 (0,232), cuối cùng là thành tố W4 (0,137) Cả 4 thành tố đều có sự chênh lệch khoảng cách với nhau

Trong yếu tố cơ hội (O), thành tố O1 có trọng số cao nhất trong yếu tố cơ hội (0,347) Đứng thứ 2 là thành tố O2 (0,319), thứ 3 là thành tố O3 (0,206), cuối cùng là thành tố O4 (0,127) Thành tố O1 và O2 không chênh lệch nhiều Cả 4 thành tố đều có sự chênh lệch khoảng cách với nhau

Trong yếu tố thách thức (T), thành tố T1 có trọng số cao nhất trong yếu tố thách thức (0,363) Đứng thứ 2 là thành tố là thành tố T2 (0,266), thứ 3 là thành tố T3 (0,212), cuối cùng là thành tố T4 (0,159) Cả 4 thành tố đều có sự chênh lệch khoảng cách với nhau

Ta thấy ở các yếu tố điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T), trong đó điểm mạnh (S) có sự chênh lệch nhiều so với điểm yếu (W) Điều này cho thấy tính nhất quán của các chuyên gia về điểm mạnh (S) so với điểm yếu (W) Yếu tố cơ hội (O) chênh lệch ít so với yếu tố thách thức (T) Điều này cho thấy các chuyên gia còn phân vân giữa yếu tố cơ hội (O) và thách thức (T), nhưng yếu tố cơ hội (O) vẫn nhỉnh hơn so với thách thức (T)

Bảng 4.4: Trọng số L' của mỗi yếu tố trong nhóm các yếu tố SWOT

Thành tố L’W Thành tố L’W Thành tố L’W Thành tố L’W

Nguồn: Các tác giả tự tổng hợp

Hình 4.1: Trọng số L’ của từng yếu tố SWOT

Biểu đồ như trong Hình 4.1, nó bao gồm các đoạn thẳng Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W),

Cơ hội (O) và Thách thức (T) được vẽ dựa trên trọng số L' trong Bảng 4.4 Độ dài của các đoạn thẳng trên biểu đồ chính là mức độ quan trọng của các yếu tố và các thành tố bên trong Trong đó, các điểm cuối cùng của mỗi đoạn thẳng chính là các thành tố có mức độ quan trọng cao nhất trong các yếu tố.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thứ nhất , các tác giả đã xác định các thành tố của yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may và cuộc khảo sát các chuyên gia về mức độ quan trọng của mỗi thành tố trong các yếu tố được thực hiện Đối với những yếu tố này, 4 thành tố chính trong mỗi yếu tố đã được xác định Sau đó bằng phân tích AHP, trọng số của các thành tố này đã được tính Cuối cùng, các chiến lược cho các nhà quản trị trong lĩnh vực dệt may, giúp xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng xanh một cách hiệu quả Thành tố S1 “Sử dụng công nghệ hiện đại” là thành tố quan trọng nhất trong yếu tố điểm mạnh Nó cũng là yếu tố có mức độ quan trọng nhất so với tổng thể Một trong những giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính là việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Ngành công nghiệp hiện chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30 - 35% Bên cạnh đó việc sử dụng công nghệ hiện đại như cảm biến là điều cần thiết trong quá trình sản xuất vì nó sẽ giúp gửi dữ liệu về khối lượng rác đến máy chủ, được xử lý và sử dụng để theo dõi tiếp theo bắt đầu quá trình làm sạch theo lập trình có sẵn, giúp kiểm soát trong quản lý chất thải một cách thông minh, tiết kiệm thời gian và năng lượng (Gupta và cộng sự, 2019)

Thành tố W1 “Năng lực tài chính không đủ mạnh” được xác định là thành tố quan trọng nhất trong yếu tố điểm yếu Đức Dũng (2023), ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 ước đạt 40,3 tỷ USD, so với năm 2022 đã giảm 9,2% Xuất khẩu hàng may mặc ước giảm 3,1 tỷ USD, tương đương 8,9%, xuất khẩu vải ước giảm 186 triệu USD, tương đương 6,9%, xuất khẩu xơ sợi ước giảm 485 triệu USD tương đương 10,3%, xuất khẩu nguyên phụ liệu ước giảm 218 triệu USD, tương đương 16%, trong đó vấn đề xảy ra lạm phát tại các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, Châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá (Espinosa và Soto, 2012)

Thành tố O1 “Xuất hiện đa dạng các công nghệ mới” có mức độ quan trọng nhất trong yếu tố cơ hội Hiện nay, chuỗi cung ứng được vận hành trơn tru và thuận lợi vượt bậc nhờ vào cách mạng công nghiệp 4.0 Vì thế, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện đơn hàng nhờ ứng dụng các công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây,… Các ưu điểm và lợi ích thiết thực của việc ứng dụng hệ thống phân loại sản phẩm tự động gồm ba quá trình: thứ nhất, tự động hóa dây chuyền sản xuất bằng hệ thống phân loại tự động thay thế hoàn toàn sức lao động của con người, vận hành với độ chính xác cao cùng cường độ hoạt động liên tục Thứ hai, vận hành và kiểm soát bằng cách hiển thị số lượng sản phẩm phân loại theo thời gian thực tế Thứ ba, mở rộng linh hoạt bằng hệ thống kết nối đồng bộ, có khả năng mở rộng để kết nối với hệ thống và phần mềm quản lý kho, phục vụ các công việc quản lý, giám sát Tóm lại việc áp dụng công nghệ giúp cung cấp thông tin một cách khoa học, minh bạch hơn, hạn chế tối đa sai sót và nâng cao hiệu quả làm việc, nhằm hỗ trợ nhà quản trị thực hiện tốt chức năng hoạch định, kiểm soát và ra quyết định trong quản lý (Hân, 2023)

Thành tố T1 “Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững” được xác định là thành tố quan trọng nhất trong yếu tố thách thức Doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi nếu không có lợi thế trong cạnh tranh, việc thu hút và giữ chân khách hàng một cách bền vững thì doanh nghiệp sẽ không có lượng khách hàng thường xuyên, từ đó doanh nghiệp không thể tạo ra nguồn doanh thu (Karim và cộng sự, 2017) Từ việc không có doanh thu sẽ kéo theo những hệ lụy như công ty không thể sửa chữa hoặc thay thế những tài sản đã trở nên lạc hậu, hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ đổi mới, đào tạo công nhân khi công ty phát triển hoặc khi nhân viên rời đi Nói cách khác, công ty sẽ dần đi đến thất bại nếu không có lợi thế cạnh tranh giúp phân biệt nó với các đối thủ (Baah và Jin, 2019)

Thứ hai , dựa trên phân tích SWOT-AHP toàn diện, các tác giả khuyến nghị 5 chiến lược thuộc các loại chiến lược: SO, WO, ST, WT mà các nhà quản trị có thể triển khai hiệu quả chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam

Các tác giả đã xây dựng các chiến lược phù hợp để phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam Các tác giả khuyến nghị các nhà quản trị sử dụng yếu tố điểm mạnh S1 (Sử dụng công nghệ hiện đại) để khai thác cơ hội O1 (Xuất hiện đa dạng các công nghệ mới) Doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất và tiết kiệm năng lượng, nhập các thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm dệt may hiệu quả nhằm tối đa hóa sản xuất và tiết kiệm được năng lượng

Các tác giả khuyến nghị các nhà quản trị sử dụng yếu tố điểm mạnh S1 (Sử dụng công nghệ hiện đại), S2 (Xây dựng hệ thống cung ứng trong nước bền vững) để khai thác yếu tố tố cơ hội cơ O2 (Tăng trưởng của thị trường nước ngoài) Doanh nghiệp cần tập trung vào việc mở rộng kinh doanh và phát triển ra thị trường quốc tế dựa vào cơ hội tăng trưởng của thị trường nước ngoài đối với ngành dệt may Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược để thu hút khách hàng, chủ đầu tư trong và ngoài nước Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển phù hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt trong việc quản lý nguồn nguyên liệu là điểm yếu của ngành này Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xuất khẩu và tham gia được vào sự tăng trưởng của thị trường ngoài nước mạnh mẽ hơn

Các tác giả khuyến nghị các nhà quản trị ngành dệt may cải thiện yếu tố điểm yếu W1 (Năng lực tài chính không đủ mạnh) để tận dụng yếu tố cơ hội O1 (Sự xuất hiện đa dạng các công nghệ mới) và O2 (Tăng trưởng của thị trường nước ngoài) Các doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm thúc đẩy và tăng cường năng lực tài chính hiệu quả hơn Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhà đầu tư từ bên ngoài hoặc áp dụng các giải pháp công nghệ sẽ giảm chi phí và tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp Ngành dệt may tại Việt Nam cần tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách hợp tác với các đối tác hoặc nhà đầu tư quốc tế để củng cố tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường tiêu thụ quốc tế mà hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nội địa, đầu tư vào sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thu hút khách hàng quốc tế, giúp tối đa hóa lợi nhuận Dịch chuyển lên các phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu đòi hỏi một chiến lược đồng bộ và hài hòa trong từng khâu của chuỗi giá trị dệt may, mà cụ thể cần có chính sách phát triển cả khâu bông, xơ; sợi và dệt, nhuộm, hoàn tất Việc xây dựng và phát triển được nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về vốn, công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý hiệu quả Đồng thời doanh nghiệp dệt may muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài có lợi cho ngành dệt may đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách ưu đãi phù hợp đi kèm với lộ trình tự do hóa thị trường được xây dựng phù hợp và chặt chẽ, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp Để giải quyết tốt các vấn đề này, chính phủ cần có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc phát triển ngành công nghiệp dệt may

Các tác giả khuyến nghị các nhà quản trị sử dụng yếu tố điểm mạnh S1 (Sử dụng công nghệ hiện đại) để hạn chế yếu tố đe dọa T1 (Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững) và T2 (Sự thay đổi mẫu mã, xu hướng thời trang nhanh chóng) Đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại để đa dạng nguồn cung, doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước đồng thời phải tuân thủ các xu hướng xanh và tuần hoàn để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về xác thực nguồn gốc xuất xứ cũng như các sắc thuế Trong ngắn hạn, doanh nghiệp may vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài Để đảm bảo sự tự chủ động với nguồn nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp cần thiết phải thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài Trong dài hạn, ngành dệt may Việt Nam cần chuyển đổi sang phân khúc sản xuất nguyên phụ liệu Việc này giúp doanh nghiệp tự chủ hoàn toàn về nguồn nguyên phụ liệu, tăng cường cạnh tranh và gia tăng giá trị cho ngành dệt may Việt Nam Đồng thời, doanh nghiệp cần chuẩn bị tài chính tốt để thực hiện việc mua và vận chuyển nguyên phụ liệu, nâng cao trình độ nhân lực và quản lý để quản lý và giải quyết các rủi ro có thể xảy ra, từ đó đảm bảo uy tín với các đối tác mua hàng trên toàn cầu

Các tác giả khuyến nghị các nhà quản trị làm giảm yếu tố điểm yếu W1 (Năng lực tài chính không đủ mạnh) để hạn chế yếu tố đe dọa T1 ( Đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững) Các doanh nghiệp dệt may nên tìm kiếm đối tác hoặc đầu tư vào những lĩnh vực mới để tận dụng cơ hội đó mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào năng lực tài chính hiện tại, khảo sát và tìm cách nâng cao vốn đầu tư từ các đối tác hoặc nhà đầu tư Thực hiện có hiệu quả tiến hành cắt giảm thời gian thực hiện các đơn hàng là một cách để giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn về chi phí và tăng doanh thu Chiến lược dài hạn để giữ và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam là cần tập trung vào việc di chuyển lên thượng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may, kiểm soát các giai đoạn sản xuất nguyên phụ liệu

Các tác giả đã sử dụng công cụ Excel, dùng phương pháp SWOT và tiếp đến là AHP để thực hiện và đưa ra kết quả, kết luận Những kết quả thu được qua 2 cuộc khảo sát các tác giả đã dựa vào đó để đưa ra các chiến lược phù hợp

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các tác giả trình bày khái quát về các cơ sở lý thuyết liên quan đến các hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh trong ngành dệt may Các tác giả cũng sẽ tổng hợp và xem xét các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài, từ đó từ xuất mô hình nghiên cứu cho chương tiếp theo

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này Các tác giả sẽ giải thích cách chọn mẫu nghiên cứu, từ đó thiết kế được thang đo và bảng câu hỏi Ngoài ra, các tác giả cũng sẽ mô tả phương pháp phân tích dữ liệu trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Ở chương 4 các tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu, tiến hành thống kê mô tả từ những thông tin thu thập được ở cuộc khảo sát chương 3 Từ đó áp dụng phân tích SWOT – AHP để đề xuất các chiến lược và cuối cùng là thảo luận kết quả

Chương 5: Hàm ý và kết luận

Kết luận, chương này sẽ tổng hợp lại những phát hiện chính của nghiên cứu và thảo luận về ý nghĩa của chúng Các tác giả sẽ đưa ra các chiến lược phát triển từ kết quả nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu từ đó đề xuất các ý kiến và hướng phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo

HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN

Kết luận và đóng góp của nghiên cứu

Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước Tuy nhiên, đến năm

2023 ngành dệt may đã bị tác động, lượng hàng hoá tồn kho toàn cầu thách thức rất lớn, điều này làm cho nền công nghiệp dệt may bị ảnh hưởng không ít Vì vậy, trong tương lai để ngành dệt may có thể phát triển ổn định và bền vững thì cách doanh nghiệp tại Việt Nam cần có nhiều giải pháp đồng bộ (Lâm Nguyên, 2023)

Nghiên cứu này phân tích tầm quan trọng và mức độ ưu tiên của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài đối với việc thiết lập và thực hiện các chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may tại Việt Nam dựa trên nhận thức tình hình thực tế Kết quả của nghiên cứu này so với nghiên cứu khác có liên quan khác biệt ở chỗ nó đã tiến hành kiểm tra định lượng SWOT và cung cấp các ưu tiên của người ra quyết định trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược phát triển cho Việt Nam Nhóm nghiên cứu đã xem xét nghiên cứu dựa trên phân tích SWOT được thực hiện để kiểm tra rộng rãi ngành dệt may ở Việt Nam Tiếp theo, ma trận SWOT cho chiến lược phát triển ngành dệt may được thiết lập bằng cách tích hợp, phân loại và điều chỉnh các kết quả phân tích SWOT thu được từ những nghiên cứu trước Dùng phương pháp AHP để định lượng tầm quan trọng và mức độ ưu tiên của các thành phần trong phân tích SWOT Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đã đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể, hiệu quả và bền vững, phản ánh sự lựa chọn và ưu tiên hợp lý trong bối cảnh nguồn lực hạn chế Nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc đề xuất cơ sở cho việc xây dựng một chiến lược khả thi để phát triển ngành dệt may cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty dệt may đang phải đối mặt với những tình huống khác nhau và thảo luận về những yếu tố của công ty có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội khác nhau như thế nào và các thách thức

Dựa trên kết quả nghiên cứu, từ góc độ thực tiễn có thể xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam Bao gồm các chiến lược như: SO để tận dụng điểm mạnh và cơ hội, chiến lược ST để khắc phục các mối đe dọa và bổ sung cho các điểm yếu, chiến lược

WO để tận dụng cơ hội và chiến lược WT để khắc phục điểm yếu và tránh các mối đe dọa.

Hàm ý quản trị

Chiến lược quan trọng nhất cần được tập trung hàng đầu là SO1 “Doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất và tiết kiệm năng lượng” Trong công cuộc xây dựng và phát triển chiến lược chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may, một trong những điều quan trọng là cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin về công nghệ hiện đại phục vụ cho ngành dệt may trên thế giới bằng cách có đội ngũ nhân viên luôn cập nhật xu hướng, kiến thức và kỹ năng sử dụng máy móc mới hay cả tìm hiểu các thiết bị công nghệ hiện đại xuất hiện mang lại lợi ích cho quá trình sản xuất Từ đó, nhập các thiết bị hiện đại phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm dệt may hiệu quả nhằm tối đa hóa sản xuất và tiết kiệm được năng lượng

Chiến lược thứ hai cần chú ý là SO2 “Doanh nghiệp tập trung vào việc mở rộng kinh doanh và phát triển ra thị trường quốc tế dựa vào cơ hội tăng trưởng của thị trường nước ngoài đối với ngành dệt may” đây là một chiến lược đóng vai trò to lớn sự phát triển của doanh nghiệp, chiến lược tập trung vào việc tận dụng các điểm mạnh để tạo ra cơ hội Doanh nghiệp sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu như Odoo, thiết bị tự động hóa, big data để kiểm soát được từ quá trình sản xuất đến khâu người tiêu dùng với mục đích dài hạn nhằm phát triển được chuỗi cung ứng bền vững Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thu hút bằng chất lượng sản phẩm, sự uy tín, độ nhận diện thương hiệu, dịch vụ hậu mãi tốt, đối với khách hàng, chủ đầu tư nước ngoài Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xuất khẩu và tham gia được vào sự tăng trưởng của thị trường ngoài nước mạnh mẽ hơn

Chiến lược cuối cùng cần được quan tâm là ST “Đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại để đa dạng nguồn cung, từ đó doanh nghiệp khẳng định vị trí trong ngành và tạo ra lợi thế cạnh tranh”, chiến lược sử dụng các điểm mạnh để hạn chế những thách thức cho doanh nghiệp Doanh nghiệp dệt may cần tập trung phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước như phải chủ động với nguồn nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp cần thiết phải thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện xây dựng hệ thống thông tin sẵn có về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận những nhà cung cấp có khả năng cung cấp nguyên liệu đặc biệt và đáng tin cậy về chất lượng và giao hàng Các doanh nghiệp cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp để tăng cường vị thế của từng doanh nghiệp trong quan hệ với nhà cung cấp nhưng nguyên liệu phải theo xu thế xanh và tuần hoàn để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như các sắc thuế bổ sung có thể áp dụng trong tương lai

Bài nghiên cứu này không chỉ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam giải quyết được những vấn đề về chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may trong thời gian vừa qua mà nó còn đưa ra những chiến lược nhằm phát triển trong thời gian tới Đồng thời, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu có thể được dùng để phục vụ ở những bài nghiên cứu khác liên quan đến chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

Hạn chế nghiên cứu và hướng cho nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này có hạn chế là việc kiểm tra các thành phần khác nhau của thuộc tính SWOT thông qua việc xem xét tài liệu Ngoài ra, phân tích AHP đã giới hạn số lượng thành phần trên mỗi thuộc tính ở mức 4, có tính đến thực tế là số lượng thành phần được đánh giá nhiều hơn sẽ khiến việc duy trì tính nhất quán logic của các phản hồi trở nên khó khăn hơn Nghiên cứu trong tương lai sẽ có ý nghĩa hơn trong việc phân tích tầm quan trọng và ưu tiên của AHP cũng như nghiên cứu sâu hơn, với mô hình có cấu trúc, mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may của Việt Nam Chưa có nhiều bài nghiên cứu ở Việt Nam trong lĩnh vực chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may để tìm hiểu và tham khảo

Bên cạnh đó, do các tác giả chưa tham gia chính thức vào doanh nghiệp dệt may áp dụng chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam nên các tác giả chưa hiểu chuyên sâu về tình hình của các doanh nghiệp Ngoài ra, các tác giả chỉ lấy được thông tin của các doanh nghiệp dệt may thông qua các mối quan hệ bạn bè người thân, các trang báo và các bài nghiên cứu trước đó Quá trình khảo sát việc tiếp cận các chuyên môn có trình độ cao còn bị hạn chế nên bảng khảo sát chưa có sự thống nhất về ý kiến Vì vậy, các tác giả hi vọng bài nghiên cứu này có thể làm tiền đề cho các bài nghiên cứu sau khắc phục được những hạn chế để đưa ra bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn Các bài nghiên cứu sau này nên tham gia trực tiếp vào doanh nghiệp dệt may để đưa ra tình hình cụ thể nhất đồng thời có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác mang lại hiệu quả hơn

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Ở chương 5 các tác giả đã có kết luận và tóm lại thông tin mà bài nghiên cứu này đã đóng góp được Bên cạnh đó lựa chọn và nêu ra cách thực hiện những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Đồng thời các tác giả cũng có hướng cho bài nghiên cứu tiếp theo tốt hơn.

Ngày đăng: 28/09/2024, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản (Trang 23)
Bảng 2.1: Ma trận SWOT - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 2.1 Ma trận SWOT (Trang 28)
Hình 2.3: Hệ thống phân cấp trong AHP - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 2.3 Hệ thống phân cấp trong AHP (Trang 32)
Hình 2.4: Mô hình phân cấp SWOT-AHP trong bài nghiên cứu của Lee và cộng sự (2021) - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 2.4 Mô hình phân cấp SWOT-AHP trong bài nghiên cứu của Lee và cộng sự (2021) (Trang 34)
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan (Trang 39)
Hình 2.5: Mô hình phân cấp SWOT-AHP - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 2.5 Mô hình phân cấp SWOT-AHP (Trang 40)
Bảng 3.1: Các thành tố của các yếu tố SWOT từ 42 bài nghiên cứu liên quan - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 3.1 Các thành tố của các yếu tố SWOT từ 42 bài nghiên cứu liên quan (Trang 49)
Bảng 3.2: Các thành tố trong mỗi yếu tố SWOT - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 3.2 Các thành tố trong mỗi yếu tố SWOT (Trang 51)
Hình 3.2: Quy trình phân tích SWOT - AHP - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 3.2 Quy trình phân tích SWOT - AHP (Trang 53)
Bảng 3.3: Bảng so sánh theo cặp - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 3.3 Bảng so sánh theo cặp (Trang 54)
Bảng 4.1: Thống kế số lượng khảo sát - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Bảng 4.1 Thống kế số lượng khảo sát (Trang 60)
Hình 4.1: Trọng số L’ của từng yếu tố SWOT - khóa luận tốt nghiệp phương pháp phối hợp ahp swop để đề xuất chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành dệt may việt nam
Hình 4.1 Trọng số L’ của từng yếu tố SWOT (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w