Nhằm đánh giá thực trạng về quyết định khởi nghiệp của các bạn sinh viên tại TP.HCM, tác gải đã tiến hành khảo sát 310 bạn sinh viên bất kỳ tại các trường đại học và nhận được những ý ki
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ MAI THỊ THANH TRINH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : TS LÊ THỊ KIM HOA SVTH : HÀ MAI THỊ THANH TRINH LỚP : ĐHQT16C
KHÓA: 2020 - 2024
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài tiến hành phân tích dựa trên 310 ý kiến khảo sát từ các bạn sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM, các số liệu được phân tích dựa trên SPSS 20.0 Mong muốn của bài nghiên cứu là đưa ra được những giải pháp giúp các bạn sinh viên nâng cao quyết định khởi nghiệp của chính mình Từ đó sẽ là ý kiến cho các bạn có định hướng về khởi nghiệp để đi đúng hướng và đạt được thành tích cao
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp, đặc điểm, vai trò của khởi nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp, tổng hợp những nghiên cứu tham khảo, đề xuất mô hình và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát,…
Chương 2: Là chương khá quan trọng được tác giả trình bày cẩn trọng và chỉnh chu, đầy
đủ các yếu cầu của bài khóa luận Ở chương này sẽ giới thiệu về một số trường Đại học điển hình tại TP.HCM đang có mức độ phủ sóng cao hiện nay Nhằm đánh giá thực trạng
về quyết định khởi nghiệp của các bạn sinh viên tại TP.HCM, tác gải đã tiến hành khảo sát
310 bạn sinh viên bất kỳ tại các trường đại học và nhận được những ý kiến khách quan nhất từ các bạn Từ những đóng góp của các bạn sinh viên đã đưa ra được những ưu điểm
và nhược điểm thực tế về quyết định khởi nghiệp của các bạn sinh viên
Chương 3: Những cơ sở lý luận, nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp nêu ra ở chương 1 và chương 2 Từ đó làm căn cứ, tác giả dựa vào đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM
Từ khóa: Sinh viên khởi nghiệp, Giáo dục khởi nghiệp, Nguồn vốn, Tính cách cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi
Trang 3Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Kim Hoa Cô tận tình hướng dẫn
và chỉ dạy cho tôi những vấn đề tôi chưa nắm được dù là những vấn đề nhỏ trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp Cô luôn quan tâm hỗ trợ tôi khi tôi có những thắc mắc trong quá trình làm bài, cô luôn giành thời gian giải đáp thắc mắc và hướng dẫn tôi để tôi hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp
Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên của các trường Đại học tại TP.HCM đã giành thời gian giúp tôi để tôi có thể hoàn thiện được bài báo cáo tốt nghiệp của mình
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý Thầy/Cô khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và tất cả các bạn sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM lời chúc sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp
TP.HCM, ngày … tháng … năm
Người thực hiện
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu, các dữ liệu thông kê, các nội dung trong bài và các kết luận của bài báo cáo khóa luận
là hoàn toàn trung thực, hoàn thành bài dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kì bài nghiên cứu nào khác nữa Việc tham khảo các tài liệu ( nếu có ) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Sinh viên thực hiện
Trang 5CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: TS Lê Thị Kim Hoa
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu xii
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát xii
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể xii
3 Câu hỏi nghiên cứu xii
4 Đối tượng nghiên cứu xii
5 Phạm vi nghiên cứu xiii
6 Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài ứng dụng xiii
7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài xiii
8 Kết cấu của đề tài: xiv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM 1
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1
1.1.1 Khởi nghiệp 1
1.1.2 Ý định khởi nghiệp 1
1.1.3 Giáo dục khởi nghiệp 2
1.1.4 Thái độ khởi nghiệp 3
1.1.5 Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp 3
1.1.6 Đặc điểm của khởi nghiệp 3
1.1.7 Tinh thần khởi nghiệp 4
1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp 4
1.1.9 Vai trò của khởi nghiệp 7
1.1.10 Quyết định khởi nghiệp 8
1.2 Một số nghiên cứu có liên quan 8
Trang 71.2.1 Nghiên cứu trong nước 8
1.2.2 Nghiên cứu nước ngoài 10
1.3 Tổng hợp nghiên cứu có liên quan 11
1.4 Đề xuất giải thuyết và mô hình nghiên cứu thực trạng về quyết định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tại Tp.HCM 13
1.4.1 Giáo dục khởi nghiệp tại trường học: 13
1.4.2 Tính cách cá nhân: 14
1.4.3 Nguồn vốn: 14
1.4.4 Nhận thức kiểm soát hành vi : 15
1.5 Mô hình đề xuất 15
1.6 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM 22
2.1 Khái quát về các trường Đại học tại TP.HCM 22
2.1.1 Giới thiệu về trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM 22
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lỗi, logo của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 23
2.1.3 Tổng quan về trường 24
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trường 24
2.1.5 Đội ngũ giảng viên 26
2.2 Giới thiệu về trường Đại học Hoa Sen 27
2.2.1 Giới thiệu về trường 27
2.2.2 Tổng quan về trường 28
2.2.3 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lỗi của trường Đại học Hoa Sen 28
2.2.4 Cơ cấu tổ chức 29
2.2.5 Đội ngũ giảng viên 30
2.3 Giới thiệu về trường Đại học Tài chính- Marketing TP.HCM 30
2.3.1 Giới thiệu về trường Đại học Tài chính – Marketing 31
2.3.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lỗi của trường Đại học Tài chính – Marketing 32
2.3.3 Cơ cấu tổ chức 33
2.4 Đánh giá thực trạng về quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM chủ yếu là 3 trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Tài chính – Marketing 34
2.4.1 Thống kê về giới tính 34
2.4.2 Thống kê về sinh viên năm mấy 35
Trang 82.5.3 Nguyên nhân của nhược điểm 60
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM 64
3.1 Định hướng,mục tiêu nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM 64
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 22
Hình 2.2 Logo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 23
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 24
Hình 2.4 Trường Đại học Hoa Sen 27
Hình 2.5 Logo trường Đại học Hoa Sen 27
Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức ĐH Hoa Sen 29
Hình 2.7 Trường Đại học Tài Chính – Marketing 31
Hình 2.8 Logo trường Đại học Tài chính – Marketing 31
Hình 2.9: Cơ cấu tổ chức trường ĐH Tài chính – Marketing 33
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan 11
Bảng 1.2: Mô hình đề xuất 15
Bảng 1.3 Các câu hỏi khảo sát 18
Bảng 2.1 Thống kê theo giới tính của sinh viên 34
Bảng 2.2 Thống kê về năm học của sinh viên 35
Bảng 2.3 Thống kê về chuyên ngành học 35
Bảng 2.4: Tình hình về quỹ hỗ trợ khởi nghiệp trong thời gian qua 36
Bảng 2.5: So sánh sự chênh lệch của quỹ hỗ trợ khởi nghiệp 36
Bảng 2.6: Tình hình về Số sinh viên khởi nghiệp của 3 trường trong thời gian qua 37
Bảng 2.7: So sánh sự chênh lệch về Số sinh viên khởi nghiệp của 3 trường trong thời gian qua 37
Bảng 2.8: Tình hình về Giáo dục khởi nghiệp trong thời gian qua 38
Bảng 2.9 :Phản hồi về Giáo dục khởi nghiệp 40
Bảng 2.10: Tình hình về Dự án khởi nghiệp chủ yếu của 3 trường Đại học trong thời gian qua 42
Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch về Dự án khởi nghiệp 43
Bảng 2.12: Tình hình về Khởi nghiệp thành công trong thời gian qua 43
Bảng 2.13: So sánh sự chênh lệch về Khởi nghiệp thành công 44
Bảng 2.14: Tình hình về Tính cách cá nhân trong thời gian qua 44
Bảng 2.15: Phản hồi về Tính cách cá nhân 46
Bảng 2.16: Tình hình Nguồn vốn tự tạo trong thời gian qua 48
Bảng 2.17: So sánh sự chệnh lệch về Nguồn vốn có sẵn 49
Bảng 2.18: Tình hình về Nguồn vốn huy động trong thời gian qua 49
Bảng 2.19: So sánh sự chênh lệch Nguồn vốn huy động 50
Bảng 2.20: Tình hình về Nguồn vốn trong thời gian qua 50
Trang 11UBND: Ủy ban nhân dân
IUH: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
HSU: Trường Đại học Hoa Sen
UFM: Trường Đại học Tài chính-Marketing
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở thời kì ngày càng phát triển như hiện nay, các bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên ngày càng muốn được phát triển bạn thân, mỗi bạn sẽ có nhiều định hướng riêng cho mình Khởi nghiệp cũng là một quyết định mà được nhiều sinh viên hướng tới trong lúc còn học ở trường
Ở trường đại học tại TP.HCM cũng có nhiều cuộc thi giúp cho sinh viên định hướng được bản thân khi có quyết định khởi nghiệp đó là những bước đầu cho các bạn trải nghiệm thực
tế với môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh ở ngoài xã hội Tinh thần khởi nghiệp của sinh viên không phải là những ý tưởng đơn giản mà một khi các bạn chọn khởi nghiệp các bạn sẻ hướng tới mình đạt được những lợi nhuận gì, và việc mình làm có tạo ra được những giá trị cho xã hội hay giúp ích được những người khác hay không Vì khi khởi nghiệp ở bất kì lĩnh vực nào cũng đều có tính cạnh tranh rất cao thế nên với tinh thần tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tinh thần dám đương đầu với khó khăn sẻ giúp cho quyết định khởi nghiệp thêm màu sắc
Cụ thể trường đại học Công nghiệp TP.HCM đã đưa môn “Ý tưởng khởi nghiệp” vào chương trình học của sinh viên giúp các bạn có những quyết định khởi nghiệp theo đuổi đam mê đầy nhiệt huyết, cùng với những kiến thức được trang bị trước đó sẽ là chìa khóa
mở ra được cánh cửa hi vọng cho tất cả các bạn
Năm 2018 theo đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025 thì 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp
có ít nhất 5 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Cụ thể năm 2020, 100% các trường đại học, học viện, trường cao đẳng và các trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, cùng với đó là trang bị những cho các sinh viên có nền giáo dục về khởi nghiệp vững chắc, có ít nhất 90% sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn khi ra trường, 66,6% sinh viên Việt Nam hiện chưa hề biết các hoạt động khởi nghiệp đó là số liệu của một khảo sát, số lượng sinh viên biết đến các chương trình khởi nghiệp chỉ đạt 33,4% và thực tế lượng sinh viên hàng năm tham gia các chương trình khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng chỉ đạt 0.016%
Trang 13Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn có mong muốn khởi nghiệp nhưng lại nhút nhát và sợ những rủi ro xảy ra khi bắt đầu những bước đầu tiên Thấu hiểu được những lo lắng đó tôi
đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM” với mong muốn giúp được cho các bạn có định hướng đúng với bạn thân và thành công trong việc khởi nghiệp của chính mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Giải pháp nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu 3 trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Hoa Sen, ĐH Tài chính – Marketing
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Mục tiêu 1 Tổng hợp những vấn đề lý thuyết cơ bản về khởi nghiệp
Mục tiêu 2 Phân tích thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và những vấn đề bất cập khi khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu 3 trường
Mục tiêu 3 Đề xuất giải pháp nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu 3 trường
3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM gồm những nội dung nào?
Câu hỏi 2: Tình hình, ưu và nhược điểm khi khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM ra sao?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào được đề xuất để có thể thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM?
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu là 3 trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Tài chính – Marketing
Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 3, năm 4 của các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu
là 3 trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Tài chính – Marketing
5 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu là 3 trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Tài chính – Marketing
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thực hiện từ 01/2024 đến 04/2024
Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Năm 2021-2023
6 Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài ứng dụng
Phương pháp định tính: Tìm kiếm các thông tin liên quan tới trường đại học tại TP.HCM thông qua các trang web chính thống, đặc biệt là trang web của trường và tài liệu trực tiếp tại thư viện của trường Từ những tổng hợp và phân tích các dữ liệu đó sẽ thu thập được thông tin để phục vụ cho bài báo cáo chính xác nhất
Phương pháp định lượng: Thực hiện khảo sát sinh viên các trường đại học tại TP.HCM chủ yếu là 3 trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Tài chính-Marketng, công bằng và chính xác nhất thông qua google forms, những dữ liệu khi được thu thập sẽ được làm sạch, được phân tích từ phần mềm SPSS đưa ra những thống kê mô tả, giá trị mean Sau khi đã được phân tích thành công, sẽ căn cứ vào đó để đưa ra những mặt ưu và nhược điểm trong quyết định khởi nghiệp của sinh viên
7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hệ thống được một cách có chọn lọc các thông tin liên quan đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
Trang 15Đánh giá được những ưu, nhược điểm mà sinh viên có được khi có quyết định khởi nghiệp
Từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho các bạn sinh viên hoàn thiện mình trong quá trình khởi nghiệp của chính mình
Ngoài ra kết quả sẽ giúp ích cho nhà trường và các đơn vị khởi nghiệp hiểu được những mong muốn của sinh viên và từ đó đưa ra nhiều quyền lợi và chính sách để thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp một cách năng suất nhất
8 Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM
Chương 2: Thực trạng về khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp là một thuật ngữ chung, bao hàm nhiều vấn đề và được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau Khởi nghiệp là bắt đầu sự nghiệp cho chính mình Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau như: Richard (1734), Cole (1949), Penrose (1959), Drucker (1985), Jarillo (1990), Newing (1997), Learned (2002), McDougall (2005),… Tuy nghiên, các nghiên cứu đều thống nhất một số điểm chính về khởi nghiệp cụ thể: khám phá những cái mới chưa từng thực hiện, phát triển ý tưởng, nắm bắt và khai thác những cơ hội, chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị mới, tạo ra con đường mới cho những người khởi nghiệp tạo cho họ có động lực ngày càng phát triển bản thân
Khởi nghiệp kinh doanh giúp cho nhiều người phát triển được khả năng của bản thân, phát triển hết ý tưởng sáng tạo của mình và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế như: tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống, tạo nên tính
đa dạng thị trường, sử dụng vốn tri thức và năng lực của mọi người
Theo Schnurr và Newing (1997), khởi nghiệp của sinh viên được định nghĩa là ứng dụng thực tế các phẩm chất đã có của sinh viên, chẳng hạn như tinh thần tuổi trẻ, sáng tạo và mạo hiểm trong quyết định mình đưa ra, sử dụng thích hợp các kiến thức, kỹ năng, tố chất đã được học để thành công trong môi trường và lựa chọn đó Khởi nghiệp của sinh viên là một hoạt động mà thông qua đó sinh viên học được cách làm thế nào để trở thành chủ một doanh nghiệp từ bản thân mình
1.1.2 Ý định khởi nghiệp
Ý định khởi nghiệp của sinh viên được xem là “động lực của một người để nổ lực hành động theo một kế hoạch có ý thức hoặc một quyết đinh” (Conner và Armitage, 1998) Ý định khởi nghiệp thường được định nghĩa là “ mong muốn của một người trong việc tạo
ra công việc khởi nghiệp riêng” (Crant, 1996) Cũng giống như khởi nghiệp, có nhiều
Trang 17định nghĩa và đặc điểm khác nhau về ý định khởi nghiệp như: (Krueger, 1993), (Bird, 1998), (Gurbuz & Aykol, 2008), (Souitaris & Cs, 2007), (Kuckertz & Wagner, 2010),…
Ý định khởi nghiệp là nói đến sự định hướng cho mục tiêu, nhận thức cơ hội mình sẽ có được, lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch theo như định hướng, khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có Một ý định mạnh mẽ là tiền đề dẫn tới sự nổ lực để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, đầy long quyết tâm và ý chí cao về ý định về hành động đó
1.1.3 Giáo dục khởi nghiệp
Theo định nghĩa của Parton, Robb và Valerio trong báo cáo Các chương trình giáo dục
và đào tạo khởi nghiệp trên thế giới năm 2014 của ngân hàng thế giới, là giáo dục nhằm chia sẻ mục tiêu nhỏ và lớn là cung cấp cho các cá nhân kiến thức, tư duy và kỹ năng khởi nghiệp để hỗ trợ sự tham gia và thực hiện các hoạt động khởi nghiệp của những bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trung tâm lãnh đạo khởi nghiệp Kauffman của Mỹ lại cho rằng giáo dục và đào tạo khởi nghiệp là quá trình cung cấp cho cá nhân những khái niệm và kỹ năng để nhận ra những cơ hội mà những người khác
đã do dự Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp bao gồm hướng dẫn về nhận thức cơ hội, những kiến thức học được trước đó, nắm bắt nguồn lực khi đối mặt với rủi ro và bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh Nó cũng bao gồm hướng dẫn các quy trình quản lý kinh doanh như lập kế hoạch kinh doanh, phát triển vốn, marketing và phân tích dòng tiền, quản lý được nguồn lực
Sự hỗ trợ của giảng viên là một trong những yếu tố mô trường được coi là có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua việc góp phần hình thành tri thức và kỹ năng cần thiết cho khởi nghiệp, theo Linan và Fayolly Việc này có thể hiểu là đội ngũ giảng viên chất lượng tốt sẽ hỗ trợ cho sinh viên về chuyên môn (tư duy, kiến thức, kỹ năng), tư vấn và phản hồi, tạo lập môi trường học tập, kết nối các mạng lưới nghề nghiệp,…
Có rất nhiều hoạt động giáo dục và hỗ trợ mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên
để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, trong đó các hoạt động ngoại khóa đống vai trò rất quan trọng Ngoài ra, Souitaris và cộng sự đã cho rằng, các hoạt động ngoại khóa khởi nghiệp liên quan đến hành động, trải nghiệm và sự mới mẻ, có thể được tổ chức bên
Trang 18trong hoặc bên ngoài trường đại học và nằm ngoài phạm vi chương trình giảng dạy chính thức của giáo dục đại học Các hoạt động ngoại khóa khởi nghiệp bổ sung cho các mô học bắt buộc của chương trình giảng dạy chính thức trong giáo dục đại học Những hoạt động này được cung cấp để thức đẩy sáng kiến khởi nghiệp, nhằm cung cấp hỗ trợ phù hợp cho ý định bắt đầu một dự án kinh doanh của sinh viên
1.1.4 Thái độ khởi nghiệp
Khi sinh viên có thái độ thích thú với việc tự khởi nghiệp cho chính mình, đồng thời thấy được lợi ích và khi có cơ hội và nguồn lực thì họ có thể tiến hành khởi nghiệp Ở một khía cạnh khác, Krueger cho rằng các yếu tố khác ảnh hướng tới thái độ đối với hành vi kinh doanh như tâm thế chấp nhận rủi ro, sự tự do, độc lập, luôn muốn phát triển bản thân, ham học hỏi những người đi trước, luôn sáng tạo và vui vẻ chấp nhận kết quả mình đạt được trong suốt quá trình kinh doanh
1.1.5 Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp
Về thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thái độ và hành vi khởi nghiệp (Terán-Pérez và cs., 2021; Lingappa và cs., 2020; Heydari và cs., 2020; Shah và cs., 2020; Entrialgo và cs., 2016) Thái độ đối với các hành vi đề cập đến “mức độ mà một người được đánh giá thuận lợi hay không thuận lợi đối với hành vi được đề cập đều là những vấn đề bổ ích” (Ajzen, 1991) Thái độ đối với việc tự kinh doanh đã được định nghĩa là “sự khác biệt giữa nhận thức về mong muốn của cá nhân trong việc trở thành công việc của bản thân và việc làm có tổ chức” (Souitaris và cs., 2007) Đối với Liñán & Chen (2009), “thái độ đối với khởi nghiệp là mức độ mà cá nhân đó đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về việc trở thành một doanh nhân” Trong bối cảnh kinh tế tại Việt Nam nhiều năm nay, thái độ đối với khởi nghiệp
đã được chứng minh có tác động tích cực đến quyết định khởi nghiệp; đặc biệt là trong giới sinh viên đây là thế hệ trẻ dám nghĩ dám làm và chấp nhận được những rủi ro trong quá trình kinh doanh (Nguyen, 2021) Phong và cs (2020) nhấn mạnh rằng thái độ đối với tinh thần khởi nghiệp và tính cách chủ động ảnh hưởng đáng kể đến việc khởi nghiệp Theo Định & Sen (2021), thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp
có quan hệ cùng chiều
1.1.6 Đặc điểm của khởi nghiệp
Trang 19Tính đột phá: tạo ra một điều gì đó chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, một ý tưởng để phát triển bản thân
Tăng trưởng: Một người khi khởi nghiệp sẽ không đặt ra giới hạn cho sự bức phá, vì họ
có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể Họ tạo ra sức ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường Luôn hướng tới những điều tốt đẹp để tạo ra động lực khởi nghiệp
1.1.7 Tinh thần khởi nghiệp
Khái niệm tinh thần khởi nghiệp được đặt ra lần đầu tiên vào thế kỉ thứ XVII và ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn tiến triển kể từ đó Nhiều người đơn giản coi đó là việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân khi có những dự án trước đó, với niềm tui vô cùng mãnh liệt cho công cuộc khởi nghiệp
Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng khái niệm tinh thần khởi nghiệp còn bao trùm nhiều ý nghĩa khác nữa Với một số nhà kinh tế, doanh nhân là một người sẵn sàng gánh chịu rủi ro trong một dự án kinh doanh mới nếu cảm thấy có cơ may rõ rệt thu được lợi nhuận, bất kì trong lĩnh cực nào cũng cần có tinh thần mãnh liệt
Một số khác lại nhấn mạnh đến vai trò của doanh nhân, coi họ là người khởi xướng, đưa sáng kiến của mình ra thị trường Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng doanh nhân là những người đưa ra những hàng hóa hay phương thức sản xuất mới đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà hiện tại chưa có người cung ứng, tinh thần rất quan trọng trong việc khởi nghiệp vì có được tinh thần tràn đầy nhiết huyết luôn hướng tới những điều tốt đẹp sẽ giúp cho quá trình khởi nghiệp gặp nhiều màu sắc hơn
Vào thế kỉ XX, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter (1853-1950) quan tâm sự cải tiến và phát minh của các doanh nhân có tác động thế nào trong việc tạo ra sự chuyển dịch và thay đổi, các tác động đó sẽ làm kích thích quá trình khởi nghiệp Schumpeter xem tinh thần khởi nghiệp như là nguồn lực đưa đến "Sự hủy diệt mang tính sáng tạo"
1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp
Cá nhân
Trang 20Khi khởi nghiệp bạn sẽ tìm thấy được chính mình để có thể hoàn thiện và phát triển bản thân trên con đường khởi nghiệp của của mình, khi khởi nghiệp chính bản thân mình sẽ tìm được sự độc lập, tự chủ và tự do cho chính bạn
Khi khởi nghiệp bạn có thể khẳng định được vị trí của bản thân với mọi người xung quanh về năng lực và kiến thức có được sẽ làm cho bản thân thấy tự hào và có mục tiêu phấn đầu hơn trong cuộc sống
Khởi nghiệp để bản thân có thể trải qua những có khó khăn mà chưa gặp phải để biết được mình giải quyết những khó khăn đó như thế nào nó sẽ giúp cho ước mơ của mình trở nên thú vị hơn và khi đạt được kết quả như mong muốn thì sẽ là dấu ấn lớn cho bản thân
Kinh tế
Khởi nghiệp để tạo ra đồng tiền cho chính bản thân đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của mình, từ đó có thể tạo ra công việc cho mọi người xung quanh, đảm bảo được công việc bản thân tạo ra Mỗi người ai cũng muốn làm có tiền để lo cho bản thân và gia đình mình nên kinh tế ảnh hưởng lớn đến quyết định khởi nghiệp nó tạo cho ta động lực để ngày càng phấn đấu không ngừng nghỉ Khi kiếm ra được đồng tiền rất khó vì vậy khi làm bất kì chuyện gì khi kiếm được tiền rồi sẽ biết trân trọng từng đồng mình kiếm ra từ đó rèn luyện cho bản thân tính tiết kiệm và xài tiền đúng mực đích
Xã hội
Khởi nghiệp để tham gia vào quá trình phát triển đất nước, góp phần tạo ra việc làm cho
xã hội, được mọi người biết đến và có thể đáp ứng được nhu cầu mong nuốn của cộng trong trong khi tìm kiếm việc làm Xã hội ngày càng không ngừng phát triển, công nghệ liên tục được phát minh ra những cái mới lạ Khi sống trên xã hội phát triển như vậy mà
ta chứ nằm trong vùng an toàn không chịu phát triển bản thân thì không nên Dù biết mình không làm được những phát minh vĩ đại nhưng mình phải dựa trên những cái phát triển đó để phát triển bản thân mình ngày càng có ích cho xã hội
Nhà trường
Trang 21Khi còn đi học ai cũng có ước mơ cho chính bản thân mình, ai cũng muốn có được kiến thức để làm giàu cho bản thân Nhà trường là nền tảng vững chắc cho sinh viên khi bắt đầu việc kinh doanh Nhà trường định hướng cho sinh viên từ đó các bạn biết được nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả những lĩnh vực chưa bao giờ nghe qua Khi có nhiều cuộc thi
va chạm với nhiều hoạt động thực tế sinh viên sẽ có cái nhìn đa chiều về nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó giúp các bạn sinh viên nhận biết được mình thích hợp với ngành nghề kinh doanh nào và mình muốn được phát triển bản thân ở lĩnh vực nào
Kiến thức
Bất kì khi làm một vấn đề nào đó kiến thức có được điều rất quan trọng, kiến thức ở xã hội hiện nay có thể nói là học mãi học mãi vẫn chưa đủ hết nhưng khi càng học hỏi chúng ta có nhiều niềm tin hơn, có được kiến thức ở lĩnh vực hoạt động của mình giúp chúng ta tự tin với mọi người xung quanh, khi hoạt động trong kĩnh vực đó cũng không
bỡ ngỡ quá nhiều, phải có kiến thức vững vàng để đúc kết ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân chỉ có như vậy mới có thể có thể cạnh tranh lại những đối thủ trên lĩnh vực mình muốn phát triển
Lòng đam mê
Khi làm việc hay học tập đặc biệt là khởi nghiệp thì khi làm chúng ta phải có đam mê với việc mình làm, dù đó là việc làm bình thường ai cũng có thể làm được nhưng nếu không có đam mê với việc làm của mình thì mình đã thất bại ở việc làm đó ngay từ đầu Khi có đam mê về việc làm của mình nó giúp mình có thêm động lực phấn đấu để thành công Dù có khó khăn xảy ra đi nữa thì khi mình chịu khó và hết lòng với việc làm thì mọi chuyện sẽ thành công dù có hơi lâu một chút nhưng sẽ là kết quả ngọt cho những công sức bỏ ra và đam mê của mình lên cao không được phép nản lòng khi có bất kì khó khăn nào xảy ra trong suốt quá trình hoạt động
Trang 22nguồn vốn thì đó là điều may mắn rất lớn Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc dù
có làm việc lớn hay nhỏ thì được ủng hộ sẽ giúp mình an lòng, không lo sợ ngày càng tiến về phía trước bước đến với ước mơ trở thành người cho gia đình tự hào
1.1.9 Vai trò của khởi nghiệp
Đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế trong quá trình kinh doanh Giúp cho kinh tế đất nước ngày càng phát triển, dù mình không giải đóng góp được những vấn đề to lớn nhưng có thể gọi là góp gió thành bão trong xã hội Đóng góp hết sức mình và những gì mình có được sẽ hạnh phúc hơn khi mình không làm được gì cho xã hội
Giải quyết lượng lớn việc làm cho những người xung quanh và những người trong tình trạng thất nghiệp cần việc làm Tình hình những người thất nghiệp hiện nay rất nhiều kể
cả những người trong gia đình của mình Thế nên khi mình có việc làm và giúp đỡ được những người khó khăn hơn mình, mình tự thấy được giá trị của mình và được mọi người coi trọng và biết ơn
Huy động được các nguồn lực xã hội phục vụ cho quá trình khởi nghiệp đầy quyết tâm Khi khởi nghiệp không phải ai cũng có được vốn ổn định và đầy đủ vì vậy khi được các đơn vị tổ chức cho vay vốn để khởi nghiệp đó cũng là niềm vui tinh thần từ đó cố gắng hết mình phấn đầu để đem lại lợi nhuận phục vụ cho quá trình khởi nghiệp về sau
Góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay Khi khởi nghiệp những có những cái riêng của bản thân vì tuổi trẻ là không ngừng sáng tạo chỉ có thể ngày càng phát triển hơn đưa ra nhiều cái mới độc lạ cho xã hội Tuổi trẻ nên có những sáng kiến táo bạo và năng động sẽ giúp thu hút được sự tò
mò mà thích khám phá của những người trẻ và những người lớn tuổi
Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thị trường Thị trường có nhiều biến động khi khởi nghiệp cũng ảnh hướng nhiều đến quá trình thực hiện Nếu khởi nghiệp thành công và đem lại lợi ích cho kinh tế thì đó là niềm tự hào và được nhiều người biết đến, từ đó cũng giúp cho đất nước ngày càng hiện đại và môi trường sống của mọi người cũng tốt hơn
Trang 23Ươm mầm các tài năng kinh doanh ở thế hệ trẻ từ đó thúc đẩy các bạn trẻ dũng cảm hơn khi có ý định khởi nghiệp kinh doanh Vì tuổi trẻ chúng ta chưa có gì nhiều trong tay, chỉ có ước mơ, hoài bảo và tinh thần dám nghĩ dám làm, không khuất phục trước khó khăn và luôn muốn chứng minh bản thân mình không thấp kém, nên tuổi trẻ không gì là không thể xảy ra Mà tuổi trẻ chỉ có ngày càng vươn xa và ngày càng phấn đấu cho bản thân nhiều hơn để không thua thiệt mấy bạn cùng thời đại
1.1.10 Quyết định khởi nghiệp
Greenberger và Sexton (1988) tin rằng phải có các điều kiện hỗ trợ để cá nhân để khởi nghiệp một liên doanh mới Những điều kiện này bao gồm một số sự kiện ảnh hưởng đến cá nhân, những đặc điểm tính cách nhất định, mạng lưới hỗ trợ xã hội và nhu cầu kiểm soát của cá nhân Việc đánh giá cơ hội dẫn đến quyết định kinh doanh được theo đuổi, loại bỏ hoặc sàng lọc và đánh giá thêm (Bird, 1992) Campbell (1992), Herron và Sapienza (1992), Starr và Pandas (1992), Bird (1992) và Eisenhauer (1995) tin rằng rằng doanh nhân sẽ khởi nghiệp dự án kinh doanh nếu lợi nhuận dự kiến thu được từ việc tung ra sản phẩm mới liên doanh lớn hơn những phần thưởng tiềm năng có thể thu được
từ việc làm của người khác vững chãi Sự phù hợp giữa kỳ vọng và kết quả mong đợi được xác định là cá nhân thu thập thêm thông tin và trở nên quen thuộc hơn với doanh nghiệp cơ hội
1.2 Một số nghiên cứu có liên quan
1.2.1 Nghiên cứu trong nước
1.2.1.1 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường và Đặng Văn Mỹ (2023)
Nguyễn Xuân Trường và Đặng Văn Mỹ (2023) đã thực hiên nghiên cứu “Tinh thần kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định khởi nghiệp” Tuân theo quy trình chuẩn
để phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM) bằng phần mềm mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), để kiểm tra tính hợp lệ và
độ tin cậy của các biến và hạng mục đo lường, cần tính toán đánh giá đầy đủ kết quả đo lường mô hình và mô hình phương trình cấu trúc Cần đánh giá độ tin cậy của các hạng mục đo lường Kết quả cho thấy ba mục không tin cậy phải được loại bỏ khỏi mô hình
37 biến và 10 biến hợp lệ của mô hình sẽ được phân tích ở các bước tiếp theo
Trang 24Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Mô hình phù hợp khi SRMR < 0,08 Kết quả cho thấy mô hình này thể hiện SRMR = 0,039, phù hợp với các tiêu chí mô tả dưới mức 0,08 Vì vậy, mô hình tổng thể đã phù hợp tốt Về tính cộng tuyến, chúng tôi kiểm tra giá trị VIF của các mục Kết quả cho thấy các hạng mục đo AT1 và AT4 có giá trị VIF lớn hơn 5 nên bị loại khỏi mô hình Tất cả các hạng mục đo lường khác có giá trị VIF nhỏ hơn 5,0 Do đó, các hạng mục đo không thẳng hàng và chúng ta có thể tiếp tục với các phép thử khác
Độ tin cậy và tính hợp lệ: việc phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm SmartPLS
và kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ thông qua các chỉ số tin cậy riêng lẻ, hội tụ nhất quán nội bộ và AVE Một biến và mục đạt được tính nhất quán nội tại hội tụ nếu độ tin cậy tổng hợp (CR) và hệ số Cronbach's alpha (CA) của nó lớn hơn 0,6 Kết quả phân tích cho thấy CR của tất cả các biến dao động từ 0,811 đến 0,918 và CA dao động từ 0,653 đến 0,885 Như vậy, tất cả các biến và mục đều đạt được sự hội tụ nhất quán nội tại Nghiên cứu này đã kiểm tra tính hợp lệ của sự hội tụ bằng cách sử dụng cả tải bên ngoài và phương sai trung bình được trích xuất (AVE) Kết quả cho thấy hệ số tải ngoài của các mục dao động từ 0,725 đến 0,943 lớn hơn 0,7 và AVE của 10 biến từ 0,589 đến 0,846 đều lớn hơn 0,5 nên đạt được độ giá trị
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng cũng được đưa ra nhằm nâng cao Tinh thần kinh doanh và nâng cao quyết định khởi nghiệp như sau: (1) Giáo dục khởi nghiệp, (2) Nguồn vốn, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Nhận thức về cơ hội, (5) Hệ sinh thái khởi nghiệp
1.2.1.2 Nghiên cứu của Trương Cường và Nguyễn Hoàng Tiên (2023)
Trương Cường và Nguyễn Hoàng Tiên (2023) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến du học khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm TP.HCM” Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ tập trung vào sự tiến
bộ với cỡ mẫu là 271 học sinh, các nghiên cứu trong tương lai sẽ phát triển đến quy mô mẫu lớn hơn Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố ảnh hưởng đến cũng được đưa ra nhằm nâng cao quyết định du học khởi nghiệp của sinh viên trường như sau: (1) Động lực văn hóa, (2) Nguồn thông tin, (3) Đặc điểm cá nhân, (4) Động lực để thành công, (5) Áp lực xã hội, (6) Nguồn vốn
Trang 25Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng văn hóa Động lực có ảnh hưởng lớn nhất đến niềm đam mê học tập ở nước ngoài, đồng thời nó còn có tác động mạnh mẽ đến quyết định đi du học của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam Vì vậy, yếu tố văn hóa là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định của sinh viên tiếp theo đi du học là phải
có nguồn thông tin nguồn về việc học ở nước ngoài để sinh viên có thể tiếp cận thông tin và học tập thật kỹ lưỡng
1.2.1.3 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường (2020)
Nguyễn Xuân Trường (2020) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của các doanh nhân non trẻ thuộc thế hệ Y tại Việt Nam” Kết quả sau quá trình nghiên cứu chỉ ra có 8 nhân tố tác động tới quyết định khởi nghiệp của doanh nhân non trẻ thuộc thế hệ Y tại Việt Nam như sau: (1) Giáo dục khởi nghiệp, (2) Hoàn cảnh gia đình, (3) Hệ sinh thái khởi nghiệp, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi, (5) Định giá xã hội, (6) Cơ hội nhận thức, (7) Thái độ với hành vi khởi nghiệp, (8) Năng lực bản thân Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất đó là thái độ với hành vi khởi nghiệp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh với ước tính = 0,418 và thấp nhất là giá trị xã hội theo tiêu chuẩn chủ quan với ước tính = 0,156 Phân tích đường dẫn cho thấy rằng xã hội định giá không tương quan với ý định kinh doanh
1.2.2 Nghiên cứu nước ngoài
1.2.2.1 Nghiên cứu của Ravindra Koggallage (2020)
Nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp Suharad Ranasinghe
(2020)” Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố tác động tới quyết định khởi nghiệp của Suharad Ranasinghe như sau: (1) Sáng tạo và phong cách sống, (2) Giáo dục, (3) Nguồn vốn, (4) Thị trường, (5) Xã hội Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định khởi nghiệp đó chính là yếu tố Nguồn vốn, và yếu tố tác động thấp nhất đến với quyết định khởi nghiệp đó chính là yếu tố Thị trường
1.2.2.2 Nghiên cứu của Farid Ullah và cộng sự (2016)
Nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hướng đến quyết định khởi nghiệp của các doanh nhân dân tộc.” của Farid Ullah và cộng sự (2016) cho thấy rằng:
Trang 26Mục đích của bài viết này là khám phá một số yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của doanh nhân dân tộc trong việc thành lập một doanh nghiệp mới ở Aberdeen, Scotland Thiết kế, phương pháp, cách tiếp cận các tác giả tiến hành điều tra động cơ, động lực và thái độ của người dân tộc thiểu số trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh Các tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp chuyên sâu với 25 doanh nhân dân tộc từ nhiều quốc tịch và nền văn hóa có nguồn gốc chủ yếu từ khu vực tiểu lục địa
Ấn Độ Điều này bao gồm các doanh nhân đến từ Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và một số nước khác Động lực thay đổi tùy theo văn hóa, truyền thống, tôn giáo
và các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của họ Kết quả tiết lộ một số yếu tố ảnh hưởng thú vị dẫn đến quyết định khởi nghiệp thành công Kết quả của quá trình nghiên cứu chỉ ra có 4 nhân tố tác động tới quyết định khởi nghiệp của các doanh nhân dân tộc như sau: (1) Nâng lực bản thân, (2) Tư duy, (3) Nguồn vốn, (4)
Sự quan tâm
Các tác giả hy vọng những phát hiện mới từ công trình nghiên cứu này sẽ nâng cao hiểu
biết về doanh nghiệp của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh Aberdeen, Scotland
1.3 Tổng hợp nghiên cứu có liên quan
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Xuân Trường &
Đặng Văn
Mỹ (2023)
Trương Cường &
Nguyễn Hoàng Tiến (2023)
Nguyễn Xuân Trường (2020)
Ravindra Koggallage (2020)
Farid Ullah
& Cộng sự (2016)
Trang 28Đề xuất giả thuyết nghiên cứu
1.4.1 Giáo dục khởi nghiệp tại trường học:
Giáo dục và đào tạo sẻ ảnh hưởng đến mức độ đổi mới thông qua động lực, kiến thức kĩ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp thành công, cũng như tạo sự tăng trưởng trong quá trình phát triển ( Clark & Davis & Harnish, 1984; Cho,1998; Yeng Keat Ooi & Abdullahi
Trang 29Nasiru, 2015) Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tới phân tích, lập kế hoạch và kiểm soát các quá trình, quá trình lên ý tưởng, thực hiện những ý tưởng từ những việc khởi đầu đơn giản nhất (Hart, 1992; Njorogr & Gathungu, 2013) Quá trình học tập không nên chỉ giới hạn ở các cuộc thảo luận trong lớp học mà việc tương tác với môi trường kinh doanh năng động trong thực tế ngày nay là rất quan trọng vì kĩ năng kinh doanh chỉ được phát triển và hoàn thiện nếu chúng được thực hành (Dilts & Fowler, 1999) Như vậy, với tin tưởng mạnh mẽ rằng một trường đại học có thể đóng vai trò trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh ở các sinh viên, thì sinh viên cũng phải nắm bắt những kiến thức được học và phải vận dụng những kiến thức đó đúng mục đích để có thể đạt được hiệu quả cao nhất có thể, cùng hoạt động thực tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến sinh viên khởi nghiệp kinh doanh, thế nên, giả thuyết được đưa ra như sau:
H1: Giáo dục khởi nghiệp tại trường học tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
1.4.2 Tính cách cá nhân:
Nghiên cứu này trên cơ sở kết luận trong nghiên cứu của Driesen & Zwart (2006), và các trải nghiệm cá nhân tác động tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi nghiệp kinh doanh, khi trong người có đầy đủ quyết tâm và mong mướn trở thành người có ích sẽ giúp nhiều đến quá trình kinh doanh về mặt tinh thần (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Tuy nhiên trong nghiên cứu của Kristiansen & Indarti (2004), có ý kiến không đồng ý với những kết quả trước đó của Thandi & Sharma (2004) Trên cơ sở của sự thay đổi trong kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này muốn tái đánh giá tác động của kinh nghiệm làm việc và trải nghiệm bản thân sinh viên với khả năng khởi nghiệp kinh doanh
Từ đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H2: Các yếu tố tính cách cá nhân làm tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên
1.4.3 Nguồn vốn:
Trong bất kỳ lĩnh vực khởi nghiệp nào, vốn là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện hóa
ý tưởng kinh doanh của cá nhân Nguồn vốn được hiểu là tiền dùng để kinh doanh Nghiên cứu của Mazzarol et al (1999) cho rằng nguồn vốn sẵn có ( thuộc nhóm yếu tố
Trang 30môi trường) có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
H3: Nguồn vốn có tác động tích cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
1.4.4 Nhận thức kiểm soát hành vi :
Đề cập đến vấn đề nhận thức của một người về mức dộ dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi của bản thân mình (Ajzen, 1991) Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến mức độ kiểm soát đối với việc thực hiện hành vi hơn là kết quả của hành vi (Ajzen,2002) Nhận thức kiểm soát hành vi mô tả nhận thức của sinh viên về ciệc họ sẵn sàng hành động dựa trên các nguồn lực, kiến thức và cơ hội cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ
Từ đó, giả thuyết được đưa ra nhau sau:
H4: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nguồn
1 Giáo dục khởi nghiệp
tại trường đại học
(+) N.X.Trường
(2020), Ravindra Koggallage (2020), Nguyễn Xuân Trường & Đặng Văn Mỹ (2023)
2 Tính cách cá nhân (+) Trương Cường &
Nguyễn Hoàng Tiến (2023)
Trang 313 Nguồn vốn (+) Nguyễn Xuân
Trường & Đặng Văn Mỹ (2023), Trương Cường & Nguyễn Hoàng Tiến (2023), Ravindra
Koggallage (2020), Farid Ullah & Cộng sự (2016)
4 Nhận thức kiểm soát
hành vi
(+) Nguyễn Xuân
Trường & Đặng Văn Mỹ (2023), N.X.Trường
(2020),
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Dựa vào kết quả tổng hợp ở các mô hình nghiên cứu liên quan đến quyết định khởi nghiệp Những mô hình trên được nhiều tác giả áp dụng và chứng minh rộng rãi qua các nghiên cứu Tôi sẽ đề xuất mô hình cho giải pháp năng cao quyết định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tại Tp.HCM, như sau: Giáo dục khởi nghiệp tại trường học, Tính cách cá nhân, Nguồn vốn, Nhận thức kiểm soát hành vi
1.6 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Nội dung bảng câu hỏi
Phần 1: Phần này xác định đối tượng phù hợp với khảo sát
Phần 2: Ở phần này người được khảo sát sẽ cung cấp các thông tin chung của mình phục
vụ cho việc thực hiện thống kê mô tả
Trang 32Phần 3: Phần này quan trọng trong cuộc khảo sát, nội dung bao gồm câu hỏi theo mô hình thang đo Likert Đánh giá giải pháp của sinh viên các trường Đại học Tại TP.HCM chủ yếu là 3 trường Bao gồm 5 mức độ:
1 Hoàn toàn không đồng ý
Bạn đã từng hoặc có quyết định khởi nghiệp cho bản thân chưa
Có (Tiếp tục thực hiện khảo sát)
Chưa (Cảm ơn và dừng khảo sát)
Phần 2: Thông tin cá nhân
Trang 33Quản trị kinh doanh
Tài chính ngân hàng
Kỹ thuật ô tô
Khác
Phần 3: Phần khảo sát quyết định khởi nghiệp
Bảng 1.3 Các câu hỏi khảo sát
STT Mã hóa Các biến quan sát Nguồn tham khảo
I Tính cách cá nhân
1 TTCN1 Tôi muốn được mọi người tôn trọng và biết
đến khi khởi nghiệp
N.X.Trường (2020)
2 TCCN2 Tôi luôn thích trải nghiệm những cái mới
trong quá trình khởi nghiệp
3 TCCN3 Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro có thể xảy ra
trong kinh doanh
4 TCCN4 Tôi luôn cố gắng để làm tốt hơn những
người khác khi khởi nghiệp
II Nguồn vốn
1 NV1 Có thể huy động vốn từ gia đình và bạn bè
để thực hiện công việc khởi nghiệp
N.X.Trường & Đặng Văn Mỹ
Trang 344 NV4 Có thể vay vốn từ các gói vay dành riêng
cho sinh viên khởi nghiệp với mức lãi suất thấp
III Giáo dục khởi nghiệp
1 GDKN1 Giáo dục trong trường cung cấp những kỹ
năng và năng lực cần thiết phục vụ tất cả quá trình để bạn khởi nghiệp
N.X.Trường & Đặng văn Mỹ (2023)
2 GDKN2 Nhà trường khuyến khích những bạn sinh
viên trong quá trình học nên phát triển ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp
3 GDKN3 Giáo dục trong trường cung cấp những kiến
thức cần thiết về kinh doanh để bạn tự tin trong khi khởi nghiệp
4 GDKN4 Giáo dục trong trường khuyến khích sinh
viên tham gia các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp để biết thêm nhiều kiến thức từ những bạn đi trước
IV Nhận thức kiểm soát hành vi
1 NTKSHV1 Tôi đủ kiến thức và kỹ năng để khởi nghiệp N.X.Trường & Đ
V.Mỹ (2023)
2 NTKSHV2 Nếu tôi bắt đầu kinh doanh của riêng mình,
thì tôi tin rằng cơ hội thành công sẽ rất cao
3 NTKSHV3 Tôi có khả năng phát triển hoặc xử lý dự án
khởi nghiệp thông qua kiến thức và kỹ năng của mình
Trang 354 NTKSHV4 Tôi có khả năng quản lý quá trình thành lập
doanh nghiệp của chính mình một cách tốt nhất
V Quyết định khởi nghiệp
1 QDKH1 Tôi sẵn sàng làm bất kì đều gì để bắt đầu
công việc kinh doanh của riêng minh để gặt hái được nhiều thành tựu
Tác giải tổng hợp
2 QDKN2 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là bắt đầu
khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình khi còn là sinh viên
3 QDKN3 Tôi sẽ tham gia các chương trình/ hoạt
động hỗ trợ sinh viên tạo ra mô hình doanh nghiệp kinh doanh riêng ở nhiều diễn đàn khác nhau
4 QDKN4 Tôi bắt đầu kinh doanh của riêng mình nếu
nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình, bạn
bè hoặc các nguồn vốn vay
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM
2.1 Khái quát về các trường Đại học tại TP.HCM
2.1.1 Giới thiệu về trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM
Hình 2.1 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
(Nguồn: Đại học Công nghiệp TP.HCM)
Tên chính thức: Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng anh: Industrial University of Ho Chi Minh City
Tên viết tắt: IUH
Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, P4, Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: (028) 38940390 Fax: (028) 38946268
Website: http://www.iuh.edu.vn
Email: dhcn@iuh.edu.vn
Trang 372.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lỗi, logo của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Tầm nhìn:
Trở thành Trường Đại học hàng đầu của Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực giáo dục
và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giá công nghệ và đổi mới sáng tạo
Logo:
Hình 2.2 Logo Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
(Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM)
Trang 382.1.3 Tổng quan về trường
Trường quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ bên cạnh việc tập trung nâng cao trình
độ chuyên môn của nhân viên và giảng viên cũng như đầu tư vào các công cụ tốt nhất
để giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học Hướng dẫn tận tâm cho hàng chục ngàn học sinh trên khắp mọi miền đổ về Sinh viên tại trường được chuẩn bị kỹ năng máy tính, ngoại ngữ bên cạnh các kiến thức bổ trợ như quản lý hành vi, kỹ năng tự học, phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng hợp tác, giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,… Sinh viên luôn có cơ hội thực tập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vì mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp Điều này đặc biệt vinh hạnh ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nơi họ có thể tận mắt quan sát các công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất và trau dồi kỹ năng thực hành, năng lực làm việc trong môi trường hiện đại
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trường
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
(Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM)
Các hội đồng tư
vấn
BAN GIÁM HIỆU
Đoàn thể Các chi bộ trực
thuộc
Công đoàn
Phân hiệu Quãng Ngãi Cơ sở Thanh Hóa
Trang 39Chức năng, nhiệm vụ
Các hội đồng tư vấn
Thực hiện việc huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường
Tư vấn cho nhà trường khi có các hoạt động được hiệu trưởng ra quyết định
Công đoàn:
Để quan sát và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, công đoàn nhà trường phối hợp với Ban giám hiệu, cán bộ, nhân viên, giảng viên, nhân viên đều gọi chung là người lao động tham gia theo dõi, đánh giá, giám sát hoạt động của đơn vị trường học phổ biến, khuyến khích người lao động theo đuổi học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, tuân thủ pháp luật, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Đoàn Thanh niên:
Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường và Đảng ủy, Đoàn thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh về mục tiêu, chiến lược chỉ đạo phong trào thanh niên và hoạt động trong đoàn
Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện cho từng thành viên trong đoàn thanh niên của trường Điều này sẽ giúp bồi dưỡng các nguyên tắc của đoàn, phát triển nhân cách cá nhân và hợp tác với nhà trường để phát triển thế hệ trí thức tuổi trẻ
Quan sát, nắm rõ tình hình giáo dục, lối sống, tư tưởng của đoàn viên thanh niên nhà trường, nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ Đảng ủy, Đoàn thanh niên lãnh đạo hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên một cách toàn diện
Tổ chức thanh tra, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi đoàn, công đoàn cơ sở liên kết thực hiện các quyết định, chủ trương, mệnh lệnh của Đảng bộ và công đoàn cấp trên
Trang 40Để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đoàn thể và phong trào thanh niên của trường, phải phối hợp với các đơn vị, bộ phận chức năng có liên quan trong trường
Hội sinh viên:
Theo Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam, Hội sinh viên Đại học được gắn với một số trách nhiệm nhất định do Ban thư ký giao và có các quyền, trách nhiệm như các Hội sinh viên Việt Nam khác trong Trường Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường, Hội sinh viên thành phố chỉ đạo
Hỗ trợ đoàn viên, sinh viên trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nhiệm vụ, đoàn kết,
hỗ trợ xây dựng nhà nước vững mạnh
Xem xét nhu cầu và mục tiêu của sinh viên, tham gia vào quá trình xây dựng nội quy, quy định liên quan đến sinh sinh Lập kế hoạch các hoạt động thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của hội viên, sinh viên cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên
Đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên, thanh niên tiến
bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội, ngày càng vững mạnh hơn, đem lại cho trường nhiều hoạt động có ý nghĩa và mang lại những thành tựu quan trọng
2.1.5 Đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 1.445 nhân viên và giáo viên, trong đó có 1.063 giảng viên chính thức Để mở rộng hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu, Trường còn mời hàng trăm giản viên khách mời đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện và các chuyên gia khoa học kỹ thuật đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tài liệu giáo dục Với 07 giáo sư, 42 phó giáo sư, 296 tiến sĩ và 700 thạc sĩ (trong đó có 140 nghiên cứu sinh), hơn 98% giảng viên có trình độ sau đại học
Các công trình nghiên cứu cấp trường, khoa, thành phố và cấp nhà nước, được các giảng viên tham gia vào các sáng kiến nghiên cứu khoa học Một nhóm các nhà khoa học, kỹ thuật trẻ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên vững vàng vừa được nhà