1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

THỦ TÌM MỘT NIÊN ĐẠI TƯƠNG ĐỐI VÀ CHỦ NHÂN QUẦN THỂ CHẠM KHẮC ĐÁ CỔ SAPA pptx

10 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 149,58 KB

Nội dung

THỦ TÌM MỘT NIÊN ĐẠI TƯƠNG ĐỐI CHỦ NHÂN QUẦN THỂ CHẠM KHẮC ĐÁ CỔ SAPA Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được chọn làm đề tài nghiên cứu, đều phải đạt được các yêu cầu như đã nêu, rằng quần thể đá chạm khắc cổ Sapa (đã địa chỉ nơi chốn rõ) xuất hiện vào thời gian nào (chưa được xác định) mọi thuộc tính bản chất cũng như các thể hiện của nó đã đang được giới nghiên cứu tìm hiểu đã gần một thế kỷ nay. Thử tìm kiếm một niên đại tương đối 1. Mỗi một sự kiện lịch sử - văn hoá nói chung đều được xẩy ra trong một thời gian không gian nhất định, không thể nhầm lẫn với các sự kiện lịch sử văn hoá khác; Do đó khi nghiên cứu một sư kiện lịch sử - văn hoá nào đó cần phải: xuất phát từ thời gian địa điểm mà sự kiện đó xảy ra để giải phẫu toàn bộ sự kiện đó; Hoặc là mọi tìm hiểu về sự kiện đó để thử xác định thời gian nơi chốn xẩy ra sự kiện. Quy cho đến cùng, mọi nghiên cứu các sự kiện lịch sử - văn hoá trên phạm vi toàn thế giới cho đến nay đều nhằm vào hai yêu cầu vừa nêu, để phân biệt rõ cái gì là cái gì? nó xảy ra ở đâu bao giờ? Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được chọn làm đề tài nghiên cứu, đều phải đạt được các yêu cầu như đã nêu, rằng quần thể đá chạm khắc cổ Sapa (đã địa chỉ nơi chốn rõ) xuất hiện vào thời gian nào (chưa được xác định) mọi thuộc tính bản chất cũng như các thể hiện của nó đã đang được giới nghiên cứu tìm hiểu đã gần một thế kỷ nay. Với quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, mọi nghiên cứu theo tôi, quy cho đến cùng là nhằm tìm về thời gian xuất hiện của nó, nếu không xác định được thời gian, dù là tương đối thì mọi nghiên cứu coi nh ư chưa đi đến đích cuối cùng bởi vì s ự kiện chạm khắc đá cổ Sapa đang trôi trong thời gian vô tận của lịch sử, cũng vì vậy chủ nhân của nó cũng là nan giải. Vậy mà cả hai nội dung: thời đại chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa chưa được đặt trọng tâm trong hội thảo khoa học này, tôi thông cảm với cách đặt vấn đề của quý quan chủ trì, xin được bổ sung thêm vào chương trình hội thảo thêm một nội dung thiết yếu là thời gian, dù thời gian chủ nhân của chạm khắc đá cổ Sapa thuộc vào các vấn đề của lịch sử, song từ góc độ của mỹ thuật, mọi nghiên cứu cũng đều hướng về cội nguồn thời gian đích thực của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa. Bởi vì quy cho cùng thì những giá trị của chạm khắc đá cổ là của ai từ bao giờ? 2. Những nghiên cứu về quần thể chạm khắc đá cổ Sapa: Cho đến nay, mới chú ý khảo tả thực trạng của chạm khắc đá, vấn đề niên đại chủ nhân chưa được quan tâm, kể từ V.Goloubev (năm 1925), P.Levi (năm 1936) các nhà nghiên cứu đương đại Việt Nam, chưa ai trình bày lập luận cho niên đ ại của chạm khắc đá cổ Sapa. Năm 1990, tại hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm Bản đồ Hồng Đức (1490 - 1990) lần đầu tiên chúng tôi đề xuất niên đại (cả niên đại tương đối - niên đại tuyệt đối) cho quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, trên sở những thông tin m à chúng tôi nắm bắt xử lý được (xem Bùi Thiết: Lịch sử nghiên cứu quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, trong: Cảm nhận về Văn Hoá. Nhà xuất bản VH thông tin - 2000; trang 226-245). Thật ra những trình bày niên đại của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, chỉ mới dừng lại ở niên đại văn hoá Hán chưa tràn xuống mặt khắp trên nửa phía Bắc của Việt Nam. 3. Các lớp văn hoá trên quần thể chạm khắc đá cổ Sapa khá nhiều, ước chừng dăm bảy lớp từ xa xưa nhất cho đến trước thời cận đại (tức thuộc thời trung đại) như niên hiệu Hoàng Trị thứ 3 (1490) thời Minh dấu khắc trên đá cổ Sapa đi chăng nữa, cũng không vì thế mà xác định đây là niên đại của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa. Hãy bóc các lớp văn hoá muộn hay văn hoá ăn theo ra khỏi tầng văn hoá đích thực, mới thể cho phép xác định cho quần thể chạm khắc đá cổ một niên đại cần tìm kiếm! Với trình độ hiện nay, nếu chỉ dựa vào hiện trạng hay các biểu hiện tr ên mặt hàng trăm hòn đá dấu vết chạm khắc ở Sapa, khó cho phép chúng ta nghiên cứu xác định niên đại của nó, buộc phải tìm những thông tin nằm ngoài quần thể đá, hay những thông tin bao trùm c ả quần thể đá lẫn những trạng huống sinh thái - sinh học - xã hội - văn hoá - kinh tế làm hình thành nội dung chạm khắc trên quần thể đá cổ đó, may ra mới hiệu quả, chí ít thì cũng là những giả thiết cộng tác nên chăng! 4. Chúng ta biết, vùng Sapa nằm về tả ngạn Sông Hồng, mà lưu vực Sông Hồng chạy dài hơn 600km từ thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, về đến đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, là một khu vực phát triển từ rất sớm, dân cư từ thời nguyên thuỷ, chừng 4000 - 3000 năm trước đã bước vào ngưỡng của xã hội văn minh, đặc biệt nổi lên hai nền văn hoá cổ đại, đó là văn hoá cổ điển ở Vân Nam văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam, hai nền văn hoá đó mối quan hệ với nhau độc lập với các nền văn hoá của người Hán ở Trung Nguyên. Nằm trong cùng lưu vực Sông Hồng, lại kẹp giữa văn hoá Điền văn hoá Đông Sơn, những chạm khắc biểu hiện trên đá c ổ Sapa mách cho ta những thông tin mà cả văn hoá Điền văn hoá Đông Sơn là các sưu tập hiện vật đủ loại bằng đồ đồng thì ở quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, là những ghi chép bằng đường nét, người gọi đó là những bản đồ địa hình cổ, người mạnh dạn hơn thì cho rằng đó là hệ thống chữ viết ghi hình (Pictograme). Chữ viết là đặc trưng của xã hội văn minh cổ đại, nếu các biểu hiện chạm khắc trên đá cổ Sapa thuộc hệ thống chữ viết sơ khai ấy, thì chúng ta lý do để nói rằng những gì ở trên đá chạm khắc Sapa thuộc về văn minh cổ đại - chứ không còn trong phạm trù của xã hội nguyên thuỷ nữa! Trên phạm vi lãnh thổ nước ta, chế độ nguyên thuỷ giải thể vào kho ảng 4000 - 3000 năm trước, thay vào đó là xã hội văn minh cổ đại. Nhưng khoảng 2000 năm về trước Văn hoá Hán chưa ảnh hưởng xuống Việt Nam, Văn hoá của ta là thuần Việt. quần thể chạm khắc đá cổ Sapa cũng nằm trong hoàn cảnh đó, nghĩa l à chưa bóng dáng Văn hoá Hán, đặc biệt là chữ Hán chưa được thể hiện trong những lớp văn hoá sớm nhất của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa. 5. Dù còn phải thảo luận thêm, chắc chắn cần phải làm sáng t ỏ nhiều hơn nữa về niên đại, đến đây chúng tôi thể nêu ra giả thiết rằng, quần thể chạm khắc đá cổ Sapa đư ợc sáng tạo ra trong khoảng thời gian từ sau khi giải thể xã hội nguyên thuỷ, cho đến khi hình thành nền văn minh cổ đại trong phạm vi lưu vực Sông Hồng, đó là khoảng thời gian tồn tại trước khi Văn hoá Hán ở Trung Nguyên tràn qua Miền Tây tràn xuống lãnh thổ Việt Nam; nếu được phép sang ngang, đó là khoảng thời gian tương đối kéo dài từ 3000 đến 2000 năm trước. CHủ NHÂN QUầN THể CHạM KHắC Đá Cổ SA PA - NGƯƠI Là Ai? 1. Hết thảy mọi sáng tạo mà nhân loại để lại đều chủ đích thực của nó, đều được xác định họ thuộc vào thời đại lịch sử danh tính h ẳn hoi, không bất kỳ một sáng tạo lịch sử nào là vô chủ b ất định thời gian, chỉ điều là làm sao nhận biết được cái đó là của ai? lại rất cần đến khoa nghiên cứu chuyên, nhiều chuyên ngành, may ra mới thể cho phép khẳng định chủ nhân của cái đó. Quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa vốn chủ nhân của nó đó là một khẳng định; Nhưng chủ nhân đó là ai lại là vấn đề vô cùng khó khăn, v ì mọi dấu vết hiện hữu trên đó chưa cho phép hậu thế xác nhận được chủ nhân đó là ai? Cũng thể chúng ta chưa giải mã được căn cước mà người xưa để lại. Nhiệm vụ của các giới nghiên cứu là làm sao tìm ra chủ nhân đích thực đã sáng tạo nên quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa này. Xin nhắc lại, quần thể chạm kh ắc đá cổ Sa Pa, phân bổ trong một phạm vi không gian chừng 10 km, nằm về phía đông nam thị trấn Sa Pa từ 6 km đến 12 km, hình như ai đó đòi thay tên gọi quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa bằng quần thể chạm khắc đá cổ Hầu Thào hay Lao Chải gì đó (Hầu Thào Lao Chải là 2 xã của huyện Sa Pa, nơi phân bổ của quần thể đá chạm khắc cổ). Thiết nghĩ không nên thay đổi gì n ữa, cứ theo cách gọi cũ là quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa là được rồi! Vị trí là khá chính xác; còn niên đại chúng tôi đề xuất, là từ 3000-2000 năm trước đây, đó là khoảng thời gian thuộc thiên niên kỷ I tr. CN, là thời gian mà lịch sử Việt Nam bước vào xã hội văn minh cổ đại, sau khi đã chia tay một cách đầy bịn rịn, với xã hội nguyên thủy. Nếu khoảng niên đại tương đối này lý của nó, xin hãy lần tìm chủ nhân đang còn dấu mặt ẩn danh này, sau khi họ đã tưng bừng sáng tạo nên hàng trăm dấu tích trên chừng ấy hòn đá tảng đá. 2. Căn cứ duy nhất để chúng tôi lần tìm v ề chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa, là những hình khắc trên đó, những hình khắc ấy bao chứa những nội dung gì? hay nói cách khác là những thông điệp trên chạm khắc đá cổ Sa Pa mà chúng ta nhận biết. Hầu như toàn bộ các hình chạm khắc trên quần thể đá Sa Pa, phản ánh về những cái gì đó thuộc về hoạt động nông nghiệp, chẳng hạn đó là sơ đồ về một hệ thống tưới nước, chẳng hạn đó là những công cụ chế biến nông sản nh ư cối xay? Nhìn chung đại loại là như vậy, khi ngắm nhìn các bức chạm khắc đá tại hiện trường, nhiều người nghĩ đến phải chăng đó là bản đồ địa chính cổ, người ta đánh dấu khu vực canh tác trong phạm vi một sườn đồi với các chân ruộng bậc thang tất rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn xâm chiếm, của các chủ ruộng khác. Cũng tù các bức chạm khắc đó, làm cho chúng tôi nghĩ đến nông nghiệp mà chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa đạt đến là nông nghiệp ruộng nương ven theo sườn đồi núi, hay là nông nghiệp chân ruộng bậc thang. Canh tác ruộng nương ven đồi không cần hệ thống tưới tiêu như ruộng nước, các loại cây thích hợp với ruộng n ương là các loại cây đầu tiên của nghề nông, mà hiện nay vẫn được phát triển, dù rằng chúng được can thiệp quá nhiều của kỹ thuật hiện đại. Xem xét một cách lô gíc lịch sử, thì khi con người rời khỏi hang động rừng rậm, họ xuống cư trú ở vùng đồi núi; nền nông nghiệp khởi nguồn từ khu vực ven đồi này, họ biết thuần dưỡng trồng tỉa những cây sống khan (tự nó lấy nước trong lòng đất lợi dụng mưa để phát triển một cách hiệu quả. Lịch sử văn minh cổ đại ở nước ta, bắt đầu vào khoảng từ 3000 năm trước, ứng với thời đại các Vua Hùng, ngược lên Hùng Vương chút ít. Thời đại Hùng Vương, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chăn nuôi, nhưng nông nghiệp thời Hùng Vương vẫn là nông nghiệp sườn đồi, khu vực trung tâm, Hùng Vương nước Văn Lang là Phú Thọ, là địa bàn trung du đồi núi, chủ yếu là sườn đồi là ruộng nương; tuy rằng nông nghiệp ruộng nước đã hình thành, nhưng đó là ruộng nước ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các ngọn đồi, nơi đó nh ững con suối nhỏ cung cấp nước cho các chân ruộng. Các hình chạm trên quần thể đá cổ Sa Pa dường như không phản ánh kinh tế chăn nuôi, càng không phản ánh hoạt động của săn bắt nguyên thuỷ, hoàn toàn thiếu vắng những gì liên quan đ ến hoạt động săn bắt nguyên thuỷ, khác với chạm trổ đầu người đầu bò ở trên vách hang Đồng Nội (huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình) của cư dân văn hoá Nguyên thuỷ Hoà Bình. Như vậy thể nêu giả thiết rằng nhóm dân cư là chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa, là cư dân thuộc thời đại văn minh, họ đã thoát ra khỏi cuộc sống nguyên thuỷ, bước vào chế độ xã hội mà kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (và chăn nuôi) ruộng nương men theo sườn đồi núi. 3. Chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa thuộc tộc người nào? Chúng ta biết rằng vào khoảng thời gian đó (từ 3000-2000 năm trước) dường như chưa di dân ồ ạt từ miền Bắc xuống, các nhóm cư dân bản địa vẫn tự mình làm chủ địa bàn sinh sống từ xa xưa để lại. Nền văn hóa Điền, nền văn hoá Đông Sơn vẫn địa bàn riêng, chưa xâm phạm đến địa vực này, vẫn tạo cho khu vực này bộ mặt văn hoá đặc th ù của mình, chưa chịu ảnh hưởng của văn hoá Điền của văn hoá Đông Sơn mà càng chưa chút bóng dáng nào của văn hoá Hán sau này. Cư dân bản địa sau khi thoát khỏi xã hội nguyên thuỷ, tiến vào xã hội văn minh trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ Việt Nam, được xác định là cư dân Việt Cổ. Vậy thì cư dân sáng tạo nên quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa chắc chắn thuộc về người Việt Cổ. Nhưng người Việt Cổmột khái niệm tương đối bởi vì Vi ệt Cổ cũng nhiều nhóm, với những bản sắc riêng, nên việc tìm đặc trưng nhóm Việt Cổchủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa, đang đặt ra cho chúng ta những tìm kiếm t ư liệu nghiên cứu mới vô cùng phức tạp khó khăn. Hy vọng rằng với giả định vừa nêu, cho phép chúng ta tin rằng, người Việt Cổ từ xa xưa đã làm nên nhiều điều kỳ diệu, trong đó những dấu ấn đầy ấn tượng, trên quần thể đá cổ Sa Pa mà chúng ta đang gắng công tìm kiếm này. Bùi Thiết . THỦ TÌM MỘT NIÊN ĐẠI TƯƠNG ĐỐI VÀ CHỦ NHÂN QUẦN THỂ CHẠM KHẮC ĐÁ CỔ SAPA Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được chọn làm đề tài. tên gọi quần thể chạm khắc đá cổ Sa Pa bằng quần thể chạm khắc đá cổ Hầu Thào hay Lao Chải gì đó (Hầu Thào và Lao Chải là 2 xã của huyện Sa Pa, nơi phân bổ của quần thể đá chạm khắc cổ) . Thiết. kiện chạm khắc đá cổ Sapa đang trôi trong thời gian vô tận của lịch sử, cũng vì vậy chủ nhân của nó cũng là nan giải. Vậy mà cả hai nội dung: thời đại và chủ nhân của quần thể chạm khắc đá cổ

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w