1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đề tài - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam
Chuyên ngành Luật môi trường
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 361,48 KB

Nội dung

Các quy định chung của pháp luật Việt Nam về bảo tồn các hệ sinh thái Pháp luật về đa dạng sinh học được cấu thành bởi ba bộ phận chính là pháp luật bảo vệ đa dạng về nguồn gen, đa dạng

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm đặc

biệt của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đó là thực trạng

ô nhiễm môi trường Là một nước đang phát triển, từng bước trở thành một nước

công nghiệp hiện đại, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các ngành công nghiệp

ngày càng phát triển,… kéo theo đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường Môi trường

bị suy thoái, cùng với đó là các yếu tố bên trong nó cũng bị suy giảm nghiêm

trọng về số lượng và chất lượng, trong đó có sự đa dạng các hệ sinh thái

Sự phát triển vững mạnh của một quốc gia không thể đặt ngoài việc bảo vệ môi

trường sinh thái Đây là vấn đề được cả thế giới quan tâm Mặc dù Đảng và Nhà

nước ta đã và đang có những chính sách pháp luật nhằm bảo tồn các hệ sinh thái

Song vấn đề này vẫn chưa thực sự được quan tâm, quy định pháp luật về việc

bảo tồn các hệ sinh thái ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập

Vì vậy, để có cái nhìn chính xác, đánh giá đúng đắn về thực trạng pháp luật và

thực tiễn áp dụng pháp luật môi trường trong việc bảo tồn các hệ sinh thái ở

nước ta, em lựa chọn đề tài bài tập lớn: “Đánh giá thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam”.

Do kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế, bài làm của em

không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ

phía các thầy cô

Trang 2

NỘI DUNG

1 Đa dạng sinh thái ở Việt Nam

1.1 Khái niệm hệ sinh thái

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong

một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.1

1.2 Đặc trưng các hệ sinh thái ở Việt Nam

Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể

hiện ở sức chịu tải cao, khả năng tự tái tạo lớn, khả năng trung hòa và hạn chế

các tác động có hại, khả năng tự khắc phục những tổn thương, khả năng tiếp

nhận, đồng hóa, chuyển hóa các tác động từ bên ngoài

Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm, tính

mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn hoạt

động mạnh Vì vậy thường nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả tác

động của thiên nhiên cũng như tác động của con người.2

Đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với

nền nhiệt, ẩm cao là điều kiện thích hợp cho các loài sinh vật phát triển Đồng

thời, nước ta năm trên đường di cư, di lưu của hàng nghìn loài động vật cũng là

một trong những điều kiện tạo nên sự đa dạng các hệ sinh thái ở nước ta

Hệ sinh thái nước ta đa dạng cả trên đất liền và trên biển với một số hệ sinh

thái tiêu biểu như: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ngập mặn, hệ sinh thái rặng san

hô, hệ sinh thái đầm phá vũng vịnh

- Hệ sinh thái rừng ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú với các

kiểu rừng kín vùng cao, rừng kín vùng thấp, rừng thưa với hệ động,

thực vật vô cùng phong phú

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù ở vùng cửa sông,

ven biển nước ta Chúng góp phần quan trong trong việc bảo vệ đất

đai, điều hòa khí hậu và là môi trường sống của nhiều loài động

1 http://www.tinmoitruong.vn/hoi-va-dap/he-sinh-thai-la-gi_70_27905_1.html , ngày 19/10/2013.

2 http://luanvan.co/luan-van/da-dang-sinh-hoc-he-sinh-thai-o-viet-nam-61699/.

Trang 3

thực vật vùng triều có tính đa dạng lớn và còn là nơi nuôi dưỡng ấu

trùng của nhiều loài thủy sản quý

- Hệ sinh thái rạn san hô không chỉ cho nguồn lợi sinh vật thủy sản

lớn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân

bằng của vùng nước

- Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh chủ yếu tập trung ở ven biển miền

Trung nước ta Chúng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật cửa

sông, các loài rong tảo nước lợ, nơi phân bố của nhiều nhuyễn thể

hai mảnh quý như chai ngọc, sò, vẹm và một số vùng là nơi cư trú

của các loài chim nước có giá trị thuộc đối tượng bảo tồn của Công

ước Ramsar3

2 Thực trạng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam

2.1 Các quy định chung của pháp luật Việt Nam về bảo tồn các hệ sinh

thái

Pháp luật về đa dạng sinh học được cấu thành bởi ba bộ phận chính là pháp

luật bảo vệ đa dạng về nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái Bảo vệ

đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản:

 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: quy định về các khái niệm hệ sinh thái

Thông qua các quy định trong luật này về quản lý, xác định mức độ ô nhiễm môi

trường, nghiêm cấm các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm bảo

tồn các hệ sinh thái ở nước ta Luật môi trường năm 2014 là văn bản quy phạm

pháp luật chung nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các quy định nhằm

bảo vệ môi trường và các yếu tố trong nó

 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: quy định về quản lý, bảo vệ,

phát triển, sử dụng rừng Theo đó: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể

thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi

trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần

chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng

3 Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các

vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất

ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận

các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn

hóa và kinh tế của chúng.

Trang 4

tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” 4 Được

xây dựng dựa trên thực tiễn việc sử dụng và phát triển hệ sinh thái rừng ở nước

ta, những quy định cụ thể và chi tiết của luật này đã góp phần to lớn trong việc

bảo vệ hệ sinh thái rừng

 Luật thủy sản năm 2003: quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái vùng biển

Trong đó có hệ sinh thái rạng san hô

 Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo tồn và phát

triển bền vững các vùng đất ngập nước Bảo tồn các vùng đất ngập nước là các

hoạt động khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc thù, có

giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống, loài

đang sinh sống, cư trú và phát triển trên các vùng đất ngập nước.5

2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về bảo tồn các hệ

sinh thái

 Hệ sinh thái rừng:

Đất nước ta với diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên hệ sinh thái

rừng phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Cũng chính vì vậy

mà việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng được Đảng và Nhà nước ta chú

trọng quan tâm sớm nhất Từ trước khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng năm

2004, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về vấn đề này

 Văn bản đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng

là Pháp lệnh quy định về bảo vệ rừng năm 1972 Trong pháp lệnh này, quy định

về các khu rừng cấm lần đầu tiên được thành lập

 Quyết định số 119-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm

1980 về việc thành lập khu vực đặc biệt bảo vệ hệ sinh thái ở vùng núi Ngọc

Linh thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum Trong văn bản này quy định về các khu bảo

tồn, khu rừng cấm để bảo vệ hệ sinh thái rừng Sau này trong Quyết định số

1171/QĐ năm 1986, khái niệm dừng đặc dụng được quy định thay thế cho khái

niệm rừng cấm

 Tiếp theo đó, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ra đời quy định cụ

thể, rõ ràng hơn về bảo tồn hệ sinh thái rừng tại Mục 2 Chương 3 của luật này

 Gần đây nhất, Chính phủ ta còn ra nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản

lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

4 Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

5 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập

nước.

Trang 5

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái

rừng đều đưa ra các quy định khá cụ thể, đầy đủ về các phương diện khác nhau

của vấn đề:

- Pháp luật quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát

triển rừng, thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

- Việc thực hiện các hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng

cũng được pháp luật quy định cụ thể

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm tự kiểm soát suy

thoái rừng và nghĩa vụ của chủ rừng đối với từng loại cụ thể

- Ngoài ra, việc kiểm soát suy thoái thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm

cũng là một vấn đề được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật

quy định về vấn đề này

- Cùng với đó, pháp luật cũng không quên đặt ra những quy định cụ thể về

hệ thống các cơ quan kiểm soát suy thoái rừng và giao trách nhiệm giải

quyết cho những cơ quan này

 Hệ sinh thái đất ngập nước: Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy

định về việc bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước Cụ thể là:

 Chỉ thị số 169-CT năm 1992 về việc thực hiện những biện pháp cấp bách

để bảo vệ sếu cổ trụi và hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười

Đây là văn bản đầu tiên quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước

 Tiếp đó là Chỉ thị 432/TTg năm 1995 và Chỉ thị 12-TTg về bảo vệ, phát

triển rừng ngập mặn và vùng bãi bồi huyện Ngọc Hiển

 Luật tài nguyên nước năm 1998 và Luật thủy sản năm 2003 cũng đề cập

đến việc bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước

 Nghị định số 09/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo tồn và phát

triển bền vững các vùng đất ngập nước Đây là văn bản quy phạm pháp luật

quan trọng nhất về việc bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ở nước ta Các

biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước được quy định trong nghị định này

rất thực tế và có tính khả thi cao

 Như vậy, pháp luật Việt Nam về bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ở

Việt Nam ngày càng hoàn thiện chi tiết, cụ thể và thiết thực hơn, phù hợp hơn

Trang 6

với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước Đồng

thời cũng phù hợp với các công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

 Hệ sinh thái rặng san hô:

Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài với vùng diện tích biển rộng lớn

ở Biển Đông Đây là vùng biển giàu có về tài nguyên khoáng sản cũng như tài

nguyên sinh vật biển Do đó, việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái vùng

biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng Rặng san hô là một hệ sinh thái tiêu biểu,

quan trọng ở vùng biển được Đảng và Nhà nước ta quan tâm

Hệ sinh thái rặng san hô được đề cập một cách khái quát trong Luật thủy sản

năm 2003 Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt nào được ban

hành để điều chỉnh hoạt động bảo tồn hệ sinh thái rặng san hô Các quy định chủ

yếu liên quan đến hệ sinh thái rặng san hô bao gồm các quy định bảo vệ các loài

thủy sản được coi là nguồn lợi thủy sản Điều 5, Điều 8, Điều 9 Luật thủy sản

2003 được coi là có thể áp dụng đối với việc bảo vệ hệ sinh thái san hô và các hệ

sinh thái biển khác

Tuy nhiên, ngày nay hệ thống pháp luật về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái

rặng san hô cũng như các hệ sinh thái vùng biển đang dần được chú trọng Dự

thảo Luật thủy sản 2017 đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày

01/01/2019 với những quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh phát

triển của đất nước cũng như thực trạng hệ sinh thái vùng biển

2.3 Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt

Nam 6

Các quy định về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam cụ thể và rõ ràng

hơn so với quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài và bảo tồn đa dạng nguồn

gen

Các quy định về bảo tồn các hệ sinh thái được chia ra thành từng nhóm căn

cứ vào từng loại hệ sinh thái từ đó dễ dàng hơn trong việc quản lý và bảo tồn

từng loại hệ sinh thái

6

http://luanvan.co/luan-van/danh-gia-thuc-trang-phap-luat-ve-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-o-nuoc-ta-619/.

Trang 7

Tuy nhiên, việc phân chia ra thành các hệ sinh thái khác nhau trong đa dạng

hệ sinh thái với các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau điều chính khiến cho

hệ thống pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái ở Việt Nam bị chồng chéo Điều

này gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật bảo tồn các hệ sinh thái ở nước ta

3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam

3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái tại Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có tài nguyên sinh thái rất đa dạng và phong phú

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái được quan tâm khá muộn

Đến nay, mặc dù đã có những quy định pháp luật về bảo tồn hệ sinh thái song

việc thực hiện đưa pháp luật vào thực tiễn áp dụng còn nhiều khó khăn, bất cập

Điều đó dẫn đến môi trường sinh thái ở nước ta bị suy thoái nghiêm trọng

Hiện nay đã có những quy định về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm

môi trường, Nhưng mức phạt còn chưa đủ sức răn đe đối với các cá nhân, tổ

chức trong xã hội Mặt khác, trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa có

văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về biện pháp xử phạt đối với

các hành vi gây ảnh hưởng xấu, làm sụt giảm, suy thoái các hệ sinh thái

Do đó, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn

gặp nhiều khó khăn Dẫn đến hiện tượng các hệ sinh thái ở Việt Nam ngày càng

bị suy thoái Điển hình như sự suy giảm diện tích rừng từ năm 1943 đến năm

1995, tỷ lệ độ che phủ của rừng giảm từ 50% xuống còn 28% Sự suy giảm đó

kéo theo sự suy thoái của nhiều hệ sinh thái

Việc phá các vùng rừng đước nguyên sinh để nuôi trồng thủy sản, thiếu sự

bảo vệ cần thiết để tránh xảy ra cháy các khu rừng ngập mặn đang làm cho hệ

sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp dần Hậu quả là các giống loài gắn liền với hệ

sinh thái này có nguy cơ bị tuyệt chủng

Việc khai thác quá mức ở các vùng biển gần bờ với những phương thức đánh

bắt lạc hậu, thậm chí hủy diệt hàng loạt, quy hoạch sử dụng đất ven biển chưa

tốt làm suy giảm đáng kể đa dạng sinh học biển Các hệ sinh thái rặng san hô

cũng đang bị đe dọa hủy hoại bởi các hoạt động của con người

Trang 8

3.2 Những nguyên nhân chủ yếu

Thứ nhất, nước ta thiếu cơ sở khoa học về chuyển đổi sử dụng đất, mặt nước

Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông

nghiệp, trồng cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản; quá trình đô thị hoá và

phát triển cơ sở hạ tầng cũng dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và

các sinh cảnh tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học.7 Việc xây dựng các hồ

chứa cho thuỷ điện bên cạnh làm mất đi các khu rừng tự nhiên, ngăn cản đường

di cư của cá, phân cắt dòng sông Nhiều công trình hồ chứa thuỷ điện khi đi vào

hoạt động đã không vận hành đúng quy trình như chế độ xả lũ, bảo đảm dòng

chảy môi trường gây ra các thiệt hại về người, về kinh tế, ảnh hưởng đến các hệ

sinh thái vùng hạ lưu Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng còn làm tăng dân

số cơ học tạo ra tác động gián tiếp đến suy thoái đa dạng sinh học

Thứ hai, sức ép từ gia tăng dân số Hiện nay, Việt Nam là một trong những

nước có mật độ dân số cao Điều này dẫn đến việc diện tích đất tự nhiên bị thu

hẹp làm mất đi môi trường sống của nhiều loài sinh vật Hoạt động sống của con

người cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng, phá hủy cảnh quan, hệ sinh thái Đồng

thời, gây khó khăn cho việc quản lý và áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh

thái của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ ba, tình trạng du canh, du cư của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam Việc di cư khiến cho hoạt động kiểm soát của nhà nước gặp phải rất nhiều

khó khăn Kinh tế của bộ phận này chủ yếu dựa vào việc khai thác gỗ, săn bắt

thú rừng khiến cho hệ sinh thái rừng bị đe dọa nghiêm trọng

Thứ tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo nên những tác động

tổng hợp đối với đa dạng sinh học, trong đó có vấn đề làm gia tăng nhu cầu sử

dụng và chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên với một tốc độ chưa từng có trước

đây

 Như vậy, những nguyên nhân trên đã khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật

về bảo tồn các hệ sinh thái gặp phải rất nhiều khó khăn

7 https://www.thiennhien.net/2015/01/14/thuc-trang-va-giai-phap-quan-ly-bao-ton-da-dang-sinh-hoc/ ,

Thực trạng và giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, ngày 14/01/2015.

Trang 9

3.3 Một số kiến nghị về giải pháp nhằm thực hiện tốt việc áp dụng pháp

luật về bảo tồn các hệ sinh thái ở Việt Nam

Dựa trên thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các

hệ sinh thái đã phân tích ở trên, ta có thể đưa ra một số các giải pháp chung như

sau:

- Cần phải xây dựng một văn bản có giá trị pháp lý cao, đề cập đến mọi

khía cạnh của bảo tồn các hệ sinh thái ở Việt Nam

- Nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như trình độ quản lý của các cán bộ

thuộc các bộ, ngành có liên quan đến việc thực hiện bảo tồn các hệ sinh

thái bằng pháp luật nói riêng và bằng các phương thức khác nói chung

- Tăng cường, đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, vận động để nâng

cao nhân thức của người dân Trước hết là những kiến thức về đa dạng hệ

sinh thái, sau đó là đến các hiểu biết về quy định pháp luật bảo tồn các hệ

sinh thái Làm cho người dân hiểu và tự nguyện, nghiêm túc thực hiện

pháp luật về lĩnh vực này

- Cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật quy định về đa dạng hệ

sinh thái trên các lĩnh vực khác nhau, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn,

gây ra sai sót, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn

- Đồng thời, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, quy định cụ thể thẩm

quyền quản lý, xử lý các vi phạm, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo

tồn và phát triển các hệ sinh thái đối với các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, các bộ, ngành liên quan, phối hợp

- Bên cạnh những giải pháp chung, mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố trong hệ sinh

thái chung cũng cần có những biện pháp riêng để giải quyết những tồn tại,

thực hiện bảo tồn và phát triển đa dạng sinh thái, xây dựng môi trường

trong sạch

Trang 10

KẾT LUẬN

Các hệ sinh thái là một thành phần quan trọng của môi trường, nó gắn liền

với văn minh loài người nói chung và văn hóa dân tộc Việt Nam ta nói riêng

Để phục vụ nhu cầu phát triển của mình, con người đã làm thay đổi rất nhiều

các thành phần tự nhiên Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh

tế-xã hội, chúng ta đã dần lãng quên và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng

đối với nền sinh thái Khi hệ sinh thái mất đi sự cân bằng của nó, tất yếu sẽ

ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người Bởi lẽ, hệ sinh thái là nguồn cung

cấp thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu tự nhiên quý giá và dồi dào nhất của

con người Chính vì vậy, mặc dù một quốc gia có đa dạng hệ sinh thái cao

hay không thì việc quản lý, sử dụng tài nguyên sinh vật của quốc gia đó vẫn

nên là ưu tiên số một để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu con người và thực

hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận thức được vai trò to lớn của các hệ sinh thái đối với sự phát triển bền

vững của đất nước, trong những thập niên gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã

dần quan tâm hơn đến việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái Điều đó

được thể hiện qua hàng loạt những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

các vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát triển nguồn sinh vật thuộc các hệ

sinh thái Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách khoa

học – kỹ thuật và sử dụng phương pháp vận động, tuyên truyền ý thức bảo vệ

đa dạng sinh thái trong quần chúng nhân dân Mặc dù vậy song hệ thống

pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn các hệ sinh thái ở Việt

Nam còn nhiều bất cập hạn chế Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân

dân ta cần phải quan tâm, chú trọng hơn nữa đến việc bảo tồn và phát triển

các hệ sinh thái trong nước

Ngày đăng: 27/09/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w