HS phải tự giải quyết cácvấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của GV hoặc của HS khác,chính vì vậy phù hợp với việc phát triển NL hợp tác cho HS.. Phân tích logic cấu nộ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ TUYẾT MAI
PHÁT TRIEN NĂNG LỰC HỢP TAC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐÈ “CÁU TRÚC CỦA CHÁT”
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
HÀ NỘI, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ TUYẾT MAI
PHÁT TRIEN NĂNG LUC HỢP TAC CHO HỌC SINH
THONG QUA DAY HỌC CHU DE “CÁU TRÚC CUA CHAT”
KHOA HOC TU NHIEN 7
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hùng Huy
HÀ NOI, 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và lựa chọn, em cũng đã hoàn thành nội dung luận văn Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân
tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thê
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Hùng Huy, người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn cho em Thầy đã dành
cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửacho em những chỉ tiết nhỏ trong luận văn, giúp đề cương luận văn của em đượchoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức Thầy cũng đã luôn quan tâm, độngviên, nhắc nhở kịp thời dé em có thé hoàn thành luận văn đúng tiến độ
Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô phụ trách đào tạo sau đại học
của Đại học giáo dục, đại học Quốc Gia Hà Nội vì đã luôn tận tình hỗ trợ, cỗ vũ và
khích lệ em cũng như các thành viên trong khóa QH-2021-S hoàn thành tốt đề cương.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các anh/chị
cùng lớp cao học QH-2021-S vì đã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ em trong qua
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả
Hoàng Thị Tuyết Mai
Trang 4DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
DA Dự án
DHDA Dạy học dự án DHHT Dạy học hợp tác GV Giáo viên
HS Học sinh
HSG Học sinh giỏi
HSK Học sinh kha HSTB Hoc sinh trung binh
KHTN Khoa hoc tu nhién KT Ky thuat
KTDH Kỹ thuật dạy hoc
NL Nang luc
NLHT Nang luc hop tac PPDH Phuong phap day hoc
il
Trang 5MỤC LỤC
096.1000015 1
1 LY do chọn đề tai c.sceccecceccccccccssescessscesessessessessessssessessesssssessessessesssseessssessessesseanees 1
2 Mục đích nghiÊn CU cccccccesesseesecsseeseeesecssecececeeceseceseceesseeeseeesesseeeesesesseees 2
3 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 6< E1 1891119119 1191191 1 9111 HH HH gu 2
4 Khách thé và đối tượng nghiên cứu - + + s+S++E2E2EEEeEEeEEEEkerkrrerreee 3
6 Giả thuyết nghiên cứu ¿-2¿- 5: ©2+©+++Ex+2EE2EEE2E312212212112711211 211221 22 cExe 3
7 Pham vi nghién CUU 0n a 3 8 Phương pháp nghién CỨU 6 t1 x19 91901 1 HH HH nh nh nh nh nành 3
9 Đóng góp mới của đề tài ¿ s: + 5++2x+2Ex9EEE2E3122122127112711211 21127122212 xe 5
10 Cầu trúc i00 ằằằằääẽ 1ä 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU - 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu trong nước và thé giới -:-¿-©5¿+c+++zx+zse+rxesrxrsrxee 6
1.1.1 Trên thé giới 5c 5c EtỀEEEE E2 E21 TE1111121121121 111111 re 61.1.2, O Up nhe O.dA 7
1.2 Năng lực hợp tác trong giáo dục học sinh - - ‹ ss++sk*+sskksseseserereereeee 8
I4 nnngGgljlñđùàj1% 53 81.2.2 Cấu trúc và các biểu hiện của Năng lực hợp tác -ecse+ 91.2.3 Cong cu danh gid / 06 1
1.3 Dạy học phát triển năng lực hợp tac cececceccssessessessessessessessessessssessecsessessesseeseees 16
1.3.1 Phương pháp dạy học dự án phát triển năng lực hợp tác 17
1.3.2 Phương pháp dạy hoc theo 'HÓIM c5 +SEEsseekeseeeeere 22 1.3.3 Dạy học theo ĐÓC c+ss«2 Error! Bookmark not defined.
1.3.4 Một số kỹ thuật day NOC tith CỰC Ă cv rệt 191.4 Khảo sát thực trạng việc hợp tác trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập đối
với học sinh lớp 7 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội 23
ID T1 08 UữớnwỤ 23
1.4.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát - c5 SccStcE‡EEEEEEEeEkerkerkersereee 24
1.4.3 Nội dung KhảO SÁÍ kg HH nghệ 24 1.4.4 Phương pháp KhỏO SỐÍ cv vn kg kg 24
II 84279000 3ä34 Ô 27
1H
Trang 6CHƯƠNG 2: PHÁT TRIEN NANG LỰC HỢP TÁC CHO HS LỚP 7
THONG QUA VIỆC DẠY HỌC CHU ĐÈ “ CẤU TRÚC CÁC CHÁT” 28
2.1 Phân tích mục tiêu và cau trúc nội dung chủ đề “ Cấu trúc của chất” 28
2.1.1 Mục tiêu phan “Cau trúc của chat” KHTN 7 -ccccccccccec 282.1.2 Cấu trúc nội dung chủ dé “ Cau trúc của chat chat” KHTN 7 30
2.1.3 Những điểm can lưu ý về nội dung và phương pháp day học 32
2.2 Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh - 34
2.2.1 Xác định tiêu chi và các mức độ danh gia Năng lực hop tác của học sinh 34
2.2.2 Thiết kế bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi tự đánh giá - 41
2.2.3 Bài kiỂm tFd cs: + vn ng 472.3 Nguyên tắc thiết kế dựa án thuộc chủ dé “Cấu trúc của chat” nham pháttriển NANG luc NOP tac eeeeseeceesccesecesecececseeeeeeecseeeeceeceaecseeeeceaeseeeseeeeeseaeeeeeeaees 472.3.1 Nguyên tắc lựa chọn nội dung dé áp dụng PHHT, KTDH tích cuc 47
2.3.2 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợpmục tiêu phát triển NLHT cho học sinh THƠS 2-5252 cectecererses 482.3.3 Quy trình phát triển năng lực hợp tác thông qua dạy học: 49
2.3.4 Những nội dung kiến thức chủ dé “ Cấu tạo của chat” KHTN 7 cóthể lựa chọn dé xây dựng KHHT phát triển NLHT cho học sinh 50
2.4 Thiết kế kế hoạch bài học theo dạy học dự án nhằm phát triển Năng lựcIiUsr 0 51
2.4.1 Biện pháp 1: Sw dụng phương pháp “Dạy học dự án ” 51
2.4.2 Biện pháp 2: Sứ dụng các kỹ thuật dạy học tích cực .- 62
2.4.3 Biện pháp 3: Su dụng phương pháp dạy học theo góc 79
2.4.4 Biện pháp 4: Phương pháp nhóm chuyÊH QI, sec s<< + 80Tiểu kết chương 2 - 2-2: 2 22SESEEEEE2112E1571212112111111211211111 21.11 xe 87CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SU PHẠM c5 cc+cccczcrrsrersee 883.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm sư phạm 2-2 2 2 s+£x+£s+£+2 +2 883.1.1 Mục đích, thời gian, đối tượng, địa điểm thực nghiệm sư phạm 88
3.1.2 Yêu cẩu về thực nghiệm sư DÏQIH - sec kShhisisrrsrreseree 88
3.1.3 Phương pháp thu thập và xử li dit lIỆU 5555 ĂSSSs+seesseeeeses 89
1V
Trang 73.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm 2- 22 +¿22++2+++Ex+2E++2E+tEE++zxzrxerxrersree 91
3.2.1 Kết quả và xử lí thong kê qua điển bài kiểm tr eccecceccescesseessessesseeseeseen 913.2.2 Kết quả qua phiếu đánh giá năng lực hợp tác của học sinh 94
3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và kết luận - 2-52 2 22 97
3.3.1 Phân tích kết quả thông qua bài kiểm tra của học sinh 973.3.2 Phân tích kết quả thông qua phiếu đánh giá năng lực hợp tác của
1211, | áaăăa 3ä 97
3.3.3 Kết quả phản hồi của giáo viên và học sinh sau thực nghiệm 98
Tiểu kết chương 3 - esscssessessesscsscsecsssesscssessesscsscsessesseseessesscaseseeseeees 101
KET LUẬN VA KHUYEN NGHI o.oo cccccssscssssesssessssssssesssesssessssessseessssssessseessess 102
TÀI LIEU THAM KHAO o.oo cccccecccssssesssessssesssesssesssvesssesssesssessssesasecesessssesaseessess 103
PHU LUC
Trang 8Tiêu chí đánh giá NLHTT -.- 5 223321121 1235EEEEEErrrrrrkrry 10
Nội dung chủ đề “ Cấu trúc của chất” KHTN7 -¿ 30
Phân phối chương trình phần “Cấu trúc của chất _KHTN 7” 31
Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tac - scsecs+ss 34Bảng hỏi kiểm tra tiêu chí Xác định mục tiêu hợp tác - 41
Bảng hỏi kiểm tra tiêu chí Xác định nhiệm vụ chung của nhóm 42
Bảng hỏi kiểm tra nhóm tiêu chí chia sẻ hiểu biết cá nhân 42
Bảng hỏi kiểm tra tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện 43
Bảng hỏi kiểm tra tiêu chí nhận và thực hiện nhiệm vụ 44
Bảng hỏi kiểm tra tiêu chí trao đổi trình bày kết quả với các thànhviên trong nhÓi + + + + E+ E1 k1 TH ng HH 44 Bang hỏi kiểm tra tiêu chí đánh giá - 5: 2-52252+Eccxecxezxezserszrs 45Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của học sinh khi hoạt động nhóm 45
Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của nhóm khi hoạt động nhóm 46
Nội dung thiết kế dạy học phát triển NLHT cho HS THCS 50
Tiến trình dạy học chủ đề tích hợp liên môn - +-c<+<<x++ 52Phân chia nhiệm vụ từng thành viên nhóm - : 5+ 5-s++<<>+s+ 55Đối tượng và dia ban thực nghiỆm - - +55 + + *+sxsesserssersee 88Bài dạy thực nghiệm và PP, KTDH chủ yếu -5:sz5+: 88Phân phối kết qua bài kiểm tra 2- 2 22 22S£+E2+E££Ev£EeExerxerszrs 91Phan trăm số học sinh đạt điểm XX¡ - 5-52 St+t‡E+EeEeEerxererxers 91Phan trăm số học sinh đạt điểm Xj trở xuống ¬— 91Phan loai két UA NOC tp eee 5 93
Các tham số thống kê 2 2 ©22©S222E2EE22EEE2E222122212211221222 2e 94Kết quả NLHT của HS do GV đánh giá - 2-52 ©52+cz+£sc£xerse2 94Điểm trung bình các tiêu chí NLHT của lớp TN : -: 95
Thống kê các tham số đặc trưng điểm NLHT lớp TN và ĐC 95Kết quả thực hiện dự án của các nhóm - + +- + s++‡+sx+esserss 96
VI
Trang 9Biéu đồ 3.1.Biéu đồ 3.2.Biéu đồ 3.3.Biểu đồ 3.4.Biểu đồ 3.5.Biéu dé 3.6.Biéu đồ 3.7.Biểu đồ 3.8.Biéu dé 3.9.
Hinh 1.1.
Hinh 1.2.
Hinh 1.3.
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ 1.2
DANH MỤC CÁC BIEU ĐỎ, HÌNH VÀ SƠ DO
Đường lũy tích của bài TN 86 1 - 2-2 c2E2+xerxerxerrerreee 92Đường lũy tích của bài TN số 2 - 2 ©5¿252+2cEEeEErErrrerkerxee 92
Tổng hợp phân loại kết qua học tập (bài TN 1) . - +: 93Tổng hợp phân loại kết quả học tập (bài TN 2) - 5-5 94
Sự tiến bộ các tiêu chí NLHT của lớp ĐC - ¿©5552 95Sự tiến bộ các tiêu chi NLHT của lớp TN ke 95So sánh điểm NLHT giữa 2 lớp DC và TN lần I - 96So sánh điểm NLHT giữa 2 lớp DC va TN lần - 2+ 96
Tổng điểm trung bình các biểu hiện NLHT của nhóm - 97
Mô hình dạy học theo góc Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ tư đUy -55-Sc 2t 2 2 221221211211211211711211 2110111211 rre 19
Kĩ thuật “khăn trải bàn” 2 s+2Ec2Ec2E2EEEEEEEEEEEEEEerkerkerree 21
Cấu trúc của năng lực hợp tac ¿+ ++c++c++E++E2EEkeEkerkerkrrrrrree 9Đặc điểm của DHDA -¿- 2: 5222222£EEEEE2EE221221 21212221 2xx 18
vii
Trang 10dạy học các môn học trong giáo dục phố thông hiện nay ở Việt Nam mới được bắt
đầu nghiên cứu Trong quá trình học tập, học sinh cần được củng cố và phát triển
các năng lực chung và năng lực chuyên biệt theo từng bộ môn.
Vẫn đề giao tiếp và hợp tác của người học đã được Đảng, Nhà nước quan
tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua Trong chương trình giáo dục phổ thông
2018 đã nêu rõ “Giao tiếp — hợp tác” là một trong 3 năng lực thuộc nhóm năng lựcchung cần hình thành và phát triển cho người học Hơn thế, hợp tác là năng lực
hướng tới định hướng trong hướng nghiệp sớm, là năng lực vô cùng quan trọng hình
thành người lao động chất lượng, đáp ứng triệt để yêu cầu phát triển kinh tế, đấtnước Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiếnthức sang phát triển toàn điện năng lực va phẩm chất người học Học di đôi vớihành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội.
Năng lực hợp tác là một trong những năng lực chung, quan trọng cần đượchình thành và phát triển cho người học trong quá trình học tập Bồi dưỡng năng lựchợp tác là phương thức tối ưu dé tạo động lực mạnh mẽ giúp HS học tập hướng tớimục tiêu nghề nghiệp tương lai Trong thực tế nhiều HS còn chưa ý thức về phươngpháp giao tiếp hiệu quả, năng lực hợp tác của HS THCS nói chung còn rất hạn ch
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do GV chưa có biện pháp
hướng dẫn, tô chức cho HS tự học theo quy trình cụ thé và khoa hoc
Dạy học dự án (DHDA), dạy học theo nhóm, theo góc là một số trong
những phương pháp dạy học tích cực, theo hướng phân hóa người học Với dạy học
1
Trang 11dự án, mỗi HS có thể lập kế hoạch thực hiện nội dung học tập cho bản thân mình:Học sinh có thê quyết định nội dung nào cần nghiên cứu trước và có thê dành baonhiêu thời gian cho nội dung đó HS có thể quyết định tạo ra một môi trường làmviệc cá nhân phù hợp để đạt kết quả theo hợp đồng đã ký HS phải tự giải quyết cácvấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của GV hoặc của HS khác,
chính vì vậy phù hợp với việc phát triển NL hợp tác cho HS
Chủ đề “ Cau trúc của chất” — Khoa học tự nhiên 7 bao gồm các kiến thức về
Nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên té hóa học.Nếu giáo viên chỉ truyền thụ những kiến thức lý thuyết cơ bản như sách giáo khoathì việc học trở nên thụ động, rất trừu tượng với học sinh va dé gây nhàm chán Tuynhiên, nếu vận dụng kiến thức này dé xây dựng dự án học tập sẽ giúp HS hình thànhvà phát triển NL hợp tác, đồng thời giúp HS chiếm lĩnh tri thức môn học
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triểnNăng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề “Cấu trúc của chất” Khoa
học tự nhiên 7 2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển Năng lực hợp
tác cho HS thông qua dạy học chủ đề “Cấu trúc của chất” môn Khoa học tự nhiên 7 Quađó góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất lượng dạy học
KHTN7 theo định hướng phát triển NL HS
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu trên tác giả các định các nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển NLHT cho HS, cơ sở lý luận
về PPDH hợp tác và các kỹ thuật dạy học tích cực
- Điều tra thực trạng NLHT của HS phô thông, việc vận dụng PPDH hợptác trong dạy học hóa học ở một sỐ trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc và nội dung phần “ Cau tạo chat” KHTN7
- Đề xuất các vận dụng PPDH hợp tác nhằm phát triển NLHT cho học sinh,
qua vi dụ cụ thể trong dạy học phan “Cấu tao chat” _ KHTN 7
- Xây dựng công cụ đánh giá NLHT cua HS thông qua việc vận dung PPDH
Trang 12hợp tác kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực.
- Thực nghiệm sư phạm, tổng hợp và xử lý dữ liệu nhằm đánh giá tinh khảthi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất
- Rút những bai học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng day học.
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.4.1 Khách thể nghiên cứu
Qua trình dạy học môn KHTN ở trường THCS4.2 Đối trợng nghiên cứu
Sử dụng các PHDH tích cực nhằm phát triển NLHT cho học sinh thông quachủ đề “ Cấu trúc của chất” KHTN 7
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Cau trúc năng lực hợp tác?
- Biện pháp phát triển Năng lực hợp tác cho học sinh?
- Biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học chủdé “ Cầu trúc của chat” môn Khoa học tự nhiên 7
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Việc học sinh chưa phát huy tốt Năng lực hợp tác có thé do cách tổ chức
hoạt động học tập, cách phân công nhiệm vụ của giáo viên chưa hợp lý.
- Giáo viên chưa xây dựng rubric đánh giá nên việc đánh giá chưa đúng đến
từng cá nhân học sinh.
- Nếu GV thiết kế và vận dụng hiệu quả một số PPDH tích cực ( dạy học dựán, dạy học theo góc, dạy học theo trạm ) kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cựcphan “ Cấu trúc của chat” KHTN 7 thì phát triển được NLHT của HS
Trang 138.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
trong công tác giáo dục công trình, tài liệu liên quan đến đề tài luận văn, phân tíchvà xử lý các số liệu dé tạo điều đề cho cơ sở lý luận của dé tài Nghiên cứu các loạitài liệu về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác
giáo dục; các công trình nghiên cứu trong có liên quan đến đề tài
Phân tích logic cấu nội dung, chương trình SGK Khoa học tự nhiên 7 làm cơ
sở xác định nội dung DH dự án phát triển các năng lực qua dạy học dự án thông qua
Điều tra bằng phiếu hỏi để biết được thực trạng dạy và học KHTN, thực
trạng phát triển NL hợp tác cho HS trong dạy học Hóa học ở một SỐ trường THCS,
thực trạng sử dụng DHDA dé phát triển năng lực hợp tác cho HS THCS.8.2.1.3 Mẫu điều tra
8.2.1.4 Thời gian diéu tra
Thang 8 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023
8.2.1.5 Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu hỏi
8.3 Phương pháp thực nghiệm sw phạm 8.3.1 Mục dich
Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tinh đúng đắn của giả thuyết khoa học
8.3.2 Nội dung
Tiến hành day thử một số giáo án.8.3.3 Mẫu thực nghiệm
Trang 14Lớp đối chứng: 7ABI, 7AB2, 7MT Lớp thực nghiệm: 7AB3, 7AB4, 7ADI
9 Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Làm phong phú thêm về quan điểm dạy học hợp tác vớiphát triển NLHT của học sinh THCS
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng DHHT của giáo viên tai một số
trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thiết kế và thực nghiệm được một số kế hoạch dạy học nhằm phát triểnNLHT trong day học phan “Cấu tạo chất” KHTN 7
- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLHT của học sinh.10 Cau trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứuChương 2: Phát triển Năng lực hợp tác trong dạy học KHTN thông qua chủ
dé: “Cau tạo của chat” Khoa học tự nhiên 7
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử nghiên cứu trong nước và thế giới1.1.1 Trên thế giới
Vào thế kỷ 20, bản chất xã hội của việc học tập và sự vận động được Dewey
khám phá, giảng dạy thông qua thảo luận và thông qua giải quyết vấn đề thực hành.
Elwin với khái niệm phụ thuộc lẫn nhau về xã hội và ý tưởng hợp tác và cạnh tranh củaDeutsch có thé được xem như là những hạt giéng sớm của quá trình học tập hợp tác
Một số nhà nghiên cứu giáo dục đã chia sẻ quan điểm về hợp tác trong giáo
dục như sau:
Alpert mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên khi ông nghiên cứu
nhóm Dynamics và tâm lý xã hội và viết về những lý do dang sau sự thành công vàthất bại của các nhóm
Sự phát triển trí tuệ được Piaget nói như một thứ được nuôi dưỡng bởi sự
tương tác xã hội.
Vygotsky ủng hộ ý tưởng học tập như một quá trình xã hội Theo lý thuyếtcủa ông, chúng ta học đầu tiên từ những tương tác của chúng ta về mặt xã hội sau
đó thực hiện việc học đó cho bản thân cá nhân của mình.
Theo Joseph S Krajcik (2003), trong sự hợp tác giữa hoc sinh với cộng đồng,
học sinh làm việc với cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, bà con, những “chuyên gia” mà các
em biết qua thầy giới thiệu hoặc qua các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực học
tập cần thiết , băng cách gặp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư gửi qua
đường bưu điện, thư điện tử, để chia sẻ, học hỏi các thông tin nghiên cứu Ôngcũng đã giới thiệu rất nhiều dạng của sự hợp tác này Ví dụ, học sinh có thể gọi điệnđến một cơ quan nông nghiệp hoặc một nhà nông học đề hỏi về một loại sâu, bướm
mới được phát hiện; có thể hỏi một nhà Thiên văn một thông tin nào đó về vũ trụ,
trao đôi với một nhà Lịch sử cho một cuộc thi tìm hiểu Lịch sử thậm chí, các em cóthé trao đổi một van dé học tập với các nhà khoa học ngoài biên giới (điều này đã có
ở nhiều sinh viên các nước tiên tiến) Nếu có một vị khách mời tới lớp học dé mô
phỏng một khái niệm, thảo luận một van đề hay trả lời những câu hỏi của học sinh thì
điều đó lại càng kích thích sự học tập của học sinh hon Vậy là, những thành viên
trong cộng đồng có thé trở thành những cố van cho học sinh, hợp tác với học sinh dé
giải quyết van đề Dé mở rộng sự hợp tác ra khỏi bốn bức tường của lớp học
6
Trang 161.12 Ở Việt Nam
Liên quan đến đề tài này có một số nghiên cứu sau đây:- Một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học hóahọc phần vô cơ lớp 11 THPT, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Trinh trường Đại học Vinhnăm 2015 Đề tài này đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện,phát huy năng lực hợp tác cho HS thông qua việc day học hóa học phần vô cơ 11
THPT, góp phan thiết thực nâng cao chất lượng day học hóa học ở trường THPT
- Đánh giá năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương chuyền hóavật chất và năng lượng — Sinh học I1 trung học phổ thông, đề tài của Phan Thị
Thanh Hội, Phan Huyền Phương - khoa Sinh trường Đại học sư phạm Hà Nội ( năm2015) Đề tài này cho thấy hầu hết học sinh đều đã có sự phát triển năng lực hợp tácthông qua việc rèn luyện qua các bài thực nghiệm, cụ thê ở việc đánh giá tổng hợpcác mức độ của mỗi kỹ năng tăng dan qua các dot thí nghiệm và sự tăng này có ýnghĩa thông qua việc đánh giá độ tin cậy bằng phần mềm SPSS
- Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học chủ đề ứng dụng củađạo hàm, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Linh trường Đại học quốc gia Hànội, năm 2014 Luận văn này đã góp phần làm sáng tỏ các quan niệm về hợp tác,
dạy và học hợp tac, day học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho HS và đãlàm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm trên Luận văn đã nêu được quan điểm vềdạy học đạo hàm và các ứng dụng của đạo hàm Vận dụng được một số vấn đề lýluận về dạy học theo hướng phát triển NLHT cho học sinh vào thực tế dạy học chủ
đề “Ứng dụng của đạo hàm” Đánh giá được tình trạng dạy và học theo hướng phát
triển NLHT, dạy và học chủ đề Ứng dụng của đạo ham ở trường PT HermannGmeiner Việt Trì Xây dựng và đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng pháttriển năng lực hợp tác cho học sinh THPT
- “Phát huy vai trò cá nhân của học sinh khi tổ chức dạy học hợp tác ở trường
trung học cơ sở” của tác giả Hoàng Lê Minh, tạp chí khoa học ( 2012), Đại học Sư
phạm Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy vai tròcá nhân, từ đó đưa ra 5 biện pháp cơ bản nhăm phát huy vai trò cá nhân HS trong
DHHT Bài báo góp phần tháo gỡ những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức dạy học hợp tác.
Trang 17* Các bài báo:
- Day học hợp tác — một xu hướng mới của giáo dục thế kỷ XXI Tạp chí khoahọc Đại học Sư phạm TP.HCM, năm 2011 Bài báo này nói về quá trình hình thànhvà HDHT, các khái niệm liên quan đến dạy học hợp tác, những đặc trưng, ưu điểm vànhược điểm của DHHT, những kinh nghiệm dé day học hợp tác thành công
- Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học “ lập trình hướng đối tượng” cho sinhviên cao đẳng nghề tin học ứng dụng tại trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị (7/2020)
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho hoc sinh trong day học công nghệ 8
theo hình thức dạy học dự án.
Nhìn chung, các đề tài và bài báo trên đã đề cập đến việc phát triển năng lựcngười học, Dạy học dự án, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học
Tuy nhiên, hầu hết tài liệu trên đều nói về việc phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh qua các môn học Dia, Lý, Hóa học, Tin học nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua phương pháp — kỹthuật day học liên quan đến kiến thức chủ đề: “Nguyên tử - Nguyên tố hóa học — Sơlược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tô hóa học” môn học KHTN 7 nói riêng
và KHTN nói chung 1.2 Năng lực hợp tác trong giáo dục học sinh 1.2.1 Khái niệm
Nang lực hợp tác [11] là khả năng của một cá nhân hoặc một tô chức dé làm
việc cùng nhau hiệu quả trong một môi trường tập thé Nó bao gồm kha năng hợp
tac, giao tiép, va lam viéc đồng đội để đạt được mục tiêu chung hoặc giải quyết cácvấn đề phức tạp Năng lực hợp tác cũng đòi hỏi sự linh hoạt, tôn trọng, và khả năng
thích nghỉ với các phong cách và quan điểm khác nhau
Tuckman va Jensen (1977): Bruce Tuckman va Mary Ann Jensen đã dé xuat
mô hình "Forming-Storming-Norming-Performing-Adjourning" để mô tả quá trình
phát triển của một nhóm làm việc Họ đã nhấn mạnh rằng sự hợp tác đúng cách là
cần thiết để nhóm đạt được hiệu suất tốt nhất Qua quá trình "norming" (định hình),
nhóm phát triển quy tắc và giao tiếp hiệu qua dé làm việc cùng nhau
Belbin (1981): Meredith Belbin, một nhà tâm lý học tổ chức, đã nghiên cứuvề vai trò và năng lực của các thành viên trong nhóm làm việc Ông đã đề xuất rằngdé có sự hợp tác hiệu quả, mỗi thành viên trong nhóm nên đóng vai trò phù hợp dựa
Trang 18trên kha năng và tính cách của họ, ví dụ như vai trò của "người lãnh dao," "người
sáng tạo," và "người thực hiện."
Tichy và Cohen (1997): Noel M Tichy và Ellen R Cohen đã viết về khái
niệm "vương quốc của tối ưu hóa," nơi sự hợp tác và tạo ra giá trị thông qua mối
quan hệ xã hội trong tổ chức được coi trọng Họ đã khuyến nghị rằng tạo ra một môi
trường hợp tác và khuyến khích sự tham gia của tất cả thành viên trong tổ chức cóthể giúp cải thiện hiệu suất và sáng tạo
Như vậy, năng lực hợp tác là một yếu tô quan trọng trong thành công của cánhân và t6 chức Sự hợp tác hiệu quả giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúcđây sự đóng góp của tất cả các thành viên và đảm bảo mục tiêu chung được đạt
được một cách hiệu quả.
1.2.2 Cau trúc và các biểu hiện của Năng lực hợp tác
* Cấu trúc của năng lực hợp tácTheo tài liệu tham khảo của nhà khoa học Gary W Dickson dé cập trongcông trình nghiên cứu của ông vào năm 2000 tôi đúc rút được sơ đồ cau trúc của
năng lực hợp tác như sau:
So đồ 1.1: Cau trúc của năng lực hop tácSơ đồ trên cho thay cấu trúc của NLHT bao gồm có 3 năng lực thành phầnlà: Chia sẻ hiểu biết, tiếp thu ý kiến với người khác; thiết lập và duy trì các hoạt
9
Trang 19động; tô chức các hoạt động Mỗi năng lực thành phần bao gồm một số hoạt động
của cá nhân khi làm việc độc lập và làm việc nhóm trong quá trình hợp tác để giảiquyết nhiệm vụ chung
* Các biểu hiện của Năng lực hợp tác
Bang 1.1: Các năng lực thành phan của NLHT
NL thành
giật Mô tả
Học sinh cần chia sẻ với nhau những hiểu biết ban đầu về vấn đềnghiên cứu, đồng thời nhận chia sẻ, đóng góp từ các thành viênkhác để có chung hiểu biết ban đầu, tránh những mâu thuẫn,tranh cãi bảo vệ quan điểm trong khi thực hiện nhiệm vụ chung.Chia sẻ hiểu
biết, tiếp thu ý
kiến của người
ar gong thực hiện nhiệm vu.
Cách tô chức Nhiệm vụ cá nhân được thực hiện có sự góp ý từ các thành viên
hoạt động nhóm, tông hợp thành kêt quả chung của nhóm Học sinh được tự
đánh giá, đánh giá đồng đẳng đề hoàn thành tốt nhiệm vụ chung
- Trao đối, thảo - Trao đổi, thảo - Trao đối, thảo | Không trao uận, thống nhất luận, nhưng chưa luận 1 chiều, đồi, thảo luận, được với nhau thong nhat được |không có sự đóng chưa thống
dé cùng nhau với nhau để cùng góp ý kiến, chưa Inhất được với
đòi hói hợp tac
được giao.
- Giải quyế|- Giải quyết đồi hói hợp tác.
nhiệm vụ đúng | nhiệm vụ đúng được giao.
- Xác định được
- Xác định được | Xác định được chính xác, day lcác nhiệm vụ đặc
đủ mảng công biệt của các nhóm
- Chưa xác định
10
Trang 20- Xác định rõ
tuy nhiên chưa
đây đủ Bước đâu
lên kê hoạch đê 6 |thực nhiệm vu
chung - Xác định được
các yêu tô ảnh
hưởng đên hoạt
tuy nhiên chưa
đầy du Bước đầulên kế hoạch để
thực nhiệm vụ chung.
giải quyết nhiệmvụ chung.
ghiém của ca ân với thành lên trong nhóm - Chia sẻ, vận dụng chưa linhhoạt kiến thứcKHTN khi giảiquyết nhiệm vụ
chung.
ràng bối cảnh, | động nhóm, | hoạt động nhóm, | đánh giá được
đặc điểm, các |năng lực mỗi | không đánh giá | năng lực cácyếu tố ảnh | thành viên, các | được năng lực | thành vién,hưởng đến hoạt | thuan lợi, khó | các thành viên, | khó khăn
động nhóm, | khăn khó khăn thuận | thuận lợi mà
năng lực của lợi mà nhóm gap | nhóm gặp
mỗi thành viên, phải phải.
các thuận lợi,
khó khăn
- Truyền đạt - Truyền đạt khá | Truyền dat một |Chưa truyềnchính xác, day chính xác một số bố thông tin, kiến |dat được thôngđủ, đa dạng thông tin, kiến hức hoặc trải in, kiến thức,
rải nghiệm của á nhân với
hành viên trong
hóm.
Chưa chia sẻ, vận dụngđược kiến thứcKHTN khi giảiquyết nhiệmvụ chung
- Xác định được
mục tiêu cơ bản
cần trao đôi
- Trình bày khá rõ ràng, rành mạch các
đôi
- Trình bày
thiếu sự rõ
ràng, rành mạch các nội
dung, sản phẩm
Inhóm Chưa phát hiện được
11
Trang 21hân phối thời
đối phù hợp với
năng lực của mỗi
thành viên ( nếu
HS là trưởng nhóm)
động
được mục tiêu mà
mình muốn đạt,chưa thể đo
- Có sự phân công nhiệm vụ tương
bước đầu xác địnhnhiệm vụ mình cần
các phản hỏi, ý nhu pháp khắc phục | một cách thụ
kiến từ các |Xuât được biện động, chưa đề nhóm khác Đề [pháp khác phục xuất được xuất biện pháp các van dé duge biện pháp khắc
khắc phục các SOP ý phục.vấn đề được
gop y.
- HS xac dinh - HS xac dinh - HS xac dinh - HS chưa xác
định được mục tiêu mà mình
muốn dat.- Chưa lên kế
hoạch và liệt kê
nhiệm vụ - Chưa có sự
phân công nhiệmvụ tương đối
phù hợp với Inăng lực của mỗi thành viên (
nếu HS là trưởng
nhóm)
- Mỗi cá nhân
chưa xác định chính xác nhiệm
12
Trang 22Hoàn thành nhiệm
vu đúng hạn
động IHoàn thành nhiệm
Ivụ chậm hơn hạn
săn sàng thay
đổi phương án (nếu cần), tránh
việc bị động
Hoàn thành Inhiệm vụ chậm hơn hạn
- Trao đối, thaoluận, hiểu rõ
iém vụ nhóm,
ọc kỹ và hiểuường tận thông
in, mục tiêu hoặc êu cầu cụ thê về
ụ được giao.
- Tích cực học
hỏi, thê hiện tot tính thân câu thỊ.
- Trao đôi, thảo
luận, nhưng chưa
hiểu rõ nhiệm vụnhóm, đọc và hiểu
khá rõ mục tiêuhoặc yêu: cầu cụ
thé vê kiến thức,
yêu cầu cần đạt của dự án hoặc
Inhiệm vụ.
- Phối hợp với các
thành viên phân
công nhiệm vụ khá hợp lý, phù
lhợp với nang lực, khả năng của từng Ingười.
- Thực hiện nhiệm
vụ khá trách Inhiệm, đúng han,chất lượng Tham gia cộng tác, họp
Inhóm định kỳ
tương đối đầy đủ,nhận góp ý và điềuchỉnh chất lượng
nội dung thực hiện nhiệm vu được
giao.
- Tích cực hoc
hỏi, thể hiện tốttinh thần cầu thị
- Trao đôi nhưng
chưa thảo luận,
hợp với năng lực, khả năng của từng Ingười.
- Thực hiện nhiệm
vu thiếu tráchnhiệm, chưa đúng
han, chat lượng
Tham gia cộng tác, hop nhóm định ky
tương đối đầy đủ,nhận góp ý và điều
chưa cầu thị.
- Chưa trao đôi,
thao luận, chưa
- Chưa phối
hợp với các thành viên phân công nhiệm vụ.
IPhân công chưa
phù hợp với Inăng lực, khả
Inăng của từng
Ingười - Thực hiện
Indi dung thực Ihién nhiệm vụ
chưa nghiên cứu
giải quyết nhiệm
13
Trang 23cá nhân nghiên
cứu được với
nhóm, nhận góp ý từ nhóm.
- Chưa ghi nhận
sự đóng góp, đềxuất từ các thành
liệu, phương tiện
góp, đê xuât từ
các thành viên
trong nhóm.
1.2.3 Công cụ đánh gia NLHT
Việc đánh giá theo hướng phát triển năng lực là đánh giá theo kết quả đầu
ra, nhưng kết quả đó không chỉ là nên tảng kiên thức, ki năng cân có mà cân chú
trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và thái độ trong hoạt động
dựng một chương trình làm việc thật chỉ tiết, ké cả việc thiết lập sơ đồ của lớp học
- Thiết kế các tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung
- Thiết kế bảng kiểm hay phiếu quan sát
14
Trang 24> Bước 2: Quan sát, ghi nội dung
- Ghi chú lại những nội dung chính vào phiếu quan sát hay bảng kiểm
- Quan sát cách bồ trí của lớp học, khung cảnh lớp học, cơ sở vật chất, tiện
nghi phục vụ cho người học; quan sát lớp học hoặc một buổi seminar đang diễnra; quan sát về sự tương tác giữa mọi người với nhau; về văn hoá và cơ chế nâng
cao chất lượng hiện hữu của lớp học
- Trong quá trình phỏng van, cần sắp xếp thời gian dé ghi lại những quansát của mình Phải nhất quán về cách thức tiến hành quan sát
- Ghi chép lại những quan sát và ghi chú đặc biệt.
> Bước 3: Đánh gia
- Để nâng cao độ tin cậy của những kết luận qua quan sát cần hệ thống lạicác quan sát của mình, sau đó đối chiếu với các nguồn dit liệu khác Việc làm nàygiúp phát hiện ra những vấn đề mới cần được làm rõ thông qua những quan sát và
các bức tranh sống động về lớp học
1.2.3.1 Đánh giá qua ho sơ học tập
Đánh giá qua hồ sơ học tập là quá trình theo dõi, trao đổi, ghi chép được
của chính HS những gì HS đã thực hiện, cũng như thái độ, ý thức của HS với quá trình học tập của mình và mọi người.
Khi xây dựng kế hoạch, chương trình đánh giá qua hồ sơ GV cần phải thực
hiện theo quy trình sau:
- Trao đổi với các đồng nghiệp về các sản phẩm mà HS phải thực hiện dé
lưu giữ trong hồ sơ
- Cung cấp cho HS một số mẫu, ví dụ về hồ sơ học tập dé các HS biết cách
lựa chọn tư liệu, chứng tỏ mình đã đạt được một mục tiêu nào đó.
- Thiết kế các hoạt động học tập cho HS và các nhóm học sinh thực hiện.- Trong hoạt động của HS, GV cần tác động hợp lý, kịp thời bằng cách đặt câuhỏi, gợi ý hay động viên, khuyến khích HS hoặc bổ sung các thiết bị học tập cầnthiết
- Học sinh thu thập các sản phẩm như tài liệu, bài báo, bản báo cáo trìnhbày trước lớp, tranh vẽ , thủ công (chụp), các bài làm, dé thực hiện hồ so
- Thông qua hồ sơ, HS đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu học tập của
mình từ đó điều chỉnh hoạt động học tập
15
Trang 251.2.3.2 Tự đánh gia
Là hình thức mà HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng dựa vào mục tiêu họctập của bản thân trước, trong và sau các giờ học Bên cạnh đó HS có thé tiến hành
đánh giá lẫn nhau trong các giờ học.
GV thiết kế và sử dụng bài kiểm tra, bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tậptự đánh giá, bài báo cáo hay dự án để HS có thê tự đánh giá
- Với các bài kiểm tra trên lớp: GV cung cấp đáp án dé HS có thé tự đánh
giá bài của mình hoặc của bạn.
- Với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo hay dự án: HS thực hiện sau đó
tự đánh giá bài làm của mình thông qua bảng kiểm [11]
> Ưu điểm: Lam cho HS hiểu được những năng lực và tiềm năng riêng củamình Những NL của các em chỉ được phát triển khi được đánh giá một cách
trung thực và được định hướng đề phát huy hết khả năng
> Nhược điểm: Trong đánh giá cần đảm bảo tính khách quan.1.2.3.3 Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đăng là hình thức mà các nhóm HS cùng lớp s đánh giácông việc lẫn nhau HS s quan sát HS khác trong quá trình học để biết thêm các
kiến thức cụ thể về công việc của mình khi đối chiếu với GV Có thể dùng PP
đánh giá này như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng hình thức này vẫn chủ
yếu dùng dé hỗ trợ HS trong quá trình học tập
Học sinh s đánh giá lẫn nhau trên các tiêu chí định sẵn thông qua những
thuật ngữ cụ thé và quen thuộc Có thé coi đây như một phan của quá trình học
tập và GV là người hướng dẫn dé HS thực hiện đánh giá đồng đăng.1.3 Dạy học phát triển năng lực hợp tác
Có rất nhiều PPDH và KTDH tích cực nhằm phát triển NLHT cho HS Tuynhiên, trong phạm vi cua đề tài, tác giả chỉ vận dụng các PPDH và KTDH tích cực
được trình bày dưới đây.
Theo [1], “hợp tác là cùng nhau làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong
công việc hay một lĩnh vực nao đó dé thực hiện mục đích chung”
Trong DHHT, GV tổ chức cho HS hoạt động trong những nhóm nhỏ để cùng
nhau thực hiện một nhiệm vụ trong thời gian nhất định, HS kết hợp giữa làm việc cánhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau nhằm giải quyết nhiệm vu
được giao.
16
Trang 26e_ Những kinh nghiệm dé day học hợp tác thành công
- Số lượng các thành viên trong nhóm cần phù hợp với nhiệm vụ được
giao.
- Học sinh cần nhận thức được lợi ích của việc hợp tác Từ nhận thức đó schuyển hóa thành nhu cầu và động cơ hành động giúp HS tự giác và tích cựctham gia vào các hoạt động tập thê
- Ngoài trình độ chuyên môn thì GV cần có NL và kinh nghiệm tô chức,điều khiến hoạt động nhóm
- Giáo viên luôn đồng hành, bám sát các nhóm dé hỗ trợ kịp thời.- Việc phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp với mỗi thành
viên Điều này giúp cho mọi thành viên đều hoạt động và phát huy năng lực, sở
Dạy học theo dự án (DA) là một hình thức dạy học mà HS dưới sự điều
khiến và giúp đỡ của GV có thé tự giải quyết nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực hành, từ đó tạo ra các sản
phẩm thực hành có thể giới thiệu hoặc công bố được [10]
1.4.3.1 Phân loại
- Theo chuyên môn: DA môn học; DA liên môn; DA ngoài chuyên môn.
Theo quỹ thời gian: DA nhỏ (thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2
-6 giờ); dự án trung bình (giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học); dự án lớn (thờigian tối thiểu là một tuần, có thể kéo dai trong nhiều tuần)
- Theo nhiệm vụ: DA tìm hiểu; DA nghiên cứu; DA kiến tạo; DA hành động; DA hỗn hop.
- Theo sự tham gia của HS: DA cá nhân, DA cho nhóm, DA cho một lớp,
DA cho một khối lớp, DA toàn trường
+ Đặc điểm
17
Trang 27Định hướng hứng
Định hướng hành
———*|_ Định hướng kĩ năng
Định hướng sản Dạy học theo
Bước 1 Đề xuất giải pháp và lập kế hoạch: Lựa chọn chủ đề, xác định các
vấn đề cần giải quyết; xây dựng tiểu chủ dé; lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.
Bước 2 Thực hiện dự án: Tìm kiếm, tổng hợp và xử lí thông tin.Bước 3 Tổng hợp báo cáo kết quả: Xây dựng sản phẩm; báo cáo trình bàysản phẩm; đánh giá
“ Lưu ý
- Các DA phải gan việc học tập với thực tiễn đời sống: có sự kết hợp giữa lí
thuyết và vận dụng lý thuyết vào thực hành hay hoạt động thực tiễn
- Nhiệm vụ của DA phải phù hợp với trình độ và khả năng của HS.- Học sinh được chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với NL của mình
- Nội dung của DA có sự kết hợp tri thức của nhiều môn học khác nhau dégiải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
- Các DA học tập thường thực hiện theo nhóm, trong đó có sự hợp tác làm việc của các thành viên.
- Sản phẩm của DA không giới han trong những thu hoạch lý thuyết macòn có thé sử dụng, công bố hay giới thiệu
18
Trang 28- Dạy học dự án rất thích hợp dé tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của
vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các van dé thực tiễn
- Dạy học dự án không phù hợp với các bai học đòi hỏi sự trình bày chính
xác, chặt ch và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật li).
1.3.2 Một số kỹ thuật dạy học tích cực1.3.2.1 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
> Khái niệm
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy nền tang, là cách thứcđơn giản nhất, giúp chuyên tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài Nócũng là một phương tiện ghi chép đầy đủ, sáng tạo và rất hiệu quả về đối tượng
Trang 29> Ưu điểm: Có cái nhìn logic, mạch lạc; trực quan, dễ hiểu, dé nhớ; tínhliên kết, liên hệ giữa các ý cao; phát huy tối đa khả năng ghi nhớ của bộ não; kích
thích tính hứng thú sáng tạo của HS; giúp mở rộng được các ý tưởng va dao sâu
kiến thức; rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cáchlogic; thấy được bức tranh tông thể trong từng chỉ tiết của vấn đề; phát triển khảnăng thâm mỹ của HS
> Nhược điểm:
- Với sơ đồ làm trên giấy thường khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa tốn kém
- Nếu thực hiện trên máy tính thì phải tốn thời gian học cách sử dụng
- Nếu không được hướng dẫn chỉ tiết, HS tự do ghi chép gây mất trật tự,
mat ý nghĩa của SĐTD
- Sơ đồ do HS tự xây dựng s giúp HS nhớ bài lâu hơn sơ đồ do GV xây
dựng, sau đó giảng giải cho HS.
1.3.2.2 Kĩ thuật khăn trải bàn
quanh sao cho phù hợp với số thành viên của nhóm
- Mỗi HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ độc lập trong khoảng vài phút sau
đó viết vào giấy cá nhân hoặc phần giấy của mình trên tờ giấy Ao
- Từ kết quả của cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đưa ra kếtquả chung của nhóm và viét vào phân trung tâm của tờ giây Ao.
20
Trang 30kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”.
- Ý kiến chung của nhóm được ghi vào giữa “khăn trải bàn”, ý kiến trùngnhau có thé đính chồng lên nhau
- Y kiến chưa thống nhất, được giữ lại ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”
> Ưu điểm: Lớp học sôi nổi, tích cực, huy động được tất cả HS tham gia;
rèn kĩ năng hợp tác, kỹ năng trình bày hay tranh luận và phản biện; nâng cao mối
quan hệ giữa HS với HS; học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
> Nhược điểm: Nếu tô chức không tốt có thé dẫn đến tình trạng một số HS
ý lại, trông chờ hoặc như một quan sát viên, dẫn tới hiệu quả học tập không cao.
1.3.3.3 Kĩ thuật “KWL”
KWL là một kĩ thuật dạy học, trong đó “K” (known) - Những điều đã biết; “W”
(Want to know) - Những điều muốn biết; “L” (learned) - Những điều đã học được [12]
> Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS ki năng thu thập, quan lí thông tin, tự quan lí quá
trình học tập và điều chỉnh quá trình học tập của bản thân
- Nâng cao khả năng làm việc độc lập của HS cũng như sự tương tác giữa HS với GV và HS khác.
> Tác dụng đối với HS:
- Học sinh hứng thú, tập trung vào nội dung bài học, xác định được nhiệm
vụ học tập, nhu cầu, mong muốn được trang bị kiến thức, kĩ năng qua bài học
- Học sinh phân tích, đánh giá những kiến thức mới được hình thành và
21
Trang 31tự thấy được sự tiễn bộ của mình sau bài học.
> Cách tiến hành:Sau khi giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt, GV phát phiếu học tập
“KWL” sau cho HS:
K W K
(Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Điều đã học được)
- Giáo viên yêu cầu HS hoặc nhóm HS thảo luận và viết vào cột K những gìmà họ đã biết về nội dung bài học hoặc chủ đề Sau đó HS suy nghĩ va viết vào cộtW những gì muốn biết hay phải học về chủ đề hoặc nội dung bài học
- Giáo viên yêu cầu HS báo cáo kết quả của 2 cột K và W trong phiếu dé GV cóthé năm bat được nhu cầu muốn tìm hiéu thêm kiến thức mới của bài học hay chủ đề
- Kết thúc bài học hay chủ đề, HS điền vào cột L những gi vừa học được
1.3.2.4 Phương pháp dạy học theo nhóm.
s* Khái niệm
Trong dạy học nhóm/dạy học hợp tác, GV là người tô chức cho HS học tậptrong những nhóm nhỏ, HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong mộtthời gian nhất định Trong nhóm, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việctheo cặp, theo nhóm để chia sẻ kinh nghiệm cũng như hợp tác cùng nhau nhằmgiải quyết nhiệm vụ được giao [12]
s* Quy trình thực hiện - Bước 1 Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp: Nhiệm vụ học tập đơn
giản, dễ dàng so với khả năng của HS lãng phí thời gian, không gây hiệu quả và
dễ gây nhàm chán Do đó nhiệm vụ học tập phải tương đối khó hoặc rất khó cầnhuy động trí tuệ, kinh nghiệm của nhiều HS để trao đổi, thảo luận tìm ra cách giảiquyết khác nhau và thống nhất chọn cách giải quyết tối ưu nhất làm sản phẩm
chung của nhóm.
- Bước 2 Thiết kế kế hoạch bài học: Xuất phát từ mục tiêu, nội dung củabài học, giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học trong đó xác định hoạt động
nào cần tô chức hoạt động theo nhóm (Xác định PPDH chủ yếu; chuẩn bị thiết bị,
đồ dùng; hoạt động của GV và HS; thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá)
- Bước 3 Tổ chức dạy học: Phân nhóm học tập và bồ trí nhóm phù hợp với
22
Trang 32không gian lớp học; giao nhiệm vụ cho nhóm; hướng dẫn học sinh hoạt động
nhóm; theo đõi, điều khiến, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm; tổ chức cho các nhómbáo cáo kết quả và đánh giá; chốt lại kiến thức
s* Uu và nhược điểm- Tăng cường sự tham gia tích cực của HS: HS được chủ động tham gia, bày
tỏ ý kiến, được tôn trọng ; nâng cao kết quả học tập của HS; hình thành các kĩ
năng xã hội cho HS (giao tiếp, hop tác, giải quyết van đề, trình bày, tô chức, lãnh
đạo, đánh giá và tự đánh gia ).
- Lớp học đông, phòng học hẹp; cần nhiều thời gian cho thảo luận; một số
HS tính tự giác chưa cao; hoạt động nhóm mang tính hình thức.
- Kết quả của cả lớp được hình thành dựa trên kết quả của các nhóm
- Các nhóm có thê tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.- Học sinh có thể sử dụng hình thức làm việc phù hợp phù hợp với nhiệm
vụ học tập, không nên sử dụng PPDH này một cách hình thức.
- Giáo viên cần đến để quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ HS trong hoạtđộng nhóm khi cần thiết
Giáo viên cho HS nhận xét kết quả của cá nhân hoặc nhóm, sau đó nhậnxét, bỗ sung kết quả học tập của HS cần đạt được sau buổi học
1.4 Khảo sát thực trạng việc hợp tác trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập đôi
với học sinh lớp 7 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.4.1 Mục đích khảo sát
Lam rõ thực trạng học sinh thực hiện hợp tác của học sinh lớp 7 ở trường
THCS Wellspring Hà Nội, THCS Vạn Phúc - Thanh Tri, THCS An Dương Tây
Hồ.
- Lam cơ sở thực tiễn dé đề xuất biện pháp tăng cường va phát huy Năng
lực hợp ác của học sinh
23
Trang 331.4.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát
Khảo sát ý kiến của 25GV giảng dạy bộ môn KHTN và 230 HS lớp 7 tạitrường THCS Wellspring, THCS Vạn Phúc Thanh Tri, THCS An Dương Tây Hồthành phố Hà Nội
1.4.3 Nội dung khảo sát
- Đối với giáo viên:* Điều tra tam quan trọng của việc sử dụng các phương pháp va kỹ thuật
day học tích cực dé phát triển năng lực hợp tác cho HS
Thỉnh thoảng có sử dụng = Sử dụng hiệu quả trong tiết học
= Chưa biết
24
Trang 34Kỹ nang Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng
làmviệc lang thuyết lập kế tự đánh tìm kiếm
nhóm nghe trình — hoạch giá thông tin
mRấttốt #Tốt #Bình thường #= Không tốt
1.4.5.2 Đối với Học sinh
Khảo sát hứng thú học tập của HS với PPDH tích cực
Trang 3535 Chưa biết lập kế hoạch 21
30
@ Chưa biết phân công nhiệm vụ 28
25 chua biết thu thập thông tin 20
Trang 36Tiểu kết chương 1Trong nội dung của chương này, chúng tôi đã trình bày một số van đề về cơsở lý luận và thực tiễn của đề tài:
1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu van dé.2 Cơ sở lý luận về năng lực và sự phát triển năng lực cho HS THCS
3 Cơ sở lý luận về cấu trúc, thành phần, mức độ, biểu hiện của NLHT và
DHHT.
4 Một số phương pháp và KTDH tích cực nhằm phát trién NLHT cho HS
5 Thực trạng việc phát triển NLHT của HS ở một số trường THCS trên địabàn thành phó Hà Nội
Những vấn đề trên là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu
tiếp chương 2: “Phát triển năng lực hợp tác cho hs lớp 7 thông qua việc dạyhọc chủ đề “cấu trúc các chất”
27
Trang 37CHUONG 2: PHÁT TRIEN NANG LỰC HỢP TAC CHO HS LỚP 7 THONG
QUA VIỆC DẠY HỌC CHỦ ĐÈ “ CẤU TRÚC CÁC CHẤT”
2.1 Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung chủ đề “ Cấu trúc của chất”
2.1.1 Mục tiêu phan “Cau trúc cua chát” KHTN 7.
2.1.1.1 Về kiến thứcTheo phân phối chương trình giáo dục phô thông 2018 nêu rõ mục tiêu về kiếnthức trong chủ dé: “Cấu trúc của chat” KHTN 7 được trình bày như sau:
- HS nêu được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp
electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- HS nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơnvị khối lượng nguyên tử)
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tô hoá học và kí hiệu nguyên té hoá học
- HS viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tổ đầutiên Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- HS nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- HS mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: 6, nhóm, chu ki.
- HS sử dung được bang tuần hoàn dé chi ra các nhóm nguyên tố/nguyên tốkim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tổ phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong
bảng tuần hoàn Phân tử Phân tử; đơn chất; hợp chất.
- HS nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất Đưa ra được một số
ví dụ về đơn chất và hợp chất
- HS tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu Giới thiệu về liên kết
hoá học (ion, cộng hoa tri)
- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung
electron dé tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Ap dụng được cho các
phân tử đơn giản như Hp, Cl›, NH3, H20, CO2, Na, ).
- HS nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận
electron dé tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho
phân tử đơn giản như NaCl, MgO, ).
- HS chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chấtcộng hoá trị Mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tốkhí hiếm có trong Chương trình GDTX cấp THPT, không ảnh hưởng nếu HV tiếp
tục học lên THPT Hoa tri; công thức hoá học
28
Trang 38- HS nêu được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị) Cách viết công
- HS tính được phan trăm (%) nguyên tổ trong hợp chat khi biết công thức
hoá học của hợp chất đơn giản Xác định được công thức hoá học của hợp chất
(đơn giản) dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử
2.1.1.2 Về phẩm chất:
- Giúp HS biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi
tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự
nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất
nước yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Môn KHTN góp
phan chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS;
đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách
quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên,dé từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững2.1.1.3 Về năng lực
- Năng lực hợp tác: HS tham gia thảo luận, trao đổi, phân chia công việc,
làm việc nhóm, chia sẻ với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng
quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra dé tiếp thu tích cực và giải trình,
phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục Ra quyết định và đề xuất
ý kiến => Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho van dé đã tìm hiểu
- Thông qua phương pháp giáo dục rèn luyện cho HS phương pháp tự học,
tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học Năng lực tự chủ và tự học được
hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế
các hoạt động thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa, đặc biệt trong
tổ chức tìm tòi khám phá thé giới tự nhiên
- Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các
hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạchkiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí đữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày
báo cáo kết quả nghiên cứu Đó là những kỹ năng thường xuyên được rèn luyện
29
Trang 39trong dạy học các chủ đề của môn học Môn KHTN góp phần hình thành và pháttriển năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các dự án học tập,
các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm Khi thực hiện
các hoạt động đó HS cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực hiệncác phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình bày,
chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được thể hiện trong việc tổ chức
cho HS đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm tòi,
khám phá các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sốnghàng ngày Trong chương trình giáo dục KHTN, thành tổ tim tòi khám pha được
nhấn mạnh xuyên suốt từ cấp TH đến THPT và được hiện thực hóa thông qua các
mạch nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giảnđến phức tạp
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày, giải thích được nhữngkiến thức cốt lõi về cấu trúc của chất, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tổ trong bang
hệ thống tuần hoàn Phân loại được nguyên tử - phân tử - đơn chất — hợp chat.Hiểu và vận dụng kiến thức dé biểu diễn liên kết ion, liên kết cộng hóa trị Pháthiện sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất được tạo bởi 2 loại liên kết này
Giải thích được đặc điểm hình thành liên kết hóa học tuân theo quy tắc hóa trị
- Năng lực thực hành: HS thực hiện làm mô hình nguyên tử, mô hình liên
kết hóa học của một số phân từ đơn giản từ nguyên liệu tái chế, mô hình bảng hệthống tuần hoàn mini, thẻ tên nguyên tố, vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử, phân tử So
sánh — phân loại đơn chat, hợp chat
- Năng lực tính toán hóa học: HS tính được khối lượng phân tử, - Năng lực giải quyết van đề: Học sinh sử dụng kiến thức đã biết dé giảiquyết nhiệm vụ học tập mới
2.1.2 Cấu trúc nội dung chủ đề “ Cấu trúc của chất chất” KHTN 7
Bang 2.1: Nội dung chủ đề “ Cấu trúc của chất” KHTN7
Ai Số tiết
Nội dung ; H Tra : :Ä
Lý thuyêt Luyện tập Thực hành Kiêm tra
Nguyên tử
-nguyên tô hóa 7 4 4 1
học — Sơ lược
30
Trang 40Tiết 11, 12,13 Nguyên tố hóa họcTiết 14, 15, 16, 17 ) à Ầ—— 199 8) gg lược về bảng tuân hoàn các nguyên tô hóa học
18, 19, 20
Tiét 21 Luyén tapTiết 22,23,24,25 Phân tử - đơn chất — hợp chatTiết 26,27,28,29 Giới thiệu về liên kết hóa họcTiết 30, 31, 32,33 | Hóa trị và công thức hóa học
- Nội dung nguyên tử - nguyên tố hóa học: HS được hình thành kỹ năng
phân tích dựa vào đặc điểm cau tạo nguyên tử Thực hành vẽ mô hình nguyên tửcủa 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn
- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học HS phát hiện được quy
luật các nguyên tổ được sắp xếp thành từng nhóm, chu kỳ, trình bày được cấu tạo1 6 nguyên tố Giải thích được 1 nguyên tố là kim loại hay phi kim
- Với các bài về phân tử - don chất — hợp chat: HS phân loại được các chất
trong cuộc sống qua việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của các chất phân tử - đơnchất — hợp chat
- Qua bài Giới thiệu về liên kết hóa học Hóa trị va công thức hóa học HS
nếu được bản chất của các loại liên kết, cau trúc nguyên tử ảnh hướng thé nào đến
cau tạo của chất Biéu diễn được liên kết ion — liên kết cộng hóa trị Nguyên tắc
31