Nếu lạm phát được duy trì ở tỉ lệ nhất định nào đó, tức là dưới 10%, nó sẽ giúp tăng trưởng nền kinh tế, chẳng hạn như: kích thích tiêu dùng; giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.. L
Trang 1ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề
tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay Nguyên nhân và
đề ra giải pháp.
Giảng viên: Nguyễn Hoàng Bảo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - 31221027021
Khoá: K48
Mã lớp học phần: 23C1ECO50100705
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Phần mở đầu: 1
II Phần nội dung 1
1 Khung lý thuyết về lạm phát 1
1.1 Lạm phát là gì? 1
1.2 Phân loại lạm phát 2
1.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 3
2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay 5
2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay 5
2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay 5
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay 7
3 Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát 8
III Phần kết luận 9
IV Nguồn tham khảo 9
Trang 3I Phần mở đầu:
Thị trường hàng hoá ở Việt Nam xảy ra rất nhiều biến đổi trong một thập kỉ vừa qua
Trong đó, lạm phát là một hiện tượng đáng quan tâm nhất của các nhà kinh tế học và
các cá nhân, tập thể tham gia thị trường kinh doanh hàng hóa Dễ thấy nhất đó là dựa
vào giá cả của một loại hàng hóa cụ thể, ví dụ như năm 2010 bạn có thể ăn một tô
phở với giá 20.000 vnd, nhưng vào năm 2018 cùng một tô phở như vậy sẽ có giá là
60.000 vnd Nếu lạm phát được duy trì ở tỉ lệ nhất định nào đó, tức là dưới 10%, nó
sẽ giúp tăng trưởng nền kinh tế, chẳng hạn như: kích thích tiêu dùng; giảm tình trạng
thất nghiệp trong xã hội Ngược lại, khi lạm phát vượt quá một tỉ lệ nhất định, nó sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nặng hơn là đẩy nền kinh tế vào bờ vực khủng
hoảng Cuối tháng 8/2011, Việt Nam dẫn đầu Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới về
tỷ lệ lạm phát tăng cao so với cùng kì năm trước Tính tới hiện nay, trên phạm vi toàn
cầu, Việt Nam lại đang là nước có tỷ lệ lạm phát dưới hai con số, thuộc các nước có
tỷ lệ lạm phát trung bình 4 - 6% Qua đó, ta có thể thấy Chính phủ Việt Nam đang
làm rất tốt công tác kiểm soát nguồn cung tiền tệ và đưa ra các biện pháp phù hợp với
hoàn cảnh nền kinh tế nước ta
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa lạm
phát, phân loại lạm phát, tình hình lạm phát diễn ra ở Việt Nam qua nhiều năm và từ
đó đưa ra biện pháp phù hợp để hạn chế tình trạng này
Trang 4II Phần nội dung
1 Khung lý thuyết về lạm phát
1.1 Lạm phát là gì?
Theo Friedman, một trong những nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất nửa sau thế kỉ
XX, cho rằng: “Lạm phát là một điều kiện trong đó có sự dư cầu nói chung tức là
lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hoá có
hạn.” Và “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ và nó chỉ có thể
xuất hiện một khi lượng tiền tăng nhanh hơn sản lượng.”.
Rất nhiều người đã đồng ý với quan điểm này, qua đó ta đưa ra định nghĩa về lạm
phát như sau: “Lạm phát là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền phát hành nhiều hơn
lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài
dẫn đến tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng.”
1.2 Phân loại lạm phát
Lạm phát được phân loại dựa trên hai căn cứ: lạm phát theo tỷ lệ và lạm phát theo dự
kiến
Đầu tiên là lạm phát theo tỷ lệ, được chia thành ba loại lạm phát
Lạm phát vừa phải là loại lạm phát mà các quốc gia đều mong muốn, đặc trưng của
nó là giá cả tăng chậm, tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số Mọi người tin tưởng
vào đồng tiền và sẵn sàng sàng giữ tiền vì số tiền đó không thay đổi trong một
khoảng thời gian Nó đem lại nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế như kích thích
đầu tư, vay nợ, tiêu dùng, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội
Lạm phát phi mã có tỷ lệ lạm phát là 2 đến 3 con số (tỷ lệ tăng giá từ 10% đến dưới
100%) Lạm phát phi mã được duy trì trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến tình
hình kinh tế suy giảm trầm trọng Lúc này, đồng tiền bị mất giá nhiều, lãi suất âm,
mọi người sẽ có xu hướng tích trữ hàng hóa và bất động sản, các giao dịch lớn
chuyển sang sử dụng vàng hoặc ngoại tệ để làm phương tiện giao dịch
Trang 5Siêu lạm phát có tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% một năm, đồng nghĩa với việc tỷ
lệ lạm phát rất lớn từ 4 con số trở lên Khi lạm phát xảy ra, đồng tiền sẽ mất giá hoàn
toàn, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng Nguồn thu từ thuế tính theo phần
trăm dựa trên GDP bị giảm mạnh, đồng nghĩa với việc nó làm thâm hụt ngân sách
dẫn đến tình hình lạm phát diễn ra nghiêm trọng hơn Ngoài ra, khi mức giá của hàng
hóa và dịch vụ tăng cao đột biến thì mức lương của người dân sẽ không đủ để họ có
thể chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày, từ đó mức sống của người dân sẽ giảm sút
đáng kể
Thứ hai là lạm phát theo dự kiến bao gồm hai loại
Lạm phát trong dự kiến là xuất phát từ yếu tố tâm lý, dựa trên phán đoán cá nhân về
tình hình lạm phát trong quá khứ và tốc độ tăng giá ở tương lai (ví dụ tăng 2% hàng
tháng) Nó gần như không có tác động quá lớn, chỉ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chi
phí sản xuất
Lạm phát ngoài dự kiến là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến tình hình bất
ngờ không thể dự kiến được.Nó gây ra sự phân phối lại của cải (giữa người đi vay và
cho vay, người hưởng lương và trả lương)
1.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do cầu kéo là lạm phát do tổng cầu (tổng chi tiêu của xã hội) tăng lên, vượt
quá mức cung ứng hàng hóa trong xã hội Tổng cầu thể hiện được nhu cầu có khả
năng thanh toán của người tiêu dùng Mô hình thể hiện áp lực tăng giá khi tổng cầu
lớn hơn tổng cung:
Trang 6Nguồn: www.investorwords.com
Ta có tổng cầu tăng từ AD0 đến AD1 thì
mức giá cũng sẽ tăng từ P0 lên P1 Điều
này thể hiện giá cả hàng hóa, dịch vụ
tăng lên đồng nghĩa kéo theo tổng cung
cũng tăng
Nguyên nhân của vấn đề này là sự tăng lên trong mức chi tiêu của chính phủ Đồng
nghĩa với điều này, tổng cầu trong xã hội cũng sẽ tăng lên dựa vào mức chi tiêu của
chính phủ thông qua các khoản đầu tư thuộc phạm vi của chính phủ hoặc gián tiếp
thông qua trợ cấp thất nghiệp, khoản chi cho phúc lợi xã hội Nguyên nhân thứ hai,
chi tiêu của các hộ gia đình, khi lãi suất giảm xuống hoặc thu nhập của hộ gia đình
tăng lên thì tổng cầu cũng sẽ tăng theo, qua đó gây áp lực lên lạm phát Ngoài ra, còn
có các nguyên nhân khác các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu đầu tư, chính sách tiền tệ
mở rộng hay sự biến động tỉ giá cũng đều ảnh hưởng đến tổng cầu
Lạm phát do chi phí đẩy là sự tăng giá xuất phát từ việc chi phí sản xuất lớn hơn
nhiều so với sự gia tăng của năng suất lao động và sự sụt giảm của mức cung ứng
hàng hóa trong xã hội Biểu đồ dưới đây mô tả lạm phát chi phí đẩy:
Nguồn: http://www.investorwords.com
Do chi phí sản xuất tăng lên kéo theo giá cả hàng hóa tăng từ
P0 đến P1, điều này làm cung hàng hóa giảm xuống từ AS0
đến AS1 Nguyên nhân do sự tăng lên của mức lương vượt
quá mức tăng của năng suất lao động Ngoài ra còn các
nguyên nhân khác như giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng do
Trang 7áp lực lạm phát của nước xuất khẩu hoặc do giá trị của đồng nội tệ giảm so với đồng
ngoại tệ
Lạm phát do cầu thay đổi là khi lượng cầu của một mặt hàng tăng lên, trong khi
lượng cầu của mặt hàng khác giảm đi, trong thị trường có nhà cung cấp độc quyền
hoặc trên thị trường, giá cả mang tính cứng ngắc Khi đó, mặt hàng mà lượng cầu
giảm sẽ giữ nguyên giá, mặt hàng lượng cầu tăng sẽ tăng giá và dẫn đến lạm phát bởi
mức giá chung trong thị trường tăng lên
Lạm phát do cơ cấu là lạm phát xảy ra khi doanh nghiệp phải tăng giá thành sản
phẩm khi mà việc làm ăn không hiệu quả, không đạt được lợi nhuận như kì vọng
Lạm phát do xuất khẩu là sự mất cân bằng giữa cung cho xuất khẩu tăng trong khi
lượng cung cho thị trường trong nước giảm, qua đó dẫn đến tổng cung thấp hơn tổng
cầu
Lạm phát do nhập khẩu là mức giá các sản phẩm nhập khẩu tăng lên, giá thành tiêu
thụ sản phẩm nhập khẩu trong nước cũng tăng lên, điều này dẫn đến mức giá chung
dịch vụ, hàng hóa nước khác cũng chịu áp lực tăng lên và dẫn đến lạm phát
Lạm phát do ngân hàng trung ương muốn giữ giá trị đồng nội tệ là việc ngân hàng
trung ương cung nội tệ ra thị trường để mua đồng ngoại tệ nhằm cho đồng nội tệ
không mất giá, điều này cũng gián tiếp làm lượng tiền nội tệ lưu thông trên thị trường
tăng lên Qua đó gây ra lạm phát
2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
2.1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay
Năm 2023, lạm phát trên thế giới đang diễn ra phức tạp và tác động đến nhiều quốc
gia Đại dịch Covid-19 gây suy giảm kinh tế toàn cầu, làm tăng giá cả và giảm sản
Trang 8sẽ giảm từ 8,8% năm 2022 xuống mức 6,5% năm 2023 Tuy tình hình lạm phát đã hạ
nhiệt nhưng vẫn rủi ro lớn với nhiều nền kinh tế Lạm phát giảm ở hầu hết các nền
kinh tế nhưng rõ rệt nhất là ở các nền kinh tế phát triển, với dự báo lạm phát khoảng
6% cho các nền kinh tế phát triển và 12% cho các nền kinh tế mới nổi Lạm phát năm
2023 phụ thuộc vào nguồn cung phục hồi và nhu cầu giảm
II.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Năm 2023, lạm phát Việt Nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi giá cả và
dịch vụ bị chịu sự chèn ép từ nhiều phía Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam
trong năm này được dự kiến có thể dao động trong khoảng 4,5% - 5%, qua đó càng
làm tăng sự quan tâm của chúng ta đến vấn đề này
Theo bà Katrina Ell - Chuyên gia Kinh tế của Moody’s: “Nguyên nhân chính khiến
lạm phát hạ nhiệt ở khu vực Châu Á là do giá dầu thế giới đã giảm khá nhiều từ đỉnh
và giá lương thực thực phẩm cũng đang đi xuống Về trường hợp của Việt Nam,
chúng tôi cho rằng, lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý I năm nay 2023 và sau đó giảm
dần Hiện nay có nhiều yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam như giá thực phẩm,
giá nhiên liệu, đồ dùng gia đình và chi phí xây dựng, Sắp tới khi có những thay đổi
về giá điện, việc kiểm soát lạm phát cũng sẽ cần lưu tâm hơn, có thể sẽ cần nhiều trợ
cấp giá năng lượng hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình có thu nhập
thấp Năm nay kiềm chế lạm phát tiếp tục là thách thức đối với Việt Nam dù các bạn
vẫn đang làm tốt điều này”.
Việt Nam không nằm trong nhóm các quốc gia có mức lạm phát cao, vì chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) của hai tháng đầu năm 2023 đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và ba tháng đầu năm 2023 mới được Tổng
cục Thống kê công bố, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của quý 1/2023 chỉ đạt
3,32%, thấp hơn nhiều so với nhiều dự báo trước đó
Một trong những nguyên nhân khiến GDP quý 1 giảm so với kỳ vọng là do tình hình
thế giới biến động khó lường đã ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và gây áp lực lên
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Trong quý 1/2023, kinh tế Việt Nam gặp
nhiều khó khăn vì kinh tế thế giới vẫn chịu nhiều biến động phức tạp và bất ổn Lạm
phát toàn cầu vẫn ở mức cao, sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của
các đối tác thương mại ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt
Trang 9Nam Khu vực công nghiệp, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm
qua, đã suy giảm trong quý này và đáng được chú ý
Mặt khác, một trong những điểm cộng đáng chú ý từ kết quả kinh tế quý I được báo
Đầu tư phân tích đó là điểm cộng về ổn định kinh tế vĩ mô Lạm phát trong ba tháng
đầu năm đạt 4,18%, nằm trong tầm kiểm soát và khá hợp lý so với mục tiêu kiểm soát
lạm phát dưới 4,5% trong năm nay của Quốc hội giao Đặc biệt, theo quy luật CPI
quý I luôn thường căng nhất nên hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng lạm phát tiếp tục
được kiểm soát tốt hơn trong những tháng tới đây Việc ổn định kinh tế vĩ mô chính
là nền tảng quan trọng để nền kinh tế có thể tiếp tục phục hồi và phát triển
Với kết quả này, mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5% trở nên rất thách thức khi
những tháng cuối năm, nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó
khăn Việc này đòi hỏi sự linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và như nhiều
tờ báo nhấn mạnh cần quyết tâm giải ngân tối đa đầu tư công, tạo động lực mới cho
tăng trưởng kinh tế cả trước mắt và lâu dài
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế
cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, điều này đòi hỏi chúng ta
cần phải hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này
Thứ nhất là bắt nguồn từ hiệu ứng cầu kéo, áp lực cầu kéo do tổng cầu tăng đột biến
từ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đứt
gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục
Thứ hai, giá nguyên liệu và các yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng cao gây ra lạm
phát chi phí đẩy Việt Nam sẽ chịu áp lực do giá nguyên liệu thế giới vẫn cao và có
thể tăng thêm khi Trung Quốc mở cửa kinh tế Khi số lượng tiền tăng trên thị trường
hàng hóa, chi phí đầu vào sẽ tăng dẫn đến giá thành phẩm và dịch vụ cao hơn, ảnh
Trang 10góp phần làm tăng giá tiêu dùng, điều này ảnh hưởng đến đời sống của người dân,
đặc biệt là những tầng lớp có thu nhập thấp, khi họ phải chi tiêu nhiều hơn để mua
các sản phẩm thiết yếu
Thứ ba chính là lạm phát tích hợp Hiểu một cách đơn giản thì mọi người sẽ có kỳ
vọng tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai, khi giá hàng hóa và
dịch vụ tăng, họ hy vọng mức giá này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai với tốc độ
tương tự Bởi vì từ góc độ đó, người lao động có thể đòi hỏi nhiều khoản phụ cấp
hoặc tiền lương cao hơn để duy trì mức sống của họ Tuy nhiên, tiền lương và giá
hàng hóa, dịch vụ tỷ lệ thuận với nhau, cái này tăng dẫn đến cái kia cũng tăng và
vòng xoáy tiền lương-giá bán này sẽ tiếp tục tiếp diễn Kết quả là tình hình lạm phát
tiếp tục kéo dài
Thứ tư là vấn đề tăng cường chi tiêu của chính phủ để phát triển kinh tế và xây dựng
cơ sở hạ tầng Chính phủ Việt Nam đã tăng cường chi tiêu đáng kể trong những năm
qua để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều người vẫn cho rằng điều đó
sẽ tạo ra sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc này cũng có thể dẫn đến
lạm phát, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế khi lượng tiền trong nền kinh tế tăng mà
sản lượng hàng hóa không tăng tương ứng, giá cả sẽ tăng lên do sự tăng cường cạnh
tranh giữa các người tiêu dùng
Cuối cùng, sự phát triển của kinh tế tư bản là một nguyên nhân chính dẫn đến lạm
phát Việc tư bản hóa kinh tế đã dẫn đến sự tăng trưởng tài sản và thu nhập cho một
số người, trong khi đó, tầng lớp lao động thấp hơn vẫn phải đối mặt với chi phí sinh
hoạt cao hơn Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo đã
dẫn đến tình trạng lạm phát Các tầng lớp nghèo phải chi tiêu nhiều hơn để mua các
sản phẩm thiết yếu, trong khi các tầng lớp giàu lại có thể chi tiêu nhiều hơn để tăng
cường sự giàu có của họ
Trang 113 Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát.
Để kiểm soát lạm phát mục tiêu khoảng 4,5% năm 2023, Chính phủ có thể thực hiện
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, bình đẳng, bảo đảm nguồn
cung luôn đáp ứng tổng cầu tăng, giảm áp lực lạm phát Kịp thời giúp đỡ, tháo gỡ
vướng mắc, khó khăn trong thủ tục hành chính, cơ chế, xóa bỏ các quy định rườm rà
nhằm hạn chế phát sinh chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp
Thứ hai, thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, phù hợp nhằm giữ ổn định
vĩ mô; điều chỉnh tỷ giá linh hoạt để hạn chế tối đa nhập khẩu lạm phát, đồng thời giữ
ổn định thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ
Thứ ba, minh bạch và đơn giản hóa quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh
chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh
vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước
và quốc tế, giữ năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường thế
giới Dự báo sớm các mặt hàng có thể thiếu hụt trong dài hạn để có chính sách ưu đãi,
khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu,
tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế
Thứ tư, đánh giá tác động của việc tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục đối với lạm
phát và tăng trưởng kinh tế để quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá điện,
giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy,
tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế
Thứ năm, cần đưa ra các thông tin đúng đắn và kịp thời về sự thay đổi của các chính
sách, quy định, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Ngăn chặn kịp thời các
thông tin sai lệch về giá cả gây lạm phát do tâm lý, giảm lạm phát kì vọng trước các
chính sách, giải pháp tài khóa, tiền tệ và điều chỉnh lương