1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo dự án nghiên cứu đề tài nghiên cứu về thói quen sử dụng mạng xã hội facebook của các bạn sinh viên ueh k48

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về thói quen sử dụng mạng xã hội Facebook của các bạn sinh viên UEH K48
Tác giả Trần Đình Nghĩa, Trần Lâm Bảo Ngọc, Trần Thuỳ Anh Thư, Phạm Đình Tâm, Triệu Gia Huy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Trãi
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Thể loại Báo cáo dự án nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN UEH K48 Bộ môn : Thống kê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA

CÁC BẠN SINH VIÊN UEH K48

Bộ môn : Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh

doanh

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Trãi

Mã lớp học : 23D1STA50800520

Nhóm sinh viên thực

hiện

: Trần Đình Nghĩa

Trần Lâm Bảo Ngọc

Trần Thuỳ Anh Thư

Phạm Đình Tâm

Triệu Gia Huy

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do nghiên cứu đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

4 Phương pháp nghiên cứu: 4

5 Bố cục của bài nghiên cứu: 5

II PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận 5

1) Tổng quan về mạng xã hội Facebook 5

2) Thói quen sử dụng Facebook và thực trạng hiện nay 5

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 6

1 Quy trình thực hiện: 6

2 Cách tiếp cận dữ liệu: 6

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

1) THỐNG KÊ MÔ TẢ 7

2) THỐNG KÊ SUY DIỄN 15

III KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ 17

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

V PHỤ LỤC 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu

cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao Và sự phát triển của hệ

thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chính là một

trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy Cũng từ đó, mạng xã hội

Facebook dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các

bạn học sinh, sinh viên Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội Facebook không chỉ

dừng lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và

cách ứng xử của sinh viên ngày nay Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các

đối tượng nghiên cứu coi mạng xã hội Facebook là một phần không thể thiếu trong

cuộc sống và việc sử dụng Facebook đã trở thành một thói quen hàng ngày và sinh

viên trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng không ngoại lệ, đặc biệt là các bạn sinh

viên năm 1 khóa K48

Với tư cách cũng là những sinh viên đã và đang sử dụng mạng xã hội

Facebook thường xuyên, do đó nhóm đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với đề

tài Khảo sát thói quen sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên K48 UEH

nhằm phân tích và đưa ra những kết luận về những ảnh hưởng mà mạng xã hội

Facebook mang lại để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử

dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên K48 UEH

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài.

Ngày nay, Facebook đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của

các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên Việc sử dụng Facebook có thể mang lại

rất nhiều lợi ích về giải trí, thư giãn nhưng bên cạnh đó, nó cũng mang lại nhiều tác

hại về sức khoẻ và đời sống của con người Các bạn sinh viên K48 là những bạn

mới bước chân vào cánh cửa đại học, việc sắp xếp thời gian cho học tập, giải trí là

rất quan trọng Thói quen sử dụng mạng xã hội như Facebook cũng có thể ảnh

hưởng rất nhiều đến thời gian biểu của các bạn Vì vậy, nhóm chúng em thực hiện

dự án ‘’Nghiên cứu về thói quen sử dụng mạng xã hội Facebook của các bạn K48

UEH’’

2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu, khảo sát về thói quen, thời gian và xu hướng sử dụng Facebook

của các bạn, từ đó đưa ra một kết luận chính xác và khách quan nhất có thể

về thực trạng sử dụng Facebook của các bạn sinh viên K48

- Lấy ý kiến, tham khảo góc nhìn của các bạn về mặt lợi và mặt hại của

Facebook Từ đó giúp các bạn hiểu hơn về thói quen sử dụng Facebook của

mình là tốt hay xấu và đưa ra cách cải thiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Sinh viên K48 học tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM

- Phạm vi không gian: Trường Đại học Kinh tế TP HCM

- Bắt đầu tiến hành khảo sát từ ngày: 6/4/2023 đến ngày 10/4/2023

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Thống kê mô tả:

Tóm tắt dữ liệu dưới dạng bảng, biểu đồ, dạng số

Trang 5

● Đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên những số liệu đã phân tích được

- Thống kê suy diễn: Kiểm định giả thuyết, đánh giá mô hình

5 Bố cục của bài nghiên cứu:

 Chương 1: Cơ sở lý luận

 Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

 Chương 3: Kết quả nghiên cứu

II PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận

1) Tổng quan về mạng xã hội Facebook

Mạng xã hội (Social Network) là một nền tảng trực tuyến với các mô hình, tính

năng, cách sử dụng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng truy cập và kết nối Đây là

nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh

hay xây dựng những mối quan hệ dựa trên điểm chung như sở thích, nghề

nghiệp,

Facebook là một trang mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay với lượng người

dùng đạt 2,93 tỷ người trên thế giới (tính đến tháng 10/2022) và hơn 70 triệu người

dùng ở Việt Nam

2) Thói quen sử dụng Facebook và thực trạng hiện nay

Thói quen sử dụng Facebook chỉ việc chúng ta sử dụng bao nhiêu thời gian

trong ngày để lướt Facebook

Thực trạng hiện nay cho thấy rằng Facebook là một công cụ giải trí hang đầu,

đặc biệt là đối với người trẻ Nhưng đi kèm với đó là hiện tượng ‘’nghiện’’

Facebook cũng đang tăng mạnh, biểu hiện ở việc họ lên facebook hàng ngày, hàng

giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên facebook Nếu như chỉ một thời gian ngắn

không thể lên facebook, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bồn chồn Việc có cho

mình một thói quen sử dụng Facebook lành mạnh là rất quan trọng, giúp chúng ta

Trang 6

cân bằng được giữa giải trí và học tập, làm việc Không những thế, nó còn giúp tối

ưu được cuộc sống, phát huy tối đa mặt lợi ích và giảm thiểu tác hại của Facebook

mang lại

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

1 Quy trình thực hiện:

- Quan sát thực tế, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu cùng mục tiêu nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu gián tiếp:

+Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trên Google Form

+Gửi bảng câu hỏi lên nền tảng Facebook, cụ thể là các nhóm học tập của

sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH)

+Tiến hành khảo sát trực tuyến 100 đối tượng là sinh viên Khoá K48 UEH

- Sử dụng phần mềm SPSS 16 để nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu đã thu

thập

- Sử dụng Microsoft Word để phân tích kết quả thu thập được và tiến hành

báo cáo dự án

2 Cách tiếp cận dữ liệu:

Bài nghiên cứu sử dụng 3 loại thang đo:

- Thang đo danh nghĩa

- Thang đo khoảng

- Thang đo thứ bậc đo mức độ tán thành 1.“Hoàn toàn không đồng ý”,

2.“Không đồng ý”, 3.“Trung lập”, 4.“Đồng ý”, 5.“Hoàn toàn đồng ý”

Bảng tóm tắt các biến:

ST

T

TÊN BIẾN THANG ĐO

1 Giới tính Danh nghĩa

Trang 7

2 Thời gian sử dụng FB trong 1 ngà Khoảng

3 Khung giờ thường sử dụng Facebook Khoảng

4 Lợi ích của Facebook

- Giải toả căng thẳng, giảm stress

- Cập nhật tin tức

- Chia sẻ tâm sự

- Kết nối, liên lạc

- Kiếm thêm thu nhập

- Thể hiện cá tính

Thứ bậc

5 Tác hại của Facebook

- Giảm tương tác trực tiếp

- Ảnh hưởng bởi thông tin không chính

thống

- Tiếp nhận văn hoá phẩm đồi truỵ

- Xao lãng việc học tập

- Thời gian biểu bị xáo trộn

- Sức khoẻ suy giảm

- Dễ lộ thông tin cá nhân

Thứ bậc

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1) THỐNG KÊ MÔ TẢ

1.1) Biến 1: Giới tính

Bảng tần số, tần suất thể hiện tỉ lệ giới tính người tham gia khảo sát

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nam 18 0,3 30%

Nữ 42 0,7 70%

Total 60 1 100%

Trang 8

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giới tính người tham gia khảo sát

Giới tính

Nam Nữ

Nhận xét: Trong số 60 đối tượng tham gia khảo sát có 18 đối tượng là nam giới

(chiếm 30%) và 42 đối tượng là nữ giới (chiếm 70%)

1.2) Biến 2: Khung giờ thường sử dụng Facebook

Bảng tần số, tần suất biểu thị khung giờ các bạn thường dùng Facebook

Thời gian Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

7h - 10h 2 0,033 3,3%

10h - 13h 3 0,05 5,0%

13h - 17h 1 0,017 1,7%

17h - 21h 29 0,483 48,3%

21h - 23h 25 0,417 41,7%

Tổng 60 1 100%

Biểu đồ thể hiện khung giờ các bạn thường dùng Facebook

Trang 9

Thời gian

7h - 10h 10h - 13h 13h - 17h 17h - 21h 21h - 23h

Nhận xét: Trong tổng số 60 đối tượng khảo sát, số lượng sinh viên K48 sử

dụng Facebook vào khung giờ từ 17h – 21h chiếm số lượng nhiều nhất là 29 sinh

viên (chiếm 48,3%) Lí giải cho điều này có thể là vì đây là khoảng thời gian các

bạn đi học về, thời gian rảnh để các bạn lướt Facebook giải trí sau những giờ học

căng thẳng Thời gian sử dụng Facebook cao thứ hai vào khung giờ 21h – 23h là

25 sinh viên (chiếm 41,7%), từ 13h – 17h là khung thời gian mà sinh viên sử dụng

Facebook ít nhất (chiếm 1,7%)

1.3) Biến 3: Thời gian sử dụng Facebook trong 1 ngày

Bảng tần số, tần suất về thời gian dùng Facebook trong 1 ngày

Thời gian sử dụng Tần số Tần suất Tần suất phầntrăm

Dưới 3 tiếng 15 0,25 25%

Từ 3 đến 5 tiếng 14 0,233 23,3%

Trên 5 tiếng 31 0,517 51,7%

Tổng 60 1 100%

Trang 10

Biểu đồ miêu tả thời gian dùng Facebook trong 1 ngày

Thời gian dùng Facebook trong 1 ngày

Dưới 3 tiếng Từ 3 đến 5 tiếng Trên 5 tiếng

Nhận xét: Từ số liệu trên, ta có thể thấy rằng phần lớn các bạn sinh viên

K48 UEH sử dụng Facebook trên 5 tiếng/ ngày (51,7%) Khoảng từ 3 đến 5 tiếng

và dưới 3 tiếng thì tương đương nhau (23,3% và 25%) Việc sử dụng Facebook

trên 5 tiếng/ ngày là đang vượt quá khuyến cáo của các chuyên gia là chỉ nên dùng

1-2 tiếng/ ngày (

https://vtv.vn/the-gioi/chi-nen-danh-toi-da-1-2-gio-ngay-cho-mang-xa-hoi-20181126180436509.htm) Việc này về lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng

đến sức khoẻ và thời gian học tập, làm việc của các bạn

Bên cạnh đó, nhóm chúng em còn cung cấp thêm 1 bảng chéo về giới tính và

thời gian sử dụng Facebook trong 1 ngày:

Thời gian sử dụng FB trong 1 ngày

Tổng

Dưới 3 tiếng Từ 3-5 tiếng Trên 5 tiếng

Giới tính Nam 4 4 10 18

Nữ 11 10 21 42

Tổng 15 14 31 60

Trang 11

Nhận xét: Trong tổng 18 bạn nam làm khảo sát thì có 10 bạn sử dụng trên 5

tiếng/ ngày Trong tổng 42 bạn nữ thì có 21 bạn sử dụng Facebook trên 5 tiếng/

ngày

1.4) Biến 4: Ý kiến của các bạn về lợi ích của Facebook

Ứng dụng Facebook là 1 trong những ứng dụng có mức độ phổ biến và ảnh

hưởng đến bộ phận đời sống sinh viên hiện nay và có 6 lý do mà sinh viên UEH

cho rằng việc sử dụng facebook đem lại những lợi ích nhất định được đưa vào

bảng số liệu dưới đây theo từng mức độ của 60 sinh viên UEH Số liệu được thể

hiện theo bảng dưới đây :

- Mức 1 – Hoàn toàn không đồng ý

- Mức 2 – Không đồng ý

- Mức 3 – Trung lập

- Mức 4 – Đồng ý

- Mức 5 – Hoàn toàn đồng ý

Mức độ

Lợi ích

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5

Giải tỏa căng

thẳng, giảm stress

Tần số 0 0 6 30 24

Tần suất

phần

trăm

0 0 10% 50% 40%

Cập nhật tin tức,

thông tin

Tần số 0 0 4 40 16

Tần suất

phần

trăm

0 0 6,67% 66,67% 26,66%

Chia sẻ tâm sự Tần số 0 5 15 35 5

Tần suất

phần

trăm

0 8,33% 25% 58,34% 8,33%

Kết nối liên lạc Tần số 0 0 3 42 15

Trang 12

Tần suất

phần

trăm

0 0 5% 70% 15%

Kiếm thêm thu

nhập Tần số 1 6 35 10 8

Tần suất

phần

trăm

1,67% 10% 58,3% 16,67% 13,36%

Thể hiện cá tính

bản thân

Tần số 1 5 18 27 9

Tần suất

phần

trăm

1,67% 8,33% 30% 45% 15%

Biểu đồ thể hiện ý kiến của các bạn về lợi ích của Facebook

Giải trí Cập nhật tin tức Chia sẻ tâm sự Liên lạc Kiếm thêm thu

nhập Thể hiện cá tính

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Đánh giá của các bạn về lợi ích của facebook

Hoàn toàn ko đồng ý Ko đồng ý Trung lập

Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Nhận xét: Từ bảng phân tích số liệu, ta có thể thấy được rằng phần lớn các

bạn sinh viên K48 UEH đều tán thành với những lợi ích mà Facebook mang lại,

phần lớn đều Đồng ý (Mức 4) và Hoàn toàn đồng ý (Mức 5) 3 lợi ích từ Facebook

được các bạn tán thành nhiều nhất là Giải toả căng thẳng, giảm stress (50% - mức

4, 40% - mức 5); Cập nhật tin tức, thông tin (66,67% - mức 4) và Kết nối liên lạc

Trang 13

(70% - mức 4) Ta cũng có thể nhận ra rằng đó cũng chính là mục đích của đa phần

người sử dụng Facebook, muốn giải trí, xả stress; liên lạc với bạn bè, người thân và

có thêm 1 nguồn để cập nhật tin tức Còn những lợi ích còn lại như Kiếm thêm thu

nhập hay thể hiện cá tính bản thân thì tuỳ vào tính cách, mục đích sử dụng của mỗi

người để quyết định xem đó có phải lợi ích hay không

1.5) Biến 5: Ý kiến của các bạn về tác hại của Facebook

Bên cạnh những lợi ích về giải trí, kết nối, cập nhật thông tin,… thì mạng xã

hội nói chung và Facebook nói riêng vẫn tồn tại những tác hại của nó Nếu những

tác hại này không sớm khắc phục thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống học tập

và làm việc của mọi người, cụ thể ở đây là các bạn sinh viên K48 UEH Dữ liệu

dưới đây sẽ cho thấy ý kiến của các bạn về tác hại của Facebook

- Mức 1 – Hoàn toàn không đồng ý

- Mức 2 – Không đồng ý

- Mức 3 – Trung lập

- Mức 4 – Đồng ý

- Mức 5 – Hoàn toàn đồng ý

Mức

độ

Tác hại

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5

Giảm tương tác

trực tiếp Tần số 0 4 13 37 6

Tần suất

phần

trăm

0 6,67% 21,67% 61,67% 10%

Ảnh hưởng bởi

thông tin không

chính thống

Tần số 0 4 10 35 11

Tần suất

phần

trăm

0 6,67% 16,67% 58,33% 18,33%

Tiếp nhận văn

hóa phẩm đồi

trụy

Tần số 3 6 28 17 6

Tần suất

phần

trăm

5% 10% 46,67% 28,33% 10%

Xao lãng việc

học tập Tần số 1 2 15 31 11

Tần suất 1,67% 3,33% 25% 51,67% 18,33%

Trang 14

trăm

Thời gian biểu

bị xáo trộn

Tần số 2 3 8 22 25

Tần suất

phần

trăm

3,33% 5% 13,33% 36,67% 41,67%

Sức khỏe suy

giảm Tần số 1 4 18 25 12

Tần suất

phần

trăm

1,67% 6,67% 30% 41,67% 20%

Dễ bị lộ thông

tin cá nhân Tần số 0 1 15 30 14

Tần suất

phần

trăm

0 1,67% 25% 50% 23,33%

Biểu đồ thể hiện ý kiến của các bạn về tác hại của Facebook

Giảm tương tác

trực tiếp thông tin ko Ảnh hưởng

chính thống

Tiếp nhận văn

truỵ

Xao lãng việc

học tập Thời gian biểu bị xáo trộn Sức khoẻ suy giảm Dễ lộ thông tin cá nhân

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Ý kiến của các bạn về tác hại của Facebook

Hoàn toàn ko đồng ý Ko đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng các bạn sinh viên K48

đều đồng ý với những tác hại mà Facebook mang lại Giảm tương tác trực tiếp và

ảnh hưởng bởi thông tin không chính thống là 2 tác hại được các bạn tán thành

Trang 15

nhiều nhất (61,67% và 58,33%) Khi mạng xã hội ngày càng phát triển hóa thì con

người có xu hướng “ lười “ giao tiếp và tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ tương

tác thông qua mạng xã hội ; điều đó dẫn tới sự sa sút về kỹ năng giao tiếp – một kỹ

năng cực kì quan trọng trong đời sống lẫn công việc Bên cạnh đó, với sự bùng nổ

về thông tin như hiện nay, việc trên Facebook tràn lan những thông tin không

chính thống là chuyện rất hay gặp Đó cũng là 2 tác hại mà không những các bạn

K48 UEH mà phần lớn người dùng Facebook ngày nay vẫn đang gặp phải

2) THỐNG KÊ SUY DIỄN.

Nhóm chúng em sử dụng Thang đo Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin

cậy của 2 biến ‘’ Ý kiến về lợi ích của Facebook’’ và ‘’Ý kiến về tác hại của

Facebook’’

* Chú thích:

CÁC KÍ HIỆU TƯƠNG ỨNG

A1: Giải toả căng thẳng, stress B1: Giảm tương tác trực tiếp

A2: Cập nhật tin tức, thông tin B2: Ảnh hưởng bởi thông tin không

chính thống

A3: Chia sẻ tâm sự B3: Tiếp nhận văn hoá phẩm đồi truỵ

A4: Kết nối, liên lạc B4: Xao lãng việc học tập

A5: Kiếm thêm thu nhập B5: Thời gian biểu bị xáo trộn

A6: Thể hiện cá tính bản thân B6: Sức khoẻ suy giảm

B7: Dễ bị lộ thông tin cá nhân

Trang 16

2.1) Độ phù hợp của nhóm biến quan sát cho ‘‘Lợi ích của Facebook’’

Nhận xét: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát của biến độc lập

“Lợi ích của Facebook” đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp

(Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.716

≥ 0.6 nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy

2.2) Độ phù hợp của nhóm biến quan sát cho ‘‘Tác hại của Facebook’”

Ngày đăng: 26/09/2024, 17:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w