Nguồn: Tổng cục Hải quan Nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài xuất gia công và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu xu
Trang 11 TÌNH HÌNH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM, VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DỆT MAY
1.1 Tình hình ngành dệt may Việt Nam Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Xuất khẩu
nhóm hàng dệt may trong tháng 9/2013 đạt 1,66 tỷ USD, qua đó nâng trị giá xuất khẩuhàng dệt may trong 9 tháng đầu năm 2013 lên 13,08 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳnăm 2012.Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may đứng thứ hai, chỉ sau kim ngạch xuất khẩu Điện thoại và các linhkiện là 15.52 tỷ USD Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuấtkhẩu dệt may cả năm 2013 của ngành dệt may rất có thể vượt 19 tỷ USD
Bảng 1: Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Kim ngạch (Tỷ USD)
Tỷ trọng* (%) Điện thoại các loại & linh kiện 1 15,52 13,2
Trang 2Cao su 10 1.72 3,2
(Ghi chú:* Tỷ trọng là tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 9 tháng đầu năm 2013).
Mức kim ngạch bình quân tháng của nhóm hàng dệt may xuất khẩu tăng liên tục
qua các năm Cụ thể, năm 2005 mức kim ngạch bình quân tháng chỉ là 401 triệu
USD/tháng, đến năm 2010 con số này đạt hơn 900 triệu USD/tháng và đến thời điểm năm2012 đạt 1,26 tỷ USD/tháng Kim ngạch hàng dệt may trong 9 tháng đầu năm 2013 đãtăng 17.3% so với cùng kì
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bình quân tháng năm 2005 – 2012.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu) Năm 2012, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm75.3%, xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21.2%
Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt may năm 2012
Trang 3Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch cao hơn hẳn doanh nghiệp trong nước
Năm 2005 xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷ USD, chiếm tỷtrọng 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước Kể từ năm 2007, xuấtkhẩu nhóm hàng này của doanh nghiệp FDI liên tục tăng và chính thức vượt doanhnghiệp trong nước Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 9,02 tỷUSD, tăng 6% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 59,8% Trong khi đó, con số xuất khẩucủa doanh nghiệp trong nước là 6,1 tỷ USD, thấp hơn 2,9 tỷ USD so với doanh nghiệpFDI
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trang 4Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ
USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước
Biểu đồ 5: Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 49,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của cả nước Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thịtrường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 37,9% trong tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Trang 5Theo số liệu thống kê của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), năm 2012 thị phần hàngdệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 7,6% Trong năm qua, Hoa Kỳ nhập khẩuhàng dệt may từ tất cả các nước trên thế giới giảm nhẹ (0,4%) nhưng nhập khẩu nhómhàng này từ Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với năm trước.
Theo số liệu mới nhất 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sangthị trường Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu, đạt 6.4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kì; đứng thứ hai làEU đạt 1.98 tỷ USD, tăng 9.2%; thứ ba là Nhật Bản với kim ngạch đạt 1.74 tỷ USD, tăng20.1%
Bảng 2: Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2011-2012
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ (Tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com- lê, quần áođồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quầnống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áojacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn vàquần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê;áo phông, áo may ô và loại áo lót khác
1.2 Chuỗi giá trị ngành dệt may và vị trí của Việt Nam trong chuỗi.
Trang 6-Mắt xích 1- Thiết kế: Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và
rấtthâm dụng tri thức Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đãdịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung vào khâunghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng để đạtđược tỷ suất lợi nhuận cao nhất Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thịtrường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp,sáng tạo Yếu tố quan trọng để thâm nhập và "trụ" vững được ở mắt xích này đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trangcủa người mua toàn cầu
Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may gồm 5 mắt xích chính
-Mắt xích 2 - Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành
may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn Đối với hàng may mặc, giá trịcủa phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm.Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: nguyên liệu chính vàphụ liệu Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là cácloại vải Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một
Trang 7sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng Vật liệudựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dâythun, Tuy rằng ngành trồng bông và ngành kéo sợi giữ vai trò quan trọng cung cấpnguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn dệt-nhuộm và may nhưng ngành sản xuất nguyênphụ liệu của Việt Nam kém phát triển và không đáp ứng được nhu cầu của ngànhmay.Hiệ tại, ngành mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải, sản xuấtđược 140.000 tấn sợi mỗi năm.Việt Nam phải nhập khẩu 99% nguồn nguyên phụ liệuNguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông, xơ ở Việt Nam là do nướcta không có lợi thế so sánh tự nhiên và cũng không chú trọng đầu tư trong việc trồngbông và sản xuất xơ Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai, việc trồng bông chịu tácđộng rất nhiều bởi thời tiết, khí hậu,vì bông được trồng chủ yếu ở 2 vụ trong mùa mưanhờ nên khó phù hợp với tất cả các vùng, dẫn tới diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫnchưa cao và còn manh mún Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt,không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiênnhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên năng suất bông của nước ta kém xa các nướckhác trên thế giới dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước Bắc Mỹ và ChâuPhi Năng suất bông bình quân của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 1,1 tấn/ha, trongkhi đó năng suất trồng bông ở Mỹ đạt khoảng 3-4 tấn/ha Ngành sợi của nước tanhững năm gần đây đã có những bước phát triển nhờ vào chi phí đầu vào thấp, cụ thểlà chi phí nhân công, chi phí điện nước và tiền thuê đất Việt Nam hằng năm đã sảnxuất được 140.000 tấn sợi nhưng chưa phải là sợi chất lượng cao Trong toàn bộlượng sợi sản xuất ra, Việt Nam phải xuất khẩu đi 2/3 do không đáp được chất lượngcho các sản phẩm xuất khẩu Đây quả thực là một mâu thuẫn lớn vì đa số lượng sợidùng để sản xuất trong nước lại phải nhập khẩu từ nước ngoài Cung và cầu của sợitrong nước chưa phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng.
-Mắt xích 3 - May: Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi
nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% May là khâu mà các nước mới gia nhậpngành thường chọn để thâm nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ vàrất thâm dụng lao động Những nước đang tham gia ở khâu này thường thực hiện việc gia
Trang 8công lại cho các nước gia nhập trước, đây chính là đặc điểm chung của khâu sản xuấttrong ngành dệt may thế giới Các quốc gia có ngành dệt may phát triển, tham gia chuỗigiá trị toàn cầu từ lâu thường không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này nữa màhợp đồng gia công lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao động giá rẻ vàviệc sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Pakistan và ViệtNam Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu về trongphân khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là CMT, FOB hayODM
Đối với Việt Nam, một nước mới gia nhập ngành dệt may thế giới từ những năm 90 củathê kỉ 20, Việt Nam đã chọn việc tham gia vào ngành may để gia nhập vào sân chơi dệtmay toàn cầu Dân số động, nguồn lao động dồi dào - dân số Việt Nam là 88.78 triệungười trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52.58 triệu người (năm 2012),chính là thế mạnh để Việt Nam tham gia ngành may
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh và liên tục nhưng hiệu quả của ngành dệtmay Việt Nam còn thấp Hiện nay, 70% hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam được thựchiện theo phương thức CMT, cắt-ráp-hoàn thiện, đây là phương thức có giá trị gia tăngthấp nhất trong các phương thức xuất khẩu ngành dệt may Hiện nay nhiều doanh nghiệpdệt may Việt Nam đã chuyển sang sản xuất theo phương thức FOB mang lại giá trị giatăng cao hơn với lợi nhuận trung bình vào khoảng 10% như: Garmex Sài Gòn, May SàiGòn 3, Việt Tiến, Nhà Bè… Tuy giá trị gia tăng đạt được đã được nâng cao hơn nhưnghầu đều thuộc phương thức xuất khẩu FOB cấp I (tự thu mua nguyên liệu đầu vào từ cácnhà cung cấp do khách mua chỉ định), các phương thức tiến tiến hơn như FOB cấp II,FOB cấp III và ODM vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam
-Mắt xích 4 - Mạng lưới xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công ty
may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương mại của cácnước Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do người mua quyếtđịnh là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng không thực hiện bất cứviệc sản xuất nào Họ được mệnh danh là những "nhà sản xuất không có nhà máy" dohoạt động sản xuất được gia công tại hải ngoại, điển hình như các công ty Mast
Trang 9Industries, Nike và Reebok… Các công ty này đóng vai trò trung gian kết hợp chuỗi cungứng giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu Trong chuỗi dệtmay toàn cầu, chính các nhà buôn (trader), các nhà cung cấp là các trung gian đóng vaitrò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi mặc dù họ không hề sở hữu nhà máysản xuất nào Hiện nay các nhà buôn, người mua ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốcđang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này, đây được xem là "ba ông lớn" trongchuỗi cung ứng hàng dệt may thế giới
-Mắt xích 5 - Thương mại hóa: Mắt xích này bao gồm mạng lưới marketing và phân
phối sản phẩm, đây cũng là khâu thâm dụng tri thức Các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thếgiới đang nắm giữ khâu này và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng năm "Tại thịtrường châu Âu, các nhà phân phối thường chính là nhà thiết kế, vì hơn ai hết, chínhhọ là người tường tận nhất nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thị hiếu của khách hàng.Các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sảnphẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị) thuộc về các nhàphân phối lẻ này" Đây là mắt xích có suất sinh lợi cao nhất, do các công ty lớn trênthế giới nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gia nhập ngành nên các quốc gia mớigia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập được khâu này Các công ty trong khâu nàykhông trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân phối đến người tiêudùng cuối cùng nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tác độngđến chuỗi dệt may thế giới vì họ nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấpxu hướng thời trang cho các nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng,kênh phân phối trên toàn cầu
Việt Nam đã gia nhập vào chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới từ những năm 1990 Vì“sinh sau đẻ muộn” nên công nghệ kĩ thuật và kinh nghiệm và vốn của Việt Nam cònthiếu Việc dựa vào thế mạnh của mình là nguồn nhân công lớn và rẻ, Việt Nam đãtham gia vào mắt xích thứ 3 – may để gia nhập sân chơi thế giới và từng bước pháttriển Tuy rằng ngành dệt may trong quá trình phát triển đã đạt được những thành tíchấn tượng nhưng thực sự dệt may Việt Nam vẫn chỉ đang dừng lại ở hình thức làm giacông – công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị dệt may Việc phụ
Trang 10thuộc mạnh vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào khiến cho sự phát triển ngành dệtmay Việt Nam không những thiếu tính bền vững mà còn là trở ngại lớn cho việc nắmbắt những cơ hội mới (TPP) Việc thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may, nângcao năng suất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài là những bàitoán khó mà ngành cần phải giải.
Dưới đây là những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam để thấy đượctình hình chung của doanh nghiệp Việt Nam
2. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Điểm mạnh
Tỷ trọng xuất khẩu: Là ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao với 13.08 tỷ USD chiếm 11.1%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2013, chỉ đứng sau điện thoại các loạivà linh kiện Với tiềm lực lớn có thể tạo đòn bẩy cho dệt may Việt Nam phát triển hơnnữa khi gia nhập TPP
Nguồn nhân lực: Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánh giá là ngành mà
Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công dồi dào với tay nghề cao,cần cù, chịu khó, khả năng học việc nhanh, chiếm hơn 20% lao động trong khu vực côngnghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc Theo Hiệp hội Dệt may ViệtNam, công nhân Việt Nam được đánh giá có kĩ năng và tay nghề khá so với khu vực vàthế giới Dù Việt nam gia nhập WTO, giá lao động có phần tăng lên, Việt Nam vẫn đượccoi là có lợi thế về giá nhân công tương đối rẻ Lao động trẻ,dễ đào tạo khi có điều kiện
Hội nhập của ngành dệt may: Việt Nam là trung tâm xuất khẩu dệt may trên trường
quốc tế, là trung tâm nguyên liệu vải sợi cotton, nguyên liệu cho ngành dệt may ViệcViệt Nam là thành viên của WTO đã mang lại cho ngành dệt may những lợi thế về thịtrường, nguyên liệu, các chính sách, đồng thời ngành dệt may
Thương hiệu: Bước đầu tạo dựng được các thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế
chẳng hạn Việt Tiến, Thái Tuấn,…Có một số nhà thiết kế tham gia tuần lễ thời trang lớn
Trang 11của thế giới, ví dụ nhà thiết kế Hoàng Minh Hà tham gia tuần lễ thời trang TiffanyFashion và nhà thiết kế Công Trí tham gia tuần lễ thời trang Luân Đôn Nhờ đó có thểmang hình ảnh, phong cách của sản phẩm của may mặc Việt Nam đến với các nước trênthế giới.
Sản xuất: Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá
đến 90% Trong ngành dệt may, có thể nói vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mớicông nghệ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với vốn đầu tưphát triển ngành nói chung Có khả năng giao hàng nhanh, do lực lượng lao động có thểlao động nhiều giờ trong ngày Quy mô sản xuất lớn, sản xuất số lượng lớn vừa đáp ứngnhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu
Sản phẩm: Hai ngành dệt may có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng mỗi ngành lại có
công tnghệ riêng và tạo rất nhiều sản phẩm khác nhau,phục vụ tiêu dung như sợi ,vảilụa,vải bạc,vải màn,quần áo,dệt kim,len, nói chung thì sản phẩm chính của VN đều cósự tăng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng.Sản phẩm dệt may rất phong phú và đadạng về chủng loại Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thịtrường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận
Chú trọng đầu tư: Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư
nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằmgiảm lãng phí về nguyên vật liệu
2.2 Điểm yếu Quy mô doanh nghiệp và tính liên kết của ngành: quy mô ngành dệt may lớn nhưng
quy mô từng doanh nghiệp lại nhỏ Hiện nay, chúng ta đang làm gia công bị ép giá rấtnhiều Trong đó, nguyên nhân là do bản thân giữa các doanh nghiệp cạnh tranh hạ giá, tựgây sức ép cho mình Sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu kém Khả năng liên kếtvới hệ thống phân phối nước ngoài kém
Trang 12Nguyên phụ liệu: Như đã phân tích ở trên, hầu hết nguyên phụ liệu đều phải nhập từ
Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ có khoảng 1% nguyên phụ liệu được sản xuất ở Việt Namvì vậy đây là một bất lợi rất lớn khi Việt Nam chính thức gia nhập vào TPP Kim ngạchnhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trong 4 tháng khá cao với kim ngạch 4,286 tỷ USD,bằng 84.3% kim ngạch xuất khẩu dệt may Cụ thể, vải (2.34 tỷ USD), sợi dệt (471 triệuUSD), bông (393 triệu USD)
Đội ngũ quản lý: Kĩ năng quản lý, sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản,
năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông chưa đa dạng, năng lực tiếp thị còn hạn chế.Phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xâydựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp
Đội ngũ thiết kế, lao động: mặc dù khâu thiết kế là một trong những khâu quan trọng, có
giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị dệt may nhưng đội ngũ thiết kế của ngành dệtmay Việt Nam vẫn còn mỏng và yếu Số lượng nhà thiết kế được đào tạo bài bản cũngnhư có trình độ tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường Khả năng tự thiết kếcòn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu Laođộng có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ Bên cạnh đó, mức độ ổnđịnh của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệpmay thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới
Công nghiệp phụ trợ: Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương
xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cungcấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao
Sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp dệt may phân hóa khá rõ rệt
về hiệu quả kinh doanh Những doanh nghiệp lớn nhất như Việt Tiến, Nhà Bè, PhongPhú, Sông Hồng, Việt Thắng có biên lợi nhuận cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại nhờcó lợi thế về quy mô, công nghệ, lao động cũng như các mối quan hệ kinh doanh lâunăm Mức trả cổ tức năm 2012 của các công ty nói trên đều khá cao (khoảng 25%) vàđang cam kết giữ mức cổ tức trên trong năm 2013 Trong khi đó nhiều doanh nghiệp
Trang 13trong ngành lại đang gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề chi phí sản xuất tăng đáng kể dogiá xăng tăng, phí vận chuyển tăng, lương nhân công tăng… Trên thực tế, một số doanhnghiệp trong ngành đã phải chấp nhận không lợi nhuận để duy trì sản xuất.
Gia công: Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước
ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuậtcao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được Cũng chính vì vậy mà nếu gianhập TPP, e rằng một lần nữa dệt may Việt Nam sẽ lại tiếp tục là nơi gia công hang chocác nước khác mà thôi
Kênh phân phối: Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam
tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ.Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa trong khi đâycũng là thị trường tiêu thụ mạnh với số dân đông, là nơi tiêu thụ mạnh cho hang maymặc
Dựa vào tổng điểm của ma trận IFE( PHỤ LỤC 1) là 2.5, ta thấy rằng môi trường nội bộcủa ngành dệt may Việt Nam hiện phân tích ở mức trung bình
3 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
3.1 Những hiểu biết cơ bản về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-PacificStrategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định/thỏa thuậnthương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái BìnhDương
Năm 2000, Singapore, Chile, New Zealand, Brunei đã tiến hành đàm phán một hiệp địnhthương mại tự do nhằm kết nối các nước ở khu vực này với nhau Khi đó, TPP được biếtđến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được
Trang 14tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng NewZealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễnra tại Los Cabos, Mexico Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04năm 2005 Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4)
Kết quả là Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-PacificStrategic Economic Partnership Agreement) đã được ký kết bởi Brunei, Chile, NewZealand và Singapore vào ngày 03 tháng 6 năm 2005, và có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5năm 2006 với New Zealand và Singapore, ngày 12 Tháng Bảy năm 2006 đối với Brunei,và 08 tháng 11 2006 với Chile Vào thời điểm đó, P4 không gây ảnh hưởng lớn mặc dùđây là một Hiệp định thương mại thuộc thế hệ thứ ba Mục tiêu ban đầu của Hiệp định làgiảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01năm 2006 và cắt giảm bằng 0 tới năm 2015 Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tấtcả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa,các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trítuệ, các chính sách của chính quyền
Vào tháng Giêng năm 2008, Hoa Kỳ đồng ý tham gia vào các cuộc đàm phán với cácthành viên P4 về tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính Sau đó, vào ngày 22 tháng 9năm 2008, Đại diện Thương mại Mỹ Susan C Schwab tuyên bố rằng Hoa Kỳ bắt đầuđàm phán với P4 nước tham gia TPP, với vòng đàm phán đầu tiên được tiến hành vào đầunăm 2009
Trong tháng 11 năm 2008, Úc, Việt Nam và Peru thông báo rằng các nước này sẽ thamgia vào khối thương mại P4 Trong tháng mười năm 2010, Malaysia thông báo rằng họcũng đã tham gia các cuộc đàm phán TPP
Tháng tám năm 2012, có thông báo rằng Canada và Mexico sẽ tham gia đàm phán TPP.Hai năm trước đó, Canada trở thành một người quan sát trong các cuộc đàm phán TPP vàbày tỏ quan tâm chính thức gia nhập, nhưng không cam kết tham gia Canada và Mexico
Trang 15chính thức trở thành người tham gia đàm phán TPP trong tháng 10 năm 2012, sau khi kếtthúc quá trình thương thuyết nội bộ của 9 thành viên còn lại.
Nhật Bản tuyên bố ý định tham gia các cuộcđàm phán TPP vào ngày 13 tháng ba năm2013 và thông báo chính thức đã được thựchiện Thủ tướng Shinzo Abe ngày 15 tháng Banăm 2013 TPP chính thức mời Nhật Bản vàocuộc đàm phán vào tháng Tư, và Nhật Bản trởthành một đối tác đàm phán đầy đủ trongtháng 8 năm 2013
Hiện tại, TPP có 12 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, chiếm gần 40%GDP toàn cầu và khoảng 1/3 giá trị thương mại thế giới
3.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Các nhà đàm phán đã nỗ lực hiện thực hóa 5 nội dung cốt lõi của hiệp định lịch sử này,thiết lập các tiêu chuẩn cho các hiệp định thương mại tương lai
3.2.1 Tiếp cận thị trường một cách toàn diện
Đoàn đàm phán của 12 nước thành viên TPP tiếp tục tập trung để đạt được mục tiêu làgói tiếp cận thị trường tiêu chuẩn cao, toàn diện trong đó tự do hóa hoàn toàn và toàndiện thị trường hàng hóa và đồng thời dỡ bỏ các hạn chế đối với dịch vụ, đầu tư, các dịchvụ tài chính, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh và mua sắm chính phủ Về tiếpcận thị trường hàng hóa, các Bộ trưởng đã nhất trí về lộ trình cho các tiến bộ cần đạtđược đẩy nhanh tốc độ công việc và hoàn thiện gói cam kết tổng thể theo khung thời giando các nhà Lãnh đạo đặt ra Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng các nước vẫn chưathống nhất được hướng xử lý đối với các sản phẩm nhạy cảm nhất
3.2.2 Hiệp định khu vực
Trang 16Nhằm thúc đẩy sản xuất, các chuỗi cung ứng và thương mại giữa các nước thành viênTPP và nhằm tạo thêm công ăn việc làm trong khu vực, các Bộ trưởng đã thống nhất chỉđạo các nhà đàm phán xây dựng một biểu cam kết thuế quan duy nhất và bộ quy tắc xuấtxứ chung Với công việc khó khăn và cần nhiều thời gian này, 12 đoàn đàm phán đãthống nhất được một phần bộ quy tắc này và đang nỗ lực hoàn tất các công việc tồn đọng.Mục tiêu của các Bộ trưởng và nhà đàm phán là xây dựng một bộ quy tắc xuất xứ mangtính tạo thuận lợi cho thương mại trong đó khuyến khích cộng gộp trong khu vực, từ đóthúc đẩy sản xuất và các chuỗi cung ứng giữa các nước thành viên, tạo thuận lợi chodoanh nghiệp hưởng lợi từ Hiệp định này Ngoài ra, để hỗ trợ việc hình thành các chuỗigiá trị giữa các thành viên TPP, các nhà đàm phán cũng đã đạt được nhiều tiến bộ nhằmthống nhất về các vấn đề như hải quan, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử và cáctiêu chuẩn Trong tất cả các lĩnh vực này, mục tiêu chung đều là hướng tới các cam kếttiêu chuẩn cao để tạo thuận lợi cho thương mại và tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệpvà người lao động trong toàn khu vực TPP.
3.2.3 Các vấn đề thương mại xuyên suốt
Các nhà đàm phán sắp kết thúc 4 vấn đề xuyên suốt được phát triển từ khuôn khổ APECvà là những vấn đề chưa được xử lý trong bất kỳ các hiệp định thương mại tự do khác.Những vấn đề này bao gồm:
Rào cản pháp lý và các rào cản phi thuế quan khác
Các rào cản này đang dần thay thế cho rào cản thuế quan và trở thành trở ngại chính màdoanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận thị trường nước ngoài Các nước đã thống nhất vềcách thức cải thiện tập quán pháp lý, thúc đẩy minh bạch hóa và thực thi các quy trìnhpháp lý theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại hơn, cũng như phối hợp các cách tiếpcận trong từng ngành cụ thể
Cạnh tranh và tạo thuận lợi cho kinh doanh
Trang 17Việc này bao gồm một kế hoạch đánh giá tiến độ của các nước TPP trong việc phát triểncác chuỗi sản xuất và cung ứng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì công ănviệc làm, cũng như cơ chế cập nhật cam kết trong tương lai nếu phù hợp.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại khu vực sẽđược hỗ trợ thông qua việc tăng cường tiếp cận thông tin và nguồn lực từ TPP và nhữnglợi ích từ Hiệp định này Các thông tin và nguồn lực này mang tính cụ thể, có liên quanvà dễ sử dụng
Xây dựng năng lực, hợp tác và phát triển
Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước thành viên hiện tại và tương lai nhằm thựcthi các điều khoản tham vọng của hiệp định, qua đó hiện thực hóa đầy đủ những lợi ích từHiệp định, đồng thời tạo thêm các cam kết bổ sung cho phép TPP đóng góp vào từng ưutiên phát triển kinh tế của các nước, kể cả thông qua hợp tác công - tư
3.2.4 Các vấn đề thương mại mới
Một dấu ấn của Hiệp định TPP này là việc xử lý các vấn đề mới nổi lên trong thương mạitoàn cầu.,thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số mới, nắm bắt những lợi ích của tăng trưởngxanh và công nghệ mới, bảo đảm một môi trường kinh doanh minh bạch và ủng hộ cạnhtranh, và phối hợp để thúc đẩy các mục tiêu chính sách chung, như bảo đảm các hiệp địnhthương mại của các nước thành viên phải hỗ trợ những ưu tiên chính về sức khỏe cộngđồng và về môi trường
3.2.5 Hiệp định mở
Sự tham gia của Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản vào Hiệp định TPP đã góp phần củngcố hiệp định Các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bày tỏ sự quan tâmđối với việc gia nhập Hiệp định TPP trong tương lai và các nước thành viên TPP sẵn sàngtạo điều kiện cho các nước này gia nhập trên cơ sở hoàn tất thỏa thuận ban đầu Trên cơsở cam kết của các nhà Lãnh đạo về việc mở rộng Hiệp định TPP đối với các nước trongkhu vực, các đoàn đàm phán đang tiến gần đến một cấu trúc, thể chế và quy trình chophép Hiệp định TPP trở thành một hiệp định sống, có thể phát triển để thích ứng với sự
Trang 18phát triển trong tương lai trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, những vấn đềvà thách thức mới nổi, cũng như hợp tác trong các vấn đề các bên cùng quan tâm
3.3 Tiến trình đàm phán của Việt Nam trong các vòng của TPP.
Cho đến nay, kể từ khi Việt nam tham giavới tư cách là thành viên thì đã đàm phánđược 12 phiên chính thức, phiên gần đâynhất được tổ chức tại thành phố Dallas,Hoa Kỳ đầu tháng 5/2012, 12 phiên chínhthức này có 22 nhóm đàm phán Trước kiakhi đàm phán WTO, chỉ có 2 lĩnh vực đàmphán là đàm phán mở cửa thị trường hànghóa và dịch vụ, và đàm phán đa phương.Nhưng trong TPP có tới 22 nhóm lĩnh vực,và có những lĩnh vực đòi hỏi phải có sựchuẩn bị, có nhiều lĩnh vực mà khi đàm phán ban đầu, đoàn đàm phán của chúng ta cũngkhá bỡ ngỡ, vì cách thức đàm phán khác hẳn Trước đây trong đàm phán WTO là đàmphán theo hình thức phòng thủ, tức là chỉ có chúng ta giơ mặt cho họ đánh thôi, chúng tađỡ, vì chúng ta không có cách nào đánh lại cả, nó là đàm phán một chiều Chúng ta có thểnói là đã phòng thủ tốt Thế nhưng chúng ta không biết tấn công, hay chưa quen cách tấncông Còn trong đàm phán TPP này, trong một số phiên ban đầu, có một số nhóm cũngtheo kiểu phòng thủ như thế, và chưa tấn công, dẫn đến có những điều chưa được nhưmong đợi Nhưng sau khoảng 3, 4 phiên sau khi đã chính thức gia nhập, cách tiếp cận củachúng ta đã rõ ràng hơn, và chúng ta cũng quen dần hơn với cách đàm phán của một hiệpđịnh FTA tiêu chuẩn cao như TPP Cho đến giờ, đoàn đàm phán cũng khá tự tin trongquá trình thảo luận với tất cả các đoàn đàm phán khác
4 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TPP ĐỐI VỚI DỆT MAY VIỆT NAM 4.1 Cơ hội của TPP đối với ngành dệt may Việt Nam
Các vòng đàm phán:
Vòng đàm phán Thời gianVòng 1 15-19 tháng ba năm 2010Vòng 2 14-18 tháng 6 năm 2010Vòng 3 05-08 tháng 10 năm 2010Vòng 4 6-10 tháng 12 năm 2010Vòng 5 14-18 tháng 2 năm 2011Vòng 6 24 Tháng 3 - 1 tháng 4 năm 2011Vòng 7 15-24 tháng 6 năm 2011
Vòng 8 06-15 Tháng chín 2011Vòng 9 22-29 Tháng Mười 2011Vòng 10 05- 09 tháng 12 2011Vòng 11 02-09 tháng 3 năm 2012Vòng 12 08-18 tháng 5 năm 2012Vòng 13 2-10 tháng 7 năm 2012
Trang 19Khi gia nhập vào TPP, không chỉ dệt may mà các ngành nghề lĩnh vực khác đều đượchưởng lợi rất nhiều, tiêu biểu là thuế suất ưu đãi 0% Nhưng theo nhận định đánh giá củacác chuyên gia thì dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất Cụ thể là gì? Sau đâychúng ta sẽ điểm qua các cơ hội mà TPP mang lại cho dệt may Việt Nam.
4.1.1 Thuế suất: Đầu tiên phải kể đến thuế suất và các rào cản thương mại.
“Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớncho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may sẽ có điều kiện thúcđẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay.” Đây là quan điểmcủa các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề “Hiệp định đối tác chiến lược xuyên TháiBình Dương (TPP) và tác động đến doanh nghiệp dệt may Việt Nam” được Hiệp hội Dệtmay Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 2/8 tại Đồng Nai Hiện,thuế suất trung bình của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kì, thị trường chủlực của hàng dệt may Việt Nam lên đến 17,5% là quá cao Gia nhập TPP, các mặt hàngdệt may của chúng ta sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi là 0% nếu đảm bảo được yêu cầucủa khối Đó là miếng mồi rất lớn đối với dệt may Việt Nam Với việc được hưởng thuếsuất ưu đãi, sản phẩm với chất lượng tốt, giá rẻ của chúng ta sẽ có khả năng cạnh tranhvới các mặt hàng của nước ngoài Gia tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may tại thịtrường nước ngoài
4.1.2 Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu: Ông Lê Quốc Ân - Cố vấn cao cấp Hiệp
hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thành viên tham gia đàm phán TPP cho biết, nếu đàmphán thành công, TPP sẽ mang lại cho dệt may Việt Nam cơ hội rất lớn ở các thị trườngkhu vực này Hiện, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu (NK) sảnphẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó, nhiều sản phẩm chịu trên30%, nhưng nếu được giảm hoặc miễn còn 0% thì sẽ tạo lợi thế rất lớn Tăng trưởng XKdệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đang đạt khoảng 7%/năm, nhưng ngay khi ViệtNam tiến hành đàm phán thì đã có triển vọng tăng lên 10% Dự kiến khi TPP có hiệu lực,mức tăng trưởng XK dệt may đạt 15%/năm trở lên, năm 2020 đạt 22 tỷ USD
Trang 20Nguồn số liệu Văn phòng Dệt may và May mặc thuộc Cục thương mại quốc tế, Bộ thương mại Hoa Kỳ N 2013* được tính trên số liệu 12 tháng - từ tháng 7/2012 - 6/2013.
Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bìnhquân khoảng 18,5% trong vòng 4 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013đạt 7,9 tỷ USD; trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 50,5% Tại Hoa Kỳ, Việt Nam đang lànhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiệnnay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đang đứng vị trí thứ hai trong tổng kimngạch xuất khẩu cả nước Nếu như năm 2001 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạtgần 2 tỷ USD, thì đến năm 2012 kim ngạch đã đạt 17,1 tỷ USD đưa Việt Nam trở thànhnước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 thế giới Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những thịtrường xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam Ðây cũng chính là hai nước thànhviên trong TPP Năm 2012, mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các thị trườngnày đều giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng9,2%, vào Nhật Bản tăng 19,3% Sáu tháng đầu năm nay, dù tiếp tục đối mặt với nhữngkhó khăn, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu14,5% so cùng kỳ, đạt 8,9 tỷ USD Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường HoaKỳ lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch toàn ngành, tăng 12% so cùng kỳ; vào thịtrường Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 24,5% Những tín hiệu tăng trưởng khả quan nêutrên đã khẳng định vị thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới,đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ