1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA FRIESLENDCAMPINA VÀO VIỆT NAM

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA FRIESLENDCAMPINA VÀO VIỆT NAM
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Đầu tư quốc tế
Thể loại Báo cáo đề tài
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 271,97 KB

Nội dung

Trang 2

MỤC LỤCCHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN FRIESLANDCAMPINA VÀ SỰ HÌNH THÀNH

CỦA DUTCHLADY VIỆT NAM 4

1.1 Giới thiệu về Tập đoàn FrieslandCampina 4

1.2 Giới thiệu về Dutchlady Việt Nam 5

1.2.1 Sơ lược về công ty 5

1.2.2 Lịch sử phát triển 5

1.2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 7

1.2.4 Kênh phân phối của DutchLady Việt Nam 7

CHƯƠNG II: FRIESLANDCAMPINA ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 8

2.1 Tác động của môi trường vĩ mô với quá trình đầu tư của Frieslandcampina 8

2.1.1 Nhân tố chính trị và pháp luật 8

2.1.2 Nhân tố kinh tế 8

2.1.3 Nhân tố công nghệ 9

2.1.4 Nhân tố văn hóa xã hội 10

2.1.5 Thị trường sữa Việt Nam 11

2.1.6 Đánh giá mức độ cạnh tranh 12

2.2 Những cơ hội và thách thức của Frieslandcampina khi đầu tư vào Việt Nam162.2.1 Cơ hội 16

2.2.2 Thách thức 16

2.3 Hoạt động đầu tư của Frieslandcampina 17

2.3.1 Hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư 17

2.3.2 Quá trình đầu tư 18

2.3.3 Hoạt động cơ bản và hoạt động bổ trợ của Doanh nghiệp 19

2.4 Năng lực và đối thủ cạnh tranh 21

2.4.1 Các đối thủ cạnh tranh 21

2.4.2 Năng lực cạnh tranh 22

Trang 3

2.5 Chiến lược phát triển của công ty 25

2.5.1 Chiến lược cạnh tranh các chính sách triển khai 25

2.5.2 Chiến lược tăng trưởng các chính sách triển khai 27

2.6 Thành tựu của DutchLady Việt Nam 28

Trang 4

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN FRIESLANDCAMPINA VÀ SỰ HÌNH

THÀNH CỦA DUTCHLADY VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu về Tập đoàn FrieslandCampina

Cái tên FrieslandCampina mang trong đó nhiều giá trị lịch sử Fiesland là vùng đất nằm ở phía Bắc Hà Lan, nổi tiếng với vẻ đẹp của những đồng cỏ xanh mướt với nhiều hồ lớn, bầu trời xanh ngắt và đặc biệt là đàn bò sữa Frisian trứ danh Trong đó, Campina vốn được đặt tên từ cáchđây hơn 20 thế kỷ bởi người La Mã, được biết đến như một khu vực đồng cỏ rộng lớn với nhiều cây cối bao quanh Chính những gia đình nông dân nơi đây đã biến vùng đất trù phú này trở thànhmột trong những nơi sản xuất sữa hàng đầu trên thế giới

Năm 1871, khi những người nông dân quyết định liên kết với nhau và thành lập một cộng đồng cùng cam kết phát triển bền vững để cho ra những sản phẩm sữa có chất lượng tốt nhất Cộng đồng đó được gọi là FrieslandCampina

 1947 : Thương hiệu Campina ra đời 1965 : Thành lập Corbeco ở Zutphen 1979 : DMV Campina và Melkunie Holland được thành lập 1989 : Campina Melkunie ra đời

 2001 : Mua lại tập đoàn Nutrica Dairy&Drink và thành lập hệ thống hợp tác xã quốc tế Campina

 2004: Đổi tên thành tập đoàn Frieslandcampina và kỷ niệm 125 năm thành lập công ty

Trang 5

1.2 Giới thiệu về Dutchlady Việt Nam 1.2.1 Sơ lược về công ty

Dutch Lady Việt Nam là một công ty thực phẩm, đồ uống đã được thành lập ở Việt Namnăm 1996 với vốn đầu tư 50.000.000 USD và đã hoạt động hơn 10 năm nay Kinh doanh cốt lõicủa nó là nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị, bán hàng, và phân phối các sản phẩm sữa Mộtsố nhãn hiệu trọng điểm của Dutch Lady Việt Nam là: Dutch Lady (hay thường gọi là Cô gái HàLan), Friso, Fristi, Calcimex và Yomost

Được hoạt động từ năm 1996, Dutch Lady Việt Nam vẫn đang tiếp tục thể hiện một hiệusuất khá tốt Sự thành công của nó diễn ra với một tốc độ nhanh chóng với sự phát triển của ViệtNam Thành tựu lớn nhất là góp phần cải thiện đời sống người dân Việt Nam Điều này cũng thểhiện thông qua việc không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng cao, mà còn chung tay xây dựngmột cộng đồng lành mạnh

Yếu tố thành công chính của Dutch Lady:- Thương hiệu nổi tiếng

- Chất lượng sản phẩm tốt.- Sự đổi mới

- Định hướng người tiêu dùng.- Đối tác kinh doanh đáng tin cậy

1.2.2 Lịch sử phát triển

Dutch Lady Việt Nam có một lịch sử phong phú với nhiều cột mốc quan trọng Là mộtcông ty nhỏ trong tập đoàn Friesland Foods – một tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất, kinhdoanh các sản phẩm sữa và thức uống trái cây có chất lượng cao, dinh dưỡng và tự nhiên Tậpđoàn tự hào với bề dày lịch sử 130 năm và đứng thứ 7 trong 10 công ty sữa hàng đầu thế giới

Đến năm 1924, 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Lady được nhập khẩuvà bán tại Việt Nam

Sau đó, đến năm 1996, Công ty Foremost khánh thành nhà máy sản xuất đầu tiên tại BìnhDương, đồng thời tung sản phẩm Yomost ra thị trường Hóa đơn thương mại đầu tiên phát hành

Trang 6

ngày 28 tháng 02 năm 1996 chính thức đánh dấu công cuộc chinh phục người tiêu dùng củaDutch Lady Việt Nam Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam đã ra mắt thị trường và nhanhchóng được người tiêu dùng tin yêu đón nhận

Một năm sau đó, công ty xây dựng trung tâm thu mua sữa tươi và triển khai chương trìnhnông trại bò sữa kiểu mẫu cho nông dân Chính nhờ nguồn sữa dồi dào và đảm bảo chất lượngnày, bắt nguồn từ sự hợp tác và ủng hộ thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của những ngườinông dân, Dutch Lady Việt Nam nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, đưa các sản phẩm dinh dưỡngchất lượng cao đến mọi gia đình Việt Nam

Chỉ trong vòng một năm sau ngày chính thức hoạt động, Dutch Lady Việt Nam đã cùngcác nhà phân phối và bán lẻ xây dựng hệ thống phân phối đưa sản phẩm của công ty đến vớingười dân thuộc mọi miền đất nước

Năm 1998, Dutch Lady đã tiên phong trong tổ chức sân chơi qui mô cho trẻ em Việt Namvào ngày Quốc tế thiếu nhi Chỉ 3 năm sau khi đi vào hoạt động, Dutch Lady Việt Nam đã mởrộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đạt được tốc độ tăng trưởng cao

Năm 2001, việc Dutch Lady Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách “Hàng Việt Namchất lượng cao” và các nhãn hiệu Dutch Lady, Yomost đã trở thành thương hiệu hàng đầu trongtâm trí người tiêu dùng

Năm 2005, Dutch Lady Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền đóng chai với côngnghệ tiên tiến nhất thế giới, đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sữa trong kiểu chai mới vớinhãn hiệu Cô gái Hà Lan, Calcimex và Yomost Sự kiện này được xem như là một điểm son đánhdấu cho cột mốc 10 năm liên tục hoàn thiện mình của Dutch Lady Việt Nam và đã được chọn 1trong 10 sự kiện Marketing nổi bật nhất năm 2005

Ngày 15/4/2008, công ty chính thức đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai tại tỉnh Hà Namvới vốn đầu tư là 40.000.000 USD

Vào trung tuần tháng 7 năm 2009, công ty FrieslandFoods Dutch Lady Việt Nam cũngchính thức công bố đổi tên thành Friesland Campina Việt Nam Friesland Campina được đánh giálà 1 trong 10 thương hiệu thành công nhất Việt Nam theo thống kê của tập đoàn nghiên cứu thịtrường đa quốc gia Millward Brown

Trang 7

1.2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh a) Tầm nhìn

Tầm nhìn của Dutch Lady Việt Nam là “Cải thiện sức sống”, công ty chia sẻ một mục tiêuchung của việc cải thiện sức sống của người dân Việt Nam để từ đó phát triển tương lai ViệtNam

b) Sứ mệnh

Sứ mệnh chính của công ty là phát triển, sản xuất và tung ra thị trường hàng loạt sản phẩmđáng tin cậy, tự nhiên và bổ dưỡng, để các sản phẩm từ sữa đóng góp vào sự hạnh phúc vàno đủ của cuộc sống Ngoài ra, chính sách chất lượng cũng là một phần nhiệm vụ quan trọngcủa công ty

c) Slogan

Cô gái Hà Lan – sẵn sàng một sức sống

1.2.4 Kênh phân phối của DutchLady Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG II: FRIESLANDCAMPINA ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 2.1 Tác động của môi trường vĩ mô với quá trình đầu tư của Frieslandcampina

2.1.1 Nhân tố chính trị và pháp luật

- Việt Nam là 1 quốc gia hòa bình, chính trị ổn định, có 1 Đảng duy nhất, đảm bảo được những cam kết của Chính phủ đối với nhà đầu tư, tạo ra môi trường đầu tư ổn định Đây là yếu tố thuận lợi và hấp dẫn cho Friesland khi quyết định thâm nhập vào thị trường Việt Nam

- Vào cuối thập kỷ 1980 và đầu những năm 1990, Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nhằm thu hút vốn đầu tư từ các khu vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hàng loạt các chính sách ưu đãiđầu tư đã được ban hành, trong đó nổi bật là các chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về tiếp cận tín dụng Đây là điểm có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư, phát triển tại Việt Nam

- Luật đầu tư ban hành năm 2005 có nhiều ưu đãi đối với các dự án nông nghiệp: Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì

được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải

nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì

được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.( Căn cứ vào chương II, luật đầu tư 2005)

2.1.2 Nhân tố kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang được cao điều đó cho thấy nhu cầu củacon người ngày càng cải thiện, được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới

Trang 9

2.1.3 Nhân tố công nghệ

Chế biến sữa là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng và tăng doanh thu cho ngành sữa Việt Nam Do vậy, quan điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa là phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó, việc phát triển ngành cũng cần nghiên cứu chặt chẽ nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng,và xử lí chất thải triệt để nhằm bảo vệ môi trường sinh thái

Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thời đầu tư mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho sản xuất thiết bị trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu

Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất ứng dụng trong ngành sữa cũng được khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu cũng sẽ được tăng cường năng lực để có khả năng tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chế biến và bảo quản sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sữa

Đối với các giải pháp đầu tư cho ngành sữa, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng đượcưu tiên khuyến khích Do vậy, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng Bên cạnh đó, các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại Các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thỏa mãn các quy định về bảo vệ môi trường sẽ không được cấp phép đầu tư

Trang 10

2.1.4 Nhân tố văn hóa xã hội

Việt Nam đánh giá là một thị trường tiềm năng với 85,79 triệu dân( năm 2009) trong đó sốdân ở thành thị là 25,4 triệu người chiếm 29,6 % tổng số dân cả nước và phân bổ theo đọ tuổi nhưsau:

 0 – 14 tuổi chiếm 29,4 % 15 -64 tuổi chiếm 65 % Trên 65 tuổi chiếm 6,5 % Kết cấu dân số Việt Nam được đánh giá là kết cấu dân số trẻ

Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi, mức tiêu thụ sữa trung bình củaViệt Nam hiện nay khoảng 9kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90

Tuy nhiên so với thế giới, lượng sữa người Việt Nam tiêu thụ vẫn còn quá ít, có lẽ do chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho trẻ con

Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa, do đó dễ bịđau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế

Tiếp đến, so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày

Do giá sữa không rẻ nên nhiều gia đình ưu tiên cho trẻ con vì mọi người cho rằng trẻ con thì cần sữa, còn những người khác trong gia đình có thể sử dụng các thực phẩm khác cũng được Hơn nữa, có thể do người dân chưa thấy hết lợi ích của sữa nên không thường xuyên uống sữa

2.1.5 Thị trường sữa Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sữa Việt Nam có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với gần 86 triệu dân

Trang 11

Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7.8kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo, trong thời gian tới mức tiêu thụsẽ tăng từ 15-20% (tăng theo thu nhập bình quân) Thị trường các sản phẩm chế biến từ sữa như kem, yogurt cũng phát triển rất sôi động, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 15% đến 20%.

Có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng sản phẩm sữa và thức uống ở Hà Nội và TP.HCM Theo kết quả điều tra, tỷ lệ số hộ ở Hà Nội và TP.HCM sử dụng sữa tươi – sữa tiệt trùng tương ứng là 53% và 47%; sữa chua ăn là 55.1% và 44.9%; sữa chua uống là 52% và 48%

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và giá cả cùng gia tăng, điều quan trọng là các nhà máy chế biến sữa và các đơn vị cung cấp bao bì đóng gói phải cùng nhau hạ chi phí xuống mức thấp nhất

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle…chiếm khoảng 22% thị phần Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng 20 công ty sữa có qui mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì…

2.1.6 Đánh giá mức độ cạnh tranh

a) Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:

Sức mạnh mặc cả của các nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế: Xét về quymô ngành chăn nuôi bò sữa,95% lượng bò sữa được chăn nuôi tại các hộ gia đình,chỉ 5% đượcnuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100- 200 con trở lên Điều này cho thấy người dânnuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng làm giảm khả năng thươnglượng của các nhà cung cấp trong nước Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ,tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…khiến người dân bất lợi trongthương lượng giá

b) Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:

Khách hàng của Dutch Lady chia làm 2 loại: khách hàng lẻ và nhà phân phốiKhách hàng lẻ: Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lưc lớn cho các công ty về chấtlượng sản phẩm Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giácả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa

Trang 12

Các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng: Có khả năng tác động đến quyết địnhmua hàng của người tiêu dùng Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãngsữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược chủ yếu thông quachiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnhviện, nhà thuốc có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác độngđến quyết định mua sản phẩm sữa nào của khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giớithiệu sản phẩm

c) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường sữa đang trở nên đông đúc hơn và cạnh tranhngày càng khốc liệt hơn Hiện nay thị trường sữa, đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Dutch lady làVinamilk, ngoài ra còn nhiều sản phẩm sữa nội địa khác như: Hanoimilk, Mocchaumilk và mộtsố sữa nhập ngoại:Johnson, Abbott, Nestle

d) Đe doạ từ các sản phẩm thay thế:

Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của ngườitiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác nhưnước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế

e) Đe doạ từ các gia nhập mới

Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gianhập ngành các công ty mới phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua các rào cảngia nhập ngành bước vào kinh doanh sữa

f) Các rào cản gia nhập ngành

 Kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sứcquan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng.Trong khi sản xuất, việc pha chếcác sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàmlượng Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn đểdễ dàng vận chuyển và bảo quản Đây là ngành đòi hỏi yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao nên tạorào cản lớn cho việc gia nhập ngành

Trang 13

 Vốn: một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là mộtkhoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí nhân công, chi phínguyên liệu…

 Các yếu tố thương mại Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn nuôi, chế biến,đóng gói, phân phối, tiêu dùng… tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu,đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưađược như mong muốn và gây nhiễu cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt làcác công ty mới thành lập

 Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm năng thịtrường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lựckhông nhỏ từ hệ thống khách hàng

 Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chấtlượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn

 Các nguồn lực đặc thù Nguyên liệu đầu vào : Phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài Tuy nhiên,nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa Do đó, chất lượng đầuvào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài thấp

 Nguồn nhân lực cho ngành : Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữakhá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm… tuy nhiên,chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa

 Kênh phân phối : Các kênh phân phối hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệphiện có sử dụng Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằngcách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn

Trang 14

Nhà cung cấp

Sản phẩm thay thế

Người muaĐối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Cạnh tranh nội bộ ngành

C a o

Cao

Trung bình Trung bình

Mô hình cạnh tranh ngành sữa Việt Nam theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của

Michael Porter

=> Đánh giá:Ngành sữa là một ngành hấp dẫn và cường độ cạnh tranh mạnh

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w