Với phương châm hoạt động “Hướng vào thịtrường và hướng vào khách hàng”, Yamaha Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lựcđể trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR
Giới thiệu công ty Yamaha Motor
Công ty công nghiệp Yamaha (ヤマハ株式会社株式会社/Yamaha Corporation)Yamaha Corporation) là một công ty Nhật Bản chuyên nhiều lĩnh vực khác nhau từ những dụng cụ âm nhạc, động cơ, xe gắn máy cho đến những thiết bị điện.
Tập đoàn Yamaha motor ra đời vào năm 1953, chủ tịch đầu tiên của tập đoàn là ông Genichi Kwakami Vào năm 1953, Genichi bắt đầu nghiên cứu, tận dụng các động cơ cánh quạt máy bay được sử dụng từ Thế chiến thứ II Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ tùng ô tô, xe scooter và xe gắn máy Chưa đầy 10 tháng sau, vào tháng 8 năm 1954, sản phẩm đầu tiên được ra đời Đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2 thì, xylanh đơn 125cc Chiếc xe chính là sự khởi nguồn cho quá trình sáng tạo và sự cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor.
Với niềm tin vào con đường mới này, tháng 1 năm 1955, Công ty Yamaha Motor Co., Ltd., được thành lập, tách khỏi Yamaha Corporation Yamaha Motor bắt đầu khuếch trương hoạt động của mình trên toàn cầu Năm 1966, thành lập công ty liên doanh đầu tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co., Ltd., Năm 1968, thành lập Yamaha Motor Europe N.V tại Hà Lan Tiếp đó là Mê-hi-cô, Bra-xin
Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình, và vẫn luôn luôn phát triển cho tới ngày nay, với sự đa dạng sản phẩm ngày càng tăng lên bao gồm: xe gắn máy trượt tuyết, động cơ xe đua, máy phát điện, xe scooter, thuyền cá nhân, v.v , mang lại những giá trị mới cho cuộc sống của mọi người.
Cột mốc lịch sử hình thành công ty Yamaha Motor:
– 1887 Ông Torakusu Yamaha đã sáng tạo ra đàn reed organ đầu tiên.
– 1897 Công ty TNHH Nippon Gakki (Tập đoàn Yamaha hiện nay) thành lập. – 1900 Bắt đầu sản xuất đàn Piano dạng tủ.
– 1949 Tham gia thị trường chứng khoán Tokyo.
– 1954 Thành lập Nhạc viện Yamama Music.
– 1955 Thành lập Công ty TNHH Yamaha Motor.
– 1958 Bắt đầu sản xuất các dụng cụ thể thao.
– 1959 Bắt đầu sản xuất đàn organ điện tử.
– 1960 Thành lập Tập Đoàn Quốc Tế Yamaha (Hiện là Tập Đoàn Yamaha Châu Mỹ).
– 1962 Bắt đầu kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
– 1964 Bắt đầu sản xuất các sản phẩm liên quan đến phong cách sống.
– 1965 Bắt đầu sản xuất những nhạc cụ hơi.
– 1966 Yamaha Music Foundation được thành lập.
– 1968 Phát hành cổ phiếu theo giá thị trường lần đầu tiên tại Nhật Bản.
– 1971 Bắt đầu sản xuất các thiết bị bán dẫn.
– 1987 Đổi tên công ty thành Tập đoàn Yamaha, đánh dấu 100 năm hoạt động kinh doanh.
– 2002 Thành lập Công ty TNHH Yamaha Music & Electronics (Trung Quốc). – Thành lập Yamaha Music Holding Europe GmbH (Hiện nay là Yamaha Music Europe GmbH).
– 2005 Mua lại Steinberg Media Technologies GmbH.
– 2007 Thành lập công ty kinh doanh giải trí âm nhạc.
– 2008 Mua lại L Bửsendorfer Klavierfabrik GmbH Mua lại NEXO S.A.
Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng của tòa nhà Yamaha Ginza thành một khu phức hợp đa năng bao gồm trung tâm mua sắm, phòng hòa nhạc và phòng thu âm Song song đó, Yamaha tập trung các nhà máy sản xuất đàn piano Nhật Bản tại thành phố Kakegawa.
– 2012 Tập trung các nhà máy sản xuất nhạc cụ hơi đến Thành phố Toyooka.
Tổng quan về Công ty YAMAHA MOTOR Việt Nam
Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là công ty liên doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản, và Malaysia, chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn máy mang thương hiệu nổi tiếng Yamaha Công ty được thành lập và đi vào sản xuất tại Việt Nam từ năm
1998 Trong hơn 17 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, Yamaha Motor Việt Nam đã có 10 năm đẩy mạnh các chương trình vì cộng đồng Quy mô công ty bắt đầu chỉ với 33 cửa hàng từ năm 1999, sau hơn 17 năm tăng trưởng không ngừng, hệ thống đại lý của Yamaha Motor Việt Nam đã đạt đến con số hơn 300 đại lý, cửa hàng Hệ thống tiêu chuẩn cũng như hình ảnh của đại lý, cửa hàng, phòng trưng bầy cũng thay đổi theo từng năm Với phương châm hoạt động “Hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”, Yamaha Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. b) Quy mô đầu tư
Công ty Yamaha Motor Việt Nam được thành lập vào ngày 24/1/1998, có trụ sở chính và nhà máy đặt tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Đây là công ty liên doanh giữa 3 công ty là Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản), Yamaha Corporation (Nhật Bản) và Công ty Thương mại dịch vụ tổng hợp Yamaha (Việt Nam) Nhà máy Yamaha Motor Việt Nam được khánh thành vào năm 1999.
Sau gần 10 năm đầu tư nhà máy sản xuất tại Sóc Sơn (Hà Nội), cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất đặc biệt là dây chuyền sản xuất các loại xe máy mang nhãn hiệu Yamaha; Công ty Yamaha Motor Việt Nam thu hút hơn 2000 lao động, chủ yếu là lao động địa phương; tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 70%, nộp ngân sách hơn 41,4 triệu USD.
Ngày 29/Yamaha Corporation)06/Yamaha Corporation)2007 Yamaha Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ 2 của mình tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội Có tổng số vốn đầu tư hơn 43 triệu USD, dự kiến nhà máy này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/Yamaha Corporation)2008 Nhà máy mới này có tổng diện tích 15ha, với tổng vốn đầu tư 43.065.000 USD, thuộc dự án mở rộng của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. c) Một số đặc điểm
Sản xuất lắp rắp xe máy nhãn hiệu Yamaha.
Các sản phẩm bán chạy trên thị trường : SIRIUS, JUPITERR, NOUVO, MIO, EXCITER, GRANDE.
Không dừng lại ở đó, Công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu, điều tra tiếp thị để cho ra đời các loại xe khác nhau để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo người tiêu dùng.
Bên cạnh việc kinh doanh xe máy là sản phẩm chủ lực, công ty còn cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, linh kiện và phụ tùng xe máy nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời góp phần duy trì và mở rộng hình ảnh thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng ở nhiều đối tượng khác nhau.
Về thị trường của Công Ty
Là một công ty sản xuất, Công ty Yamaha Motor Việt Nam luôn dồn nhiều công sức vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm hơn cả, đặc biệt là mảng thiết kế sản phẩm của công ty luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng Tuy nhiên, việc bán hàng cũng thu hút được không kém sự quan tâm của lãnh đạo và toàn bộ nhân viên.
Với đặc thù của mình, Công ty Yamaha Motor Việt Nam không trực tiếp phục vụ đến người tiêu dùng cuối cùng mà công ty chỉ duy trì mạng lưới bán hàng tới các đại lý ủy nhiệm độc quyền, cũng như các cửa hàng 3S, 2S, của công ty.
Do các sản phẩm của công ty là xe máy có giá trị và đòi hỏi sự chăm sóc kỹ càng nên Công ty yêu cầu các đại lý của mình những điều kiện tương đối khắt khe (vị trí kinh doanh, tài sản cố định, đội ngũ công nhân viên, thái độ phục vụ khách hàng,…), đặc biệt là các đại lý đứng đầu mạng lưới của công ty như Yamaha Town và các đại lý 3S.
Áp dụng yêu cầu chuẩn mực, các đại lý của công ty không chỉ làm việc hiệu quả, đạt doanh thu vượt trội mà còn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhà sản xuất thông qua sự giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh và hoạt động của nhân viên phòng bán hàng Nhờ đó, công ty nắm bắt chính xác nhu cầu, sở thích và sự biến động nhu cầu khách hàng hằng ngày trên thị trường xe gắn máy nói riêng và thị trường hàng hóa nói chung.
Số lượng cán bộ công nhân, viên chức hiện nay của công ty là trên 6000 người. Không giống như các công ty liên doanh thường được thành lập từ bộ khung sẵn có của bên Việt Nam, đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty Yamaha Motor Việt Nam (trừ vị trí CEO được điều động từ quê nhà Nhật Bản) được xây dựng hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công bằng Vì vậy, đội ngũ nhân viên của công ty nhìn chung có trình độ năng lực thực sự, đặc biệt là độ tuổi rất trẻ, trung bình khoảng từ 21 đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và nhân viên văn phòng.
Hiểu rõ tầm quan trọng của đào tạo và giá trị của nguồn nhân lực chất lượng cao, Yamaha Motor Việt Nam thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, kỹ thuật máy móc để nâng cao tay nghề cho người lao động Ngoài ra còn có các khóa đào tạo quản lý theo tiêu chuẩn cao cho nhân viên chủ chốt và nhân viên quản lý của công ty Đặc biệt, các khóa đào tạo tại nước ngoài (Nhật Bản và Thái Lan) đã đóng góp đáng kể cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Về tài sản cố định
Với tổng số vốn pháp định đã dăng ký năm 1998 là 37 triệu USD.
QUÁ TRÌNH YAMAHA MOTOR FDI VÀO VIỆT NAM
Lựa chọn thị trường Việt Nam
Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là địa điểm sản xuất tốt nhất Châu Á, bằng chứng là việc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh mẽ vào Việt Nam Thống kê mới nhất từ Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam Tổng số vốn FDI đã lên đến hơn 8 tỷ USD Nhiều dự án khổng lồ đang chuẩn bị khởi công trong thời gian tới.Theo thống kê, trong tháng 8, cả nước có 97 lượt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 733 triệu USD a) Những yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định:
Thời kỳ 1991-1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam,gắn với nhiệm kỳ Tổng bí thư Đỗ Mười, hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ VănKiệt (từ tháng 8 năm 1991 – tháng 9 năm 1997) Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế Tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%) tuy nhiên phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng Giai đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999.
Nhiều năm liên tục, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định Đó cũng là lý do Yamaha Motor tiếp tục đầu tư vào để xây dựng nhà máy phụ tùng cũng như nhà máy sản xuất thứ hai tại Việt Nam GDP tăng bình quân trên 7% năm, riêng năm 2006 là 8,2% đứng thứ hai ở châu Á và dự kiến năm 2007 là 8,5%. Việt Nam cũng đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới Vào năm 2006 đã có gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD, riêng năm 2006 Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 50% so với
2005 Tám tháng đầu năm 2007, con số này là 8,3 tỉ USD và dự kiến có thể đạt tới 13-14 tỉ USD vào cuối năm Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/Yamaha Corporation)năm liên tục trong nhiều năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP của cả nước.
Chính sách ưu đãi về thuế:
Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam còn chậm hơn các nước trong khu vực Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Việt Nam lại là sự đúc kết giá trị các bài học từ mô hình các nước hiện đại.
Việt Nam đã áp dụng một chương trình ưu đãi thuế thu nhập rất linh hoạt Ví dụ như miễn thuế bốn năm kể từ năm đầu tiên có lãi; tính thuế thu nhập bằng 50% mức thuế thông thường trong vòng 7 năm Mức thuế thông thường có thể là 10%, 15%, 20% tuỳ thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, phân loại đầu tư và vị trí địa lý
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp điện nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông Các khoản cho vay và tài trợ song phương vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với số lượng lớn.
Trong 25 nǎm qua, kể từ nǎm 1990, hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ có sự tài trợ của nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh đó chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cấp một số lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng. d) Những yếu tố môi trường chung
Về chính trị- pháp luật-xã hội:
Công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam được tiến hành từ năm 1986 đến nay đã mang lại nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Nhiều bộ luật được ra đời như Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế vào năm 1993 Mốc thời gian tiếp theo là thời điểm mà Việt Nam gia nhập WTO Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã thực hiện hàng loạt các cải cách về pháp luật, đưa hệ thống luật của Việt Nam tiến gần tới tiêu chuẩn luật của quốc tế về đầu tư và kinh doanh Đặc biệt luật doanh nghiệp Việt Nam được các nhà đầu tư coi là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cởi mở hơn so với nhiều nước trong khu vực.Việt Nam cũng có luật đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh cũng như trước pháp luật Ngoài ra Việt Nam cũng đang cố gắng đơn giản hóa các thủ tục hành chính,nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Tình hình trật tự xã hội, tôn giáo ở Việt Nam rất ổn định không giống như các nước khác trong khu vực hay có mâu thuẫn xung đột giữa các tôn giáo hay sắc tộc như ở Inđônêxia, Campuchia hay Thái Lan.
Việt Nam đã trở thành một đất nước có chế độ chính trị-xã hội ổn định với nền dân chủ đang phát triển tốt đẹp và ngày càng được tăng cường, nhân dân Việt Nam vui mừng về thành tựu của đất nước, tin tưởng vào đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước Đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hoà bình và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế quốc tế trên tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực và xây dựng của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững
Về dân số và lao động
Dân số Việt Nam lúc bấy giờ đang trong thời kì tăng trưởng nhanh, cũng đang trong thời kỳ có “dân số vàng”, vì vậy tạo ra nhu cầu lớn về tiêu dùng cũng như cung cấp nguồn lao động dồi dào Và như hiện tại chúng ta đều biết dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và cơ cấu dân số của là cơ cấu dân số trẻ đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng về mặt hàng xe máy
So với nhiều nước láng giềng châu Á, Việt Nam lúc đó có chi phí lao động tương đối rẻ Mức lương trung bình của Việt Nam vẫn nằm trong mức thấp với mức lương tối thiểu vào năm 1997 chỉ có 144.000 VNĐ
Ngay trước khi Yamaha Motor quyết định đầu tư nhà máy sản xuất thứ hai vàoViệt Nam, một cuộc khảo sát được JETRO (Tổ chức ngoại thương Nhật Bản) thực hiện vào tháng 11/Yamaha Corporation)2006 cho thấy, lương trung bình tháng cho 1 công nhân bình thường trong khoảng 87-198 USD tại Hà Nội và 122-216 USD tại TPHCM, con số này thấp hơn nhiều so với lương trung bình 164 USD tại Thái Lan và 134-446 USD tại Quảng Đông, vì thế chi phí nhân công rẻ vẫn là 1 điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hầu hết, các nhà đầu tư Nhật Bản đều cho rằng, chi phí đầu tư tại Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, đặc biệt là về lao động Với mức trung bình là 155,75 USD/Yamaha Corporation) người/Yamaha Corporation)tháng, tốc độ tăng 16%, thấp hơn mức trung bình trong khu vực là 28%, lương công nhân tại Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh.
Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt, ham học hỏi và có thái độ làm việc tích cực Độ tuổi trung bình của một thợ máy là 24 tuổi, số lao động biết và thông thạo tiếng Anh ngày càng tăng.
Về quan hệ hợp tác quốc tế:
Nguyên nhân lựa chọn FDI thay vì xuất khẩu hay nhượng quyền
Thứ nhất: là sự phân bổ xe máy tại các khu vực ở Việt Nam Khác với Thái Lan, Malaysia, Đài Loan - có tỷ lệ xe máy tính trên đầu người cao hơn Việt Nam nhưng chúng ta ít nhìn thấy loại phương tiện này xuất hiện trên đường như ở Việt Nam Có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này, nhưng quan trọng là lượng ôtô của họ cũng tương đương, hệ thống giao thông, hạ tầng của họ tốt hơn và sự phân bổ đồng đều xe máy giữa các khu vực, tỉnh thành Trong khi đó, Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, lượng xe máy vẫn tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn và vùng phụ cận, gây ra tình trạng đi đâu cũng thấy tràn ngập xe máy Có những thời điểm kéo dài khoảng 2 - 3 năm, lượng xe máy được tiêu thụ tại các thành phố, đô thị và vùng phụ cận chiếm tới 2/Yamaha Corporation)3 tổng sản lượng xe máy bán ra.
Thứ hai: thị trường xe máy Việt Nam được đánh giá là luôn sôi động và đầy tiềm năng Điều này nhờ vào tâm lý tiêu dùng được thay đổi theo thời gian Những năm 90, phần nhiều người xem xe máy vừa là phương tiện đi lại, vừa là tài sản, một cách giữ tiền Xe máy chỉ như một loại hàng hoá đơn thuần vào đầu 2001, khi mà làn sóng xe Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam qua các doanh nghiệp lắp ráp trong nước Sau khoảng 3 năm, xe máy Trung Quốc mất dần vị trí, được thay thế bởi các mẫu mã mới chất lượng cao hơn, kiểu dáng đẹp hơn và tại các thành phố lớn, nhất là vào giai đoạn sau khi mà ở khu đô thị xe tay ga đang trở nên hút khách hơn bao giờ hết Mức sống càng tăng bao nhiêu thì nhu cầu về xe máy tăng mạnh bấy nhiêu Trong khi cư dân thành thị có điều kiện thay xe, đổi mới chủng loại (do điều kiện sống tăng nhanh) thì hầu hết các vùng nông thôn, miền núi, vùng xa (lượng tiêu thụ nhỏ) nhu cầu, thị hiếu vẫn vậy.
Thứ ba: Yamaha được biết đến như là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới, thông qua chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường cũng như theo kịp thời đại về mẫu mã nên việc cấp giấy phép ngượng quyền có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng và cũng khó có thể kiểm soát được doanh nghiệp đối với công ty ở nước ngoài.
Thứ tư: Như chúng ta đã biết Nhật là một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên, vì vậy nếu Yamaha quyết định sản xuất ở trong nước để xuất khẩu là một quyết định hết sức sai lầm bởi vì không có đủ nguồn nguyên liệu để đáp ứng sản xuất hoặc nếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài về thì sẽ tốn thêm chi phí vận chuyển, đây là một khoảng không nhỏ; hơn nữa chi phí nhân công ở Nhật không hề rẻ, tất cả những đều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất và để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ thì lại tốn thêm một khoản chi phí vận chuyển nữa Thực sự là không khả thi một chút nào Trong khi đó nếu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để sản xuất thì có thể không lo ngại về nhiều vấn đề như: Nguyên liệu để sản xuất bởi vì các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ô tô, xe máy như sắt, thép hay cao su tại Việt Nam đều có hoặc nếu cần phải nhập khẩu nguyên liệu thì thị trường Trung Quốc ngay sát Việt
Việt Nam sở hữu lợi thế về chi phí vận chuyển hợp lý nhờ vị trí địa lý thuận lợi Chi phí nhân công giá rẻ và thị trường xe máy nội địa tiềm năng cho phép các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam với giá thành cạnh tranh Sự thành công của Yamaha tại Việt Nam với dòng xe Sirius là minh chứng rõ nét cho tiềm năng của thị trường này, khi sản phẩm nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và duy trì mức độ phổ biến trong suốt 15 năm qua.
Hình thức lựa chọn đầu tư
Chính thức nhận giấy phép đầu tư vào năm 1998, theo giấy phép đầu tư số 2029/Yamaha Corporation)GP là công ty liên doanh của 3 công ty: công ty Yamaha Motor Nhật Bản (Nhật Bản - 46%), công ty Lâm nghiệp Việt Nam và nhà máy cơ khí đỏ Việt Nam (Việt Nam - 30%) và công ty công nghiệp Hong Leong Indutries Berhad Malaysia (24%).
Nguyên nhân chọn hình thức liên doanh là bởi vì khi thâm nhập vào Việt Nam thì Việt Nam là một thị trường mới đối với Yamaha và trong giai đoạn này là giai đoạn Việt Nam chỉ mới vừa mở cửa hội nhập với thế giới nên việc e dè, lo sợ đối với các công ty nước ngoài là điều hoàn toàn không tránh khỏi, nhất là với một quốc gia đã xâm chiếm lãnh thổ cách đó không quá lâu thì người dân Việt Nam lúc đó sẽ có những e ngại và bài trừ trong tâm lý Vì vậy lúc này nếu muốn thành lập công ty sản xuất tại Việt Nam thì hình thức liên doanh với công ty nội địa là một việc làm cần thiết Điều này có thể làm giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư vào một thị trường mới, làm giảm sự lo ngại cũng như nâng cao khả năng chấp nhận của địa phương quốc gia đối với công ty, thông qua đối tác là công ty nội địa có thể được cung cấp kiến thức chuyên môn về các thị trường địa phương, thâm nhập vào các kênh phân phối cần thiết và tiếp cận được với nguồn cung cấp nguyên liệu thô,các hợp đồng của chính phủ và phương tiện sản xuất địa phương
Hơn nữa vào lúc này tuy còn e dè với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng việc một công ty nước ngoài đầu tư vào nước và liên doanh với một công ty trong nước có thể góp phần vào phát triển nền kinh tế chung còn có thể giúp doanh nghiệp nội điạ cải tiến được công nghệ sản xuất cũng như là năng lực quản lí, đây là đều mà chính phủ mong muốn nên chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thay vì đầu tư hình thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước về mặt luật pháp.
Những bước tiến của Yamaha tại thị trường Việt Nam
Ngày 7 tháng 10 năm 1999, Công ty chính thức cho ra mắt chiếc xe "Sirius" đầu tiên. Đến tháng 3 năm 1999, Yamaha Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất tại Việt Nam và được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy tiên tiến nhất trong khu vực Đông NamÁ
Chỉ sau đó 3 năm cùng với sự thành công của Sirius, công ty đã cho ra dòng sản phẩm thứ hai song song tồn tại cùng với Sirius đó là dòng xe “Jupiter” với kiểu dáng mạnh mẽ sang trọng đặc biệt thích hợp với tầng lớp thanh niên thành thị dành riêng cho thị trường Việt Nam Và kết quả đem lại thậm chí còn vượt quá mong đợi của công ty cũng như của toàn bộ thị trường xe gắn máy nói chung ở Việt Nam Số ngưòi muốn mua xe vượt quá nhiều lần số xe có thể cung ứng ra thị trường 2 dòng xe đầu tiên ra đời tại Việt Nam đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi đã giúp cho Yamaha có tiếng tăm hơn và có vị trí vững chắc tại thị trường Việt Nam
Tiếp tục nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thì vào năm 2002, Yamaha đã cho ra mắt dòng xe mới là Nouvo, dòng xe tay ga xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, sau một thời gian làm quen với dòng xe tay ga thì số lượng bán xe tăng nhanh Trong 5 năm đầu ra mắt đã thống lĩnh thị trường xe tay ga của Việt Nam.
Trong các năm sau đó thì công ty luôn nghiên cứu để cải tiến các sản phẩm cũ cả về mặt chất lượng và mẫu mã cũng như cho ra mắt các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đó là cho ra mắt xe SiriusV, Nouvo trắng, JupiterV mới vào năm 2003
Dòng xe Exciter ra đời năm 2005 nhưng đến năm 2009 Yamaha mới tạo đột phá cho dòng xe tay côn khiến các đối thủ cạnh tranh phải lo ngại khi Exciter đã chiếm lĩnh được lượng khách hàng lớn như hiện nay Hãng xe máy Nhật Bản này đã rất khôn khéo nghiên cứu kĩ thị trường khi nhắm đến đối tượng là những người trẻ tuổi, năng động, ưa thích tốc độ nhưng chỉ với hầu bao không đáng kể Đối với nhiều bạn trẻ, sử dụng một chiếc xe côn tự động là quá nhàn rỗi và không đủ độ
“phê” Nếu nhiều người chưa đủ điều kiện về tài chính cũng như đam mê để sở hữu những chiếc xe môtô phân khối lớn thì việc Exciter xuất hiện đã cho họ một lựa chọn thật hợp lý Có thể nói không ngoa rằng, Yamaha Exciter bản côn tay đã làm nên một cuộc cách mạng trong dòng xe máy phổ thông Nắm giữ thị trường xe tay côn của Việt Nam.
Năm 2014 Yamaha ra mắt dòng xe tay ga Grande Phiên bản mới Grande có thiết kế trẻ trung hơn, sang trọng hơn và cá tính hơn, nhắm đến các bạn gái trẻ sử dụng xe ga trong thành phố để đi lại, mua sắm hay đi chơi với bè bạn Yamaha cũng trang bị cho xe những công nghệ mới giúp tăng khả năng vận hành, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với người sử dụng hơn
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1999 cho đến nay Yamaha motor đã có tới 2 cơ sở sản xuất chính với công suất 1,5 triệu xe/Yamaha Corporation)năm Tới thời điểm hiện nay, vốn đầu tư cho hai nhà máy sản xuất xe máy của Yamaha Motor Việt Nam đã là
123 triệu USD Yamaha motor, nhà sản xuất xe máy lớn thứ hai trên thị trường hiện tuy là một trong những “ông lớn” vào cuộc sau cùng, nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình.
NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY YAMAHA MOTOR SAU KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
Về quy mô sản xuất
Ngày 02/Yamaha Corporation)10/Yamaha Corporation)1998, Yamaha Motor Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ nhất tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với diện tích nhà máy là 100.000m 2 , diện tích xây dựng là 27,000m 2 Vốn đầu tư 37 triệu USD và
1057 cán bộ công nhân lao động, công suất hoạt động là 320,000 xe/Yamaha Corporation)năm Nhà máy này được khánh thành vào ngày 3/Yamaha Corporation)12/Yamaha Corporation)1999 Đến tháng 10/Yamaha Corporation)2002 thì nhà máy tiếp tục được mở rộng quy mô sản xuất. Đến ngày 21/Yamaha Corporation)01/Yamaha Corporation)2005, Yamaha Motor khởi công xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng tại Hà Nội Yamaha Motor quyết định lấy tên nhà máy phụ tùng này là Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam, công ty mới có vốn điều lệ là 14,3 triệu USD với công suất mỗi năm một triệu sản phẩm chi tiết đúc của động cơ xe gắn máy, bao gồm đầu xi-lanh và 900.000 linh kiện bằng thép như bánh răng và bộ phận truyền lực, một phần phục vụ lắp ráp xe máy tại Việt Nam, một phần xuất sang Nhật Bản Đây là công ty sản xuất linh kiện đúc đầu tiên được thành lập bởi Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) kể từ năm 1996 Nhà máy sản xuất phụ tùng này được khai trương vào tháng 10/Yamaha Corporation)2006 Cũng nhờ sự góp mặt của nhà máy phụ tùng này và những sự cải tiến trong quy trình làm việc tại nhà máy sản xuất xe máy mà trong năm 2006 công ty đã nâng năng lực sản xuất từ 320,000 xe/Yamaha Corporation)năm lên thành 700,000 xe/Yamaha Corporation)năm.
Ngày 29/06/2007, Yamaha Corporation khởi công xây dựng nhà máy sản xuất mô tô thứ hai tại KCN Nội Bài, Hà Nội, với số vốn đầu tư trên 43 triệu USD, bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2008 Nhà máy mới tiếp nhận toàn bộ khâu lắp ráp xe thành phẩm từ nhà máy đầu tiên ở Việt Nam, đưa công suất sản xuất của Yamaha tăng 50% lên 1 triệu xe/năm.
Vào giữa năm 2011, Yamaha tiếp tục chi hơn 26 triệu USD để đầu tư vào việc tăng công suất sản xuất xe máy hiện có trên thị trường Yamaha đã đầu tư mở rộng và nâng cấp cho nhà máy ở Trung Giã, Sóc Sơn thay vì nhà máy tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội Tính đến thời điểm này Yamaha Motor Việt Nam đã đạt được mục tiêu của hãng là tăng thêm 50% công suất lắp ráp để đạt mức 1,5 triệu xe/Yamaha Corporation)năm Bên cạnh đó thì tổng số lượng cán bộ công nhân của hãng cũng đã hơn
Với việc sở hữu hai nhà máy sản xuất hiện đại, và một nhà máy sản xuất phụ tùng, Yamaha Motor Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm lên tới 90%.Qua đó góp phần tăng tốc độ sản xuất và giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nội địa.
Về kết quả kinh doanh
Gần 20 năm hoạt động, Yamaha Motor Việt Nam đã đạt được thị phần cao thứ hai thị trường xe máy Việt, vươn lên từ con số gần như 0 Yamaha hiện có hai nhà máy sản xuất với công suất lên tới 1.500.000 xe/năm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xuất khẩu sang thị trường quốc tế Trong quá trình trưởng thành, Yamaha đã vượt qua nhiều trở ngại và đạt được nhiều thành tích kinh doanh đáng kể.
Ngày 07 tháng 10 năm 1999 sản phẩm đầu tiên SIRIUS chính thức xuất hiện,với thiết kế khác biệt, thanh thoát và trẻ trung hơn so với các sản phẩm xe máy trên thị trường dần tạo được niềm tin của người tiêu dùng.
Những năm sau đó là các dòng xe máy được cải tiến và các dòng xe máy mới của hãng được tung ra thị trường, bắt đầu quá trình phát triển thị phần của mình, hai dòng xe ga Sirius và Jupiter là hai dòng xe được tiêu thụ chính của hãng.
Năm 2002, Yamaha tung ra thị trường dòng xe Nouvo, dòng xe tay ga đầu tiên trên thị trường, tạo nên một cuộc cách mạng về xe tay ga Trong suốt 5 năm sau đó Nouvo một mình tung hoành, nâng thị phần Yamaha tăng vọt Người tiêu dùng biết đến khái niệm "Automatic", ga tự động nhờ sự đột phá của Yamaha.
Ra mắt vào năm 2005 với các phiên bản Standard và RC 125cc đã đưa Exciter trở thành biểu tượng của dòng xe số thời bấy giờ Sau đó, Yamaha đã nâng cấp dung tích xi-lanh lên 135cc, tạo nên một vị thế vượt trội cho Exciter Sự ra đời của mẫu xe số thể thao này đã "đánh trúng" tâm lý của giới trẻ, thể hiện cá tính, hiện đại và khỏe khoắn.
Năm 2009, là một trong những năm thành công nhất của công ty, khi tung ra thị trường Exciter 135cc phiên bản côn tay được hưởng ứng mạnh mẽ từ người tiêu dùng, nhất là giới trẻ, năng động, ưa thích tốc độ, tạo nên một trào lưu chơi xe mới tại Việt Nam Đây là dấu mốc bắt đầu sự thống trị của Yamaha Motor Việt Nam trên thị trường xe côn tay cho đến tận bây giờ Cùng với đó thì kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty cũng đạt mức tăng trưởng rất cao mặc cho kinh tế trong nước năm 2009 xuống thấp, đạt 600,000 xe so với mức 450,000 xe năm 2008, mức tăng trưởng lên đến 25% Nâng thị phần của công ty lên thành 21% Doanh thu của hãng cũng đạt tăng trưởng cao từ 616,6 triệu đô năm 2008 tăng thành 739,9 triệu đô năm 2009.
Từ năm 2012 đến năm 2014, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của nền kinh tế Việt, kết quả bán hàng của Yamaha ViệtNam chịu nhiều biến động Cụ thể năm 2012, doanh thu của Yamaha Việt Nam đạt
23.538 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD), năm 2013 giảm xuống 21.097 tỷ, lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 695 và 647 tỷ đồng Năm 2014, doanh số bán xe của Yamaha sụt giảm tới 13.3% xuống còn 633,622 chiếc, giảm gần 100,000 chiếc so với năm 2013 Điều này khiến doanh thu của đơn vị giảm xuống 18.545 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 647 tỷ Doanh thu của Yamaha có xu hướng giảm do thị trường xe có dấu hiệu chững lại Dù vậy, họ vẫn giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường xe máy (23,4% năm 2014) và thuộc nhóm các doanh nghiệp FDI có doanh thu lớn nhất Việt Nam Tỷ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp cũng luôn ở mức cao: gần 80% năm 2012-2013, năm 2014 là 91%.
Bước qua năm 2015, Yamaha Việt Nam đã có sự khôi phục và có kết quả kinh doanh tốt Tổng doanh số bán hàng của hãng đạt 723.000 xe, tăng 14% so với năm
2014, nâng thị phần trong nước của hãng lên thành 27% Tại phân khúc xe số phổ thông, Sirius vẫn tiếp tục giữ vị trí then chốt, chiếm 50% doanh số của hãng trong năm 2015, trong khi Exciter 150 tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu phân khúc xe côn tay thể thao Đây cũng là năm công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vài năm trở lại đây của hãng.
Những thành công đạt được trên thị trường xuất khẩu
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy thuộc hàng cao nhất thế giới Với một thị trường rộng lớn, đa dạng và nhiều tiềm năng như vậy, rất nhiều hãng xe gắn máy đã không ngừng đầu tư để giành thị phần Song, thị trường xe gắn máy đến thời điểm này dường như bước vào giai đoạn bão hòa, cung vượt cầu quá xa, những tác động từ chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân sẽ là thách thức không nhỏ cho các hãng xe Bởi vậy xuất khẩu được xem là con đường sống.
Do công suất thiết kế quá dư thừa so với nhu cầu hiện tại của thị trường trong nước, các hãng xe buộc phải tìm hướng xuất khẩu Việc tìm thị trường mới có thể xem là yếu tố sống còn, thay vì phải tính đến tình huống xấu nhất là đóng cửa các nhà máy hoặc thu hẹp sản xuất Ngành công nghiệp sản xuất xe gắn máy đã nâng tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 90% Đây là một lợi thế không nhỏ giúp xe gắn máy
“made in Vietnam” có thể cạnh tranh với các đối thủ về giá thành tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu Trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương, đến năm 2020 xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt 500-800 triệu USD.
Năm 2014, Yamaha Việt Nam tiêu thụ 633.622 xe máy trong nước và xuất khẩu 100.000 chiếc, thị trường chính là Ấn Độ và Indonesia Đến năm 2015, xe Yamaha lắp ráp trong nước tiếp tục xuất khẩu sang hai quốc gia trên và mở rộng thêm thị trường Đông Nam Á Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe Yamaha lắp ráp đạt 90%.
Xây dựng thương hiệu vững chắc
Kể từ khi có mặt chính thức tại Việt Nam năm 1998 đến nay, Yamaha đã tung ra thị trường nhiều model khác nhau Tuy thành công có thất bại có, nhưng tất cả đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thay đổi quan niệm gọi xe máy là “xe Honda” của người tiêu dùng Việt Nam Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động cơ, mạnh và ổn định Sự hoàn thiện, cải tiến về công nghệ và thiết kế đã giúp hãng xe Nhật Bản ngày càng chiếm được cảm tình của người dùng Việt Nam
Những mẫu xe của Yamaha luôn được thiết kế với một ngôn ngữ chung, đó là sự trẻ trung và thể thao Hãng xe Nhật Bản cũng thường xuyên nâng cấp về công nghệ, để cho ra đời những mẫu xe được đánh giá cao Đặc biệt là mẫu xe số thể thao của Yamaha đã tạo nên thương hiệu, tên tuổi riêng trên thị trường xe máyViệt
Bên cạnh đó, Yamaha Việt Nam còn được biết đến là thương hiệu có dịch vụ hậu mãi rất đa dạng và chất lượng nhất trên thị trường xe máy hiện nay Với dịch vụ bảo hành 3 năm hoặc 30,000 km (tùy điều kiện nào đến trước) và 9 phiếu bảo dưỡng miễn phí cho các dòng xe được giới thiệu từ năm 2014; chế độ bảo hành đặc biệt 5 năm hoặc 50,000 km đối với piston dập nóng & xylanh công nghệ DiAsil. Yamaha đang dẫn đầu thị trường xe máy Việt Nam về chế độ bảo hành lâu nhất. Trong khi đó, các hãng lớn khác chỉ có chế độ bảo hành tối đa là 2 năm “Với phương châm đặt lợi ích và sự tin cậy của khách hàng lên trên hết, Yamaha tự tin có thể cung cấp dịch vụ tốt, uy tín trong thời gian bảo hành” Đặc biệt, chính sách này làm gia tăng đáng kể quyền lợi của khách hàng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (những nơi điều kiện bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy còn thiếu thốn) Với việc duy trì chế độ bảo hành, khách hàng của Yamaha sẽ yên tâm hơn và được hỗ trợ nhiều hơn về chi phí.
Ngoài ra, từ nhiều năm nay, Yamaha còn triển khai dịch vụ xe máy sửa chữa lưu động hay còn gọi là Mobile Service với hai chức năng chính là cứu hộ dọc đường và dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng tại nhà với hơn 250 xe máy chuyên dụng đã được cung cấp cho các đại lý 3S trên khắp cả nước Dịch vụ Mobile service sẽ giúp Yamaha chăm sóc khách hàng mọi lúc, mọi nơi Điều quan trọng là chi phí cho các dịch vụ tại nhà của Yamaha khá hợp lý chứ không đắt đỏ như nhiều người tưởng và như một số dịch vụ của những hãng khác, trường hợp lỗi do nhà sản xuất, Yamaha không thu phí của khách hàng Dịch vụ này cũng nhận được phản hồi rất tích cực từ khách hàng sử dụng và đã thu phục được sự hài lòng của khách hàng. Góp phần tạo nên thương hiệu và khiến khách hàng yêu mến, gắn kết hơn đối với hãng xe.
Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu qua các sản phẩm và dịch vụ hậu mãi thì Yamaha Motor Việt Nam còn phủ sóng sự có mặt của mình gần như ở toàn quốc Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sửa chữa, bảo hành cho khách hàng thì hiện tại Yamaha Motor Việt Nam đã có đến hơn 300 đại lý, phân bố trên toàn quốc Về cơ cấu các đại lý, đứng đầu là các Yamaha Town với các chức năng như một đại lý ủy quyền: trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm chính hãng cũng như nhập khẩu của Yamaha, cung cấp phụ tùng chính hiệu và các dịch vụ bảo hành sửa chữa, Yamaha Town còn là trung tâm đào tạo và nơi sẽ thường xuyên diễn ra các buổi họp mặt và hoạt động giao lưu sôi nổi giữa các CLB yêu thích sản phẩm của Yamaha Motor Mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng cao, chế độ hậu mãi tốt, phục vụ cho mọi yêu cầu của khách hàng Tiếp theo là các đại lý Yamaha 3S với các chức năng Sale : Bán hàng;
Service : Dịch vụ bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng khác; Spare Parts : Phụ tùng chính hiệu Dưới các đại lý 3S là các đại lý Yamaha 2S với các chức năng
Service và Spare Parts; đáp ứng nhu cầu khách hàng ở vùng sâu, vùng xa Những nơi mà chưa có đại lý Yamaha 3S Sau cùng là các Trung tâm bảo hành và dịch vụYFS (Yamaha Factory Service).
LỢI ÍCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cung cấp nguồn vốn
- Năm 1998: Thành lập nhà máy thứ nhất với số vốn là 37 triệu USD.
- Năm 2005 : xây dựng nhà máy phụ tùng với số vốn 14,1 triệu USD.
- Năm 2007: xây dựng nhà máy thứ 2 với số vốn đầu tư 43 triệu USD.
- Năm 2011: chi hơn 26 triệu USD để mở rộng nhà máy, tăng công suất sản xuất.
Chuyển giao công nghệ
Yamaha không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất Không chỉ mở rộng về quy mô sản xuất, Yamaha còn đầu tư về công nghệ Năm 2013 đánh dấu một mốc quan trọng đối với các dòng xe máy phổ thông khi Yamaha trang bị hệ thống phun xăng điện tử cho dòng xe số phổ thông Sirius Fi cùng sự cách tân về thiết kế cho giới trẻ, mang đậm tính thể thao hơn Yamaha còn nghiên cứu và cho ra đời dung dịch tẩy cặn carbon Yamalube Carbon Cleaner giúp loại bỏ muội carbon bám lâu ngày trong buồng đốt của động cơ, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn khá nhiều. Đặc biệt, trong tháng 7/Yamaha Corporation)2014 Yamaha đã giới thiệu công nghệ Blue Core cho phép động cơ gia tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu, giảm tổn hao công năng, kiểm soát chính xác tỷ lệ pha trộn nhiên liệu và thời điểm đánh lửa, dẫn đến hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường Đây sẽ là công nghệ chủ chốt của Yamaha trong việc cạnh tranh với các công nghệ tương tự như ePS (Honda) hay 3V (Piaggio) Những thông số kỹ thuật của động cơ sử dụng công nghệ Blue Core bao gồm: dung tích 125cc, 4 thì, xy lanh đơn, 2 van, SOHC, làm mát bằng không khí, phun xăng điện tử, đường kính và hành trình piston: 52,4 mm x 57,9 mm. Piston và xy lanh nhôm đúc theo công nghệ DiASil đặc trưng của Yamaha. Ngoài ưu điểm hoạt động nhẹ nhàng, dễ dàng hơn trong mọi điều kiện sử dụng, động cơ Blue Core gây ấn tượng với khả năng vận hành ổn định và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu hơn hẳn, có thể tiết kiệm nhiên liệu lên tới 50% so với thế hệ động cơ trước đó
Ngoài ra yamaha có tỷ lệ nội địa hóa là 90% đây là một tỷ lệ khá cao Hãng vẫn tìm cách giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh bằng cách tăng tỷ trọng các sản phẩm sản xuất trong nước và giải pháp này đã được áp dụng thành công
Tác động đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm
Hiện nay lượng lao động trực tiếp đang làm việc tại các nhà máy của Yamaha là khoảng 6000 người, chưa kể đến hệ thống các cửa hàng ủy nhiệm của Yamaha.Ngoại trừ một số khâu dây chuyền đặc biệt cần các kĩ sư người nước ngoài, thì hầu hết các lao động còn lại đều là người Việt Nam Như vậy, Yamaha đã góp phần quyết vấn đề thất nghiệp, hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội.
Không chỉ về số lượng, về mặt chất lượng, Yamaha cũng đã thực hiện quá trình đào tạo nhân viên để nâng cao tay nghề, phù hợp với hướng phát triển của công ty. Nhằm xây dựng hệ thống đại lý chuyên nghiệp, giàu kỹ năng, có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm cao đối với khách hàng, có thể cung cấp dịch vụ bán hàng và hậu mãi tốt nhất, Công ty Yamaha Việt Nam sẽ tiến hành hàng loạt các hoạt động đào tạo nhân viên đại lý, như đào tạo kiến thức về sản phẩm, kỹ thuật sửa chữa và bảo dưỡng xe, và đặc biệt là kỹ năng lái xe an toàn cho nhân viên đại lý dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu đến từ YamahaViệt Nam Với những hoạt động này, Yamaha chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới công tác đào tạo không chỉ dành riêng cho nhân viên trong công ty, mà còn cho cả đội ngũ nhân viên của các đại lý.
Tác động môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Việc Yamaha FDI vào Việt Nam và đạt được những kết quả đáng mong đợi đã mở đường cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là của Nhật Bản mạnh mẽ đầu tư vào nước ta Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng gần 20% số lượng doanh nghiệp Trong đó có đến khoảng 75% là các doanh nghiệp đến từ Châu Á, mà đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Không chỉ tạo ra xu hướng mở cho thị trường kinh doanh trong nước, Honda cũng là doanh nghiệp tạo được mức độ liên kết với các doanh nghiệp nội địa khá cao, khi hình thành được hệ thống từ cung cấp các vật liệu, thiết bị, chi tiết máy móc đến hình thành hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng
Việc tận dụng hiệu quả các lợi thế so sánh vốn có như nguồn nhân công dồi dào, thị trường tiêu thụ tiềm năng, đồng thời khắc phục các yếu tố bất lợi như thiếu vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Tác động về mặt xã hội
Để xây dưng thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng, Yamaha luôn tích cực trong các đóng góp về xã hội trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, nhà tài trợ cho một số chương trình thể thao, giải trí và nhất là các hoạt động từ thiện.
Trong nhiều năm qua, Yamaha Motor Việt Nam đã triển khai hàng loạt các hoạt động mang tính xã hội như chương trình “Vui học An toàn giao thông cùng Yamaha” đến với các em học sinh tiểu học tại hơn 35 tỉnh thành, chương trình
“Yamaha - Tiếp bước thành công” tặng xe máy cho tân sinh viên, chiến dịch
“Yamaha đưa bạn tới giảng đường”, xây dựng nhà trẻ, quỹ học bổng khuyến học Yamaha, các chương trình đào tạo và tài trợ thể thao thiếu niên – nhi đồng “Vì tương lai bóng đá Việt Nam” cũng như hàng trăm khóa hướng dẫn đào tạo lái xe an toàn YSRS cho sinh viên toàn quốc. Đặc biệt, chương trình quà tặng Yamaha “Chung sức vì thế hệ tương lai” đã đến với hơn 2000 trường tiểu học tại 23 tỉnh thành khác nhau suốt từ Bắc – Trung –Nam để trao tặng hơn 2,7 triệu bộ đồ dùng học tập và mũ bảo hiểm cho các em học sinh tiểu học phủ rộng tại mỗi tỉnh mà chương trình đến.
NHỮNG THAY ĐỔI Ở HIỆN TẠI VÀ KẾ HOẠCH TRONG TƯƠNG LAI CỦA
Hoạt động kinh doanh
Thị trường xe máy Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh cao và khó có được sự tăng trưởng vượt bậc như trước đây Trong bối cảnh như vậy, mục tiêu của Yamaha đặt ra vẫn là cố gắng hết sức vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng Để làm được điều đó, Yamaha không ngừng nâng cao và củng cố chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ Đồng thời cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến cho các mẫu xe máy của mình nhằm tạo ra những chiếc xe vận hành tốt và tiết kiệm nhiên liệu.
Yamaha vẫn sẽ tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là mang đến sự hài lòng cao hơn nữa cho khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ Yamaha sẽ tiếp tục mang đến những phiên bản mới với cải tiến cả về tính năng và thiết kế, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động lái thử xe, hướng dẫn lái xe an toàn, đồng thời mở rộng hệ thống nhà phân phối để ngày càng có nhiều khách hàng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp các dòng sản phẩm mới nhất của Yamaha với hình thức và tính năng được nâng cấp toàn diện Bên cạnh đó hướng đi mới là đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ.
Đóng góp cho xã hội
Bên cạnh việc mang đến thị trường những sản phẩm chất lượng, Yamaha luôn coi trọng các hoạt động đóng góp cho xã hội, thể hiện cam kết đầu tư và phát triển lâu dài tại Việt Nam.
- Trong lĩnh vực môi trường, HONDA VN tập trung cải tiến để cắt giảm lượng khí thải CO2.- Năm 2015, Yamaha tung ra loại dầu Amalube Eco, là thế hệ dầu nhớt mới nhất giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường.
Dầu nhớt Eco được điều chế bằng công thức đặc biệt giúp giảm tỷ lệ khí CO2 thải ra môi trường.